Chuyên đề Chất lượng lực lượng lao động nông thôn - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 4

I.Những vấn đề chung về chất lượng lao động nông thôn 4

1.Nguồn nhân lực nông thôn 4

1.1.Khái niệm nguồn nhân lực nông thôn 4

1.2. Quan niệm của các tổ chức quốc tế và một số nước về nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực nông thôn 5

1.3.Những đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực nông thôn. 7

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực nông thôn 12

1.4.1.Giáo dục và đào tạo: 12

1.4.2.Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và cải thiện chất lượng lao động. 14

1.4.3.Tăng trưởng và phát triển kinh tế: 15

1.4.4.Việc làm và thu nhập: 15

1.4.5.Các chính sách của Chính phủ: 16

II.Các tiêu chí đánh giá chất lượng lực lượng lao động 16

1.Trình độ học vấn 16

2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật 19

2.1.Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 19

2.2. Cơ cấu lao động đã qua đào tạo 20

2.2.1.Cơ cấu lực lượng lao động đã qua đào tạo theo trình độ 20

2.2.2.Cơ cấu lao động đã qua đào tạo chia theo nhóm ngành kinh tế 22

2.3. Phân bố lao động đã qua đào tạo theo không gian 23

III. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng lực lượng lao động 23

1.Vai trò của lực lượng lao động với tăng trưởng kinh tế ở VN 23

2.Mục tiêu yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước. 26

2.1.Yêu cầu về tăng trưởng kinh tế. 26

2.2.Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 27

2.3.Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế 28

2.4.Sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước 29

2.5. Sự phát triển của nền kinh tế tri thức. 29

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 31

I.Tổng quan về lực lượng lao động nông thôn Việt Nam. 31

1.Số lượng lao động 31

1.1.Quy mô lực lượng lao động 31

1.2.Cơ cấu lao động nông thôn 36

1.2.1.Cơ cấu lao động nông thôn phân theo ngành nghề 36

1.2.2.Cơ cấu lao động nông thôn theo độ tuổi 39

1.2.3. Cơ cấu lao động phân theo giới tính 40

2.Chất lượng lao động nông thôn 41

2.1.Trình độ học vấn 41

2.2.Trình độ chuyên môn kỹ thuật 45

2.3.Thể lực của lao động nông thôn 47

3.Đánh giá hiệu quả của lao động nông thôn qua một số chỉ tiêu 52

3.1.Sử dụng quỹ thời gian làm việc trong năm 52

3.2. Năng suất lao động của nông thôn Việt Nam 54

III.Đánh giá chung về tình hình chất lượng lao động nông thôn VN những năm qua 57

1.Mặt tích cực 57

1.1.Nguồn lao động dồi dào 57

1.2.Trình độ của người lao động nông thôn ngày càng được cải thiện 58

1.3.Lao động có nhiều đức tính quý báu 59

2.Hạn chế 59

2.1.Thể lực người lao động còn thấp 59

3.Nguyên nhân của những hạn chế 60

3.1.Hoạt động giáo dục ở vùng nông thôn còn hạn chế 60

3.1.1.Cơ cấu đào tạo bất hợp lý 60

3.1.2.Trang thiết bị của các cơ sở giáo dục và đào tạo nghề còn thiếu thốn và lạc hậu 60

3.1.3.Chất lượng đội ngũ giáo viê còn hạn chế 61

3.2. Hoạt động y tế ở vùng nông thôn còn hạn chế 61

 

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 63

I.Phương pháp và mục tiêu về nâng cao chất lượng lao động nông thôn 63

1.Mục tiêu của Đảng và Nhà nước 63

2. Quan điểm về nâng cao chất lượng lực lượng lao động nông thôn. 64

3.Phương hướng phát triển nguồn nhân lực nông thôn. 66

3.1.Biến đổi cơ cấu nguồn nhân lực con người phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. 66

3.2.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 67

II. Giải pháp nâng cao chất lượng lực lượng lao động nông thôn 68

1.Tăng cường công tác giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao chất lượng lực lượng lao động 68

1.1.Phát triển mạng lưới giáo dục trước tiên là giáo dục phổ thông. 68

1.2.Phát triển mạng lưới đào tạo nghề 70

2.Cải thiện tình trạng sức khỏe, nâng cao thể lực người lao động nông thôn 72

2.1.Nâng cao hiệu quả của hoạt động y tế dự phòng. 72

2.2.Tăng cường chất lượng khám chữa bệnh và các biện pháp bảo vệ sức khỏe cho người lao động. 73

2.3.Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân 76

3.Phát triển thêm nhiều ngành nghề ở khu vực nông thôn để thu hút lao động và cải thiện chất lượng lao động nông thôn 77

3.1.Phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại ở nông thôn 77

3.2.Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn. 78

KẾT LUẬN 80

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5300 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chất lượng lực lượng lao động nông thôn - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
người trong gia đình, họ hàng hay bạn bè thân quen, các kênh giao dịch trên thị trường cũng như vai trò của các tổ chức giới thiệu việc làm dường như mờ nhạt ở khu vực nông thôn, không tạo được sự quan tâm của số động người lao động. Hình 2.2: Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động trong nông thôn. Nữ Đơn vị: (%) ĐB Sông Cửu Long Đông Nam Bộ Tây Nguyên Nam Trung Bộ Bắc Trung Bộ Tây Bắc Đông Bắc ĐB Sông Hồng Nông thôn cả nước Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra lao động và việc làm năm 2007 Tại các tỉnh phía Bắc chênh lệch về tỷ lệ tham gia của nam và nữ là không nhiều, nhưng tại các tỉnh phía Nam chênh lệch trở nên khá lớn, đặc biệt tại ĐBSCL và Đông Nam Bộ. Tại ĐBSCL và Đông Nam Bộ, lao động ở khu vực nông thôn thường kéo lên các tỉnh, thành phố lớn làm việc trong ngành dịch vụ và làm công nhân tại các khu công nghiệp nhiều hơn chính bởi vậy mà tỷ lệ lao động nữ trong khu vực nông thôn ở các vùng này thường thấp hơn các tỉnh phía Bắc. Theo kết quả nghiên cứu trên ta thấy, lao động ở khu vực nông thôn còn chiếm một tỷ lệ rất lớn. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế của đất nước bởi vì: thường thì lao động ở khu vực nông thôn có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn kỹ thuật rất thấp và không có khả năng thích ứng với điều kiện công việc yêu cầu đòi hỏi trình độ cao trong quá trình đất nước đang tiến hành CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Chính bởi vậy trong tương lai, Đảng và Nhà nước phải có những biện pháp, chính sách để phù hợp tỷ lệ lao động trong khu vực nông thôn và khu vực thành thị. 1.2.Cơ cấu lao động nông thôn 1.2.1.Cơ cấu lao động nông thôn phân theo ngành nghề Bảng 2.2: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động có khả năng lao động Đơn vị:(%) 2001 2006 Tăng giảm so với năm 2001 (người) Toàn khu vực nông thôn 100 100 - Ngành nông nghiệp 75,9 65,54 -10,39 Ngành lâm nghiệp 0,24 0,30 0,06 Ngành thủy sản 3,45 4,56 1,11 Ngành công nghiệp 5,86 9,21 3,35 Ngành xây dựng 1,50 3,24 1,75 Ngành thương nghiệp 6,06 8,88 2,82 Ngành vận tải 1,01 1,39 0,38 Ngành dịch vụ khác 4,44 5,67 1,24 Không làm việc 1,53 1,20 -0,33 Nguồn: Điều tra NN, NT 2006, NXB thống kê 2007 Trong 5 năm 2001-2006, cơ cấu ngành nghề của lao động nông thôn tuy có thay đổi nhưng chưa thật mạnh mẽ. Tổng số lao động nông thôn tăng thêm trên 1,52 triệu lao động, nhưng số lượng lao động tham gia vào các ngành hoạt động kinh tế có sự thay đổi không nhiều. Lao động lâm nghiệp không nhiều, cả nước chỉ có trên 68,4 ngàn người vào năm 2001 và sau đó tăng lên 91,7 ngàn người vào năm 2006. Lao động lâm nghiệp chủ yếu tập trung ở hai vùng Đông Bắc và Bắc Trung Bộ, chiếm 46,2% tổng lao động lâm nghiệp cả nước vào năm 2006. Vùng Tây Nguyên là một trong những vùng có khả năng phát triển lâm nghiệp lớn nhất nhưng lao động làm lâm nghiệp lại rất thấp, có khoảng trên 3,3 ngàn người vào năm 2001 và giảm xuống còn 2,8 ngàn người vào năm 2006 như vậy là trong vòng 6 năm số lao động trong lâm nghiệp ở vùng Tây Nguyên đã giảm đi 480 người. Hiện tượng này đi cùng với tình trạng phá rừng ở Tây Nguyên chuyển sang làm cây cà phê và các cây công nghiệp khác trong những năm vừa qua. Số lượng lao động thủy sản trong cả nước đã tăng thêm trên 392,7 ngàn người trong giai đoạn 2001-2005, từ khoảng 1 triệu lên 1,39 triệu người. Trên thực tế ngành thủy sản trong những năm vừa qua đã trở thành mũi nhọn của khu vực nông, lâm, thủy sản vì vậy đã thu hút đáng kể lao động từ khu vực nông nghiệp chuyển sang. Tuy nhiên so với tiềm năng thì mức tăng lao động ở ngành này trong những năm qua có lẽ là chưa tương xứng. Ở tất cả các vùng lao động thủy sản đều tăng, trừ Đông Nam Bộ giảm gần 3,2 ngàn người. Vùng tăng cao nhất là ĐBSCL với trên 289,8 ngàn người. Điều đó cho thấy vùng này có tiềm năng rất lớn về phát triển thủy sản. Vùng ĐBSH tuy tăng gấp đôi số lao động thủy sản nhưng tổng lao động thủy sản trong vùng chỉ đạt trên 117 ngàn người vào năm 2006. Các vùng tăng ít lao động thủy sản là Tây Nguyên và Tây Bắc, phản ánh sự kém lợi thế về ngành thủy sản ở các vùng. Lao động làm các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn cả nước đã tăng thêm gần 1,12 triệu người trong vòng 5 năm 2001- 2006. Bình quân mỗi năm tăng thêm trên 223 ngàn người, nghĩa là mỗi năm chuyển dịch được trên 223 ngàn lao động từ khu vực nông, lâm thủy sản vào các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đưa tỷ trọng lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng từ 5,86% lên 9,21% trong giai đoạn 2001-2006, tỷ lệ này cũng chưa phải là cao. Việc thu hút thêm lao động vào làm việc tại các ngành nghề công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn các vùng có ý nghĩa to lớn đối với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra những năm qua. Các vùng có sự tăng mạnh lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn là ĐBSH, ĐBSCL và ĐNB. Trong đó, vùng ĐBSH có sự gia tăng mạnh nhất, trong vòng 5 năm qua đã tăng thêm trên 430 ngàn lao động ở khu vực này. Kế đó là vùng ĐBSCL tăng thêm 230 ngàn người, ĐNB tăng thêm trên 201 ngàn người. Các vùng tăng chậm lao động ở khu vực này là: Tây Bắc, Tây Nguyên và các tỉnh Duyên hải miền Trung. Đặc biệt là vùng Tây Bắc chỉ tăng thêm 2,9 ngàn người. Qua đó thể hiện đây là những vùng kém năng động trong phát triển các ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Như vậy có thể thấy, tỷ trọng lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đã giảm nhưng với tốc độ tương đối chậm từ 79,6% năm 2001 xuống 70% năm 2006. Đặc biệt là lao động trong nghành nông nghiệp lượng lao động giảm mạnh nhất, từ 75,9% năm 2001 xuống 65,54% năm 2006. Lao động trong các còn lại đều tăng nhưng mức tăng còn thấp. Sau 5 năm, lao động trong ngành công nghiệp tăng 3,35% ( từ 5,86% năm 2001 đến 9,21% năm 2006), lao động trong ngành dịch vụ tăng 1,24%,…Mặc dù tỷ lệ giảm lao động trong nhóm ngành nông nghiệp còn thấp, tỷ lệ tăng lao động trong nhóm ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chưa cao này nhưng cũng cho thấy xu hướng chuyển dịch tích cực đang diễn ra trên địa bàn nông thôn. Khu vực hoạt động phi nông nghiệp đã thu hút và giải quyết được việc làm cho trên 3,5 triệu lao động trong đó có trên 2 triệu lao động chuyển từ nông nghiệp sang trong giai đoạn 2001- 2006. Trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ yêu cầu lao động có trình độ tay nghề, trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn chính vì vậy chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong các ngành nông nghiệp và tăng lao động trong các ngành phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn sẽ góp phần giải quyết vấn đề chất lượng lao động trong khu vực nông thôn. Tốc độ tăng bình quân lao động làm thương nghiệp ở nông thôn là 9,06%/năm góp phần làm tăng thêm trên 956 ngàn người trong giai đoạn từ năm 2001-2006, đạt trên 2,7 triệu người vào năm 2006, chiếm tỷ trọng gần 8,9% tổng lao động ở nông thôn. Tuy nhiên tỷ lệ này chưa phải cao, chưa thể hiện hết khả năng tham gia ngành thương nghiệp của lao động nông thôn. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với việc gia nhập WTO và nhiều tổ chức quốc tế khác, đặc biệt là mở rộng mối quan hệ về kinh tế, thương mại và hợp tác về lao động với nhiều nước, đã mở ra nhiều cơ hội làm việc cho người lao động. Đó chính là những nhân tố mới tạo ra sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Bên cạnh những mặt tích cực đó thì thách thức cho lao động nông thôn cũng còn rất lớn. Nông nghiệp là ngành kinh tế truyền thống và chủ đạo ở Việt Nam trong suốt thời gian dài (hàng chục năm trước đây) nên xuất phát điểm lao động nông nghiệp đã là một số quá lớn, trong khi các ngành phi nông nghiệp mới phát triển và thực sự phát triển trong vài thập niên trở lại đây, do vậy mà lượng lao động thu hút vào các ngành này chỉ ở mức nhất định. Ở nông thôn, các ngành phi nông nghiệp phát triển chậm hơn nhiều so với khu vực thành thị nên lượng lao động thu hút vào các ngành này còn thấp hoặc tương đương, vừa đủ với lượng lao động nông thôn mới gia nhập vào thị trường lao động hàng năm. 1.2.2.Cơ cấu lao động nông thôn theo độ tuổi Bảng 2.3: Phân bố dân số đang làm việc theo nhóm tuổi ở khu vực nông thôn Đơn vị:( %) Tuổi 15-19 20-24 25-49 50-54 55-59 60+ 8,3 13,4 62,1 7,2 4,2 4,8 Nguồn: Điều tra biến động dân số 1/4/2006- Niên giám thống kê NXBTK Theo số liệu thống kê được ta thấy, lực lượng lao động ở khu vực nông thôn tương đối trẻ. Lao động trong nhóm tuổi từ 25-49 chiếm tỷ lệ cao nhất với 62,1%, sau đó với độ tuổi cao hơn thì tỷ lệ lao động cũng giảm dần. Lao động trong độ tuổi 15-19 ở nông thôn chiếm 8,3% trong khi đó ở khu vực thành thị thì tỷ lệ lao động trong nhóm tuổi này chỉ là 4,1%. Như vậy tỷ lệ lao động trong nhóm tuổi 15-19 ở khu vực nông thôn lớn hơn khu vực thành thị tương đối nhiều. Qua đó cho thấy, người lao động ở khu vực nông thôn phải tham gia lao động sớm hơn so với khu vực thành thị. Những lao động trong độ tuổi này ở khu vực nông thôn thường chưa được học hành đầy đủ, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật là rất thấp do đó mà năng suất lao động không cao, không đáp ứng được đòi hỏi của những công việc có yêu cầu trình độ cao hơn. Còn ở khu vực thành thị, trong nhóm tuổi này đa số vẫn tham gia học tập nâng cao kiến thức, nâng cao trình độ chính vì vậy mà số lượng tham gia vào thị trường lao động ít. Những người lao động ở độ tuổi trên 60 tuổi ở khu vực nông thôn chiếm 4,8% trong khi đó khu vực thành thị chỉ chiếm 2,6%, khu vực nông thôn chiếm một tỷ lệ gần gấp đôi khu vực thành thị. Việc tham gia lao động ở độ tuổi càng cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động. Trong khi ở độ tuổi trên 60, người thành thị đã về nghỉ hưu dưỡng sức rất nhiều, số người còn lại tham gia lao động chiếm một tỷ lệ rất ít, thì ở khu vực nông thôn tỷ lệ lao động tham gia lao động trong độ tuổi này vẫn còn khá nhiều. Trong tương lai, phải giảm dần số lao động trong độ tuổi 15-19 và lao động trên 60 tuổi ở khu vực nông thôn để đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng và chăm sóc sức khỏe cho người lao động nông thôn. 1.2.3. Cơ cấu lao động phân theo giới tính Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo giới tính Đơn vị: (%) 15-19 20-24 25-49 50-54 55-59 +60 Nam 8,4 13,6 61,9 6,8 4,3 5,1 Nữ 8,3 13,2 62,2 7,6 4,2 4,5 Nguồn: Điều tra biến động dân số 1/4/2006- Niên giám thống kê NXBTK Nhìn chung tỷ lệ lao động giữa nam và nữ ở khu vực nông thôn trong các độ tuổi chênh lệch nhau không nhiều, tỷ lệ lao động nam trong các độ tuổi thường cao hơn so với tỷ lệ lao động nữ. Ở ĐBSH và các tỉnh phía Bắc thì tỷ lệ chênh lệch này không đáng kể, còn ở khu vực ĐBSCL và Đông Nam Bộ là hai khu vực có tỷ lệ lao động nông thôn lớn nhất và tỷ lệ lao động nam ở các khu vực này cũng cao hơn tỷ lệ lao động nữ so với ở khu vực ĐBSH và các tỉnh phía Bắc. Thông thường lao động nam thường có thể lực cao hơn so với lao động nữ, và ở các vùng nông thôn do điều kiện vật chất còn khó khăn, tính chất công việc thường là lao động chân tay nên khá nặng nhọc vất vả đặc biệt là các công việc trong ngành nông nghiệp đòi hỏi người lao động phải có sức khỏe. Khi nền kinh tế càng phát triển thì càng phải chú ý đến việc chăm lo sức khỏe cho người lao động và đặc biệt là với lao động nữ, trong tương lai Đảng và Nhà nước cần có những chủ trương, chính sách giảm cả lao động nam và nữ ở khu vực nông thôn trong ngành lao động nông nghiệp để đẩy mạnh sự phát triển kinh tế của đất nước. 2.Chất lượng lao động nông thôn 2.1.Trình độ học vấn Tuy chất lượng nguồn lao động nông thôn không ngừng được tăng lên trong những năm qua, nhưng còn khoảng cách lớn về chất lượng lao động nông thôn- thành thị xét trên tất cả các khía cạnh về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật và thể lực người lao động. Hình 2.3: Trình độ học vấn của lao động nông thôn Đơn vị: (%) Nguồn: Tính toán từ số liệu thống kê lao động việc làm Việt Nam Trình độ học vấn là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng của nguồn lao động. Tính chung cả nước, trình độ học vấn của lực lượng lao động được nâng lên nhanh chóng trong thập kỷ gần đây, nếu như năm 1997 tỷ lệ số người trong lực lượng lao động có trình độ học vấn phổ thông trung học trở lên mới chiếm 14,1% thì đến 2007 đã là 23,6%. Trình độ học vấn của lao động thành thị cao hơn so với nông thôn. Năm 2007, trong khi tỷ trọng người có trình độ học vấn từ trung học cơ sở trở lên tại khu vực thành thị là 71,2% thì tại khu vực nông thôn chỉ là 50,2%. Trình độ học vấn của lao động nông thôn được cải thiện chậm chạp từ năm 1996 trở lại đây. Trong giai đoạn 1996- 2007, tỷ lệ lao động không biết chữ và chưa tốt nghiệp Tiểu học giảm 10,8 điểm phần trăm từ 29,2% năm 1996 xuống 18,4% năm 2007. Tỷ lệ lao động có trình độ học vấn từ THPT trở lên tăng 7,6 điểm phần trăm từ 9,2% năm 1996 lên 16,8% năm 2007. Trình độ học vấn phổ biến của lao động nông thôn là tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở. Qua bảng số liệu trên, tỷ lệ lao động dưới tiểu học và tỷ lệ lao động Tốt nghiệp TH giảm qua các năm để thay thế cho số lao động Tốt nghiệp THCS và số lao động Tốt nghiệp THPT vì lao động Tốt nghiệp THCS và số lao động Tốt nghiệp THPT đã tăng qua các năm. Điều đó chứng tỏ trình độ học vấn của lao động nông thôn đã ngày một cao hơn, chất lượng lao động tăng lên qua các năm. Lao động có trình độ học vấn thấp thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất rất hạn chế, chủ yếu làm việc trong nhóm ngành kinh tế Nông- lâm nghiệp và trong khu vực hộ gia đình. Trình độ học vấn thấp dẫn đến vấn đề đào tạo và tái đào tạo nghề, phổ biến khoa học kỹ thuật trong sản xuất gặp nhiều trở ngại. Bộ phận lao động có trình độ học vấn thấp rất khó khăn trong việc thích nghi với điều kiện làm việc mới và các công việc đòi hỏi mức độ chất xám cao. Hình 2.4: Trình độ vấn của lao động nông thôn năm 2007 Đơn vị: (%) Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra lao động và việc làm năm 2007 Tuy nhiên, ngay trong khu vực nông thôn cũng có sự khác biệt lớn về trình độ học vấn của lao động giữa các vùng. Tỷ trọng người chưa từng đi học trong lực lượng lao động tại vùng Tây Bắc cao nhất, chiếm 21,6%, tiếp đến là Tây Nguyên 9,8%, Đông Bắc 6,3% và đồng bằng sông Cửu Long là gần 5%. Đây cũng là những vùng có tỷ lệ lao động đạt trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên thấp nhất. Các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long có dưới 10% tỷ lệ lao động có trình độ học vấn từ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên. Đồng bằng sông Hồng là nơi có tỷ lệ lao động đạt trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên cao nhất, chiếm gần 22%, tiếp theo là Đông Bắc và Đông Nam Bộ với tỷ trọng trên 17% lao động đạt trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông. Nếu đánh giá trình độ văn hóa bình quân theo giới tính có thể thấy số năm đi học văn hóa trung bình của khu vực nông thôn thấp hơn thành thị, của phụ nữ thấp hơn nam giới. Theo các nhà nghiên cứu, năng suất lao động sẽ tăng lên nếu người nông dân có trình độ học vấn ở mức độ nào đó, và nếu tốt nghiệp phổ thông, mức tăng này là 11%. Ngoài ra trình độ học vấn còn cho người lao động khả năng lĩnh hội những kiến thức , kinh nghiệm sản xuất kinh doanh . Với chất lượng của nguồn nhân lực nông thôn Việt Nam như vậy sẽ hạn chế họ trong sản xuất và kinh doanh, đặc biệt là tự tạo việc làm. Mặc dù tỷ lệ lao động chưa biết chữ chiếm tỷ lệ ngày càng ít hơn, tuy nhiên tỷ lệ ấy vẫn còn, đây là một trở ngại với nguồn lao động nông thôn. Vì người lao động không có trình độ học vấn hoặc trình độ học vấn quá thấp sẽ gây khó khăn cho họ trong công việc đồng thời gây ra nhiều khó khăn trong quá trình phát triển kinh tế. Trong tương lai cần phải nâng cao hơn nữa tỷ lệ lao động có trình độ THPT và cố gắng để tỷ lệ lực lượng này đạt mức cao nhất trong lực lượng lao động. Giảm hẳn tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học. Vì vậy cần phải có các biện pháp nâng cao trình độ học vấn cho người lao động, phổ cập tiểu học, phổ cập phổ thông cho người lao động để họ làm việc tốt hơn, tạo ra năng suất lao động cao hơn trong quá trình sản xuất phát triển kinh tế. Phải có nhiều biện pháp phát triển hệ thống giáo dục thường xuyên, có như thế trình độ học vấn của người lao động mới được nâng lên. 2.2.Trình độ chuyên môn kỹ thuật Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động là nhân tố then chốt trong góp phần nâng cao năng suất và chất lượng lao động. Tuy nhiên có sự chênh lệch đáng kể về trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động thành thị và nông thôn. Cụ thể trong năm 2007, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật ở khu vực thành thị là 37,1% thì ở khu vực nông thôn tỷ lệ này chỉ là 10,7% , chênh lệch còn lớn hơn đối với trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn, tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên ở khu vực thành thị là 14,4% thì ở khu vực nông thôn chỉ là 1,3%. Hình 2.5: Trình độ CMKT của lao động nôngthôn . Đơn vị (%) Nguồn: Số liệu thống kê Lao động, việc làm VN 1996,2004,2007 Trong giai đoạn 1996-2007, tỷ lệ lao động được đào tạo CMKT tăng lên với tốc độ đáng kể từ 7.4% năm 1996 lên 26.7% năm 2007. Tuy vậy đại đa số lao động nông thôn vẫn chưa được trang bị về chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt tỷ lệ lao động được cấp bằng chuyên môn kỹ thuật còn rất thấp, chỉ chiếm 7,6%. Theo số liệu điều tra Lao động và việc làm năm 2007, không chỉ có sự chênh lệch lớn giữa nông thôn – thành thị mà ngay giữa các vùng nông thôn cũng có sự chênh lệch đáng kể. Đông Nam Bộ là vùng có tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên cao nhất, nhưng cũng chỉ đạt 1,72%, tiếp theo là đồng bằng sông Hồng với 1,63%, thấp nhất là vùng Tây Bắc chỉ có 0,24%. Đặc biệt là ngay cả đối với những vùng có sản lượng nông nghiệp hàng hóa lớn như đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên thì tỷ lệ lao động có trình độ đại học trở lên cũng rất thấp, đạt tương ứng 1,06% và 1,03%, chỉ hơn vùng Tây Bắc. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo tại vùng nông thôn còn rất cao. Tây Bắc là vùng có tỷ lệ lao động nông thôn chưa qua đào tạo cao nhất lên tới 92%, thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ, chênh lệch giữa vùng có tỷ lệ cao nhất và thấp nhất về lao động chưa qua đào tạo lên tới 33,7 điểm phần trăm. Nhìn chung trình độ CMKT của lao động nông thôn còn thấp, thậm chí rất thấp. Tỷ lệ lao động có CMKT ở khu vực nông thôn qua các năm tuy có tăng nhưng mức tăng rất thấp. Tính đến năm 2007 tỷ lệ lao động nông thôn không có chuyên môn kỹ thuật còn rất cao, chiếm gần 70% lực lượng lao động nông thôn. Số lao động chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm đa số sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế của vùng nông thôn nói riêng và của cả nước nói chung. Trình độ lao động có CMKT ở khu vực nông thôn là quá thấp, cần phải có giải pháp nâng cao trình độ CMKT cho người lao động, giảm nhanh số lao động chưa qua đào tạo để người lao động có thể làm việc tốt hơn, đáp ứng yêu cầu cao của thời đại. 2.3.Thể lực của lao động nông thôn Để đánh giá thể lực của người lao động nông thôn, đề tài đã xem xét kết quả điều tra về dinh dưỡng của dân cư xã hội do bộ y tế triển khai vào năm 2000 cho thấy mặc dù thể lực và chiều cao của lao động có tăng lên do chất lượng cuộc sống được cải thiện, nhưng cả thể lực và chiều cao trung bình của lao động nông thôn kém hơn so với lao động thành thị. Cũng theo kết quả điều tra của bộ y tế, lao động nông thôn cũng bị ốm nhiều hơn, trong khi lao động thành thị bị ốm bình quân 1,1 lần/năm thì lao động nông thôn ốm 1,7 lần/năm và số ngày ốm không tham gia hoạt động kinh tế cũng dài hơn (6,7 ngày so với 4,8 ngày). Thể lực lao động được phản ánh qua chỉ số BMI ( chỉ số khối của cơ thể), được tính bằng thương số giữa cân nặng và chiều cao. Người lao động được chia thành 9 nhóm theo lứa tuổi từ 20 đến 60 và trên 60 để tính chỉ số BMI. Giá trị của chỉ số BMI được tính từ 16 đến 40 và chia thành 8 cấp độ từ gầy độ 3 đến béo phì độ 38 Chuẩn đánh giá mức dinh dưỡng theo chỉ số khối cơ thể được quy định từ 16 đến 40 theo quy ước tổ chức y tế thế giới là: Nếu BMI < 16 thì đối tượng được đánh giá là đang ở trạng thái gầy độ 3 Nếu 16 <BMI<16,9 thì đối tượng được đánh giá là đang ở trạng thái gầy độ2 Nếu 17<BMI<18,4 thì đối tượng được đánh giá là đang ở trạng thái gầy độ 1 Nếu 18,5<BMI<24,9 thì đối tượng được đánh giá là đang ở trạng thái bình thường Nếu 25<BMI<29,9 thì đối tượng được đánh giá là đang ở trạng thái thừa cân Nếu 30<BMI<34,9 thì đối tượng được đánh giá là đang ở trạng thái béo phì độ 1 Nếu 35<BMI<39,9 thì đối tượng được đánh giá là trạng thái béo phì độ2 Nếu 40< = BMI thì đối tượng được đánh giá là đang ở trạng thái béo phì độ3 Theo các tiêu chuẩn trên đây cuộc điều tra về dinh dưỡng của người lao động nông thôn do Bộ y tế tiến hành và cho kết quả như sau: Bảng 2.5: Tình trạng dinh dưỡng của lao động nam nông thôn theo lứa tuổi Đơn vị: % Nam <16 16<BMI< 16,9 17<BMI< 18,4 18,5<BMI< 24,9 25<BMI< 29,9 BMI>30 Từ 20-24 1,48 3,44 18,66 75,01 1,08 0,33 Từ 25-29 1,17 2,79 18,16 76,43 1,28 0,17 Từ 30-34 0,53 3,16 16,62 77,51 1,7 0,48 Từ 35-39 1,47 3,8 17,98 74,34 2,06 0,35 Từ 40-44 1,35 3,27 17,27 76,98 1,13 0,0 Từ 45-49 1,57 4,79 18,9 72,15 2,15 0,44 Từ 50-54 3,29 7,71 23,13 62,44 3,43 0,0 Từ 55-59 4,1 6,31 29,62 58,06 1,91 0,0 >60 10,97 10,78 23,65 51,82 2,36 0,42 Nguồn:Báo cáo điều tra dinh dưỡng của Bộ y tế năm 2000 Qua bảng số liệu trên ta thấy, thể lực của người lao động nam nông thôn tương đối thấp. Bình quân chỉ trên 70% số lao động nam được đánh giá là có thể lực ở trạng thái bình thường. Và với những lao động bắt đầu bước vào độ tuổi trên 50 thì thể lực cũng giảm dần. Tỷ lệ lao động nam nông thôn ở trạng thái thừa cân và được coi là béo phì là rất ít. Trong khi đó lao động nam có thể lực gầy chiếm một tỷ lệ khá lớn. Ở độ tuổi từ 20-24, trong 100 lao động nam thì có trung bình 1,48 người gầy độ 3; 3,44 người người gầy độ 2; 18,66 người gầy độ 1; 75,01 người có thể lực bình thường; 1,08 người thừa cân và 0,33 người béo phì. Lao động nam trong độ tuổi này được coi là lực lượng lao động trẻ và là lực lượng lao động có thể tạo ra năng suất lao động cao, tuy nhiên với tình trạng thể lực bình quân còn tương đối thấp thì khả năng đáp ứng yêu cầu cầu công việc còn hạn chế và chưa được hiệu quả cao. Lao động nam trong độ tuổi từ 30-34 có thể coi là có thể lực tốt nhất.Trên 50 tuổi thể lực của lao động nam giảm xuống rõ rệt. ` Bảng 2.6: Tình trạng dinh dưỡng của lao động nữ nông thôn theo lứa tuổi Đơn vị: (%) Nữ <16 16<BMI <16,9 17<BMI <18,4 18,5<BMI <24,9 25<BMI <29,9 BMI>30 Từ 20-24 1,18 3,56 22,98 70,36 0,7 0,59 Từ 25-29 2,28 5,81 21,03 69,32 1,41 0,15 Từ 30-34 2,59 6,0 19,9 67,07 4,02 0,42 Từ 35-39 2,07 4,91 22,4 64,88 5,21 0,53 Từ 40-44 1,93 4,22 19,5 69,63 4,51 0,21 Từ 45-49 2,18 6,55 19,51 65,37 5,65 0,74 Từ 50-54 6,28 8,83 15,64 61,17 8,08 0,0 Từ 55-59 5,81 4,62 18,55 66,76 3,72 0,54 >60 tuổi 13,71 12,13 22,11 48,57 2,77 0,71 Nguồn: Báo cáo điều tra dinh dưỡng của Bộ y tế năm 2000 Thể lực của lao động nữ khu vực nông thôn của nước ta tương đối thấp. Lao động nữ có sức khỏe ở trạng thái bình thường chưa cao. Tỷ lệ lao động nữ có thể lực ở trạng thái bình thường chỉ chiếm từ 51% đến 66%, số còn lại có thể lực yếu từ gầy độ 1 tới gầy độ 3. Cũng như với lao động nam, lao động càng lớn tuổi thì trạng thái thể lực bình thường càng giảm. Phụ nữ ở khu vực nông thôn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên thì một thực trạng chung ở Việt Nam là lao động nữ ở khu vực nông thôn thường làm việc nhiều hơn nam giới, áp lực của việc nuôi dạy con, chăm sóc gia đình, …là một trong những yếu tố tác động đến đời sống của người phụ nữ đặc biệt là với phụ nữ thuộc hộ nghèo. Công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động khu vực nông thôn nói chung và lao động nữ nói nông thôn nói riêng chưa được chú trọng quan tâm. Trong một cuộc điều tra ở một xã ở tỉnh An Giang, trong số 4.181 nữ lao động trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-49, có 3.200 phụ nữ đến khám bệnh tại trạm y tế xã thì có đến 1.274 phụ nữ mắc bệnh( chiếm 30%) chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007. Lao động nữ thường mắc các bệnh như: viêm xoan, viêm khớp, hạ huyết áp, viêm nhiễm đường phụ khoa. Qua đó thấy tình trạng sức khỏe phụ nữ nông thôn nói chung là rất đáng lo ngại, nên việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ là một vấn để cần được giải quyết. Thể lực của lao động Việt Nam nói chung và lao động nông thôn Việt Nam nói riêng thuộc loại trung bình thấp của thế giới. Theo thời gian thì tầm vóc thể lực của người lao động cũng được cải thiện theo hướng ngày càng tích cực hơn. Tuy nhiên thể lực của lao động nông thôn nước ta còn tương đối thấp. Lao động nông thôn chứa đựng rất nhiều nguy cơ đối với sức khỏe con người như: nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật, chấn thương do các vật sắc nhọn( nông cụ, mảnh vỡ chai lọ,…), điện giật do thiết bị điện không an toàn,…Trong hầu hết các làng nghề ở khu vực nông thôn thì việc người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChất lượng lực lượng lao động nông thôn - thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan