MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
Chương 1. Những vấn đề cơ bản về chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 8
1.1.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 8
1.1.1.Khái quát về ngân hàng thương mại 8
1.1.2.Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại 11
1.1.2.1.Khái niệm và phân loại 11
1.1.2.2.Quy trình tín dụng của ngân hàng thương mại 13
1.2.Chát lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 16
1.2.1.Khái niệm tín dụng của ngân hàng thương mại 16
1.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 17
1.3.Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 21
1.3.1.Nhân tố chủ quan 21
1.3.2.Nhân tố khách quan 23
Chương 2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhấnh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 26
2.1.Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 26
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2.Cơ cấu tổ chức 27
2.1.3.Kết quả hoạt động chủ yếu 28
2.2.Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 34
2.2.1.Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 34
2.2.2.Phân tích chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 38
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 43
2.3.1.Kết quả đạt được 43
2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân 44
2.3.2.1.Hạn chế 44
2.3.2.2.Nguyên nhân 44
Chương 3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn 48
3.1. Định hướng hoạt động tín dụng của chi nhánh ngân hàng nông nghịêp và phát triển nông thôn huyện Yên Sơn từ nay đến 2010 48
3.1.1. Định hướng phát triển chung 48
3.1.2. Định hướng phát triển tín dụng 48
3.2.Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển huyện Yên Sơn 51
3.2.1.Nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng 51
3.2.2.Chấp hành thể lệ, chế độ tín dụng, thực hiện đúng quy trình tín dụng 52
3.2.3. Tích cực xử lý các khoản nợ xấu 53
3.2.4.Kết hợp chặt chẽ với chính quyền và các cơ quan liên quan đến hoạt động của ngân hàng 55
3.2.5.Nâng cao chất lượng thông tin tín dụng 56
3.2.6.Xây dựng chiến lược Marketing, thực hiện tốt chiến lược khách hàng 58
3.2.7. Đẩy mạnh công tác huy động vốn 59
3.2.8.Nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại 59
3.3.Một số kiến nghị 59
3.3.1.Kiến nghị với nhà nước 59
3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 61
3.3.3.Kiến nghị với NHNN&PTNT Việt Nam 61
3.3.4.Kiến nghị với NHNN&PTNT tỉnh Tuyên Quang 62
3.3.5.Kiến nghị với UBND huyện Yên Sơn 62
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
66 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chất lượng tín dụng của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Yên Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nợ ngân hàng. Tuy nhiên nếu khách hàng không có khả năng quản lý, cung cách sản xuất kinh doanh non yếu thì việc thua lỗ là điều khó tránh khỏi, khi đó rủi ro tín dụng sẽ xảy ra.
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích: Đây là yếu tố thuộc về chủ quan của khách hàng, ngân hàng rất khó có thể kiểm soát từ đầu. Sử dụng vốn vay không đúng với phương án xin vay, thậm chí dùng cả vốn vay vào nộp thuế, dùng vốn ngắn hạn đầu tư vào tài sản cố địnhViệc sử dụng vốn sai mục đích là ý định của khách hàng có thể là trước hoặc sau khi vay. Tuy nhiên khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã vi phạm nguyên tắc cho vay, vì vậy ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.
Đạo đức khách hàng: Đây là yếu tố thuộc phạm trù đạo đức, đạo đức của khách hàng là yếu tố rất quan trọng vì khoản vay có được sử dụng đúng mục đích hay không, có được hoàn trả đúng hạn hay không là phụ thuộc vào đạo đức của khách hàng.
Tóm lại, nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng có thể là nhân tố chủ quan, khách quan hoặc cả hai. Đối với mỗi khoản vay cán bộ tín dụng phải nắm bắt được rõ các nhân tố đó vận dụng vào thực tế để từ đó tìm ra được những biện pháp hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN YÊN SƠN
2.1.Giới thiệu về chi nhánh NHNN & PTNT huyện Yên Sơn
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Yên Sơn
NHNN & PTNT huyện Yên Sơn tiền thân là NHNN & PT huyện Mỹ Sơn, từ một phòng giao dịch trực thuộc NHNN & PTNT huyện Mỹ Sơn, Giám đốc NHNN & PTNT tỉnh Hà Tuyên (cũ) đã có quyết định về việc thành lập ngân hàng khu vực Yên Sơn, trực thuộc ngân hàng tỉnh hoạt động riêng từ ngày 01/07/1996, quản lý cho vay 10 xã, 01 thị trấn thuộc khu vực Yên Sơn. Khi tỉnh Tuyên Quang tái lập từ 01/01/1997 ngân hàng khu vực Yên Sơn chuyển thành NHNN & PTNT Yên Sơn. Hiện nay ngân hàng là chi nhánh cấp II trực thuộc NHNN & PTNT huyện Yên Sơn
NHNN & PTNT huyện Yên Sơn nằm trên địa bàn huyện Yên Sơn, khách hàng chủ yếu của NH là hộ sản xuất, tư nhân, cá thể, tuy là một huyện đông dân có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua có nhiều thuận lợi xen lẫn với những khó khăn thử thách. Trên một địa bàn nhỏ có rất nhiều ngân hàng cùng hoạt động nhưng hoạt động của NHNN & PTNT Yên Sơn vẫn chiếm thị phần chủ yếu. Hoạt động huy động vốn được xem là tiền đề mở rộng thị trường tín dụng và là hoạt động sống còn của ngân hàng. Một điểm không kém phần quan trọng giúp ngân hàng tồn tại và phát triển là ngân hàng có đội ngũ cán bộ nghiệp vụ chuyên môn giỏi, có thái độ phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình.
Là một ngân hàng nằm trong hệ thống NHNN & PTNT Việt Nam, ngoài việc thực thi đường lối chính sách chung của toàn hệ thống ngân hàng, NHNN & PTNT huyện Yên Sơn còn đề ra những chiến lược kinh doanh cụ thể phù hợp với từng địa bàn hoạt động, ứng dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới phong cách giao dịch, tiết kiệm chi phí. Ngân hàng đã biết tranh thủ tình cảm và sự tín nhiệm của khách hàng. Như vậy qua hơn 10 năm hoạt động tuy là ngân hàng mới thành lập nhưng ngân hàng đã vượt qua khó khăn thử thách hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trong 6 năm liên tục NHNN & PTNT huyện Yên Sơn luôn là đơn vị lá cờ đầu của tỉnh.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHNN & PTNT huyện Yên Sơn
Là một ngân hàng mới thành lập từ năm 1996 đến nay, phương châm của ngân hàng là cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động hiệu quả và an toàn. Hiện nay, ngân hàng có tổng số 43 cán bộ, trong đó trình độ đại học trở nên có 34, chiếm tỷ lệ 79%, trình độ trung cấp 9 người, chiếm tỷ lệ 21%. Bộ máy tổ chức của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn được bố trí theo mô hình sau:
Ban giám đốc
Phòng tín dụng
Phòng kế toán ngân quỹ
Phòng hành chính
Phòng giao dịch Yên Sơn
Phòng giao dịch Lăng Quán
Phòng giao dịch Lưỡng Vượng
Ghi chú: Chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc
Chỉ đạo nghiệp vụ của các phòng trung tâm
Với sự quan tâm giúp đỡ của NHNN & PTNT tỉnh Tuyên Quang, của các cấp các ngành cùng với sự chỉ đạo chặt chẽ của ban lãnh đạo cùng với sự cố gắng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong đơn vị những năm qua NHNN & PTNT huyện Yên Sơn đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
2.1.3. Kết quả hoạt động chủ yếu
2.1.3.1. Tình hình huy động vốn
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác. Đối với ngân hàng vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh. Trong tổng nguồn vốn của ngân hàng thì vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn, do đó huy động vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh chủ yếu quyết định quy mô hoạt động quy mô tín dụng mà nó còn quyêt định đến khả năng thanh toán và năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Bảng 2: Thống kê công tác huy động vốn
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Tăng / giảm
Số tiền
Số tiền
Số tiền
2007/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Tiền gửi tiết kiệm
219,348
228,089
273,425
54,077
24.65
45,336
19.88
2
Tiền gửi TCKT, TCXH
10,080
13,793
14,848
4,768
47.30
1,055
7.65
3
Tiền gửi TCTD
594
235
181
-413
-69.53
-54
-22.98
4
TG kỳ phiếu và chứng chỉ TG
15,469
54,874
9,515
-5,954
-38,49
-45,359
-82.66
Tổng cộng
245,491
296,991
297,969
52,478
21.38
978
0.33
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn)
NHNN & PTNT huyện Yên Sơn luôn coi trọng công tác huy động vốn, coi đây là một trong những công tác quan trọng nhằm mở rộng và nâng cao hoạt động của mình, giúp ngân hàng tự bản thân cân đối được nguồn vốn và sử dụng vốn, mở rộng đầu tư tín dụng.
Qua số liệu ở biểu 1 cho thấy nguồn vốn huy động của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn luôn tăng trưởng. Tính đến năm 2007 nguồn vốn đạt 297.969 triệu đồng, so với năm 2006 tăng 978 triệu đồng, tỷ lệ tăng là 0,33%. So với năm 2005 tăng 52.478 triệu đồng, tỷ lệ tăng 28,31%. Nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, đây là nguồn vốn mang tính chất ổn định, giúp ngân hàng chủ động trong việc đầu tư tín dụng. Tỷ trọng tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua các năm có tăng nhưng không đáng kể, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn, vì đây là nguồn có chi phí thấp nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Tiền gửi kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi năm 2007 giảm, năm 2007 giảm mạnh là do ngân hàng ngừng huy động tiền gửi này, chuyển sang huy động tiền gửi tiết kiệm dự thưởng. Do nhu cầu vốn lớn và sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, cùng với tâm lý của đa số người dân “cái gì lợi thì họ chạy theo” nên ngân hàng chuyển sang tiết kiệm dự thưởng. Qua đó tiền gửi tiết kiệm tăng nhưng mức tăng trưởng chưa cao, do năm 2007 giá cả thị trường liên tục tăng giá, giá vàng trong nước chưa ổn định, giá bất động sản biến động. Mặt khác trên địa bàn có nhiều ngân hàng cùng tham gia hoạt động, do vậy việc huy động vốn đối với ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Trong điều kiện đó với kết quả huy động như trên, cũng chứng tỏ biện pháp và cách thức huy động vốn mà NHNN & PTNT huyện Yên Sơn đã phát huy được hiệu quả tốt, sự tăng trưởng nguồn vốn vững là thước đo uy tín tầm vóc của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn nói riêng và của NHNN & PTNT Việt Nam nói chung.
2.3.1.2. Tình hình sử dụng vốn
Việc tạo lập được nguồn vốn hợp lý với giá rẻ là một nỗ lực lớn của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn, song việc kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng đảm bảo an toàn và có lãi lại càng khó hơn. Trong những năm vừa qua NHNN & PTNT huyện Yên Sơn đã tập trung chấn chỉnh mọi hoạt động đặc biệt là củng cố chất lượng tín dụng vốn được tập trung thực hiện các mục tiêu quan trọng nhằm thúc đẩy việc dịch chuyển cơ cấu kinh tế toàn bộ theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá như cho vay các doanh nghiệp, các cá nhân sản xuất tại các khu công nghiệp; cho vay phát triển các làng nghề truyền thống; cho vay cải tạo vườn thành vườn cây có giá trị cao, cho vay những hộ sản xuất, những doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chính trong tất cả các hoạt động kinh doanh của NHTM nói chung và NHNN & PTNT huyện Yên Sơn nói riêng, nhưng đây cũng là hoạt động có nhiều rủi ro, vì vậy ngân hàng thực hiện mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn tín dụng, áp dụng nhiều hình thưc cho vay phù hợp với nguồn vốn huy động cho vay phát triển đối với mọi thành phần kinh tế, mọi đối tượng trên địa bàn.
Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn đã phát triển kịp thời, phù hợp với nhịp độ phát triển kinh tế của tỉnh, hoạt động tín dụng của ngân hàng Yên Sơn đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế của địa phương. Đặc biệt trong lĩnh vực phát triển và giữ gìn làng nghề truyền thống, đã tạo được uy tín với các cấp, các ngành và nhất là đối với khách hàng.
Bảng 3: Tình hình dư nợ
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Tăng / giảm
Số tiền
Số tiền
Số tiền
2007/2005
2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Cho vay ngắn hạn
191.310
214.665
377.504
186.194
97,33
162.839
75,86
2
Cho vay trung, dài hạn
29.982
20.839
29.781
-201
-0,67
8.942
42,91
Tổng dư nợ
221.292
235.504
407.285
185.993
84,05
171.781
72,94
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn)
Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2007 là 407.285 triệu đồng, tăng 171,781 triệu đồng, tỷ lệ tăng trưởng 72,94% so với thời điểm 31/12/2006. So với thời điểm 31/12/2005 tăng 185.993 triệu đồng, tỷ lệ tăng 84,05%. Trong đó cho vay ngắn hạn năm 2007 tỷ lệ tăng 75,86% so với năm 2006, tăng 97,33% so với năm 2005, đây là nguồn vốn thường được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của cá nhân và doanh nghiệp để sản xuất kinh doanh, góp phần phát triển kinh tế huyện Yên Sơn, tăng thu nhập cho ngân hàng mỗi năm.
Cho vay trung và dài hạn năm 2007 tăng 8.942 triệu đồng, tỷ lệ tăng 42,91% so với năm 2006. So với năm 2005 giảm 201 triệu đồng, tỷ lệ giảm 0,67%. Qua số liệu này ta thấy sự mất cân bằng giữa việc cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn chưa thật sự cân đối. Cho vay trung và dài hạn giúp các doanh nghiệp xây dựng nhà xưởng, mua máy móc và phát triển cơ sở hạ tậng nhất là trong giai đoạn huyện Yên Sơn đang chuyển sang thành một thị xã công nghiệp như hiện nay. Đó là một thị trường tín dụng đầy tiềm năng vì vậy không khai thác lợi thế này ngân hàng sẽ mất một nguồn thu lớn.
Tuy nhiên xét ở góc độ số liệu theo thời gian thì hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn có nhiều biến động theo hướng tích cực phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của các thành phần kinh tế theo định hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá địa phương.
2.2. Thực trạng chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Yên Sơn
2.2.1.Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Yên Sơn
Trong những năm vừa qua hoạt động tín dụng của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn tăng trưởng không ngừng với khối lượng lớn, nhất là đầu tư cho vay ngắn hạn. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, góp phần thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá nông thôn, vốn tín dụng tập trung vào các hộ sản xuất, số lượng khách hàng lớn, các món cho vay nhỏ, trình độ của các làng nghề còn hạn chế, cho nên chứa chất nhiều tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu có thể phát sinh tăng hàng năm chủ yếu ở đối tượng này, vì đây là thị trường kinh doanh chính, là nguồn thu chính của NHNN& PTNT huyện Yên Sơn hiện nay.
- Tín dụng theo thành phần kinh tế
Bảng 4: Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Dư nợ DNNN
7.625
3,45
8.314
3.53
8.383
2,06
2
Dư nợ DNNQD
18.180
8,22
10.800
4.59
20.400
5,02
3
Hộ gia đình, cá thể
195.487
88,34
216.390
91.88
378.462
92,92
Tổng cộng
221.292
100
235.504
100
407.285
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn)
Bảng 4 cho thấy dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước qua các năm năm đều tăng trưởng, năm 2007 dư nợ đạt 8.383 triệu đồng, tăng 69 triệu đồng so với năm 2006, tăng 689 trệu đồng so với năm 2005. Sự tăng trưởng này chứng tỏ doanh nghiệp đã tìm được hướng làm ăn có hiệu quả. NHNN & PTNT huyện Yên Sơn cũng cần chủ động quan tâm tìm kiếm khách hàng bởi hiện tại NHNN & PTNT huyện Yên Sơn mới chỉ có một khách hàng là doanh nghiệp nhà nước (nhà máy quy chế huyện Yên Sơn). Đây là một thách thức lớn đối với NHNN & PTNT huyện Yên Sơn, bởi trên một địa bàn không lớn, với sự xuất hiện của 11 ngân hàng hoạt động thì vấn đề tìm kiếm khách hàng mới và duy trì mối quan hệ với các khách hàng truyển thống là điều hết sức khó khăn. Vì thế cần phải có các chính sách hợp lý.
Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh dư nợ cho vay năm 2007 là 20.440 tiệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,02% trên tổng dư nợ, giảm dần qua các năm. Mặc dù NHNN & PTNT huyện Yên Sơn đã quan tâm khai thác đầu tư tín dụng ở thị trường này nhưng chưa hiệu quả. Do doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa phát triển, thực chất vẫn là hộ gia đình. Cùng với đó là tâm lý ngại rủi ro của các cán bộ tín dụng. Vì thế NHNN & PTNT huyện Yên Sơn cần tận dụng các lợi thế của mình để đầu tư nhiều hơn vào các thành phần này. Bởi trên địa bàn huyện Yên Sơn có hai làng nghề lớn, và ở đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các công ty cổ phần, công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân không phải là ít. Đây là khu vực nhiều tiềm năng đòi hỏi NHNN & PTNT huyện Yên Sơn cần có sự khai thác cho vay phù hợp.
Tín dụng đối với hộ sản xuất chủ yếu trong hoạt động tín dụng và là thị trường đầu tư chủ yếu hiện nay của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn. Dư nợ hộ sản xuất năm 2007 đạt 378.462 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 92,92% tổng dư nợ. Năm 2006 dư nợ là 216.390 triệu đồng, chiếm 91,88% tổng dư nợ. Năm 2005 dư nợ 195.487 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 88,34% tổng dư nợ. Cho vay hộ sản xuất phát triển mạnh mẽ. Điều này chứng minh được NHNN & PTNT huyện Yên Sơn đã xác minh được đối tượng của Ngân hàng mình là lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, chiến lược kinh doanh hướng về hộ gia đình thể hiện qua mức tăng dư nợ hộ sản xuất qua các năm. Tuy nhiên hiện tại giới hạn tín dụng dưới 1,5 tỷ đối với hộ sản xuất cũng tạo ra rào cản cho ngân hàng trong tiếp cận để mở rộng đối tượng khách hàng này.
- Tín dụng theo ngành kinh tế
Bảng 5: Dư nợ theo ngành kinh tế
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Nông nghiệp
10.250
4,63
8.960
3,8
8.730
2,14
2
CN, tiểu thủ CN
183.445
82,90
195.525
83,02
340.786
83,67
3
Thương nghiệp, dịch vụ
27.597
12,47
31.019
13,17
57.769
14,18
Tổng cộng
221.292
100
235.504
100
407.285
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn)
Huyện Yên Sơn là một huyện công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Cũng phù hợp với điều kiện kinh tế chính trị của huyện, nhìn vào bảng dư nợ phân theo ngành kinh tế của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn ta thấy dư nợ của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2005 chiếm tỷ trọng 82,9% tổng dư nợ, năm 2006 chiếm 83,02% tổng dư nợ, năm 2007 chiếm 83,67% tổng dư nợ. Số dư nợ cho ngành thương nghiệp, dịch vụ năm 2005 chiếm 14,18% tổng dư nợ, năm 2006 chiếm 13,17% tổng dư nợ, năm 2007 chiếm 14,18% tổng dư nợ. Đây là ngành luôn phát triển song hành với công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nó là ngành phục vụ, phụ trợ không thể thiếu và cũng liên tục phát triển. Ngân hàng đầu tư vào ngành này cũng an toàn, vì đây là ngành sinh lời nhanh. Đối với ngành nông nghiệp dư nợ chiếm tỷ trọng nhỏ và dần bị thu hẹp. Năm 2005 chiếm tỷ trọng 4,6% tổng dư nợ, năm 2006 chiếm 3,8% tổng dư nợ, năm 2007 chiếm 2,14% tổng dư nợ. Trên địa bàn huyện Yên Sơn thực tế ngành này bị thay đổi cơ cấu nhiều nhất, đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp nhường chỗ cho các khu công nghiệp mọc lên, chỉ còn một số chuyển sang nuôi cây trồng, con đặc sản, vì vậy dư nợ của ngành này chiếm tỷ trọng không cao là hợp lý.
2.2.2.Phân tích chất lượng tín dụng tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Yên Sơn
- Hiệu quả sử dụng vốn
Bảng 6: Hiệu quả sử dụng vốn
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng vốn huy động
245.491
296.991
297.969
2
Tổng dư nợ
221.929
235.504
407.285
3
Hiệu quả sử dụng vốn (%)
90,4
79,3
139,69
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn)
Hiệu quả sử dụng vốn của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn năm 2005 là 90,4% đến năm 2006 là 79,3% giảm 11,1%, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng sang năm 2007 cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của ban giám đốc với các biện pháp gia tăng hiệu quả sử dụng vốn và nỗ lực của toàn bộ các cô chú nhân viên trong ngân hàng nên tình hình sử dụng vốn đã được cải thiện một cách đáng kể. Cụ thể là 139,69% tăng so với năm 2006 là 60,39% gần gấp đôi, đó là một bước tiến bộ vượt bậc trong quá trình kinh doanh của ngân hàng.
- Kết quả kinh doanh
Bảng 7: Khả năng sinh lời
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
1
Tổng thu (A)
21.425
40.184
65.946
Trong đó: Thu lãi
19.572
27.786
38.108
Tỷ trọng (%)
91,35
69,15
57,79
2
Tổng chi (B)
12.167
36.311
60.708
3
Dư nợ
221.292
235.504
407.285
4
Tỷ lệ thu lãi vay (%)
8,84
11,79
9,36
Kết quả kinh doanh (A) – (B)
9.258
3.873
5.238
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn)
Nhìn vào bảng 7 ta thấy nguồn thu chủ yếu của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn là thu từ lãu cho vay. Năm 2006 thu lãi chiếm 69,15%, năm 2005 chiếm 91,35%. Chứng tỏ chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao, quy mô tín dụng ngày càng mở rộng, hoạt động kinh doanh hiệu quả. Nếu nhìn giá trị tuyệt đối thì tổng thu và thu lãi đều tăng nhưng về tỷ trọng lại giảm do nguồn thu của ngân hàng ngày càng trở nên đa dạng và phong phú hơn.
Nhìn chung kết quả tài chính của ngân hàng vẫn đảm bảo quỹ tiền lương và ăn ca theo chế độ, ổn định và từng bước cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước và nộp đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy địng đồng thời tăng cường trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
Có được những kết quả trên đây là nhờ vào chủ trương đúng đắn có hiệu quả như thông điệp “hêt khách mới hết giờ” chăm sóc khách hàng tận tình và chu đáo, với một quá trình năng động và sự cố gắng không mệt mỏi của ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ nhân viên NHNN & PTNT huyện Yên Sơn.
- Tình hình nợ xấu tại chi nhánh NHNN & PTNT huyện Yên Sơn
Một trong những chỉ tiêu quan trọng được sử dụng trong đánh giá chất lượng tín dụng đó là tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ. Nợ xấu là vấn đề được quan tâm số một trong hoạt động sản xuất kinh doanh tiền tệ. Nợ xấu là tồn tại cơ bản nhất nếu không nhanh chóng khắc phục sẽ đe doạ trực tiếp đến sự lành mạnh và an toàn của ngân hàng cũng như của nền kinh tế. Nợ xấu luôn là vấn đề nhức nhối đòi hỏi phải có nhiều biện pháp tập trung thời gian và công sức để xử lý.
+ Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế
Bảng 8: Nợ xấu phân theo thành phần kinh tế.
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Nợ xấu DNNN
2
Nợ xấu DN ngoài quốc doanh
3
Nợ xấu hộ sản xuất, cá thể
1.116
100
1.316
100
5.020
100
4
Tổng dư nợ
221.292
0,5
235.504
0,56
407.285
1,23
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn)
Qua bảng 8 ta thấy nợ xấu tại NHNN & PTNT huyện Yên Sơn đều nằm tại thành phần kinh tế hộ sản xuất, cá thể. Đây là kết quả tất yếu bởi dư nợ hộ sản xuất chiếm 92,92% tổng dư nợ (năm 2007) của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn. Tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, năm 2005 chiếm tỷ trọng 0,5 % tổng dư nợ, năm 2006 chiếm 0,56% tổng dư nợ, năm 2007 chiếm 1,23% tổng dư nợ. Ngân hàng cần có biện pháp phối kết hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan hành pháp hoặc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn cho ngân hàng. Tránh các tình trạng xấu lan truyền khó xử lý.
+ Nợ xấu theo nhóm
Bảng 9: Nợ xấu theo nhóm
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Nhóm 3
298
26,70
76
5,78
4.074
81,16
2
Nhóm 4
195
17,47
6
0,46
240
4,78
3
Nhóm 5
623
55,82
1.234
93,77
706
14,06
Tổng cộng
1.116
100
1.316
100
5.020
100
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn)
Qua bảng 9 ta thấy đến 31/12/2005 nợ dưới tiêu chuẩn là 298 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 26,7%, nợ nghi ngờ là 195 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 17,47%, nợ có khả năng mất vốn là 623 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 55,82%. Đến 31/12/2006 nợ dưới tiêu chuẩn là 76 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 5,78%, giảm so với năm 2005 là20,92%, nợ nghi ngờ là 6 triệu, chiếm tỷ trọng 0,46%, giảm so với năm 2005 là17,01%, nợ có khả năng mất vốn là 1.234 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 93,77 %, tăng so với năm 2005 là 39,95%. Đến 31/12/2007 nợ dưới tiêu chuẩn là 4.074 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 81,16%, tăng so với năm 2006 là 75,38%, nợ nghi ngờ là 240 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 4,78%, tăng so với năm 2006 là 4,32%, nợ có khả năng mất vốn là 706 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 14,06%, giảm so với năm 2006 là 79,71%. Nguyên nhân là nợ xấu gia tăng là do khách hàng của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn chủ yếu sản xuất kinh doanh tại các làng nghề cuối năm chưa thu được tiền hàng cùng với chính sách thắt chặt tín dụng NNNN & PTNT Việt Nam đã ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn. Tuy nhiên NHNN & PTNT huyện Yên Sơn cần có những biện pháp hữu hiệu kết hợp với các nhà chức năng để nhanh chóng thu hồi nợ xấu để giảm tối đa khả năng thất thoát vốn của mình. Nợ xấu có khả năng mất vốn, trong năm 2007 có thể giảm mạnh là do chất lượng tín dụng được nâng cao, cán bộ tín dụng tăng cường gặp gỡ khách hàng, bám sát khách hàng để thu nợ, kết hợp với chính quyền để giải quyết nợ xấu. Cuối cùng là dùng biện pháp cứng rắn nhất đó là thông qua toà án để xử lý nợ khó đòi.
+ Nợ xấu phân theo kỳ hạn
Bảng 10: Nợ xấu phân theo kỳ hạn
Đơn vị: triệu đồng
TT
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
1
Ngắn hạn
876
78,49
1.283
97,49
4.624
92,11
2
Trung, dài hạn
240
21,51
33
2,51
396
7,89
3
Tổng cộng
1.116
100
1.316
100
5.020
100
4
Tổng dư nợ
221.292
0,5
235.504
0,56
407.285
1,23
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Yên Sơn)
Qua số liệu bảng 10 cho thấy ngân hàng cần xem xét lại việc mở rộng cho vay ngắn hạn hộ sản xuất trong thời gian vừa qua. Vì tỷ lệ nợ xấu phát sinh hầu hết tại tài khoản cho vay ngắn hạn với chiều hướng gia tăng ngày càng cao so với tổng dư nợ. Từ chỗ chỉ chiếm 0,56% tổng dư nợ năm 2006 đã tăng lên 1,23% tổng dư nợ vào năm 2007. Điều này chứng tỏ việc đầu tư vào việc cho vay trung và dài hạn có hiệu quả hơn. NHNN & PTNT huyện Yên Sơn cần chú trọng đầu tư vào cho vay trung và dài hạn hơn để phát triển theo chiều sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các hộ sản xuất có vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, tăng cường trang thiết bị, máy móc phục vụ cho sản xuất, tăng quy mô kinh doanhVì đây là cơ cấu tương đối có hiêụ quả của ngân hàng, vừa tạo ra nguồn thu ổn định cho ngân hàng vừa góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội của huyện nhà.
2.3. Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng tại NHNN & PTNT huyện Yên Sơn
2.3.1. Kết quả đạt được
Năm 2007 chi nhánh NHNN & PTNT huyện Yên Sơn đã kiên quyết loại bỏ các khách hàng làm ăn không có hiệu quả, vay ở nhiều tổ chức tín dụng, không đủ điều kiện vay vốn nên chất lượng tín dụng được củng cố và nâng lên rõ rệt. Dư nợ tăng, thị phần tín dụng gia tăng hoạt động kinh doanh hiệu quả tạo uy tín, năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.
Thực hiện sự chỉ đạo của NHNN & PTNT tỉnh Tuyên Quang, NHNN & PTNT huyện Yên Sơn đã tập trung củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng, tích cực thu hồi nợ xấu, tập trung ưu tiên cho vay ngắn hạn các dự án chuyển đổi kinh tế tại địa phương để đẩy nhanh tốc độ quay vòng của vốn.
Ngân hàng còn có nỗ lực rất lớn trong việc mở rộng mối quan hệ với khách hàng, tạo được uy tín, hình ảnh của ngân hàng trên thị trường, tăng khả năng cho vay của ngân hàng, giúp ngân hàng tăng lợi nhuận, nâng cao năng lực tài chính. Từ đó ngân hàng có thể mở rộng đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm.
Trong năm ngân hàng đã thực hiện việc luân chuyển cán bộ tín dụng theo quy định của NHNN & PTNT Việt Nam. Thành lập đoàn kiểm tra, đối chiếu khách hàng, vận động cán bộ tín dụng đi học, nâng cao trình độ chuyên môn.
Hồ sơ cho vay được củng cố và hoàn thiện theo đúng chế độ của ngành, các dự án, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng được lưu lại ngân hàng ngày càng mang tính khoa học. Chủ động chuyển nợ quá hạn những khách hàng sản xuất kinh doanh còn yếu kém, không che dấu nợ tiềm ẩn.
Tóm lại, công tác cho vay tại NHNN & PTNT huyện Yên Sơn được mở rộng đạt tốc độ khá, chất lượng tín dụng cơ bản được đảm bảo, thực hiên tốt sự chỉ đạo của NHNN & PTNT tỉnh. Nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ một số hạn chế cần được khắc phục.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1.H
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7882.doc