Cán bộ, viên chức có trình độ đại học trở lên đang làm công tác các công viêc sau:
- Tài chính, kế toán, thống kê.
- Nghiên cứu bao bì, mẫu mã, vật tư.
- Nghiên cứu về chất lượng sản phẩm.
- Tuyên truyền, quảng bá, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
- Tổng hợp, thống kê hàng hoá, vật tư.
- Lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội.
- Phụ trách sản xuất.
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2044 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cải tiến các hình thức trả công (lương) tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung Ương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vụ được giao của đơn vị đó.
- M: Định mức tiền công / ngày công (áp dụng chung cho các chức danh công việc). Định mức này phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng năm ( Theo quyết toán được duyệt).
- Ni: Số ngày làm việc thực tế trong tháng của người thứ i
1.2.1.Cách xác định số ngày công lao động và phụ cấp chức vụ
- Cách xác định số ngày công lao động (Ni)
Đối với hính thức trả lương theo thời gian thì thời gian là yếu tố quan trọng quyết định đến số tiền lương người lao động nhận được trong tháng. Vì lẽ đó. thời gian lao động cần quản lý chặt chẽ và có hiệu quả.
Thời gian lao động được sử dụng để tính lương của người lao động là số ngày làm công việc thực tế trong tháng của người lao động
Thời gian làm việc một ngày của Công ty theo quy định của Nhà nước là 8h/ ngày
Đối với người lao động làm giờ hành chính: Sáng từ 7.30h – 11.30h
Chiều từ 13h – 17h
Các biện pháp quản lý thời gian làm việc đang được áp dụng tại Công ty:
Để quản lý số ngày công làm việc của cán bộ, nhân viên, Công ty sử dụng bản
chấm công theo tháng. Mỗi phòng ban được giao cho một bản chấm công, đến cuối tháng phòng Kế toán sẽ thu bản chấm công này. Và là cơ sở để trả lương cho người lao động
Công ty có những quy định về thời gian ra vào trong thời gian làm việc cho nhân viên như sau: trong giờ làm việc không được tiếp khách liên hệ việc riêng. Trường hợp đặc biệt cần thiết phải được phép của Người phụ trách.
Người lao động đến nơi làm việc và ra về đúng giờ. Sử dụng hết thời gian làm việc trong sản xuất, công tác.Không được làm việc riêng trong giờ.
Quy định này giúp kiểm soát được thời gian cũng như kỷ luật của Công ty.Dựa vào đó Công ty có thể tính lương, thưởng hoặc kỷ luật đối với những lao động có hành vi vi phạm về giờ giấc làm việc.
Tuy nhiên, vẫn không thể kiểm soát chặt chẽ hiệu quả sử dụng giờ công lao động của cán bộ công nhân viên. Do công ty không có quy chế quy định, kiểm tra, giám sát về thời gian làm việc trong ngày của người lao động.
Cách xác định hệ số phụ cấp
Hệ số phụ cấp chỉ dụng đối với ngươi lao động làm công tác quản lý.
Đối tượng áp dụng
Hệ số phụ cấp chức vụ
Giám đốc
0.6
Phó giám đốc
0.5
Trưởng phòng, Kế toán trưởng của Công ty, Giám đốc Chi nhánh
0.4
Phó trưởng phòng Công ty, Phó giám đốc chi nhánh, Kế toán trưởng các Chi nhánh, cửa hàng trưởng
0.3
Tổ trưởng tổ sản xuất
0.2
1.2.2.Cách xác định hệ số chức danh công việc cho từng người lao động (K1i)
K1i = đ1i + đ2i
đ1 + đ2
Trong đó:
- đ1i : số điểm mức độ phức tạp của công việc do người thứ i đảm nhiệm
- đ2i: Số điểm tính trách nhiệm của công việc do người thứ i đảm nhiệm
- đ1 + đ2 : Tổng số điểm mức độ phức tạp và tính trách nhiệm của công việc đơn giản nhất Công ty
1.2.2.1. Phân nhóm chức danh công việc
a. Cơ sở để phân nhóm chức danh công việc:
- Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ quy đinh tại Thông tư số 04/1998/TT – BLĐTBXH ngày 04/4/1998 của Bộ Lao động thương binh và xã hội.
- Căn cứ vào tình hình cụ thể của Công ty: Những chức danh công viêc có tính chất, đặc điểm và nội dung gần giống nhau hoặc tương đương nhau thì đưa vào một nhóm.
- Dựa vào tính phức tạp, tính trách nhiệm của từng nhóm chức danh công việc và khả năng của người thực hiện công việc đó để phân loại A hoặc B.
b. Tiêu chuẩn để phân nhóm chức danh công việc:
* Đối với chức danh lãnh đạo và quản lý:
Bao gồm số cán bộ có quyết định bổ nhiệm giữ các chức vụ sau:
- Giám đốc, Phó giám đốc, kế toán trưởng, trưởng phòng và phó phòng thuộc khối văn phòng Công ty;
- Giám đốc, phó giám đốc, xưởng trưởng, kế toán trưởng. trưởng phòng, cửa hàng trưởng thuộc các Chi nhánh.
* Đối với chức danh chuyên viên loại A, kỹ sư loại A
Cán bộ, viên chức có trình độ đại học trở lên đang làm công tác các công viêc sau:
Tài chính, kế toán, thống kê.
Nghiên cứu bao bì, mẫu mã, vật tư.
Nghiên cứu về chất lượng sản phẩm.
Tuyên truyền, quảng bá, kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Tổng hợp, thống kê hàng hoá, vật tư.
Lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội.
Phụ trách sản xuất.
*Đối với chức danh chuyên viên loại B, kỹ sư loại B
- Cán bộ, viên chức có trình độ từ đại học trở lên đang làm công việc ngoài danh mục đã nêu tại chuyên viên loại A, kỹ sư loại A.
* Đối với chức danh cán sự loại A, kỹ thuật viên loại A
Cán bộ, viên chức có trình độ cao đẳng, trung cấp đang làm các công việc:
Tài chính, kế toán, thống kê, thủ quỹ.
Vật tư, bao bì, mẫu mã.
Tuyên truyền, quảng bá, kiểm tra chất lượng sản phẩm
Tổng hợp, thống kê giao nhận vật tư, hàng hoá.
Lao động tiền lương, bảo hiểm xã hội.
Phụ trách sản xuất.
Sửa chữa điện, máy.
*Đối với chức danh cán sự loại B, kỹ thuật viên loại B
Cán bộ, viên chức có trình độ cao đẳng, trung cấp đang làm những công việc ngoài danh mục đã kể tại phần cán sự loại A, kỹ thuật viên loại A.
*Đối với chức danh có trình độ sơ cấp, bao gồm:
Nhân viên lái xe
Nhân viên giao nhận thị trường, bán hàng, sửa chữa máy ( Không có trình độ từ trung cấp trở lên)
Thủ kho vật tư, hàng hoá.
Thường trực cơ quan.
* Đối với chức danh không đào tạo, bao gồm:
Nhân viên bảo vệ
Nhân viên bốc xếp vật tư, hàng hoá
Nhân viên tạp vụ, cấp dưỡng
Nhân viên làm công việc lao động phổ thông.
1.2.2.2 Chấm điểm và xây dựng hệ số cho từng chức danh công việc
Căn cứ vào mức độ phức tạp, tính trách nhiệm và ảnh hưởng của từng chức danh công việc đến kết quả sản xuất, kinh doanh, việc chấm điểm được quy định như sau:
Số TT
Chức danh công việc
đ1i
đ2i
Hệ số chức danh công việc
Ki=đ1i +đ2i
đ1 +đ2
I
Lãnh đạo và quản lý
1
Giám đốc Công ty
70
30
4,00
2
Phó giám đốc, kế toán trưởng
60
30
3,60
3
Trưởng phòng, trợ lý giám đốc Công ty, Giám đốc Chi nhánh.
55
22
3,00
4
Phó phòng Công ty, phó Giám đốc Chi nhánh
45
15
2,40
5
Xưởng trưởng, trưởng phòng, kế toán trưởng, cửa hàng trưởng các Chi nhánh
32
13
1,80
II
Chuyên viên, kỹ sư
1
Chuyên viên loại A, Kỹ sư loại A.
29
12
1,64
2
Chuyên viên loại B, kỹ sư loại B
27
11
1,52
III
Trung cấp
1
Cán sự loại A, kỹ thuật viên loại A.
25
9
1,36
2
Cán sự loại B, kỹ thuật viên loại B
24
8
1,28
IV
Sơ cấp
22
7
1,16
V
Không đào tạo
20
5
1,00
1.2.3. Cách xác định hệ số hoàn thành công việc (K2)
- Hệ số hoàn thành công việc phải được xác định hàng tháng đối với người lao động trước khi trả tiền lương trên cơ sở mức độ hoàn thành công việc được giao.
- Hệ số hoàn thành công việc bao gồm 4 mức:
Mức 1,2 :
Áp dụng đối với cán bộ, công nhân, viên chức hoàn thành xuất sắc công việc được giao. Thủ trưởng các đơn vị phải có báo cáo thành tích của người lao động được hưởng mức này ( bằng văn bản ) và được Công ty duyệt.
Mức 1,0 :
Áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên chức hoàn thành công việc được giao.
Mức 0,8 :
Áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên chức không hoàn thành công việc được giao do yếu tố khách quan trong khi người lao động vẫn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định, quy chế của Công ty.
Mức 0,6 :
Áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên chức không hoàn thành công việc được giao do lỗi của người lao động vi phạm các quy chế, quy định của Công ty.
1.2.4. Cách xác định hệ số hoàn thành nhiệm vụ được giao của đơn vị ( K3 )
Hệ số hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi đơn vị do Hội đồng lương Công ty xem xét
Bảng xác định hệ số hoàn thành công việc của chi nhánh Hưng Yên
TT
Chỉ tiêu
Số
điểm
Cách chấm điểm
Ghi chú
1
Thực hiện kế hoạch về doanh số
10
Cứ hoàn thành 10% kế hoạch doanh số thì đạt 1 điểm
2
Thu tiền bán hàng, bao gồm:
- Doanh số thực bán hàng tháng
25
Cứ thu 4% doanh số thực bán thì được 1 điểm
- Thu hồi công nợ cũ được giao
10
cứ thu 10% kế hoạch công nợ cũ được giao thì được 1 điểm
3
Thực hiện kế hoach sản xuất
- Kế hoach sản xuất
5
Cứ hoàn thành 20% kế hoạch sản xuất thì được 1 điểm
- Chất lượng sản phẩm
10
cứ 10% sản phẩm đạt chất lượng quy định thì được 1 điểm
4
Công tác chuyên môn, nghiệp vụ xuất, nhập khẩu hàng hoá
5
Vi phạm thì được 0 điểm
5
Đoàn kết nội bộ
10
Xảy ra mất đoàn kết nội bộ thì được 0 điểm
6
Thực hiện pháp luật, các quy định của công ty
10
Vi phạm luật, thực hiện sa hoặc không thực hiện các quy định của cty thì đạt 0 điểm
7
Chế độ báo cáo
5
Báo cáo chậm, sai hoặc không báo cáo thì được 0 điểm
8
Bảo vệ tài sản, an toàn lao động
10
Xảy ra thất thoát tài sản, vi phạm an toàn lao động thì được 0 điểm
9
Tổng số
100
1.2.5.Cách xác định hệ số hoàn thành nhiệm vụ được giao của đơn vị (K3)
- Hệ số hoàn thành nhiệm vụ được giao của mỗi đơn vị do Hội đồng lương Công ty xem xét, phê duyệt ( 6 tháng một lần) trên cơ sở mức độ hoàn thành kế hoạch được giao ;
- Hệ số hoàn thành nhiệm vụ được giao của đơn vị bao gồm 3 mức :
Mức K3 = 1,0
Áp dụng đối với các đơn vị hoàn thành kế hoạch được giao đạt từ 100% trở lên
Mức K3 = 0,8
Áp dụng đối với đơn vị thực hiện kế hoạch được giao từ 60% đến dưới 100%
Mức K3 = 0,6
Áp dụng đối với các đơn vị thực hiện kế hoạch được giao đạt dưới 60%.
1.3.Ví dụ minh hoạ
Ví dụ 1. Ông Trân Văn A, hiện đang làm công tác Kế toán trưởng tại chi nhánh Y, có hệ số lương là 2,74. Hệ số phụ cấp là 0,2; Hệ số hoàn thành công việc là 1,0 và làm việc 23 ngày trong tháng 3. Hệ số hoàn thành nhiệm vụ được giao của chi nhánh Y trong quý 1 là 0,8 ; Định mức tiền công / ngày công (M) là 20.000 đ/ ngày. Số ngày làm việc trong tháng 3 là 23 ngày. Lương của ông A trong tháng 3 được tính như sau:
T = T1 + T2
T1 = + (450000 x 0.2) = 1,323,000 (đồng)
T2 = 1.80 x 1.0 x 0.8 x 20000 x 23 = 662,400 (đồng)
(K1) (K2) (K3) (M) (N)
Vậy : Tổng số tiền lương của Ông Trần Văn A nhận được trong tháng 3 là:
T = T1 + T2 = 1,323,000 + 662,400 = 1,985,400 (đ )
1.4. Ưu điểm và nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian đang được áp dụng tại Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương.
Ưu điểm:
Qua tìm hiểu căn cứ và cách thức phân phối tiền lương cho người lao động trong Công ty, ta thấy
Hình thức trả lương theo thời gian được quy định cụ thể, rõ ràng, chi tiết, đơn giản, dễ tính và dễ hiểu
Lương gắn liền với tính trách nhiệm và mức độ phức tạp của công việc mà người lao động đảm nhiệm. Đánh giá đúng giá trị công việc mà nhân viên thực hiện.
Tiền lương gắn liền với trình độ đào tạo của người lao động. Điều này hoàn toàn hợp lý bởi trình độ đào tạo là yếu tố quan trọng quyết định tới khả năng làm việc của người lao động. Điều này sẽ khuyến khích nhân viên tự nâng cao trình độ của mình để đạt mức lương cao hơn.
Tiền lương gắn liền với mức độ hoàn thành công việc của người lao động, nó vừa có tác dụng khuyến khích nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao.Vừa có tác dụng khuyến khích họ nâng cao hiệu quả công việc để có hệ số cao hơn, từ đó dẫn đến tiền lương cao hơn
Lương gắn liền với mức độ hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị. Hệ số này vừa có tác dụng khuyến khích người lao động có vừa có tinh thần, trách nhiệm hoàn thành công việc được giao, vừa có tác dụng khuyến khích tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp để họ có thể hoàn thành công việc chung của đơn vị.
Tiền lương đã đánh giá được các yếu tố: Kỷ luật lao động, thái độ làm việc, thái độ với tập thể, bảo vệ tài sản, an toàn lao động...
1.4.2 Nhược điểm:
Mặc dù đã đạt được những hiệu quả nhất định trong công tác trả lương cho người lao động theo thời gian nhưng hình thức trả lương mà Công ty đang áp dụng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm cần khắc phục sau:
Tiền lương chưa khuyến khích được độ sáng tạo,nâng cao hiệu quả công việc do các hệ số thấp, không có độ co dãn.
Hình thức trả lương này chưa có quy chế quy định cụ thể với những người lao động hoàn thành vượt mức và xuất sắc công việc được giao.
Tiền lương đã chú ý tới ngày công lao động(N), nhưng chưa khuyến khích được ý thức sử dụng giờ công lao động do không có những quy định sử dụng giờ công lao động. Điều đó dễ dẫn tới tình trạng nhân viên không sử dụng không hiệu quả thời gian lao động, gây ra lãng phí thời gian lao động cũng như chi phí cho lao động trong Công ty.
Đối với nhân viên văn phòng, hình thức trả lương này chưa có tác dụng khuyến khích họ sử dụng hợp lý giờ công lao động, nâng cao tính trách nhiệm và hiệu quả công việc
Tiền lương theo thời gian không kết hợp với thưởng chưa khuyến khích người lao động nhất là với người lao động làm việc tại các Chi nhánh trực tiếp phân phối và kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, tại các của hàng như Cửa hàng Nam Định, Cửa hàng Thừa Thiên Huế ,cửa hàng Quảng Ngãi. Đây là các Chi nhánh, cửa hàng chủ yếu mang lại lợi nhuận của Công ty. ơ
Hình thức lương này được xây dựng từ năm 1999; đến nay tính chất công việc có nhiều thay đổi. Do vậy, hệ số cũ chưa phản ánh đúng những đóng góp của người lao động trong doanh nghiệp.
Qua đây cho thấy công tác trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp đã đạt được những yêu cầu cơ bản trong trả lương cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần giải quyết.
2.Hình thức trả lương khoán sản phẩm
2.1. Điều kiện để trả lương khoán sản phẩm
2.1.1. Cơ sở để tính định mức
-Công suất máy ( Khảo sát máy)
- Định mức lao động hợp lý trên một dây chuyền sản xuất trong một ca làm việc
- Tiền lương bình quân hợp lý của người lao động trong một ca làm việc, căn cứ vào :
Mặt bằng thu nhập của người lao động trong Công ty
Hao phí lao động hợp lý để thực hiện định mức sản phẩm quy định
Định mức và đơn gíá
STT
Nội dung
Số người/ca sản xuất
Định mức sản phẩm trong một ca sản xuất
Đơn giá sản phẩm
A
GIA CÔNG
1
Gia công thuốc dạng bột
( PADAN, SHACHONGSHUANG)
4
3,0 tấn
75.000đ/ tấn
2
Gia công thuốc dạng nước
a
Nguyên liệu rắn khó tan
(OFATOX 400 EC, BI 58, SUBATOX 75EC)
5
4,5 tấn
65.000 đ/tấn
b
Các loại thuốc nước khác
( Trừ VIDA, VALIDACIN)
5
6,5 tấn
46.000 đ/tấn
c
VIDA,VALIDACIN
5
5,0 tấn
40.000 đ/tấn
B
SANG CHAI, ĐÓNG GÓI
1
Sang chai thuốc dạng nước
*
Loại thuốc không có màng co, cốc đong
17
- loại 100cc
13.000chai
52 đ/chai
- Loại 240cc
10.000 chai
68 đ/chai
- Loại 480cc
8.000 chai
85 đ/chai
*
Loại có màng co, cốc đong
19
- Loại 100cc
13.000 chai
58 đ/chai
- Loại 240cc
10.000 chai
77 đ/chai
2
Đóng gói thuồc dạng bột
- Loại 100g
16
1,6 tấn
400.000 đ/tấn
- Loại 50g
1,0 tấn
680.000 đ/tấn
- Loại 30g
0,75 tấn
900.000 đ/tấn
- Loại 20g
16
0,55 tấn
1.100.000 đ/tấn
3
Gia công và đóng gói thuốc Kayazinon 10G, 5G ( Tính từ công đoạn gia công đến đóng gói hoàn chỉnh)
12
3,0 tấn
180.000 đ/tấn
Căn cứ vào bảng định mức này mà các tổ theo dõi mức chấm công để trả cho người lao động. Trên cơ sở đó có thể tính toán số người trong một ca làm việc, định mức để sản xuất ra số sản phẩm trong một ca, là cơ sở cho việc định mức được số lao động cần thuê thêm cho một thời kỳ sản xuất
2.1.2.Công tác tổ chức và bố trí nơi làm việc
- Tổ chức phục vụ nơi làm việc
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các loại vật chất và những phương tiện cần thiết tạo mọi điều kiện thuận lợi để tiến hành công việc. Tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện công việc, giảm thời gian hao phí lao động do phải chờ nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị hỏng hóc... từ đó tạo điều kiện để nâng cao năng suất lao động.
Tổ chức phục vụ nơi làm việc là khâu đầu tiên quan trọng và nó diễn ra trong suốt quá trình làm việc. Tại các Chi nhánh, nơi sản xuất mặt hàng thuốc bảo vệ thực vật, là một loại hàng hoá độc hại, đặc biệt nguy hiểm tới môi trường và người lao động. Vì lẽ đó mà cần phải phục vụ và bố trí nơi làm việc một cách chu đáo để đảm bảo sức khoẻ cho người lao động
Đối với người lao động làm việc tại Xưởng sản xuất tại Hải Phòng, Đà Nẵng và Chi nhánh phía Nam. Công ty trang bị đầy đủ phương tiện cá nhân để người lao động có thể yên tâm công tác, nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người công nhân
Bảng: Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động tại các phân xưởng sản xuất thuốc BVTV
SốTT
Tên nghề, công việc
Danh mục trang bị
ĐV tính
Số lượng
Thời gian
sử dụng
1
Pha chế, phun thuốc bảo vệ thực vật
- Quần áo vải
Bộ
01
6 tháng
- Mũ vải
Cái
01
6 tháng
- Mặt nạ phòng độc
Cái
01
1 năm
- Găng tay cao su
Đôi
03
1 tháng
- Đệm lưng vải bạt
Cái
01
6 tháng
- Yếm hoặc tạp dề chống ướt
Cái
01
6 tháng
- Khẩu trang
Cái
04
1 tháng
- Xà phòng
Kg
0,25
1 tháng
2
Chế biến phôi liệu thuốc bảo vệ thực vật
- Quần áo vải
Bộ
01
6 tháng
- Mũ vải
Cái
01
6 tháng
- Giầy da hoặc ủng cao su
Đôi
01
6 tháng
- găng tay bạt vải
Đôi
03
6 tháng
- Mặt nạ phòng độc
Cái
01
1 năm
- Khẩu trang
Cái
06
1 tháng
- Xà phòng
Kg
0.25
1 tháng
3
Sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
- Quần áo vải
Bộ
01
6 tháng
- Mũ vải
Cái
01
6 tháng
- Giầy vải bạt
Đôi
01
6 tháng
- Mặt nạ phòng độc
Cái
01
1 năm
- Găng tay cao su
Đôi
03
1 tháng
- Găng tay bạt vải
Đôi
02
1 tháng
- Khẩu trang
Cái
06
1 tháng
- Xà phòng
Kg
0.25
1 tháng
4
Xúc, rửa chai lọ, vật đựng, chức thuốc bảo vệ thực vật
- Quần áo vải
Bộ
01
6 tháng
- Mũ vải
Cái
01
6 tháng
- Mặt nạ phòng độc
Cái
01
1 năm
- Ủng cao su
Đôi
01
6 tháng
- Găng tay cao su
Cái
03
1 tháng
- Khẩu trang
Cái
06
1 tháng
- Xà phòng
Kg
0.25
1 tháng
- Công tác phụ cấp độc hại
Dù Công ty đã trang bị đầy đủ phương tiện, trang thiết bị cá nhân, làm tốt công tác tổ chức nơi làm việc nhưng xét về phương diện nào đó. Thuốc bảo vệ thực vật có những ảnh hưởng nhất định tới sức khoẻ của những người công nhân làm công tác sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật.
Theo Carson P (1962) trong cuốn sách “Mùa xuân im lặng”(Silent Spring) cho rằng phải ngay lập tức ngừng việc sử dụng thuốc BVTV vì chúng là nguyên nhân chính huỷ diệt sự sống trên toàn trên toàn trái đất.
Những người công nhân làm tại các xưởng sản xuất bị ảnh hưởng lớn tới sức khoẻ. Vì thường xuyên phải tiếp xúc với thuốc BVTV nên thường có triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, dị ứng tay chân và mắt.Theo kết quả điều tra của Viện Bảo hộ lao động. Trong 175 người lao động thường xuyên tiếp xúc với thuốc BVTV. Tỷ lệ người lao động thấy chóng mặt chiếm 70%, nhức đầu chiếm 69,71%. mẩn ngứa 36,57%, buồn nôn 17,71%.
Tổ chức Y tế Thế giới WTO đánh giá có hơn hai triệu người bị ngộ độc hàng năm do thuốc BVTV trong đó có 30000 người chết. Tuy nhiên, chưa ai tính hết được hậu quả lâu dài và âm ỉ của hoá chất BVTV.
Việc thường xuyên tiếp xúc với hoá chất bảo vệ thực vật được Nhà nước xếp vào danh mục nghề độc hại và đặc biệt nguy hiểm. Do đó người lao động được trang bị, phương tiện cá nhân cho người công nhân và họ được hưởng phụ cấp độc hại.
Bồi dưỡng độc hại là một trong những phương pháp ngăn ngừa bệnh tật và đảm bảo sức khoẻ cho người lao động cà chỉ áp dụng chế độ bồi dưỡng độc hại đối với người lao động trực tiếp tiếp xúc với môi trường có yếu tố độc hại và có thời gian làm việc tại môi trường đó
Công ty đã quy định đối tượng áp dụng và mức bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật
Mức bồi dưỡng:
Bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
Mức 1, có giá trị bằng 4000 đồng
Đối tượng áp dụng: - Thủ kho thuốc bảo vệ thực vật.
- Hoá nghiệm, kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật
- KSC
Mức 2, có giá trị bằng 6000 đồng
Đối tượng áp dụng:- Công nhân gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật
- Công nhân bốc vác hoá chất, sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật.
Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ 50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của ngày làm việc ( > 4 tiếng ) thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc (< 4 tiếng) thì được hưởng một nửa định suất bồi dưỡng.
- Công tác bố trí lao động
Kế hoạch sản xuất của Công ty thường thường mang tính chất mùa vụ và chia làm hai đợt lớn : từ tháng 10 đến tháng 1 năm sau để sản xuất thuốc phục vụ lúa Chiêm và từ tháng 6 đến 8 phục vụ Mùa . Do đó công tác bố trí lao động của Công ty rất linh hoạt.
Dựa vào kế hoạch sản xuất, Các Chi nhánh tự thống kê số lao động cần thiết để có thể sản xuất thuốc cung cấp cho thị trường. Ở mỗi Chi nhánh sản xuất thường có hai loại công nhân: Công nhân ký hợp đồng dài hạn và công nhân thuê theo mùa vụ
Công nhân ký hợp đồng dài hạn với Công ty là người có trình độ, tay nghề vững vàng, kinh nghiệm lâu năm. Ngoài việc được trả lương theo sản phẩm, họ còn được hưởng lương theo hệ số và làm việc trong cả năm.
Công nhân thuê theo mùa vụ: thường là lao động phổ thổng ở các địa phương hoặc những người nông nhân nông nhàn. Vào hai đợt sản xuất chính của Công ty, các xưởng sản xuất thường thuê thêm để phục vụ sản xuất. Ngoài lương sản phẩm và phụ cấp độc hại, họ không được bất kỳ một khoản nào khác.
- Công tác kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm
Kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm để xác định xem cách tiến hành công việc có đạt yêu cầu hay không. Việc kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm được tiến hành khi sản phẩm được bộ phận kiểm định chất lượng của đơn vị (KCS) xác nhận đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do Công ty quy định về mẫu mã, dung tích, độ kín, đơn vị sản phẩm trên một tấn nguyên liệu.
Nếu sản phẩm đạt yêu cầu thì công nhân sẽ được tính theo đơn giá tiền lương. Nếu không đạt, thì tổ đó, người công nhân đó phải làm lại hoặc tính theo đơn giá thấp hơn đơn giá tiền lương tính cho sản phẩm đó.
Công tác kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm còn nhằm mục đích kiểm tra công nhân, tổ trưởng vì chạy theo chất lượng sản phẩm mà không đảm bảo chất lượng, sử dụng lãng phí nguyên vật liệu, máy móc thiết bị
Việc kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm được thực hiện bởi bộ phận KSC
2.2. Đối tượng áp dụng
Nguyên liệu sản xuất thuốc BVTV chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài (chiếm hơn 60%). Từ đó về Việt Nam thực hiện công đoạn sang chai, đóng gói để bán ra thị trường. Có một số loại thuốc do Công ty tự sản xuất độc quyền trên cơ sở hiệu quả cao, giá thành hợp lý như Ofatox, Bitox, Padan.
Người lao động làm việc tại các xưởng sản xuất chủ yếu làm các công việc sang chai, đóng gói thuốc còn lại một phần nhỏ làm công việc sản xuất thuốc.
Tiền lương tính theo sản phẩm khoán áp dụng với các đối tượng
Sang chai, đóng gói thuốc Bảo vệ thực vật
Súc rửa chai lọ, vật dụng đựng, chứa thuốc BVTV
Bốc xếp,vận chuyển thuốc BVTV
Chế biến, phôi liệu thuốc BVTV
2.3. Công thức trả lương theo sản phẩm khoán ở các Chi nhánh
Đầu năm, Trưởng các Chi nhánh tự xây dựng kế hoạch cho chi nhánh của mình, sau đó trình lên Ban giám đốc. Ban giám đốc kết hợp với phòng Kế hoạch của Công ty lập kế hoạch sản lượng thực hiện trong năm. Sản lượng mà Công ty xây dựng nên dựa trên sản lượng tiêu thu năm ngoái, tình hình thời tiết và kế hoạch sản xuất của nông dân những nơi mà Công ty đặt Chi nhánh, từ đó xây dựng kế hoạch năm thực hiện. Kế hoạch sản xuất được giao cho 03 Chi nhánh : Hải Phòng, Đà Nẵng và Chi nhánh phía Nam.
Ở mỗi Chi nhánh đó, dựa vào kế hoạch sản xuất giao cho từng đơn vị. Từ đó xác định khối lượng công việc, số công nhân cần thuê thêm. Chia ra thành các tổ sản xuất. Mỗi tổ đảm nhận sản xuất một khối lượng thuốc nhất định trên cơ sơ giám sát của tổ trưởng.
Các xưởng sản xuất xác định giá khoán cho các tổ trên cơ sở đơn giá tiền công, tiền lương được các Chi nhánh xây dựng từ trước.
Công thức tính tiền lương của tổ sản xuất
TLSP = ĐGK x QK
Trong đó: TLSPK : Tiền lương sản phẩm khoán.
ĐGK : Đơn giá khoán cho một sản phẩm
QK : Khối lượng sản phẩm khoán được hoàn thành
Công thức tính tiền lương của công nhân sản xuất thuốc BVTV
TLSP = ĐG x Qi
TLSP : Tiền lương sản phẩm của công nhân i
ĐG : đơn giá tiền lương
Qi : sản lượng của công nhân i
2.3.2. Nguyên tắc trả lương theo khoán sản phẩm tại các Chi nhánh
Thứ nhất: Người lao động trực tiếp tham gia sản xuất ( gia công, sang chai, đóng gói thuốc bảo vệ thực vật) :
- Được hưởng lương theo sản phẩm tính theo đơn giá gốc nếu số sản phẩm thực tế đạt 100% so với định mức quy định.
- Được hưởng lương sản phẩm theo đơn giá bằng 80% đơn giá gốc nếu số sản phẩm thực tế đạt dưới 100% so với định mức quy định.
- Được hưởng lương cơ bản theo nghị định 26CP trong các trường hợp sau :
(Áp dụng với ngươi lao động ký hợp đồng không xác định thời hạn và hợp đồng có xác định thời hạn từ 01 năm trở lên ).
+ Thời gian chờ việc
+ Thời gian làm công nhật
Thứ hai: Người lao động được hưởng tiền bồi dưỡng độc hại theo quy định của Nhà nước
Thứ ba: Ngoài tiền lương được hưởng theo đơn giá sản phẩm quy định, người lao động trực tiếp sản xuất không được hưởng chế độ trả lương nào khác.
Để đảm bảo quỹ lương được công bằng, hợp lý Công ty đề ra bảng đinh mức và đơn giá sản phẩm và thông báo cho toàn thể cán bộ CNV được biết.
Đơn giá tiền công gia công chế biến sang chai, đóng gói nhỏ thuốc BVTV tại chi nhánh Hải Phòng
Số thứ tự
Loại hàng
Đơn vị tính
Đơn giá
I. Đối với hàng gia công, chế biến:
1
Ofatox 400 EC
Đồng/Tấn
55,000
2
Bassa 50 EC
Đồng/Tấn
55,000
3
Power 5 EC
Đồng/Tấn
40,000
II. Đối với hàng sang chai
1
Sang chai loại 80,90,100ml
Đ/chai
45
2
Sang chai loại 240,250ml
Đ/chai
68
3
Sang chai loại 480,500ml
Đ/chai
85
III. Đối với hàng đóng gói thuốc nước
TT
Loại hàng
Đơn giá sản phẩm
Đóng bằng tay
Đóng bằng máy
A
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cải tiến các hình thức trả công (lương) tại Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung Ương.docx