Rủi ro trong hoạt động ngân hàng: Cũng như bất kì ngành kinh doanh nào khác, ngân hàng có thể gặp rủi ro và có thể bị mất vốn. Hơn nữa, ngân hàng là một ngành kinh tế nhạy cảm, hoạt động của ngân hàng với bản chất của nó, chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro. Bản thân người quản lý ngân hàng và người lập chính sách cần biết và hiểu những rủi ro này để tìm mọi cách hạn chế những đổ vỡ dễ gây thiệt hại, trước hết là đến ngân hàng đó và sau đó là toàn bộ nền kinh tế. Trên thế giới, người ta đã phân ra nhiều loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chế độ pháp lý nhằm quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngânh hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c 36 người chiếm 17,5%
* Thực hiện chính sách đối với người lao động:
Người lao động làm việc ngày 8h, thời gian nghỉ ngơi, trật tự, việc bảo vệ tài sản và bí mật trong kinh doanh tuân, các hành vi vi phạm kỷ luật, các hình thức xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất tuân thủ theo quy định của Luật lao động và Nghị định 195 của Chính phủ. Người lao động được xếp lương và nâng bậc lương theo đúng ngạch, bậc lương và thời gian hưởng lương. Thời gian làm ngoài giờ, tiền làm thêm giờ, được trả theo quy định của Pháp luật lao động. Mọi chế độ về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, ốm đau thai sản...đều thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Theo chế độ này người lao động đãng 5% và người sử dụng lao động là Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam đãng 15%, chế độ này thực hiện kịp thời, nhanh chóng, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
* Công tác thi đua khen thưởng:
Chi nhánh đưa cơ chế khoán vào hoạt động, thực hiện khoán tới từng cán bộ công nhân viên các phòng để từ đó khoán trực tiếp tới người lao động thông qua thang điểm xếp loại lao động hàng tháng từ đó có cơ chế khen thưởng thành tích trong kinh doanh đến từng cho đơn vị, cá nhân. Mặt khác chi nhánh còn bình xét các danh hiệu thi đua trên cơ sở thực tế công việc hoàn thành.
2.1.4.2. Nguồn vốn
Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ có trụ sở chính tại 24- Láng Hạ, ngay từ khi mới thành lập với nguồn vốn ban đầu chỉ hơn 10 tỷ VND nhận bàn giao từ Ngân hàng phục vụ người nghèo, tính đến nay:
Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2006 tính đến ngày 31/12/2006 đạt 5300 tỷ VNĐ và 585 tỷ VNĐ huy động cho TW
Dư nợ trong năm 2006 đạt 2050 tỷ VNĐ đạt 89% kế hạch đề ra
Tổng nguồn vốn tăng 40% so với năm 2005
Nợ xấu nhỏ hơn 1% tổng nợ
2.1.4.3 Công nghệ
Khoa học công nghệ là một yếu tố rất quan trọng trong các yếu tố nguồn lực của chi nhánh. Trong xu thế hội nhập hiện nay thì việc nâng cao trình độ tin học cho đội ngũ cán bộ công nhân viên trong chi nhánh là vô cùng quan trọng. Tổ tin học trong chi nhánh luôn cập nhật những thông tin mới, tiến bộ về tín học nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ cho hoạt động của chi nhánh. Chi nhánh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về tín học mới cho đôi ngũ cán bộ công nhân viên.
2.2. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, TỒN TẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI
2.2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ năm 2006
Trong năm vừa qua,Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ đã tận dụng thuận lợi, khắc phục khó khăn hoàn thành môc tiêu phát triển kinh tế Thủ đô do uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đề ra. Với môc tiêu không ngừng hỗ trợ các thành phần kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngân hàng còn liên tục khai thác nguồn vốn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, mở rộng và nâng cấp mạng lưới, mở rộng đầu tư tín dụng, đặc biệt đầu tư cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Ngoài ra, trong hai năm 2005, 2006 ngân hàng cũng không ngừng mở rộng các loại hình dịch vụ, khai thác nguồn ngoại tệ, đáp ứng đầy đủ kịp thời các nhu cầu xuất, nhập khẩu, thanh toán ngoại tệ đối với các doanh nghiệp và khách hàng trên địa bàn Hà Nội. Sau đây là tình hình hoạt động cụ thể của ngân hàng:
2.2.1.1. Nguồn vốn
Đối với mỗi ngân hàng, huy động vốn là một hoạt động không thể thiếu, vốn là một yếu tố giúp ngân hàng tồn tại và phát triển. Nó quyết định quy mô, cơ cấu cho vay và từ đó tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Nhận thức được điều đó, chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn. Do vậy, năm 2006, nguồn vốn của chi nhánh đạt 5900 tỷ VND, tăng 40%so với năm 2005, đạt 89% kế hoạnh. Đạt được kết quả như vậy là do chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, với 9 phòng giao dịch huy động vốn và nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như huy động tiền gửi bậc thang, tiết kiệm khuyến mại, tiết kiệm khuyến mại bằng hiện vật, tiết kiệm do thưởng…
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn trong năm 2006
(Đơn vị: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ trọng
Tăng trưởng so với năm 2005
Tuyệt đối
Tương đối
Tổng nguồn vốn
5.905
100
1.822
47
1. Theo đối tượng:
- Tiền gửi dân cư
1.771
33
280
5,2
- Tiền gửi TCKT
3.550
66
1.018
18,9
- Trái phiếu
585
1
2. Theo thời gian:
- Tiền gửi không kỳ hạn
1.278
22
294
5,06
- Tiền gửi < 12 tháng
859
15
39
0,68
- Tiền gửi > 12 tháng
1.197
20
114
1,9
- Tiền gửi > 24 tháng
2.571
44
1.435
24,6
- Tiền gửi khác
18
-1
3. Theo loại tiền:
- VND
4.854
82,2
1.718
29,1
- Ngoại tệ quy VND
1.052
17,8
164
2,78
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2006 NHNo&PTNT Láng Hạ)
2.2.1.2. Hoạt động tín dụng
Năm 2006, tổng dư nợ của ngân hàng đạt 2057 tỷ, đạt 89% chỉ tiêu kế hoạch ngân hàng nông nghiệp Việt Nam giao. Kết quả này đạt được là do trong năm, ngân hàng đã tập trung đầu tư chủ yếu cho các phương án, dự án thực sự có hiệu quả, không phân biệt thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp và các thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả, nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hoá và sản phẩm của mình trong cơ chế thị trường và chuẩn bị hội nhập WTO. Ngoài ra, ngân hàng đã mở rộng phương thức cho vay đồng tài trợ với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn đối với những dự án lớn có hiệu quả.
Không những mở rộng tín dụng mà NHNo&PTNT Láng Hạ còn chú ý đến chất lượng tín dụng. Cụ thể là chi nhánh đang quan tâm chỉ đạo sát sao ngay từ đầu năm công tác thẩm định món vay, kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay đươc thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ. Đặc biệt ngân hàng đã thực hiện quy định 165/QĐ- HĐQT Ngân hàng Nộng Nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam về việc cơ cấu và phân loại nợ theo nhóm, đồng thời rà soát, đánh giá lại toàn bộ dư nợ hiện tại theo thời điểm, từ đó đưa ra những giải pháp xử lý nghiêm túc nhằm đảm bảo xác định đúng chất lượng tín dụng đang lưu hành. Đến nay, chất lượng tín dụng đã được nâng lên rõ rệt nhờ sự phát triển của các doanh nghiệp, sự chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc của ban giám đốc và tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng. Do vậy, tỷ lệ thu lợi bình quân đạt trên 97% lợi phải thu; tỷ lệ nợ xấu từ nhóm 3 đến nhóm 5<1% tổng dư nợ lưu hành.
2.2.1.3. Hoạt động kinh doanh đối ngoại
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ tiếp tục mở rộng quan hệ đại lý và thanh toán với rất nhiều ngân hàng nước ngoài nên doanh số hoạt động tăng trưởng tương đối cao. Vì kinh doanh đối ngoại là một nghiệp vụ rất quan trọng, có liên quan đến phát triển kinh tế của đất nước cũng như của từng doanh nghiệp có liên quan đến xuất khẩu. Năm 2006, ngân hàng chú trọng mở rộng quan hệ với ngân hàng nước ngoài nên kết quả đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể là trong năm 2006, doanh số mua ngoại tệ đạt 369 triệu USD, doanh số bán ngoại tệ đạt 372 triệu USD, tăng trên 20% so với thực hiện năm 2005, đạt xấp xỉ 110% kế hoach năm 2006 và thu lãi ròng từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 212 triệu VNĐ.
Tuy nhiên trong năm 2005, ngân hàng cũng còn gặp một số khó khăn về ngoại tệ nhưng đã tìm mọi giải pháp đáp ứng cơ bản các nhu cầu thanh toán quốc tế.
2.2.1.4. Hoạt động phát triển dịch vụ ngân hàng
Trong năm 2006, việc tiếp tục triển khai các loại hình dịch vụ được ban giám đốc đặc biệt quan tâm chỉ đạo ngay từ đầu năm. Đến nay, ngân hàng đã triển khai nhiều hình thức dịch vụ: chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo hiểm, FONE-BANKING, WESTERN UNION, dịch vụ thanh toán biên mậu, dịch vụ bảo lãnh, ATM, thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, Master card, Visa card, American express, thanh toán séc du lịch...Mặt khác, trong năm2006 ngân hàng có tổng thẻ ghi nợ ATM đã phát hành tăng 70% so năm 2005 tương đương với 26947 thẻ, thẻ tín dụng nội địa là 04 thẻ.Tổng số dư bình quân tài khoản tiền gửi phát hành thẻ là trên 28 tỷ đồng với 100.000 giao dịch tại máy ATM. Số dư bình quân tài khoản tiền gửi phát hành thẻ là 1.250.000đ/thẻ. Trong năm đã lắp đặt thêm 3 điểm chấp nhận thẻ.
Hơn nữa, ngân hàng cũng đa dạng hoá các kênh chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam thông qua dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union. Đến nay, năm 2006 đã chi trả được trên 1,2 triệu USD, dịch vụ chi trả kiều hối thông qua tài khoản đạt 3,9 triệu USD đạt 205% so với năm 2005 bằng 177% kế hoạch năm 2006.Thanh toán séc du lịch 150 ngàn USD, thanh toán thẻ quốc tế 100 ngàn USD…phát hành thẻ Success, ATM đạt 28000 thẻ với số dư bình quân trên 45 tỷ đồng, tăng 18000 thẻ so với năm 2006. Ngoài ra, ngân hàng cũng đã triển khai ký hợp đồng chi trả lương qua tài khoản cho 27 đơn vị và mở rộng đại lý thu đổi ngoại tệ tại các nhà hàng, khách sạn…
2.2.2. Tình hình hoạt động Tín dụng tại NHNo&PTNT Láng Hạ trong những năm qua
Trong những năm qua hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Láng Hạ chịu tác động của rất nhiều nhân tố như: Sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, những thay đổi trong chính sách kinh tế, sự cạnh tranh của các ngân hàng khác…Những nhân tố này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín dụng phát triển nhưng cũng mang lại không ít khó khăn cho Ngân hàng. Tuy nhiên NHNo&PTNT Láng Hạ đã biết phát huy được thế mạnh của mình và khắc phục những khó khăn.
Bảng 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng của chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ qua các năm 2003, 2004, 2005, 2006
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
So với năm 2003
Số tiền
Tỷ trọng (%)
So với năm 2004
Số tiền
Tỷ trọng (%)
So với năm 2005
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
Tổng dư nợ
1.515
100
2.200
100
695
45
1.876
100
-324
-15
2.057
100
181
8,87
1. Theo thời hạn:
- Ngắn hạn
642
42
1.200
54
619
40,5
988
53
-212
-11,4
1.269
62
281
13,7
- Dài hạn và trung hạn
873
58
1.000
46
76
45
888
47
-111
-3,4
788
38
-100
-4,8
2. Theo thành phần kinh tế
Doanh nghiệp Nhà nước
1.238
81,6
1752
79
514
23,2
1.161
62
-529
-31,6
1.245
61
84
4,2
Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
276
17,6
400
19
172
8,17
660
35
260
13,8
757
36
96
4,5
Cho vay tiêu dùng đời sống
38
2,5
48
2
9
0,375
55
3
7
3,2
56
3
1
0,05
3.Theo loại tiền
- VNĐ
1.005
66,3
1.066
48
62
2,79
1.101
59
34
1,82
978
48
-123
-6,04
- Ngoại tệ
510
33,7
1.134
52
633
29
775
41
-370
-19,59
1.079
52
304
14,65
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ năm 2003, 2004, 2005, 2006)
Nhìn một cách tổng thể số liệu ở bảng 2.2 ta có thể nhận thấy rằng hoạt động tín dụng của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Láng Hạ tương đối biến động trong 4 năm qua (2003 - 2006). Xét về mặt con số tuyệt đối thì năm 2003 mức dư nợ là 1.515 tỷ đồng; năm 2004 mức dư nợ tăng lên con số 2.200 tỷ đồng; nhưng đến năm 2005 mức dư nợ lại giảm xuống còn 1.876 (vẫn cao hơn mức dư nợ của năm 2003); đến năm 2006 mức dư nợ lại tăng lên con số 2.057 tỷ đồng (thấp hơn mức dư nợ của năm 2004). Còn xét về mặt tương đối thì tốc độ tăng dư nợ của năm 2004 so với năm 2003 là 45%, tương đương với 695 tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ năm 2005 giảm 15% so với năm 2004, tương đương với 324 tỷ đồng, dư nợ năm 2006 tăng 8,87% tương đương với 181 tỷ đồng. Sở dĩ có sự thay đổi như vậy là do chính sách của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam chỉ đạo trong năm 2005 tích cực thu hồi các khoản nợ đến hạn, nợ có vấn đề, nợ quá hạn để không tăng dư nợ.
Để có thể thấy rõ hơn về tình hình tín dụng tại ngân hàng, ta xem xét qua một số khía cạnh sau:
Xét theo thời hạn cho vay
Dư nợ ngắn hạn tại ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng trung bình trong tổng dư nợ, trong 4 năm 2003 - 2006, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn năm 2006 là lớn nhất 62% tương ứng với 1.269 tỷ. Tuy nhiên, năm 2005 tỷ trọng này có xu hướng giảm, chỉ còn 53% tổng dư nợ. Đó là do định hướng phát triển của ngân hàng muốn đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn đối với các dự án, các chương trình kinh tế lớn có tính khả thi. Trong 03 năm qua, dư nợ trung và dài hạn thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, dao động ở mức từ 46 - 58% riêng năm 2003 tỷ trọng này có tăng mạnh và đạt mức 58% tương đương với 1.000 tỷ đồng.
Xét theo thành phần kinh tế
Trước đây, Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ chủ yếu tập trung cho vay với thành phần kinh tế quốc doanh. Nhưng từ khi Chính phủ có các chính sách về kinh tế, luật pháp không phân biệt các thành phần kinh tế, cộng với việc kinh doanh thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước, ngân hàng đã có những chuyển hướng rõ rệt. Năm 2003 dư nợ các thành phần kinh tế Nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng 81,6% thì đến năm 2004 tỷ trọng này là 79% và đạt 62% năm 2005, đến năm 2006 còn 61%, tương đương 1.752 tỷ đồng tăng 514 tỷ đồng so với năm 2003. Mặc dù tỷ trọng này vẫn còn cao nhưng khách hàng chủ yếu là tổng công ty lớn, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp xây lắp - đây là những đơn vị làm ăn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn. Tuy vậy, định hướng hoạt động tín dụng của ngân hàng trong thời gian tới vẫn tiếp tục giảm tỷ trọng cho vay thành phần kinh tế quốc doanh trong tổng dư nợ.
Trong khi đó, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh – gồm doanh nghiệp khu vực tư nhân, hộ sản xuất, cá nhân thì ngày càng chiếm được lòng tin của ngân hàng. Cụ thể là dư nợ của khu vực này năm 2003 chiếm 17,4% tổng dư nợ thì năm 2004 đạt 19%, tương đương với 400 tỷ đồng, tăng 172 tỷ đồng so với năm 2003, tổng dư nợ năm 2005 tăng so với năm 2004, nhưng tỷ trọng dư nợ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh lại tăng lên đến 35%, tương đương với 660 tỷ đồng, tăng 260 tỷ đồng so với năm 2004. Như vậy, năm 2005 là năm có sự thay đổi nhanh trong cơ cấu tín dụng giữa thành phần kinh tế quốc doanh và ngoài quốc doanh. Theo ngân hàng thì đây là khu vực kinh tế tăng trưởng nhanh, phần lớn các doanh nghiệp, hộ sản xuất có quan hệ vay vốn với ngân hàng đều năng động trong những lĩnh vực kinh doanh mới, làm ăn có hiệu quả, trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, ngân hàng còn chưa cung cấp đủ vốn xứng với tiềm năng của khu vực này do còn gặp nhiều “rào cản”.
Xét theo loại tiền
Thông thường, dư nợ cho vay bằng đồng Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ, thường trên 60%. Tuy nhiên, trong 3 năm qua, tỷ trọng này có xu hướng giảm. Năm 2003, dư nợ bằng VNĐ chiếm 66,3% tổng dư nợ thì năm 2004, con số này chỉ còn 48% và năm 2005 tăng lên 59%, năm 2006 giảm xuống còn 48% tương đương với giảm 123 tỷ. Còn về cho vay bằng ngoại tệ, ngân hàng đã cố gắng trong việc cung cấp đủ ngoại tệ cho khách hàng thanh toán hàng nhập khẩu.
2.2.3. Đánh giá rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Láng Hạ
2.2.3.1. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng chi nhánh Láng Hạ thường gặp
Rủi ro trong hoạt động ngân hàng: Cũng như bất kì ngành kinh doanh nào khác, ngân hàng có thể gặp rủi ro và có thể bị mất vốn. Hơn nữa, ngân hàng là một ngành kinh tế nhạy cảm, hoạt động của ngân hàng với bản chất của nó, chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro. Bản thân người quản lý ngân hàng và người lập chính sách cần biết và hiểu những rủi ro này để tìm mọi cách hạn chế những đổ vỡ dễ gây thiệt hại, trước hết là đến ngân hàng đó và sau đó là toàn bộ nền kinh tế. Trên thế giới, người ta đã phân ra nhiều loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
2.2.3.1.1. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Khi thực hiện một hoạt động cho vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Tuy nhiên, những khoản cho vay đó luôn hàm chứa rủi ro. Rủi ro tín dụng được xem là rủi ro lớn nhất trong các loại rủi ro mà ngân hàng gặp phải, nó thường xuyên xảy ra và gây nên hậu quả nặng nề nhất. Rủi ro tín dụng ngân hàng gắn liền với rủi ro của khách hàng vay vốn. Tuy vậy thực tế cho thấy rủi ro tín dụng xảy ra còn vì khách hàng cố ý không trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng, có ý đồ chiếm dụng vốn...Rủi ro tín dụng xảy ra có thể làm tê liệt khả năng thanh toán của ngân hàng, thậm chí đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản. Chính vì vậy trong quá trình hoạt động kinh doanh ngân hàng không được xem nhẹ vấn đề rủi ro tín dụng.
2.2.3.1.2. Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Trong cơ chế thị trường, tỷ giá thường xuyên dao động. Sự thay đổi này cũng với trạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra thu nhập thặng dư hoặc thâm hụt tạm thời. Tuy nhiên có những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn thất cho ngân hàng.
Để có thể phòng ngừa rủi ro hối đoái, ngân hàng phải làm cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ đối với mỗi loại ngoại tệ trong bảng cân đối tài sản.
Cần lưu ý rằng, cho dư giá trị tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ là cân xứng với nhau đối với từng loại ngoại tệ thì ngân hàng cũng chỉ mới loại trừ được rủi ro tỷ giá, còn rủi ro lãi suất ngoại tệ vẫn phát sinh nếu các kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ không cân xứng với nhau. Vì vậy, chỉ khi ngân hàng làm cho tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ cân xứng với nhau cả về số lượng và kỳ hạn thì mới có thể phòng ngừa được rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất ngoại tệ một cách triệt để.
Các tỷ giá và mức lãi suất giữa các quốc gia (giữa các đồng tiền) có mối tương quan không chặt chẽ với nhau, do vậy, ngân hàng có thể tận dụng đặc điểm này bằng cách đa dạng hoá cơ cấu tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ nhằm giảm rủi ro hối đoái.
2.2.3.1.3. Rủi ro lãi suất
Khi huy động vốn của doanh nghiệp và dân cư, ngân hàng phải trả lãi. Khi tài trợ, ngân hàng thu lãi.Lãi suất của các khoản cho vay, tiền gửi và chứng khoán thường xuyên biến động, có thể làm gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng và ngược lại gây tổn thất cho ngân hàng. Như vậy, rủi ro lãi suất là khả năng thu nhập giảm do chênh lệch lãi suất giảm khi lãi suất thị trường thay đổi ngoài dự kiến gắn với thay đổi nhiều nhân tố khác như cấu trúc và kỳ hạn của tài sản và nguồn, qui mô và kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn...
Quá trình chuyển hoá tài sản là một chức năng đặc biệt cơ bản của ngân hàng. Quá trình chuyển hoá tài sản bao gồm việc mua các chứng khoán sơ cấp, tức là sử dụng vốn; và phát hành các chứng khoán sơ cấp, tức là huy động vốn. Kỳ hạn và độ thanh khoản của các chứng khoán sơ cấp trong danh môc đầu tư thuộc tài sản có thường không cân xứng với các chứng khoán thứ cấp thuộc tài sản nợ. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ làm cho ngân hàng phải chịu rủi ro về lãi suất.
Ngoài ra khi lãi suất thị trường thay đổi ngân hàng cũng có thể gặp phải rủi ro giảm giảm trị tài sản. Như chúng ta đã biết, giá trị thị trường của tài sản có hay tài sản nợ là dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, nếu lãi suất thị trường tăng lên thì mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng lên, do đó giá trị hiện tại của tài sản có và tài sản nợ giảm xuống và ngược lại. Do đó, nếu kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ không cân xứng với nhau, ví dụ tài sản có có kỳ hạn dài hơn tài sản nợ, thì khi lãi suất thị trường tăng, giá trị của tài sản có sẽ giảm nhanh hơn và nhiều hơn so với sự giảm giá trị của tài sản nợ. Rủi ro giảm giá trị của tài sản khi lãi suất thay đổi thuộc loại rủi ro về lãi suất và có thể dẫn đến thiệt hại về tài sản của ngân hàng.
Ngân hàng có thể phòng ngừa rủi ro bằng cách làm cho các kỳ hạn của tài sản có và tài sản nợ cân xứng nhau. Việc làm cho các kỳ hạn cân xứng với nhau, một mặt, giảm được rủi ro lãi suất; mặt khác, lại làm giảm khả năng sinh lời của ngân hàng, bởi lẽ nó làm giảm các cơ hội đầu tư vào những lĩnh vực có rủi ro song khả năng sinh lời lớn.
2.2.3.1.4. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là tổn thất xảy ra cho ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến.
Rủi ro thanh khoản phát sinh khi người gửi tiền đồng thời có nhu cầu rút tiền gửi ở ngân hàng ngay lập tức. Ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, ví dụ như trong tình huống dân chúng mất lòng tin vào ngân hàng, hoặc nhu cầu rút tiền có tính chất thời vụ mà ngân hàng không dự tính được đòi hỏi ngân hàng phải chi trả tức thời một khoản tiền lớn hơn mức bình thường. Trong bối cảnh đó, chi phí để huy động vốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị trường giảm. Hậu quả là ngân hàng phải bán một số tài sản có độ thanh khoản thấp để đáp ứng nhu cầu rút tiền của người gửi. Do phải bán khẩn cấp một số tài sản với giá thấp khiến cho khả năng thanh toán cuối cùng của ngân hàng bị đe doạ. Rủi ro thanh khoản trong trường hợp nghiêm trọng, nếu hầu hết những người gửi tiền đều đồng loạt yêu cầu ngân hàng phải trả lại tiền gửi của họ thi dẫn đến ngân hàng đang từ chỗ phải đối phó với rủi ro thanh khoản đến chỗ phải đối mặt với rủi ro phá sản.
2.2.3.1.5. Rủi ro hoạt động ngoại bảng
Hoạt động ngoại bảng là các hoạt động không thuộc bảng cân đối tài sản (nội bảng), bởi vì các hoạt động này không liên quan đến việc nắm giữ các chứng khoán hay giấy nhận nợ sơ cấp hoặc ngân hàng phát hành các chứng khoán hay giấy nhận nợ thứ cấp. Tuy nhiên, các hoạt động ngoại bảng có ảnh hưởng đến trạng thái tương lai của bảng cân đối tài sản nội bảng, bởi vì các hoạt động ngoại bảng có thể tạo ra những tài sản có và tài sản nợ bổ sung cho bảng cân đối nội bảng.
Xuất phát từ tính chất của các hoạt động ngoại bảng là ngân hàng thu được phí trong khi không phải sử dụng đến vốn kinh doanh cho nên đã khuyến khích phát triển các hoạt động ngoại bảng ngày càng phát triển. Tuy nhiên những hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chẳng hạn, trong trường hợp công ty phát hành trái phiếu, phá sản thì ngân hàng phải đứng ra thanh toán toàn bộ gốc và lãi chứng khoán do công ty phát hành. Điều này dẫn đến là bảo lãnh thư đã trở thành một bộ phận trong bảng cân đối tài sản nội bảng - nghĩa là ngân hàng phải sử dụng vốn kinh doanh của mình để trang trải những gì đã cam kết trong thư bảo lãnh. Trong thực tế, những trường hợp thua lỗ nghiêm trọng trong hoạt động ngoại bảng đã trở thành nguyên nhân chính khiến cho ngân hàng có thể đi đến phá sản.
Ngày nay, hoạt động ngoại bảng rất phong phú và đa dạng. Trong khi một số hoạt động ngoại bảng được sử dụng tích cực vào việc phòng ngừa rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối và rủi ro tín dụng... thi nếu việc quản trị điều hành không hiệu quả hoặc không đánh giá đúng được tác dụng của các nghiệp vụ ngoại bảng có thể dẫn đến những tổn thất to lớn.
2.2.3.1.6. Rủi ro công nghệ
Rủi ro công nghệ phát sinh khi những khoản đầu tư cho phát triển công nghệ không tạo ra được khoản tiết kiệm trong chi phí như đã dự tính khi mở rộng qui mô hoạt động. Tính không hiệu quả trong đầu tư công nghệ của ngân hàng phát sinh trong trường hợp, ví dụ: dung lượng đầu tư quá lớn dẫn đến công nghệ không sử dụng đến và hậu quả là tổ chức bộ máy trở nên quan liêu kém hiệu quả; hoặc là qui mô hoạt động không được mở rộng, mặc dự đã đầu tư công nghệ mới. Rủi ro về công nghệ có thể gây nên hậu quả là khả năng cạnh tranh của ngân hàng giảm xuống đáng kể và nguyên nhân tiềm ẩn của sự phá sản ngân hàng trong tương lai. Ngược lại, lợi ích từ việc đầu tư công nghệ là tạo cho ngân hàng một sức bật quan trọng trong cuộc cạnh tranh dữ dội trên thương trường và đồng thời cho phép ngân hàng phát triển các sản phẩm mới, tiên tiến, hiện đại giúp cho ngân hàng tồn tại và phát triển bền vững.
2.2.3.1.7. Rủi ro quốc gia và rủi ro khác
Những rủi ro khác bao gồm: thay đổi thuế đột ngột, ảnh hưởng của chiến tranh làm cho các điều kiện trên thị trường tài chính thay đổi đột biến không dự tính trước, sự sụp đổ đột ngột của thị trường chứng khoán, rủi ro trộm cắp, lừa đảo...
Kể đến các rủi ro bắt nguồn từ yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát gia tăng, sự biến động vô lối của giá hàng hóa cuối cùng, thất nghiệp đều có ảnh hưởng đến sự biến động lãi suất, bộc lộ rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản
2.2.3.2. Những kết quả đạt được
Trong những năm qua, Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Láng Hạ đã có nhiều cố gắng trong công tác tín dụng. Do vậy, chất lượng tín dụng đã được cải thiện rõ rệt theo mỗi năm. Năm 2003, nợ đủ tiêu chuẩn tại ngân hàng là 1.515 tỷ đồng thì năm 2004 đạt 2.200 tỷ đồng. Trong khi đó nợ quá hạn lại giảm chỉ còn 2.789 tỷ đồng trong năm 2004, chất lượng tín dụng năm 2004 rõ ràng là được cải thiện hơn so với năm 2003.
Riêng năm 2005, thực hiện theo quyết định số: 493/2005/QĐ-NHNN và quyết đinh số: 1627/2005/QĐ-NHNN, ngân hàng đã triển khai thực hiện nghiêm túc việc rà soát toàn bộ dư nợ hiện tại theo thời điểm hàng tháng để từ đó xác định đúng chất lượng đang lưu hành. Nợ khoanh trong năm chỉ có 6,75 tỷ đồng của Tổng Công ty Vật tư Nông nghiệp đã được xử lý vào quí 4 của năm nên tại thời điểm 31/12/2005 ngân hàng không còn nợ khoanh. Việc thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn, thu lãi cho vay, thu nợ rủi ro cũng được đôn đốc. Do vậy, tỷ lệ thu lãi bình quân đạt trên 97% lãi phải thu, thu nợ quá hạn đã xử lý rủi ro trong năm là 16,3 tỷ đồng.
Trong năm 2006, tổng nợ xấu 9,785 tỷ đồng chiếm 0,48% tổng dư nợ tăng 3 tỷ đồng so với năm 2005 trong đó nhóm 4 là 3,61 tỷ đồng và nợ nhóm 5 là 2,865 tỷ đồng chủ yếu là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 189.doc