Chuyên đề Các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân, thực trạng và một số ý kiến đề xuất

Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ ) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan. Hay nói một cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó. Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho NH biết dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình đầu tư. Chính vì vậy, phân tích độ nhạy là một trong các phương pháp thường được CTBD sử dụng trong thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư.

docChia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3945 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chuyên đề Các phương pháp chủ yếu được áp dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân, thực trạng và một số ý kiến đề xuất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Tỷ đồng Năm Tiêu thức 2005 2006 2007 2008 Tổng dư nợ cho vay       + VND       + Ngoại tệ Cơ cấu cho vay     - Trung dài hạn        + VND        + Ngoại tệ     - Ngắn hạn 1.007,5 647,56 196,34 243,06 189,46 113,04 752,45 1.034,92 848,63 186,29 341,08 221,70 119,38 693,09 1.157,14 1.001.71 155,43 516,06 359,96 156,10 640,39 1.316,02 1.155,01 161,01 655,11 439,08 162,03     640,00 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT  Thanh Xuân các năm) Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2008 đạt 1316 tỷ, trong đó có 1155 tỷ VND chiếm 87,77%, ngoại tệ là161 tỷ chiếm12,23%.Tăng 159 tỷ so với năm 2007 tương ứng là 13.7% đạt 94,8% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Về chất lượng tín dụng 100% dư nợ trong tầm kiểm soát, đến ngày 31/12/2008 chưa có phát sinh nợ quá hạn. Về cơ cấu cho vay: dư nợ trung dài hạn 655 tỷ chiếm tỷ trọng 50,57% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế (227 tỷ dư nợ cho vay vốn lưu động của công ty lương thực miền bắc). Dư nợ vốn ngắn hạn 640 tỷ chiếm tỷ trọng 49,43 % tổng dư nợ cho vay nền kinh tế, dư nợ quốc doanh đạt 81,6% đạt 98% chi têu kế hoạch đề ra. Tỷ lệ dư nợ cho vay không có tài sản đảm bảo chiếm 59% đạt 105% chỉ tiêu. Nợ gia hạn tính đến ngày 31/12/2008 là 112 tỷ giảm 73 tỷ so với thời điểm cao nhất trong năm là 185 tỷ. Doanh số cho vay là 1821 tỷ, trong đó tiền VND là 1772 tỷ  chiếm 97,31%, ngoại tệ là 49 tỷ chiếm 2,69%.            Về  hoạt động bảo lãnh: tính đến ngày 31/12/2008 tổng doanh số là 86,6 tỷ với 159 món. Đảm bảo 100% trong tầm kiểm soát. Lưu lượng giao dịch là 1045 lần tương ứng 1821 tỷ. Số khách hàng quan hệ tín dụng với chi nhánh liên tục tăng đặc biệt ở những ngành như: đóng tàu, vận tải biển…. * Công tác kinh doanh đối ngoại - Tài trợ thương mại Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong cơ chế hoạt động. Những thay đổi do việc hội nhập WTO làm cho chính sách về đầu tư tín dụng của hệ thống NHCT Thanh Xuân có nhiều thay đổi chặt chẽ hơn, đã làm giảm đáng kể lượng cho vay xuất nhập khẩu. Tuy vậy với những cố gắng không ngừng, Công tác kinh doanh đối ngoại-Tài trợ thương mại nói chung của Chi nhánh đã có những chuyển biến đáng kể so với năm 2007 về mặt chất lượng. - Mua bán ngoại tệ: Doanh số bán ngoại tệ năm 2008 đạt 102 triệu USD bằng 58% so với năm 2007. Thu phí bán ngoại tệ lên NHCT VN đạt 278 triệu VND. - Trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, 100% giao dịch được thực hiện an toàn chính xác và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Quốc gia, thông lệ, pháp luật Quốc tế - Việc chi trả kiều hối, thanh toán Western Union chính xác, an toàn. Đến ngày 31/12/2008 đã thực hiện chi trả kiều hối và thanh toán Western Union là 613 món với giá trị quy đổi là 2,4 triệu USD. So với năm 2007 tăng 62 món và tăng 0,4 triệu USD giá trị quy đổi. - Trong năm 2008, Chi nhánh đã thực hiện phát hành 19 L/C nhập khẩu, giá trị trên 5 triệu USD. Thanh toán 26 món L/C nhập khẩu trị giá 11,8 triệu USD. Thông báo 27 L/C xuất khẩu giá trị hơn 438 triệu USD. Thanh toán 18 bộ L/C chứng từ xuất khẩu trị giá 837 ngàn USD. Thông báo 46 món nhờ thu đến với tổng giá trị trên 1.398 ngàn USD. Thanh toán 42 món nhờ thu đến với tổng số tiền là 1.296 ngàn USD. Công tác phát hành bảo lãnh cũng được phát triển rất mạnh, đây là dịch vụ mang lại nguồn thu phí dịch vụ rất lớn. Tổng số bảo lãnh phát hành năm 2008 là 450 món tương đương với số tiền là 111,6 tỷ đồng, số món tăng 63% và giá trị tăng 13% so với năm 2007. Toàn bộ số dư bảo lãnh trên đều nằm trong tầm kiểm soát của NH. Trong năm 2008 không có trường hợp nào NH phải thực hiện nghĩa vụ trả thay. Tổng thu phí dịch vụ của hoạt động tài trợ Thương mại đạt 1,4 tỷ đồng bằng 213% so với năm 2007.   Bảng 2.5. Tình hình kinh doanh đối ngoại của chi nhánh NHCT                  Thanh Xuân                                                                                       Đơn vị: 1000 USD Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008   Kinh doanh đối ngoại - Doanh số mua bán ngoại tệ - Doanh số chi trả kiều hối -                     - Doanh số tín dụng chứng từ - Doanh số nhờ thu 110.365 267.356 537.876 14.749 122.718 183.606 316.737 24.864 45.000 17.868 8.450 32.107 64.400 1.215 11.283 3.686,25 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHCT  Thanh Xuân các năm) Hoạt động kinh doanh đối ngoại thời gian qua gặp nhiều khó khăn nguyên do tỷ giá đồng USD giảm giá mạnh, cạnh tranh giữa các NH càng gay gắt, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tập trung vào mục đích là giữ vững, củng cố quan hệ kinh doanh giữa NH và khách hàng, phục vụ cho tăng trưởng dư nợ và hiệu quả chung của Chi nhánh. Doanh số mua ngoại tệ năm 2008 đạt 64 400 000 USD tăng so với cùng kỳ năm 2006 là 19,4 triệu USD tương ứng với tốc độ tăng 43%. Lãi mua bán ngoại tệ trong năm qua đạt trên 860 triệu đồng. 2.2. Thực trạng áp dụng các phương pháp chủ yếu trong thẩm định tài chính dự án tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân thời gian qua. 2.2.1. Quy trình thẩm định dự án đầu tư Sơ đồ 2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân Quy trình thẩm định được tiến hành trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của khách hàng đối với những dự án vay vốn ngắn hạn và không quá 30 ngày với những dự án vay vốn trung và dài hạn. 2.2.2. Nội dung và các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư mà Chi nhánh NHCT Thanh Xuân đã sử dụng. Công tác thẩm định tài chính DAĐT đã được Chi nhánh tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định tài trợ vốn cho dự án. Đây là một quá trình kiểm tra đánh giá các nội dung cơ bản của dự án một cách độc lập, tách biệt với quá trình soạn thảo dự án. Công tác thẩm định tài chính DAĐT tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là cơ sở để Chi nhánh ra quyết định đầu tư hay không, cho phép tài trợ cho dự án. 2.2.2.1. Mục đích cho công tác thẩm định tài chính DAĐT mà Chi nhánh đã đưa ra. Mục đích của thẩm định tài chính DAĐT nhằm lựa chọn được những dự án có tính khả thi cao, đem lại lợi nhuận cho chủ đầu tư cũng như NH cho vay vốn. Bởi vậy, mục đích cụ thể mà Chi nhánh đặt ra cho công tác thẩm định tài chính DAĐT là:  - Đánh giá tính hiệu quả của dự án: hiệu quả của dự án được xem xét trên phương diện là hiệu quả tài chính. - Đánh giá khả năng thực hiện của dự án: Đây là mục đích hết sức quan trọng trong quá trình thẩm định. Một dự án hợp lý và hiệu quả cần phải có khả năng thực hiện. 2.2.2.2.  Yêu cầu về công tác thẩm định tài chính DAĐT tại Chi nhánh Yêu cầu chung mà Chi nhánh đặt ra cho các CBTD để công tác thẩm định tài chính DAĐT đạt chất lượng tốt như sau: - Các CBTD phải nắm vững chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nướ, của ngành, của địa phương và các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành của Nhà nước. - Hiểu biết về bối cảnh, điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án, tình hình và trình độ kinh tế chung của địa phương, đất nước và thế giới. Nắm vững tình hình SXKD, các số liệu tài chính của DN, các quan hệ tài chính - kinh tế tín dụng của DN (hoặc của chủ đầu tư khác), với NH và ngân sách Nhà nước. - Biết khai thác số liệu trong báo cáo tài chính của DN (hoặc chủ đầu tư), các thông tin về giá cả, thị trường để phân tích hoạt động chung của DN, từ đó có thêm căn cứ vững chắc để quyết định cho vay vốn. - Biết xác định và kiểm tra được các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của dự án, đồng thời thường xuyên thu thập, đúc kết, xây dựng các chỉ tiêu định mức kinh tế tổng hợp trong và ngoài nước để phục vụ cho công tác thẩm định tài chính DAĐT. - Đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện nội dung tài chính của dự án, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia trong và ngoài ngành có liên quan ở trong và ngoài nước. - Thẩm định kịp thời, tham gia ý kiến ngay từ khi nhận được hồ sơ. - Thường xuyên hoàn thiện quy trình thẩm định, phối hợp và phát huy được trí tuệ tập thể. 2.2.2.3. Nội dung thẩm định tài chính DAĐT tại Chi nhánh * Kiểm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn: - Vốn đầu tư xây dựng: CBTD tiến hành kiểm tra nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình, mức độ hợp lý của đơn giá xây dựng (bằng kinh nghiệm từ các dự án đã triển khai, tương tự) - Vốn đầu tư thiết bị: CBTD kiểm tra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp đặt, chi phí CGCN (nếu có). - Xem xét chi phí trã lãi vay NH trong thời gian thi công - Xem xét nhu cầu vốn lưu động ban đầu (đối với dự án xây dựng mới) hoặc nhu cầu vốn lưu động bổ sung (đối với dự án mở rộng bổ sung thiết bị) để dự án sau khi hoàn thành có thể hoạt động bình thường. Việc xác định đúng đắn vốn đầu tư của dự án là rất cần thiết, tránh hai khuynh hướng là tính quá cao hoặc quá thấp (cần so sánh suất đầu tư với các dự án tương tự). Sau khi kiểm tra tổng mức vốn đầu tư, CBTD tiếp tục xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo tiến độ thực hiện đầu tư. Việc này rất cần thiết đặc biệt đối với các công trình có thời gian xây dựng dài. * Kiểm tra nguồn vốn huy động cho dự án: - Vốn tự có: khả năng chủ đầu tư góp vốn, phương thức góp vốn, tiến độ góp vốn - Vốn vay nước ngoài: CBTD xem xét khả năng thực hiện - Vốn vay ưu đãi, bảo lãnh, thương mại: khả năng, tiến độ thực hiện - Nguồn vốn khác Việc thẩm định các nội dung này NH yêu cầu CBTD cần làm rõ mức vốn đầu tư cần thiết của từng nguồn vốn dự kiến để đi sâu phân tích tìm hiểu khả năng thực hiện của các nguồn vốn đó. * Kiểm tra việc tính toán các khoản chi phí sản xuất hàng năm:   Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng…CBTD xem xét sự hợp lý của các định mức sản xuất tiêu hao…Có so sánh các định mức và các kinh nghiệm từ các dự án đang hoạt động. - Kiểm tra chi phí nhân công: CBTD xem xét lại nhu cầu lao động, số lượng, chất lượng lao động, đào tạo, thu nhập lao động so với các địa phương. - CBTD kiểm tra lại cách xác định khấu hao và mức khấu hao của chủ đầu tư đưa ra. - Kiểm tra chi phí về lãi vay ngân hàng (lãi vay dài hạn và ngắn hạn) và các khoản thuế của dự án. * Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hàng năm * Kiểm tra tính chính xác của tỷ suất “r” trong phân tích tài chính dự án. Căn cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động. * Thẩm định dòng tiền của dự án. * Kiểm tra và so sánh các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính: - Kiểm tra sự tính toán, phát hiện những sai sót trong quá trình tính toán - Kiểm tra độ nhạy của dự án để đánh giá độ an toàn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét của dự án. - Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) - Tỷ lệ lợi nhuận / vốn đầu tư (càng cao càng tốt) - Tỷ lệ lợi ích / chi phí (B/C -nguyên tắc B/C=1, nhưng B/C>1 càng tốt) - Giá trị hiện tại thuần (NPV - NPV0 chấp nhận, trường hợp nhiều dự án chọn PNV lớn nhất) - Điểm hòa vốn (40% - 50% là hợp lý) - Tỷ suất thu lợi nội bộ (IRR - IRR> lãi suất năm tại thời điểm thẩm định, trường hợp nhiều dự án chọn IRR cao nhất) * Kiểm tra độ an toàn trong thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của dự án: - Tỷ lệ “vốn tự có / vốn đầu tư” (giá trị >0,5 độ an toàn cao) - Tỷ lệ lưu hoạt (tỷ lệ thanh khoản - cần đạt từ 1,52) - Tỷ lệ thanh toán nhanh ( cần >1,2) - Khả năng trả nợ vay dài hạn (cần >1) 2.2.2.4. Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong thẩm định tài chính DAĐT taị Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. Một dự án đầu tư được coi là khả thi khi đảm bảo các điều kiện: số liệu đầy đủ và chính xác, đảm bảo các nguồn lực cho dự án hoạt động, đảm bảo các yêu cầu về hiệu quả và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Muốn đảm bảo xác định được dự án có đáp ứng các yêu cầu trên hay không, dự án phải được thẩm định đầy đủ và chính xác, theo phương pháp thẩm định khoa học kết hợp với các kinh nghiệm quản lý thực tiễn và các nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc thẩm định có thể tiến hành theo các phương pháp khác nhau tùy thuộc vào nội dung và yêu cầu đối với dự án đó. Ở Chi nhánh NHCT Thanh Xuân, các CBTD chủ yếu sử dụng các phương pháp như: Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu, phương pháp phân tích độ nhạy và phương pháp triệt tiêu rủi ro để thẩm định tài chính dự án đầu tư. Cụ thể các phương pháp đó được sử dụng như sau: * Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu Phương pháp này khá phổ biến và đơn giản, các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu của dự án được so sánh với các chỉ tiêu đã được định sẵn. Các chỉ tiêu này có thể là của các dự án đã có sẵn, có thể là đang được xây dựng, có thể là do yêu cầu của các bên có liên quan. Đây là phương pháp thường hay được sử dụng trong thẩm định tài chính DAĐT. Nội dung này là so sánh, đối chiếu nội dung tài chính dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế thích hợp, thông lệ trong nước và quốc tế cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Tại Chi nhánh NHCT Thanh Xuân phương pháp so sánh được tiến hành theo một số chỉ tiêu sau đây: - Tiêu chuẩn về thiết kế, xây dựng hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được. - Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế. - Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi - Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư - Các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chí phí quản lý…của ngành theo các định mức kinh tế chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế. Trong quá trình thẩm định, CBTD đã sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn (mức chi phí đầu tư, cơ cấu khoản mục chi phí, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu hay chi phí nói chung…) - Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư (ở mức trung bình tiên tiến) - Phân tích so sánh lựa chọn các phương án tối ưu (địa điểm xây dựng, chọn công nghệ thiết bị, giải pháp kỹ thuật và tổ chức xây dựng…) - Các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của Nhà nước, của ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp. Trong việc sử dụng phương pháp so sánh này, các CBTD đã rất lưu ý đến các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh phải được vận dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, tránh khuynh hướng so sánh máy móc cứng nhắc. * Một số khó khăn cho việc thực hiện phương pháp so sánh, đối chiếu: Hoạt động thẩm định nói chung và công tác thẩm định tài chính DAĐT nói riêng liên quan chặt chẽ với nhiều văn bản pháp luật như: Luật Doanh nghiệp, Luật đối với các TCTD, các Nghị định, Thông tư quy định hướng dẫn thực hiện các quy định về tín dụng…Tuy nhiên, hệ thống các văn bản này ở Việt Nam đang trong giai đoạn xây dựng và sửa đổi nên còn chồng chéo, rườm rà, đôi chỗ chưa đầy đủ gây khó khăn cho công tác thẩm định tài chính DAĐT của CBTD, của Chi nhánh. * Phương pháp phân tích độ nhạy Yếu tố thay đổi Mức thay đổi Tiêu thức hiệu quả bị tác động % thay đổi của tiêu thức -20% -10% 0% 10% 20% Phương pháp này thường được CBTD dùng để kiểm tra tính vững chắc về hiệu quả tài chính của một dự án đầu tư khi có những tình huống bất lợi có thể xảy ra như: giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí đầu tư vượt qua tổng dự toán, sản lượng thấp, khó tiêu thụ, nhu cầu thị trường giảm…Từ đó khảo sát sự thay đổi hiệu quả của dự án thông qua các chỉ tiêu như NPV, IRR, T…Căn cứ vào đó CBTD có thể kết luận được về tính vững chắc và ổn định của dự án. Các CBTD đã xây dựng việc phân tích theo bảng sau: Phân tích độ nhạy của dự án là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố có liên quan. Hay nói một cách khác, phân tích độ nhạy nhằm xác định hiệu quả của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu hiệu quả tài chính đó. Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho NH biết dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình đầu tư. Chính vì vậy, phân tích độ nhạy là một trong các phương pháp thường được CTBD sử dụng trong thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư. Theo phương pháp này, trước hết CBTD phải xác định được những yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án. Sau đó dự kiến một số tình huống bất trắc có thể xảy ra trong tương lai theo chiều hướng xấu đối với dự án như: vượt chi phí đầu tư, giá các chi phí đầu vào tăng và giá tiêu thụ sản phẩm giảm, có thay đổi về chính sách thuế theo hướng bất lợi…Đánh giá tác động của các yếu tố đó đến hiệu quả tài chính của dự án. Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huống xấu thường được Chi nhánh chọn từ 10% đến 20% dựa trên cơ sở phân tích những tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong những năm tương lai. Nếu dự án vẫn đạt được hiệu quả kể cả trong trường hợp có nhiều bất trắc phát sinh đồng thời thì đó là những dự án có độ an toàn cao. Trong trường hợp ngược lại, cần phải xem lại khả năng xảy ra các tình huống xấu đó để đề xuất các biện pháp hữu hiệu nhằm khắc phục hay hạn chế chúng. * Phương pháp triệt tiêu rủi ro Vòng đời của dự án thường rất dài, trong khi đó dự án được xây dựng trên cơ sở các dữ liệu giả định cho tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi dự án đi vào khai thác có thể phát sinh nhiều rủi ro ngoài ý muốn. Để đảm bảo tính vững chắc về hiệu quả của dự án, phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế và hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án. Rủi ro thường được các CBTD chia ra để có biện pháp khắc phục cụ thể như sau: - Rủi ro vượt tổng mức đầu tư. Để hạn chế rủi ro này, CBTD sẽ kiểm tra hợp đồng giá (một giá hoặc các điều kiện về phát sinh tăng giá, giá cả khối lượng phải được ấn định). - Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật - công nghệ không đúng tiến độ, chất lượng không đảm bảo. Để hạn chế rủi ro này, CBTD phải kiểm tra chặt chẽ hợp đồng, các điều khoản hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng. - Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ. Để hạn chế rủi ro này, CBTD kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn rồi yêu cầu NH giải ngân đúng tiến độ cho dự án hoạt động đúng thời gian. - Rủi ro bất khả kháng. Để hạn chế rủi ro này, CBTD đề nghị chủ đầu tư mua các hợp đồng bảo hiểm (bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng). - Rủi ro về quản lý điều hành. Để hạn chế rủi ro này, CBTD cần đánh giá lại năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp hiện tại (năng lực điều hành, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý dự án), thẩm định cơ cấu tổ chức và xem xét hợp đồng thuê quản lý dự phòng. Hiện tại một số rủi ro trên đã được Chi nhánh quy định bắt buộc phải có biện pháp xử lý như: đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng. * Một số khó khăn khi triển khai thực hiện phương pháp này: Các công tác nghiệp vụ trong Chi nhánh thường xuyên phải tính toán rất nhiều như công tác thẩm định, giao dịch, kiểm soát rủi ro… trong đó việc tính toán các chỉ tiêu tài chính để đánh giá về DN vay vốn, trên cơ sở đó đưa ra các quyết định cho vay vốn…. đôi khi rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, nếu không có các trang thiết bị cần thiết hỗ trợ, các CBTD sẽ dễ mắc sai lầm. Hiện nay, có rất nhiều phần mềm chuyên dụng hỗ trợ cho công tác thẩm định tuy nhiên phần mềm Excel vẫn đang được sử dụng như một công cụ chủ đạo. Nếu công nghệ hiện đại thì tốc độ thu thập xử lý thông tin sẽ nhanh chóng hơn và đương nhiên hiệu quả cũng sẽ cao hơn. 2.2.3. Thẩm định tài chính DAĐT một doanh nghiệp cụ thể                                                                                                                Giới thiệu về doanh nghiệp: Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CP THI CÔNG CƠ GIỚI XÂY LẮP Địa chỉ                  : Số 2A Ngõ 85 - Hạ Đình - Thanh Xuân - Hà Nội Tài khoản              : 102010000054689  Tại NHCT Thanh Xuân Mã số thuế            : 0100104764 Người đại diện      : Ông  Đậu Văn Diện       Chức vụ: Tổng Giám đốc CMND số: 012006184  Cấp ngày: 16/12/1996 Tại Công an Hà Nội Đăng ký kinh doanh số: 0103006775 ngày 18/02/2005 do Sở KH&ĐT Thành phố Hà Nội cấp. Hiện nay DN có quan hệ tín dụng duy nhất với Chi nhánh NHCT Thanh Xuân. Công ty có quan hệ tín dụng tôt với Ngân hàng, luôn có tín nhiệm, vay trả sòng phẳng, không có nợ gia hạn, quá hạn, lãi treo. Thị trường và sự cần thiết phải đầu tư: Công ty Thi công cơ giới xây lắp - Tổng công ty XD Hà Nội được Bộ Xây Dựng quyết định thành lập lại theo QĐ số 147A/BXD - TCLĐ ngày 26/03/1993, đăng ký thành lập doanh nghiệp nhà nước số 108285 do Trọng tài kinh tế thành phố Hà Nội cấp ngày 30/04/1993, đăng ký thay đổi kinh doanh lần 1 ngày 17/09/2001 và lần 2 ngày 06/07/2002 do Sở KH&ĐT Hà Nội cấp. Ngày 28/12/2004, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng đã ra QĐ số: 2075/QĐ -BXD chuyển Công ty Thi công cơ giới xây lắp thành Công ty Cổ phần Thi công cơ giới xây lắp và thừa hưởng mọi quyền lợi, nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của Công ty Thi công cơ giới xây lắp. Ngày 18/02/2005 Sở KH&ĐT đã cấp giấy phép kinh doanh số: 0103006775 cho phép Công ty Cổ phần Thi công cơ giới xây lắp kinh doanh các ngành nghề: thi công các công trình công nghiệp, dân dụng, xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, san lấp mặt bằng các công trình, thi công nền móng các loại, xây dựng đường bộ tới cấp III, xây các loại cầu, cảng, xây dựng sân bay loại nhỏ, xây dựng kênh mương, đê, kè, trạm bơm thủy lợi loại vừa. Trong những năm qua Công ty đã thi công nhiều công trình khoan cọc nhồi như: Công trình phòng họp BCH TW đảng A1 Nguyển Cảnh Chân, 115 Quán Thánh, Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia, công trình trung tâm thương mại và dịch vụ và bãi đỗ xe công cộng Lương Yên, Công trình nhà ở cao tầng CT4 khu đô thị mới Trung Văn, công trình M3-M4 Huỳnh Thúc Kháng, Cầu vượt Lạch Tray Hải Phòng, Nhà máy xi măng Bỉm Sơn Thanh Hóa, Nhà máy xi măng Nghi Sơn, Tổ hợp 28 tầng Làng Quốc tế Thăng Long… Hiện nay Công ty đang sử dụng 03 chiếc máy khoan thủy lực: 01 máy khoan BAUER BG15 sản xuất năm 1996 tại CHLB Đức và 01 máy khoan HITACHI-KH100 sản xuất năm 1992 tại Nhật Bản, 01 máy khoan HITACHI-KH125-3 sản xuất năm 2002 tại Nhật Bản mua năm 2006. Cả 03 máy trên đều hoạt động liên tục trong đó có một số công trình có đặc điểm địa chất phức tạp như khoan vào đá ở công trình xi măng Bỉm Sơn, Nghi Sơn, nhiệt điện Uông Bí, cầu Non Nước, cầu Lạch Tray Hải Phòng…cho nên thiết bị đã bị hao mòn nhanh. Một số dự án mà công trình Công ty thi công vì không đủ máy móc thiết bị nên phải thuê đơn vị thầu phụ nên không chủ động được tiến độ. Mặt khác với chỉ có 03 máy khoan vừa cũ, vừa cồng kềnh nên sức cạnh tranh thấp, chậm phát triển thương hiệu. Trong tương lai thị trường xây lắp nhà cao tầng công cộng vẫn còn nhiều tiềm năng. Nhu cầu sử dụng máy khoan cọc nhồi thủy lực, đặc biệt là khoan đất đang phát triển mạnh. Hầu hết các công trình nhà cao tầng đều sử dụng phương pháp xử lý nền móng bằng máy khoan cọc nhồi. Với số lượng thiết bị hiện có của đơn vị, Công ty Cổ phần Thi công cơ giới xây lắp thấy rằng việc đầu tư thêm 02 thiết bị thi công khoan cọc nhồi (loại khoan đất) là rất  cần thiết nhằm nâng cao năng lực trong lĩnh vực xử lý nền móng các công trình nhà cao tầng mà đơn vị đã và đang có thế mạnh truyền thống. Việc đầu tư thiết bị phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Thiết bị phải đồng bộ, phù hợp với điều kiện thi công tại Việt Nam - Thiết bị có chất lượng tốt, chất lượng còn trên 80%, đồng thời bảo đảm khả năng cạnh tranh với các nhà thầu khác trong lĩnh vực thi công nền móng các công trình. - Thiết bị phải có giá phù hợp, các điều kiện thanh toán, chuyển giao và bảo hành hợp lý để việc đầu tư an toàn và có hiệu quả. Kiểm tra Hồ sơ vay vốn: Mục đích xin vay vốn: Đầu tư mua 02 máy khoan cọc nhồi Tổng nhu cầu vốn để thực hiện dự án: 11.159.979.633 đồng Nhu cầu vay vốn ngân hàng: 5.579.989.816 đồng (50% tổng mức đầu tư) Thời hạn vay vốn: 60 tháng             Trong đó :  + Thời gian ân hạn : 04 tháng                                + Thời gian thu nợ : 56 tháng Lãi suât vay vốn: 1% tháng tại thời điểm đề nghị vay vốn, định kỳ 06 tháng điều chỉnh lại theo quy định của NHCT Thanh Xuân Lãi suất phạt quá hạn: bằng 50% lãi suất trong hạn Biện pháp bảo đảm tiền vay, tài sản bảo đảm tiền vay: Bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay, tài sản bảo đảm là 02 máy khoan cọc nhồi. Kế hoạch thực hiện dự án : Trong Quý IV/2007 Tình hình tài chính của Công ty: Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu tài chính của Công ty Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu tài chính Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1- Tổng số tài sản có 95.779 123.253 102.461 121.095 2- Tài sản có lưu động 74.157 94.206 78.890 98.872 3- Tổng số tài sản nợ 95.779 123.253 102.461 121.095 4- T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác phương pháp chủ yếu được áp dụng trong thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Thanh Xuân Thực trạng và một số ý kiến.doc
Tài liệu liên quan