Tỷ lệ nhập học của nhóm nghèo nhất tăng qua các năm từ 2002 đến 2006 nhưng mức tăng chưa cao, giai đoạn 2002 - 2004 tăng 1,02%, giai đoạn 2002 - 2006 tăng 2%. So với tỷ lệ nhập học chung của cả nước chênh lệch khá lớn năm 2006 mức chênh lệch là 21,4%, năm 2004 mức chênh lệch là 16,5%.
Sự chênh lệch lớn cũng xảy ra ở nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất năm 2002 là 2,24 lần, năm 2004 là 2,27 lần đến năm 2006 là 2,26 lần. Tỷ lệ chênh lệch vẫn chưa có xu hướng giảm.
Như vậy với cấp giáo dục mầm non trẻ em nghèo đi học ít với mức tăng chậm qua các năm. Cấp học mầm non là một cấp học quan trọng là nền tảng cho cấp học tiểu học vì thế mà nếu không được giáo dục ở cấp này thì trẻ em thiệt thòi rất nhiều.
78 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều bài học được rút ra để các chương trình sau hoạt động hiệu quả.
Thứ ba là bài học rút ra từ kinh nghiệm của Hàn Quốc, chính sách giáo dục dành cho trẻ em nghèo nằm trong hệ thống chính sách giáo dục chung, tuy không có nhiều nguồn lực dành cho giáo dục nhưng Hàn Quốc đã huy động được sự ủng hộ của người dân cả về vật chất và tinh thần, người dân hiểu được tầm quan trọng của giáo dục nên đầu tư cho con em họ đi học và đóng góp nguồn lực cho nhà nước. Liên hệ với vấn đề tiếp cận giáo dục cho trẻ em nghèo ta thấy rằng điều quan trọng nhất là làm cho các gia đình hiểu được tầm quan trọng của giáo dục để tạo điều kiện cho con em đi học, tạo được quyết tâm cao với tất cả mọi người.
Thứ tư, các chương trình với mục tiêu gì đi chăng nữa thì kết quả đáng quan tâm nhất là thay đổi được hành vì thái độ của người nghèo với giáo dục. Đưa cho họ một nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục, có như thế thì họ mới tạo điều kiện thực sự cho con em họ đến trường dù hoàn cảnh như thế nào, dù có nhận được sự hỗ trợ hay không. Ngoài ra cũng cần chú ý các dịch vụ khác như y tế vì nó cũng nằm trong lĩnh vực tinh thần mà người nghèo dễ bị tổn thương, nắm được sự tiếp cận của người nghèo cả về những dịch vụ khác nữa thì hiệu quả của chính sách tăng lên rất nhiều.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM NGHÈO VIỆT NAM
1. Bức tranh chung về trẻ em nghèo Việt Nam
Để có một cái nhìn chính xác, toàn diện về trẻ em nghèo đầu tiên chúng ta cùng xem xét vấn đề nghèo đói chung của Việt Nam.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu khá ấn tượng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, đã được thế giới và bạn bè đánh giá cao. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế chung của đất nước, thu nhập của dân cư đã tăng rõ rệt trong những năm gần đây. Tổng sản phẩm trong nước bình quân đầu người năm 2000 tính bằng USD theo phương pháp tỷ giá hối đoái thực tế khoảng 400 USD, năm 2006 là 725USD, năm 2008 là 1028 USD. Tăng trưởng kinh tế đi cùng với kết quả xóa đói giảm nghèo. Chính phủ đã có chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, các chính sách về giáo dục, y tế, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Các ngành địa phương triển khai các biện pháp xóa đói giảm nghèo như: tạo điều kiện về vốn qua hình thức tín dụng cho hộ nghèo có nhu cầu vay. Đối với vùng đặc biệt khó khăn, nhà nước xây dựng kết cấu hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân.
Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn quốc gia đã giảm mạnh, giai đoạn trước năm 1990 tỷ lệ nghèo chung của cả nước là 70%, năm 1993 là 58,1%, năm 1998 là 37,4%, năm 2007 là 14,7% đến năm 2008 là 13,5% những con số trên đã phản ánh sự chuyển biến sâu sắc trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo.
Tuy nhiên tốc độ giảm nghèo trong những năm gần đây có xu hướng giảm, năm 2008 giảm 1,2% so với năm 2007 trong khi từ năm 1993 đến năm 1998 giảm 20,7% mỗi năm giảm trung bình hơn 3% .
Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn và đặc biệt ở khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7 đến 2 lần tỷ lệ nghèo bình quân của cả nước. Nếu như tỷ lệ hộ nghèo của vùng Đông Nam Bộ là 6,1%, tỷ lệ nghèo của vùng đồng bằng sông Hồng là 12,9% thì vùng Tây Bắc vẫn còn tới 46,1% tức còn gần một nửa, vùng Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên tuy giảm nhanh nhưng vẫn còn gần 1/3, vùng Đông Bắc vẫn còn 23,2%, vùng duyên hải Nam Trung Bộ 21,3%, ngay cả vùng đồng bằng sông Cửu Long một vựa lúa của cả nước vẫn còn 15,3% người nghèo ( Số liệu tổng cục thống kê 2004).
Không chỉ có chênh lệch tỷ lệ nghèo ở các vùng mà còn có sự chênh lệch cao giữa nhóm giàu và nhóm nghèo. Theo báo cáo phát triển con người của UNDP 2007 - 2008 :
Chênh lệch giàu nghèo của nước ta hiện nay là 34,4 lần
10% dân số nghèo nhất chỉ chiếm 4,2% thu nhập và chi tiêu quốc gia
10% dân số giàu nhất chiếm 28,8% thu nhập và chi tiêu quốc gia
20% dân số nghèo nhất chiếm 9% tổng thu nhập và chi tiêu quốc gia
20% dân số giàu nhất chiếm 44,3% tổng thu nhập và chi tiêu quốc gia
Bảng 2.1 : Chuyển biến của tỷ lệ nghèo và hệ số Gini Việt Nam 1993 - 2006
Năm
1993
1998
2002
2004
2006
Tỷ lệ nghèo (%)
58,1
37,4
28,9
19,5
16,0
Hệ số Gini tính từ chi tiêu
0,34
0,35
0,37
0,37
0,36
Hệ số Gini tính từ thu nhập
0,35
0,39
0,42
0,41
0,43
Nguồn: Tổng cục thống kê
Bảng 2.2: Tỷ lệ hộ nghèo các vùng 2004
Nguồn: Tổng thống kê
Hộ nghèo số nhân khẩu bình quân thường cao hơn hộ giàu từ 1,5 người trở lên, nhân khẩu bình quân/ hộ vùng nông thôn thường cao hơn thành thị, cao nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long hộ nghèo nhiều hơn hộ giàu tới 2,4 người. Vùng núi phía Bắc là 2,1 người, Tây nguyên 1,9 người, Bắc Trung Bộ là 1,8 người. Tình trạng phổ biến của cả nước là các hộ đã thuộc diện nghèo đói lại thường có nhiều trẻ em, thiếu lao động. Số liệu của các cuộc điều tra mức sống dân cư của tổng cục thống kê cho thấy rằng tỷ lệ trẻ em trên mỗi người lao động ở nhóm hộ nghèo cao nhất và tỷ lệ này giảm dần khi nhóm mức chi tiêu bình quân đầu người tăng dần.
Ở thành phố số người nghèo ít hơn rất nhiều ở nông thôn không chỉ là biểu hiện đơn thuần về mức sống mà còn phải ánh bức tranh đói nghèo nông thôn, sự nghèo đói ở nông thôn đã thúc đẩy người dân di cư ra thành phố và dân di cư tự do thường làm cho môi trường xã hội ở các đô thị them phức tạp, khó quản lý, tệ nạn xã hội gia tăng và làm trầm trọng thêm đội quân thất nghiệp ở thành thị. Vì vậy mà có thể nói nghèo đói là vấn đề ở khu vực nông thôn xuất phát từ khu vực nông thôn nhưng lan toả ra cả nước trở thành vấn đề cấp bách chung của toàn xã hội.
Có sự chênh lệch về học vấn giữa người giàu và người nghèo. Người nghèo có ít cơ hội học lên bậc cao hơn. Các hộ nghèo không có điều kiện học tập văn hoá, các con em họ không có điều kiện đến trường, nhất là con em vùng dân tộc ít người, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Những số liệu về điều tra mức sống cho thấy nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo. Ngoài chi tiêu cho ăn uống hộ nghèo cũng phải dành một một khoản tiền khá lớn( về tỷ trọng trong ngân quỹ gia đình cho chữa bệnh và giáo dục)
Mặc dù thu nhập thấp nhưng người nghèo cũng phải trang trải các chi phí cần thiết cho đời sống sinh hoạt tuy khiêm tốn nhưng mục nào khoản nào cũng phải có. Ngoài ra người nghèo cũng phải chi phí cho các khoản đóng góp khác như: an ninh địa phương, khắc phục bão lụt, quốc phòng, trường học.
Khi mùa màng thất bát, thì tầng lớp những người nông dân nghèo thường bị ảnh hưởng trực tiếp nhất đến đời sống của họ. Chẳng hạn những người dân ở khu vực miền trung hay phải gánh chịu thiên tai, làm ảnh hưởng đến sinh hoạt đời sống của tất cả người dân nhưng nặng nề nhất vẫn là người nghèo, khi mà nhà cửa không chắc chắn sẽ dễ bị hư hỏng, mùa màng thất bátcuộc sống của người nghèo khó khấm khá lên được.
Hiện nay chính phủ ta đã có những biện pháp hỗ trợ người nghèo như vay vốn. Nhưng sự hỗ trợ đó đến được với người nghèo hay không và họ sử dụng nó như thế nào là cả một bài toán. Điều đó làm cho bức tranh về người nghèo Việt Nam thêm nhiều màu sắc.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói nhưng có thể tổng hợp thành như sau:
w Đông con, thiếu lao động
w Thiếu ruộng đất sản xuất, thiếu vốn sản xuất
w Rủi ro tai nạn, không có kinh nghiệm làm ăn
wKhông có kế hoạch
w Bệnh tật ốm đau
w Không có nghề gì khác ngoài nông nghiệp và các yếu tố khác
Đó là các số liệu để cho chúng ta nhìn rõ hơn về bức tranh nghèo đói của Việt Nam hiện nay, nhưng nhìn vào đó phải hiểu được là: Nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinh tế thị trường hiệu quả, trong đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước được cải thiện có trách nhiệm giải trình và vận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng như một môi trường kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng. Vì thế mà khi các chính sách hướng về người nghèo không chỉ cải thiện những thiếu thốn về vật chất mà còn về tinh thần và tình cảm cho họ.
Có thể nói những người nghèo, những hộ thu nhập thấp, những người phải chạy ăn từng bữa trên thực tế chỉ được hưởng thụ rất ít các kết quả tăng trưởng khi mà họ gần như lãnh trọn những hậu quả do lạm phát đang diễn ra. Mà khi gia đình rơi vào cảnh nghèo đói thì trẻ em là những người luôn gánh chịu những ảnh hưởng nhiều nhất. Trong khi tỷ lệ nghèo chung năm 2008 là 13,5% thì mức nghèo tiền tệ của trẻ em là 23% và nghèo đa chiều 31% ( nghèo đa chiều xét trên 7 lĩnh vực như phần trên đã nêu )
Những con số đáng lưu ý trong chương trình đánh giá giữa kỳ chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo và chương trình 135 II.
Có 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi suy sinh dưỡng thể còi
1/3 vào thời điểm 5 tuổi chưa được tiêm phòng đầy đủ
1/2 số trẻ không được tiếp cận công trình vệ sinh đủ tiêu chuẩn
2/3 không có tranh truyện hoặc sách cho trẻ em.
Trẻ em nghèo thì càng lên bậc học cao hơn thì tiếp cận giáo dục càng kém. Nếu như ở bậc tiểu học số trẻ em đến trường của nhóm nghèo và nhóm không nghèo không chênh lệch nhiều, thì lên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông thì sự chênh lệch càng rõ, về vấn đề y tế trẻ em nghèo bị ốm nhiều hơn so với trẻ em không thuộc hộ nghèo ( 12,4% so với 11,7% ) điều này cho thấy trẻ em trong các hộ không nghèo được chăm sóc tốt hơn.
Nghiên cứu về trẻ em nghèo trên còn cho thấy sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng địa lý đồng bằng và miền núi. Tỷ lệ nghèo ở nông thôn là 40%, ở thành thị là 10%, theo vùng địa lý CPR cao nhất ở miền núi phía bắc 64 - 78%, đồng bằng sông Cửu Long 56 - 60%, CPR ở trẻ em dân tộc thiểu số 65% cao hơn so với trẻ em dân tộc kinh hoa ( 25%). Trong số trẻ em từ 3 đến 6 tuổi có 14,2% không đi học mẫu giáo tập trung chủ yếu vào trẻ em thuộc các hộ dân tộc thiểu số và các vùng nông thôn. 75,18% tỷ lệ trẻ em thuộc hộ thiểu số sống bằng nhà tranh vách đất. Trẻ em thuộc hộ dân tộc thiểu số không có nhà vệ sinh cao hơn 2 lần so với trẻ em sống trong các hộ người kinh. ( 74,1% và 5,8%).
Các tỷ lệ phản ánh chênh lệch mức sống cao của hai nhóm giàu và nghèo, ngoài ra còn cả quy mô, các gia đình nghèo thường đông con, khoảng gần 50% số trẻ em sống trong các hộ nghèo và cận nghèo, trong khi đó chỉ có khoảng 15% trẻ em thuộc nhóm giàu nhất.
Trên đây là những con số còn những thực trạng sự việc thực tế về trẻ em nghèo nghèo hiện nay thế nào nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Một tình trạng nhức nhối đang được quan tâm là hiện tượng học sinh bỏ học hàng loạt. Theo số liệu báo chí công bố năm học 2003 - 2004 số học sinh bỏ học, năm học 2005 - 2006 có hơn 600000 em, còn theo báo cáo giám sát toàn cầu giáo dục cho mọi người 2008 thì Việt Nam có khoảng 1 triệu học sinh bỏ học. Số học sinh bỏ học tăng cao trong 2 năm lạm phát chứng tỏ các hộ gia đình nhất là gia đình nghèo bị ảnh hưởng bởi lạm phát, họ không có đủ tiền cho con đi học. Những học sinh bỏ học này đóng góp vào lực lượng lao động và cũng là những đối tượng có nguy cơ mắc các tệ nạn xã hội cao.
2. Thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo Việt Nam
Dựa trên số liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2002, 2004 và 2006, khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo ở Việt Nam được đánh giá thông qua sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp giữa nhóm trẻ em nghèo và không nghèo, được chia theo các cấp học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Phân tích các chỉ tiêu: Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi, mức chi tiêu cho giáo dục, tỷ lệ người đi học thêm trong 12 tháng 2006, tỷ lệ hỗ trợ của gia đình, tỷ lệ lao động trẻ em. Các nhóm nghèo nhất, gần nghèo nhất, trung bình, gần giàu nhất tương ứng với nhóm I, II, III, IV, V.
2.1. Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi
t Mầm non: Cấp học mầm non bao gồm nhà trẻ và mẫu giáo. Tình trạng phổ biến hiện nay là các bé trong độ tuổi này được các bà mẹ chăm sóc, kết hợp việc nhà, vừa buôn bán nhỏ vừa trông nom vì sợ tốn kém. Có một khoảng cách lớn về tiếp cận dịch vụ giáo dục mầm non giữa nhóm giàu và nhóm nghèo, khoảng cách này đang có xu hướng tăng lên, cùng với xu hướng xã hội hoá giáo dục mầm non. Sự khác biệt trong tỷ lệ nhập học rất lớn thể hiện khả năng tiếp cận dịch vụ GDMN của trẻ em nghèo kém hơn trẻ em không nghèo. Thể hiện ở bảng 2.2
Nhà trẻ
Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi nhà trẻ ở các nhóm chi tiêu nhìn chung là thấp và thấp nhất là ở nhóm nghèo.
Từ năm 2002 đến 2006 tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi nhà trẻ tăng với tốc độ chậm, giai đoạn 2002 - 2004 tăng 3,58%, giai đoạn 2004 - 2006 tăng 5,33%.
So với tỷ lệ chung của cả nước nhóm nghèo nhất thấp hơn trung bình 5,24%, khoảng cách chênh lệch có giảm qua các năm nhưng chưa cao.
Khoảng cách chênh lêch giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất cũng cao, năm 2002 tỷ lệ chênh lệch là 2,5 lần, đến năm 2006 là 1,77 lần tuy có giảm nhưng vẫn cao.
Bảng 2.3 : Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi nhà trẻ Đơn vị : Phần trăm
Nhóm thu nhập
2002
2004
2006
Cả nước
10,05
13,04
16,97
I
3,95
7,53
12,86
II
8,1
10,89
13,05
III
8,31
11,74
15,96
IV
12,85
16,56
18,67
V
25,87
22,24
30,04
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 2002, 2004, 2006
Mẫu giáo
Tỷ lệ nhập học của mẫu giáo cao hơn so với nhà trẻ nhưng vẫn còn thấp
Bảng 2.4 : Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi mẫu giáo
Đơn vị : Phần trăm
Năm
Nhóm
2002
2004
2006
Cả nước
46,77
50,2
57,1
I
32,68
33,7
35,7
II
45,4
46,8
48,9
III
47,44
52,3
56,7
IV
56,47
59,8
61,7
V
73,27
76,7
80,7
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 2002, 2004, 2006
Tỷ lệ nhập học của nhóm nghèo nhất tăng qua các năm từ 2002 đến 2006 nhưng mức tăng chưa cao, giai đoạn 2002 - 2004 tăng 1,02%, giai đoạn 2002 - 2006 tăng 2%. So với tỷ lệ nhập học chung của cả nước chênh lệch khá lớn năm 2006 mức chênh lệch là 21,4%, năm 2004 mức chênh lệch là 16,5%.
Sự chênh lệch lớn cũng xảy ra ở nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất năm 2002 là 2,24 lần, năm 2004 là 2,27 lần đến năm 2006 là 2,26 lần. Tỷ lệ chênh lệch vẫn chưa có xu hướng giảm.
Như vậy với cấp giáo dục mầm non trẻ em nghèo đi học ít với mức tăng chậm qua các năm. Cấp học mầm non là một cấp học quan trọng là nền tảng cho cấp học tiểu học vì thế mà nếu không được giáo dục ở cấp này thì trẻ em thiệt thòi rất nhiều.
t Tiểu học : Đây là bậc có tỷ lệ đi học cao nhất và đồng đều giữa các nhóm và tỷ lệ cao của cả nuớc. Theo số liệu của bộ giáo dục và đào tạo đến tháng 12 năm 2006 cả nước đã có 64/64 tỉnh thành phố đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học.
Tiểu học
Bảng 2.5: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi tiểu học
Đơn vị : Phần trăm
Nhóm
2002
2004
2006
Cả nước
90,1
88,54
95,4
I
84,5
85,11
94,1
II
90,3
88,4
95,6
II
91,9
90,2
95,7
IV
93,7
90,96
96,8
V
95,3
90,77
94,9
Người kinh và hoa
92,1
89,91
95,7
Các dân tộc thiểu số
80,0
81,81
93,8
Thành thị
94,1
90,43
94,6
Nông thôn
89,2
88,1
95,6
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 2002, 2004, 2006
Ở bậc tiểu học không có sự chênh lệch nhiều giữa tiếp cận giáo dục của nhóm trẻ em nghèo và các nhóm khác . Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi nhóm nghèo nhất 2006 là 94,1% so với tổng cả nước là 95,4% so với nhóm giàu nhất là 96,8%. Sự chênh lệch 2% của nhóm giàu nhất với nghèo nhất thấy rằng tuy ở cấp tiểu học có sự tiếp cận cao về giáo dục của trẻ em nghèo nhưng vẫn thấp hơn so với nhóm giàu. Sự chênh lệch giữa dân tộc thiểu số và dân tộc kinh giảm mạnh qua các năm 2002 đến 2006, khoảng cách chênh lệch trong tỷ lệ nhập học giữa nông thôn và thành thị cũng được thu hẹp lại.
t Trung học cơ sở và trung học phổ thông: Ở hai cấp này tỷ lệ nhập học của các nhóm nói chung và của nhóm nghèo nhất giảm đáng kể so với cấp tiểu học.
Bảng 2.6: Tỷ lệ học sinh đi học đúng độ tuổi trung học cơ sỏ, trung học phổ thông ( THCS, THPT )
Đơn vị : Phần trăm
Nhóm
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
2002
2004
2002
2004
Cả nước
72,1
72,21
41,8
43,3
I
53,8
60,69
17,1
26,26
II
71,3
70,9
34,1
38,7
III
77,6
74,96
42,6
44,32
IV
78,8
79,03
53
50,28
V
85,8
81,93
67,2
64,01
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 2002, 2004, 2006
Trung học cơ sở
Tỷ lệ nhập học của nhóm nghèo nhất tăng qua các năm nhưng có xu hướng chậm lại, năm 2002 đến năm 2004 tăng 6,89%. So với tỷ lệ chung của cả nước mức chênh lệch không nhiều nhưng với nhóm giàu nhất, mức chênh lệch của nhóm nghèo nhất so với tỷ lệ chung của cả nước là 9,5%, so với nhóm giàu nhất là 23%.
Trung học phổ thông
Cấp trung học phổ thông tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi ở tất cả các nhóm đều thấp hơn hơn so với cấp tiểu học và trung học cơ sở. Nhóm nghèo nhất, tỷ lệ nhập học có xu hướng tăng chậm, giai đoạn 2002 - 2004 tăng 9,16%. Tỷ lệ chênh lệch giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất chênh lệch lớn năm 2004 là 2,44 lần.
Có thể thấy quy luật là '' càng lên bậc học cao thì tỷ lệ đi học đúng độ tuổi của nhóm nghèo nhất càng thấp''.
Bảng 2.7: Tỷ lệ đi học đúng độ tuổi trung học 2006 Đơn vị: Phần trăm
Nhóm
Nam
Nữ
Chung
I
62,3
57,3
59,9
II
71,8
74,7
73,2
III
79,7
80,8
80,3
IV
84,4
85,7
85
V
89,4
93,6
91,5
Thành thị
86,2
91,4
88,8
Nông thôn
76,0
76,2
76,9
Cả nước
78,1
79,6
78,8
Nguồn: Số liệu điều tra phụ nữ và trẻ em UNICEF 2006
Bảng dưới đây cho thấy rõ sự chênh lệnh trong tỷ lệ đi học đúng độ tuổi của nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất.
Bảng 2.8: Chênh lệch tỷ lệ đi học đúng độ tuổi giữa nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất của các bậc học Đơn vị : Lần
Năm
Cấp học
2002
2004
2006
Mầm non
Nhà trẻ
2,57
1,71
1,77
Mẫu giáo
2,24
2,27
2,26
Tiểu học
1,13
1,07
1
Trung học cơ sở
1,59
1,35
1,53
Trung học phổ thông
3,39
2,44
2.2. Mức chi tiêu cho giáo dục
Bảng 2.9: Chi cho giáo dục theo các khoản mục
Đơn vị : Nghìn đồng
Khoản mục
Nhóm
Tổng
Học phí
Đóng góp trường lớp
Đồng phục quần áo
Sách giáo khoa
Dụng cụ học tập
Học thêm
I
2004
306
56
59
30
50
45
31
2006
425
82
56
35
61
54
41
II
2004
503
134
72
45
70
57
57
2006
723
190
66
52
88
74
85
III
2004
652
164
78
55
78
63
101
2006
1051
292
71
69
104
87
127
IV
2004
1025
320
95
77
104
79
158
2006
1585
486
82
83
125
101
210
V
2004
1753
636
129
97
150
96
323
2006
2443
742
102
107
157
117
468
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 2004, 2006
Bảng trên là danh mục các chi phí trực tiếp cho giáo dục bao gồm các khoản thu chính thức và khoản thu không chính thức
Nhìn vào bảng số liệu thấy rằng mức chi tiêu cho giáo dục theo các khoản mục đều tăng chỉ trừ khoản mục đóng góp cho trường lớp. Nhóm nghèo nhất các khoản mục đóng góp tăng theo thứ tự từ học phí đến học thêm, đóng góp cho trường lớp, sách giáo khoa, dụng cụ học tập, học thêm, cuối cùng là đồng phục quần áo. Nhóm giàu nhất thì không như vậy: Học phí là khoản đóng góp nhiều nhất rồi đến học thêm, sách giáo khoa, dụng cụ học tập, đồng phục và đóng góp trường lớp. Như vậy trong khi những khoản thu chính thức làm những khoản đóng góp nhiều nhất hay cũng là gánh nặng về chi phí học tập của gia đình nghèo còn các khoản không chính thức thì không được đầu tư nhiều, các hộ giàu thì ngược lại họ đầu tư vào những khoản không chính thức nhất là học them vì họ nghĩ rằng chất lượng học tập của con họ sẽ cao hơn. Chính vì vậy mà trong khoản mục học them con số đầu tư của nhóm nghèo nhất chưa bằng số lẻ của nhóm giàu nhất.
Tỷ lệ chênh lệch chi tiêu chung của nhóm nghèo nhất so với nhóm giàu nhất năm 2004 là 5,73 lần, năm 2006 là 5,75 lần. Chứng tỏ sự đầu tư vào giáo dục của nhóm giàu nhất lớn hơn rất nhiều nhóm nghèo nhất. Tỷ lệ chênh lệch của hai nhóm theo các khoản mục được minh họa trong bảng dưới đây :
Bảng 2.10 : Tỷ lệ chênh lệch của nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất theo các khoản mục
Đơn vị : Lần
Khoản mục
Năm
Tổng
Học phí
Đóng góp trường lớp
Đồng phục quần áo
Sách giáo khoa
Dụng cụ học tập
Học thêm
2004
5,73
11,36
2,19
3,23
3
2,13
10,42
2006
5,75
9,05
1,82
3,06
2,57
2,17
11,41
Nếu như ở năm 2004 chênh lệch nhiều nhất ở khoản học phí 11,36 lần thì đến năm 2006 lại ở khoản học thêm 11,41 lần, hai khoản này ảnh hưởng nhiều nhất đến tiếp cận giáo dục của trẻ em nghèo. Càng ngày thì học thêm lại càng có vai trò quan trọng đối với việc đi học của trẻ em, vì thế mà sự chênh lệch quá lớn giữa chi tiêu cho học thêm của trẻ em nghèo và giàu cho thấy chất lượng học tập của trẻ em nghèo không được ngang bằng với trẻ em giàu. Trong hai năm mức tăng chi tiêu cho học them của nhóm nghèo nhất là 10 nghìn đồng thì của nhóm giàu nhất là 145 nghìn đồng. Chứng tỏ học thêm đang là vấn đề gây bất bình đẳng trong tiếp cận giáo dục của những nhóm trẻ em mà gia đình có mức thu nhập khác nhau.
Bảng dưới đây phản ánh chi giáo dục của các nhóm theo cấp học. Bảng số liệu cho thấy mức chi cho giáo dục của nhóm nghèo nhất tăng qua các năm và theo các cấp học cao hơn.
Nhóm nghèo nhất chi ít cho giáo dục ở mọi cấp học so với các nhóm khác. Nhìn chung trừ nhóm nghèo nhất ra các nhóm khác mức chi tiêu cho GDMN cao hơn hoặc gần ngang bằng so với cấp THCS và tiểu học. Cấp THPT là cấp có chi phí cao nhất ở tất cả các nhóm.
Bảng 2.11: Chi tiêu cho giáo dục bình quân một người trong 12 tháng theo cấp học, nhóm chi tiêu 2004, 2006.
Đơn vị : Nghìn đồng
Nhóm
Tổng
Mẫu giáo nhà trẻ
Tiểu học
Trung học
Cơ sở
Trung học phổ thông
I
2004
305,6
162
177,7
323
669,2
2006
429
205,3
226,9
382,3
831,4
II
2004
502,7
246,3
234,1
393,3
777,4
2006
725
399,8
313,8
439,2
967,6
III
2004
652
372,1
295,4
492,4
930,6
2006
1032,9
543,6
412
646,8
1152,2
IV
2004
1024,9
661,3
416,2
625,9
1087,9
2006
1732,4
1075,5
706,1
1046,4
1766,7
V
2004
1752,5
1410,2
671,3
1081,6
1640,1
2006
2336,4
1649,2
1160
1356,4
2190,6
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 2004, 2006
Nhóm nghèo nhất chi ít cho giáo dục ở mọi cấp học so với các nhóm khác. Nhìn chung trừ nhóm nghèo nhất ra các nhóm khác mức chi tiêu cho GDMN cao hơn hoặc gần ngang bằng so với cấp THCS và tiểu học. Cấp THPT là cấp có chi phí cao nhất ở tất cả các nhóm.
Mức chi tiêu cho giáo dục của nhóm nghèo nhất tăng dần lên từ mẫu giáo đến tiểu học, THCS, THPT. Với nhóm giàu nhất mức chi tiêu cho mẫu giáo cao hơn hẳn so với tiểu học và THCS. Liên hệ với tỷ lệ đi học đúng độ tuổi thấy rằng hai chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau. Nhóm nghèo nhất đi học rất ít ở mẫu giáo nhà trẻ cũng đồng nghĩa với việc chi tiêu của họ rất ít ở cấp này. Nhóm giàu nhất có thu nhập cao họ chú trọng chăm sóc con cái từ khi còn nhỏ vì thế mà đầu tư vào cấp mầm non rất lớn. Từ đó thấy rằng sự khác nhau về tài chính dẫn đến sự tiếp cận giáo dục khác nhau của nhóm nghèo nhất và nhóm giàu nhất.
Tỷ lệ chênh lệch thể hiện trong bảng sau :
Bảng 2.12 : Tỷ lệ chênh lệch về chi tiêu cho mỗi cấp học giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất
Đơn vị : Lần
Cấp học
Năm
Tổng
Mẫu giáo
Tiểu học
Trung học cơ sỏ
Trung học phổ thông
2004
5,73
8,7
3,78
3,34
2,45
2006
5,45
8,03
5,11
3,55
2,63
Tỷ lệ chênh lệch về tổng mức đóng góp của nhóm nghèo nhất so với nhóm giàu nhất rất cao năm 2004 là 5,73 lần, năm 2006 là 5,45 lần. Chênh lệch nhiều nhất ở cấp mầm non lên đến 8,03 lần sau đó là tiểu học 5,11 lần năm 2006. Mức chi cho giáo dục ở cấp thấp chênh lệch nhiều hơn ở cấp cao ( trung học cơ sở và trung học phổ thông), cấp trung học phổ thông năm 2004 chênh lệch giữa nhóm nghèo nhất và giàu nhất là 2,45 lần, năm 2006 là 2,63 lần.
2.3 Tỷ lệ người đi học thêm trong 12 tháng 2006
Bảng 2.13: Tỷ lệ người đi học thêm trong 12 tháng 2006
Đơn vị : Phần trăm
Nhóm
Chung
Chính khóa
Các kỳ nghỉ
Gia sư dạy kèm
I
32,6
29,4
13,1
0,1
II
45,2
41
22,3
0,7
III
50,4
44,9
25,1
0,8
IV
53,4
47,5
32,1
1,3
V
57,7
52
37
4,1
Nguồn: Điều tra mức sống hộ gia đình 2006
Trong năm 2006 tỷ lệ đi học thêm chung của nhóm giàu gấp 1,77 lần nhóm giàu, ở thời gian học chính khóa gấp 1,76, các kỳ nghỉ gấp 2,82 và tỷ lệ gia sư gấp 41 lần. Nếu việc đi học thêm phản ánh sự việc tăng cường chất lượng học tập của các em học sinh thì số liệu đã cho thấy chất lượng học tập của các em học sinh nghèo thấp hơn với nhóm trẻ em khác, vì sự đầu tư cho học thêm của các em không nhiều. Sự tiếp cận giáo dục của các em về mặt chất lượng kém hơn so với nhóm trẻ em khác. Trong các kỳ nghỉ, tuy là nhiều thời gian hơn nhưng trẻ em nghèo đi học thêm ít hơn chính khóa, có nhiều nguyên nhân nhưng mà quan trọng nhất là vấn đề chi phí và thời gian dành cho việc giúp đỡ gia đình.
Một thực trạng hiện nay ở nhiều trường giáo viên chính là người mở các lớp học thêm ở nhà của họ sau các giờ học chính ở trường. Các bậc phụ huynh đều biết rằng kiến thức chủ yếu sẽ được dạy ở các lớp học thêm chứ không phải ở trường. Do đó các lớp học thêm đã trở thành cơ chế để một số người lợi dụng cương vị của họ để kiếm lợi cho bản thân. Người dân ở đồng bằng Sông Hồng chỉ rõ rằng chi phí học thêm là điều đặc biệt nặng nề, nhưng họ buộc phải nộp để lấy long giáo viên và tránh cho con em mình gặp rắc rối.
Như vậy tỷ lệ học thêm không những thể hiện chất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2264.doc