Chuyên đề Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên

MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005 3

I. ĐĂNG KÝ KINH DOANH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 3

1. Khái niệm- Đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp 3

1.1. Khái niệm 3

1.2. Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp 4

2. Khái niệm về đăng ký kinh doanh. Mục đích, ý nghĩa 6

2.1. Đăng ký kinh doanh 6

2.2. Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh 9

2.3. Ý nghĩa 10

II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH – TỪ LUẬT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ LUẬT CÔNG TY NĂM 1990 ĐẾN LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005 12

1. Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty năm 1990 12

1.1. Thủ tục đăng ký kinh doanh 13

1.2. Thủ tục cấp phép 13

2. Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 1999 18

2.1. Điều kiện thành lập và quản lý doanh nghiệp 19

2.2. Thẩm quyền thành lập doanh nghiệp 21

2.3. Thủ tục tiến hành đăng ký kinh doanh 21

3. Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 23

CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH CỦA PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH TỈNH ĐIỆN BIÊN 27

I. KHÁI QUÁT VỀ PHÒNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH TỈNH ĐIỆN BIÊN 27

1. Sự hình thành phát triển 27

2. Cơ cấu tổ chức 28

3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng đăng ký kinh doanh 28

4. Tình hình lao động nhân sự 30

II. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN 32

1. Khái quát về mô hình một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh 32

1.1. Mục đích của Thông tư 02 32

1.2 . Bản chất của cơ chế một cửa 33

2. Thực tiễn hoạt động đăng ký kinh doanh áp dụng tại địa bàn tỉnh Điện Biên 34

2.1. Thực tiễn hoạt động đăng ký kinh doanh tại địa bàn tỉnh Điện Biên 34

2.2. Ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng phương thức ủy quyền trong công tác đăng ký kinh doanh tại địa bàn tỉnh Điện Biên 42

III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA 44

1. Năm 2005 45

2. Năm 2006 46

3. Năm 2007 47

4. Đến thời điểm 31/12/2008 47

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN 48

I. MỘT VÀI NHẬN XÉT 48

1. Pháp luật về đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật 48

2.Thực tiễn áp dụng trong công tác đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh

Điện Biên 57

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN 58

1.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh 58

1.1. Hoàn thiện cơ quan đăng ký kinh doanh 58

1.2. Giải pháp hoàn thiện điều kiện đăng ký kinh doanh 61

1.3. Giải pháp hoàn thiện thủ tục đăng ký kinh doanh 64

1.4. Giải pháp đảm bảo việc đăng ký kinh doanh được thực hiện đúng luật 68

2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Điện Biên 70

2.1. Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế phối hợp với nhau để tạo ra một mạng thông tin toàn tỉnh về đăng ký kinh doanh 70

2.2. Kết hợp giấy đề nghị đăng ký kinh doanh và bản khai đăng ký thuế thành một bản thống nhất để doanh nghiệp thuận tiện trong việc kê khai. 71

2.4. Quy định rõ ràng và có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với các ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định và nội dung báo cáo về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 72

2.5. Đề nghị làm rõ việc đặt tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài 74

2.6. Tăng cường hơn nữa tuyên truyền pháp luật tới các doanh nghiệp. 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3754 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch). + Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). + Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch). + Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch). + Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch). Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo - Người lao động được nghỉ về việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây: + Kết hôn, nghỉ ba ngày; + Con kết hôn, nghỉ một ngày; + Bố mẹ (cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ ba ngày. - Thời gian nghỉ hưu: Theo quy định là nam 60, nữ 55.Tuy nhiên do đặc thù là tỉnh miền núi, căn cứ vào thời gian làm việc có thể quy định thời gian nghỉ sớm hơn: nam 55, nữ 50. - Những quy định riêng đối với lao động nữ: + Cán bộ, công chức là lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con, từ 4- 6 tháng do Chính phủ quy định. II. THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN 1. Khái quát về mô hình một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh Thông tư 02/2007/TTLT-BKH-BTC-BCA ngày 27 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và cấp giấy phép khắc dấu đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2005 (sau đây gọi là Thông tư 02). 1.1. Mục đích của Thông tư 02 Giảm thời gian và số lần người thành lập doanh nghiệp phải đi đến các cơ quan hành chính để thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Đây là một mục tiêu quan trọng nhất trong Thông tư 02 và của quá trình cải cách hành chính ở nước ta hiện nay. Theo Thông tư 02 thì từ khi người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ hợp lệ đến khi nhận kết quả bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký thuế và giấy phép khắc dấu tối đa là 15 ngày làm việc. Tạo tiền lệ tốt về sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng nhà nước trong việc xử lý các thủ tục hành chính cho công dân và doanh nghiệp; chuẩn bị cho việc áp dụng hệ thống đăng ký kinh doanh thống nhất toàn quốc. Thông tư 02 có mục đích quan trọng là tạo ra một đầu mối tiếp xúc giữa người thành lập doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước. Đây là một tiến bộ lớn trong quá trình cải cách thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh. 1.2 . Bản chất của cơ chế một cửa Khái niệm “một cửa” trong giao dịch giữa chính quyền với doanh nghiệp và người dân đã xuất hiện từ lâu ở các nước phát triển. Trong tiếng Anh, cách gọi quen thuộc của khái niệm này là “one-stop shop” (tạm dịch là “cửa hàng dừng chân một lần- có tất cả”). Bản thân từ “cửa hàng” hay “shop” đã hàm ý đối tượng phục vụ là khách hàng đến mua hàng hoá và dịch vụ của cửa hàng. Cách gọi này thể hiện cách nhìn nhận mới về mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính công đối với doanh nghiệp và người dân, theo đó, khách hàng (là doanh nghiệp và người dân) khi bước chân vào loại cửa hàng đặc biệt này (là cơ quan dịch vụ hành chính công) đã có quyền kỳ vọng và đòi hỏi dịch vụ cửa hàng đó phải thuận tiện, đạt tiêu chuẩn và phù hợp với yêu cầu của mình. Nguyên tắc của cơ chế một cửa Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 09 năm 2003 về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “một cửa” tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Bản chất của cơ chế một cửa là doanh nghiệp và người dân khi có công việc giao dịch với cơ quan nhà nước thì chỉ cần liên hệ với một địa chỉ do nhà nước quy định. Tại địa chỉ giao dịch đó, đại diện cơ quan chức năng của Nhà nước sẽ hướng dẫn, giải thích và thực hiện đầy đủ thủ tục cho doanh nghiệp và người dân. Là một đầu mối giao dịch thống nhất, các hồ sơ hành chính sẽ được nhận và trả tại đầu mối này. Như vậy, cơ chế một cửa thực chất là cơ chế giao dịch giữa nhà nước với doanh nghiệp và người dân thông qua một đầu mối. Mục đích lớn nhất của cơ chế này là nhằm giảm phiền hà cho doanh nghiệp và người dân, chống tệ quan liêu, tham nhũng, cửa quyền của cán bộ công chức, đổi mới căn bản và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. 2. Thực tiễn hoạt động đăng ký kinh doanh áp dụng tại địa bàn tỉnh Điện Biên 2.1. Thực tiễn hoạt động đăng ký kinh doanh tại địa bàn tỉnh Điện Biên Thực hiện theo chỉ thị của Thông tư 02 về cải cách thủ tục trong hành chính trong đăng ký kinh doanh, Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BCA ngày 29/07/2008 của Liên Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 1918 ngày 11/12/2008 về việc ban hành quy chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Điện Biên dưới sự chỉ đạo của Lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư đã triển khai theo mô hình một cửa theo phương thức ủy quyền: cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch & Đầu tư , trực tiếp hướng dẫn, nhận hồ sơ, thụ lý hồ sơ theo khuôn khổ trách nhiệm quyền hạn của mình và phối hợp với cơ quan Thuế, cơ quan Công an và cơ sở khắc dấu để hoàn thành các thủ tục cần thiết cho người thành lập doanh nghiệp. Sau một thời gian thực hiện theo phương thức ủy quyền, công tác đăng ký kinh doanh đã có những chuyển biến tích cực. Thủ tục đăng ký kinh doanh được tiến hành một cách nhanh chóng tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh theo phương thức ủy quyền tại Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Điện Biên gồm các bước sau: Hướng dẫn và nhận hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết các thủ tục hành chính theo quy định tại quy chế ban hành kèm theo quyết định 1918 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên. Người thành lập doanh nghiệp tìm hiểu thủ tục đăng ký kinh doanh đăng ký dấu, đăng ký thuế và nộp hồ sơ tại phòng đăng ký kinh doanh. Hồ sơ, trình tự thủ tục, thời gian trả kết quả, các loại phí, lệ phí được niêm yết đầy đủ, công khai, dễ đọc, dễ nhìn tại Phòng Đăng ký kinh doanh ( quy định cụ thể tại Điều 16 Quy chế ban hành kèm quyết định 1918 của ngày 11/12/2008 UBND tỉnh Điện Biên). - Thể thức hồ sơ: hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký con dấu phải được đánh máy, trình bày theo các mẫu biểu do Bộ Kế hoạch đầu tư; Liên bộ Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Công an đã thống nhất ban hành. Khi mạng điện tử về đăng ký kinh doanh đi vào hoạt động, hồ sơ gửi qua mạng giao dịch điện tử phải tuân theo các quy định về giao dịch điện tử. - Hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký con dấu: + Đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp: Hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, đăng ký con dấu ( sau đây gọi chung là hồ sơ đăng ký) bao gồm các giấy tờ đối với từng loại hình doanh nghiệp theo quy định tại các Điều 14,15,16,17 Nghị định số 88/2006/NĐ-CP và Bản kê khai thông tin đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH-BTC- BCA ngày 29/07/2008 của liên Bộ Kế hoạch và đầu tư - Bộ Tài chính - Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp (sau đây gọi là Thông tư 05/2008/TTLT/BKH-BTC-BCA). + Đối với trường hợp thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện: Hồ sơ đăng ký bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 24 Nghị định số 88/2006/NĐ - CP và bản kê khai thông tin đăng ký thuế theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư số 05/TTLT/BKH- BTC- BCA. + Đối với trường hợp thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế: Hồ sơ đăng ký thay đổi bao gồm các giấy tờ theo quy định tại Chương V Nghị định số 88/2006/NĐ- CP. ( Có bản niêm yết hồ sơ, trình tự, thủ tục, lệ phí đăng ký và đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu kèm theo). Những doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Chi nhánh, văn phòng đại diện đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động trước khi Thông tư /2008/TTLT/BKH-BTC-BCA có hiệu lực không bắt buộc phải thực hiện ngay việc đăng ký thay đổi mã số doanh nghiệp. Việc đăng ký thay đổi mã số doanh nghiệp được thực hiện kết hợp khi doanh nghiệp thực hiện đăng ký thay đổi các nội dung đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, trong đó mã số thuế của doanh nghiệp được sử dụng làm mã số doanh nghiệp và được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Trong trường hợp này, ngoài các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký thay đổi theo quy định tại điều theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP thì doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải nộp kèm bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký thuế cho cơ quan đăng ký kinh doanh. Đối với trường hợp doanh nghiệp thay đổi nội dung trong bản kê khai thông tin đăng ký thuế, trong thời gian 10 ngày kể từ ngày thực hiện thay đổi những nội dung trong Bản kê khai thông tin đăng ký thuế, doanh nghiệp phải nộp bản kê khai thông tin đăng ký thuế Thông tư 85/2007/TT-BTC ngày 18 tháng 07 năm 2007 hướng dẫn thi hành Luật quản lý thuế về việc Đăng ký thuế. mới cho cơ quan thuế kèm theo 01 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đã được cấp. Khi nhận hồ sơ doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh kiểm tra tên doanh nghiệp, các giấy tờ trong hồ sơ và các mục cần kê khai. Đối với các hồ sơ đăng ký đáp ứng được yêu cầu kiểm tra ban đầu, cơ quan đăng ký kinh doanh tiếp nhận hồ sơ, ghi Giấy biên nhận theo mẫu ban hành kèm theo Quy chế này và trao cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ cơ quan đăng ký kinh doanh hướng dẫn doanh nghiệp về hoàn thiện lại. Trong quá trình thụ lý hồ sơ đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, nếu người nộp hồ sơ là cá nhân đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân đã phát sinh nghĩa vụ nộp thuế, có yêu cầu được cấp mã số thuế để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhưng hồ sơ chưa đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế thì cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện chuyển bản sao giấy đề nghị đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, bản kê khai thông tin đăng ký thuế sang cơ quan thuế ngay trong ngày để cơ quan thực hiện việc cấp thông báo mã số thuế tạm thời cho người nộp thuế, trường hợp này sau khi hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế theo đúng quy định thì mã số thuế ghi trên thông báo mã số thuế sẽ được sử dụng làm mã số doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ đăng ký tới cơ quan đăng ký kinh doanh qua mạng điện tử ( Khi mạng điện tử về đăng ký kinh doanh đi vào hoạt động). Trong trường hợp này, sau khi xem xét hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử. Trong trường hợp này , sau khi xem xét hồ sơ đăng ký của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo qua mạng điện tử cho người thành lập doanh nghiệp các nội dung cần sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có) hoặc thời điểm đến nhận giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế. Trong quá trình thụ lý hồ sơ , đối với trường hợp hồ sơ đầy đủ nhưng chưa hợp lệ, chưa đảm bảo được các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, chậm nhất 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, phòng đăng ký kinh doanh thông báo cho các doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện biết bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ. Ngày phòng đăng ký kinh doanh nhận hồ sơ đã sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu được tính là ngày nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế hợp lệ. Trong thời hạn chậm nhất 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư gửi tới Cục thuế tỉnh bản sao giấy đề nghị đăng ký kinh doanh ( đối với trường hợp thành lập doanh nghiệp ) hoặc thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện) và bản kê khai thông tin đăng ký thuế. Trong thời hạn chậm nhất là 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông tin về doanh nghiệp, Cục thuế tỉnh thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh -Sở Kế hoạch và Đầu tư: - Mã số doanh nghiệp để ghi vào giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện. - Danh sách doanh nghiệp đã cấp mã số thuế theo thông tư liên tịch, gồm các chỉ tiêu: Số thứ tự, tên doanh nghiệp, đại chỉ trụ sở, mã số thuế - mã số doanh nghiệp (10 số), ngày cấp mã số thuế - mã số doanh nghiệp. Việc gửi và nhận thông tin giữa cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế được tiến hành theo phương thức: Nhận và gửi thông qua máy fax. Trong thời hạn 2 ngày làm việc sau khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho doanh nghiệp, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên gửi bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho Cục thuế, cơ quan công an cấp tỉnh và các cơ quan có liên quan. Trong thời gian hai ngày làm việc kể từ ngày cấp đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động cho doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện thành lập mới hoặc cấp đăng ký thay đổi đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động ( đối với lần thay đổi hợp nhất mã số đăng ký kinh doanh và mã số thuế) cơ quan đăng ký kinh doanh gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký hoạt động doanh nghiệp cho Cục thuế và Công an tỉnh. Khi đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, đăng ký hoạt động và đăng ký thuế, đăng ký con dấu, doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện phải nộp lệ phí theo quy định. Trả kết quả Trích “Bản niêm yết hồ sơ đăng ký kinh doanh (Ban hành kèm theo quyết định 1918/QĐ - UBND ngày 11/12/2008 của UBND tỉnh Điện Biên )”. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế cho doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế cho chi nhánh, văn phòng đại diện, thông báo cơ quan cơ quan quản lý thuế và Mục lục ngân sách nhà nước của người nộp thuế, danh sách mã số thuế chi nhánh của người nộp thuế, nếu doanh nghiệp có đơn vị trực thuộc được cấp mã số thuế. Khi đến nhận kết quả người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trực tiếp ký ( chữ ký mẫu) vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tại Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Điện Biên, đồng thời ký nhận vào phiếu trả kết quả của Phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư. Đối với trường hợp hồ sơ đăng ký được tiếp nhận thông qua mạng điện tử ( khi mạng điện tử về đăng ký kinh doanh đi vào hoạt động), khi đến nhận kết quả doanh nghiệp phải nộp một bộ hồ sơ đăng ký bằng giấy để cơ quan đăng ký kinh doanh đối chiếu và lưu hồ sơ. Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện thủ tục mua hoặc tự in hóa đơn tài chính theo quy định. Trong thời hạn hai ngày làm việc kể từ khi nhận được dấu do cơ sở khắc dấu chuyển đến, cơ quan công an có trách nhiệm kiểm tra, đăng ký để trả con dấu và giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu cho doanh nghiệp. Khi đến nhận con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu tại cơ quan công an, đại diện doanh nghiệp nộp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động và đăng ký thuế và xuất trình Giấy chứng minh nhân dân cho cơ quan công an. Lệ phí Bản niêm yết hồ sơ đăng ký kinh doanh (Ban hành kèm theo quyết định 1918/QĐ - UBND ngày 11/12/2008 của UBND tỉnh Điện Biên ). Lệ phí đăng ký kinh doanh: Được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 11/2007/QĐ-UBND ngày 09/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên ban hành danh mục, mức thu phí, lệ phí và tỷ lệ phân chia tiền phí, lệ phí thu được trên địa bàn tỉnh, cụ thể: - Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp: 100.000 đồng/1 lần cấp; - Cấp Giấy chứng nhận đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc văn phòng đại diện doanh nghiệp: 10.000 đồng/ 1 lần. - Cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hoặc bản trích lục nội dung đăng ký kinh doanh: 1.000 đồng/ 1 bản. * Miễn lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp cổ phần hóa khi chuyển từ doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Lệ phí khắc dấu: Lệ phí đăng ký mẫu dấu: Được thực hiện theo Thông tư số 78/2002/TT-BTC ngày 11/9/2002 của Bộ Tài chính quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự để kinh doanh dịch vụ bảo vệ và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu Mức thu: 20.000 đồng/ Giấy chứng nhận/ Con dấu 2.2. Ưu điểm và hạn chế của việc áp dụng phương thức ủy quyền trong công tác đăng ký kinh doanh tại địa bàn tỉnh Điện Biên Ưu điểm Về trụ sở làm việc: Trụ sở làm việc không cần thay đổi nhiều mà chỉ cần sửa chữa và trang bị thêm phương tiện cho phòng đăng ký kinh doanh hiện tại để công khai thông tin và thủ tục, giúp tổ chức cá nhân có nhu cầu dễ tiếp cận và tìm kiếm thông tin phù hợp nhất. Mô hình này phù hợp với Tỉnh Điện Biên là tỉnh có điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế và có số lượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh không nhiều, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mô hình này cũng được áp dung rất hiệu quả tại tỉnh Sơn La có điều kiện kinh tế xã hội là tỉnh miền núi giống tỉnh Điện Biên: Sơn La bắt đầu triển khai thí điểm mô hình một cơ quan đầu mối (tại Sở Kế hoạch và đầu tư) đối với thủ tục thành lập doanh nghiệp vào tháng 1 năm 2007. - Bộ phận một cửa liên thông của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La nằm ngay bên ngoài trụ sở của Sở Kế hoạch và Đầu tư, rất thuận tiện để doanh nghiệp tìm hiểu thông tin, nộp hồ sơ và nhận kết quả. Văn phòng được bài trí dễ nhìn với các bảng thông tin hướng dẫn rõ ràng, dễ hiểu. - Người thành lập doanh nghiệp nộp toàn bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và xác định loại dấu muốn khắc tại bộ phận một cửa liên thông này. Sau 14 ngày làm việc, người thành lập doanh nghiệp sẽ được nhận lại trọn bộ kết quả gồm Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký thuế, con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu. Tuy không cần thay đổi nhiều về mặt trụ sở nhưng cũng cần có những điều kiện tối thiểu như: ghế ngồi cho người thành lập doanh nghiệp ngồi chờ, bàn để kê khai thông tin, có không gian để treo các thông báo hướng dẫn… Đối với phương pháp này thì các cán bộ chuyên trách của ba cơ quan không phải rời khỏi trụ sở làm việc, có thể tận dụng thời gian để xử lý các công việc chuyên môn khác, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức. Hạn chế Về khối lượng công việc: cán bộ của phòng đăng ký kinh doanh sẽ phải thực hiện thêm phần hướng dẫn, cung cấp thông tin, chuyển hồ sơ và nhận kết quả, làm tăng khối lượng công việc và chi phí hoạt động của Phòng Đăng ký kinh doanh. Về mặt chuyên môn: Cán bộ đăng ký kinh doanh phải hiểu biết về hồ sơ, thủ tục và điều kiện đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, cũng như đăng ký con dấu để hướng dẫn cho người thành lập doanh nghiệp kê khai đúng và đủ theo quy định của pháp luật, đòi hỏi các cán bộ đăng ký kinh doanh phải thường xuyên cập nhật thông tin, nâng cao trình độ. Theo phương thức này cán bộ phòng Đăng ký kinh doanh sẽ là người chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an và cơ quan Thuế. Trong giai đoạn đầu thực hiện cơ chế “một cửa” số lượng hồ sơ còn ít. Trong tương lai nếu số lượng hồ sơ nhiều thì việc đưa hồ sơ đi các nơi sẽ ảnh hưởng đến công việc của các cán bộ, nếu thuê vận chuyển thì sẽ tăng chi phí hoạt động của phòng Đăng ký kinh doanh. Trong thời gian tới, Phòng Đăng ký kinh doanh có thể tham khảo mô hình làm việc theo cơ chế “một cửa” của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Lai Châu: Việc áp dụng cơ chế một cửa một đầu mối tiếp xúc giải quyết các thủ tục thành lập doanh nghiệp. Có một điểm rất mới là: - Sau khi Phòng Đăng ký kinh doanh nhận hồ sơ hợp lệ, hồ sơ Đăng ký kinh doanh sẽ được xử lý trong tối đa 03 ngày làm việc. Sau đó, cán bộ đăng ký kinh doanh sẽ mang hồ sơ đăng ký thuế và hồ sơ đăng ký dấu sang bàn giao cho các cán bộ chuyên trách của cơ quan Thuế và cơ quan Công an. Cán bộ thuế sẽ xử lý hồ sơ và bàn giao cho cán bộ đăng ký kinh doanh kết quả sau 05 ngày làm việc; cán bộ công an xử lý hồ sơ, đặt khắc dấu, lưu chiểu và trả kết quả cho doanh nghiệp sau tối đa 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ. Doanh nghiệp sẽ nhận con dấu trước hoặc cùng ngày đến nhận kết quả đăng ký kinh doanh và mã số thuế tại phòng đăng ký kinh doanh. Như vậy, sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ hoàn tất cả ba thủ tục và chính thức gia nhập thị trường. - Với việc tiến hành đồng thời việc khắc dấu tiết kiệm sự chờ đợi thủ tục của doanh nghiệp tạo điều kiện nhanh chóng cho việc đăng ký kinh doanh. III. NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG THỜI GIAN QUA Thực hiện chủ trương của tỉnh trong việc tạo môi trường đầu tư thông thoáng, phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Điện Biên được sự chỉ đạo của Lãnh đạo Sở, không quy định thêm bất cứ một thủ tục gì ngoài thủ tục Nhà nước quy định trong công tác cấp đăng ký kinh doanh cho các loại hình doanh nghiệp. Đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của hiến pháp là “tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế được sản xuất, kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”. Phòng Đăng ký kinh doanh đã phối hợp với các cơ quan giải quyết đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo luật doanh nghiệp, đảm bảo các thủ tục về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế được thực hiện trong phạm vi tối đa là 5 ngày làm việc theo quy định tại thông tư liên tịch số 05/2008/TTLT/BKH- BTC- BCA ngày 20/07/2008 của Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài Chính, Bộ Công an hướng dẫn cơ chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Trích “Báo cáo tình hình thực hiện chỉ thị số 22/2007/CT-TTg ngày 22/6/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển doanh nghiệp dân doanh của UBND tỉnh Điện Biên”. Kết quả đăng ký kinh doanh từ năm 2005 đến 31/12/2008 tại địa bàn tỉnh Điện Biên 1. Năm 2005 - Có tổng số 258 DN, với tổng số vốn đăng ký: 909.786 triệu đồng Trong đó có: * 157 DNTN - Vốn đăng ký: 519.873 triệu đồng * 17 Công ty Cổ phần - Vốn đăng ký: 116.444 triệu đồng * 47 Công ty TNHH 2 TV trở lên - Vốn đăng ký: 82.542 triệu đồng * 13 Công ty TNHH một thành viên - vốn đăng ký: 30.214 triệu đồng * 24 DNNN (trong đó có 2 TW) - Vốn đăng ký: 60.713 triệu đồng - Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn của các thành phần kinh tế là: 2.008.144 triệu đồng, trong đó: + Kinh tế nhà nước: 740.280 triệu đồng + Kinh tế ngoài nhà nước: 1.267.474 triệu đồng - Thu nộp ngân sách nhà nước: 52.010 triệu đồng Trong đó: + Thu từ quốc doanh: 25.380 triệu đồng + Thu từ khu vực ngoài nhà nước: 26.630 triệu đồng - Tổng số lao động: 17.000 người 2. Năm 2006 - Có tổng số 298 DN, với tổng số vốn đăng ký: 1.093.957 triệu đồng Trong đó có: * 181 DNTN - Vốn đăng ký: 564.345 triệu đồng * 28 Công ty cổ phần - Vốn đăng ký: 163.063 triệu đồng * 59 CTTNHH 2 TV trở lên - Vốn đăng ký: 196.113 triệu đồng * 18 CTTNHH 1 TV - Vốn đăng ký: 56.637 triệu đồng * 12 DNNN - Vốn đăng ký: 113.799 triệu đồng - Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn của các thành phần kinh tế là: 2.464.229 triệu đồng, trong đó: + Kinh tế nhà nước (địa phương): 796.427 triệu đồng + Kinh tế ngoài nhà nước: 1.665.855 triệu đồng - Thu nộp ngân sách nhà nước: 68.480 triệu đồng Trong đó: + Thu từ quốc doanh: 33.830 triệu đồng + Thu từ khu vực ngoài nhà nước: 34.650 triệu đồng - Tổng số lao động: 17.500 người 3. Năm 2007 - Có tổng số 365 DN, với tổng số vốn đăng ký: 2.516.153 triệu đồng Trong đó có: * 207 DNTN - Vốn đăng ký: 862.099 triệu đồng * 57 Công ty cổ phần - Vốn đăng ký: 1.230.810 triệu đồng * 70 CTTNHH 2 TV trở lên - Vốn đăng ký: 248.823 triệu đồng * 23 CTTNHH 1 TV - Vốn đăng ký: 62.904 triệu đồng * 8 DNNN - Vốn đăng ký: 111.516 triệu đồng - Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn của các thành phần kinh tế là: 2.850.905 triệu đồng, trong đó: + Kinh tế nhà nước: 963.321 triệu đồng + Kinh tế ngoài nhà nước: 1.884.772 triệu đồng - Thu nộp ngân sách nhà nước: 82.940 triệu đồng Trong đó: + Thu từ quốc doanh: 36.100 triệu đồng + Thu từ khu vực ngoài nhà nước: 46.840 triệu đồng - Tổng số lao động: 18.200 người 4. Đến thời điểm 31/12/2008 - Có tổng số 413 DN, với tổng số vốn đăng ký: 2.876.414 triệu đồng Trong đó có: * 223 DNTN - Vốn đăng ký: 991.038 triệu đồng * 76 Công ty cổ phần - Vốn đăng ký: 1.256.226 triệu đồng * 75 CTTNHH 2 TV trở lên - Vốn đăng ký: 395.780 triệu đồng * 30 CTTNHH 1 TV - Vốn đăng ký: 21.854 triệu đồng * 8 DNNN - Vốn đăng ký: 111.516 triệu đồng CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ KINH DOANH TẠI ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN I

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh.doc
Tài liệu liên quan