MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA 3
I. Khái quát chung về hợp đồng 3
1. Khái niệm 3
2. Nội dung của hợp đồng 3
II. Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa 6
1. Khái niệm 6
2. Ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa 7
III. Chế độ thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 12
1. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 12
2. Quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa 13
IV. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa 20
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng 21
2. Phạt vi phạm 22
3. Bồi thường thiệt hại 23
4. Tạm ngừng thực hiện, đình chỉ thực hiện, hủy hợp đồng 24
V. Giải quyết tranh chấp 26
1. Thương lượng trực tiếp giữa các bên 26
2. Hòa giải 26
3. Trọng tài 27
4. Tòa án 27
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM FECON 28
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 28
1. Giới thiệu chung 28
2. Hình thức sở hữu 29
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty FECON 29
4. Lĩnh vực hoạt động của công ty FECON 34
5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty FECON 35
II. Thực tiễn ký kết và thực tiễn áp dụng hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 36
1. Các nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng 36
2. Căn cứ để ký kết hợp đồng 37
3. Các loại hợp đồng công ty đã ký kết 38
4. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa 43
5. Quá trình ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty FECON 45
6. Quá trình thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty FECON 46
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN VIỆC KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM FECON 51
I. Đánh giá chung việc áp dụng pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa tại công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 51
1. Những kết quả đạt được 51
2. Những tồn tại, khó khăn 52
II. Một số kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam 54
1. Kiến nghị về phía Nhà nước 54
2. Kiến nghị về phía công ty 57
Kết luận 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
63 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1809 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chế độ pháp lý về hợp đồng mua bán hàng hóa ở Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hàng khác thay thế, cung ứng dịch vụ theo đúng hợp đồng. Bên vi phạm không được dùng tiền hoặc hàng khác chủng loại, loại dịch vụ khác để thay thế nếu không được sự chấp thuận của bên bị vi phạm.
Trong trường hợp bên vi phạm không thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên bị vi phạm có quyền mua hàng, nhận cung ứng dịch vụ của người khác để thay thế theo đúng loại hàng hoá, dịch vụ ghi trong hợp đồng và bên vi phạm phải trả khoản tiền chênh lệch và các chi phí liên quan nếu có; có quyền tự sửa chữa khuyết tật của hàng hoá, thiếu sót của dịch vụ và bên vi phạm phải trả các chi phí thực tế hợp lý.
Bên bị vi phạm phải nhận hàng, nhận dịch vụ và thanh toán tiền hàng, thù lao dịch vụ, nếu bên vi phạm đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Trường hợp bên vi phạm là bên mua thì bên bán có quyền yêu cầu bên mua trả tiền, nhận hàng hoặc thực hiện các nghĩa vụ khác của bên mua được quy định trong hợp đồng và trong Luật này.
2. Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm đã được quy định.
Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
3. Bồi thường thiệt hại
Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Có thiệt hại thực tế;
- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Để được bồi thường thiệt hại, bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải áp dụng các biện pháp hợp lý để hạn chế tổn thất kể cả tổn thất đối với khoản lợi trực tiếp đáng lẽ được hưởng do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra; nếu bên yêu cầu bồi thường thiệt hại không áp dụng các biện pháp đó, bên vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu giảm bớt giá trị bồi thường thiệt hại bằng mức tổn thất đáng lẽ có thể hạn chế được.
Một điểm khác biệt quan trọng của Luật thương mại 2005 so với Luật thương mại 1997 là mối quan hệm giữa chế tài bồi thường thiệt hại và chế tài phạt vi phạm. Luật thương mại 1997 quy định “Trong trường hợp các bên không có thoả thuận khác thì bên có quyền lợi bị vi phạm được lựa chọn một trong hai chế tài là phạt vi phạm hoặc buộc bồi thường thiệt hại đối với cùng một vi phạm.” Luật thương mại 2005 bổ sung thêm: “1. Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.” Theo quy định mới, chế tài bồi thường thiệt hại luôn được áp dụng khi có vi phạm hợp đồng còn chế tài phạt vi phạm chỉ áp dụng khi có thỏa thuận phạt vi phạm và mức phạt không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm.
4. Tạm ngừng thực hiện, đình chỉ thực hiện, hủy hợp đồng
(Điều 308 - 315 Luật thương mại 2005)
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
Đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng;
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Huỷ bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng: Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng; Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực. Chế tài hủy bỏ hợp đồng được áp dụng trong các trường hợp sau đây (Điều 312 Luật thương mại 2005):
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng;
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Trường hợp có thoả thuận về giao hàng, cung ứng dịch vụ từng phần, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình trong việc giao hàng, cung ứng dịch vụ và việc này cấu thành một vi phạm cơ bản đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ đó thì bên kia có quyền tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng đối với lần giao hàng, cung ứng dịch vụ. (Điều 313 Luật thương mại 2005)
Sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật (Điều 314 Luật thương mại 2005)
Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.(Điều 315 Luật thương mại 2005)
V. Giải quyết tranh chấp
Khi có vi phạm hợp đồng đối với nhau các bên có thể căn cứ vào các quy định chung của pháp luật để tự giải quyết, khi không tự giải quyết được với nhau thì có nghĩa là xuất hiện tranh chấp hợp đồng. Khi đó hai bên sẽ đưa ra pháp luật giải quyết tại các cơ quan tổ chức tài phán.
Cụ thể hơn, để giải quyết tranh chấp hợp đồng thì có thể có các hình thức giải quyết sau:
Thương lượng trực tiếp giữa các bên
Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.
Giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án
Chỉ khi các bên không tự thương lượng hoặc không hòa giải được thì khi đó mới đưa ra các cơ quan tài phán giải quyết. Pháp luật nước ta hiện nay phù hợp với hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với các thông lệ quốc tế có hai thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh đó là giải quyết tại tòa án hoặc giải quyết tại trọng tài. Ý nghĩa của của nó là nhằm giữ gìn trật tự ổn định trong hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong họat động kinh doanh.
1. Thương lượng trực tiếp giữa các bên
Thương lượng trực tiếp là việc các bên đương sự cùng nhau trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
Thương lượng trực tiếp có thể tiến hành bằng cách 2 bên gặp nhau để thỏa thuận, thương lượng hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại.
2. Hòa giải
Hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua người thứ ba gọi là hòa giải viên. Hòa giải viên đóng vai trò là người trung gian, tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với cả hai bên để hiểu kỹ nội dung tranh chấp, lý giải phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và lợi ích của bên kia nhằm giúp các bên tìm ra một giải pháp tốt nhất giải quyết tranh chấp một cách hợp lý, hợp tình.
3. Trọng tài
- Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài khuôn khổ tòa án, theo đó các bên lựa chọn đưa vụ tranh chấp cho người thứ ba trung lập giải quyết.
Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi chính bản thân các bên có liên quan tôn trọng và thừa nhận quyền phán quyết của nó.
Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài.Quyết định của trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp tòa án hủy quyết định của trọng tài theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu.
- Thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản, thỏa thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên, giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản.
4. Tòa án
Việc giải quyết các tranh chấp còn được tiến hành bằng cách đi kiện ra tòa án, người có quyền lợi bị vi phạm sau khi thương lượng không thành công hoặc bỏ qua bước thương lượng, có thể đi kiện ra tòa để nhờ tòa án xét xử tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình. Từ đó có thể gọi đi kiện là phương pháp giải quyết tranh chấp bằng xét xử tại tòa án.
CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM FECON
I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON
1. Giới thiệu chung
Tên công ty
:
Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm
Tên giao dịch
đối ngoại
:
Foundation Engineering and Underground Construction Joint-stock Company
Tên giao dịch viết tắt
:
FECON.,JSC
Người đại diện
:
Phạm Việt Khoa (chủ tịch hội đồng quản trị)
Trụ sở công ty
:
Số 112 B1 Thành Công, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Điện thoại
:
(844) 7721979
Fax
:
(844) 7723211
Email
:
Fecon@fpt.com
Số ĐKKD
:
0103004661
Mã số thuế
:
0101502599
Công ty Cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON được thành lập ngày 18 tháng 06 năm 2004 dưới hình thức là công ty trách nhiệm hữu hạn với số vốn điều lệ là 5.000.000.000 đồng. Sau hai năm hoạt động một cách có hiệu quả, Hội đồng thành viên Công ty đã quyết định đăng ký thay đổi chuyển hình thức hoạt động của Công ty sang công ty cổ phần và tăng số vốn điều lệ lên tới 10.000.000.000 đồng.
2. Hình thức sở hữu
Công ty Cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON được thành lập theo Luật doanh nghiệp với nguồn vốn 100% ngoài quốc doanh huy động từ các cổ đông.
Hiện nay tổng số vốn điều lệ của Công ty là 10.000.000.000đ (mười tỷ đồng). Vốn điều lệ của Công ty được chia thành 10.000 cổ phần phổ thông do các cổ đông sáng lập nắm giữ. Số cổ phần của từng thành viên sáng lập góp cụ thể như sau:
Trần Trọng Thắng góp 993.000.000 đồng, chiếm 993 cổ phần.
Hà Thế Lộng góp 1.410.000.000 đồng, chiếm 1410 cổ phần.
Nguyễn Chí Công góp 426.000.000 đồng, chiếm 426 cổ phần.
Hà Thế Phương góp 1.380.000.000 đồng, chiếm 1380 cổ phần.
Hà Cửu Long góp 935.000.000 đồng, chiếm 935 cổ phần.
Hà Thị Bích góp 851.000.000 đồng, chiếm 851 cổ phần.
Bùi Thanh Tùng góp 149.000.000 đồng, chiếm 149 cổ phần.
Phạm Quốc Hùng góp 492.000.000 đồng, chiếm 492 cổ phần.
Hà Thị Bốn góp 365.000.000 đồng, chiếm 365 cổ phần.
Nguyễn Quang Hải góp 427.000.000 đồng, chiếm 427 cổ phần.
Hà Thị Chín góp 355.000.000 đồng, chiếm 355 cổ phần.
Phạm Việt Khoa góp 1.706.000.000 đồng, chiếm 1706 cổ phần.
Việc tăng giảm vốn điều lệ do đại hội đồng cổ đông quyết định theo quy định của pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.
3. Cơ cấu tổ chức của Công ty FECON
3.1. Đại hội đồng cổ đông
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần vào quý I hàng năm. Đại hội đồng cổ đông quyết định các vấn đề quan trọng nhất của công ty như: quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán
3.2. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hiện nay, Hội đồng quản trị của công ty gồm có 5 thành viên:
- Ông Trần Trọng Thắng
- Ông Hà Thế Lộng
- Ông Nguyễn Chí Công
- Ông Hà Thế Phương
- Ông Phạm Việt Khoa (chủ tịch hội đồng quản trị)
3.3. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát có 3 thành viên do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm kỳ 4 năm. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra các hoạt động quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty và báo cáo với Đại hội đồng cổ đông về các vấn đề trên.
3.4. Tổng Giám đốc
Tổng giám đốc là đại diện theo pháp luật của công ty, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
3.5. Các bộ phận khác
* Phòng Kế toán - Tài chính có nhiệm vụ phối hợp với các Phòng Kinh doanh, Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạc và thiết bị trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; Căn cứ vào giá trị thanh, quyết toán hàng tháng của các công trình do Phòng Kinh doanh lập để tính toán và thu hồi công nợ. Đề xuất phương án giải quyết đặc biệt đối với trường hợp nợ khó đòi; Kiểm tra các khoản chi phí của các phòng ban khác; Theo dõi và kiểm tra sổ sách kế toán một cách hợp lệ, theo đúng chế độ và luật pháp do nhà nước ban hành; Chịu trách nhiệm về tình hình thu chi tài chính cũng như việc cung cấp chính xác các thông tin tài chính cho các bộ phận quản lý cấp trên.
* Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức thực hiện, quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty; Phối hợp với các Phòng Kế toán tài chính, Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch và thiết bị trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty; Lập báo giá, dự toán, soạn thảo Hợp đồng kinh tế (Trừ các hợp đồng thuê thiết bị và thầu phụ); Lập bảng thanh toán, quyết toán và thanh lý hợp đồng (dựa trên các biên bản nghiệm thu hoặc bản tổng hợp khối lượng thực hiện do phòng Kỹ thuật cung cấp); Tính toán giá trị sản lượng 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm.
* Phòng Kỹ thuật có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý kỹ thuật công trình tại hiện trường và nội nghiệp; Lập các biện pháp tổ chức thi công, đề cương thí nghiệm, đề cương khảo sát; Quản lý kỹ thuật hiện trường, nghiệm thu xác nhận khối lượng; Lập báo cáo kết quả thí nghiệm, báo cáo kết quả khảo sát, hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công; Chuyển biên bản nghiệm thu hoặc bảng tổng hợp khối lượng thực hiện của các công trình cho Phòng kinh doanh để lập bảng thanh toán.
* Phòng kế hoạch và thiết bị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện, quản lý, điều động thiết bị của công ty và nhà thầu phụ, an toàn lao động và bảo hộ lao động; Quản lý thời gian làm việc và khối lượng thực hiện của các thiết bị thi công trên cơ sở số liệu cung cấp của các Tổ trưởng, Xe trưởng hoặc Chủ nhiệm công trình; Lập bảng theo dõi, thống kê chi tiết các thiết bị của công ty, báo cáo kiểm kê thiết bị 6 tháng một lần; Thương thảo hợp đồng với nhà thầu phụ, soạn thảo Hợp đồng thầu phụ hoặc hợp đồng giao khoán; Tổng hợp khối lượng thực hiện, lập bảng thanh toán-quyết toán, thanh lý hợp đồng cho các nhà thầu phụ; Căn cứ vào khối lượng thực hiện và quy chế trả lương của công ty để lập bảng thanh toán lương khoán cho Chủ nhiệm công trình và các Tổ - Đội thi công trực tiếp.
* Ban thư ký & VP: Giúp việc cho Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc về các công việc và thủ tục hành chính; Tổ chức, quản lý các hoạt động thăm viếng, vui chơi giải trí thuộc phạm vi công ty; Chuẩn bị phòng họp, thông báo họp, lập thông báo nội dung các cuộc họp cấp công ty; Chịu trách nhiệm quản lý, cung ứng, kiểm soát sử dụng các thiết bị văn phòng và văn phòng phẩm; Biên dịch tài liệu và phiên dịch.
* Các Tổ - Đội thi công trực tiếp bao gồm:
5 đội thi công xử lý nền đất yếu.
5 đội thi công đóng cọc.
10 đội thi công ép cọc.
Xưởng sản xuất cọc BTCT/
3 đội khảo sát.
Trung tâm thí nghiệm công trình được Bộ xây dựng công nhận khả năng thực hiện các phép thử theo quyết định số 1087/QĐ-BXD ngày 31 tháng 7 năm 2006.
SƠ ĐỒ HỆ THỐNG QUẢN LÝ
Đại hội đồng cổ đông
Ban
Thư ký
& VP
Tổng giám đốc
Ban
Kiểm soát
Giám đốc Tài chính
Giám đốc Kinh doanh và Kỹ thuật
Giám đốc sản xuất
Các chuyên gia: kỹ thuật, tài chính, kinh doanh
Phòng
Kế toán tài chính
Phòng Kinh doanh
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Kế hoạch & Thiết bị
Hội đồng quản trị
Các tổ - đội thi công trực tiếp
4. Lĩnh vực hoạt động của công ty FECON
Ngành nghề kinh doanh:
Thi công xây dựng nền móng và công trình ngầm phục vụ xây dựng nhà cao tầng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thuỷ lợi;
Xử lý nền đất yếu các công trình giao thông, công nghiệp, thuỷ lợi.
Thi công hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và khu đô thị;
Thí nghiệm khả năng chịu tải nền móng công trình bằng phương pháp tải trọng tĩnh và tải trọng biến dạng lớn (PDA);
Thí nghiệm kiểm tra tính nguyên dạng và tính đồng nhất của các móng và các cấu kiện bê tông cốt thép bằng phương pháp siêu âm (sonic) và phương pháp va đập biến dạng nhỏ (PIT);
Khảo sát địa chất, khảo sát địa hình,khảo sát địa chất thuỷ văn công trình;
Thực hiện các thí nghiệm địa kỹ thuật phục vụ khảo sát thiết kế, quản lý chất lượng và quan trắc trong thi công nền móng và công trình ngầm (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình);
Sản xuất và buôn bán các loại cấu kiện bê tông cốt thép, thép phục vụ xây dựng nền móng và công trình ngầm;
Sản xuất và buôn bán vật liệu xây dựng;
Ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới xây dựng nền móng và công trình ngầm vào thực tế xây dựng tại Việt Nam;
Buôn bán: vật tư, vật liệu, thiết bị, công nghệ thuộc hai lĩnh vực xây dựng và công nghiệp;
Vận tải hàng hóa và vận chuyển hành khách;
Kinh doanh dịch vụ cho thuê xe ô tô./
Hiện tại, công ty đã kinh doanh hầu hết các ngành nghề đã đăng ký kinh doanh.
5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty FECON
Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (đơn vị: đồng) Trích báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004 - 2005
Năm
Chỉ tiêu
6 tháng đầu năm 2004
Năm 2005
Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ
1 375 576 968
11 109 242 186
Lợi nhuận trước thuế
12 473 802
102 150 700
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp
3 492 665
28 602 196
Lợi nhuận sau thuế
8 981 137
73 548 504
Tỷ suất sinh lời của Công ty1
Năm
Chỉ tiêu
2004
2005
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu
0.9%
0.92%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu
0.6%
0.66%
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản
0.2%
0.78%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản
0.1%
0.56%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VCSH
0.1%
1.45%
* Khối lượng công việc đã thực hiện trong hai năm 2004 - 2005:
Thi công cọc bê tông cốt thép cho 13 công trình.
Thi công xử lý nền đất yếu cho 8 công trình.
Khảo sát địa chất và địa hình của 12 công trình.
Thực hiện thí nghiệm kiểm tra sức chịu tải của cọc cho 19 công trình
Nhìn chung, từ khi thành lập đến nay, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng đi lên. Ngay từ khi mới thành lập, hoạt động của công ty đã sớm đi vào quỹ đạo và sinh lời. Doanh thu của năm 2005 đã tăng lên đáng kể so với năm 2004.
II. Thực tiễn ký kết và thực tiễn áp dụng hợp đồng mua bán hàng hóa tại Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON
1. Các nguyên tắc ký kết và thực hiện hợp đồng
1.1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng
Nguyên tắc ký kết hợp đồng của FECON căn cứ theo Bộ luật dân sự 2005, Luật Thương mại 2005, Luật xây dựng 2003 và một số các văn bản quy phạm pháp luật khác.
- Nguyên tắc tự nguyện: Công ty và đối tác ký kết hợp đồng trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận cam kết của các bên. Khi xác lập quan hệ hợp đồng, các bên tự nguyện thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí nhằm đạt tới mục đích nhất định.
- Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi: hai bên tự nguyện cùng nhau xác lập quan hệ hợp đồng dựa trên nguyên tắc bình đẳng và đảm bảo lợi ích của cả hai bên.
- Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản và không trái pháp luật: Khi tham gia quan hệ hợp đồng mỗi bên phải tự mình gánh vác trách nhiệm về tài sản gồm phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm chế độ hợp đồng.
Việc ký kết hợp đồng phải hợp pháo không được trái pháp luật, mọi thỏa thuận trong hợp đồng phải hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam
1.2. Các nguyên tắc thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng được ký kết và có giá trị pháp luật, các bên có trách nhiệm chấp hành các nghĩa vụ của mình theo những thỏa thuận trong hợp đồng. Khi chấp hành các nghĩa vụ đó phải tuân theo các nguyên tắc sau:
Nguyên tắc chấp hành thực hiện: Nguyên tắc này có nghĩa vụ hợp đồng về mặt đối tượng, không được thay thế việc thực hiện đó bằng việc trả một khoản tiền nhất định.
Nguyên tắc chấp hành đúng: Là việc thực hiện đầy đủ các điều khoản đã cam kết. Chấp hành thực hiện đúng là thực hiện toàn bộ, đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã cam kết như: chất lượng công trình, thời gian, tiến độ hoàn thành…
2. Căn cứ để ký kết hợp đồng
Khi tiến hành ký kết các hợp đồng, các đơn vị kinh tế phải căn cứ vào những quy định của pháp luật, những yêu cầu khách quan và khả năng chủ quan để xác lập mối quan hệ kinh tế một cách hợp pháp, có đầy đủ điều kiện để thực hiện nhằm mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho đơn vị mình và cho xã hội.
Để đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và hiệu quả trong việc xây dựng nội dung của hợp đồng, Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON ký kết hợp đồng dựa trên các căn cứ pháp lý và căn cứ thực tiễn. Đầu năm 2006, một số hợp đồng của công ty vẫn còn căn cứ vào Pháp lệnh hợp đồng kinh tế ngày 29/09/1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành. Đến cuối năm 2006, doanh nghiệp mới áp dụng Bộ luật dân sự 2005 và Luật thương mại 2005 vào làm căn cứ để ký kết hợp đồng. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã có ý thức chấp hành các quy định của pháp luật tuy nhiên còn chưa chú trọng đúng mức để nhận biết được kịp thời và đầy đủ.
3. Các loại hợp đồng công ty đã ký kết
3.1. Hợp đồng lao động
Nhân viên công ty FECON khi vào làm việc tại công ty đều phải kí hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động đều phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tự do tự nguyện.
- Nguyên tắc bình đẳng
- Nguyên tắc không trái pháp luật về thỏa ước lao động tập thể
Căn cứ vào lĩnh vực họat động của mình, công ty áp dụng cả 3 loại hợp đồng theo quy định của Bộ luật lao động là:
- Hợp đồng không xác định thời hạn
- Hợp đồng có thời hạn.
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ
Nội dung của hợp đồng lao động:
- Các bên tham gia ký kết
- Thời hạn làm việc (nếu có)
- Công việc phải làm bao gồm: thời gian thử việc, địa điểm làm việc, chức danh chuyên môn, chức vụ, công việc phải làm.
- Chế độ làm việc bao gồm: thời giờ làm việc.
- Nghĩa vụ của người lao động: hoàn thành những công việc đã cam kết; chấp hành lệnh điều hành sản xuất - kinh doanh, nội quy kỷ luật lao động, an toàn lao động…; Nếu để xảy ra sai sót về mặt kỹ thuật hoặc an toàn trên công trường sẽ phải bồi thường thiệt hại
- Quyền lợi của người lao động: được hưởng lương tháng và phụ cấp ăn trưa, thời điểm trả lương, chế độ nâng lương, tiền thưởng, bảo hộ lao động, chế độ nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế…
- Nghĩa vụ của người sử dụng lao động: đảm bảo việc làm và thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng lao động; thanh toán đầy đủ, đúng hạn các chế độ và quyền lợi cho người lao động theo hợp đồng lao động.
- Quyền hạn của người sử dụng lao động: Điều hành người lao động hoàn thành công việc theo hợp đồng; tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng lao động, kỷ luật người lao động theo quy định của pháp luật, nội quy lao động của doanh nghiệp.
- Điều khoản chung: Các vấn đề khác không được quy định trong hợp đồng thì được áp dụng theo quy định của pháp luật lao động.
3.2. Hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa là chủng loại hợp đồng được ký chủ yếu khi công ty FECON nhận cung cấp vật tư cho công trình hoặc khi Công ty mua vật tư để sản xuất bê tông cốt thép. Nội dung hợp đồng sẽ được đề cập cụ thể ở phần sau.
3.3. Hợp đồng thuê khoán tài sản
Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản đó và có nghĩa vụ trả tiền thuê.
Ng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32210.doc