Chuyên đề Chế độ pháp lý về hợp đồng xây dựng và thực tiễn áp dụng trong công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí HT – steel

MỤC LỤC

Mở đầu 1

Chương I. Chế độ pháp lý về hợp đồng xây dựng 3

1. Khái niệm hợp đồng xây dựng 3

1.1. Hợp đồng xây dựng 3

1.2. Phạm vi và đối tượng áp dụng 4

1.2.1. Phạm vi áp dụng 4

1.2.2. Đối tượng áp dụng 4

2. Phân loại 4

3. Hình thức hợp đồng 5

4. Hồ sơ hợp đồng 6

5. Nội dung của hợp đồng 6

5.1. Nội dung công việc phải thực hiện, hay khối lượng công việc chủ yếu và tiêu chuẩn áp dụng 7

5.2. Chất lượng và các yêu cầu kĩ thuật khác của công việc 7

5.3. Thời gian và tiến độ thực hiện: 7

5.4. Điều kiện nghiệm thu, bàn giao 7

5.5. Giá cả 7

5.6. Phương thức thanh toán 10

5.6.1. Tạm ứng 10

5.6.2. Thanh toán hợp đồng 10

5.7. Thời hạn bảo hành 11

5.8. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 11

5.9. Các thỏa thuận khác theo từng loại hợp đồng 12

5.10. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng 12

6. Một số vấn đề pháp lý về đấu thầu theo Luật đấu thầu 2005 13

6.1. Lựa chọn nhà thầu 14

6.1.1. Lựa chọn nhà thầu: 14

6.1.2. Chỉ định thầu 15

6.1.3 Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt 16

6.2. Quy định chung về đấu thầu 16

6.2.1. Điều kiện phát hành hồ sơ mời thầu 16

6.2.2. Phương thức đấu thầu 16

6.2.3. Nguyên tắc đánh giá hồ sơ dự thầu 17

6.2.4. Phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu 18

6.3. Trình tự thực hiện đấu thầu 19

6.3.1. Chuẩn bị đấu thầu 19

6.3.2. Tổ chức đấu thầu 20

6.3.3. Đánh giá hồ sơ dự thầu 21

6.3.4. Trình duyệt và thẩm định kết quả đấu thầu 22

6.3.5. Phê duyệt kết quả đấu thầu 22

6.3.6. Thông báo kết quả đấu thầu 23

6.3.7. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng 23

6.4. Hủy đấu thầu và loại bỏ hồ sơ dự thầu 23

6.4.1. Hủy đấu thầu 23

6.4.2. Loại bỏ hồ sơ dự thầu 24

6.5. Hợp đồng 24

6.5.1. Nguyên tắc xây dựng hợp đồng 24

6.5.2. Hình thức hợp đồng 25

6.5.3. Nội dung hợp đồng 26

6.5.4. Chế độ ký kết hợp đồng 26

6.5.5. Bảo đảm thực hiện hợp đồng 27

6.5.6. Bảo hành 27

6.5.7. Điều chỉnh hợp đồng 27

6.5.8. Thanh toán hợp đồng 28

6.5.9. Giám sát thực hiện, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng 29

7. Chế độ kí kết hợp đồng 30

8. Chế độ thực hiện hợp đồng 30

8.1. Nguyên tắc thực hiện hợp đồng 30

8.2. Nguyên tắc hủy bỏ hợp đồng 31

9. Xử lý vi phạm hợp đồng 31

9.1. Căn cứ xác định trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng 31

9.1.1. Hành vi vi phạm hợp đồng 32

9.1.2. Xác định thiệt hại 32

9.1.3. Mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra 33

9.1.4. Lỗi 33

9.2. Các chế tài áp dụng 33

9.3. Nguyên tắc áp dụng các chế tài 35

10. Giải quyết tranh chấp hợp đồng 36

10.1. Thương lượng trực tiếp giữa các bên 37

10.2. Hòa giải 37

10.3. Trọng tài 37

10.4. Tòa án 38

Chương II. Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về hợp đồng xây dựng tại công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí - HT steel 39

1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 39

1.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí – HT steel 39

1.2. Ngành nghề kinh doanh 42

1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 43

1.3.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty 43

1.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty 43

1.3.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của văn phòng đại diện công ty 44

1.3.4. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty 44

1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 46

1.5. Một số số liệu cơ bản về số lượng lao động của công ty 48

1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua 49

1.7. Các loại hợp đồng công ty đã kí kết 50

1.7.1. Hợp đồng lao động 50

1.7.2. Hợp đồng tín dụng 51

1.7.3. Hợp đồng bảo hiểm 52

1.7.4. Hợp đồng mua bán hàng hóa 53

1.7.5. Hợp đồng xây dựng 53

2. Áp dụng chế độ pháp lý về hợp đồng xây dựng tại công ty 54

2.1. Tình hình kí kết hợp đồng tại công ty 54

2.1.1. Đàm phán kí kết hợp đồng 54

2.1.2. Thẩm quyền kí kết 54

2.1.3. Phương thức để đi đến kí kết hợp đồng xây dựng 54

2.1.4. Các loại hợp đồng xây dựng công ty đã kí kết 55

2.2. Nguyên tắc ký kết hợp đồng 57

2.3. Hình thức và nội dung hợp đồng xây dựng tại công ty 58

2.4. Thực hiện hợp đồng 59

2.5. Giải quyết tranh chấp 60

2.5.1. Thương lượng trực tiếp 60

2.5.2. Hòa giải 60

2.5.3. Trọng tài 60

2.5.4. Tòa án 61

Chương III. Những thuận lợi, khó khăn trong việc kí kết hợp đồng xây dựng và việc nâng cao hiệu quả kí kết thực hiện hợp đồng xây dựng tại công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí – HT steel 62

1. Những thuận lợi, khó khăn 62

1.1. Thuận lợi 62

1.2. Khó khăn 64

2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kí kết thực hiện hợp đồng xây dựng tại công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí – HT steel 71

2.1. Kiến nghị với Nhà nước 71

2.2. Kiến nghị với công ty 74

Kết luận 77

Tài liệu tham khảo 78

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1616 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chế độ pháp lý về hợp đồng xây dựng và thực tiễn áp dụng trong công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí HT – steel, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hư thế nào và phải chứng minh là đã có thiệt hại xảy ra đối với mình. Thiệt hại xảy ra đối với bên bị vi phạm phải là thiệt hại về tài sản và là thiệt hại có thực, có thể tính toán được. Cụ thể hơn, những thiệt hại có thực tức là những thiệt hại cho bên bị vi phạm được tính toán dựa trên: Tổn thất: mất mát có thực về mặt tài sản do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra Chi phí: những chi phí hay những khoản bên bị vi phạm đã phải chi thêm ra để ngăn ngừa hạn chế thiệt hại (chi phí hợp lý). Thất thu: những khoản đáng lẽ thu được nhưng bị bỏ lỡ và những mất mát trực tiếp ( bên bị vi phạm phải chứng minh được thiệt hại một cách xác đáng). Bên bị vi phạm cần phải chứng minh mình đã tiến hành những biện pháp cần thiết mà mình có thể làm được để ngăn ngừa hạn chế thiệt hại. Bên bị vi phạm cũng được tính vào thiệt hại những khoản bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba mà vốn là hậu quả trực tiếp của việc vi phạm hợp đồng này gây ra. 9.1.3. Mối quan hệ trực tiếp giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyênnhân tất yếu của thiệt hại và thiệt hại phải là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm hợp đồng. Tức là hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại phải có mối quan hệ nhân quả với nhau 9.1.4. Lỗi Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đã thực hiện đối với hành vi bị coi là trái pháp luật cũng như đối với hậu quả của hành vi đó. Lỗi có thể là lỗi vô ý hoặc cố ý. Khi một bên vi phạm hợp đồng đã kí kết thì pháp luật suy ra bên vi phạm là có lỗi, muốn được coi là không có lỗi, không phải chịu trách nhiệm thì bên vi phạm phải tự chứng minh được là mình không có lỗi. 9.2. Các chế tài áp dụng Khi có một vi phạm hợp đồng xảy ra, tức là vi phạm của một bên gây thiệt hại cho bên kia làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng thì bên vi phạm có thể phải chịu áp dụng các loại chế tài sau: Buộc thực hiện đúng hợp đồng: là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh (Điều 297 Luật thương mại 2005). Phạt vi phạm: là việc bên bị vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thỏa thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm theo Luật thương mại quy định. Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp kết quả giám định sai theo điều 266 luật thương mại 2005 (Điều 300, 301 Luật thương mại 2005). Buộc bồi thường thiệt hại: là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên vi phạm phải chịu do bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm (Điều 302 Luật thương mại 2005). Tạm ngừng thực hiện hợp đồng: Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại điều 294 của luật thương mại 2005 thì tạm ngừng thực hiện hợp đồng là viẹc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuốc một trong các trường hợp sau đây: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực, và bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật thương mại 2005 (Điều 308 Luật thương mại 2005). Đình chỉ thực hiện hợp đồng: trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật thương mại 2005, đình chỉ thực hiện hợp đồng là việc một bên chấm dứt thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau: Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Khi hợp đồng bị đình chỉ thực hiện thì hợp đồng chấm dứt từ thời điểm một bên nhận được thông báo đình chỉ. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán hoặc thực hiện nghĩa vụ đối ứng. Bên vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của luật thương mại 2005 (Điều 310 Luật thương mại 2005). - Hủy bỏ hợp đồng: Hủy bỏ hợp đồng bao gồm hủy bỏ toàn bộ hợp đồng và hủy bỏ một phần hợp đồng. Hủy bỏ toàn bộ hợp đồng là việc bãi bỏ hoàn toàn việc thực hiện tất cả các nghĩa vụ hợp đồng đối với toàn bộ hợp đồng. Hủy bỏ một phần hợp đồng là việc bãi bỏ thực hiện một phần nghĩa vụ hợp đồng, các phần còn lại trong hợp đồng vẫn còn hiệu lực (Điều 312 Luật thương mại 2005). Trừ trường hợp hủy bỏ hợp đồng trong trường hợp giao hàng cung ứng dịch vụ từng phần quy định tại điều 313 Luật thương mại 2005 thì sau khi hủy bỏ hộp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi hủy bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng, nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời, trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo pháp luật. Các biện pháp khác không trái pháp luật do các bên thỏa thuận không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế. 9.3. Nguyên tắc áp dụng các chế tài Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại. Các chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng và hủy hợp đồng chỉ áp dụng đối với các vi phạm cơ bản (Điều 293 Luật thương mại 2005). Nếu không có thỏa thuận phạt vi phạm trong hợp đồng thì bên vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (Điều 307.1 Luật thương mại 2005). Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại (Điều 307.2 Luật thương mại 2005). Một bên không bị mất quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với tổn thất do vi phạm hợp đồng của bên kia khi đã áp dụng các chế tài khác. 10. Giải quyết tranh chấp hợp đồng Khi có vi phạm hợp đồng đối với nhau các bên có thể căn cứ vào các quy định chung của pháp luật để tự giải quyết, khi không tự giải quyết được với nhau thì có nghĩa là xuất hiện tranh chấp hợp đồng. Khi đó hai bên sẽ đưa ra pháp luật giải quyết tại các cơ quan tổ chức tài phán. Cụ thể hơn, để giải quyết tranh chấp hợp đồng thì có thể có các hình thức giải quyết sau (Điều 317 Luật thương mại 2005): Thương lượng trực tiếp giữa các bên Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc một cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải. Giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án Chỉ khi các bên không tự thương lượng hoặc không hòa giải được thì khi đó mới đưa ra các cơ quan tài phán giải quyết. Pháp luật nước ta hiện nay phù hợp với hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với các thông lệ quốc tế có hai thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh đó là giải quyết tại tòa án hoặc giải quyết tại trọng tài. Ý nghĩa của của nó là nhằm giữ gìn trật tự ổn định trong hoạt động kinh doanh, môi trường kinh doanh và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong họat động kinh doanh. 10.1. Thương lượng trực tiếp giữa các bên Thương lượng trực tiếp là việc các bên đương sự cùng nhau trao đổi, đấu tranh, nhân nhượng và thỏa thuận giải quyết tranh chấp. Thương lượng trực tiếp có thể tiến hành bằng cách 2 bên gặp nhau để thỏa thuận, thương lượng hoặc một bên gửi đơn khiếu nại cho bên kia và bên kia trả lời đơn khiếu nại. 10.2. Hòa giải Hòa giải là phương pháp giải quyết tranh chấp giữa các bên đương sự thông qua người thứ ba gọi là hòa giải viên. Hòa giải viên đóng vai trò là người trung gian, tiến hành họp kín với riêng từng bên hoặc họp chung với cả hai bên để hiểu kỹ nội dung tranh chấp, lý giải phân tích cho các bên thấy rõ lợi ích của mình và lợi ích của bên kia nhằm giúp các bên tìm ra một giải pháp tốt nhất giải quyết tranh chấp một cách hợp lý, hợp tình. 10.3. Trọng tài - Trọng tài là một cơ chế giải quyết tranh chấp ngoài khuôn khổ tòa án, theo đó các bên lựa chọn đưa vụ tranh chấp cho người thứ ba trung lập giải quyết. Trọng tài chỉ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi chính bản thân các bên có liên quan tôn trọng và thừa nhận quyền phán quyết của nó. Tranh chấp được giải quyết bằng trọng tài nếu trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp các bên có thỏa thuận trọng tài.Quyết định của trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp tòa án hủy quyết định của trọng tài theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp vụ tranh chấp đã có thỏa thuận trọng tài, nếu một bên khởi kiện tại tòa án thì tòa án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài vô hiệu. - Thỏa thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản, thỏa thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, fax, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên, giải quyết vụ tranh chấp bằng trọng tài được coi là thỏa thuận trọng tài bằng văn bản. 10.4. Tòa án Việc giải quyết các tranh chấp còn được tiến hành bằng cách đi kiện ra tòa án, người có quyền lợi bị vi phạm sau khi thương lượng không thành công hoặc bỏ qua bước thương lượng, có thể đi kiện ra tòa để nhờ tòa án xét xử tranh chấp nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình. Từ đó có thể gọi đi kiện là phương pháp giải quyết tranh chấp bằng xét xử tại tòa án. Chương II Thực tiễn áp dụng chế độ pháp lý về hợp đồng xây dựng tại công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí - HT steel 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 1.1. Giới thiệu khái quát về công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí – HT steel Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí (mechanical engineering steel structure join stock company), tên viết tắt là HT steel, được thành lập năm 2005, trên sự góp vốn của các thành viên gọi là các cổ đông của công ty. Chính thức đi vào hoạt động ngày 14/01/2005, cho đến thời điểm này, công ty đã trải qua 2 năm hoạt động và đang trên tiến trình phát triển. + Trụ sở chính của công ty đặt tại phố Quán Gỏi, xã Hưng Thịnh, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. + Người đại diện theo pháp luật: Ông Chu Anh Tuấn – giám đốc công ty + Điện thoại: 0320.774300 + Fax: 0320.774301 + Mã số thuế: 0800294038 Công ty cổ phần kết cấu thép cơ khí là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, chịu trách nhiệm hữu hạn, được mở tài khỏan riêng tại ngân hàng và có con dấu riêng để hoạt động. Các cổ đông sáng lập, hội đồng quản trị, ban kiểm soát và giám đốc công ty tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung trong hồ sơ đăng kí kinh doanh của công ty, về việc sử dụng giấy phép, giấy chứng nhận, các giấy tờ khác và con dấu của công ty trong giao dịch, về việc góp cổ phần quản lý, sử dụng và theo dõi vốn, tài sản của công ty. Công ty có quyền tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kinh doanh và cam kết của mình với người lao động, với các khách hàng bằng toàn bộ số vốn và tài sản thuộc sở hữu của công ty. Hình thức sở hữu của công ty là hình thức sở hữu chung theo phần, trong đó, phần vốn góp của các thành viên cụ thể như sau: Hiện nay tổng số vốn điều lệ của công ty là 5.000.000.000đ (năm tỷ đồng). Vốn điều lệ của công ty được chia thành 50.000 cổ phần phổ thông; số cổ phần phổ thông chào bán là 33.500 cổ phần. Tổng số cổ phần phổ thông do cổ đông sáng lập cam kết góp là 16.500 cổ phần bằng 1.650.000.000 đồng. Số cổ phần của từng thành viên sáng lập góp cụ thể như sau: Công ty cổ phần kết cấu thép Xây dựng góp 500 cổ phần bằng 50.000.000 đồng. Ông Đặng Tuấn Hải góp 4.000 cổ phần bằng 400.000.000 đồng Ông Lê Hồng Lâm góp 3.000 cổ phần bằng 300.000.000 đồng Ông Trần Văn Phương góp 3.000 phần bằng 300.000.000 đồng Ông Dỗ Nguyên Bình góp 2.000 cổ phần bằng 200.000.000 đồng Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai góp 2000 cổ phần bằng 200.000.000 đồng Bà Nguyễn Thị Thu góp 2.000 cổ phần bằng 200.000.000 đồng Mệnh giá cổ phần là 100.000 đồng Việt Nam Hiện nay, công ty có 12 cổ đông với số vốn góp như sau: Ông Đặng Tuấn Hải sở hữu 10756.9 cổ phần tương đương 1.075.690.000 đồng. Ông Chu Anh Tuấn sở hữu 6000 cổ phần tương đương 600.000.000 đ. Bà Đặng Thị Chính sở hữu 2575 cổ phần tương đương 257.500.000đ Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai sở hữu 2750 cổ phần tương đương 275.000.000đ Ông Đỗ Nguyên Bình sở hữu 2200 cổ phần tương đương 220.000.000đ. Bà Nguyễn Thị Thu sở hữu 1870 cổ phần tương đương 187.000.000đ Ông Nguyễn Quang Phúc sở hữu 1100 cổ phần tương đương 110.000.000đ Bà Nguyễn Thị Mộng Hải sở hữu 1100 cổ phần tương đương 110.000.000đ Ông Chu Anh Cường sở hữu 1000 cổ phần tương đương 100.000.000đ Bà Nguyễn Thị Hoài Hương sở hữu 990 cổ phần tương đương 99.000.000 cổ phần Bà Vũ Thị Tuệ sở hữu 500 cổ phần tương đương 50.000.000đ Ông Hàn Thế Huynh sở hữu 190.43 cổ phần tương đương 19.043.000đ Tổng số vốn góp của công ty là 3.103.233.042đ (ba tỷ một trăm linh ba triệu hai trăm ba mươi ba ngàn bốn mươi hai đồng). Việc tăng giảm vốn điều lệ do đại hội đồng cổ đông quyết định theo quy định của pháp luật và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận. Vốn điều lệ chỉ được sử dụng cho họat động kinh doanh như: + Mua sắm tài sản cố định, máy móc trang thiết bị mở rộng cho hoạt động của công ty. + Cung cấp vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh + Mua cổ phiếu, trái phiếu, góp vốn liên doanh + Các dự trữ cần thiết về động sản, bất động sản + Hoạt động kinh doanh khác theo các ngành nghề của công ty đăng ký Không sử dụng vốn điều lệ của công ty để chia cho các cổ đông, trừ trường hợp đại hội cổ đông quyết định khác nhưng không trái các quy định của pháp luật. 1.2. Ngành nghề kinh doanh Ngành nghề kinh doanh của công ty được ghi trong điều lệ doanh nghiệp bao gồm các ngành nghề đó là: Sản xuất kinh doanh các sản phẩm kết cấu thép và cơ khí, nhà thép tiền chế, dầm tổ hợp, kết cấu thép phi tiêu chuẩn, cột điện cao- hạ thế, cột vi ba truyền hình, các thiết bị xây dựng phục vụ các công trình công nghiệp, dân dựng, cơ sở hạ tầng. Xây dựng lắp đặt các công trình công nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ tầng, xây lắp đường dây và trạm biến áp. Kinh doanh kim khí và vật tư tổng hợp. Tư vấn đầu tư xây dựng và thiết kế, lập dự án đầu tư, thiết kế, lập tổng dự toán và dự toán các công trình công nghiệp và dân dụng, thiết kế thiết bị phi tiêu chuẩn, tư vấn giám sát đầu tư công trình Đầu tư kinh doanh nhà ở bất động sản Sản xuất sản phẩm bê tông đúc sẵn Kinh doanh các sản phẩm khác theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa hoạt động kinh doanh hết tất cả các ngành nghề đã đăng kí, hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty vẫn là sản xuất kinh doanh các sản phẩm kết cấu thép và cơ khí, nhà thép tiền chế, dầm tổ hợp, kết cấu thép phi tiêu chuẩn…; xây dựng lắp đặt các công trình công nghiệp, dân dụng, cơ sở hạ tầng, xây lắp đường dây và trạm biến áp… 1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty 1.3.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty Cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty gồm có các đơn vị thành viên là các công ty con, văn phòng, chi nhánh, xí nghiệp, trung tâm, xưởng đội, số lượng. quy mô và loại hình tổ chức được hình thành, sắp xếp phù hợp với sự phát triển của công ty. Hiện nay, cơ cấu tổ chức của công ty gồm có: + Trụ sở chính là nhà máy sản xuất được đặt tại phố Quán giỏi, xã Hưng Yên, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. + Văn phòng đại diện đặt tại số 5 k3 Phương Liệt, Thanh Xuân, Hà Nội. 1.3.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty - Công ty hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tôn trọng pháp luật. - Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty gồm có: + Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội đồng cổ đông họp thường niên mỗi năm một lần vào quý I hàng năm. + Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên, Hội đồng quản trị bầu chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng quản trị trong số thành viên hội đồng quản trị. Hiện nay, hội đồng quản trị của công ty gồm có: - Ông Đặng Tuấn Hải – chủ tịch hội đồng quản trị - Ông Chu Anh Tuấn – thành viên - Bà Nguyễn Thị Thu – thành viên - Ông Đỗ Nguyên Bình – thành viên - Bà Nguyễn Thị Ngọc Mai – thành viên + Giám đốc: ông Chu Anh Tuấn – đại diện theo pháp luật của công ty, điều hành họat động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về việc thực các quyền và nhiệm vụ được giao. 1.3.3. Cơ cấu tổ chức hoạt động của văn phòng đại diện công ty - Phòng tư vấn thiết kế và bán hàng - Phòng hành chính - Phòng vật tư - Phòng kế toán 1.3.4. Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty Phòng tư vấn thiết kế và bán hàng Phòng tư vấn thiết kế và bán hàng có chức năng tham mưu, tư vấn cho hội đồng quản trị, giám đốc trong các lĩnh vực: + Lưu toàn bộ các văn bản nhà nước, công ty ban hành liên quan đến các công trình, tham gia tình toán mức, đơn giá. + Theo dõi toàn bộ các công việc có liên quan tới dự án, công trình công ty thực hiện lũy kế. giá trị thanh toán, giá trị dự toán được duyệt. + Mở sổ sách theo dõi và quản lý dự toán dự trữ, dự toán công trình. + Thẩm định và trình duyệt dự toán công trình. + Mở sổ sách theo dõi hợp đồng các công trình, quản lý các hợp đồng. + Dự thảo hợp đồng, đàm phán hợp đồng và các đối tác + Lập, thẩm định và trình duyệt các dự án đầu tư, dự án liên doanh, liên kết trong và ngoài nước + Quản lý tiến độ thi công các công trình + Tổ chức đấu thầu, theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện các gói thầu + Ứng dụng các công nghệ mới, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất + Quản lý kĩ thuật, chất lượng + Theo dõi thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng tư vấn thiết kế và hợp đồng thi công xây lắp và giao khoán lắp dựng. Phòng hành chính Là phòng có chức năng tổ chức hành chính quản trị, tổ chức cán bộ lao động và tiền lương, đồng thời phối hợp với các phòng ban chức năng nhằm hoàn thành công tác sản xuất. Phòng hành chính có nhiệm vụ chủ yếu là quản lý tài sản, mua sắm trang thiết bị, quản lý hồ sơ công nhân viên. Phòng hành chính có nhiệm vụ sau: + Công tác tổng hợp soạn thảo văn bản + Công tác dịch thuật + Quản lý công văn, giấy tờ, tổ chức thực hiện tốt công văn, văn thư + Các công tác khác theo chức năng. Phòng vật tư + Xây dựng và quản lý công tác kế hoạch + Quản lý công tác đầu tư + Thực hiện và quản lý công tác báo cáo kế hoạch, báo cáo thống kê + Các chức năng nhiệm vụ khác + Công tác bảo hộ lao động + Theo dõi và quản lý việc thực hiện hợp đồng mua bán vật tư hàng hóa. + Theo dõi chất lượng sản phẩm Phòng kế toán Phòng kế toán có chức năng giúp việc cho giám đốc, hội đồng quản trị trong lĩnh vực kế toán và hạch toán kinh doanh trong công ty. Giúp giám đốc và hội đồng quản trị kiểm soát bằng đồng tiền các hoạt động kinh tế trong công ty theo các quy định về quản lý kinh tế của nhà nước và công ty, kiểm soát hoạt động tài chính của các đơn vị. Phòng kế toán có nhiệm vụ: + Tổ chức thực hiện công tác kế toán. + Thực hiện quản lý chi tiêu theo dự toán và một số giao dịch. + Kiểm tra tài chính , phân tích hoạt động kế toán. + Theo dõi, quản lý hoạt động thu hồi nợ. + Quản lý ngân sách, các khoản nộp ngân sách và thuế. + Một số nhiệm vụ khác. 1.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua được thể hiện qua Báo cáo kết quả kinh doanh. Sau đây là một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh kết quả đó: TT Chỉ tiêu Mã số Năm 2006 Năm 2005 1 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10 27.501.904 10.843.823.602 2 Doanh thu hoạt động tài chính 21 3.519.532 4.104.196 3 Lợi nhuận trước thuế 50 649.167.717 112.458.961 4 Lợi nhuận sau thuế 60 641.295.590 80.970.452 (Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2005 và 2006) Ngoài ra kết quả kinh doanh của công ty còn được thể hiện qua một số chỉ tiêu khác về cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán và tỉ suất sinh lời. Bố trí cơ cấu tài sản: Chỉ tiêu ĐV 2006 2005 Tài sản lưu động/ Tổng số tài sản % 62.78 52.00 Tài sản cố định/ Tổng số tài sản % 37.22 48.00 (Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2005 và 2006) Bố trí cơ cấu nguồn vốn Chỉ tiêu ĐV 2006 2005 Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn % 83.85 83.04 Nguồn vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn % 16.15 16.96 (Trích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua 2 năm 2005 và 2006) Khả năng thanh toán của công ty thể hiện ở các chỉ tiêu: + Khả năng thanh toán hiện hành: - Năm 2005: 1.20 lần - Năm 2006: 1.19 lần + Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: - Năm 2005: 0.63 lần - Năm 2006: 0.93 lần + Khả năng thanh toán nhanh: - Năm 2005: 0.07 lần - Năm 2006: 0.03 lần Tỷ suất sinh lời của công ty thể hiện ở các chỉ tiêu: + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu: Năm 2005: 1.04% Năm 2006: 2.36% + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu: Năm 2005: 0.75% Năm 2006: 2.33% + Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tài sản: Năm 2005: 0.71% Năm 2006: 2.93% + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tài sản: Năm 2005:0.51% Năm 2006: 2.09% + Tỷ suất lợi nhuận sau thếu trên VCSH: Năm 2005:17.93% Năm 2006: 3.01% 1.5. Một số số liệu cơ bản về số lượng lao động của công ty Số lượng lao động và cơ cấu lao động của công ty được thể hiện trong bảng sau: TT Loại công nhân viên Số lượng (người) Cơ cấu (%) 2005 2006 2005 2006 1 Công nhân và nhân viên kỹ thuật 89 105 76.06 76.09 2 Nhân viên quản lý 28 33 23.94 23.91 3 Tổng 117 138 100 100 (Trích Báo cáo tài chính qua 2 năm 2005 và 2006) - Nhân viên công ty khi vào làm việc tại công ty đều phải kí hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động đều phải tuân thủ các nguyên tắc sau: + Nguyên tắc tự do tự nguyện. + Nguyên tắc bình đẳng + Nguyên tắc không trái pháp luật về thỏa ước lao động tập thể - Căn cứ vào lĩnh vực họat động của mình, công ty áp dụng cả 3 loại hợp đồng theo quy định của Bộ luật lao động là: + Hợp đồng không xác định thời hạn + Hợp đồng có thời hạn. + Hợp đồng lao động theo mùa vụ Nhìn chung, chế độ lương thưởng, đãi ngộ của công ty đã đáp ứng được đầy đủ đời sống của cán bộ công nhân viên trong giai đoạn hiện nay. Ngoài ra, để khuyến khích người lao động, công ty có đưa ra các mức thưởng phụ thuộc vào hiệu quả và năng lực họat động của công nhân viên. Chế độ bảo hiểm xã hội dành cho người lao động theo quy định của pháp luật. 1.6. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua Năm 2005, có một số ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh đó là: vật tư chính là thép tấm nhập khẩu luôn có giá đứng ở mức cao ảnh hưởng nhiều đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Thiếu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh do chưa vay được vốn ngân hàng. Nguồn vốn vay huy động còn thấp không đáp ứng đủ cho hoạt động đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Đến năm 2006, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã được cải thiện rõ rệt và đang trên đà phát triển thể hiện qua báo cáo kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu đã nêu trên. Doanh thu, lợi nhuận đều tăng, doanh nghiệp không ngừng mở rộng quy mô và tuyển thêm lao động. Với đà phát triển này, doanh nghiệp là không ngừng phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh thu lợi nhuận tối đa, tạo việc làm ổn định, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập và đời sống của người lao động, đảm bảo lợi ích của các cổ đông và làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật. 1.7. Các loại hợp đồng công ty đã kí kết 1.7.1. Hợp đồng lao động - Nhân viên công ty khi vào làm việc tại công ty đều phải kí hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật. Theo đó, người lao động và người sử dụng lao động đều phải tuân thủ các nguyên tắc sau: + Nguyên tắc tự do tự nguyện. + Nguyên tắc bình đẳng + Nguyên tắc không trái pháp luật về thỏa ước lao động tập thể - Căn cứ vào lĩnh vực họat động của mình, công ty áp dụng cả 3 loại hợp đồng theo quy định của Bộ luật lao động là: + Hợp đồng không xác định thời hạn + Hợp đồng có thời hạn. + Hợp đồng lao động theo mùa vụ - Nội dung của hợp đồng lao động: + Công việc phải làm + Thời giờ làm việc + Thời giờ nghỉ ngơi + Tiền lương + Địa điểm lam việc + Thời hạn hợp đồng + Điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động + Bảo hiểm xã hội - Chế độ lương, đãi ngộ của công ty đối với người lao động được thực hiện theo chế độ tiền lương do nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32188.doc
Tài liệu liên quan