LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I 2
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ TRONG DOANH NGHIỆP. 2
I- BẢN CHẤT CỦA THUẾ: 2
1- Khái niệm : 2
2- Đặc điểm : 2
3-chứng từ: 2
4-Tài khoản sử dụng 3
5-Phương pháp kế toán 4
a .Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế: 4
a.Phương pháp hạch toán thuế GTGT đầu vào: 5
b.Phương pháp hạch toán thuế GTGT đầu ra: 6
a.Hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 8
c.hạch toán các loại thuế: 9
1.Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt:(TK 3332) 9
2.Hoạch toán thuế xuất ,nhập khẩu(TK 3333) 10
3.Hạch toán thuế tài nguyên : 11
4.Hạch toán thuế nhà đất , tiền thuê đất (TK 3337): 12
5.Các loại thuế khác (3338): 12
6.Hạch toán các khoản thanh toán với nhà nước (TK 3339) 12
CHƯƠNG II 14
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA DOANH NGHIỆP 14
II.SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY : 14
1.QÚA TRÌNH THÀNH LẬP: 14
5.3.4.2-Kế toán chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp: 16
5.4-Tổ chức công tác hạch toán chi phí hoạt động tài chính: 16
5.5-Tổ chức hạch toán chi phí khác: 19
II- XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH: 21
1- Khái niệm chung về kết quả kinh doanh: 21
1.1-Khái niệm: 21
1.2- Bản chất của kết quả kinh doanh: 22
1.3- Nội dung của kết quả kinh doanh: 22
1.4- Nhiệm vụ của kế toán kết quả kinh doanh 23
2- Tổ chức công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh 23
2.1- Nội dung của DT bán hàng và các khoản giảm doanh thu: 23
2.2- Tài khoản sử dụng: 23
2.3-Phương pháp hạch toán: 26
2.3.1-Hạch toán doanh thu bán hàng: 26
PHẦN II 31
THỰC TRẠNG VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY 31
I- GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY 31
1-Quá trình hình thành và phát triển ở Công ty vật tư tổng hợp Hà Tây 31
2. -Chức năng nhiệm vụ của công ty Vật tư tổng hợp Hà Tây 34
2.1- Chức năng của công ty. 34
2.2- Nhiệm vụ của công ty 34
3-Đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh và bộ máy kế toán của Công ty vật tư tổng hợp Hà Tây. 35
3.1-Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại của Công ty: 35
3.2- Đặc điển bộ máy kế toán: 38
II- TÌNH HÌNH THỰC TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở CÔNG TY VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY. 42
1-Tổ chức hạch toán tập hợp chi phí tại Công ty vật tư tổng hợp Hà Tây: 42
1.1-Chi phí nhân viên: 43
2.2-Chi phí công cụ, dụng cụ: 44
3.3-Chi phí khấu hao TSCĐ: 46
1.4-Chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác: 46
1.5-Các khoản chi phí về thuế, phí, lệ phí: 51
1.6-Chi nội bộ khác: 51
1.7-Chi phí tài chính: 53
1.8- Hạch toán giá vốn hàng bán: 53
1.9- Chi phí khác: 54
2-Tổ chức hạch toán doanh thu: 54
2.1-Doanh thu bán vật tư, hàng hoá: 55
2.2-Phản ánh doanh thu hoạt động tài chính: 61
2.3- Phản ánh thu nhập khác: 62
3-Xác định kết quả kinh doanh: 62
PHẦN III 64
PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY 64
I-NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY 64
II-HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ NGHIỆP VỤ KINH DOANH TẠI CÔNG TY VẬT TƯ TỔNG HỢP HÀ TÂY: 66
KẾT LUẬN 69
72 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1423 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các loại thuế phải nộp của doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệp có thể bị người mua trả lại hàng do các nguyên nhân như vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất kém phẩm chất, không đúng chủng loại, quy cách,...
Nội dung _kết cấu TK 531:'' Hàng bán bị trả lại''.
Bên Nợ:
Trị giá hàng bán bị trả lại: khi đó hoặc doanh nghiệp đã trả tiền cho người mua hoặc tính trừ vào nợ phải thu ở khách hàng về số sản phẩm hàng hoá đã bán ra.
Bên Có:
Kết chuyển trị giá của hàng bán bị trả lại vào bên nợ TK 511-'' doanh thu bán hàng'' hoặc TK 512- '' doanh thu nội bộ'' để xác định doanh thu thuần trong kỳ hạch toán.
TK 531 không có số dư cuối kỳ.
ã TK 532-'' Giảm giá hàng bán''.
TK này dùng để phản ánh các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu của việc bán hàng trong kỳ.
Nội dung kết cấu TK 532- Giảm giá hàng bán.
Bên Nợ: Các khoản giảm giá hàng bán đã chấp thuận cho người mua hàng.
Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số tiền giảm giá hàng bán sang TK 511-Doanh thu bán hàng.
TK này không có số dư cuối kỳ.
2.3-Phương pháp hạch toán:
2.3.1-Hạch toán doanh thu bán hàng:
1/ Bán hàng theo phương thức trả chậm trả góp:
- Khi bán hàng trả chậm trả góp, trả góp ghi tổng số tiền thu được:
Nợ TK 111, 112, 131,... Tổng giá thanh toán
Có TK 511- Doanh thu bán hàng
Có TK 333- Thuế và các khoản phỉ nộp Nhà nước
Có TK 3387- Chênh lệch giữa giá bán trả ngay và bán trả góp
- Khi thu tiền hàng tiếp lần sau, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112,...
Có TK 131: Phải thu của khách
- Ghi nhận doanh thu tiền lãi do bán trả chậm trả góp từng kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 3387: Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 515- doanh thu hoạt động tài chính
2/ Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131...Tổng số tiền phải thu
Có TK 511, 512: doanh thu
3/ Bán hàng theo phương thức đổi hàng, kế toán ghi:
-Căn cứ vào hoá đơn GTGT khi đưa hàng đi đổi, kế toán ghi:
Nợ TK 131: phải thu khách hàng
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
Có TK 511: D/ thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ
-Khi nhận hàng trao đổi, căn cứ vào hoá đơn GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 152, 153, 156,...
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 131: phải thu khách hàng
Nếu hàng về không có hoá đơn hoặc sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc là hàng không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán ghi:
Nợ TK 152: Nguyên liệu vật liệu
Có TK 131: phải thu khách hàng
4/ Bán hàng đại lý ký gửi:
ã Trường hợp bán hàng đúng giá:
Bên nhận bán hàng đại lý, kế toán ghi:
-Khi nhận hàng ghi:
Nợ TK 003: Hàng hoá nhận bán hộ, nhận ký gửi
-Khi bán được hàng
Nợ TK 111, 112, 131,... Tổng số tiền bán hàng
Có TK 331: Trả bên giao đại lý
Có TK 511: Tiền hoa hồng được hưởng
- Phản ánh thuế GTGT của hoa hồng
Nợ TK 133 : thuế GTGT của hoa hồng
Có TK 3331: thuế GTGT của hoa hồng
- Khi thanh toán tiền cho bên giao đại lý:
Nợ TK 331
Có TK 111, 112,...
- Bút toán xoá sổ hàng nhận bán
Có TK 003: giá bán + thuế
Bên giao đại lý:
-Khi xuất hàng hoá giao đơn vị đại lý, kế toán ghi:
Nợ TK 157: Hàng gửi đi bán
Có TK 156: Giá trị hàng xuất kho
-Phản ánh số tiền thực tế thu được của hàng giao đại lý:
Nợ TK 111, 112, 131: số tiền thực tế thu được
Nợ TK 641: Hoa hồng phải trả
Có TK 511: doanh thu
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
-Kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 632: giá vốn hàng bán
Có TK 157: hàng gửi đi bán
ã Trường hợp bán giá cao hơn:
Bên nhận đại lý ghi:
-Khi nhận hàng ghi:
Nợ TK 003:
-Khi bán được hàng ghi:
Nợ TK 111, 112, ...
Có TK 331
Có TK 511: tiền hoa hồng + giá bán cao hơn
Có TK 3331: thuế GTGT của giá cao
-Phản ánh thuế GTGT của hoa hồng:
Nợ TK 133: Thuế GTGT của hoa hồng
Có TK 3331:
-Khi thanh toán tiền cho bên giao đại lý
Nợ TK 331: Tổng số tiền thanh toán
Có TK 111, 112
-Xoá sổ số hang đã nhận bán đại lý:
Có TK 003
Bên giao đại lý: hạch toán bình thường như bán đúng giá
5/ Khi sử dụng hàng hoá, sản phẩm để biếu tặng, kế toán ghi:
-Doanh thu hàng biếu tặng, kế toán ghi (hạch toán VAT theo phương pháp khấu trừ).
Nợ TK 641, 642: Giá chưa có thuế GTGT
Có TK 511: -doanh thu
-Thuế GTGT của hàng biếu tặng
Nợ TK 133
Có TK 3331
6/ Trường hợp doanh nghiệp dùng hàng hoá, vật tư trong kho dùng vào hoạt động hàng hoá đưa vào sử dụng nội bộ
- Doanh thu bán hàng:
Nợ TK 627, 641: chi phí sản xuất ra sản phẩm
Có TK 512: doanh thu nội bộ
- Thuế GTGT của hàng sử dụng nội bộ
Nợ TK 133: thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331: thuế GTGT phải nộp
7/ Hàng hoá bán ra thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu:
- Phản ánh doanh thu bán hàng:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511, 512
- Phản ánh thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu phải nộp ngân sách Nhà nước:
Nợ TK 511, 512
Có TK 3332, 3333
8/ Đối với những hàng hoá có tính chất đặc thù dùng chứng từ đặc thù, trong giá thanh toán đã có thuế GTGT vì vậy khi hạch toán phải tính được giá chưa có thuế và thuế GTGT được tính theo công thức:
Giá chưa có thuế = Giá có thuế
1+ thuế suất
Sau khi tính được hạch toán bình thường:
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 3331: Thuế GTGT
Có TK 511: doanh thu
9/ Cuối kỳ kinh doanh toàn bộ số tiền chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại được kết chuyển sang bên Nợ TK 511 và TK 512 để ghi giảm doanh thu bán hàng:
Nợ TK 511, 512: Các khoản giảm doanh thu
Có TK 521: Chiết khấu thương mại
Có TK 531: Hàng bán bị trả lại
Có TK 532: Giảm giá hàng bán
10/ Cuối kỳ kết chuyển doanh thu bán hàng vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh:
Nợ TK 511, 512: doanh thu bán hàng
Có TK 911 : xác định kết quả kinh doanh
Sơ đồ hạch toán doanh thu
TK 333 TK 511, 512 TK 111, 112, 131
Thuế TTĐB, thuế Doanh thu bán sp, h/hoá, d/vụ
x/ khẩu phải nộp
TK 521, 531, 532 TK 3331
Thuế GTGT TK 131
Các khoản giảm DT
Thuế GTGT
TK 911
Bán hàng theo phương thức đổi hàng
K/C doanh thu thuần TK 3331
Thuế GTGT
Phần ii
Thực trạng về tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty vật tư tổng hợp Hà Tây
I- Giới thiệu chung về Công ty vật tư tổng hợp Hà Tây
1-Quá trình hình thành và phát triển ở Công ty vật tư tổng hợp Hà Tây
Công ty vật tư tổng hợp Hà Tây là một doanh nghiệp Nhà nước do bộ thương mại quản lí.
Trong những năm bao cấp đơn vị được thành lập và co tên gọi là Chi cục vật tư thuộc Tổng cục vật tư quản lí. Vào nhưng năm này, nhiệm vụ chủ yếu của Công ty là quản lí và cung cấp vật tư kĩ thuật cho nhu cầu sản xuất, nhu cầu chiến đấu tại chỗ cho địa phương, cho giao thông vận tải, cho nông nghiệp và các công trình trọng điểm của trung ương đóng trên địa bàn tỉnh và các sở ban ngành địa phương theo chỉ tiêu kế hoạch. Giá cả vật tư hàng hoá do Nhà nước ban hanh các đơn vị chỉ được chiết khấu. Với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là quản lí và cung ứng vật tư kĩ thụât trong kế hoạch, vì vậy khi xác định hoàn thành
kế hoạch thì cứ đơn vị nào đạt từ 95% trở lên coi như đã hoàn thành kế hoạch. Ngoài ra các đơn vị không được bán sai giá quy định của Nhà nước Ngành hang kinh doanh chủ yếu tại thời điểm này là xăng dầu kim khí, thiết bị, phụ tùng, than, xi măng, hoá chất, vật liệu điện. Dự trữ tồn kho bình quân từ 6 tháng đến 1 năm, tuy nhiên có những ngành dự trữ trên 1 năm như phục vụ cho quốc phòng do Nhà nước quản lý, kho tàng bến bãi sơ tán tại các địa phương.
Năm 1974, theo quyết định của nhà nước đơn vị chuyển từ chi cục thành công ty và trực thuộc vật tư. Công ty thực hiện chức năng quản lý và phân phối vật tư theo kế hoạch do bộ vật tư qui định. Trụ sở công ty vẫn đóng tại địa phương tỉnh. Và cũng vào năm này công ty bàn giao ngành hàng than cho bộ điện than quản lý.
Năm 1976, theo quyết định của nhà nước hai tỉnh Hà Tây và Hoà Bình sát nhập, vì vậy công ty được chuyển thành Công ty vật tư tổng hợp Hà Sơn Bình.
Năm 1978 công ty bàn giao ngành hàng xi măng cho bộ xây dựng quản lý.
Trong quá trình thực hiện bàn giao ngành hàng thì thực hiện bàn giao luôn cơ sở vật chất và lao động. Vì vậy, số lao động trên 300 người khi bàn giao vật tư tài sản tiền vốn thì chỉ còn trên 200 người. Trong năm này công ty cũng tiến hành bàn giao địa bàn quản lý là huyện Đan Phượng, Thanh Oai, Sơn Tây. Trong những năm này công ty chỉ kinh doanh: kim khí, hoá chất, vật liệu điện, thiết bị phụ tùng, vật tư khác vv
Năm 1979 công ty tiến hành bàn giao ngành xăng dầu cho chuyên ngành xăng dầu quản lý.
Trong quá trình kinh doanh thời kỳ bao cấp lãi phải nộp hết cho nhà nước, lỗ thì nhà nước cấp bù. Trong những năm 1990 chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường thì lời ăn lỗ chịu, giá bán theo giá thoả thuận và giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước về toàn bộ kết quả kinh doanh của công ty. Hệ thống mạng lưới kinh doanh được mở rộng chủ yếu ở mặt đường thuận tiện cho việc giao thông buôn bán Doanh nghiệp thực hiện chức năng quản lý vật tư hàng hoá, Tài sản, tiền vốn và với nhiệm vụ kinh doanh sao cho có lãi nhằm bảo tồn và phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp, nộp đủ thuế cho Nhà nước và đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên ngày cáng được cải thiện, đồng thời có tich luỹ cho Nhà nước và cho Công ty.
Năm 1994 theo chủ trương của Nhà nước tách tỉnh Hà Tây và Hoà Bình như vậy Công ty lại tiến hành bàn giao vật tư, tài sản, tiền vốn, lao động cho tỉnh Hoà Bình quản lý.
Và từ ngày 1/4/1994 Công ty vật tư tổng hợp Hà Sơn Bình được chuyển đổi thành Công ty vật tư tổng hợp Hà Tây và có quyết định công nhận là doanh nghiệp loại 3. Trụ sở tại 126 Quang trung thị -xã Hà Đông -Tỉnh Hà Tây. Nhiệm vụ kinh doanh và vốn kinh doanh do bộ quản lý song về mặt tổ chức sinh hoạt thì trực tiếp sinh hoạt tại địa phương. Ngoài nhiệm vụ chính Công ty còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị tỉnh giao cho.
Trong những năm 1993-1994-1995 mới thực hiện chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị truờng do chưa làm quen và tức thời trong kinh doanh, lao động phổ thông nhiều, người biết kinh doanh ít, trình độ cán bộ để có thể chuyển đổi kịp với cơ chế thị trường còn hạn chế, năng lực chưa phát huy được tác dụng. Mặt khác do điều tiết của giá cả trên thị trường có những ngành hàng lên giá, giảm giá liên tục, đặc biệt doanh nghiệp có ngành hàng nghị định thư : đó là những ngành hàng bị tồn đọng từ năm báo cáo nên 3 năm liên tục bị lỗ (thu nhập bình quân thấp 150 000-200 000/đồng/người/tháng và có năm thu nhập là 50 000 đồng/người/tháng), vào thời điểm đó doanh nghiệp phải xin nhà Nhà nước miễm thuế liên tục 3 năm.
Từ năm 1996 đến nay do sự tăng trưởng về cán bộ lãnh đạo của bộ sự lỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên trong công ty , mạng lưới kinh doanh được mở rộng, thị trường nghành hàng được mở rộng và tăng khối lượng tiêu thụ. Triển khai xuất nhập khẩu trực tiếp hàng hoá , quản lý chặt chẽ, quản lý đi vào giao khoán hàng hoá hướng tới tiết kiệm chi phí , doanh thu. Ngoài phần nộp đủ nghiã vụ với NSNN thu nhập bình quân cán bộ công nhân viên cũng được nâng lên từ 250.000 đồng/người/tháng(1995) đến 790.000đồng/người/tháng... Và cho đến nay là 1.429.457đồng /người/tháng(2003).
Hiện nay tổng nguồn vốn của công ty bình quân là: 25.873.266.064 đồng (trích số liệu bảng cân đối kế toán2003)
Trong đó:
Nợ phải trả : 21.308.970.450,5 đồng
Nguồn vốn chủ sở hữu: 4.619.627.273 đồng. Trong đó :
Vốn do ngân sách nhà nước cấp: 2.979.536.716 đồng
Vốn tự bổ sung :1.548.063.591đồng
Và tổng tài sản trong công ty bình quân là 25.873.266.064đ.
Trong đó:
Tài sản lưu động và đâù tư ngắn hạn 23.967.025.335,5đ.
Tài sản cố định và đầu tư dài hạn: 1.906.240.728,5 đ
2. -Chức năng nhiệm vụ của công ty Vật tư tổng hợp Hà Tây
2.1- Chức năng của công ty.
Với mô hình nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường Công ty vật tư tổng hợp Hà Tây hoạt động kinh doanh với chức năng cũng giống như các doanh nghiệp thương mại khác đó là hoạt động kinh doanh với chức năng mua bán trao đổi hàng hoá phuch vụ sản xuất và đời sống mà cụ thể ở đây là chuyên bán buôn , bán lẻ vật tư hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng như kim khí ,xăng dầu hoá chất vv...
Tổ chức các quy trình nghiệp vụ kỹ thuật kinh doanh thương mại như: nghiên cứu thị trường, khai thác nguồn hàng, tổ chức nhập hàng, dự trữ bảo quản vật tư hàng hoá, quảng cáo giới thiệu bán hàng
Quản lý chặt chẽ kế hoạch lưu chuyển vật tư hàng hoá quản lý việc sử dụng vốn, sử dụng lao động , cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý công tác kế toán.
2.2- Nhiệm vụ của công ty
Nhiệm vụ chủ yếu của Công ty vật tư tổng hợp Hà Tây là kinh doanh, có mối quan hệ mua bán trong cả nước, phục vụ cho nhu cầu sản xuất, giao thông vận tải ,sản xuất nông nghiệp, bảo vệ an ninh tổ quốc và nhu cầu nhân sinh khác. doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm trước pháp luật Nhà nước .Kinh doanh lời ăn ,lỗ chịu, ngành hàng kinh doanh chủ yếu là kim khí chiếm 70% trên tổng doanh thu, xăng dầu chiếm 25%tên tổng doanh thu,hoá chất, than, xi măng, thiết bị phụ tùng, vật liệu điện, vật tư khác chiếm khoảng 5% trên tổng doanh thu.
Ngoài việc thực hiện nhiệm vụ chính là kinh doanh Công ty còn phải thực hiện những nhiện vụ sau:
Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về sản xuất kinh doanh, kinh doanh thương mại theo đúng pháp luật hiện hành của Nhà nước, và hướng dẫn của bộ thương mại.
Xây dựng phương án sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đông kinh tế đã ký kết .
Thực hiện đầy đủ các chính sách về quản lý và sử dụng vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực. Thực hiện kinh doanh có lãi và phát triển nguồn vốn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Quản lý toàn diện,đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên theo chính sách của Nhà nước và sự phân cấp quản lý của bộ thương mại để thực hiệm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty.
3-Đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh và bộ máy kế toán của Công ty vật tư tổng hợp Hà Tây.
3.1-Đặc điểm hoạt động kinh doanh thương mại của Công ty:
Công ty vật tư tổng hợp Hà Tây là một doanh nghiệp thương mại chuyên kinh doanh các mặt hàng như: kim khí, hoá chất, xăng dầu, vật liệu điện, thiết bị phụ tùng, vật tư khác v.v...
Trong quá trình hoạt động kinh doanh ngoài việc bán hàng trực tiếp cho các đơn vị trong nước, Công ty còn xuất nhập khẩu trực tiếp để đảm bảo nguồn hàng chủ đạo phục vụ kinh doanh trong nước cho các đơn vị trực thuộc Công ty để chiếm lĩnh ngành hàng ổn định trong kinh doanh .
Phương án KD: Công ty áp dụng 2 phương thức chủ yếu sau
-Phương thức bán buôn: gồm bán buôn qua kho và bán buôn chuyển thẳng.
-Phương thức bán lẻ: là việc mua bán tại các cửa hàng do nhân viên bán hàng trực tiếp thực hiện với khách hàng
Sơ đồ tổ chức bộ máy kinh doanh
Giám đốc
CH9
Phòng KD XD
CH1
Phòng KDKK
Tổ dịch vụ
Tổ cẩu
Tổ xe
CH 10
CH5
CH6
CH8
CH4
CH3
CH 2
Phòng KDXNK
Phòng KD XD
PhòngKD hoá chất
PGĐ 2
Phòng KTTC
Phòng TCHC
PGĐ 1
*Hệ thống quản lý:
-Phòng tổ chức cán bộ hành chính và lao động tiền lương: gồm 20 người. Chức năng của phòng là: quản lý lao động, tổng hợp và theo dõi kết quả lao dộng toàn Công ty, theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách bảo hộ cho người lao động, phòng chống cháy nổ, phục vụ ăn uống, văn thư,...
-Bộ máy lãnh đạo: gồm 3 đồng chí:
+Giám đốc Công ty: Phụ trách công tác tổ chức, chỉ đạo trực tiếp kinh doanh đến từng đơn vị và kiêm bí thư Đảng uỷ.
+Một phó giám đốc thường trực: Phụ trách công tác tài chính, thanh tra bảo vệ nội bộ, kho bến bãi, chế độ bảo hộ lao động phòng cháy chữa cháy.
+Một phó giám đốc Công ty phụ trách mảng kinh doanh của phòng xuất nhập khẩu, tạo nguồn và nắm bắt thông tin gia cả và cùng giám đốc Công ty quyết định nhập lô hàng dự chữ hoặc bán thẳng cho toàn Công ty.
-Phòng kế toán tài chính: gồm 7 người. Phòng kế toán tài chính chịu trách nhiệm theo dõi mọi biến động về tài sản, tiền vốn của toàn Công ty nói chung và của từng đơn vị nói riêng. Từ đó xác định kết quả các đơn vị đạt được theo từng tháng, quý, năm và sau đó xác định kết quả kinh doanh toàn Công ty. Việc theo dõi sự biến động của các tài khoản thông qua các sổ chi tiết, sổ tổng hợp, sổ cái,...và sổ quyết toán. Cùng với bộ máy lãnh đạo lựa chọn phương án kinh doanh có thẻ mang lại lợi nhuận cao nhất.
*Các phòng kinh doanh:
-Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu, gồm 8 người: Nhiệm vụ chủ yếu là thực hiên xuất nhập khẩu trực tiếp, nhập hàng nội địa và có trách nhiệm điều phối hàng hoá cho các cửa hàng trong Công ty khi co s yêu cầu. Và phải kinh doanh đạt kết quả theo nhiệm vụ Công ty giao.
-Phòng kinh doanh xăng dầu, gồm 4 người. Thực hiện nhiệm vụ nhập một số quy cách vật tư như: xăng dầu, thép cho các đơn vị và Công ty để dự trữ và bán lẻ. Trực tiếp kinh doanh và phải đạt được kết quả kinh doanhtheo nhiệm vụ Công ty giao.
-Phòng kinh doanh kim khí, gồm 5 người. tực hiện nhiệm vụ kinh doanh bán buôn ngành kim khí và vật tư khác cho khách hàng và phải kinh doanh đạt được kết quả theo nhiệm vụ Công ty giao.
-Phòng kinh doanh hoá chất, gồm 4 người: Thực hiện nhiệm vụ bán buôn hàng hoá chất và vật tư khác, phải kinh doanh đạt được kết quả theo nhiệm vụ Công ty giao.
*Hệ thống các cửa hàng trực thuộc, gồm 9 cửa hàng:
-CH1: Thuộc chi nhánh tại Hà Nội đóng trên địa bàn Hà Nội. Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh bán buôn và bán lẻ hàng kim khí và các vật tư khác theo nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.
-CH2: Trụ sở tại 126 Quang Trung-Hà Đông-Hà Tây. Thực hiện nhiệm vụ bán buôn và bán lẻ xăng dầu, hàng kim khí và vật tư khác theo nhiệm vụ của Công ty.
-CH3: Trụ sở tại Lê Hồng Phong- Hà Đông. Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh xăng dầu tại quầy theo nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.
-CH4: Trụ sở tại 126-Quang Trung- Hà Đông. Thực hiện nhiệm vụ bán buôn, bán lẻ xăng dầu và vật tư khác theo nhiệm vụ của Công ty.
-CH5: Trụ sở tại đường Tô Hiệu-Hà Đông_Hà Tây. Thực hiện nhiệm vụ bán buôn, bán lẻ xăng dầu và vật tư khác theo nhiệm vụ của Công ty.
-CH6: Trụ sở tại Lê Hồng Phong- Hà Đông-Hà Tây.Thực hiện nhiệm vụ bán buôn, bán lẻ xăng dầu và vật tư khác theo nhiệm vụ của Công ty.
-CH8: Trụ sở Lê Hồng Phong- Hà Đông. Thực hiện nhiệm vụ bán buôn, bán lẻ kim khí, chủ yếu là tấm lá theo nhiệm vụ của Công ty.
-CH9: Trụ sở tại đường Tô Hiệu- Hà Đông- Hà Tây.Thực hiện nhiệm vụ bán buôn, bán lẻ kim khí và vật tư khác theo nhiệm vụ của Công ty.
-CH10: Thuộc chi nhánh tại Hà Nội. Thực hiện nhiệm vụ bán buôn, bán lẻ xăng dầu và vật tư khác theo nhiệm vụ của Công ty.
3.2- Đặc điển bộ máy kế toán:
Chức năng, nhiệm vụ của phòng kế toán:
-Lập và quản lý kế hoạch thu chi tài chính đôn đốc thực hiện kế hoạch toàn Công ty mà bộ máy lãnh đạo đề ra.
-Trực tiếp lựa chọn các phương án kinh doanh do các phòng, các cửa hàng kinh doanh đề xuất.
-Quản lý tài sản, tiền vốn, các quỹ của Công ty.
-Tham gia giao nhận bảo toàn và phát triển vốn.
-Chịu trách nhiệm duỵet quyết toán tài chính cho các phòng, các cửa hàng kinh doanh.
-Tổng hợp quyết toán tài chính và báo lên cấp tren theo chế độ quy định.
-Chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra việc hạch toán tại các phòng và các cửa hàng kinh doanh .
-Trực tiếp hạch toán kinh doanh với bên ngoài, hạch toán tổng hợp các nguồn vốn, phân phối thu nhập, thu nộp ngân sách...
-Tổ chức bảo quản lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán. Đảm bảo cung cấp các thông tin kinh tế tài chính kịp thời, chính xác đầy đủ.
Sơ đồ bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán 4
Kế toán 1
Kế toán các cửa hàng
Phó phòng KTTC
Kế toán 3
Kế toán 2
Thủ quỹ
*Phòng kế toán tài chính: gồm 7 người
-Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán tài chính: thực hiện chức năng, nhiệm vụ của một kế toán trưởng của một doanh nghiệp. Trực tiếp chỉ đạo phòng KTTC, quản lý toàn bộ hệ thống kế toán, quản lý vật tư tiền vốn, tài sản, tham mưu cho giám đốc công tác quản lý và ra các văn bản thực hiện cơ chế quản lý, các quy định của Nhà nước về thuế, kế toán,...
-Phó phòng kế toán: kiêm kế toán tổng hợp chuyên theo dõi kê khai quyết toán thuế.
-Kế toán 1: Là kế toán chuyên theo dõi về ngân hàng, trực tiếp mở L/C, giao dịch vơí ngân hàng và theo dõi chênh lệch tỷ giá.
-Kế toán 2: Là kế toán chuyên theo dõi các cửa hàng và các phòng kinh doanh, trực tiếp nghe duyệt quyết toán tháng cùng kế toán trưởng, tổng hợp hoá đơn.
-Kế toán 3: Là kế toán chuyên theo dõi tình hình thanh toán, các khoản phải thu phải trả khác. Chịu trách nhiệm quyết toán bảo hiểm xã hội, tạm ứng,...
-Kế toán 4: chuyên theo dõi tiền lương, chi phí kinh doanh phát sinh tại Công ty trong quá trình kinh doanh.
-Thủ quỹ: giữ tiền mặt các loại và giao dịch với ngân hàng tại quỹ.
Ngoài ra, mỗi phòng kinh doanh và mỗi Cửa hàng Công ty đều bố trí một kế toán. Kế toán này có nhiệm vụ theo dõi toàn bộ kết quả quá trình mua bán dự trữ vật tư hàng hoá, xác định kết quả kinh doanh đến từng lô hàng, toàn cửa hàng, toàn đơn vị trực tiếp kinh doanh, theo dõi cả tồn kho hàng hoá của đơn vị đó.
Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức nhật ký chứng từ. Riêng đối với các đơn vị là hệ thống báo sổ. Kế toán các đơn vị tổ chức bán hàng trực tiếp viết hoá đơn bán hàng. Từng ngày lập sao kê chứng từ nhập xuất gửi về Công ty. Sau đó cuối tháng đoói chiếu với chứng từ ở phòng kế toán. Phòng kế toán sau khi vào sổ chứng từ, cuối tháng từng bộ phận lên nhật ký và tổng hợp các bảng kê của nhật ký gửi cho kế toán tổng hợp. Sau khi vào xong và đối chiếu giữa nhân viên kế toán trong phòng trên cơ sở đó kế toán vào sổ cái và lưu giữ nhật ký chứng từ, bảng kê chứng từ.
Hàng tháng trưởng phòng kế toán, kế toán trưởng, giám đốc Công ty, phòng tổ chức lao động tiền lương duyệt quyết toán kết quả kinh doanh của đơn vị vào ngày mùng 5 tháng sau.
Cuối từng quý, cuối 6 tháng, cuối 9 tháng và sau 1 năm phóng kế toán có trách nhiệm báo cáo tổng hợp với Nhà nước, với cơ quan quản lý Nhà nước công khai tài chính và quyết toán thuế với cục thuế địa phương.
Vào trung tuần tháng 9 trong năm kế hoạch giám đốc Công ty triển khai xây dựng kế hoạch của năm sau trên cơ sở căn cứ vào kết quả của các năm trước (kế hoạch năm sau thường cao hơn năm trước từ 10-20%). Căn cứ vào kế hoạch kinh doanh , kế hoạch lao động phòng kế toán tài chính mà trực tiếp lá kế toán trưởng có tách nhiệm xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị với các chỉ tiêu cơ bản như: doanh thu, chi phí, các khoản thuế nộp ngân sách Nhà nước, kết quả, dự kiến vốn và xây dựng kế hoạch vay ngân hàng, dự tính các khoản chi phí hợp lý và xác định kết quả hoạt động kinh doanh sau đó trình Bộ Thương Mại duyệt và ghi nhận.
Trình tự ghi sổ kế toán theo sơ đồ nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và bảng tổng hợp chứng từ gốc
Bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Thẻ và sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra.
II- Tình hình thực tế tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty vật tư tổng hợp Hà Tây.
* Hạch toán tập hợp chi phí và xác định kết quả kinh doanh có các bước tiến hành như sau:
-Ghi chép ban đầu.
-Xét duyệt các khoản thu chi trên cơ sở chứng từ hợp pháp.
-Định khoản và hạch toán vào các sổ kế toán có liên quan.
-Phân bổ chi phí.
-Riêng bước "tính toán các chỉ tiêu và tiến hành phân tích kinh tế" nhằm phát triển những khả năng tiềm tàng và chỉ ra nhứng biện pháp cần thiết trong quá trình hạ thấp chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh thì chưa thực hiện tốt. Điều này có ảnh hưởng lớn đến quá trình phấn đấu và nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian qua.
*Kiểm tra hạch toán chi phí và xác định kết quả kinh doanh trong kỳ: Việc kiểm tra hạch toán ở Công ty được tiến hành khá thường xuyên. Kế toán trưởng trực tiếp xuống bộ phận trực thuộc kiểm tra việc hạch toán, tập hợp số liệu, kế toán hàng tháng, cuối quý căn cư vào các số liệu các phòng ban liên quan cùng với số liệu của đơn vị trực thuộc gửi lên sau khi đã được đối chiếu kiểm tra tổng hợp để lên báo cáo toàn Công ty, gửi lên các cơ quan chức năng có liên quan.
1-Tổ chức hạch toán tập hợp chi phí tại Công ty vật tư tổng hợp Hà Tây:
Thông qua tình hình thực tế chi phí tại Công ty, để thuận tiện ta gộp những yếu tố của chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp vì các khoản mục của 2 loại chi phí này có cách hạch toán như nhau nên trình bay như sau:
1.1-Chi phí nhân viên:
Chi phí nhân viên bao gồm các khoản tiền lương và phụ cấp của các nhân viên, các khoản trích cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ,... theo quy định tiền lương phát sinh. Hàng tháng căn cứ vào bảng tính lương, bảng thanh toán lương làm chứng từ về việc chi trả lương cho nhân viên đồng thời là căn cứ để thống kê tiền lương. Bảng thanh toán tiền lương do cán bộ phòng tổ chức lập dựa vào bảng chấm công, hệ số trách nhiệm được bình bầu để tính lương. Lương củ nhân viên các cử hàng do cửa hàng bình bầu, kế toán các cửa hang fghi lại và gửi về Công ty. Lương cửa nhân viên cán bộ hành chính tính theo ngày công còn lương của các cửa hàng các đơn vị trực thuộc thì thực hiên mức lương khoán. Bảng tính lương sau khi đã được giám đốc duyệt sẽ mang sang phòng kế toán, việc hạch toán tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT được thực hiện như sau:
Căn cứ khối lượng công việc thực hiện lập bảng tổng hợp tiền lương và quỹ tiền lương của Công ty phải dựa trên cơ sở doanh thu tiêu thụ và đơn giá tiền lương do Bộ Thương Mại quy định, quỹ tiền lương được phân bổ theo từng bộ phận như bộ phận bán hàng,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32731.doc