Chuyên đề Chế độ hưu trí ở tỉnh Thái Bình: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: VẤN ĐỀ BHXH VÀ CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ 3

1. Bảo hiểm xã hội 3

1.1. Khái niệm về BHXH 3

1.2. Vai trò của BHXH. 4

1.3. Nguyên tắc và chức năng của BHXH. 6

2. Những nội dung cơ bản của BHXH 11

2.1. Khái niệm về chế độ hưu trí 11

2.2. Quỹ BHXH, Hệ thống tổ chức BHXH. 12

3. Chế độ hưu trí trong BHXH 17

3.1. Vai trò của chế độ hưu trí 17

3.2. Cơ sở hình thành chế độ hưu trí trong hệ thống BHXH 18

CHƯƠNG II: CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ Ở TỈNH THÁI BÌNH 25

1. Vài nét về kinh tế - xã hội ở tỉnh Thái Bình 25

2. Vài nét về BHXH tỉnh Thái Bình 27

2.1. Công tác tổ chức quản lý và tổ chức hoạt động 27

2.2. Một số kết quả thực hiện công tác BHXH ở tỉnh Thái Bình 28

3. Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở tỉnh Thái Bình. 34

3.1. Tình hình chế độ hưu trí trước năm 1993. 34

3.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay 41

3.3. Thực trạng đời sống người về hưu ở tỉnh Thái Bình. 60

CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ

NHẰM TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ HƯU TRÍ

Ở TỈNH THÁI BÌNH TRONG THỜI GIAN TỚI 66

1. Những quan điểm đổi mới chế độ hưu trí. 67

1.1. Đổi mới về nhận thức, đối tượng tham gia BHXH

và hình thức tham gia BHXH. 67

1.2. Đổi mới và hoàn thiện chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí. 68

1.3. Đổi mới chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí hiện hành

sang chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí mới. 69

2. Các giải pháp hoàn thiện chế độ bảo hiểm hưu trí 70

2.1. Giải pháp về chế độ chính sách 70

2.2. Về mặt tổ chức quản lý. 78

3. Khuyến nghị 79

3.1. Về chế độ chính sách. 79

3.2. Về tổ chức quản lý 83

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2281 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chế độ hưu trí ở tỉnh Thái Bình: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ãi và trợ cấp hưu trí để chi trả lương hưu là không hợp lý. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tăng gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, trong khi nguồn thu BHXH rất hạn chế so với tổng chi trả cho chế độ bảo hiểm hưu trí ở tỉnh Thái Bình ngân sách Nhà nước hàng năm phải chi hơn 80% tổng số kinh phí chi trả cho các đối tượng hưởng chế độ hưu trí. Do vậy để hoàn thiện hơn chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí cần được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp. Trước sự thay đổi và phát triển của đất nước phải hoàn thiện về chế độ chính sách BHXH. Nhà nước ta đã ban hành các văn bản pháp quy về BHXH nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng cho phù hợp với điều kiện về kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn cách mạng. - Nghị định 236/HĐBT. Cùng với sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, mức sống của người lao động đã từng bước được nâng cao. Mức sống của người về hưu cũng tăng theo. Trước tình hình này, điều lệ tạm thời về BHXH không còn phù hợp với tình hình mới. Do vậy trước yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, Chính phủ đã ban hành Nghị định 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 nhằm sửa đổi bổ sung, hoàn thiện hơn về chế độ chính sách BHXH. Cùng với sự thay đổi này chế độ bảo hiểm hưu trí cũng được thay đổi và những thay đổi đó được thể hiện như sau: a. Điều kiện hưởng. - Về tuổi đời nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi, nếu làm việc ở điều kiện bình thường trong đó: nếu tham gia lực lượng vũ trang về tuổi đời 55 tuổi đối với nam, 50 tuổi đối với nữ, thời gian công tác tính cả quy đổi - đủ 30 năm công tác đối với nam, 25 năm đối với nữ thì được nghỉ hưu. - Công nhân viên chức và quân nhân, nếu làm các việc nặng nhọc, độc hại mất sức lao động từ 61% trở lên đủ và thời gian đang đóng BHXH theo quy định thì cũng được nghỉ hưu. - Thời gian tham gia BHXH là thời gian công tác của công nhân viên chức và quân nhân khi đủ tuổi về hưu (đối với nam, nữ và từng ngành nghề). - Thời gian công tác ở giai đoạn này còn được dùng làm hệ số quy đổi như (1 + 2, 1 + 4, 1 + 6) tuỳ từng điều kiện công việc cụ thể và thời gian tham gia. b. Mức hưởng lương hưu. Lương hưu hàng tháng làm căn cứ đối với nam 30 năm, nữ 25 năm công tác được hưởng 75% lương chính và phụ cấp thâm niên (nếu có) ngoài ra cứ thêm 1 năm công tác thì được tính thêm 1% tiền lương, nhưng mức hưởng tối đa là 95% lương chính và phụ cấp. - Nếu là cán bộ hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8 năm 1945. Theo Quyết định 128/QĐ - HĐBT mỗi tham niên hoạt động được trợ cấp hàng tháng là 20 (đồng), ngoài ra đối với những người này không có lương hưu thì được hưởng sinh hoạt phí là 220 đồng (nếu họ hoạt động từ năm 1935) và 160 đồng nếu họ hoạt động từ năm 1936 về sau. Mức hưởng được điều chỉnh theo từng thời điểm khi Nhà nước công bố, thay đổi mức lương tối thiểu. - Nếu công nhân viên chức, quân nhân là anh hùng lao động, anh hùng quân đội nghỉ hưu, hoặc mất sức lao động thì được trợ cấp thêm 5% tiền lương và phụ cấp thâm niên để tính mức hưởng lương hưu hàng tháng. Từ khi ban hành Nghị định 236/NĐ - HĐBT về các chế độ chính sách BHXH cùng với công tác tổ chức và thực hiện các chế độ chính sách BHXH nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng, đã đạt được những kết quả đáng khích lệ đối với các chế độ bảo hiểm hưu trí được thực hiện như sau: Bảng 5: Số người được hưởng chế độ hưu trí (1989 - 1993) Năm Tổng số HC HQ Số người Số người Tăng so với năm trước Tỷ lệ % Số người Tăng so với năm trước Tỷ lệ % 1989 51.674 41.972 503 1,2 10.640 107 1,01 1990 53.707 42.104 1.936 4,6 10.820 238 2,2 1991 56.474 45.314 2.188 4,83 11.400 353 3,1 1992 58.589 47.368 4.817 10,17 12.300 418 3,4 1993 63.786 52.936 5.965 11,27 13.100 510 3,9 Các số liệu trên cho thấy, số người được hưởng chế độ chính sách hưu trí ở tỉnh Thái Bình hàng năm tăng lên. Mức tăng qua các năm 1989 - 1993 là không đều, cụ thể tốc độ tăng lớn nhất là ở năm 1991 - 1992 (số tăng tuyệt đối là 4.817 người chiếm 10,17%). Trong khi đó hàng năm số người bước vào độ tuổi lao động xấp xỉ vạn một người cùng với nó số người về hưu chiếm 16% so với lực lượng lao động tăng nên hàng năm (báo cáo tổng kết công tác năm Sở Lao động thương bình và xã hội năm 1993). Mặt khác, tốc độ về hưu ngày càng tăng. Từ năm 1989 đến năm 1993 tăng lên 12.112 người. Sự tăng lên này là do tác động của các Quyết định số 176/HĐBT ngày 9 tháng 10 năm 1989 và Quyết định số 111/HĐBT ngày 12 tháng 4 năm 1991 về việc tinh giảm biên chế và sắp xếp lại lao động đối với công nhân viên chức. Do vậy, số người về hưu tăng lên khá nhanh. Có những người có đủ số năm công tác và số năm công tác quy đổi, mặc dù chưa đủ tuổi cũng được nghỉ hưu vì từ năm 1991 số người về hưu đột ngột tăng lên. Đây là những ảnh hưởng của việc nghỉ "hưu non", "hưu chui". Ngoài ra đây là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, trong khi tỷ lệ thu so với tỷ lệ chi cho các chế độ BHXH, cụ thể trong năm 1991 là 15,07% và ngân sách Nhà nước cấp ở đây 84,93%. Kết quả trên phản ánh là: chế độ chính sách bảo hiểm hưu trí vẫn còn một số tồn tại được thể hiện như sau: - Chế độ đãi ngộ giữa nam và nữ không công bằng trước hết là ở chế độ mất sức lao động. Nếu như chưa đủ thời gian công tác theo quy định khi về hưu vẫn được hưởng 54% tiền lương đối với nam, trong khi nữ không thay đổi. - Việc tính thời gian quy đổi ở đây gây nên nhiều sự bất hợp lý, bất cập. Ví dụ, có người về hưu có thời gian công tác chỉ hơn 1 vài năm so với tuổi đời hay nói cách khác họ dường như đi làm công tác khi mới 10 tuổi. Đây cũng là mặt tiêu cực nhằm khai tăng thời gian công tác và tuổi đời bằng nhiều hình thức khác nhau có thể do quen biết,... Trên thực tế ta thấy, khi được về hưu sớm trước tuổi, những người này được hưởng lương hưu tháng đến hết đời. Trong khi đó có thể người khác cao tuổi hơn, thời gian công tác ít hơn nghỉ chế đọ MSLĐ bị cắt khi hết 1/2 thời gian công tác "Kể cả quy đổi theo Quyết định số 60/QĐ-HĐBT" của Hội đồng Bộ trưởng nay là Chính phủ. Mức trợ cấp tối đa là 95% ở đây là quá cao, nếu về lâu dài dễ dẫn đến việc Nhà nước luôn phải bù thiếu. - Vẫn còn hiện tượng lồng ghép giữa hai chế độ trợ cấp ưu đãi và lương hưu để tính lương hưu hàng tháng. - Việc giải quyết chế độ MSLĐ còn rườm rà và phức tạp làm ảnh hưởng đến chế độ hưu trí. Cụ thể nhiều người đúng ra là phải về MSLĐ, song họ đã chờ đợi để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng vì nếu họ được hưởng chế độ hưu trí và được cấp sổ hưu thì họ yên tâm hưởng trợ cấp đến suốt đời, đây là vấn đề cần quan tâm và giải quyết cụ thể. - Để thấy rõ được sự tác động của việc xét duyệt hưởng đối với chế độ hưu trí với việc chi trả cho đối tượng ở chế độ này. Ta xem xét biểu sau: Bảng 6: Cơ cấu người nghỉ hưu theo nhóm tuổi Nhóm tuổi Tỷ lệ chung Trong đó Tỷ lệ theo giới tính Nam Nữ Nam Nữ <45 16,25 6,28 9,97 9,51 29,33 45 - 49 24,74 14,56 10,18 22,07 29,33 50 - 54 25,57 18,13 7,44 27,47 21,88 55 - 59 19,97 24,29 5,68 21,66 16,69 >60 13,4 12,73 0,74 19,29 2,11 100 100 100 100 100 Từ bảng trên ta thấy tuổi nghỉ hưu, nhiều nhất là ở nhóm tuổi 50 đến 54 tuổi - chiếm 25,57% so với số người về hưu ở các độ tuổi. Trong đó nam chiếm 18,13%, nữ chiếm 7,44%. Mặc khác số người về hưu trong nhóm tuổi 45 - 49 tuổi cũng chiếm tỷ lệ khá cao là 24,74%. Trên thực tế sự tác động của Nghị định 236/NĐ - HĐBT quy định nam đủ 30 năm, nữ đủ 25 năm công tác có quy đổi thì số người về hưu trước tuổi cũng còn chiếm 9,26%. Nếu tính riêng cho từng giới tính số lao động nam về hưu dưới 30 năm công tác chiếm 18,47% nữ lao động về hưu dưới 25 năm công tác chiếm 16,50%. Đây là những điểm tồn tại của Nghị định 236/NĐ - HĐBT trong việc quy đổi thời gian công tác ở địa phương tỉnh Thái Bình. Tóm lại: Việc xét duyệt cho người lao động nghỉ hưu của chế độ bảo hiểm hưu trí cần được sửa đổi và bổ sung cho hoàn thiện hơn, tránh tình trạng "hưu non", "hưu chui" so với quy định. Trong khi số người về hưu đúng thời gian công tác, đúng độ tuổi theo quy định mới chiếm tỷ lệ khiêm tốn là 38,15%, trong đó nam chiếm 19,29%, nữ chiếm là 18,86%. 3.2. Giai đoạn từ năm 1993 đến nay Trong giai đoạn này, nền kinh tế thị trường thực sự trở thành một thách thức đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào, cùng với nó việc bảo toàn và phát triển nguồn vốn là điều kiện sống còn của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra sự ỷ lại của các doanh nghiệp theo cách bao cấp của Nhà nước trước đây trong giai đoạn này cũng đã hạn chế nhiều. Mặt khác các doanh nghiệp cũng phải có nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước. Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế này, số lao động tham gia BHXH ngày càng tăng lên, nhưng để được hưởng các chế độ bảo hiểm hưu trí phải có tham gia mới được hưởng. So với trước đây, nếu áp dụng như cũ chế độ BHXH nói chung và bảo hiểm hưu trí nói riêng không còn phù hợp nữa. Do vậy việc đổi mới chính sách BHXH là yêu cầu cấp thiết cần được đặt ra và nó được thể hiện qua các giai đoạn như sau: * Giai đoạn từ 1993 đến 2000 Sự thay đổi về chính sách BHXH ở giai đoạn này là ban hành Nghị định 43/NĐ - CP ngày 29 tháng 6 năm 1993 của Chính phủ, Nghị định này ra đời là bước ngoặt đối với sự nghiệp BHXH qua: - Mở rộng đối tượng tham gia BHXH. - Thực hiện nguyên tắc hạch toán độc lập. - Thực hiện nguyên tắc có đóng có hưởng. - Về việc thực hiện các chế độ so với trước đây, bỏ chế độ trí, tử tuất). Cùng với sự thay đổi của chính sách BHXH này, chế độ bảo hiểm hưu trí cũng được thay đổi theo. Ở đây mối quan hệ biện chứng giữa các chế độ rất khăng khít, sự tác động qua lại giữa chúng là mối quan hệ nhân quả có nghĩa là chế độ này tốt thì kết quả thực hiện chế độ khác hiệu quả cao. Trong đó chế độ bảo hiểm hưu trí là sự chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, nó phản ánh bản chất của xã hội, sự chuyển đổi đó được thể hiện như sau: a. Điều kiện hưởng lương hưu hàng tháng và trợ cấp 1 lần. - Về tuổi đời. Lao động nam 60 tuổi, lao động nữ 55 tuổi (nếu làm việc ở điều kiện bình thường). Và lao động nam 55 tuổi, lao động nữ 50 tuổi (nếu có 20 năm làm việc nặng nhọc, độc hại, có 10 năm công tác ở chiến trường B, C, K trước 30 tháng 4 năm 1975), có thời gian công tác trong thời kỳ kháng chiến trước 20 tháng 7 năm 1954). Ngoài ra, những người thuộc diện theo Quyết định 176/QĐ - HĐBT ngày 10 tháng 9 năm 1989 và Quyết định 111/QĐ - HĐBT ngày 12 tháng 4 năm 1991 có ít nhất 20 năm công tác, với công việc nặng nhọc, độc hại có phụ cấp khu vực 0,7 và 01 hoặc ít nhất 10 năm công tác ở chiến trường B, C, K thì được giảm 5 tuổi (nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi), ngược lại người không thuộc diện quyết định này, mà cũng có thời gian công tác như trên thì cũng được giảm 5 tuổi (nam 55 tuổi, nữ 50 tuổi). - Đối với thời gian tham gia BHXH tính hưởng trợ cấp 1 lần theo quy định phải có 20 năm (240 tháng) tham gia BHXH không tính thời gian quy đổi, hay nói một cách khác ở Nghị định này thời gian quy đổi xoá bỏ, nếu thời gian tham gia BHXH nhỏ hơn 20 năm, nhưng bị suy giảm khả năng lao động trên 61% thì được hưởng trợ cấp 1 lần. b. Về mức hưởng. - Mức hưởng trợ cấp 1 lần. Cứ mỗi năm đóng được trợ cấp bằng 1 tháng tiền lương bình quân của 10 năm trước khi nghỉ việc, ngoài ra còn được trợ cấp 0,5 tháng tiền lương theo mỗi năm công tác theo Điều 42 Bộ Luật lao động. Lbq = åTi x Trong đó: - Lbq lương bình quân; - Ti thời gian thứ bảo hiểm hưu trí; - Li lương trong thời gian Ti - Mức hưởng hàng tháng. Đối với những người có đủ 20 năm đóng BHXH và tuổi đời theo quy định được hưởng 15 năm đầu = 45% sau đó từ năm thứ 16 mỗi năm được tính thêm 2%. Như vậy 20 năm đóng BHXH được hưởng 55% tiền lương đóng BHXH bình quân. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn A đủ 60 tuổi. Thời gian tham gia đóng BHXH: 20 năm Tiền lương bình quân 500.000 đồng. Lương hưu là: 500.000 x 55% = 302.500 đồng. Những người có thời gian công tác (tham gia BHXH từ 20 năm trở lên đến 30 năm) tuỳ từng người và thời gian tam gia BHXH được hưởng tối đa là 75% tiền lương đóng BHXH bình quân. Nếu người về hưu có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu, thì được nâng lên bằng mức lương tối thiểu. Nhận xét: Khi Chính phủ ban hành Nghị định 43/CP nhằm sửa đổi và bổ sung các chế độ chính sách BHXH. Do vậy đã khắc phục được phần nào những hạn chế của Nghị định và các quyết định trước đây cùng với nó chế độ chính sách BHXH cũng được thay đổi cho phù hợp hơn. Bảng 7: Số người được hưởng chế độ bảo hiểm hưu trí (1993 - 2000) Năm Tổng số HC HQ Số người Tăng so với năm trước Tốc độ phát triển Số người Tăng so với năm trước Tốc độ phát triển Số người Tăng so với năm trước Tốc độ phát triển Người Nguồn Tỷ lệ % Người Nguồn Tỷ lệ % Người Nguồn Tỷ lệ % 1993 43.674 1.528 3,5 34.324 1.180 3,44 9.350 293 3,14 1994 49.621 5.279 10,64 40.221 4.814 11,97 9.400 106 1,13 2000 51.154 736 1,44 41.645 617 1,48 9.459 112 1,14 Như vậy từ sự thay đổi trong chế độ chính sách đã dẫn đến số người về hưu hàng tháng tăng lên, đặc biệt chú ý là đối tượng là nữ giới là công nhân sản xuất trực tiếp, ốm yếu, lao động không có việc làm, cùng với cuộc sống chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, mức hưởng lương hưu giữa khu vực hành chính và doanh nghiệp Nhà nước,... Những vấn đề này là sự bất hợp lý, xử lý tình huống tạo ra những kẽ hở trong việc thực hiện chế độ chính sách. Như tăng tuổi đời, thời gian công tác,... về hưu ồ ạt, gây sự mất công bằng, những hiện tượng tiêu cực tham nhũng nảy sinh, gây bất bình trong nhân dân. Từ khi Nghị định 43/CP ra đời với việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH, tổ chức hạch toán độc lập, có sự chuyển biến, về số lượng và chất lượng. Cùng với nó là những quy định mức đóng BHXH (người lao động đóng 5%, chủ sử dụng lao động đóng 15% tiền lương, chức vụ, cấp bậc theo quy định của Nhà nước) tại thời điểm. Do vậy hàng năm số đối tượng được xét hưởng chế độ hưu trí không ngừng tăng lên. Các doanh nghiệp phần nào đã tháo gỡ được những khó khăn về số lao động hiện có, để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh tại đơn vị. Từ sự phân tích trên chúng ta thấy chế độ bảo hiểm hưu trí đã được những kết quả nhất định. - Đáp ứng được nhu cầu không ngừng tăng nhanh của đông đảo người lao động và những lao động trong các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên và số lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp được biểu hiện bằng nhiều hình thức tham gia "bắt buộc hay tự nguyện" điều mà Nghị định trước đây chỉ quy định ở hình thức bắt buộc đối với công nhân viên chức Nhà nước. - Đã tách được chế độ ưu đãi ra khỏi chế độ bảo hiểm hưu trí trong đó chế độ MSLĐ được thay bằng trợ cấp 1 lần, tránh được sự rườm rà trong công tác quản lý, xoá bỏ dần hiện tượng tiêu cực nảy sinh. - Việc quy đổi thời gian công tác không còn được áp dụng ở đây quá trình tham gia và được hưởng BHXH không còn tính thời gian công tác quy đổi mà được căn cứ vào quá trình công tác có đống BHXH. - Một trong những điều nổi bật của Nghị định 43/CP ở đây là đề xuất về việc quản lý thống nhất chung sự nghiệp BHXH về một đầu mối. - Việc tính tiền lương làm căn cứ tính hưởng lương hưu ở đây được quy định lại, không phải mức tiền lương cuối trước khi nghỉ hưu để làm căn cứ tính lương hưu. Như vậy kể từ khi ra đời chế độ bảo hiểm hưu trí đã đạt những thành công nhất định, nhưng cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước luôn đặt ra những đòi hỏi về sự hoàn thiện về chế độ chính sách. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chế độ chính sách lại bộc lộ những tồn tại như sau: - Mức lương hưu hưởng 55% cho 20 năm tham gia đóng BHXH và mức hưởng tối đa là 75% tiền lương là quá cao so với công ước quốc tê. - Việc quy định thời gian tiền lương bình quân 10 năm để tính hưởng lương hưu hàng tháng là không phù hợp. Trong khi đó theo Nghị định 236/NĐ-HĐBT lại lấy mức lương cuối cùng để tính lương hưu hàng tháng. Do vậy người về hưu theo Nghị định 43/CP có mức lương thấp hơn so với người về hưu theo Nghị định 236/NĐ-HĐBT đó là điểm yếu trong việc sửa đổi và bổ sung chế độ chính sách BHXH. * Giai đoạn từ 2000 đến nay. Trong giai đoạn này, nhằm khắc phục những tồn tại của các nghị định trước đây, việc tổ chức thực hiện sự nghiệp BHXH đã dần dần mang tính pháp quy. Vì vậy Chính phủ đã ban hành điều lệ BHXH tạm thời ban hành kèm theo Nghị định 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1991; Nghị định số 19/CP ngày 16 tháng 2 năm 1991 về việc thành lập BHXH Việt Nam, thống nhất quản lý theo ngành dọc trung ương xuống địa phương. Sự ra đời của điều lệ BHXH đã giải quyết và bổ sung những tồn tại của các nghị định và quyết định trước đây đối với sự nghiệp BHXH nói chung và chế độ hưu trí nói riêng. Trong đó chế độ hưu trí được thể hiện. a. Điều kiện hưởng - Về tuổi đời. 1. Theo quy định chung, nam đủ 60 tuổi, nữ 55 tuổi (nếu làm việc bình thường đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên). 2. Nam đủ 55 tuổi, nữ 50 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên mà trong 20 năm đó có thời gian làm việc thuộc một trong các trường hợp sau đây: a. Đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại. b. Đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên. c. Đủ 10 năm công tác ở chiến trường miền Nam, ở Lào trước 30 tháng 4 năm 1975 hoặc ở Cam Pu Chia trước 31 tháng 8 năm 1989. 3. Người lao động được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn chế độ hưu trí quy định tại điều 25 Điều lệ BHXH như có một trong các điều kiện sau: a. Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm đến dưới 20 năm. b. Nam 50 tuổi, nữ 45 tuổi và có thời gian đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. c. Người lao động có ít nhất 15 năm, làm công việc đặc biệt nặng nhọc, đặc biệt độc hại đã đóng BHXH đủ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên (không phụ thuộc vào tuổi đời). Thời gian đóng BHXH. Theo quy định tại điều lệ BHXH, người lao động phải có tối thiểu 20 năm thực thế tham gia BHXH đối với những người làm việc ở điều kiện bình thường, đối với các trường hợp bị giảm tỷ lệ % tiền lương hưu phải có ít nhất 15 năm tham gia đóng BHXH nếu làm việc ở những ngành nghề nặng nhọc, độc hại có phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên, hoặc tham gia ở các chiến trường B, C, K. b. Mức hưởng và cách tính lương hưu. Người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng được hưởng quyền lợi sau: - Lương hưu hàng tháng tính theo số năm đóng BHXH và mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH như sau: + Người lao động có thời gian đóng BHXH đủ 15 năm tính bằng 45% mức lương bình quân của tiền lương hàng tháng làm căn cứ đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm được tính bằng 2%. Mức lương hưu hàng tháng tối đa không quá 75% mức lương bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH. + Đối với người lao động hưởng chế độ hưu trí hàng tháng với mức lương hưu thấp hơn theo quy định tại Điều 26 (Điều lệ BHXH) thì cứ mỗi năm nghỉ hưởng lương hưu trước tuổi so với quy định thì giảm 2% mức bình quân của tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Mức lương hưu thấp cũng bằng mức lương tối thiểu. Theo Nghị định 93/CP sửa đổi một số điều chưa hợp lý người lao động có điều kiện sau đây cũng được nghỉ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng: - Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi. - Có 30 năm tham gia đóng BHXH trở lên. - Có đơn tự nguyện đề nghị được thủ trưởng đơn vị và công đoàn cơ sở đồng ý. Ngoài chế độ lương hưu hàng tháng, người lao động có thời gian tham gia BHXH từ năm thứ 31 trở đi (đủ 12 tháng) cứ mỗi năm được trợ cấp 1/2 tháng lương bình quân để tính lương hưu. Mức tối đa không quá 5 tháng. * Người lao động nghỉ việc nhưng chưa đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng, thì được hưởng trợ cấp 1 lần cứ mỗi năm đóng BHXH được tính bằng 1 tháng tiền lương bình quân làm căn cứ đóng BHXH, hoặc có thể chờ đến khi đủ tuổi đời để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng. Ngoài ra còn được trợ cấp 1/2 tháng lương theo tiền lương bình quân đóng BHXH theo Điều 42 Bộ luật lao động. Nguồn kinh phí này do chủ sử dụng lao động trả. - Người lao động không đủ điều kiện về tuổi đời để giải quyết theo chế độ, nếu không có nguyện vọng hưởng chế độ trợ cấp 1 lần thì được hưởng chế độ hưu chờ cho đến khi đủ điều kiện về tuổi đời. Trong quá trình chờ hưu mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên cũng được giải quyết chế độ hưu trí hàng tháng khi đủ điều kiện theo quy định. Cách tính lương bình quân đối với người hưởng lương hưu. Theo hệ thống lương hưu của nhà nước. Lbq Trong đó: - Lbq là lương bình quân. - Ti là thời gian tham gia đóng BHXH thứ bảo hiểm hưu trí trong 5 năm cuối. - Li là mức lương của thời gian Ti. + Nhận xét: Việc ban hành (Điều lệ BHXH) đã tạo ra cho sự nghiệp BHXH một hành lang pháp lý, trong đó quy định rõ điều kiện đóng được hưởng chế độ cụ thể cùng với nó chế độ bảo hiểm hưu trí cũng được sửa đổi và bổ sung theo sự thay đổi này. Từ việc thay đổi trên cùng với quá trình tổ chức và thực hiện chế độ bảo hiểm hưu trí đã đạt những kết quả sau: - Khắc phục được hoàn toàn thời gian quy đổi, tránh tình trạng "hưu non, hưu chui". - Đã chú ý đến mục đích của chế độ hưu trí là cung cấp các khoản trợ cấp khi người lao động về già trên cơ sở tích lũy của họ khi còn làm việc. - Bảo đảm được tính công bằng giữa đóng và hưởng của từng loại hình lao động, đối tượng cụ thể. Từ nhận định trên, qua 7 năm thực hiện chế độ bảo hiểm hưu trí ở tỉnh Thái Bình có sự tiến bộ rõ rệt. Thứ nhất: Số người về hưu có sự tăng giảm khác nhau qua các năm, nhìn chung từ năm 2000 đến nay số người về hưu ở tỉnh Thái Bình có xu hướng giảm do nhiều lý do khác đó là: việc làm của người lao động tương đối ổn định, tình hình kinh tế - xã hội văn hoá của địa phương có sự phát triển, đời sống của nhân dân nói chung đặc biệt là đời sống của nhân dân nông thôn, đã phát triển. Hệ thống đường, trường, trạm cơ sở hạ tầng cơ bản hoàn chỉnh, hệ thống thông tin "đài, các điểm văn hoá xã, điện sáng, tivi..." đã được đầu tư mua sắm do các nguồn tự họ tạo ra. Toàn tỉnh đã trang bị được 100% số xã có điện thoại, số nhà dân có điện thoại ty ít nhưng cũng đủ để truyền tải những thông tin trong ngày, đó là sự khởi sắc ban đầu của nhân dân vùng nông thôn. Mặt khác đời sống của nhân dân nói chung, đối tượng hưu trí sống ở thành thị đã có cuộc sống ổn định hơn, sự phân hoá giữa thành thị và nông thôn đã dần được khắc phục. - Các doanh nghiệp Nhà nước, đã có sự chuyển biến cơ bản trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiền lương của người lao động, chế độ bảo hiểm hưu trí, bảo hiểm y tế,... được đảm bảo. Bênh cạnh đó những phúc lợi tập thể, tiền thưởng, theo quý, tháng, tăng năng suất lao động được giải quyết kịp thời do vậy đã kích thích động viên người lao động hăng say lao động sản xuất. - Số lao động thuộc các cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền các cấp qua nhiều năm thực hiện tinh giảm biên chế Quyết định 111; Quyết định 176. Điều 28 Điều lệ BHXH,... có tác dụng giữ vững lao động ổn định về năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên omon nghiệp vụ,... Cùng với nó là các điều kiện về tiền lương ổn định, thu nhập tốt hơn trước. Họ có thể bảo đảm cuộc sống của họ và gia đình. Thứ hai: Các chế độ chính sách của Nhà nước đã cụ thể hoá hơn trước và có sự ưu đãi. Do vậy một số người lao động là con em ở Thái Bình sau thời gian dài công tác, làm ăn ở các địa phương khác cuối đời muốn trở về quê hương để sinh sống, đặc biệt là một số cán bộ sỹ quan trong các lực lượng vũ trang. Do vậy đối tượng hưu trí ở tỉnh ngoài chuyển về tương đối nhiều: tỷ lệ tăng so với tỷ lệ giảm có lúc gần như cân bằng. Thứ ba: Lao động nữ ở tỉnh Thái Bình chủ yếu là ngành giáo dục với đội ngũ gần 26 ngàn lao động. Do có chế độ chính sách, trình độ nhận thức của họ đã được nâng lên. Về chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo bằng nhiều hình thức, tập trung, tại chức ở các trường của tỉnh do vậy họ có trình độ cao đẳng hoặc đại học là chủ yếu. Cùng với nó là chế độ tiền lương, tiền (đứng lớp) có sự đãi ngộ hợp lý của Nhà nước; các chế độ BHXH, Bảo hiểm y tế các điều kiện khám chữa bệnh dưới nhiều hình thức, tạo ra cho số lao động này có sức khoẻ tốt. Do vậy họ yên tâm công tác. Số lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp có cơ cấu về hưu ít hơn. Thứ tư: Mức thu nhập, của người lao động nói chung, phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhưng chúng ta đứng trên bình diện về giới tính, giữa số đối tượng là nam giới và nữ giới, có thể cùng độ tuổi, thời gian công tác nhưng mức hưởng lương hưu hàng tháng có sự chênh lệch vì nhiều lý do. Trong thực tế ở tỉnh Thái Bình qua nghiên cứu nhiều năm, có thể khẳng định rằng trình độ học vấn đã ảnh hưởng rất nhiều đến mức hưởng lương hưu. Khi chế độ tiền lương thay đổi nhưng trình độ học vấn không được thay đổi do vậy tiền lương, cùng với thu nhập của họ thấp. Thậm chí có những lao động đã hết bậc để nâng lương, trong khi đó thời gian công tác, tuổi đời chưa đủ điều kiện về hưu. Trước yêu cầu đổi mới nguồn nhân lực cho đất nước, chế độ chính sách BHXH cũng được thay đổi cho phù hợp với tình hình mới. Nghị định 93/CP; Nghị định 94/CP; Quyết định 1584/QĐ/BHXH của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam. Nhằm khuyến khích người lao động khi đủ điều kiện về tuổi đời, thời gian tham gia BHXH nghỉ hưu. Do vậy số lao động về hưu được hưởng lương hưu ngày càng tăng. Trên thực tế luôn luôn c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChế độ hưu trí ở tỉnh Thái Bình thực trạng và giải pháp.DOC
Tài liệu liên quan