MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 3
CHƯƠNG I : CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁNHÀNG HÓA 4
I.Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hoá 4
1.Khái niệm hợp đồng mua bán hàng hoá 4
2.Đặc điểm hợp đồng mua bán hàng hoá 5
3.Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hoá 6
II.Các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 8
1.Nguyên tắc giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 8
1.1.Theo Điều 389_ Bộ luật dân sự 2005, việc giao kết hợp đồng phải tuân theo các nguyên tắc sau: 8
1.2.Luật thương mại 2005 qui định các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại từ Điều 10 đến Điều 15 9
2.Chủ thể giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 11
2.1.Chủ thể là thương nhân 11
2.2.Chủ thể không phải là thương nhân 12
3.Nội dung và hình thức hợp đồng mua bán hàng hóa 13
3.1.Nội dung của hợp đồng 13
3.2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa 15
4.Phương thức và trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 16
4.1.Phương thức giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa 16
4.2. Trình tự giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 16
III. Một số vấn đề pháp lý về thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 18
1.Khái niệm thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 18
2.Nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá 18
2.1.Nguyên tắc thực hiện đúng hợp đồng 18
2.2.Nguyên tắc thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau 18
2.3.Nguyên tắc thực hiện hợp đồng không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác 19
3.Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 19
3.1.Cầm cố tài sản 19
3.2.Thế chấp tài sản 20
3.3.Đặt cọc 20
3.4.Ký quỹ 20
3.5.Bảo lãnh 21
4.Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng vô hiệu, biện pháp xử lý 21
4.1.Hiệu lực của hợp đồng mua bán hàng hóa 21
4.2.Hợp đồng vô hiệu và biện pháp xử lý 22
5.Trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng 22
5.1. Khái niệm vi phạm hợp đồng 22
5.2.Căn cứ áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hoá 23
5.3. Các chế tài pháp lý áp dụng khi vi phạm hợp đồng 24
5.4. Các trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 25
6. Giải quyết tranh chấp và hình thức xử lý 25
6.1.Giải quyết tranh chấp bằng thương lượng 25
6.2.Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải 26
6.3.Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài 26
6.4.Giải quyết tranh chấp bằng tòa án 28
CHƯƠNG II : THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH HỖ TRỢ KỸ THƯƠNG LÊ VÀ VŨ 29
I.Giới thiệu chung về công ty TNHH Hỗ Trợ Kỹ Thương Lê và Vũ 29
1.Lịch sử hình thành của công ty 29
2.Quá trình phát triển của công ty 30
3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 31
4.Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của công ty 35
5.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 36
II.Thực tiễn giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ. 41
1.Căn cứ giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá 41
1.1.Căn cứ pháp lý 42
1.2.Căn cứ thực tiễn: 42
2. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá 42
3.Nội dung và hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa 42
3.1.Nội dung hợp đồng mua bán hàng hoá 42
3.2. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa. 42
4. Phương thức và trình tự ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá. 42
4.1. Phương thức ký trực tiếp: 42
4.2. Phương thức ký gián tiếp: 42
III.Thực tiễn thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ. 42
1.Thực hiện hợp đồng 42
1.1.Thực hiện nội dung về đối tượng hợp đồng, số lượng, chất lượng hàng hóa. 42
1.2. Thực hiện nội dung thời gian, địa điểm giao nhận hàng hóa. 42
1.3.Thực hiện nội dung về giá cả, phương thức thanh toán. 42
2. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 42
3. Hợp đồng vô hiệu và biện pháp xử lý 42
4.Các chế tài pháp lý áp dụng khi vi phạm hợp đồng 42
4.1. Buộc thực hiện hợp đồng 42
4.2. Phạt vi phạm 42
4.3. Buộc bồi thường thiệt hại 42
5.Thanh lý hợp đồng mua bán hàng hoá 42
6.Giải quyết tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hoá 42
CHƯƠNG III : MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY TNHH HỖ TRỢ KỸ THƯƠNG LÊ VÀ VŨ 42
I.Một số nhận xét. 42
1.Nhận xét về thực tiễn áp dụng pháp luật hợp đồng mua bán hàng hoá hiện hành. 42
1.1.Ưu điểm 42
1.2.Nhược điểm 42
2.Nhận xét về thực tiễn giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ 42
2.1.Những kết quả đạt được 42
2.2.Những khó khăn của công ty 42
II. Một số kiến nghị 42
1.Kiến nghị về phía nhà nước nhằm hoàn thiện pháp luật 42
2.Kiến nghị về phía doanh nghiệp 42
2.1.Về công tác soạn thảo hợp đồng mua bán hàng hoá 42
2.2.Về công tác thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá 42
KẾT LUẬN 42
80 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chế độ pháp lý về giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hoá và thực tiễn áp dụng tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t Nam còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, có nhiều hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật thì tiếp cận những công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài là con đường nhanh nhất để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để làm được điều này thì nhập khẩu đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng. Nhập khẩu cho phép tranh thủ được các tiến bộ khoa kọc kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Trước bối cảnh đó,công ty đã bị đặt ra thách thức là làm thế nào để có được những công nghệ tốt nhất, hiện đại nhất với thời gian và chi phí ít nhất, đạt hiệu quả cao. Do vậy, các sản phẩm được công ty lựa chọn để nhập khẩu và kinh doanh ở trong nước đều là những sản phẩm công nghệ cao và có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới như : máy tính Dell, dầu công nghiệp Chesterton
Năm 2004, công ty thành lập với số vốn điều lệ 1,8 tỷ đồng Việt Nam, kinh doanh trong 16 lĩnh vực khác nhau.
Năm 2006, Công ty trở thành đại lý độc quyền của Chesterton Mỹ tại miền bắc. Chesterton Mỹ là nhà sản suất hàng đầu thế giới về các giải pháp kỹ thuật sử dụng công nghệ và vật liệu tiên tiến nhất, tuân theo những quy định nghiêm ngặt bảo vệ môi trường và người sử dụng. Dầu bôi trơn Chesterton có chất lượng cao, vừa có khả năng làm sạch vừa bôi trơn, thẩm thấu nhanh tẩy sạch cặn dầu mỡ, chịu được môi trường ẩm, chống oxy hóa, chống ăn mòn. Sản phẩm Chesterton đã được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001/14001 và các tiêu chuẩn quốc phòng của Mỹ MIL - C- 23411Avà MIL- A – 907D
Sau 4 năm xây dựng và phát triển, năm 2008, công ty đã tăng vốn điều lệ lên 36 tỷ đồng Việt Nam và mở rộng thêm 5 ngành nghề kinh doanh nữa.
Cùng với sự gia tăng vốn điều lệ và số ngành nghề kinh doanh, công ty đã đạt được những thành công mới về doanh thu và lợi nhuận.. Những đóng góp của công ty đã được Nhà nước ghi nhận và khen thưởng, bao gồm :
Bằng khen của Bộ Tài Chính.
Bằng khen của Bộ Thương mại.
Bằng khen của UBND thành phố Hà Nội.
Bằng khen, giấy khen của cục thuế Hà Nội
3.Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê & Vũ là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Do vây, cơ cấu tổ chức được quy định trong điều lệ công ty đều tuân theo Luật doanh nghiệp.Sơ đồcơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty như sau :
Sơ đồ 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty
Nguồn : Phòng hành chính công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê & Vũ
Cụ thể công việc được mô tả theo chức danh như sau :
Hội đồng thành viên :
Gồm 2 thành viên, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Các vấn đề quan trọng của công ty đều được hội đồng thành viên đưa ra phương pháp giải quyết như các vấn đề về chiến lược phát triển và các kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty, vấn đề về tăng, giảm vốn điều lệ quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
Chủ tịch hội đồng thành viên đồng thời là Giám đốc của công ty:
+ Là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thựchiện các quyền và nhiệm vụ của mình. Ông là ng ười triệu tập và chủ trì cuộc họp Hội đồng thành viên, thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định của Hội đồng thành viên; tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên; quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty; tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty; ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty; ký kết hợp đồng nhân danh công ty
Phó giám đốc :
+ Phụ trách kế toán, Tài chính: Có trách nhiệm xây dựng và đảm bảo thực hiện các nguyên tắc về kế toán, tài chính trong công ty theo đúng quy định của pháp luật, quy định của công ty ; quản lý tài chính, các thông tin về tài chính, tính toán giá cả, hàng hóa; trình ban giám đốc quyết toán liên quan đến kinh doanh của công ty; đảm bảo thực hiện thu, chi, thanh toán chính xác, đúng nguyên tắc tài chính của công ty ; đảm bảo kiểm tra, kiểm soát các khoản thu, các khoản chi phí của công ty đúng, hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm.
+ Phụ trách hành chính : Chuẩn hóa các giấy tờ, biểu mẫu hành chính, quy trình làm việc, hướng dẫn các nhân viên trong công ty về các quy định và thủ tục hành chính ; xây dựng và đảm bảo thực hiện các nguyên tắc về hành chính như: các quy định về giờ giấc làm việc, về sử dụng tài sản trong công ty, an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ; tổ chức quản lý, theo dõi, bảo quản các tài liệu, công văn, giấy tờ, tài sản công ty theo đúng quy định của công ty ; quản lý về nhân sự, quản lý giám sát việc soạn thảo, thương thảo hợp đồng, hướng dẫn các bộ phận liên quan, hoàn thiện các hồ sơ thanh quyết toán hợp đồng.
+ Phụ trách kinh doanh : Giám sát việc gặp gỡ, tiếp xúc với khách hàng, đối tác, chỉ đạo thực thi, trình ban giám đốc hồ sơ, chứng từ, làm thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Trợ lý giám đốc :
+ Về kế hoạch công tác, đây là người có trách nhiệm trình ban giám đốc kế hoạch làm việc tuần, dự án của công ty dựa trên các quyết định phân công công việc của ban giám đốc, kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc cá nhân ; giám sát, nhắc nhở các nhóm, cá nhân làm việc theo đúng kế hoạch, theo đúng quy trình và nguyên tắc làm việc của công ty.
+ Về quản lý kinh doanh thì cần thiết lập các buổi làm việc với khách XXXang, đối tác tạo quan hệ và quan hệ sau bán hàng ; hỗ trợ các nhóm trong việc triển khai thực hiện kế hoạch ; soạn thảo các hợp đồng nguyên tắc, công văn, tờ trình, đề xuất.
+ Về quản lý nhân sự : Ông tìm kiếm ứng viên tuyển dụng, thống kê hồ sơ, sơ lược lựa chọn ứng viên trình giám đốc phỏng vấn và đề xuất tuyển dụng nhân viên (nếu cần).
Chuyên viên kỹ thuật
+ Trong quá trình làm việc với khách hàng cần : Tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật và các vấn đề kỹ thuật khách hàng đang gặp phải; nắm được các nguyên nhân gây ra vấn đề, sự cố về kỹ thuật của khách hàng; chịu trách nhiệm tư vấn khách hàng; có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng đầy đủ và chính xác các thông tin, thông số kỹ thuật, giám sát, theo dõi quá trình sử dụng sản phẩm của khách hàng ; giữ quan hệ, dự báo đơn đặt hàng tiếp theo của khách hàng.
+ Chuẩn bị tài liệu kỹ thuật: Đọc, dịch tài liệu để tạo cơ sở dữ liệu, xây dựng hệ thống dữ liệu ứng dụng cho công ty.
Nhân viên bán hàng kỹ thuật :
+ Chịu trách nhiệm chính về những vấn đề kỹ thuật của công ty : Quản trị mạng nội bộ, website, thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin của công ty; đề xuất và lên phương án mua sắm, thay thế nâng cấp các thiết bị công nghệ thông tin trong công ty; cập nhật quét virus, sửa chữa và bảo trì hệ thống máy tính của công ty; kiểm tra thông số kỹ thuật của hàng hoá nhập về; hướng dẫn và tư vấn về kỹ thuật cho khách hàng: Đề xuất cấu hình, lựa chọn thiết bị; cài đặt, lắp đặt triển khai hệ thống, hướng dẫn sử dụng cho khách hàng; sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng hỗ trợ kỹ thuật sau bán hàng.
+ Ngoài ra, các nhân viên này còn hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, bán hàng: Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm; cập nhật thông tin về thị trường, giá cả so sánh để đề xuất điều chỉnh giá; quản lý các đối tác bán hàng của công ty, các khách hàng cũ và thường xuyên; tìm kiếm đối tác, khách hàng ; đề xuất phương án nhập hàng.
- Nhân viên kinh doanh :
+ Đây là những nhân viên sẽ trình ban giám đốc kế hoạch, phương án kinh doanh; xây dựng, đề xuất kế hoạch kinh doanh: hàng hóa đầu vào; khách hàng, thị trường đầu ra ; triển khai kế hoạch kinh doanh đã được ban giám đốc phê duyệt; cập nhật thông tin thị trường, giá cả hàng hóa; đề xuất danh mục hàng hóa nhập, giá bán hanghóa, điều chỉnh giá bán hàng (nều cần thiết).
+ Quản lý, mở rộng khách hàng, thị trường: Quản lý các khách hàng cũ, khách hàng thường xuyên, khách hàng mới của công ty; tìm kiếm khách hàng,công tác tiếp thị mở rộng các đại lý, đối tác bán hàng cho công ty; tìm kiếm hợp đồng, dự án mới; thống kê đơn đặt hàng, khách hàng, cập nhật báo giá.
Nhân viên kế toán – hành chính :
+ Thực hiện công tác kế toán bao gồm kê khai thuế hàngtháng; làm chứng từ hàng tháng; nộp các khoản thuế, phí theo yêu cầu nhà nước; quản lý hoá đơn bán hàng; báo cáo giám đốc tình hình thu chi quỹ hàng tháng; theo dõi công nợ khách hàng; thực hiện thu chi, thanh quyết toán, tạm ứng; quản lý hàng hóa: tình hình nhập, xuất, tồn hàng hoá
+ Thực hiện công tác hành chính bao gồm quản lý hồ sơ, tài liệu: sắp xếp, lưu giữ tài liệu, giấy tờ, công văn, hợp đồng gốc; mua sắm văn phòng phẩm, thiết bị cần thiết phục vụ công việc công ty; hướng dẫn các nhân viên về quy định, thủ tục hành chính công ty; quản lý tài sản, thiết bị, đồ dung; tổ chức, sắp xếp cuộc họp, sinh hoạt chung công ty; đảm bảo vệ sinh, an toàn trong công ty
Với sự quan tâm giúp đỡ từ ban giám đốc và các đồng nghiệp, nói chung các thành viên của công ty trong thời gian qua đã tích cực đóng góp công sức và thực hiện tốt công việc của mình. Tuy nhiên, để hoạt động của công ty đi vào quy củ và đúng pháp luật, ban giám đốc đã thực hiện nhiều hoạt động khác nhau mà một khía cạnh được quan tâm nhiều nhất là vấn đề về khía cạnh pháp lý của công ty
4.Cơ cấu ngành nghề kinh doanh của công ty
Theo giấy phép kinh doanh số 0102011165 được cấp ngày 16 tháng 1 năm 2004 thì công ty có vốn điều lệ 1,8 tỷ đồng Việt Nam với 16 ngành nghề kinh doanh là :
Đại lý kinh doanh thiết bị điện tử, viễn thông ;
Tư vấn và cung cấp phần mềm tin học và các dịch vụ tin học ;
Thiết kế Website ;
Nghiên cứu, khảo sát thông tin thị trường ;
Xúc tiến, môi giới thương mại ;
Buôn bán, gia công hàng thủ công mỹ nghệ ;
Mua bán đồ dùng cá nhân và đồ dùng gia đình, điện tử, tin học , viễn thông, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tại, in.
Tư vấn giáo dục, đầu tư, tài chính, quản lý kinh doanh, quản lý hành chính- tổng hợp;
Kinh doanh bất động sản;
Lập dự án đầu tư;
Dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực : công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng, tin học viễn thông ;
Lữ hành nội địa, quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch;
Tổ chức hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo
Quảng cáo thương mại;
In và các dịch vụ liên quan đến in;
Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hóa;
Do nhu cầu phát triển của công ty, ngày 14 tháng 7 năm 2008, công ty đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh lần 2 với số vốn là 36 tỷ đồng Việt Nam,số ngành nghề kinh doanh được tăng lên là 5. Cụ thể, các ngành nghề được mở rộng là
Mua bán thiết bị văn phòng (máy tính, phần mềm máy tính, thiết bị ngoại vi xử lý như máy in, photocopy, két sắt, vật tư ngành in);
Mua bán thiết bị nghiên cứu khoa học, thí nghiệm;
Vận tải hành khách bằng xe ôtô (trừ xe taxi, xe buýt) ;
Thiết kế hệ thống máy tính (thiết kế, tạo lập trang chủ internet, thiết kế hệ thống máy tính tích hợp với phần mềm và với các công nghệ truyền thông) ;
Các hoạt động khác liên quan đến máy tính.
5.Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ được thành lập và kinh doanh với chức năng chính chủ yếu là mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Công ty vẫn luôn luôn cố gắng để không ngừng phát triển mạng lưới kinh doanh nhằm đáp ứng những điều kiện cần thiết của nền kinh tế thị trường, đem lại hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Sau đây là bảng tổng kết doanh thu và lợi nhuận sau thuế kể từ khi thành lập công ty :
Bảng 1.Bảng tổng kết doanh thu và lợi nhuận sau thuế của công ty.
Đơn vị tính VNĐ
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
2006
2007
2008
2009
Doanh thu
678.128.632
883.154.427
1.203.209.591
1.673.062.936
2.439.827.680
3.690.483.349
Lợi nhuận sau thuế
150.125.641
203.183.690
288.784.978
417.785.227
629.351.666
959.446.148
Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty
Trong điều kiện cạnh tranh, mỗi doanh nghiệp có một chiến lược riêng để tìm kiếm lợi nhuận, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng tìm cách quản lý và đẩy mạnh doanh thu, nhằm đạt mức lợi nhuận tối đa. Giải pháp tăng doanh thu luôn là một yếu tố quan trọng để tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.Thành tích đạt được qua các năm của công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê & Vũ là khi doanh thu của doanh nghiệp tăng thì lợi nhuận sau thuế cũng tăng. Sự tăng trưởng các chỉ tiêu trên là do giá tăng, nhu cầu của thị trường tăng và nhờ công ty đã có kế hoạch bán hàng cụ thể trong từng thời kỳ.
Trong thời gian đầu mới thành lập, công ty chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ như : gốm, sứ, mây, tre đan, lụa…sang thị trường Mỹ nên doanh thu và lợi nhuận so với những năm tiếp theo là không lớn. Đến năm 2006, đặc biệt là 2007 do đối tượng mua bán trong các hợp đồng của công ty chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu hàng công nghiệp nên chi phí về vốn hàng bán cũng như doanh thu của công ty là rất lớn. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp lao vụ và dịch vụ của doanh nghiệp, là một trong những chỉ tiêu xác định lời lỗ sau quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh thu lớn chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng về giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả. Biểu đồ về doanh thu của công ty được trình bày như sau :
Biểu đồ1.Biểu đồ về doanh thu của công ty.
Đơn vị tính Triệu VNĐ
Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty
Trong cơ chế thị trường, kinh doanh gắn trực tiếp với mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các hoạt động của doanh nghiệp. Nó có tác động đến tất cả các hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng là tiêu thụ thật nhiều sản phẩm đảm bảo chất lượng với giá thành thấp nhất và mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho doanh nghiệp, tăng tích lũy mở rộng doanh nghiệp,cải thiện đời sống nhân viên, góp phần cho đất nước. Sự tăng trưởng về lợi nhuận là thành công của mỗi công ty. Biểu đồ về tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế của công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê & Vũ được trình bày như sau :
Biểu đồ 2: Biểu đồ về tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế của công ty.
Đơn vị tính Triệu VNĐ
Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty
Nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh thu và lợi nhuận trong các năm của công ty đều tăng. Có được thành quả như vậy là do sự nỗ lực hoàn thành công việc rất lớn của toàn bộ nhân viên. Việc mở rộng các lĩnh vực ngành nghề, đa dạng hóa sản phẩm và tăng thêm vốn điều lệ vào năm 2008 đã đem lại những thành công lớn. Hiện nay công ty có rất nhiều đối tác đáng tin cậy như : Công ty Toyota Việt Nam, công ty cổ phần Media Mart Việt Nam, công ty cổ phần Pico Plaza, công ty trách nhiệm hữu hạn Yamaha Motor Việt Nam-Chi nhánh nội bài, công ty cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn Piagio Việt Nam, công ty xi măng Tam Điệp, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên xuất nhập khẩu, du lịch và đầu tư Hồ Gươm…
Đối với bất kỳ một công ty nào thì doanh thu và lợi nhuận vẫn luôn là 2 chỉ tiêu rất quan trọng. Nội dung của doanh thu bao gồm hai bộ phận sau :
Doanh thu về bán hàng : Là doanh thu về bán sản phẩm hàng hoá thuộc những hoạt động sản xuất kinh doanh chính và doanh thu về cung cấp lao vụ, dịch vụ cho khách hàng theo chức năng hoạt động và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh thu khác : Là doanh thu do các hoạt động sinh lời khác mang lại như thu nhập từ các hoạt động thuộc các nghiệp vụ tài chính (VD: thu về tiền lãi gửi ngân hàng), thu nhập từ nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại, thu nhập từ tiền bồi thường, thu nhập từ những sản phẩm chế biến từ phế liệu, phế phẩm…
Doanh thu và lợi nhuận của công ty Lê & Vũ phần lớn là do hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá trong nước tạo nên. Hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận gọi là mua bán hàng hoá. Hoạt động kinh doanh mua bán hàng hoá trong nước thì không mang các yếu tố nước ngoài. Sau đây là bảng tổng kết và đánh giá doanh thu hoạt động mua bán hàng hoá trong nước :
Bảng 2. Bảng tổng kết đánh giá doanh thu từ hoạt động mua bán hàng hoá.
Đơn vị tính VND
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu từ hoạt động mua bán hàng hóa
Doanh thu khác
Tổng doanh thu
% Doanh thu từ hoạt hoạt động mua bán hàng hóa / Tổng doanh thu
2004
604.551.675
73.576.957
678.128.632
89,15%
2005
804.377.052
78.777.375
883.154.427
91,08%
2006
1.101.297.739
101.911.852
1.203.209.591
91,53%
2007
1.536.541.000
136.521.936
1.673.062.936
91,84%
2008
2.256.352.638
183.475.042
2.439.827.680
92,48%
2009
3.438.054.288
252.429.061
3.690.483.349
93,16%
Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty
Trên thực tế, tỷ lệ doanh thu do hoạt động mua bán hàng hoá mang lại cho công ty so với tổng doanh thu đạt trung bình qua các năm là 91.54%. Tỷ lệ cụ thể qua các năm được minh hoạ trong biểu đồ sau :
Biểu đồ 3. Biểu đồ về doanh thu từ hoạt động mua bán hàng hoá và tổng doanh thu.
Đơn vị tính Triệu VND
Nguồn : Báo cáo tài chính của công ty
Tý lệ này cho thấy ý nghĩa và vai trò quan trọng của kinh doanh mua bán hàng hoá đối với doanh nghiệp. Do vậy việc xác lập, giao kết và thực hiện các hợp đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với công ty. Hợp đồng mua bán hàng hoá thể hiện sự thoả thuận của các bên đối tác về các điều khoản mua bán hàng hoá, là cơ sở dể các bên bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, xác định trách nhiệm của các bên khi có tranh chấp xảy ra.
II.Thực tiễn giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ.
1.Căn cứ giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá
Căn cứ ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá giúp cho các bên tham gia trong hợp đồng có những thoả thuận phù hợp với qui phạm pháp luật có liên quan. Mặt khác, căn cứ sẽ cung cấp cho đối tác những thông tin về trọng tâm của hợp đồng. Khi soạn thảo hợp đồng, nếu phần đầu có ghi rõ căn cứ đó là Bộ luật dân sự và Luật thương mại thì quyền và nghĩa vụ đặc trưng của các bên có thể có trong hợp đồng mua bán hàng hoá vì điều đó đã được Luật thương mại qui định cụ thể. Do vậy các căn cứ này đóng vai trò quan trọng và thiết thực đối với việc ký kết và thực hiện hợp đồng. Các căn cứ công ty sử dụng để giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa gồm có căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn.
1.1.Căn cứ pháp lý
Không có phần căn cứ thì văn bản không thể bị vô hiệu. Vì vậy, không bắt buộc phải có căn cứ khi soạn thảo hợp đồng. Tuy nhiên khi soạn thảo nên có phần căn cứ nhằm đảm bảo cho các bên có thể định hướng được các nội dung khác của hợp đồng. Vấn đề về căn cứ của hợp đồng đã được Công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê Và Vũ áp dụng một cách triệt để. Hầu hết các hợp đồng của công ty đều ghi rõ căn cứ áp dụng. Dựa vào các hợp đồng mua bán hàng hoá mà Công ty đã ký kết thì có thể thấy việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá của Công ty dựa trên các căn cứ pháp lý là :
- Đối với những hợp đồng được ký trước khi có Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 thì Công ty căn cứ vào:
+ Bộ luật dân sự 1995;
+ Luật thương mại 1997;
+ Pháp lệnh hợp đồng kinh tế do Hội đồng nhà nước ban hành ngày 25/9/1989 và Nghị định số 17/HĐBT về việc thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
- Đối với những hợp đồng được ký kết khi Bộ luật dân sự và Luật thương mại mới có hiệu lực thì Công ty căn cứ vào:
+ Bộ luật dân sự 2005 được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2006;
+ Luật thương mại 2005 được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, có hiệu lực ngày 1 tháng 1 năm 2006.
Hợp đồng mua bán hàng hoá chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự với vai trò là luật chung, Luật thương mại với vai trò là luật chuyên ngành. Do vậy, Các bên sẽ áp dụng những quy định của Bộ luật dân sự. Đối với những vấn đề mà Luật thương mại có quy định khác thì phải áp dụng Luật thương mại
1.2.Căn cứ thực tiễn:
Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hoá, Công ty không chỉ căn cứ vào qui định của pháp luật mà còn căn cứ vào căn cứ thực tiễn đó là định hướng của Nhà nước, nhu cầu thị trường, đơn chào hàng, đơn đặt hàng đặc biệt là khả năng thực hiện hợp đồng của công ty.Khả năng này bao gồm khả năng tài chính (đối với bên mua) và khả năng cung cấp hàng hóa (đối với bên bán). Ngoài ra các bên phải có khả năng để đáp ứng các điều kiện khác mà các bên phải thực hiện khi hợp đồng có hiệu lực thực hiện.
2. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá
Khi kí kết hợp đồng, để tránh cho hợp đồng bị vô hiệu và các hậu quả pháp lý do việc đó mang lại, công ty luôn chú ý tới năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của các bên tham gia kí kết.
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty thì giám đốc công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ là người đại diện theo pháp luật của công ty, đồng thời là người thực hiện việc kí kết hợp đồng giữa công ty và đối tác. Phó giám đốc thực hiện nhiệm vụ quyền hạn trong phạm vi được ủy quyền. Thông thường đối với những hợp đồng có giá trị nhỏ thì giám đốc ủy quyền kí kết hợp đồng cho phó giám đốc.
Ngoài ra, công ty cũng chú ý đến chủ thể của đối tác để đảm bảo cho hợp đồng được kí kết không bị vô hiệu. Hiện nay công ty có rất nhiều đối tác đáng tin cậy như : Công ty Toyota Việt Nam, công ty cổ phần Media Mart Việt Nam, công ty cổ phần Pico Plaza, công ty trách nhiệm hữu hạn Yamaha Motor Việt Nam-Chi nhánh nội bài, công ty cổ phần đầu tư xây lắp dầu khí Việt Nam, công ty trách nhiệm hữu hạn Piagio Việt Nam, công ty xi măng Tam Điệp, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên xuất nhập khẩu, du lịch và đầu tư Hồ Gươm… Đối với các pháp nhân có đăng ký kinh doanh, người trực tiếp kí hợp đồng phải là người có tên trong đăng ký kinh doanh, hoặc là người đã được người có tên trong đăng ký kinh doanh ủy quyền cho ký kết và việc ký kết phải đúng với phạm vi quyền hạn đã được ủy quyền. Việc ủy quyền khi kí hợp đồng sẽ phải được làm thành văn bản với những nội dung quy định một cách rõ ràng như ủy quyền cho ai, địa chỉ, chức vụ, nghề nghiệp hay được ủy quyền làm những việc gì, thời hạn như thế nào. Người được ủy quyền sẽ kí hợp đồng trong phạm vi được ủy quyền. Nếu kí với nội dung sai với những điều được ủy quyền thì họ sẽ phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả pháp lý do việc kí kết, thực hiện hợp đồng sẽ đem lại cho bên kia. Để tránh việc nhầm lẫn hoặc bị lừa dối thì công ty đã xem xét kỹ lưỡng vấn đề này khi giao kết hợp đồng.
3.Nội dung và hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa
3.1.Nội dung hợp đồng mua bán hàng hoá
Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm các điều khoản mà hai bên đã thỏa thuận và thống nhất ghi vào hợp đồng. Về cơ bản, nội dung các hợp đồng mua bán hàng hóa mà công ty đã ký kết đều bao gồm các điều khoản sau: đối tượng; khối lượng; giá cả; địa điểm, thời gian giao nhận và phương tiện vận chuyển hàng hóa; phương thức thanh toán; giải quyết tranh chấp. Tham khảo các hợp đồng mà công ty đã ký kết, có thể khái quát các điều khoản của hợp đồng như sau:
a.Phần mở đầu cho một hợp đồng
Phần này bao giờ cũng bao gồm Quốc hiệu, tên hợp đồng, số hợp đồng, căn cứ, thời gian ký kết hợp đồng, phần giới thiệu của các bên. Phần giới thiệu của các bên tham gia hợp đồng bao gồm các thông tin sau: Tên đơn vị, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, fax, số tài khoản tại Ngân hàng, mã số thuế, tên người đại diện, chức vụ tham gia ký kết hợp đồng.
b.Điều khoản về đối tượng của hợp đồng:
Đối tượng của hợp đồng giúp người mua bán hàng hóa có thể biết rõ được loại hàng hóa mà mình mua, từ đó khi xảy ra tranh chấp có cơ sở để bảo vệ lợi ích của mình. Do vậy đây luôn là một nội dung không thể thiếu trong các hợp đồng mua bán hàng hóa. Đối với công ty TNHH hỗ trợ kỹ thương Lê và Vũ thì đối tượng của hợp đồng là rất phong phú, đó là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như gốm, sứ, mây, tre đan… hay một số mặt hàng công nghệ cao như máy tính, máy in, nguyên nhiên liệu…
c.Điều khoản về số lượng hàng hóa :
Điều khoản này quy định rõ đầy đủ số lượng hàng hóa của từng loại mà hai bên mua bán đã thỏa thuận cụ thể là loại hàng và mã số loại hàng trên từng sản phẩm. Số lượng hàng hóa là điều khoản luôn luôn đi kèm với điều khoản về đối tượng hàng hóa. Tùy vào từng hợp đồng có đối tượng là gì mà số lượng hàng hóa trong mỗi hợp đồng được quy định khác nhau. Thông thường các sản phẩm của công ty được bán ra đều quy định là cái.
d.Điều khoản về chất lượng hàng hóa:
Chất lượng sản phẩm, hàng hoá là tổng thể những thuộc tính những chỉ tiêu kỹ thuật, những đặc trưng của chúng, được xác định bằng các thông số có thể đo được, so sánh được phù hợp với các điều kiện có thể, thể hiện khả năng đáp ứng yêu cầu của xã hội và của cá nhân trong những điều kiện sản xuất, tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng của sản phẩm hàng hoá”. Hàng hoá của công ty cung cấp là vô cùng phong phú về chủng loại. Tuy nhiên, công ty luôn đảm bảo giao hàng đúng chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng cho bên mua.
e.Điều khoản về giá cả:
Trong hợp đồng mua bán hàng hóa của Công ty ghi rõ đơn giá đối với từng mặt hàng, đã bao gồm hoặc chưa bao gồm thuế giá tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31410.doc