Chuyên đề Các kiến nghị và giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam

 

Lời mở đầu 1

CHƯƠNG I 3

CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ÁP DỤNG THUẾ 3

CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 3

I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA KINH TẾ CỦA THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 3

1. Lịch sử và nguồn gốc của bán phá giá 3

2. Khái niệm bán phá giá và thuế chống bán phá giá: 4

3. Ý nghĩa kinh tế của việc bán phá giá 5

4. Tại sao bán phá giá chiếm thị trường ở nước ngoài lại vẫn gia tăng 8

5. Những nguyên nhân của hành động bán phá giá 12

5.1 Bán phá giá nhằm đạt mục tiêu chính trị thao túng các nước khác 12

5.2 Do có các khoản tài trợ của Chính phủ 13

5.3 Bán phá giá cũng có thể xảy ra trong trường hợp một nước có quá nhiều hàng tồn kho không thể giải quyết theo cơ chế giá bình thường Trong nền kinh tế hàng hóa trước đây, khi gặp khủng hoảng thừa, các 15

5.4 Bán phá giá được sử dụng như công cụ cạnh tranh 15

5.5 Một nước có thể do nhập siêu lớn, cần phải có ngoại tệ để bù đắp cho thiếu hụt này 15

5.6 Một số nước làm ra được một số sản phẩm với giá thành rất thấp là nhờ sử dụng lao động trẻ em tiền lương thấp và sử dụng lao động của tù nhân làm hàng xuất khẩu 15

5.7 Ở Việt Nam có hiện tượng một số công ty kinh doanh hàng nhập khẩu trả chậm, đã bán phá giá nhằm dùng nguồn vốn nước ngoài để kinh doanh mặt hàng khác và hàng nhập lậu với khối lượng lớn 16

6. Vai trò của thuế chống bán phá giá đối với bảo hộ sản xuất 17

II. GIỚI THIỆU HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO 18

1. Xác định việc bán phá giá 18

1.1 Định nghĩa phá giá 18

1.2 Nguyên tắc xác định phá giá: 19

1.3 Tính biên độ phá giá 19

2. Xác định thiệt hại 21

2.1. Định nghĩa thiệt hại: 21

2.2. Nguy cơ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước 23

3. Ngành sản xuất trong nước 23

4. Nộp đơn yêu cầu tiến hành chống phá giá 23

5. Thu thập thông tin 25

6. Áp dụng biện pháp tạm thời 26

7. Cam kết giá 27

8. Áp dụng thuế và thu thuế chống bán phá giá 28

9. Truy thu thuế 30

10. Rà soát 31

11. Thông báo công khai và giải thích các kết luận 32

12. Cơ chế khiếu kiện độc lập 33

13. Chống bán phá giá thay mặt nước thứ ba 33

14. Thành viên đang phát triển 33

15. Uỷ ban chống bán phá giá 33

16. Trao đổi và giải quyết tranh chấp 34

17. Điều khoản cuối cùng 34

CHƯƠNG II 35

THỰC TRẠNG CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRÊN THẾ 35

GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 35

I. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH ÁP DỤNG 35

1. Tình hình chung 35

2. Tình hình áp dụng của các nước phát triển 36

3. Tình hình áp dụng tại các nước đang phát triển 37

II. ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA BẮC MỸ 38

1. Văn bản pháp quy về chống bán phá giá của Mỹ 38

2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá 38

2.1 Cơ sở tiến hành điều tra 39

2.2 Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá 39

2.3 Kết thúc điều tra 41

3. Nguyên tắc xác định giá trị thông thường và giá xuất khẩu 41

4. Áp dụng thuế chống bán phá giá 41

4.1. Thuế tạm thời 41

4.2. Tính thuế và thu thuế chống bán phá giá 42

4.3. Rà soát việc áp dụng thuế chống bán phá giá 42

5. Thực tiễn áp dụng thuế chống bán phá giá của Mỹ 42

III. ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) 43

1. Tình hình áp dụng trong EU 43

2. Cơ quan điều tra và thủ tục điều tra 44

2.1. Các cơ quan Chức năng 44

2.2. Thủ tục điều tra 45

3. Nguyên tắc xác định phá giá và thiệt hại 47

3.1. Xác định giá trị thông thường 47

3.2. Xác định giá xuất khẩu 47

3.3. Biên độ phá giá 48

3.4. Xác định thiệt hại 48

3.5. Sản phẩm tương tự 49

3.6. Ngành sản xuất trong nước 49

3.7. Điều tra phá giá từ các nước có nền kinh tế phi thị trường 49

4. Cách tính thuế và truy thu thuế 50

4.1 Hình thức đánh thuế 50

4.2 Biên độ thiệt hại 51

4.3 Truy thu thuế 52

4.4 Rà soát 52

IV. KINH NGHIỆM CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC 54

1. Tình hình chung 54

2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá 54

2.1. Các cơ quan chức năng 54

2.2. Thủ tục điều tra 54

3. Xác định phá giá và thiệt hại 56

3.1. Xác định giá xuất khẩu 56

3.2. Giá trị thông thường 56

3.3. Mức bán phá giá 56

3.4. Xác định thiệt hại 57

4. Cách tính thuế và truy thu thuế 57

4.1. Thu thuế: 57

4.2. Hoàn thuế 57

4.3. Truy thu thuế 58

4.4. Rà soát 58

5. Trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp 58

6. Thực tiễn và nguyên nhân Trung Quốc bị áp dụng nhiều nhất biện pháp chống bán phá giá trên thị trường Quốc tế 58

CHƯƠNG III 64

VẤN ĐỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM 64

I. THỰC TRẠNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 64

1. Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu của nước ngoài ở Việt nam 64

1.1. Ngành cơ khí 64

1.2. Ngành hàng sản xuất xe đạp 65

1.3. Ngành hàng sản xuất quạt điện 65

1.4. Điện tử 66

1.5. Ngành giấy 67

1.6. Ngành dệt may 68

1.7. Dược phẩm 68

2. Các vụ nước ngoài kiện doanh nghiệp Việt nam bán phá giá: Việc Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ (CFA) kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm fillet cá Tra, cá Basa trên thị trường Mỹ 70

2.1 Khái quát diễn biến tình hình 71

2.1.1 Tìm hiểu khái niệm catfish và vấn đề xuất khẩu catfish sang thị trường Mỹ 72

2.1.2 Tình hình diễn biến vụ kiện các doanh nghiệp Việt nam bán phá giá sản phẩm fillet cá tra và cá basa trên thị trường Mỹ 76

2.2 Những lập luận nhằm phản bác nội dung đơn kiện của Hiệp hội các chủ trại nuôi cá Nheo Mỹ (CFA) tố cáo các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá sản phẩm fillet cá Tra và cá Basa trên thị trường Mỹ. Ngày 28/06/2002 Hãng luật Askin Gump là nguyên đơn, đại diện cho 8 81

2.2.1. Khái quát nội dung đơn kiện 81

2.2.2. Những lập luận nhằm phản bác lại nội dụng đơn kiện của phía Mỹ. 82

2.3 Kết luận và giải pháp từ phía các doanh nghiệp Việt Nam 92

2.3.1 Kết luận 92

2.3.2 Đề xuất áp dụng hạn ngạch đối với cá basa xuất khẩu sang Mỹ 93

II. KHẢ NĂNG ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ Ở VIỆT NAM 94

1. Các quy định hiện tại của Việt Nam liên quan đến thuế chống bán phá giá 94

2. Tác động bảo hộ của việc áp dụng thuế chống bán phá giá đối với sản xuất trong nước 95

3. Dự báo tình hình phát triển kinh tế Việt Nam khi áp dụng thuế chống bán phá giá 96

4. Một số vấn đề liên quan tới áp dụng thuế chống bán phá giá ở Việt nam 98

III. CÁC KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP LIÊN QUAN TỚI VIỆC ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM 99

1. Kiến nghị về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam 100

2. Các giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại 101

2.1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về áp dụng thuế chống bán phá giá 101

2.2. Tổ chức bộ máy thực thi 104

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1042 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các kiến nghị và giải pháp liên quan tới việc áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thấp hơn biên độ phá giá nếu như mức thuế đó đã đủ để khắc phục thiệt hại. Vì vậy, cơ quan điều tra thường tính mức độ sụt giá của sản phẩm nội địa tương tự do tác động của hàng nhập khẩu hoặc mức giá nội địa phải tăng lên để đủ thu hồi chi phí cộng với một khoản lợi nhuận nhất định cho nhà sản xuất trong nước. Mức giá đó gọi là “biên độ thiệt hại”, nếu biên độ này nhỏ hơn biên độ phá giá thì EU sẽ đánh thuế chống bán phá giá đúng bằng biên độ thiệt hại. 4.3 Truy thu thuế Quy chế chống bán phá giá của EU cho phép truy thu thuế chống bán phá giá đối với những mặt hàng nhập khẩu không quá 90 ngày trước khi đánh thuế tạm thời với những điều kiện sau: Có một quá trình bán phá giá gây ra thiệt hại hoặc nhà nhập khẩu đã biết rằng nhà xuất khẩu đang bán phá giá và việc bán phá giá đó có thể gây thiệt hại. Lượng hàng nhập khẩu rất lớn bị bán phá giá trong thời gian ngắn gây thiệt hại đến mức cần phải truy thu thuế chống bán phá giá thì mới ngăn ngừa việc tiếp tục phá giá; hoặc Việc cam kết gia bị vi phạm. Mặc dù trong quá trình điều tra, cơ quan diieù tra của EU đã xem xét đến khả năng truy thu thuế nhưng thực tế cho đến nay EU chưa truy thu thuế lần nào. Thuế chống bán phá giá của EU được ấn định ở một mức thuế nhất định trong suốt thời hạn áp dụng tính theo giá CIF với sản phẩm nhập khẩu từ nước xuất khẩu liên quan bất kể có bị bán phá giá hay không. Vì vậy có thể có mặt hàng sẽ bị đánh thuế vượt quá biên độ phá giá bình quân gia quyền và Qui chế của EU cho phép hoàn thuế trong trường hợp như vậy. Đơn xin hoàn thuế phải được nộp cho cơ quan điều tra của EU thông qua nước thành viên nhập khẩu sản phẩm liên quan trong vòng 3 tháng kể từ ngày nhập khẩu. Tuy nhiên, trên thực tế xảy ra ít trường hợp hoàn thuế vì thủ tục hoàn thuế tốn rất nhiều thời gian, có thể từ hai đến ba năm. Hơn nữa, thuế chống bán phá giá chỉ được hoàn khi mức thuế vượt quá biên độ phá giá, trong khi phần lớn các trường hợp EU đều đánh thuế thấp hơn biên độ phá giá. 4.4 Rà soát Rà soát thông thường Các bên liên quan (nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu) có thể đề nghị cơ quan điều tra của EU tiến hành rà soát sớm nhất là 1 năm sau khi kết thúc cuộc điều tra ban đầu. Một nước thành viên EU hoặc cơ quan điều tra của EU cũng cơ thể kiến nghị tiến hành rà soát, nhưng trường hợp này hiếm khi xảy ra. Khi có yêu cầu rà soát, cơ quan điều tra của EU sẽ kiểm tra xem có đủ bằng chứng, bao gồm các yếu tố: việc bán phá giá tăng hay giảm, vi phạm cam kết giá, thiệt hại gia tăng v.v... về việc bối cảnh thay đổi không. Tuỳ thuộc bối cảnh cụ thể của từng trường hợp, việc rà soát có thể dẫn đến một cuộc điều tra mới với quy mô như cuộc điều tra ban đầu. Mặc dù có quy định về việc rà soát, nhưng trên thực tế các nhà xuất khẩu trong cơ chế chống bán phá giá của EU vẫn bị phụ thuộc nhiêù vào kết quả của cuộc điều tra đầu tiên, vì cuộc điều tra này quyết định mức thuế mà các nhà xuất khẩu phải chịu chừng nào biện pháp chống bán phá giá chưa được huỷ bỏ hoặc sửa đổi. Khi biên độ phá giá giảm hoặc triệt tiêu thì họ có thể đề nghị rà soát. Nhưng rà soát có thể tốn nhiều thời gian như cuộc điều tra đầu tiên và sau khi rà soát, nếu biện pháp chống bán phá giá được sửa đổi thì cũng sẽ chỉ áp dụng với hàng nhập khẩu trong tương lai chứ không áp dụng với hàng đã nhập khẩu. Rà soát cuối kỳ Quy chế chống bán phá giá của EU quy định rằng thuế chống bán phá giá và cam kết giá chỉ được áp dụng trong vòng 5 năm kể từ ngày các biện pháp này có hiệu lực hoặc kể từ lần sửa đổi gần nhất. Trong vòng 6 tháng trước khi kết thúc giai đoạn 5 năm, cơ quan điều tra của EU sẽ thông báo cho các nhà sản xuất có liên quan của EU về việc chấm dứt áp dụng thuế chống bán phá giá sau khi trao đổi với Uỷ ban chống bán phá giá của WTO. Nếu các bên liên quan kiến nghị rằng việc chấm dứt áp dụng thuế chống bán phá giá có thể lại gây hoặc có nguy cơ gây thiệt hại thì cơ quan điều tra sẽ tiến hành rà soát, nếu không thì việc áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ tự động chấm dứt. IV. KINH NGHIỆM CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA TRUNG QUỐC 1. Tình hình chung Tình trạng bán phá giá tràn lan các mặt hàng ế thừa của nước ngoài tràn lan tại thị trường Trung quốc làm cho họ bị thua thiệt khoảng 10 tỷ Nhân dân tệ/năm (tương đương 1,2 tỷ USD). Nhiều công ty của Trung quốc không thể cạnh tranh nổi với các hãng nước ngoài làm hàng nghìn người mất việc làm. Căn cứ vào những quy định có liên quan trong “Luật mậu dịch đối ngoại nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa”, Trung quốc ban hành điều lệ chống bán phá giá và chống trợ cấp hàng nhập khẩu từ nước ngoài vào thị trường trong nước. Điều lệ trên nhằm giúp các công ty trong nước bảo vệ vị trí của mình trên thị trường và tạo ra một hành lang pháp lý chống lại sự cạnh tranh bất công từ bên ngoài. Điều lệ ban hành tháng 11.1997 gồm 42 điều nhằm xem xét việc đánh thuế đối với các mặt hàng ế thừa và được hưởng trợ cấp của Chính ohủ nước ngoài nhập khẩu vào bán phá gía ở Trung quốc; hướng dẫn các công ty trong nước cách thức thưa kiện về những vụ tranh chấp; các biện pháp “trả đũa” với những nước áp dụng các mức thuế mang tính kỳ thị áp đặt đối với hàng hoá của Trung quốc. 2. Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá 2.1. Các cơ quan chức năng Việc điều tra bán phá giá và điều tra thiệt hại ở Trung quốc do Bộ hợp tác kinh tế mậu dịch đối ngoại (gọi tắt là Bộ) và Uỷ ban kinh tế mậu dịch Nhà nước (gọi tắt là Uỷ ban) cùng bàn bạc xem xét. Khi có các quyết định, cơ quan Hải quan chiểu theo thi hành. 2.2. Thủ tục điều tra Cơ sở tiến hành điều tra Các nhà sản xuất trong nước là người sản xuất toàn bộ sản phẩm giống hoặc tương tự tại nước Cộng hoà nhân dân Trung hoa, hoặc người sản xuất có tổng sản lượng chiếm phần lớn tổng sản lượng hàng hoá giống hoặc tương tự trong nước. Nhưng nếu người sản xuất trong nước có mối liên quan đến người kinh doanh xuất khẩu hoặc người kinh doanh nhập khẩu, hoặc chính họ là người kinh doanh nhập khẩu sản phẩm bán giá, thì có thể bị loại trừ. Các nhà sản xuất trong nước có thể viết đơn khiếu nại về việc bán phá giá với Bộ hợp tác kinh tế mậu dịch đối ngoại, có kèm theo những chứng cứ cần thiết. Bộ hợp tác kinh tế mậu dịch đối ngoại sau khi xem xét đơn và các chứng cứ kèm theo, và sau khi bàn bạc với Uỷ ban kinh tế mậu dịch Nhà nước, sẽ quyết định có lập hồ sơ điều tra hay không. Trong các trường hợp đặc biệt, Bộ đã có đủ chứng cứ về ban phá giá và sự tổn thương đang tồn tại, cùng với mối quan hệ nhân quả giữa chúng thì Bộ có thể tự tiến hành lập hồ sơ điều tra sau khi đã bàn bạc với Uỷ ban Điều tra để áp dụng thuế chống bán phá giá Thời gian điều tra chống bán phá giá là 12 tháng kể từ ngày thông báo quyết định lập hồ sơ điều tra, có thể kéo dài tới 18 tháng trong trường hợp đặc biệt. Sau khi quyết định lập hồ sơ điều tra, Bộ cùng với Tổng cục Hải quan điều tra việc bán phá giá và mức bán phá giá. Uỷ ban và các ngành hữu quan của Chính phủ điều tra về tổn thương và mức độ tổn thương. Bộ và Uỷ ban lần lượt đưa ra quyết định sơ bộ dựa vào kết quả điều tra. Bộ thông báo kết quả sơ bộ. Nếu quyết định sơ bộ cho rằng có tồn tại bán phá giá và có tổn thương, cần phải điều tra thêm về mức bán phá giá và mức độ tổn thương. Bộ và Uỷ ban lần lượt đưa ra quyết định cuối cùng dựa vào kết quả điều tra. Bộ thông báo kết định chính thức. Kết thúc điều tra Nếu người kinh doanh xuất khẩu hoặc Chính phủ nước xuất khẩu có cam kết sẽ áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm xoá bỏ những tổn thất do việc bán phá giá gây ra, Bộ có thể quyết định ngừng điều tra việc chống bán phá giá và thông báo quyết định này sau khi đã bàn bạc với Uỷ ban. Nếu việc cam kết không được thực hiện hoặc bị rút lại thì việc điều tra chống bán phá giá được khôi phục lại. 3. Xác định phá giá và thiệt hại Quy định bán phá giá xảy ra khi “giá xuất khẩu” của sản phẩm thấp hơn “giá trị thông thường” của sản phẩm đó khi bán trên thị trường của nước xuất khẩu. 3.1. Xác định giá xuất khẩu Giá xuất khẩu được xác định bằng các biện pháp sau: Nếu sản phẩm nhập khẩu có giá trị chi trả trong thực tế hoặc phải chi trả, thì lấy giá đó làm giá xuất khẩu. Nếu sản phẩm nhập khẩu không có giá trị chi trả trong thực tế hoặc phải chi trả, hoặc không thể xác định được giá của nó, thì lấy giá nhập khẩu sản phẩm đó khi bán lại lần đầu tiên cho người mua độc lập, hoặc lấy giá cả do Tổng cục hải quan, Bộ hợp tác kinh tế mậu dịch đối ngoại xác định trên cơ sở hợp lý làm giá xuất khẩu. 3.2. Giá trị thông thường Giá trị thông thường được xác định bằng các biện pháp sau: Nếu sản phẩm giống hoặc tương tự với sản phẩm nhập khẩu có giá cả bất biến trên thị trường nước xuất khẩu, thì lấy giá cả bất biến đó làm giá trị thông thường. Nếu sản phẩm giống hoặc tương tự với sản phẩm nhập khẩu không có giá cả bất biến trên thị trường nước xuất khẩu, thì lấy giá cả bất biến khi xuất khẩu sản phẩm giống hoặc tương tự đó sang nước thứ ba, hoặc lấy giá thành sản xuất của sản phẩm giống hoặc tương tự đó cộng với chi phí, lợi nhuận hợp lý làm giá trị thông thường. 3.3. Mức bán phá giá Là mức chênh lệch khi giá xuất khẩu của sản phẩm nhập khẩu thấp hơn giá trị thông thường của nó. 3.4. Xác định thiệt hại Tổn thương do hành động bán phá giá gây ra cho các ngành sản xuất ở trong nước có liên quan bao gồm những tổn thương thực tế hoặc đe dọa gây ra tổn thương thực tế. 4. Cách tính thuế và truy thu thuế 4.1. Thu thuế: Thuế chống bán phá giá tạm thời Nếu quyết định ban đầu cho thấy có sự bán phá giá và gây thiệt hại cho các ngành sản xuất trong nước, thì có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá tạm thời: Thu thuế chống bán phá giá tạm thời theo quy định. Yêu cầu nộp tiền ký quỹ bằng tiền mặt hoặc bảo đảm dưới các hình thức khác. Bộ quyết định việc nộp tiền ký quỹ hoặc đảm bảo dưới các hình thức khác. Bộ thông báo quyết định chống bán phá giá tạm thời giao cho Hải quan chiểu theo thi hành. Thời hạn thu thuế chống bán phá giá tạm thời là 4 tháng. Trong tình hình đặc biệt có thể kéo dài đến 9 tháng. Thuế chống bán phá giá chính thức Nếu quyết định cuối cùng là có sự bán phá giá và gây tổn thương cho các ngành sản xuất trong nước, thì sẽ thực hiện việc thu thuế chống bán phá giá chính thức. Bộ ra kiến nghị thu thuế chống bán phá giá chính thức, Uỷ ban quy định thuế và mức thuế. Hải quan chiểu theo thi hành. Mức bán phá giá chính thức không được vượt quá mức bán phá giá mà quyết định cuối cùng đã xác định. Người nộp thuế chống bán phá là người kinh doanh nhập khẩu hàng hoá bán phá giá. 4.2. Hoàn thuế Nếu thuế chống bán phá giá chính thức được xác định thấp hơn thuế chống bán phá giá tạm thời thì phải thoái trả phần tạm thu vượt quá. Nếu quyết định chính thức là không thu thuế chống bán phá giá thì phải trả lại tiền nộp thuế chống bán phá giá tạm thời, tiền ký quỹ hoặc các đảm bảo dưới các hình thức khác. 4.3. Truy thu thuế Nếu thuế chống bán phá giá chính thức được xác định cao hơn thuế chống bán phá giá tạm thời thì không thu bổ sung phần thu còn thiếu. 4.4. Rà soát Thời hạn thu thuế chống bán phá giá là 5 năm. Trong thời hạn này, Bộ có thể xem xét lại quyết định thu thuế chống bán phá giá theo thẩm quyền hoặc theo yêu cầu cuả các bên liên quan sau khi đã bàn bạc thống nhất với Uỷ ban. 5. Trợ cấp và biện pháp chống trợ cấp Trợ cấp là Chính phủ hoặc Cơ quan công cộng nước ngoài trực tiếp hoặc gián tiếp đem lại tài trợ tài chính hoặc ích lợi cho ngành sản xuất, xí nghiệp trong nước xuất khẩu. Mức trợ cấp thuần mà hàng hoá tiếp nhận là kim ngạch trợ cấp. Nếu qua điều tra phát hiện có sự trợ cấp và có tổn thất do trợ cấp gây ra thì áp dụng biện pháp chống trợ cấp thực hiện tương tự như với biện pháp chống bán phá giá. Nếu quốc gia hoặc khu vực nào áp dụng biện pháp chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp mang tính chất kỳ thị đối với hàng hoá xuất khẩu của Trung quốc thì Trung quốc sẽ căn cứ vào tình hình thực tế để áp dụng các biện pháp tương tự đối với quốc gia hoặc khu vực đó. 6. Thực tiễn và nguyên nhân Trung Quốc bị áp dụng nhiều nhất biện pháp chống bán phá giá trên thị trường Quốc tế Hiện nay Trung quốc là nước bị áp dụng điều khoản chống bán phá giá nhiều nhất trên thế giới và làm thế nào để đối phó với việc chống bán phá giá đang là vấn đề nổi cộm đối với Trung quốc. Theo số liệu của Trung quốc, từ năm 1979 - 2000, Trung quốc đã bị 408 vụ khiếu kiện bán phá giá, chiếm kỷ lục về số vụ bị khiếu kiện trên thế giới. Các tài liệu của WTO cũng cho biết từ năm 1987 - 1997, Trung quốc là nước bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất trên thế giới, chiếm 11,25% tổng số vụ bán phá giá trên toàn thế giới.Nếu xét theo số lượng các vụ khiếu kiện về bán phá giá đã đem ra xét xử thì Trung quốc cũng là nước đứng đầu với 15,3% tổng số vụ. Tính đến năm 2000, đã có 228 nước và khu vực trên thế giới thi hành biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá của Trung quốc (EU được tính là một khu vực). Trong thập kỷ 70, chỉ có 70 chỉ có EU thi hành biện pháp này đối với Trung quốc. Trong thập kỷ 80, có thêm 6 nước áp dụng trong đó có Mỹ. Trong thập kỷ 90, có thêm 21 nước áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá của Trung quốc. Từ năm 1979 - 2000, các nước và khu vực khiếu kiện bán phá giá nhiều nhất với Trung quốc là: EU: 90 vụ Mỹ: 77 vụ Ấn độ: 37 vụ Australia: 32 vụ Achentina: 27 vụ Nam phi: 26 vụ Mehico: 20 vụ Braxin: 15 vụ Canada: 15 vụ Hàn quốc: 14 vụ Trong 10 nước nói trên, có những nước là thị trường lớn của Trung quốc như Mỹ (thứ nhất), EU (thứ tư), Hàn quốc (thứ năm), Australia (thứ tám), Canada (thứ chín). Trong các nước khiếu kiện về bán phá giá đối với Trung quốc, ngoài những nước phát triển còn có 18 nước đang phát triển, chủ yếu là trong thập kỷ 90. Các nước này lúc đầu chỉ tiến hành những cuộc điều tra mang tính chất thăm dò nhưng khi có điều kiện liền áp dụng một loạt biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá của Trung quốc. Việc nước ngoài thi hành biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá Trung quốc không những tăng lên về số vụ,số nước thực hiện mà phạm vi sản phẩm bị thực hiện các biện pháp chống bán phá giá ngày càng lớn. Năm 1979 - 1980 mới chỉ có 3 mặt hàng liên quan đến 2 ngành sản xuất đến nay đã tăng đến hàng trăm mặt hàng liên quan đến 10 ngành. Các ngành hàng mà nước ngoài thi hành biện pháp chống bán phá giá đối với Trung quốc chủ yếu là kim loại cơ bản, thiết bị điện máy, hoá chất, hàng dệt may, giầy da chiếm 10% tổng số vụ chống bán phá giá về những ngành hàng đó trên toàn thế giới, thậm chí có ngành hàng chiếm tới 50% tổng số vụ. Biện pháp chống bán phá giá mà nước ngoài áp dụng đối với Trung quốc chủ yếu là đánh thuế chống bán phá giá, yêu cầu cam kết về giá cả, chấm dứt hiệp nghị buôn bán, chủ động phân bổ hạn ngạch. Thời gian thi hành biện pháp chống bán phá giá là 5 năm hoặc lâu hơn. Theo tài liệu thống kê của Trung quốc trong 20 năm qua các biện pháp chống bán phá giá mà các nước áp dụng đối với Trung quốc đã gây thiệt hại trực tiếp cho Trung quốc 10 tỷ USD.Trong đó riêng EU chiếm tới 3 tỷ USD, với 9 vụ trị giá 100 triệu USD/vụ, 32 vụ trị giá 10 triệu USD/vụ. Năm 1999 EU đã tiến hành 13 vụ điều tra về bán phá giá đối với Trung quốc liên quan đến 540 triệu USD hàng xuất khẩu bằng 1,8% kim ngạnh xuất khẩu của Trung quốc đến EU năm đó. Khi một nước thi hành biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hoá của Trung quốc thì thị phần của Trung quốc ở đó bị thu hẹp hoặc bị triệt tiêu và khi đó hàng hoá sẽ đổ dồn đến các nước khác. Thế là các nước này cũng thi hành các biện pháp chống bán phá giá. Thí dụ thời kỳ 1990 - 1997 Nam phi, EU, Canada, Mexico, Achentina, Mỹ, Hàn quốc, Ba lan đã tiến hành điều tra việc bán phá giá xe đạp Trung quốc ở các thị trường này. Năm 1991 số lượng xe đạp Trung quốc xuất đến EU là 2 triệu chiếc trị giá 200 triệu USD. Đến năm 1993 Trung quốc bị đánh thuế chống bán phá giá 30,6% do đó năm 1999 chỉ còn xuất khẩu được 239.000 chiếc trị giá % 5,66 triệu USD. Hiện nay mức độ phụ thuộc của một số ngành sản xuất của Trung quốc vào thị trường quốc tế rất cao. Khi xuất khẩu vấp phải biện pháp chống bán phá giá thì quan hệ cung cầu của những sản phẩm đó bị mất cân đối nên nhà máy ở Trung quốc sẽ bị giảm hoặc ngưng sản xuất, công nhân bị mất việc làm. Kim ngạch xuất khẩu của Trung quốc hiện chiếm 3,4% kim ngạch xuất khẩu toàn thế giới là nước đứng thứ 9 về quy mô xuất khẩu và Trung quốc cũng là nước bị áp dụng các biện pháp chống bán phá giá nhiều nhất. Hiệp định thương mại Trung - Mỹ có một điều khoản quy định rằng trong 15 năm sau khi ra nhập WTO điều khoản chống bán phá giá vẫn được áp dụng đối với Trung quốc với biện pháp coi Trung quốc vẫn chưa phải nước thực hiện nền kinh tế thị trường. Sau khi điều khoản này trở thành một điều khoản đa biên bất cứ một nước thành viên nào của WTO đều có thể vận dụng thì số vụ hàng hoá của Trung quốc bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá có khả năng tăng thêm. Nguyên nhân của tình hình đó là: Chủ nghĩa bảo hộ đang trỗi dậy trong quan hệ thương mại quốc tế: Song song với quá trình toàn cầu hoá nhanh chóng về kinh tế, cuộc cạnh tranh trên thị trường thế giới đang ngày càng gay gắt, những xung đột tranh chấp trong thương mại quốc tế không ngừng xảy ra. Do đó, chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại quốc tế đang trỗi dậy. Do các biện pháp bảo hộ truyền thống như đánh thuế cao đã trở nên khó thực hiện nên một số nước lạm dụng điều khoản chống bán phá giá của WTO. Trong 20 năm qua, một số nước phương Tây đứng đầu là Mỹ và EU đã đặt ra và sửa đổi quy định về việc chống bán phá giá. Chống bán phá giá trở thành một trong các biện pháp chủ yếu để thực hiện chủ nghĩa bảo hộ trong thương mại quốc tế. Các nước phương Tây thi hành chính sách phân biệt đối xử đối với Trung quốc: Chính sách này thể hiện trên các mặt sau đây: Một là, khi xác định giá trị bình thường của hàng hoá, họ không căn cứ một nguyên tắc phổ biến là tham chiếu giá cả nơi sản xuất ra sản phẩm đó mà dùng giá hàng ở nước nhập khẩu hoặc một nước thứ ba để tính toán chênh lệch bán phá giá. Hai là, khi điều tra việc bán phá giá và xác định mức thuế chống bán phá giá, một số nước không sử dụng cách làm phổ biến trên thế giới mà lấy cớ công ty ngoại thương Trung quốc là công ty của Nhà nước để thi hành thuế suất chống bán phá giá riêng đối với các doânh nghiệp xuất khẩu của Trung quốc. Ba là, tuy Uỷ ban EU đã tuyên bố từ ngày 1 tháng 7 năm 1998 không còn coi Trung quốc là một nước chưa thực hiện kinh tế thị trường nhưng khi xử lý các vụ khiếu kiện bán phá giá người ta lại đặt ra những quy định khắt khe đối với các doanh nghiệp Trung quốc như “ năm tiêu chuẩn của kinh tế thị trường ” và “ tám tiêu chuẩn xử lý cụ thể ” Khi bị khiếu kiện, các doanh nghiệp xuất khẩu Trung quốc không tích cực ứng phó Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến các doanh nghiệp xuất khẩu Trung quốc bị thua thiệt bởi vì nếu doanh nghiệp xuất khẩu Trung quốc không kháng kiện thì không thể tham gia trình tự pháp luật của vụ kiện; không biết nước ngoài đã tiến hành điều tra, lập hồ sơ như thế nào và quá trình sơ thẩm, chung thẩm ra sao tức là từ bỏ quyền được biết tình hình, quyền kháng kiện, đồng thời làm giảm nhẹ chi phí khiếu kiện của đối phương. Trong tình hình đó, nhà đương cục nước ngoài chỉ dựa vào sự khiếu kiện của một phía sẽ dễ dàng thành công trong việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Trung quốc. Hơn nữa, do các doanh nghiệp xuất khẩu Trung quốc không kháng kiện nên đối phương cũng được thể, thi hành biện pháp chống bán phá giá nhiều hơn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Trung quốc. Và khi một nước nào đó thành công trong việc khiếu kiện Trung quốc thì nước khác cũng làm theo. Thực tế một số vụ việc cho thấy nếu các doanh nghiệp Trong quốc tích cực kháng kiện thì có thể tránh được hoặc giảm bớt số thuế chống bán phá giá phải nộp. Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung quốc không tích cực kháng kiện vì không hiểu rõ quy tắc quốc tế về chống bán phá giá nên cho rằng khi bị khiếu kiện về bán phá giá thì không thể làm gì được. Mặc khác, muốn kháng kiện thì phải mời luật sư để cãi, chi phí tương đối lớn. Hơn nữa, nếu kháng kiện thành công thì không chỉ doanh nghiệp kháng kiện mà còn các doanh nghiệp không kháng kiện cũng tự nhiên nhờ đó mà được hưởng lợi nhưng doanh nghiệp kháng kiện không thể chia xẻ chi phí, rủi ro với các doanh nghiệp không kháng kiện khác. Một số doanh nghiệp đã giảm giá quá mức để mưu cầu lợi ích nhất thời trong cạnh tranh Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho hàng hoá được bán với giá quá rẻ, dẫn đến khiếu kiện bán phá giá. CHƯƠNG III VẤN ĐỀ BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TẠI VIỆT NAM I. THỰC TRẠNG BÁN PHÁ GIÁ HÀNG NHẬP KHẨU CỦA NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 1. Thực trạng bán phá giá hàng nhập khẩu của nước ngoài ở Việt nam Thị trường Việt nam đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các hãng đa quốc gia của nhiều nước có nền kinh tế lớn mạnh như Mỹ, Nhật, EU, Trung quốc, Hàn quốc... Với sự cạnh tranh như vũ bão của các công ty nước ngòai lớn mạnh hơn hẳn về mọi mặt, nhiều ngành sản xuất của Việt nam đã từng một thời làm ăn khá như: xe đạp, quạt điện, may mặc, điện tử, nước giải khát... nay bị sức ép mạnh mẽ dồn ép vào một góc thị phần nhỏ hẹp. Trong quá trình cạnh tranh, các công ty nước ngoài dùng mọi biện pháp để chiếm đoạt thị phần của đối phương, mở rộng thị phần của mình kể cả các biện pháp tiêu cực trong đó có biện pháp bán phá giá. Tình trạng buôn lậu ở nước ta vẫn đang có chiều hướng gia tăng phức tạp làm cho hàng hoá ế thừa, hàng hết hạn sử dụng hoặc hàng kém phẩm chất tràn vào nước ta bày bán tràn lan khắp nơi gây tổn thất nặng nề cho các nhà sản xuất trong nước trong cuộc cạnh tranh bất bình đẳng trên thị trường. Nhìn trên toàn cảnh, chúng ta thấy rất rõ thế suy yếu của công nghiệp nội địa nước ta trước sự cạnh tranh không bình đẳng và không trung thực của các hàng hoá nước ngoài. Đi sâu vào phân tích thực trạng đối với một số nhóm hàng, ngành hàng cụ thẻ giúp chúng ta rõ hơn hiện trạng bán phá giá hàng nhập khẩu từ nước ngoài trên thị trường Việt nam. 1.1. Ngành cơ khí Máy móc động lực nông nghiệp bán trên thị trường nước ta hiện nay có máy mới, máy cũ, có máy nhập từ nước ngoài( Nhật bản, Hàn quốc, Đài loan, Trung quốc...), có máy chế tạo trong nước. Công nghiệp Việt nam có khoảng 100 nhà máy cơ khí của trung ương và cấp tỉnh, có khả năng sản xuất đáp ứng 60% nhu cầu trong nước nhưng đã phải nhường phần lớn thị trường trong nước cho hàng ngoại nhập, chủ yếu là hàng Trung quốc( chiếm hơn 60% thị phần). Máy nông nghiệp của Trung quốc chiếm được thị phần chủ yếu do được bán với giá thấp hơn 15%-20% so với giá máy nội địa. Cách bán máy của họ lại rất linh hoạt như hàng đổi hàng, mua trả chậm, gửi bán rồi thu tiền dần...Giá bán máy động cơ nổ của Trung quốc nhiều khi rẻ đến mức không thể tin được, chỉ bằng 50% giá máy động cơ nổ của Việt nam. Cơ chế bán hàng dành cho đại lý của họ quá thoáng, chỉ phải trả tiền sau khi dã bán được máy làm cho hàng của Việt nam không thẻ cạnh tranh nổi. 1.2. Ngành hàng sản xuất xe đạp Trước thập niên 1980 ngành nay mỗi năm sản xuất hơn 500.000 chiếc xe đạp. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân quan trọng là hàng ngoại nhập khẩu trốn thuế vào tràn lan được bán với giá quá rẻ khiến cho hàng xe đạp nội địa không thể cạnh tranh nổi. Ngành sản xuất xe đạp đã bị tổn thương nặng, năm 1998 chỉ còn sản xuất được 150.000 chiếc mà tiêu thụ rất chật vật. Trong khi nhu cầu xe đạp trong nước rất lớn khoảng 500.000 chiếc/năm khả năng sản xuất trong nước hoàn toàn có thể đáp ứng được nhưng chúng ta đã phải nhường 75% thị phần cho xe đạp nhập khẩu từ các nước Nhật bản, Pháp, Singapore và nhiều nhất là xe đạp Trung quốc.Hàng Trung quốc đa phần là nhập lậu trốn thuế, mẫu mã đẹp lại thay đổi liên tục, giá bán rẻ lại liên tục hạ giá; các đại lý bán xe đạp Trung quốc có thể được chịu vốn nên các chủ kinh doanh ưa thích và người tiêu dùng cũng thích mua xe đạp Trung quốc. 1.3. Ngành hàng sản xuất quạt điện Hàng năm nước ta cần khoảng 2 triệu đến 2,5 triệu cái quạt điện. Năm 1993 cả nước ta có trên 30 cơ sở sản xuất quạt điện quy mô lớn. Các cơ sở sản xuất trong nước có thể đáp ứng được 80% nhu cầu sử dụng quạt điện với đỉnh cao đạt sản lượng 685.000 chiếc quạt các loại. Nhưng từ năm 1994 cùng với dòng chảy quạt ngoại nhập khẩu giá rẻ vào ồ ạt, ngành hàng này bị xuống đốc nhanh chóng. Số doanh nghiệp sản xuất giảm xuống chỉ còn 8 đơn vị, sản lượng tiêu thụ giảm gần một nửa. Năm 1996 toàn ngành sản xuất được 497.000 chiếc quạt, tiêu thụ chỉ đạt 430.000 chiếc. Thị phần của các doanh nghiệp quạt điện Việt nam giảm từ 80% năm 1993 xuống chỉ còn giữ được 20% năm 1997. Giá bán các quạt nội đã giảm đi từ 150 đến 200 nghìn đồng/ chiếc mà tiêu thụ vẫn rất khó khăn. Ngoài kiểu dáng, mẫu mã đa dạng phong phú, quạt ngoại còn có ưu thế hơn quạt nội là nhập lậu và trốn thuế và bán phá giá với giá rất rẻ. Vào năm 1997, mức giá bán quạt trần Việt nam đắt hơn gần 3 lần, giá quạt cây đắt gấp 2 lần giá quạ điện Trung Quốc, Thái Lan cùng lại trên thị trường. Nhiều khách hàng mua quạt Nhật đã tỏ ra rất ngạc nhiên khi thấy giá rẻ hơn cùng loại quạt đó được bán ở một số nước khác mà họ được biết. Phải chă

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8181.doc
Tài liệu liên quan