Chuyên đề Chế độ hợp đồng giao nhận thầu xây dựng và thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON

Mục lục

Mở đầu 1

Chương I. Cơ sở pháp lý của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 3

I.Hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động giao nhận thầu xây dựng 3

1. Đặc điểm và vai trò của hoạt động xây dựng trong nền kinh tế quốc dân 3

1.1.Hoạt động đầu tư xây dựng 3

1.2.Vai trò của hoạt động đầu tư xây dựng 5

2. Hợp đồng trong hoạt động giao nhận thầu xây dựng 6

2.1.Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. 6

2.2.Vai trò của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng trong hoạt động đầu tư xây dựng. 9

2.3.Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 10

II.Chế độ kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 11

1.Một số quy định chung về hoạt động giao nhận thầu xây dựng 11

1.1.Khái niệm và phân loại đấu thầu 11

1.2.Các nguyên tắc cơ bản về đấu thầu 17

1.3. Trình tự và tổ chức đấu thầu xây dựng 18

2.Chế độ kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng theo pháp luật hiện hành của Việt Nam 21

2.1.Điều kiện và phạm vi áp dụng hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 21

2.2. Chủ thể của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 25

2.3.Hình thức và nội dung của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 28

2.4.Thủ tục kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 33

2.5.Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 35

2.6.Trách nhiệm pháp lý trong chế độ thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 35

2.7.Giải quyết tranh chấp trong chế độ thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 39

Chương II. Thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng ở công ty cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 45

I.Tổ chức và hoạt động của công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 45

1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty FECON 45

2.Chức năng nhiệm vụ ngành nghề của công ty FECON 46

3. Cơ cấu, tổ chức, bộ máy của công ty FECON 48

3.Tình hình hoạt động của công ty 54

II.Thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng của công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 56

1.Tình hình tham gia dư thầu của công ty FECON 56

1.1. Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu 58

1.2. Giai đoạn nộp hồ sơ dự thầu 58

1.3. Giai đoạn thực hiện thi công theo hợp đồng 58

2.Kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty FECON 59

2.1. Nguyên tắc kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty FECON 59

2.2. Chủ thể kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty FECON 60

2.3. Căn cứ kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty FECON 62

3. Thực hiện các nguyên tắc thực hiện hợp đồng và các cam kết thoả thuận trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng của công ty FECON 63

3.1. Thực hiện các nguyên tắc thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 63

3.2. Thực hiện các cam kết thoả thuận trong hợp đồng 64

4. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng giao nhận thầu xây dựng và các biện pháp giải quyết tranh chấp. 65

4.1. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 65

4.2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp 66

5.Thanh lý hợp đồng. 67

Chương III. Một số đánh giá, kiến nghị về việc kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng của công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 69

I.Một số đánh giá về cơ sở pháp lý để kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. 69

1.Một số đánh giá đối với các quy định pháp luật do Nhà nứơc ban hành liên quan đến hoạt động giao nhận thầu xây dựng 69

2.Một số đánh giá về hoạt động của công ty FECON 74

2.1. Những thuận lợi khi thực thi pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 74

2.2. Những khó khăn khi thực thi pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 78

II. Một số giải pháp và kiến nghị. 82

1.Kiến nghị đối với nhà nước. 82

2.Kiến nghị đôí với công ty FECON. 86

Kết luận 88

Danh mục tài liệu tham khảo 90

 

doc93 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chế độ hợp đồng giao nhận thầu xây dựng và thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hể là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Tuy nhiên, bên bị ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng phải có nghĩa vụ: tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra; đồng thời phải thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng 7 ngày ngay sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. Cũng với những quy chế tương tự như hợp đồng kinh tế khác, luật thương mại quy định các trường hợp miễn trách đối với hành vi vi phạm. Các trường hợp miễn trách là: Xảy ra trường hợp miễn trách mà các bên đã thoả thuận Xảy ra sự kiện bất khả kháng Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không biết được vào thời điểm kí kêt hợp đồng giao nhận thầu xây dựng Bên vi phạm có trách nhiệm chứng minh các trường hợp miễn trách của mình. Bên cạnh vấn đề phạt vi phạm hợp đồng, vấn đề bồi thường thiệt hại cũng là một trách nhiệm vật chất đặt ra khi vi pham hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là: Có hành vi vi phạm hợp đồng Có thiệt hại thực tế Hành vi vi phạm hợp đồng giao nhận thầu xây dựng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Để có thể yêu cầu bên vi phạm bôì thường thiệt hại thì bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm. 2.7.Giải quyết tranh chấp trong chế độ thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng Chế độ giải quyết tranh chấp trong thực hiện hợp đồng xây dựng cũng tương tự như quá trình giải quyết tranh chấp đối với các hợp đồng khác. Có nhiều cách để giải quyết tranh chấp khi có phát sinh xảy ra. Bốn cách thường được áp dụng đó là: Thứ nhất là tự thương lượng; Thứ hai là trung gian hoà giải; Thứ ba là thủ tục trọng tài; Thứ tư là thủ tục toà án. 2.7.1.Giải quyết tranh chấp theo phương pháp tự thương lượng Trong đại đa số trường hợp khi bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên tự nguyên liên hệ và nhanh chóng gặp gỡ nhau để thương lượng, tìm cách tháo gỡ bất đồng với mục đích chung giải quyết một cách nhanh chóng, thoả mãn cả hai bên, và giữ gìn mối quan hệ của cả hai bên. Thương lượng có thể tiến hành độc lập hoặc tiến hành cùng với quá trình tố tụng trọng tại toà án hoặc trọng tài. Kết quả thương lượng có thể coi như là một thoả thuận mới về vấn đề tranh chấp và các bên phải tự nguyện thi hành thoả thuận đó theo quy định của pháp luật. 2.7.2.Giải quyết tranh chấp theo phương pháp trung gian hoà giải Giải quết tranh chấp theo phương pháp trung gian hoà giải là một cách giải quyết thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các quan hệ làm ăn vì lợi ích của hai bên. Đây cũng là một phương pháp hoà giải gần giống như tự thương lượng, tuy nhiên, trong lĩnh vực xây dựng, đòi hỏi nhiều tính chất kĩ thuật cao, nên cần một người có đủ năng lực đứng ra giải quyết tranh chấp phát sinh. Mặt khác, nếu đưa vụ án ra toà, thủ tục tố tụng rất phức tạp, xa lạ đối với những người không chuyên luật, vì vậy dẫn đến hậu quả nhiều điểm tranh chấp tại phiên toà trở nên nặng nề về hình thức, khó tiếp cận trực tiếp đối với nguyên nhân bản chất của vấn đề phát sinh. Một trong những lợi thế khi sử dụng phương pháp hoà giải là những người trong cuộc vẫn đảm bảo được chứng cứ, đồng thời không lộ những bí mật kinh doanh của họ. Hoà giải phải dựa trên một số nguyên tắc: Hoà giải phải dựa trên tự do ý chí của bên tranh chấp. Sự tự do ý chí là yếu tố quyết định mọi giai đoạn của hoà giải, tự do thoả thuận về phương pháp, quy trình hoà giải, lựa chọn hoà giải viên, tự do ý chí trong thảo luận, đề xuất giải pháp hay thoả thuận chấp nhận ý kiến giải quyết do hoà giải viên đưa ra cũng như khi quyết định chấm dứt hoà giải chuyển sang sử dụng các phương pháp giải quyết khác.h - Hoà giải chủ yếu theo nguyên tắc “ khách quan, công bằng, hợp lý”, tôn trọng tập quán trong nước và quốc tế. Hoà giải viên là người tạo điều kiện cho các bên tự do phát biểu ý kiến, là người chuyển giao ý kiến của các bên, giúp họ nhìn nhận được những đúng sai của mình, giúp họ hiêu được những cái họ muốn và những cái họ cần, giúp họ xác định được những lợi ích ưu tiên số một mà mỗi bên cần đạt được qua giải quyết tranh chấp, tự đó điều chỉnh lại quan điểm, lập trường thương lượng cho thích hợp. Hoà giải viên có thể đề xuất những ý kiến để các bên có thể tự tham khảo và quyết định, nhưng không được bắt ép các bên phải chấp nhận. - Hoà giải sẽ lập tức chấm dứt nếu hai bên không đạt được thoả thuận hoặc nếu một trong hai bên không muốn tiếp tục hoà giải. - Bảo toàn bí mật những tài liệu,chứng cứ, ý kiến của các bên và của hoà giải viên trong quá trình hoà giải. Do tính chất riêng tư, tự nguyện của hoà giải, luật hay quy tắc hoà giải của nhiều nước quy định chứng cứ, tài liệu, ý kiến của các bên trong quá trình hoà giải sẽ không được sử dụng như chứng cứ bất lợi cho họ trong bất cứ quá trình tố tụng nào tiếp theo nếu quá trình hoà giải không thành. Cũng do tính chất tự nguyện trong hoà giải mà dẫn đến những hạn chế trong hiệu lực của hoà giải. Thoả thuận hoà giải không có tính chất bắt buộc như thoả thuận trọng tài, nó không được bắt buộc thi hành. 2.7.3.Giải quyết tranh chấp bằng căn cứ pháp lý là pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập( trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ đưa ra một quyết định có tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Như vậy trọng tài thương mại có ba đặc điểm: Phải có thoả thuận của các bên về việc đưa tranh chấp ra xét xử bằng trọng tài. thoả thuận đó có thể là một điều khoản quan trọng trong hợp đồng thương mại hoặc là môt thoả thuận trọng tài riêng biệt được lập ra sau khi phát sinh tranh chấp. Toàn bộ quá trình trọng tài được coi như sự thoả thuận ý chí của các bên dựa trên quyền tự chủ của họ. Một thoả thuận trọng tài khi đã có hiệu lực thì không một bên nào được đơn phương rút lui ý kiến. Điều khoản trọng tài được coi là độclập với các điều khoản khác của hợp đồng chính nên khi hợp đồng chính kết thúc hoặc vô hiệu thì cũng không làm cho thoả thuận trọng tài vô hiệu. Nếu một bên không thực hiện thoả thuận trọng tài mà cố ý đưa tranh chấp kiện ra toà án thì theo pháp luật của Việt nam, toà án phải trả lại đơn kiện hoặc đình chỉ vụ kiện, trả các bên về trọng tài đã được chọn trong thoả thuận trọng tài. Trọng tài viên hoặc hội đồng trọng tài sẽ ra một quyết định( phán quyết) sau khi cân nhắc mọi chứng cứ và lập luận của các bên. Quyết định của trọng tài có giá trị bắt buộc đối với các bên. Quyền này có ý nghĩa rất quan trọng, tạo nên ưu thế đặc bịêt của trọng tài so với các phương thức giải quyết tranh chấp cũng dựa trên sự tự thoả thuận như thương lượng, hoà giải. Để ra được những phán quyết, trọng tài viên phải tuân theo quy trình tố tụng nhất định do các bên lựa chọn. Nếu quy trình này không được tuân thủ, một hoặc các bên không có cơ hội công bằng trình bày trường hợp của mình trước trọng tài viên thì quyết định của trọng tài viên có thể không được công nhận và không được cho thi hành. Giải quyết theo thủ tục trọng tài cũng gần giống như thủ tục toà án, tuy nhiên thủ tuc ít rườm rà hơn, tiết kiệm thời gian, chi phí, bảo toàn bí mật kinh doanh, tính phù hợp về chuyên môn cao. Các quyết định, phán quyết của trọng tài có thể được toà án công nhận và cho thi hành thông qua một thủ tục tư pháp. Nếu phán quyêt của trọng tài không được các bên thi hành một cách tự nguyện thì nó sẽ được cưỡng chế thihành theo một thủ tục tư pháp cả ở trong nước lẫn ở nước ngoài. 2.7.4.Giải quyết tranh chấp bằng căn cứ pháp lý là Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Việc lựa chọn Toà án hay trọng tài để giải quyết tranh chấp là do thoả thuận của các bên. Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nhà nước ta. Hệ thống toà án nhân dân của nước ta bao gồm: Toà án nhân dân tối cao Các toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương Các toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Các toà án quân sự Các toà án khác do luật định Trình tự khi đưa một vụ tranh chấp ra toà án là: Bước 1: Khởi kiện và thụ lý vụ án. Người khởi kiện làm đơn với những nội dung theo quy định của pháp luật yêu cầu. Đơn kiện phải do nguyên đơn hoặc đại diện của nguyên đơn kí. Kèm theo đơn kiện phải có các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của nguyên đơn. Khi thấy có đủ điều kiện, toà án cho thụ lý vụ án. Bước 2: Chuẩn bị xét xử. Là giai đoạn toà án tiến hành những công việc để đưa vụ án ra xét xử.Trong thời gian đó,toà án làm những công việc như: thông báo việc kiện cho bị đơn và những người có liên quan biết nội dung kiện. Tiếp theo toà án có thể tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ để làm sang tỏ các tình tiết của vụ án. Bước 3: Phiên toà sơ thẩm. Phiên toà sơ thẩm được tiến hành dưới sự điều khiển của một hội đồng xét xử gồm hai thẩm phán và một hội thẩm nhân dân., với sự có mặt của các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, kiểm sát viên, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch. Biên bản sơ thẩm chưa có hiệu lực ngay, trong thời gian quy định,các đương sự có quyền kháng cáo và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền kiến nghị nếu không thoả mãn với các bản sơ thẩm. Bước 4: Thủ tục phúc thẩm. Sau khi có kháng cáo, kháng nghị, toà án mở phiên toà phúc thẩm. Phiên toà phúc thẩm tương tự như phiên toà sơ thẩm. Bản án của toà phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án. Bước 5: Thủ tục xem lại bản án đã có hiệu lực. Về nguyên tắc, bản án đã có hiệu lực pháp luật phải được cá nhân tổ chức có liên quan chấp hành. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có trường hợp bản án đó mắc sai lầm, hoặc xuất hiện tình tiết mới làm thay đổi nộ dung và tính chất của vụ án. Để khắc phục tình trạng đó, pháp luật nước ta quy định thủ tục đặc biệt nhằm xét xử lại các vụ án đó, đó là hai thủ tục: Giám đốc thẩm và Tái thẩm. Giám đốc thẩm là thủ tuc xét xử đặc biệt, trong đó toà án cấp trên xem xét tính hợp pháp đối với bản án đã có hiệu lực của toà án cấp dưới trên cơ sở kháng nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tái thẩm là toà án cấp trên tiến hành xem xét lại bản án có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trong trường hợp phát hiện thấy những tình tiết mới quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền. Chương II. Thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng ở công ty cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON I.Tổ chức và hoạt động của công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty FECON FECON là một công ty cổ phần có quá trình thành lập chưa lâu dài. Bắt đầu đang kí kinh doanh và đi vào hoạt động từ năm 2003, với số vốn điều lệ là 5.000.000.000 đồng( năm tỉ đồng). Năm 2005, sau một quá trình hoạt động có hiệu quả, công ty quyết định nâng vốn điều lệ lên gấp đôi là 10.000.000.000 đồng. Cũng trong năm 2005, công ty cho thi công dự án xây dựng trung tâm thí nghiệm và cũng trong năm đó, trung tâm thí nghiệm được khánh thành và đưa vào hoạt động. Nhiệm vụ của trung tâm là nghiên cứu chế tạo những nguyên vật liệu phục vụ cho thi công công trình của công ty. Có thể nói trung tâm thí nghiệm ra đời là một bước tiến mới đối với công ty, nó tạo ra khả năng nghiên cứu sâu sắc và khả năng tự sản xuất những nguyên liệu cho quá trình thi công các dự án của công ty. Cũng trong năm đó, công ty đã lập xưởng sản xuất cọc, và đã đáp ứng một phần nào nhu cầu các loại cọc dung trong thi công, mang lại sự chủ đông trong hoạt động và nâng cao lợi nhuận của công ty. Tiến tới công ty có thể mở rộng phạm vi các ngành nghề kinh doanh, nhảy vào các lĩnh vực kinh doanh mà công ty đã đăng kí nhưng chưa hoạt động như: Sản xuất và kinh doanh các loại cấu kiện bê tông cốt thép, thép phục vụ xây dựng nền móng và công trình ngầm, Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. , Ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới xây dựng nền móng và công trình ngầm vào thực tế xây dựng tại Việt Nam. , Kinh doanh xuất - nhập khẩu: Vật tư vật liệu, thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Nhìn chung với thời gian hoạt động chưa lâu nên công ty cũng chưa có sự biến động lớn trong quá trình hoạt động của mình. Sau đây là một số thông tin chung về công ty: Tên công ty : Công ty cổ phần Kỹ thuật Nền móng và công trình ngầm FECON. Tên viết tắt : FECON. Đại diện : Ông Phạm Việt Khoa Chức vụ: Giám đốc. Trụ sở chính : 112 B1 Thành Công, Quận Ba Đình, Hà Nội. Điện thoại : (844) 7721979 Fax : (844)7723211 Email : fecon@fpt.vn Website : http:// www.fecon.com.vn Tài khoản số : 12510000011214 Tại .: Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt nam- chi nhánh Đông Đô. Mã số thuế : 0101502599. 2.Chức năng nhiệm vụ ngành nghề của công ty FECON a. Thi công xây dựng nền móng và công trình ngầm phục vụ xây dựng nhà cao tầng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thuỷ lợi. b. Xử lý nền đất yếu các công trình giao thông, công nghiệp, thuỷ lợi. c. Thi công hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị đ. Thí nghiệm khả năng chịu tải nền móng công trình bằng phương pháp tải trọng tĩnh và tải trọng biến dạng lớn (PDA). e. Thí nghiệm kiểm tra tính nguyên dạng và tính đồng nhất của các móng và các cấu kiện bê tông cốt thép bằng phương pháp siêu âm (sonic) và phương pháp va đập biến dạng nhỏ (PIT) f. Khảo sát địa chất, khảo sát địa hình,khảo sát địa chất thuỷ văn công trình. g. Thực hiện các thí nghiệm địa kỹ thuật phục vụ khảo sát thiết kế, quản lý chất lượng và quan trắc trong thi công nền móng và công trình ngầm h. Sản xuất và kinh doanh các loại cấu kiện bê tông cốt thép, thép phục vụ xây dựng nền móng và công trình ngầm. i. Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng. j. Ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới xây dựng nền móng và công trình ngầm vào thực tế xây dựng tại Việt Nam. k. Kinh doanh xuất - nhập khẩu: Vật tư vật liệu, thiết bị, công nghệ trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tuy trong đăng kí kinh doanh, công ty đăng kí rất nhiều ngành nghề bao gồm cả thi công, thí nghiệm, khảo sát, sản xuất, chuyển giao công nghệ, kinh doanh xuất nhập khẩu; tuy nhiên trên thực tế công ty hiện đang chỉ tập trung vào một số lĩnh vực là thi công xây dựng nền móng và công trình ngầm phục vụ xây nhà cao tầng, công trình công nghiệp, công trình giao thồng, công trình thuỷ lợi; thí nghiệm khả năng chịu tải nền móng công trình bằng nén tải trọng tĩnh và thí nghiệm tải trọng biến dạng lớn(PDA); thí nghiệm kiểm tra tính nguyên dạng và tính đồng nhất của cọc và các cấu kiện bê tong cốt thép bằng phương pháp siêu âm(SONIC) và phương pháp va đập biến dạng nhỏ(PIT); khảo sát địa chất công trình, khảo sát địa hình; khảo sát địa chất thuỷ văn công trình. Về lĩnh vực sản xuất các loại bê tông cốt thép phục vụ cho việc thi công xây dựng nền móng và công trình ngầm của công ty, hiện nay công ty mới chỉ có một xưởng sản xuất nhỏ, mới đi vào thực hiện sản xuất, thực tế chưa đáp ứng được nhu cầu tự sản xuất của công ty. Công ty vẫn phải mua các loại cọc bê tông cốt thép từ đơn vị khác. Riêng lĩnh vực chuyển giao công nghệ xây dựng nền móng và công trình ngầm và kinh doanh xuất nhập khẩu thì công ty chưa tham gia. 3. Cơ cấu, tổ chức, bộ máy của công ty FECON Sơ đồ tổ chức công ty Hội đồng quản trị công ty FECON Tổng giám đốc: ông Phạm Việt Khoa Giám đốc phụ kinh doanh trách kinh doanh và kĩ thuật: ông Nguyễn Trí Công. Giám đốc phụ trách sản xuất: ông Hà Thế Lộng. Trưởng phòng kĩ thuật: ông Phạm Quốc Hùng. Trưởng phòng kế hoạch và thiết bị: ông Trần Trọng Thắng. Kế toán trưởng: bà Lê Thị Thu Hương (Theo quyết định số 04-06/QĐ/HĐQT-FECON ngày 22/5/2006) Nhân sự của các phòng ban Phòng kế toán tài chính Trưởng phòng: Lê Thu Hương Nhân viên: Nguyễn Thanh Vân, Vũ thị Ngọc Lan; Nguyễn Ánh Tuyết. Phòng kinh doanh Trưởng phòng: Nguyễn Chí Công. Nhân viên: Nguyễn thị Lan Nhung; Cao thị Minh Nguyệt. Phòng kĩ thuật Trưởng phòng: Phạm Quốc Hùng. Phó phòng: Hà Thế Phương Nhân viên: Phạm Văn Hùng, Phạm Thành Trung; Nguyễn Như Trường; Đồng Văn Trường; Phạm Văn Kì; Trần Ngọc Dũng; Đỗ Xuân Nguyên; Dương Quang Hưng; Nguyễn Đình Xuyền. Phòng kế hoạch và thiết bị Trưởng phòng: Trần Trọng Thắng Nhân viên: Trần Văn Ty Ban thư kí và văn phòng Phạm Thị Minh Hoa. Trách nhiệm quyền hạn của Tổng giám đốc. Tổng giám đốc là người điều hành cấp cao nhất trong các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty. Tổng giám đốc làm việc với trách nhiệm và quyền hạn của mình dưới sự giám sát của Hội đông quản trị, chịu trách nhiệm trước hội đông quản trị, Hội đồng cổ đông và Pháp luật của nhà nước Việt Nam. Trách nhiệm và quyền hạn Quyết định cuối cùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà không cần phải có nghị quyết của hội đồng quản trị. Chỉ đạo điều hành và kiểm soát các hoạt động của Giám đốc chuyên trách. Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị, Hội đồng cổ đông. Tổ chức thực hiện phương án kinh doanh và phương án đầu tư của công ty. Tiếp cận và khai thác các nguồn vốn, xúc tiến mở rộng thị trường. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức quản lý trong công ty( trừ các chức danh Giám đốc do Hội đồng quản trị quyết định). Quyết định lương và phụ cấp của người lao động trong công ty kể cả người quản lý do hội đồng quản trị bổ nhiệm. Quyết định tuyển dụng và đào tạo lao động. Kiến nghị phương án chi trả cổ tức hoặc phương án xử lý lỗ trong kinh doanh hàng năm. Lập báo cáo kinh doanh 6 tháng đầu năm và cuối năm tài khóa, kết thúc là ngày 31/12 hàng năm. Trách nhiệm và quyền hạn của các phòng ban Phòng kế toán tài chính Trưởng phòng làm việc dưới sự chỉ đạo, điều hành và giám sát của giám đốc Tài chính. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước công ty và trực tiếp là Giám đốc Tài chính về các hoạt động kế toán tài chính của công ty. Trưởng phòng chỉ đạo phân công trách nhiệm và quyền hạn, cho nhân viên trong phòng, theo dõi chấm công, đánh giá xếp hạng nhân viên, đề xuất tăng giảm lương vào các thời điểm cần thiết. Trưởng phòng kiểm soát các hoạt động kế toán tài chính của phòng và của công ty. Phối hợp với phòng Kinh doanh, phòng kĩ thuật, phòng Kế hoạch và thiết bị trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Căn cứ vào giá trị thanh quyết toán hàng tháng của các phòng khác, phải kiểm tra sau đó trình giám đốc tài chính duyệt. Đối với các khoản chi phí đã có xác nhận của phòng khác, phải kiểm tra sau đó trình giám đốc tài chính duỵêt. Sáng thứ hai hàng tuần phải báo cáo với giám đốc tài chính về tình hình thu hồi công nợ và đề xuất phương án giải quyết dặc biệt với trường hợp nợ khó đòi. Báo cáo các vấn đề quan trọng định kì hang tuần, tháng, năm với Giám đốc Tài chính. Phòng kinh doanh. Trưởng phòng làm việc dưới sự chỉ đạo, điều hành và giám sát của giám đốc Kinh doanh và Kĩ thuật. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước công ty và trực tiếp là Giám đốc về việc tổ chức thực hiện, quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty. Trưởng phòng chỉ đạo phân công trách nhiệm và quyền hạn, cho nhân viên trong phòng, theo dõi chấm công, đánh giá xếp hạng nhân viên, đề xuất tăng giảm lương vào các thời điểm cần thiết. Trưởng phòng kiểm soát các hoạt động của phòng và của nhân viên trong phòng. Phối hợp với phòng kế toán tài chính, phòng Kĩ thuật, phòng Kế hoạch và thiết bị trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Lập báo giá, dự toán, soạn thảo hợp đồng kinh tế( trừ các hợp đồng thuê thiết bị và thầu phụ), lập bảng thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng. Hàng tháng khi hoàn thành giai đoạn thi công hoặc hoàn thành thi công coong trình, yêu cầu phòng kĩ thuật cung cấp khối lượng thực hiện( biên bản nghiệm thu hoặc bảng tổng hợp khối lượng thực hiện) của các công trình để lập bảng thanh toán. Trên cơ sở khối lượng thực hiện do phòng kĩ thuật cung cấp, tính toán giá trị sản lượng 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm. Báo cáo các vấn đề quan trọng định kì hang tuần, tháng, năm với Giám đốc… Phòng kĩ thuật Trưởng phòng làm việc dưới sự chỉ đạo, điều hành và giám sát của giám đốc Kinh doanh và kĩ thuật. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước công ty và trực tiếp là Giám đốc kinh doanh và kĩ thuật về tổ chức điều hành và quản lý kĩ thuật công trình tại hiện trường và nôị nghiệp. Trưởng phòng chỉ đạo phân công trách nhiệm và quyền hạn, cho nhân viên trong phòng, theo dõi chấm công, đánh giá xếp hạng nhân viên, đề xuất tăng giảm lương vào các thời điểm cần thiết. Trưởng phòng kiểm soát các hoạt động công tác kĩ thuật tại hiện trường và nội nghiệp của phòng, tổng hợp báo cáo tuần của từng nhân viên. Trưởng phòng kiểm tra kí tên tất cả các hồ sơ kĩ thuật và khối lượng mà công ty thực hiện trước khi trình giám đốc ki thuật và king doanh trước khi chuyển cho phòng kinh doanh. Phối hợp với phòng kế toán tài chính, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch và thiết bị trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phân công Chủ nhiệm công trình, kĩ thuật hiện trường, kĩ thuật nội nghiệp để thực hiện các công trình từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành như lập biện pháp tổ chức thi công, đề cương thí nghiệm, đề cương khảo sát, quản lý kĩ thuật hiện trường, nghiệm thu xác nhận khối lượng, lập báo cáo kết quả thí nghiệm, báo cáo kết quả khảo sát, hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công. Hàng tháng khi hoàn thành giai đoạn thi công hoặc hoàn thành thi công công trình, cung cấp khối lượng thực hiện( biên bản nghiệm thu hoặc bản tổng hợp khối lượng thực hiện) của các công trình cho phòng kinh doanh để lập bảng thanh toán. Báo cáo các vấn đề quan trọng định kì hang tuần, tháng, năm với Giám đốc… Phòng kế hoạch và thiết bị Trưởng phòng làm việc dưới sự chỉ đạo, điều hành và giám sát của giám đốc Sản xuất. Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước công ty và trực tiếp là Giám đốc Sản xuất về tổ chức thực hiện, quản lý, điều động thiết bị của công ty và nhà thầu phụ, an toàn lao động và bảo hộ lao động. Trưởng phòng chỉ đạo phân công trách nhiệm và quyền hạn, cho nhân viên trong phòng, theo dõi chấm công, đánh giá xếp hạng nhân viên, đề xuất tăng giảm lương vào các thời điểm cần thiết. Trưởng phòng kiểm soát công tác quản lý, điều động thiết bị tại hiện trường và kho của công ty, quản lý thời gian làm việc và khối lượng thực hiện của các thiết bị thi công trên cơ sở sôd liệu cung cấp của các tổ trưởng, xe trưởng hoặc chủ nhiệm công trình. Phối hợp với phòng Kế toán tài chính, phòng kinh doanh, phòng kĩ thuật trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Lập bảng theo dõi thống kê chi tiết các thiết bị của công ty, đặc biệt là sau mỗi lần di chuyển tư công trình này sang công trình khác, báo cáo kiểm kê thiết bị mỗi tháng một lần. Thương thảo hợp đồng với các nhà thầu phụ hoặc hợp đông giao khoán, tổng hợp khối lượng thực hiện, lập bảng thanh, quyết toán thanh lý hợp đồng cho các nhà thầu phụ. Sau khi công trình hoàn thành và được nghiệm thu, căn cứ khối lượng thực hiện và quy chế trả lương của công ty để lập bàng thanh toán lương khoán cho Chủ nhiệm công trình và các tổ đội thi công trực tiếp. Báo cáo các vấn đề quan trọng định kì hang tuần, tháng, năm với Giám đốc… 3.Tình hình hoạt động của công ty Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ( từ ngày 01/01/2005 đến ngày 31/12/2005) Chỉ tiêu Mã số Kì này Kì trước Luỹ kế từ đầu năm Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1 11 109 242 186 11 109 242 186 Các khoản giảm trừ 3 Chiết khấu thương mại 4 Giảm giá 5 Hàng bán trả lại 6 Thuế TTĐB, thúe GTGT phải nộp 7 1. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 11 109 242 186 11 109 242 186 2. Gía vốn hàng bán 11 10 265 899 417 10 265 899 417 3. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 20 843 342 769 843 342 769 4. Doanh thu hoạt động tài chính 21 2 308 276 2 308 276 5. Chi phí tài chính 22 70 751 859 70 751 859 6. Chi phí bán hàng 24 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 666 554 531 666 554 531 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 30 108 344 655 108 344 655 9. Thu nhập khác 31 10 000 000 10 000 000 10. Chi phí khác 32 16 193 955 16 193 955 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 50 102 150 700 102 150 700 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp 51 28 602 196 28 602 196 14. Lợi nhuận sau thuế 60 73 548 504 73 548 504 Nhận xét: trong khoảng thời gian từ 01/01/2005 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh so với 6 tháng đầu năm 2004, kéo theo đó là tổng lợi nhụân của công ty cũng tăng mạnh. Điều này là do sang năm 2005, công ty nhân được nhiều hợp đồng hơn so với trước khi thành lập. Chứng tỏ công ty đang làm ăn có lãi và phát triển mạnh. II.Thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng của công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 1.Tình hình tham gia dư thầu của công ty FECON Fecon là một công ty có quá trinh hình thành và phát triển với thời gian không phải là lâu dài, tuy nhiên những thành công mà công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32179.doc
Tài liệu liên quan