MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt 2
Danh mục bảng biểu 3
Lời mở đầu .4
Phần I: Giới thiệu đề tài nghiên cứu . 6
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài . .6
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu . .7
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . .7
1.4. Ý nghĩa của đề tài . .8
1.5. Phương pháp số liệu mảng 9
Phần II: Phân tích thực trạng .14
A. Tổng quan tình hình hoạt động của các DN từ 2000 đến 2005 .14
B. Tình hình hoạt động của các DN theo KVKT từ năm 2000 đến năm 2005 .16
1. Hoạt động của DNNN .16
2. Hoạt động của DNTN . 22
3. Hoạt động của DN FDI .23
C. Quan hệ về hoạt động kinh doanh của DN theo KVKT . .23
1. So sánh tỷ suất sử dụng vốn theo ngành của các KVKT .24
2. So sánh lợi nhuận trên lao động theo KVKT .27
3. So sánh mức trang bị vốn cho lao động theo KVKT .28
Phần III: Mô hình kinh tế lượng .30
3.1. Số liệu .30
3.2. Mô hình biến mảng .32
Phần IV : Kết luận chung và khuyến nghị .45
A. Nhận xét chung .45
B. Khuyến nghị .51
55 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1867 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo khu vực kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h, đặc biệt việc định giá lại nguồn vốn được nhiều doanh nghiệp đề nghị. Bộ tài chính dẫn nguồn báo cáo của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước (trừ các ngân hàng thương mại nhà nước, tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, các tổng công ty đã cổ phần hóa) cho thấy hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh của các đơn vị này đạt kết quả tốt.
Tổng doanh thu năm 2007 của các tập đoàn , tổng công ty tăng 24%, tổng lợi nhuận tăng 23% so với năm 2006. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là 17% ( năm 2006 là 16%), 6 tháng đầu năm 2008, 8 tập đoàn và 96 tổng công ty vẫn đạt doanh thu 59%, lợi nhuận đạt 53% và nộp ngân sách đạt 67% kế hoạch cả năm. Hết năm 2007, vốn chủ sở hữu ở các tập đoàn, tổng công ty đã tăng 18% và tổng tài sản tăng 26% (khoảng 927 ngàn đồng). Những nguồn tăng này chủ yếu được hình thành từ tích lũy lợi nhuận và tiền bán cổ phần từ các công ty con. Theo đó, đầu tư của công ty mẹ và công ty con, công ty liên kết trong năm 2007 cũng đã tăng lên và chiếm 24% vốn của chủ sở hữu. Việc cổ phần hóa cũng thu về cho quỹ hỗ trợ, sắp xếp doanh nghiệp của các tập đoàn, tổng công ty hiện nay là 24 ngàn tỷ đồng.
1.2. Những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước từ năm 2000 đến nay.
1.2.1. Quản lý và sử dụng vốn chưa hiệu quả.
Theo số liệu của kiểm toán nhà nước (KTNN) công bố ngày 17 /8/2005 đã đưa ra bản báo cáo toát lên vấn đề kiểm đâu sai đấy, đặc biệt là có nhiều điểm nóng sai phạm tài chính được phát hiện. Có 3 điểm nóng:
Điểm nóng đầu tiên là hiện tượng khai sai thuế, giấu thuế và nợ đọng thuế khá phổ biến ở các doanh nghiệp nhà nước. Trong số 19 tổng công ty thì có tới gần 300 tỷ đồng tiền thuế được kiến nghị thu thêm. Cá biệt như tổng công ty tà thủy Việt Nam, số thuế thu thêm lên đến 63,9 tỷ đồng thuế VAT; công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị là 33,3 tỷ đồng tiền thuế thu nhập doanh nghiệp. Cũng chính loại doanh nghiệp này đang nợ đọng những khoản tiền thuế khổng lồ là hơn 4300 tỷ đồng và hơn 25% số này không thể thu hồi.
Điểm nóng khác chính là việc sử dụng vốn đầu tư không đúng mục đích. Bộ giao thông vận tải chi sai mục đích là 143,6 tỷ đồng, chương trình kiên cố hóa trường học chi sai mục đích là 167 tỷ đồng, cũng có hơn 1400 tỷ đồng trong số hơn 6000 tỷ đồng thu vượt dự toán được sử dụng nhưng không tuân thủ quy định và không được HĐND tỉnh thống nhất.
Điểm nóng nhất vẫn là đầu tư và xây dựng cơ bản. Theo đánh giá của KTNN, sai phạm trong đấu thầu thực sự nổi cộm và là căn nguyên của những tiêu cực, lãng phí và thất thoát. Số liệu đưa ra đáng để giật mình như dự án đường Chiềng Ngân (Sơn La) có giá trị 238,8 tỷ đồng mà vẫn được chỉ định thầu và giá thầu cao hơn phê duyệt tới 18,8 tỷ đồng. Hiện tượng giàn xếp, xé lẻ để chỉ định thầu, đấu thầu chui khiến cho nhiều công trình bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
1.2.2. Các doanh nghiệp nhà nước chưa hoạt động hết khả năng của mình.
Điều đáng lo ngại là theo kết quả của các báo cáo kiểm toán chuẩn đoán được công bố vào ngày 21 tháng 1 năm 2004. Tất cả các đơn vị này đều đang hoạt động dưới khả năng của mình, bởi một lý do là không có động cơ kích thích họ nỗ lực hơn. Việc kiểm toán chẩn đoán các doanh nghiệp nhà nước là một phần của dự án: Hỗ trợ kĩ thuật thực hiện chương trình kiểm toán phân tích doanh nghiệp nhà nước và được thực hiện bằng nguồn tài trợ không hoàn lại của chính phủ Australia, Đan Mạch, Nhật Bản, ủy thác của ngân hàng thương mại thế giới(WB). Việc kiểm toán được thực hiện bởi các công ty KPMJ- Australia, KPMJ- Thai Lan, Ernst -Young (Australia)…
Bà Lê Anh Tú, cố vấn kĩ thuật của dự án cho biết, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu trung bình của các doanh nghiệp của nhà nước được kiểm toán là 7,6%, thấp hơn nhiều so với mức 12% của các doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán Trung Quốc và mức 24% của các công ty tương tự ở Ấn Độ. Quan điểm thống nhất của các chuyên gia tư vấn quốc tế là các doanh nghiệp có tiềm năng tạo ra mức tỷ suất lợi nhuận cao hơn nhưng bị cản trở bởi các lý do thể chế khác nhau. Cụ thể là sự thiếu vắng 1 cơ chế khuyến khích công bằng được gắn kết với những mục tiêu hoạt động cụ thể của ngành. Các tổng công ty và doanh nghiệp thành viên được giao những mục tiêu phi lợi nhuận( phúc lợi xã hội), do đó làm giảm khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Theo quy định hiện hành, các tổng công ty thực hiện rất nhiều vai trò đa dạng khác nhau và không thể hoạt động như một đơn vị kinh doanh vì lợi nhuận do phải làm công việc như một cơ quan hỗ trợ và giám sát hiệu quả của các doanh nghiệp thành viên. Những mục tiêu xác định là khác nhau, do đó doanh nghiệp không thực hiện được hiệu quả.
Bên cạnh đó, trong một số ngành, chính phủ quyết định mức giá bán tối đa, do đó các doanh nghiệp dựa theo đó mà ấn định mức giá bán( gồm giá trần và giá sàn) cho các thành viên, gây ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của các thành viên. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp trực thuộc không được bán vượt ngoài khung của tổng công ty, do vậy các đơn vị thành viên bị mất thị phần vào các đơn vị liên doanh không thuộc quyền kiểm soát của tổng công ty.
1.2.3. Sai lầm trong cách thức quản trị của doanh nghiệp nhà nước.
Điều bất cập rất lớn đối với các doanh nghiệp nhà nước hiện nay là vấn đề sử dụng lao động. Theo chúng ta đã biết, chế độ dụng nhân và chế độ đãi ngộ là một trong những yếu tố quan trọng trong hoạt động quản trị và phát triển nguồn nhân lực, đem lại sự thành công cho doanh nghiệp. Tuy nhiên điều này đã không được coi trọng trong hầu hết các doanh nghiệp nhà nước. Chính vì vậy , các doanh nghiệp nhà nước hiện nay đã mắc phải một số sai lầm trong quản trị và tuyển dụng lao động.
Nguyên nhân có thể có ở các vấn đề sau:
Doanh nghiệp nhà nước đang trong tình trạng thiếu hụt nhân sự có năng lực, yếu kém về năng lực quản lý và lãnh đạo doanh nghiệp.Trong chính sách dụng nhân, các doanh nghiệp thường mắc sai lầm nghiêm trọng trong khi lặp lại cơ chế sắp xếp, bố trí cán bộ trong cơ quan hành chính sự nghiệp của nhà nước. Cơ chế bổ nhiệm cán bộ quản lý, lãnh đạo tuân theo các tiêu chí cơ bản như: phải là đàng viên, có thâm niên công tác, và thuộc diện cán bộ quy hoạch của tổ chức đảng trong doanh nghiệp đó. Tài năng đôi khi cũng chỉ là điều kiện đủ chứ chưa phải là điều kiện cần.Theo cơ chế bổ nhiệm nêu trên,như vậy một người trẻ, có tài năng, mới vào làm cho doanh nghiệp nhà nước khó mà được trọng dụng và bổ nhiệm vào các vị trí quản lý, lãnh đạo. Bên cạnh đó, chúng ta luôn bắt gặp đâu đó một doanh nghiệp nhà nước như một nhà trẻ hoặc là nơi giải quyết “ chế độ, chính sách”, bởi công nhân viên đa phần được gửi gắm, hoặc chuyển ngành trong các khu vực nhà nước. Hoạt động tuyển dụng trong doanh nghiệp nhà nước đôi khi không tuân thủ theo nguyên tắc “có việc mới tìm người” mà ở trong tình trạng “có người rồi mới tạo ra việc”. Như vây, dù có tuyển nhiều lao động nhưng làm việc còn mang tính chất hành chính, không năng động trong công việc, kéo theo điều này là năng suất lao động trong khu vực kinh tế này không cao.
Một yếu tố khác cũng góp phần quan trọng tạo ra tình trạng yếu kém của đội ngũ nhân sự trong các doanh nghiệp nhà nước đó chính là chế độ đãi ngộ: Cơ chế trả lương và chính sách động viên khen thưởng. Mặc dù doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh doanh thu lợi nhuận và tự trang trải chi phí, nhưng lại bị bắt buộc áp dụng hệ thống thang lương- bảng lương này là cơ chế trả lương không theo năng lực lao động, mà dựa trên bằng cấp, chức danh công việc, và thâm niên công tác. Nếu như tại các doanh nghiệp tư nhân, 1 sinh viên mới ra trường có thể đề nghị mức lương của mình, và doanh nghiệp chủ động đưa ra một mức lương phù hợp mà cả 2 phía có thể chấp nhận được. Nhưng điều này rất hiếm xảy ra ở các doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến tình trạng người có năng lực nhưng mới ra trường luôn có mức lương thấp hơn một người bình thường nhưng có thâm niên làm việc là điều rất hay gặp trong các doanh nghiệp nhà nước.
Hệ thống thang lương – bảng lương nhà nước quá phức tạp, dẫn đến tiêu cực, không công bằng trong cách trả lương. Hiện tượng “thưởng trong lương” rất phổ biến trong các doanh nghiệp nhà nước. Đó là biến tướng của việc buộc phải chi sai quỹ tiền lương nhằm đảm bảo thu nhập đủ sống cho công nhân viên của doanh nghiệp (vì lương theo hệ số của thang lương – bảng lương quá thấp). Bất cập này là nguyên nhân chính của tình trạng lãn công, tâm lý “không cần làm nhiều vì lương vẫn thế” trong đại bộ phận của doanh nghiệp.
Chính sách động viên khen thưởng cũng chẳng khác gì lương. Bằng cấp và yếu tố thâm niên vẫn là những đặc điểm cơ bản nhất dùng làm tiêu chí để thực hiện. Vì thế, nó không còn mang tính khích lệ, động viên kịp thời đối với người có cống hiến, có hiệu quả trong giải quyết công viêc. Ví dụ, tại một doanh nghiệp nhà nước, giám đốc quyết định mỗi phòng được cử một cán bộ quản lý và một nhân viên xuất sắc đi du lịch nước ngoài. Sau khi tiến hành lựa chọn, đa phần người được chọn là người có thâm niên công tác hoặc có ảnh hưởng nhất định tại phòng, trong khi đó những nhân viên trẻ có năng lực, có cống hiến thực sự thì lại không được đề cử. Điều này đã dẫn đến tình trạng bất bình đẳng trong tập thể người lao động.
Chế độ khen thưởng hàng năm lại mang tính hình thức. Việc bình bầu A, B, C và tính chất bình bầu không thực tế. Để không mất lòng mọi người, ai ai cũng xếp loại A, hi hữu mới có trường hợp xếp loại C là dành cho những người mới vào làm việc.
Trên đây là những bất hợp lý trong chế độ đãi ngộ đã không kích thích được sự phấn đấu, cạnh tranh bằng năng lực giữa các nhân viên.
Bên cạnh đó, lượng vốn mà các doanh nghiệp nhà nước sử dụng không hiệu quả, còn lãng phí rất nhiều như các công trình xây dựng cầu vượt, các công trình xây đường, nhà máy… Tiền vốn bỏ ra nhiều mà lợi ích sử dụng không cao, không thiết thực để áp dụng vào thực tế.
2. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) vừa công bố kết quả điều tra “Môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam 2001”. Trong đó, các nhà quản lý cho rằng, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề làm chi phí giao dịch trong kinh doanh cao do trình độ quản trị thấp.
Các DNTN không đạt được hiệu quả kinh tế cao là vì các DNTN thường rất khó xin đăng kí kinh doanh những ngành nghề mà trước đây Nhà nước độc quyền như du lịch lữ hành quốc tế, xuất khẩu lao động, khai khoáng… Chính vì vậy, hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam còn rất hạn chế, hiệu quả không cao, hầu như không có doanh nghiệp tư nhân nào có quy mô lớn.
Từ năm 2000 đến nay, trên Hà Nội có hơn 40.000 DNTN đăng kí thành lập. Tuy phát triển nhanh về số lượng, nhưng chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp này chưa tương xứng. Theo đánh giá của cơ quan chức năng, tuy phát triển nhanh về số lượng, nhưng chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp này chưa tương xứng với thế mạnh của một thành phố được coi là một trong những “đầu tàu” của kinh tế cả nước. Không ít doanh nghiệp sau khi đăng kí thành lập đã không thể hoạt động do chưa chuẩn bị được các yếu tố kinh doanh cần thiết. Ông Lưu Tiến Long, Giám đốc Sở Công nghiệp Hà Nội cho biết, hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân Hà Nội hầu hết còn mang tính tự phát. Tổng vốn đăng kí của hơn 40.000 DNTN ở Hà Nội xấp xỉ 100.000 tỷ đồng. Như vậy, mỗi doanh nghiệp chỉ có số vốn pháp định trung bình khoảng 2,5 tỷ đồng (chỉ có 15 doanh nghiệp có vốn pháp định trên 10 tỷ đồng). Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực tạo ra lợi nhuận nhanh, vốn đầu tư thấp như thương mại, dịch vụ. Những lĩnh vực quan trọng như nông nghiệp sạch, công nghiệp chế biến, công nghiệp xây dựng và chế tạo… lại được ít doanh nghiệp đầu tư. Ngoài ra, tình trạng chung hiện nay là các DNTN không thu hút được lực lượng lao động có trình độ cao.
3.Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn từ năm 2000 đến nay.
Khi nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, xuất khẩu là yếu tố quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế. Trong các khu vực kinh tế, doanh nghiệp có vốn đẩu tư nước ngoài (FDI) giữ vị trí hàng đầu trong việc tạo ra giá trị xuất khẩu. Doanh nghiệp FDI tham gia xuất khẩu hầu hết các mặt hàng chủ lực và chiếm tỷ trọng cao trong nhiều mặt hàng công nghiệp như hàng dệt may, giày dép, điện tử, máy móc, thiết bi…. Riêng trong năm 2008, các doanh nghiệp FDI đã xuất khẩu đạt 24,2 tỷ USD, chiếm 44% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Nếu tính cả dầu thô thì đạt 34,5 tỷ USD và chiếm 55% tổng kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu như hiện nay, trong quý I, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước chỉ tăng 2,4 %, thấp nhất trong nhiều năm qua, trong đó khu vực kinh tế FDI giảm mạnh nhất.
Tuy phải đối mặt với những khó khăn chung của nền kinh tế, doanh nghiệp FDI vẫn là khu vực kinh tế hoạt động mang tính hiệu quả vì cách thức quản lý mang tính chuyên nghiệp và chế độ tuyển dụng nguồn nhân lực mang tính hiệu quả hơn so với các thành phần kinh tế khác.
C. Mối quan hệ về hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp theo khu vực kinh tế giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005.
1. So sánh tỷ suất sử dụng vốn giữa các doanh nghiệp theo ngành của các khu vực kinh tế.
Ta có các bảng sau:
+ Bảng về tỷ suất lợi nhuận trên vốn của các DNNN theo ngành như sau:
Bảng 1
TSLN1
TSLN2
TSLN3
TSLN4
TSLN5
TSLN6
9.96
4.66
9.29
1.02
6.73
5.22
TSLN7
TSLN8
TSLN9
TSLN10
TSLN11
TSLN12
1.33
2.45
2.28
2.26
2.67
1.64
+ Bảng tỷ suất lợi nhuận trên vốn theo ngành của DNTN theo ngành như sau:
Bảng 2
TSLN1
TSLN2
TSLN3
TSLN4
TSLN5
TSLN6
3.62
1.94
1.14
2.31
16.65
4.88
TSLN7
TSLN8
TSLN9
TSLN10
TSLN11
TSLN12
4.89
1.61
6.07
1.58
2.56
5.89
+ Bảng tỷ suất lợi nhuận trên vốn theo ngành của các doanh nghiệp FDI như sau:
Bảng 3
TSLN1
TSLN2
TSLN3
TSLN4
TSLN5
TSLN6
3.60
213.97
4.46
2.96
4.49
6.41
TSLN7
TSLN8
TSLN9
TSLN10
TSLN11
TSLN12
8.46
6.84
2.43
1.48
7.46
1.01
Trong đó:
Ngành 1: Là ngành trồng trọt, nông nghiệp và săn bắn.
Ngành 2: Là ngành khai mỏ và khai thác than đá.
Ngành 3: Là ngành chế tạo.
Ngành 4: Là ngành sản xuất điện, ga, năng lượng và cung cấp nước nóng.
Ngành 5: Là ngành xây dựng.
Ngành 6: Là ngành bán buôn và bán lẻ, sửa chữa phương tiện mô tô, xe thô sơ cho cá nhân và hộ gia đình.
Ngành 7: Là ngành kinh doanh khách sạn và nhà hàng.
Ngành 8: Giao thông, kho và các phương tiện truyền thông.
Ngành 9: Môi giới tài chính.
Ngành10: Hoạt động cho thuê, kinh doanh đất, cho thuê điền trang và tài sản.
Ngành 11: Giáo dục.
Ngành12: Chăm sóc sức khòe và công việc xã hội.
Từ bảng 1, bảng 2 và bảng 3 ta có thể thấy được tỷ suất sử dụng vốn của các doanh nghiệp có sự khác nhau giữa các ngành theo khu vực kinh tế. Theo các bảng trên ta thấy, đối với ngành 1, các DNNN có tỷ suất sử dụng vốn cao hơn so với DNTN và doanh nghiệp FDI. Cụ thể ta thấy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn ngành 1 của DNNN là 9.96, trong khi tỷ lệ này ở khu vực kinh tế tư nhân là 3.66 và khu vực FDI là 3.60. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế tạo( ngành3) của DNNN cũng có tỷ suất sử dụng vốn cao hơn so với các DNTN và doanh nghiệp FDI.
Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận trên vốn của doanh nghiêp FDI trong ngành kinh doanh nhà hàng và khách sạn bằng 8.46 lại cao hơn so với khu vực kinh tế nhà nước là 1.33và khu vực kinh tế tư nhân là 4.89. Đây là ngành dịch vụ quan trọng đối với mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp trong nước chưa có khả năng cạnh tranh và có hướng đi phù hợp trong lĩnh vực này so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đặc biệt trong bảng ta cũng nhận thấy ngành khai mỏ và khai thác than đá của khu vực này đạt tỷ suất sử dụng vốn cao nhất, cao hơn rất nhiều so với các DNNN và DNTN.
Trong bảng trên ta thấy các DNTN đạt tỷ suất lợi nhuận trên vốn trong ngành 5 đạt 16.65 , trong khi đó các DNNN chỉ đạt 6.73 và các doanh nghiệp FDI đạt 4.49. Như vậy, đây là ngành mà các DNTN có thể phát huy và đầu tư phát triển hơn, nó có khả năng cạnh tranh trên thị trường sản xuất trong lĩnh vực này.
Như vậy, các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế cần phát huy và phân bổ vốn đầu tư vào các ngành mà có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp trong các khu vực kinh tế khác sao cho hiệu quả cao hơn. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp muốn kinh doanh ở những ngành mà các doanh nghiệp ở những khu vực kinh tế khác đã đạt hiệu quả kinh tế cao thì cần chuẩn bị mọi điều kiện và chịu thách thức lớn để có thể cạnh tranh được trên thị trường sản xuất trong những ngành đó. Cụ thể, nếu DNNN và DNTN muốn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và khách sạn thì cần phải có hướng đi cụ thể, tìm hiểu phương pháp thực hiện, cách thức đầu tư vốn có quy mô và hiệu quả thì mới cạnh tranh được với doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực này.
2. So sánh lợi nhuận trên lao động của các doanh nghiệp theo khu vực kinh tế trong giai đoạn từ 2000 đến 2005.
Ta có sơ đồ về tỷ suất lợi nhuận trên vốn theo năm của cả 3 khu vực kinh tế như sau:
Hình 2.1
Nhìn từ đồ thị hình 2.1 ta thấy rằng tỷ suất sử dụng lao động của doanh nghiệp khu vực FDI ngày càng tăng dần theo thời gian. Điều này chứng tỏ một phần là các doanh nghiệp FDI sử dụng lao động hiệu quả hơn so với 2 khu vực còn lại. Và theo thời gian thì hiệu quả đạt được ngày càng cao. Ngoài ra, nhìn từ đồ thị ta thấy rằng vào các năm 2000, 2001, 2005, tỷ suất sử dụng lao động của khu vực kinh tế nhà nước đạt hiệu quả cao hơn so với khu vực kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, theo thời gian, tỷ suất này không tăng, và không đồng đều giữa các năm. Chỉ số này đạt cao nhất vào năm 2000, do vậy không có xu hướng thay đổi rõ theo thời gian. Bên cạnh đó, ta cũng thấy đối với các DNTN, tỷ suất sử dụng lao động kém hiệu quả, tuy nhiên cũng có xu hướng tăng theo thời gian nhưng tốc độ tăng rất chậm. Mặt khác, năm 2004 có tỷ suất cao hơn so với năm 2005 một chút. Có nhiều yếu tố tác động đến tỷ suất này, tuy nhiên các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế cần thực hiện biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, để từ đó nâng cao được tỷ suất này lên. Đây là vấn đề rất cần thiết cho các doanh nghiệp, một mặt nâng cao vị thế cạnh tranh của chính doanh nghiệp, mặt khác nâng cao được hiệu quả hoạt động và đây là yếu tố quan trọng để giúp các doanh nghiệp có lượng vốn ít có thể thay thế lượng vốn đầu tư bằng nguồn lao động, giúp cho họ có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp có lượng vốn lớn.
3. So sánh mức trang bị vốn cho lao động ở các doanh nghiệp trong khu vực kinh tế theo thời gian giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005.
Để có được cái nhìn tổng quan hơn, ta có đồ thị sau:
Hình2.2
Từ hình 2.2 ta thấy rằng, mức trang bị vốn cho doanh nghiệp FDI đạt cao nhất, sau đó đến các DNTN, xếp cuối cùng là các DNNN. Nhìn từ đồ thị ta thấy, lượng vốn trang bị cho một lao động nhìn chung đều có xu hướng tăng dần theo các năm, và tăng nhanh nhất là các doanh nghiệp FDI. Lượng vốn trang bị cho lao động tăng nhanh và đều qua các năm, không có xu hướng chững lại ở bất kì giai đoạn nào. Độ dốc của đường tỷ suất (vốn/lao động) của doanh nghiệp FDI cao hơn so với 2 loại hình doanh nghiệp còn lại. Điều này cho ta thấy xu hướng trang bị vốn cho 1 lao động ở khu vực FDI tăng nhanh hơn ngày càng cao. Bên cạnh đó, DNNN và DNTN có mức trang bị vốn cho lao động tăng rất chậm trong giai đoạn đầu từ năm 2000 đến năm 20002, tuy nhiên từ năm 2000 đến năm 2004, tỷ lệ này tăng mạnh và có xu hướng chững lại vào năm 2005.
PHẦN III: Mô hình kinh tế lượng và kết quả phân tích.
3.1. Số liệu.
Nguồn số liệu sử dụng là bộ số liệu điều tra doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005 do bộ lao động và thương binh xã hội cung cấp.
Qua quá trình xử lý số liệu bằng phần mềm stata và excel. Ta có bảng số liệu sau:
Bảng số liệu của DNNN theo ngành có dạng như sau:
năm
ngành
kvkt
ldong
lnhuan
von
2000
1
1
…
…
…
2001
1
1
…
…
…
…
…
…
…
…
…
2005
1
1
…
…
…
2000
2
1
…
…
…
…
…
..
…
…
…
2005
2
1
…
…
…
2000
3
1
…
…
…
…
…
…
…
…
…
2005
3
1
…
…
…
…
…
…
…
…
…
2000
12
1
…
…
…
…
…
…
…
…
…
2005
12
1
…
…
…
Bảng số liệu của DNTN có dạng như sau:
năm
ngành
kvkt
ldong
lnhuan
von
2000
1
2
…
…
…
2001
1
2
…
…
…
…
…
…
…
…
…
2005
1
2
…
…
…
2000
2
2
…
…
…
…
…
..
…
…
…
2005
2
2
…
…
…
2000
3
2
…
…
…
…
…
…
…
…
…
2005
3
2
…
…
…
…
…
…
…
…
…
2000
12
2
…
…
…
…
…
…
…
…
…
2005
12
2
…
…
…
Ta có bảng số liệu của doanh nghiệp FDI có dạng như sau:
năm
ngành
kvkt
ldong
lnhuan
von
2000
1
3
…
…
…
2001
1
3
…
…
…
…
…
…
…
…
…
2005
1
3
…
…
…
2000
2
3
…
…
…
…
…
..
…
…
…
2005
2
3
…
…
…
2000
3
3
…
…
…
…
…
…
…
…
…
2005
3
3
…
…
…
…
…
…
…
…
…
2000
12
3
…
…
…
…
…
…
…
…
…
2005
12
3
…
…
…
3.2. Mô hình biến mảng.
3.2.1. Sử dụng phương pháp biến mảng, ta có mô hình như sau.
lnhuanij = β1 +β2 *ldong2ij +β3 *von3ij + Ui +εij .
Trong đó:
Lnhuanij : Lợi nhuận của ngành i trong thời gian j.
Ldong2ij: Lao động của ngành i trong thời gian j.
Von3ij : Lượng vốn sử dụng của ngành i trong thời gian j.
Ui là nhiễu, thể hiện sự khác nhau giữa các ngành.
3.2.2. So sánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp theo khu vực kinh tế.
a. Sự tác động của vốn và lao động đến lợi nhuận của DNNN.
+ Sử dụng mô hình tác động cố định, ta có bảng ước lượng sau:
Bảng 3.1
Từ bảng ước lượng ta thấy, cả hệ số của lao động và vốn đều tác động dương đến lợi nhuận của các DNNN và các hệ số này đều có ý nghĩa thống kê vì giá trị P-value ứng với các hệ số của vốn và lao động đều nhỏ hơn mức ý nghĩa α=0.05.
Khi lao động tăng lên 1 đơn vị thì lợi nhuận tăng 0.274 đơn vị, và khi vốn tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận của DN sẽ tăng 0.37 đơn vị.
+ Sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên ta có (bảng 3.2) như sau:
Từ bảng 3.2, ta thấy lượng lao động và vốn đều có tác động cùng chiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp, vì các hệ số ứng với các biến giải thích là lao động và vốn đều mang giá trị dương. Thêm vào đó, các giá trị P-value ứng với 2 hệ số này đều có ý nghĩa thống kê. Khi lao động tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận của DN trong khu vực này tăng 0.273. Khi vốn tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận của DN trong khu vực này tăng 0.402 đơn vị. Như vậy, trong khu vực này, vốn và lao động đều ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận của DN.
+ Tuy nhiên, để lựa chọn được mô hình phù hợp hơn, ta sử dụng kiểm định Hausman.Ta có bảng kiểm định (bảng 3.3) như sau:
Bảng 3.3
Kiểm định Hausman sử dụng để kiểm định giả thiết:
H0: Ui và biến độc lập không tương quan.
H1: Ui và biến độc lập có tương quan.
Từ bảng 3.3, ta nhận thấy giá trị prob>chi2=0.6734 >0.05. Giá trị này cho phép ta chấp nhận giả thiết H0, tức là Ui và biến độc lập không tương quan, vì vậy đê tránh vi phạm các giả thiết OLS và tránh được các sai lầm trong mô hình ta nên sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên.
b. Sự tác động của vốn và lao động đến lợi nhuận của DNTN.
+ Trước tiên sử dụng mô hình tác động cố định, ta có bảng ước lượng như sau:
Bảng 3.4
Từ bảng 3.4, ta nhận thấy rằng giá trị P-value ứng với hệ số của lao động có giá trị xấp xỉ bằng 0, nhỏ hơn mức ý nghĩa α=0.05. Hệ số này bằng 0.182 >0, điều này chứng tỏ lao động có ảnh hưởng cùng chiều đến lợi nhuận. Trong mô hình thể hiện, khi tăng lao động lên 1 đơn vị thì sẽ làm lợi nhuận tăng 0.182 đơn vị. Sự ảnh hưởng này không hề nhỏ. Trong bảng ước lượng ta cũng nhận thấy, dù hệ số ứng với biến vốn mang giá trị dương nhưng giá trị này không có ý nghĩa thống kê ( do P-value ứng với biến vốn= 0.264> α=0.05).
+ Ước lượng sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên, ta có bảng ước lượng như sau:
Bảng 3.5
Nhìn từ bảng 3.5, ta cũng nhận thấy hệ số của vốn và lao động đều dương, nhưng chỉ hệ số ứng với biến ldong là có ý nghĩa thống kê vì P-value α=0.05.
+ Để lựa chọn mô hình phù hợp, ta sử dụng kiểm định Hausman.
Bảng 3.6
Đây là kiểm định để ta có thể lựa chọn được mô hình phù hợp hơn. Trong bảng ta thấy rằng Prob>chi2=0.3114 >0.05, giá trị này cho ta chấp nhận giả thiết H0 là các Ui và biến độc lập không tương quan, như vậy ta nên sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên. Sự lựa chọn này sẽ giúp cho việc ước lượng sẽ chính xác hơn.
c. Sự tác động của vốn và lao động đến doanh nghiệp FDI.
+ Sử dụng mô hình tác động cố định, ta có bảng ước lượng như sau:
Bảng 3.7
Từ bảng 3.7, hệ số ước lượng của lao động ảnh hưởng cùng chiều với lợi nhuận của doanh nghiệp và hệ số này có ý nghĩa thống kê vì giá trị P-value < α=0.05. Trong bảng ta thấy rằng, khi lao động tăng 1 đơn vị thì lợi nhuận tăng 1.176601 đơn vị. Ngoài ta, trong bảng ước lượng ta thấy hệ số của vốn <0 nhưng hệ số này không có ý nghĩa nên ta không thể xét được sự ảnh hưởng của vốn đầu tư đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên, ta có bảng ước lượng sau:
Bảng 3.8
Từ bảng 3.8 ta có, lao động có tác động dương đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi lao động tăng 1 đơn vị, thì lợi nhuận củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo khu vực kinh tế.DOC