MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG 3
1. Khái niệm và vai trò của hoạt động tín dụng 3
1.1. Khái niệm hoạt động tín dụng 3
1.2. Vai trò hoạt động tín dụng 4
2. Hợp đồng tín dụng 6
2.1. Khái niệm hợp đồng tín dụng 6
2.2. Giao kết hợp đồng tín dụng 7
2.2.1. Chủ thể của hợp đồng tín dụng 7
2.2.2. Nội dung của hợp đồng tín dụng 10
2.2.3 Thực hiện hợp đồng tín dụng 11
2.3. Vai trò của hợp đồng tín dụng 17
II. CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY 17
1. Hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bảo đảm tiền vay 18
1.1. Sự phát triển của pháp luật về bảo đảm tiền vay 18
1.1.1. Giai đoạn trước năm 2005 18
1.1.2. Giai đoạn sau năm 2005 19
1.2. Hệ thống văn bản hiện hành 20
2. Khái niệm và vai trò của bảo đảm tiền vay 20
2.1. Khái niệm bảo đảm tiền vay 20
2.2. Vai trò của bảo đảm tiền vay 22
3. Các biện pháp bảo đảm tiền vay 23
3.1. Các loại tài sản bảo đảm 23
3.2. Các biện pháp bảo đảm 24
3.2.1. Biện pháp cầm cố 24
3.2.3. Biện pháp đặt cọc 32
3.2.4. Biện pháp ký cược 33
3.2.5. Biện pháp ký quỹ 35
3.2.6. Biện pháp bảo lãnh 36
3.2.7. Biện pháp tín chấp 38
4. Hợp đồng bảo đảm tiền vay 40
4.1. Khái niệm hợp đồng bảo đảm tiền vay 40
4.2. Giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay 40
4.2.1. Chủ thể của hợp đồng bảo đảm tiền vay 40
4.2.2. Nội dung, hình thức của hợp đồng bảo đảm tiền vay 41
4.2.3. Thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay. 43
4.2.4. Quan hệ giữa hợp đồng bảo đảm tiền vay và hợp đồng tín dụng 45
4.3. Xử lý tài sản bảo đảm 47
4.3.1. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm 47
4.3.2. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm 48
4.4. Tranh chấp và xử lý tranh chấp 49
CHƯƠNG II:THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY
TẠI NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 51
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ 51
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng VPBank 51
2. Phạm vi và nội dung hoạt động của ngân hàng VPBank 51
3. Cơ cấu tổ chức ngân hàng VPBank 53
4. Một số nét về kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong các năm 2007 – 2009 và chiến lược phát triển năm 2010 61
II. QUY CHẾ BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 64
1. Các biện pháp bảo đảm tiền vay chủ yếu được áp dụng tại ngân hàng VPBank 64
1.1. Biện pháp cầm cố 64
1.2. Biện pháp thế chấp 66
1.3. Biện pháp đặt cọc 68
1.4. Biện pháp ký quỹ 68
1.5. Biện pháp bão lãnh 69
2. Các loại tài sản bảo đảm được áp dụng tại ngân hàng VPBank. 70
2.1. Các loại tài sản có thể được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng. 70
2.2. Các loại tài sản không được VPBank chấp nhận làm tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng 71
3. Hợp đồng bảo đảm tiền vay 72
3.1. Nội dung hợp đồng bảo đảm tiền vay 72
3.2. Ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay 72
3.3. Quy chế xử lý tài sản tại ngân hàng VPBank 74
3.4. Thực tiễn tranh chấp và xử lý tranh chấp về hợp đồng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng VPBank 75
3.5. Mẫu hợp đồng bảo đảm tiền vay tại ngân hàng VPBank 75
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 76
I. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TIỄN GIAO KẾT HỢP ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 76
1. Thuận lợi 76
2. Khó khăn 78
II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỒNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY TẠI NGÂN HÀNG VPBANK 82
1. Kiến nghị về chính sách pháp luật 82
2. Về phía Ngân hàng VPBank 86
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
101 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2909 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng VPBank – Chi nhánh Đông Đô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng là biện pháp để bảo đảm bên có nghĩa vụ, cụ thể là bên vay thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản có tầm quan trọng rất lớn trong việc bảo đảm thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng. Vì vậy mà việc bảo đảm tiền vay phải được lập thành hợp đồng bảo đảm hoặc ghi rõ trong điều khoản của hợp đồng tín dụng.
Theo quy định của pháp luật, hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Là một loại hợp đồng dân sự, hợp đồng bảo đảm tiền vay là sự thoả thuận giữa tổ chức tín dụng và bên bảo đảm về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ bảo đảm tiền vay. Các bên chủ thể trong hợp đồng gồm: tổ chức tín dụng là bên nhận bảo đảm tiền vay; bên bảo đảm tiền vay là khách hàng có nhu cầu vay vốn của tổ chức tín dụng hoặc người thứ ba thực hiện bảo đảm tiền vay.
4.2. Giao kết hợp đồng bảo đảm tiền vay
4.2.1. Chủ thể của hợp đồng bảo đảm tiền vay
Thể hiện nguyên tắc bình đẳng giữa mọi công dân khi tham gia giao dịch bảo đảm, không phân biệt là người mang quốc tịch Việt Nam hay người có quốc tịch nước ngoài, BLDS 2005 đã quy định các chủ thể là cá nhân, tổ chức người nước ngoài có quyền tham gia các giao dịch bảo đảm theo nguyên tắc bình đẳng như công dân Việt Nam. Tuy nhiên do bảo đảm tiền vay trong hoạt động tín dụng nên chủ thể trong hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản ngoài việc phải có đủ năng lực ký kết hợp đồng dân sự thì một trong hai bên chủ thể phải là tổ chức tín dụng và là chủ thể có đủ điều kiện ký kết hợp đồng tín dụng. Bên chủ thể là tổ chức tín dụng này đóng vai trò là bên cho vay cho khách hàng có thể là cá nhân tổ chức vay. Hai bên ký kết hợp đồng tín dụng. Bên vay dùng tài sản dưới hình thức một trong các biện pháp bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, tức là bên vay phải có tài sản bảo đảm.
4.2.2. Nội dung, hình thức của hợp đồng bảo đảm tiền vay
4.2.2.1. Nội dung của hợp đồng bảo đảm tiền vay
a. Đối với hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản
Hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản có những nội dung chủ yếu sau:
+ Tên và địa chỉ các bên; ngày, tháng, năm
+ Nghĩa vụ được bảo đảm
+ Mô tả tài sản cầm cố, thế chấp; giá trị của tài sản cầm cố, thế chấp; nếu là tài sản cầm cố, thế chấp hình thành trong tương lai có thể mô tả khái quát về tài sản
+ Quyền và nghĩa vụ của các bên
+ Bên giữ tài sản, giấy tờ của tài sản cầm cố, thế chấp
+ Các thỏa thuận về trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
+ Các thỏa thuận khác.
Trong hợp đồng cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm tiền vay ngoài các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên cần có các điều khoản quy định chi tiết, cụ thể về tài sản bảo đảm như: mô tả tài sản, bên giữ tài sản, giá trị tài sản … do tài sản là đối tượng của hợp đồng và do giá trị của tài sản thường không nhỏ. Tuy vậy, đây là nội dung hợp đồng theo quy định trước đây, hiện nay trong các văn bản quy định về bảo đảm tiền vay chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về nội dung của hợp đồng bảo đảm nói chung cũng như hợp đồng thế chấp, cầm cố bằng tài sản nói riêng.
b. Đối với hợp đồng bảo lãnh
Trong bảo lãnh tiền vay bằng tài sản của bên thứ ba có hai quan hệ về nghĩa vụ, gồm quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên nhận bảo lãnh và quan hệ giữa bên bảo lãnh với bên được bảo lãnh. Do vậy trong nội dung của hợp đồng bảo lãnh cũng có nhiều điểm khác biệt so với trong hợp đồng thế chấp hay cầm cố.Theo quy định trước đây, nội dung chủ yếu của hợp đồng bảo lãnh bao gồm:
+ Tên và địa chỉ các bên; Ngày, tháng, năm
+ Cam kết của bên bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh
+ Nghĩa vụ được bảo lãnh, phạm vi bảo lãnh và bên được bảo lãnh
+ Quyền nghĩa vụ của bên bảo lãnh, bên nhận bảo lãnh, bên được bảo lãnh
+ Tài sản bảo lãnh, giá trị tài sản bảo lãnh, trừ trường hợp bên bảo lãnh là tổ chức tín dụng và cơ quan quản lý ngân sách nhà nước; tài sản bảo lãnh là tài sản hình thành trong tương lai có thể mô tả khái quát về tài sản
+ Các thỏa thuận về trường hợp xử lý và phương thức xử lý tài sản bảo lãnh
+ Các thỏa thuận khác.
4.2.2.2. Hình thức của hợp đồng bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay bằng tài sản trong hợp đồng tín dụng là biện pháp để bảo đảm bên có nghĩa vụ, cụ thể là bên vay thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình đối với bên có quyền. Bảo đảm tiền vay bằng tài sản có tầm quan trọng rất lớn tỏng việc bảo đảm thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng. Vì vậy mà việc bảo đảm tiền vay phải được lập thành hợp đồng bảo đảm hoặc ghi rõ trong điều khoản của hợp đồng tín dụng. Điều này bảo đảm tính pháp lý và tính ràng buộc của các bên.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng tín dụng. Trong hoạt động tín dụng hiện nay hợp đồng bảo đảm tiền vay thường được lập thành văn bản riêng do hợp đồng tín dụng chủ yếu chịu sự điều chỉnh của pháp luật về tín dụng còn hợp đồng bảo đảm liên quan đến nhiều vấn đề. Vì vậy, ngoài việc phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật về tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay còn chịu sự điều chỉnh của pháp luật về giao dịch bảo đảm, luật công chứng, luật đất đai... Trong hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản, có những hợp đồng buộc phải công chứng, chẳng hạn như hợp đồng thế chấp bất động sản, như vậy hợp đồng này phải chịu sự điều chỉnh của luật công chứng. Thêm vào đó nếu tài sản dùng để bảo đảm là quyền sử dụng đất thì việc ký kết hợp đồng bảo đảm còn phải tuân theo pháp luật về đất đai. Một lý do nữa khiến hợp đồng bảo đảm thường được lập thành văn bản riêng là do có rất nhiều giao dịch bảo đảm phải đăng ký, nên nếu hợp đồng bảo đảm được ghi trong hợp đồng tín dụng thì sẽ phức tạp hơn khi đăng ký.
4.2.3. Thực hiện hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản là một loại hợp đồng dân sự vì vậy việc thực hiện nó tuân theo nguyên tắc được quy định tại điều 412 BLDS 2005. Khi thực hiện hợp đồng ,các bên tham gia hợp đồng phải thực hiện đúng đầy đủ các điều khoản về đối tượng , địa điểm, thời hạn và phương thức trả tiền vay. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, mỗi bên đều phải thực hiện tất cả các quyền và nghĩa vụ mà mình đã cam kết. Hợp đồng tín dụng chỉ đựơc coi là đã thực hiện xong khi nào các bên đã hoàn thành tất cả những quyền và nghĩa vụ của mình đối với bên đối ước và các bên tiến hành thanh lý hợp đồng…Ngoài ra việc thực hiện hợp đồng phải tuân theo cách thức mà pháp luật quy định về từng loại hợp đồng cụ thể.
Đối với hợp đồng cầm cố tài sản, đây là một hợp đồng song vụ nên ội dung của hợp đồng cầm cố tài sản phải tuân theo quy định tại Đ 414 BLDS 2005: “mỗi bên thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến thời hạn, các bên không được lấy lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ với mình mà hoãn việc thực hiện nghĩa vụ (trừ trường hợp việc không thực hiện nghĩa vụ của bên kia làm cho bên này không thể thực hiện được nghĩa vụ)”. Sau khi nhận chuyển giao tài sản cầm cố bên nhận cầm cố trực tiếp giữ tài sản hoặc ủy quyền cho bên thứ ba giữ tài sản, trong cả hai trường hợp bên nhận cầm cố vẫn phải chịu trách nhiệm trước bên cầm cố về việc thực hiện nghĩa vụ theo quy định tại điều 332 BLDS 2005. Bên cầm cố tài sản có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại điều 330 BLDS 2005. Trong trường hợp tài sản cầm cố bị mất, hư hỏng, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị, trường hợp bán trao đổi, tặng cho, cho thuê, cho mượn tài sản cầm cố, đem tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác trách nhiệm của bên cầm cố được quy định tại điều 17, điều 18 Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm. Trường hợp nhận cầm cố vận đơn, thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá bên cầm cố có quyền quy định tại điều 19 Nghị định 163.
Đối với hợp đồng thế chấp tài sản, sau khi ký hợp đồng thế chấp tài sản tài sản thế chấp không chuyển giao cho bên nhận thế chấp mà do bên thế chấp hoặc do bên thứ ba giữ theo thỏa thuận. Nếu bên thế chấp giữ tài sản thế chấp mà bán, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp không phải là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất thì bên nhận thế chấp có quyền thu hồi tài sản thế chấp trừ các trường hợp quy định tại điều 20.1 Nghị định 163 về giao dịch bảo đảm. Trong trường hợp bên thế chấp bán, trao đổi tài sản thế chấp là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh trong phạm vi hoạt động sản xuất, kinh doanh của bên thế chấp; bán, trao đổi tài sản thế chấp khác mà có sự đồng ý của bên nhận thế chấp và trong các trường hợp quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định 163 thì bên mua, bên nhận trao đổi có quyền sở hữu đối với tài sản đó. Trong khi thực hiện hợp đồng thế chấp Nghị định 163 cũng quy định trách nhiệm của bên thế chấp hoặc bên thứ ba giữ tài sản thế chấp để bảo đảm hiện trạng và giá trị của tài sản thế chấp.
Đối với hợp đồng bảo lãnh thì xuất hiện thêm một bên thứ ba trong hợp đồng tín dụng. Bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản của mình hoặc tự mình thực hiện một công việc để chịu trách nhiệm thay cho người được bảo lãnh nếu người này không thực hiện nghĩa vụ hoặc gây thiệt hại cho bên thứ ba. Nếu giữa các bên tham gia hợp đồng đang có tranh chấp về việc thực hiện thì người thứ ba phải tạm dừng quyền yêu cầu cho đến khi tranh chấp được giải quyết. Nếu người thứ ba từ chối lợi ích của mình trước khi bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ đó thì bên có nghĩa vụ không phải thực hiện nhưng phải thông báo cho bên có quyền biết và hợp đồng được coi là hủy bỏ. nếu sau khi bên có nghĩa vụ đã thực hiện nghĩa vụ mà người thứ ba mới từ chối lợi ích của mình thì nghĩa vụ được xem là đã hoàn thành, khi đó bên có quyền vẫn phải thực hiện các vấn đề đã cam kết với bên có nghĩa vụ. Mặt khác, bên có quyền phải thực hiện bồi thường thiệt hại cho bên có nghĩa vụ nếu có thiệt hại xảy ra.
Khi bên nhận bảo lãnh thực hiện xong những cam kết trước bên nhận bảo lãnh thì quan hệ nghĩa vụ chính cũng như bảo lãnh kết thúc.Nghĩa vụ thực hiện bảo lãnh được quy định từ điều 41 đến điều 48 Nghị định 163.
4.2.4. Quan hệ giữa hợp đồng bảo đảm tiền vay và hợp đồng tín dụng
Nếu hiểu hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng tài sản là hợp đồng phụ và hợp đồng tín dụng là hợp đồng chính BLDS 2005 có quy định: về nguyên tắc khi hợp đồng phụ vô hiệu không làm mất hiệu lực của hợp đồng chính trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính(1) Điều 410 BLDS 2005
. Với quy định này thì các hợp đồng bảo đảm tiền vay có thể làm ảnh hưởng tới hiệu lực của các hợp đồng tín dụng nếu các ngân hàng vẫn theo nếp cũ ghi rõ trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm rằng: “hợp đồng bảo đảm này và các phụ lục kèm theo là một bộ phận không tách rời của hợp đồng tín dụng số…”. Như vậy, các ngân hàng cần sửa lại nội dung trên cho phù hợp, bởi không nên để hiệu lực của hợp đồng bảo đảm lại có thể ảnh hưởng tới hiệu lực của hợp đồng tín dụng.
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 163 về quan hệ giữa giao dịch bảo đảm và hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm
Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị vô hiệu mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện mà các bên chưa thực hiện hợp đồng đó thì giao dịch bảo đảm chấm dứt; nếu đã thực hiện một phần hoặc toàn bộ hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm thì giao dịch bảo đảm không chấm dứt, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Giao dịch bảo đảm bị huỷ bỏ hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
Trong trường hợp giao dịch bảo đảm không chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý tài sản bảo đảm để thanh toán nghĩa vụ hoàn trả của bên có nghĩa vụ đối với mình.
4.3. Xử lý tài sản bảo đảm
4.3.1. Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm
Trong hoạt động tín dụng, việc thực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo đảm tiền vay của khách hàng để thu hồi nợ được gọi chung là xử lý tài sản bảo đảm tiền vay.
Điều 341, 356 Bộ luật Dân sự 2005: “khi đã hết hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên cầm cố, thế chấp vẫn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận thì tài sản cầm cố, thế chấp được xử lý theo phương thức hai bên thỏa thuận hoặc được bán đấu giá để thực hiện nghĩa vụ..”
Khoản 2 Điều 54 Luật các tổ chức tín dụng (được sửa đổi bổ sung năm 2004): “Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền bán, chuyển nhượng tài sản để thu hồi vốn trong một thời gian nhất định, yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh hoặc khởi kiện khách hàng.”
Khoản 1 Điều 56 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm: “đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc không đúng nghĩa vụ..thì tài sản bảo đảm bị xử lý”
Như vậy, có thể khái quát việc xử lý tài sản bảo đảm tiền vay như sau: Xử lý tài sản bảo đảm tiền vay là một giai đoạn của bảo đảm tiền vay bằng tài sản, giai đoạn thực hiện các biện pháp đối với tài sản bảo đảm nhằm thu hồi nợ mà tổ chức tín dụng đã cho vay khi có sự vi phạm nghĩa vụ của khách hàng vay, bên bảo lãnh theo những cam kết tại hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay.
Nguyên tắc xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 58 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm:
- Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của các bên; nếu không có thoả thuận thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Trong trường hợp tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ thì việc xử lý tài sản đó được thực hiện theo thoả thuận của bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm; nếu không có thoả thuận hoặc không thoả thuận được thì tài sản được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
- Việc xử lý tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch bảo đảm, cá nhân, tổ chức có liên quan và phù hợp với các quy định tại Nghị định này.
- Người xử lý tài sản bảo đảm (sau đây gọi chung là người xử lý tài sản) là bên nhận bảo đảm hoặc người được bên nhận bảo đảm ủy quyền, trừ trường hợp các bên tham gia giao dịch bảo đảm có thoả thuận khác.
- Việc xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ không phải là hoạt động kinh doanh tài sản của bên nhận bảo đảm.
4.3.2. Phương thức xử lý tài sản bảo đảm
Phương thức xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại Điều 59 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm quy:
- Bán tài sản bảo đảm.
- Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm
- Bên nhận bảo đảm nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ
- Phương thức khác do các bên thoả thuận.
Với trường hợp phương thức bán tài sản bảo đảm, các bên thoả thuận về bên bán. Nếu không thoả thuận được thì TCTD quyết định bên được bán. Bên được bán có thể bán trực tiếp bán cho người mua hoặc uỷ quyền cho trung tâm bán đấu giá hoặc tổ chức có chức năng bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật. Việc bán tài sản được lập thành hợp đồng mua bán. Trường hợp TCTD và bên bảo đảm phối hợp cùng bán tài sản thì các bên ký biên bản thỏa thuận về việc bán tài sản bảo đảm. Trường hợp TCTD không phải là bên được bán tài sản bảo đảm thì TCTD có trách nhiệm theo dõi, giám sát kế hoạch, diễn biến quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản, ngăn chặn kịp thời những hành vi gây thiệt hại đến tài sản bảo đảm, thất thoát tiền bán tài sản bảo đảm, thu hồi tối đa nợ vay của khách hàng.
Với trường hợp bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm. Việc nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, thực hiện theo quy định của TCTD đối với từng trường hợp cụ thể.
Với trường hợp bên bảo lãnh nhận các khoản tiền hoặc tài sản khác từ người thứ ba trong trường hợp thế chấp quyền đòi nợ, thực hiện theo quy định pháp luật. Xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm, vận đơn thực hiện theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
Xử lý tài sản bảo đảm trường hợp không thoả thuận được phương thức xử lý thì áp dụng phương thức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật. Tài sản bảo đảm là động sản thực hiện xử lý theo quy định tại Điều 57 Quy chế bảo đảm tiền vay, Điều 65 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP. Tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý: thực hiện xử lý theo quy định tại Điều 68 Nghị định số 163/2006/NĐ-CP.
4.4. Tranh chấp và xử lý tranh chấp
Tranh chấp pháp sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay được hiểu là tình trạng pháp lý của quan hệ hợp đồng bảo đảm tiền vay trong đó các bên thể hiện sự xung đột hay bất đồng ý chí với nhau về những quyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay. Một hợp đồng bảo đảm tiền vay chỉ được coi là có tranh chấp khi có sự xung đột, bất đồng về phương diện quyền lợi giữa các bên chủ thể được biểu hiện ra ngoài.
Theo quy định của pháp luật, các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng bảo đảm tiền vay sẽ được giải quyết bằng những con đường sau đây: Tự thương lượng giữa các bên tranh chấp; Hòa giải giữa các bên tranh chấp thông qua trung gian; Giải quyết tranh chấp hợp đồng bảo đảm tiền vay bằng cơ quan tài phán.
CHƯƠNG II
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY
TẠI NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
I. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG VPBANK – CHI NHÁNH ĐÔNG ĐÔ
1. Sơ lược quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng VPBank
Ngân hàng Thương mại Cổ phần các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam, tên quốc tế là Vietnam Joint-stock Commercial Bank for Private Enterprises viết tắt là VP BANK là một ngân hàng Thương mại Cổ phần được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP có hiệu lực từ ngày 12 tháng 08 năm 1993 trong thời hạn 99 năm. Ngày 04 tháng 09 năm 1993 ngân hàng chính thức đi vào hoạt động.
Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Kể từ ngày 01/10/2008, vốn điều lệ của VPBank là 2.117.474.330.000 tỷ đồng.
VPBank đã có tổng số 130 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc:
- Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính, 44 chi nhánh và phòng giao dịch
- Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Nam Định, Hòa Bình, Thái Bình): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
- Khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 25 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
- Khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Đồng Tháp, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang): 35 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
2. Phạm vi và nội dung hoạt động của ngân hàng VPBank
VP Bank là ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận. Khách hàng quan trọng nhất của VP Bank là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh cá thể và phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của dân cư. Phạm vi hoạt động là địa bàn có trụ sở hoặc chi nhánh hoạt động. Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh là những thành phố lớn của Việt Nam, có dân cư đông đúc, kinh tế - xã hội của vùng phát triển, tập trung đầy đủ các ngành nghề đặc biệt phát triển về du lịch, thương mại, dịch vụ...
Nội dung hoạt động chủ yếu của Ngân hàng VPBank là:
- Nhận tiền gửi có kì hạn và không kì hạn bằng VND và ngoại tệ của đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân trong và ngoài nước.
- Thực hiện nghiệp vụ thuê mua, hùn vốn liên doanh và mua cổ phần theo pháp luật hiện hành.
- Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng tiền VND và ngoại tệ đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế và các tầng lớp dân cư.
- Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá trị.
- Thực hiện Dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, huy động các nguồn vốn từ nước ngoài và làm các dịch vụ thanh toán quốc tế khác.
Với phạm vi và nội dung hoạt động như trên VP Bank có vai trò to lớn trong việc thu hút những khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư để đáp ứng một khối lượng lớn nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, tăng thu cho ngân sách Nhà nước. Góp phần to lớn vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và công cuộc hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng nói riêng.
3. Cơ cấu tổ chức ngân hàng VPBank
§¹i héi Cæ ®«ng
Héi ®ång Qu¶n trÞ
Ban ®iÒu hµnh
Trung t©m
Westen Union
Trung t©m §µo t¹o
C¸c phßng giao dÞch
Ban KiÓm so¸t
C¸c ban tÝn dông
P. kiÓm to¸n néi bé
Phßng thanh to¸n
Quèc tª – KiÒu hèi
Phßng ph¸p chÕ
V¨n phßng
Phßng KÕ to¸n
Trung t©m ThÎ
Trung t©m tin häc
C«ng ty Chøng kho¸n VPBank
C¸c phßng giao dÞch
V¨n phßng héi ®ång Qu¶n trÞ
Héi ®ång qu¶n lÝ tµi s¶n nî, tµi s¶n cã
Héi ®ång tÝn dông
Phßng Ng©n Quü
Phßng tæng hîp vµ ph¸t triÓn s¶n phÈm
C«ng ty qu¶n lÝ tµi s¶n VPBank
Cơ cấu tổ chức của ngân hàng VPBank có thể khái quát thành một sơ đồ sau
Đại hội cổ đông
Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần;
Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát gây thiệt hại cho ngân hàng và cổ đông của ngân hàng
Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát;
Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ ngân hàng, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần được quyền chào bán quy định tại Điều lệ ngân hàng.
Quyết định tổ chức lại và giải thể ngân hàng.
Thông qua báo cáo tài chính hàng năm;
Thông qua định hướng phát triển của ngân hàng
Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý ngân hàng, có toàn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi cuả ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm sát
Ban kiểm sát có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ kế toán và báo cáo tài chính;
Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động; tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị trước khi trình các báo cáo, kết luận và kiến nghị lên Đại hội đồng cổ đông;
Kiến nghị biện pháp bổ sung, sửa đổi, cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Báo cáo Đại hội đồng cổ đông về tính chính xác, trung thực, hợp pháp của việc ghi chép, lưu giữ chứng từ và lập sổ kế toán, báo cáo tài chính, các báo cáo khác của ngân hàng; tính trung thực, hợp pháp trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng; kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành hoạt động của ngân hàng khi xét thấy cần thiết hoặc theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, theo yêu cầu của cổ đông
Ban điều hành
Điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Ban điều hành có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của ngân hàng
Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của ngân hàng
Kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ ngân hàng
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong ngân hàng, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức;
Các giám đốc chi nhánh, các trưởng phòng có trách nhiệm
Hoàn tất mô tả công việc các chức danh ở đơn vị nhằm tập hợp, trao đổi để tổng giám đốc ban hành quy định mô tả công việc cho các chức danh một các thống nhất trong toàn hệ thống ngân hàng. Giám đốc chi nhánh giao trách nhiệm, quyền hạn, xác định rõ mối quan hệ cho các trưởng phòng ban thuộc quyền bằng văn bản.
Các trưởng phòng, ban có trách nhiệm phân công công việc, trách nhiệm rõ ràng cho mỗi nhân viên theo nhiệm vụ, chức năng mỗi chức danh, bằng biên bản chung hay văn bản riêng.
Các phòng ban tại hội sở Hà Nội:
Phòng Kiểm tra kiểm toán nội bộ
Tổ chức kiểm tra, kiểm toán nội bộ các chứng từ, hồ sơ nghiệp vụ phát sinh tại ngân hàng. Kiến ngh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chế độ pháp lý về bảo đảm tiền vay và thực tiễn áp dụng tại ngân hàng VPBank – Chi nhánh Đông Đô.doc