MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: THỰC TRẠNG CÔNG CUỘC HỘI NHẬP QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ NAM VIỆT PHÁT 3
1. Tổng quan về quá trình hình thành phát triển và kết quả hoạt động của công ty giai đoạn 2006 – 2009. 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 3
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty: 5
1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty thời gian qua 7
2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty 10
2.1. Các yếu tố bên ngoài 10
2.1.1. Bối cảnh hội nhập quốc tế 10
2.1.2. Môi trường vĩ mô 12
2.1.3. Môi trường vi mô 16
2.2. Các yếu tố bên trong. 19
2.2.1. Điểm mạnh của công ty. 19
2.2.2. Điểm yếu của công ty. 23
3. Nhận diện toàn bộ cơ hội, thách thức đối với công ty. 29
3.1. Cơ hội. 29
3.1.1. Môi trường chính trị ổn định, cơ chế chính sách thông thoáng 29
3.1.2. Thị trường tiêu thụ rộng lớn. 30
3.2. Thách thức. 30
3.2.1. Sức ép cạnh tranh trong môi trường hội nhập quốc tế. 30
3.2.2. Năng lực của công ty trong môi trường hội nhập quốc tế. 31
PHẦN II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CHIẾN LƯỢC HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA CÔNG TY NAM VIỆT PHÁT 32
1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty. 32
1.1. Mục tiêu ngắn hạn 32
1.2. Mục tiêu dài hạn (2010 – 2015). 34
2. Giải pháp cho chiến lược hội nhập quốc tế. 35
2.1. Nâng cao hiệu quả nhập khẩu. 35
2.1.1. Căn cứ thực tiễn của giải pháp. 35
2.1.2. Nội dung của giải pháp. 35
2.1.3. Lợi ích của giải pháp khi ứng dụng. 37
2.2. Nâng cao vị thế công ty trong đàm phán quốc tế. 38
2.2.1. Căn cứ thực tiễn của giải pháp. 38
2.2.2. Nội dung của giải pháp. 38
2.2.3. Lợi ích của giải pháp khi ứng dụng. 42
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
48 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chiến lược hội nhập quốc tế của công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Nam Việt Phát, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sẽ không còn là phương án phù hợp cho doanh nghiệp.
2.1.2.2. Chính trị , luật pháp
- Hoạt động thương mại diễn ra trên thị trường quốc tế có tính chất phức tạp hơn so với trong nước vì bị chi phối bởi cả luật pháp quốc gia và quốc tế. vì vậy, nếu không nắm rõ các luật lệ, các doanh nghiệp sẽ phải chịu những hậu quả khôn lường.
- Trong nước, môi trường chính trị ổn định là điều kiện tốt cho doanh nghiệp hoạt động và phát triển .Tuy nhiên, bộ máy hành chính cồng kềnh, các thủ tục hải quan còn nhiều phức tạp, nội dung các điều luật còn nhiều kẽ hở, dễ gây tranh cãi và có thể dẫn đến thiệt hại về mặt kinh tế cho doanh nghiệp, hệ thống luật pháp đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nên thường xuyên thay đổi gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc nắm bắt kịp thời để điều chỉnh, thay đổi kế hoạch nhập khẩu, đàm phán kí kết hợp đồng nhập khẩu. Bên cạnh đó, tệ quan liêu trong bộ máy hành chính rất nhiều khi đã gây cản trở trong việc đáp ứng kịp thời nguồn linh kiện nhập khẩu, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, có những trường hợp hàng nhập khẩu bị giữ tại cửa khẩu quá lâu để chờ giải quyết làm trễ thời gian giao sản phẩm cho khách hàng, gây mất uy tín cho doanh nghiệp.
2.1.3. Môi trường vi mô
2.1.3.1. Người tiêu thụ
- Thu nhập là yếu tố quan trọng quyết định hành vi và khả năng mua sắm của người dân. Công ty xác định khách hàng mục tiêu là người có thu nhập thuộc nhóm 2 và 3 sống ở thành thị và nông thôn. Vì vậy, sự thay đổi về lượng thu nhập, cơ cấu thu nhập của các nhóm này cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến lượng tiêu thụ, loại hàng được tiêu thụ của công ty. Nắm bắt được yếu tố này, công ty sẽ dễ dàng hơn trong việc hoạch định kế hoạch nhập khẩu, sản xuất kinh doanh, lượng hàng tiêu thụ và loại hàng tiêu thụ.
Bảng 4: Thu nhập bình quân nhân khẩu 1 tháng chía theo thành thị và nông thôn , kết hợp 5 nhóm thu nhập
( đơn vị : 1000 VND )
2002
2004
2006
Thành thị
622,1 (69,33%)
815,4 (68,32%)
1058,4 (67,68%)
Nông thôn
275,1 (30,67%)
378,1 (31,68%)
505,7 (32,32%)
Nhóm thu nhập 1
107,7 (6,03%)
141,8 (5,84%)
184,3 (5,79%)
Nhóm thu nhập 2
178,3 (9,98%)
240,7 (9,92%)
318,9 (10,02%)
Nhóm thu nhập 3
257,0 (14,39%)
347,0 (14,3%)
458,9 (14,42%)
Nhóm thu nhập 4
370,5 (20,74%)
514,2 (21,19%)
678,6 (21,32%)
Nhóm thu nhập 5
872,9 (48,86%)
1182,3 (48,75%)
1541,7 (48,45%)
(Nguồn : tổng cục thống kê )
Như vậy, có khoảng 24,37% người dân thuộc 2 nhóm thu nhập sẽ là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp. Bên cạnh đó thu nhập tính bằng số tuyệt đối của 2 nhóm này cũng tăng dần qua các năm. Xe máy lại là phương tiện đi lại chủ yếu và thực sự cần thiết đối với người dân. Hiện nay có những hộ gia đình có 1,2 thậm chí 3,4 chiếc xe máy trong nhà. Trong cơ cấu tham gia giao thông đô thị ở Việt Nam, xe máy chiếm vị trí đầu bảng với khoảng 61% tổng các phương tiện giao thông.Vì vậy tập trung vào phân khúc thị trường này là hợp lí đối với doanh nghiệp khi sản xuất sản phẩm xe máy giá rẻ.
2.1.3.2. Người cung ứng
Trong hoạt động nhập khẩu, bạn hàng chủ yếu của công ty là phía đối tác Trung Quốc – công ty CHONGING CQ MEC MACHINERY & EQUIPMENT IMP & EXP CO với nội dung nhập khẩu bộ linh kiện xe máy và một số lượng nhỏ xe máy với 2 nhãn hiệu xe là: WAKEUP 110CC , PREAMLM II . Các mẫu mã xe này thường khá giống với một số mẫu mã xe của các hang nổi tiếng như HONDA, SUZUKI …..
2.1.3.3. Các đối thủ cạnh tranh.
- Thị trường xe máy tại Việt Nam đang là một thị trường có sức tiêu thụ lớn và cực kì hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Chính vì vậy , sự cạnh tranh trên thị trường này cũng vô cùng gay gắt và khốc liệt. Trước hết phải kể đến các thương hiệu lớn và được người dân Việt Nam tin tưởng:
- Công ty Honda Việt Nam – thương hiệu xe máy uy tín và lâu đời nhất tại Viêt Nam. Người tiêu dùng Việt Nam biết tới xe máy chính là do tập đoàn Honda mang lại. Xe máy của tập đoàn luon mang lại cho người tiêu dung cảm giác an toàn, tin tưởng và độ bền của xe.
- Công ty Yamaha motor Viet Nam, tuy đến sau nhưng lại xây dựng được một lượng lớn khách hàng cho riêng mình, đó là giới trẻ, với phong cách năng động , kiểu dáng xe đẹp và bắt mắt.
- Một số thương hiệu lớn nữa như SYM hay SUZUKI.
Tuy nhiên để có được một chiếc xe do các thương hiệu này sản xuất thì người tiêu dung cũng phải bỏ ra một số tiền lớn, ít nhất khoảng 14 triệu đồng. Do đó, các công ty này thường tập trung vào nhóm thu nhập 4 và 5 như đã trình bày ở trên. Vì vậy đây không phải là các đối thủ chính mà doanh nghiệp cần ứng phó.
- Nắm bắt được các nhu cầu về xe máy tại Việt Nam là rất cao, trong những năm gần đây, các tập đoàn xe máy lớn tại Trung Quốc như: Lifan, Zhongshen,… theo mẫu các động cơ đã có sẵn trên thị trường để sản xuất hàng loạt xe máy có giá bán thấp kỉ lục để xuất sang một số thị trường trong đó có Việt Nam và rất thành công vì một phần lớn người dân Việt Nam muốn mua xe máy nhưng có thu nhập thấp. Gián tiếp đưa sản phẩm xe máy Trung Quốc vào thị trường việt Nam đó là những doanh nghiệp lắp ráp trên dây chuyền dạng IKD như Công ty cổ phần Nam Việt Phát, trong nội dung này cũng có đến hàng trăm doanh nghiệp lớn nhỏ. Đây mới là những đối thủ chính với công ty Nam Việt Phát, cung cạnh tranh trên phân khúc thị trường xe máy giá rẻ. Vì vậy công ty không những phải phát huy tôt những cơ hội, những thế mạnh của bản thân mà còn phải lập kế hoạch đối phó với các chiến lược cạnh tranh của đối thủ cạnh tranh.
2.2. Các yếu tố bên trong.
Đây chính là những yếu tố thể hiện nội lực của công ty, nội lực có mạnh thì công ty mới dễ dàng ứng phó với các thách thức trong kinh doanh. Mỗi yếu tố cũng đều tồn tại hai mặt, có mặt mạnh và cả mặt yếu. Đứng trên cương vị của doanh nghiệp, cần nhận thức được đầy đủ và rõ rang cả hai mặt đó để phát huy tối đa nội lực của công ty.
2.2.1. Điểm mạnh của công ty.
2.2.1.1. Cơ cấu quản lý gọn nhẹ
- Là 1 doanh nghiệp nhỏ với tổng vốn chủ sở hữu khoảng hơn 7 tỷ đồng, cơ cấu tổ chức công ty gọn nhẹ, chia làm hai mảng chính là kinh doanh và sản xuất.
+ Bộ phận kinh doanh chỉ có 2 phòng ban chính là phòng kế toán – tài chính và phòng dự án – kinh doanh với tổng số nhân viên và cán bộ quản lí chỉ vỏn vẹn 8 người. Trong khi ở các công ty lớn, số lượng nhân viên ở các phòng ban này có thể lên tới con số hàng chục người, thậm chí đông hơn. Với cơ cấu này, các cán bộ quản lí phải đảm nhiệm khá nhiều nội dung công việc, tuy nhiên cũng rất phù hợp vì các nội dung hoạt động của công ty không nhiều, chủ yếu vẫn tập trung vào nhập khẩu linh kiện và hoàn thiện lắp ráp xe máy để đưa ra thị trường. Bên cạnh đó , với việc đảm nhiệm nhiều nội dung, các cán bộ quản lí nắm bắt tình hình của công ty sát sao hơn, sự liên hệ giữa các bộ phận chặt chẽ hơn. Đặc biệt với cơ cấu này, công ty đã thực hiện được tiết kiệm chi phí.
+ Bộ phận kĩ thuật chỉ có 1 phó giám đốc kĩ thuật quản lí 2 phân xưởng, tổng cộng số công nhân kĩ thuật có trình độ chuyên sâu là 28 người, được chia để phụ trách các nhóm nhỏ và phụ trách những khâu quan trọng, đòi hỏi tay nghề cao. Các công việc phụ không đòi hỏi đến kĩ thuật được giao cho số lao động phổ thông và lao động ngắn hạn. Như vậy doanh nghiệp đã tiết kiệm được một phần lương do những công việc không cần đến kĩ thuật được giao cho công nhân phổ thông. Đương nhiên, điều này đòi hỏi các công nhân phải có năng suất lao động cao, lành nghề, cán bộ quản lí phải rất sát sao quản lí chất lượng sản phẩm.
- Về mặt quản lí, so với những bộ máy cồng kềnh, nhiều tầng nấc ở các tập đoàn lớn, việc ra các quyết định kinh doanh của công ty chỉ cần thông qua nhiều nhất là 3 cấp ( phó giám đốc -> giám đốc -> hội đồng quản trị ). Đây là với những quyết định mang tính chất cực kì quan trọng, còn mỗi cấp quản lí đều có thẩm quyền ra quyết định ở những mức độ khác nhau. Do đó, khi gặp khó khăn, cấp bách, công ty có thể tiến hành giải quyết một cách nhanh chóng, không phải chịu các thủ tục rườm rà như các tập đoàn lớn. Số lượng nhân viên tương đối ít sẽ đảm bảo được sự thống nhất trong các quyết sách từ lãnh đạo cho đến nhân viên. Từ đó, quá trình triển khai và thực hiện các kế hoạch kinh doanh cũng sẽ dễ dàng hơn và khả năng thành công cao hơn. Chính vì vậy từ năm 2003 đến nay, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty các năm đều tăng trưởng tương đối ổn định ( kể cả trong năm 2008 )
- Nhờ cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, giá thành được coi là vũ khí lợi hại nhất của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường luôn “thiên biến vạn hóa”. Trong khi các tập đoàn lớn phải vất vả với những kế hoạch cắt giảm chi phí để hạ giá thành thì công ty lại có thể đưa ra những mức giá linh hoạt để phù hợp túi tiền của khách hàng.
2.2.1.2. Kinh nghiệm hoạt động của công ty.
Công ty có tiền thân là công ty cổ phần xuất nhập khẩu và thương mại Vạn Xuân, với kinh nghiệm làm việc lâu năm trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe gắn máy. Vì vậy, không như các công ty cùng ngành mới thành lập luôn gặp phải những khó khăn do sự thiếu kinh nghiệm và hiểu biết, công ty Nam Việt phát đã có sẵn nguồn nhập khảu linh kiện sản xuất xe gắn máy từ bên Trung Quốc, công ty cững có sẵn thông tin nguồn khách hàng do công ty cũ để lại, tập trung vốn mua sắm trang thiết bị và dây chuyền công nghệ để lắp ráp. Với nền tảng vững chắc sẵn có như vậy, ngay khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, tất cả hệ thống từ dây chuyền máy móc để sản xuất , các phòng ban làm việc , show room bán hàng có thể hoạt động ngay một cách trơn tru và có hiệu quả. Do đó, từ khi thành lập vào năm 2003 cho đến nay, công ty luôn làm ăn có lãi. lợi nhuận sau thuế qua các năm được thể hiện qua biểu đồ sau :
Hình 5: Biểu đồ lợi nhuận sau thuế của công ty
(đơn vị : triệu đồng )
(Nguồn : phòng kế toán – tài chính )
Trung bình mỗi năm, công ty tiêu thụ được khoảng hơn 1000 xe máy, lợi nhuận sau thuế trung bình vào khoảng 637,138 triệu đồng. Trong một môi trường mà số luơngj doanh nghiệp sản xuất xe máy vừa và nhỏ lên đến hàng trăm, các doanh nghiệp lớn đang ra sức khẳng định thương hiệu của riêng mình, các doanh nghiệp nước ngoài đang tăng cường đầu tư vào thị trường xe máy trong nước thì công ty với số vốn khoảng 7 tỷ đồng có được lợi nhuận như vậy là rất đáng yên tâm.
2.2.1.3. Giá thành sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh.
Sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, giá bán dao động trong khoản từ 7-10 triệu đồng. Như vậy, giá thành một sản phẩm xe máy của công ty chỉ có giá bằng 1/2 đến 1/3 so với các dòng xe máy của các hãng nổi tiếng như Honda, Suzuki,… Với nhu cầu về phương tiện giao thông hiện nay, đặc biệt là xe máy, trong khi đó thu nhập của người dân Việt Nam chưa cao, khách hàng mục tiêu của công ty lại là đối tượng thu nhập trung bình và dưới trung bình thì giá cả một chiếc xe máy như thế này là rất hợp lí. Đồng thời tạo được lợi thế cạnh tranh về giá so với một số doanh nghiệp sản xuất xe máy khác.
2.2.2. Điểm yếu của công ty.
2.2.2.1. Quy mô công ty nhỏ, lượng vốn thấp nên vị thế thấp, khả năng huy động vốn hạn hẹp.
- Trên thực tế quy mô công ty cùng với vị thế và uy tín sẽ tạo được cho công ty rất nhiều thuận lợi trong việc đàm phán kí kết hợp đồng cũng như khả năng huy động vốn,…
Hình 6: Biểu đồ Tình hình tài chính của công ty
Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn : phòng kế toán – tài chính)
- Trước hết, trong quả trình đàm phán và kí kết hợp đồng, nếu vị thế công ty lớn sẽ tạo được lợi thế trên bàn đàm phán ngay trong những bước khởi đầu, tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình đàm phán, thỏa thuận, phía đối tác cũng mong muốn có thể hợp tác với những công ty lớn để đạt được lượng tiêu thụ cao do đó công ty sẽ đạt được nhiều ưu đãi trong việc đàm phán, kí kết hợp đồng. Trong khi đó, công ty Nam Việt Phát là doanh nghiệp nhỏ, vốn ít, quy mô nhỏ. Còn phía đối tác Trung Quốc – công ty CHONGING CQ MEC MACHINERY & EQUIPMENT IMP & EXP CO là một doanh nghiệp lớn của Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu xe máy và linh kiện của Trung Quốc thường chọn nguồn nhập khẩu từ công ty này. Sự chênh lệch về vị thế rất rõ rệt do đó một số điều khoản và nội dung hợp đồng nhập khẩu được kí kết đặc biệt là mức giá nhập thường nghiêng về đề xuất bên đối tác Trung Quốc.
- Xét về khả năng huy động vốn, với một công ty lớn và có uy tín sẽ có nhiều nguồn để có thể huy động vốn. Điển hình là một công ty cổ phần đã niêm yết trên sàn chứng khoán có thể huy động vốn từ lợi nhuận không chia, phát hành cổ phiếu mới, phát hành trái phiếu hoặc vay vốn ngân hàng,… Còn công ty Nam Việt Phát là công ty cổ phần nhỏ, chưa niêm yết, do đó các cách thức huy đông vốn không nhiều, thông thường là huy động từ lợi nhuận không chia, góp thêm vốn từ các chủ sở hữu, vay vốn ngân hàng. Tuy vậy, do là một công ty nhỏ nên lượng vốn có thể huy động từ lợi nhuận khồng chia là không nhiều ( lợi nhuận sau thuế trung bình khoảng 680 triệu/năm ), công ty có thể vay vốn ngân hàng nhưng thường chỉ được vay ngắn hạn, tài trợ việc mua bán hàng hóa, xem trên bảng cân đối kế toán qua 4 năm thì nợ dài hạn là rất nhỏ.
Trong khi đó, các kế hoạch như đầu tư công nghệ hiện đại hơn, đầu tư sản xuất trong nước, thực hiện các chiến lược lâu dài lại đòi hởi một lượng vốn lớn để đầu tư trong thời gian dài. Như vậy, nếu công ty muốn thực hiện những kế hoạch trên sẽ thực sự rất khó khăn khi các phương thức huy động vốn ít, lượng vốn huy động được không nhiều.
2.2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực không cao.
- Công ty có cơ cấu quản lý gọn nhẹ, ít phòng ban, do đó khối lượng công việc của cán bộ các phòng là khá nhiều và đảm trách nhiều mảng hoạt động. Do tính chất công việc như vậy nên đòi hỏi các cán bộ quản lý phải có kiến thức tốt, chuyên sâu, nhiều kinh nghiệm hoạt động kinh doanh, am hiểu nhiều lĩnh vực.
Hình 7: Cơ cấu lao động trong công ty
Đơn vị: %
( Nguồn: Báo cáo về nhân sự công ty năm 2009)
- Như vậy mặt bằng chung về học thức của đội ngũ quản lý và nhân viên là thấp. Công ty Nam Việt Phát mặc dù là 1 công ty nhỏ nhưng nội dung hoạt động lại khá phức tạp vì liên quan nhiều đến hoạt động nhập khẩu. Do đó, khối lượng công việc của phòng KT-TC là rất nhiều,tính chất đa dạng,phức tạp, 3 nhân viên phòng này lại chỉ có trình độ cao đẳng và trung cấp. Đội ngũ nhân viên trình độ thấp sẽ dễ gây ra những sai phạm trọng yếu trong hạch toán kế toán, lập kế hoạch tài chính. Trưởng phòng quản lý lại không thể rà soát lại đầy đủ các nghiệp vụ đã được hạch toán, chi tiết kế hoạch tài chính được trình lên. Thực tế cho thấy, sổ kế toán có khá nhiều bút toán sửa chữa, công ty thường chậm trễ trong việc hoàn thành các báo cáo tài chính trong kì. Như vậy, công ty sẽ rơi vào tình trạng chậm trễ hoặc có nhiều phương hướng sai trong việc lên kế hoạch,chỉ tiêu, lập dự án cho hoạt động nhập khẩu, hoạt động bán hàng,…
- Phòng DA-KD tập trung vào hoạt động nhập khẩu và hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Chỉ xét riêng quá trình nhập khẩu xe máy của công ty Nam Việt Phát cũng đã bao gồm nhiều công đoạn, nhiều thủ tục phức tạp như: Nghiên cứu thị trường (Việt Nam và Trung Quốc), giao dịch đàm phán kí kết hợp đồng tại Trung quốc, xin giấy phép nhập khẩu, mở L/C, làm thủ tục hải quan, …..Tất cả các hoạt động này đòi hỏi cán bộ quản lý và nhân viên phòng DA-KD phải nắm bắt được đầy đủ các chính sách của Nhà nước, các quy định, các văn bản luật về hoạt động nhập khẩu nói chung và nhập khẩu linh kiện xe máy, xe máy nói riêng, các chính sách thuế trong nước,diễn biến thị trường trong nước, xu hướng biến động của lãi suất cho vay, tỷ giá hối đoái,…, nghiên cứu thị trường Trung Quốc để xem xét về giá cả và chất lượng nguồn hàng nhập khẩu, các vấn đề về luật pháp bên phía Trung Quốc, luật pháp quốc tế,…nghiên cứu thị hiếu của người dân để đưa ra các mẫu mã sản phẩm phù hợp. Như vậy, cán bộ và nhân viên phòng DA-KD phải là những người có kiến thức rộng và chuyên sâu trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế, hơn thế nữa phải có kinh nghiệm thực tế lâu năm trong lĩnh vực này. Đây là mảng hoạt động mang lại lợi nhuận chính cho công ty, nếu hoạt động không tốt công ty có thể gặp phải những rủi ro cả về kinh tế và luật pháp, có thể dẫn tới phá sản. Mặc dù công ty có đối tác lâu năm, các thủ tục và hoạt động không có nhiều biến động trong các năm trước nhưng trong giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế trong nước và thế giới đều biến động một cách nhanh chóng, các thủ tục, luật pháp đều đang thay đổi theo hướng hoàn thiện hơn, diễn biến kinh tế cũng tồn tại những bất ổn cho hoạt động nhập khẩu. Thiết nghĩ, với trình độ nhân viên chỉ tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp rất khó để theo kịp nhịp thay đổi của thị trường.
2.2.2.3. Chất lượng sản phẩm không cao.
- Công ty nhập khẩu linh kiện xe máy từ Trung Quốc, lắp ráp tại Việt Nam, giá thành rẻ tương đối,mẫu mã đẹp nhưng đi kèm với đó là tuổi thọ ngắn, sản phẩm không bền. Đây là điểm yếu nhận thấy ở hầu hết các doanh nghiệp cùng ngành. Lợi thế về giá rẻ là một lợi thế lớn của công ty trong thời gian trước đây, khi mà xe máy Trung Quốc mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam, nhưng sau một thời gian sử dụng, người ta nhận thấy sự khác biệt rõ rệt về chất lượng của các dòng xe này so với các thương hiệu mạnh như Honda. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty phải giữ chữ tín với khách hàng, chữ tín thể hiện ở các phương án sau:
+ Giữ nguyên giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
+ Giảm giá thành và giữ nguyên chất lượng sản phẩm.
+ Kết hợp giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Thu nhập của người dân đang dần tăng, nếu như trước đây có thể phải rất cố gắng mới mua được 1 chiếc xe máy Trung Quốc và càng xa vời hơn nếu muốn mua 1 chiếc Honda thì giờ đây, họ có thể dễ dàng hơn để mua 1 chiếc xe máy Trung Quốc. Và nếu chất lượng xe không tốt, họ sẽ hướng đến việc chấp nhận bỏ một khoản tiền lớn hơn để mua 1 chiếc xe Honda, giá thành cao hơn nhưng đổi lại là sự yên tâm về chất lượng.
- Sản phẩm xe máy của công ty Nam Việt Phát có đặc điểm là tỷ lệ nội địa hóa thấp( khoảng 15%), các linh kiện chủ yếu nhập từ Trung Quốc, ít sản xuất tại Việt Nam. Do đó chất lượng xe máy phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Phía đối tác lại là bạn hàng lâu năm nên nguồn nhập khẩu gần như cố định. Như vậy chất lượng sản phẩm gần như không cải thiện trong một thời gian dài. Tỷ lệ nội địa hóa thấp nên giá nhập khẩu vẫn cao nên công ty khó áp dụng chiến lược giảm giá. Như vậy, cả 3 phương án trên đều không thể thực hiện được với tình hình sản xuất như hiện nay của công ty.
2.2.2.4. Hoạt động marketing yếu kém, chưa chú trọng tới các dịch vụ sau bán hàng.
Thực tế hiện nay cho thấy, công ty Nam Việt Phát thường không mấy chú trọng tới chiến lược Marketing. Ngay bản thân trong bộ máy quản lý doanh nghiệp, các bộ phận sản xuất, kinh doanh hay bán hàng chỉ chú trọng vào công việc chính là sản xuất và bán sản phẩm cho những khách hàng "có mối làm ăn" từ trước. Công ty ít khi lập ra những chính sách, kế hoạch, những chiến lược marketing dài hạn, thậm chí là trong ngắn hạn.
- Phòng DA-KD của công ty không xây dựng kế hoạch marketing cụ thể mà chỉ xuôi theo thị trường để xác định tăng hoặc giảm giá tùy từng thời điểm, thời kì. Do đó, lượng hàng bán được tăng giảm theo nhu cầu thị trường chứ không phải do hoạt động marketing.
- Trong khi rất nhiều công ty hiện nay đã chú trọng đến các dịch vụ sau bán hàng thì công ty Nam Việt Phát vẫn chưa có kế hoạch triển khai các dịch vụ này. Mặc dù đây là cách để các công ty giữ được các mối quan hệ khách hàng thân thuộc và tạo được một số lượng các khách hàng quen, tạo dựng uy tín mà không mất quá nhiều chi phí như sử dụng hình thức quảng cáo trên truyền hình( vừa tốn kém , lại không phù hợp với các công ty nhỏ).
- Hơn nữa khi sản phẩm Trung Quốc trên thị trường thường mang tiếng là không tốt, các công ty đều phải cạnh tranh gay gắt để giành lấy thị phần thì các dịch vụ sau bán hàng đặc biệt là dịch vụ bảo hành cần phải được triển khai mạnh nhất vừa để đánh bật các tin đồn về sản phẩm, vừa để tạo dựng niềm tin của khách hàng và giữu chân khách hàng thì công ty lại rất ít quan tâm đến hoạt động này.
3. Nhận diện toàn bộ cơ hội, thách thức đối với công ty.
Khái quát chung về công ty cho ta có cái nhìn tổng quát về tình hình hoạt động của công ty. Xem xét các yếu tố bên ngoài tác động tới hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt từ khi gia nhập WTO cho ta biết chi tiết hơn về sự ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực của từng yếu tố. Nhận định về điểm mạnh và điểm yếu của công ty để biết để khắc phục hay phát huy các yếu tố đó. Tất cả các yếu tố xuất phát từ bên trong công ty, hay các yếu tố tác động từ bên ngoài và đặc biệt là yếu tố hội nhập WTO đều tạo nên những cơ hội và thách thức nhất định đối với công ty. Tổng kết những điều này một cách đầy đủ là tiền đề quan trọng để đưa ra những phương hướng hoạt động và những giải pháp cho chiến lược hội nhập của công ty.
3.1. Cơ hội.
3.1.1. Môi trường chính trị ổn định, cơ chế chính sách thông thoáng
Theo đánh giá của các tổ chức trên thế giới thì Việt Nam là một đất nước có môi trường chính trị ổn định và đang dần hoàn thiện các chính sách kinh tế. Nhà nước ta kiên quyết tuân thủ nghiêm ngặt quy chế WTO với tiêu chí tự do hóa thương mại. Không những vậy, hiện nay hàng rào thuế quan đã được gỡ bỏ, thuế nhập khẩu giảm đi đáng kể là cơ hội giúp công ty giảm chi phí nhập khẩu, tăng khả năng cạnh tranh. Hội nhập WTO khiến cho hàng hoá nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam với giá rẻ và phong phú hơn, nhờ đó sẽ làm giảm sức ép về nguyên liệu ngoại nhập và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ biết được nhu cầu của thị trường thế giới do được tiếp xúc trực tiếp với các nhà phân phối của nước ngoài.
Các thông tin về kinh tế, chính trị, luật pháp đều được công khai, rõ ràng, minh bạch tạo điều kiện cho công ty hoạt động phù hợp. Theo lộ trình thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO của Việt Nam, tính minh bạch trong quản lý của các cơ quan, tổ chức hữu trách đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ được nâng cao. Mặt khác, hiện tượng phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp Nhà nước với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (chủ yếu là khu vực tư nhân) sẽ không còn, nên công ty sẽ thuận lợi hơn trong việc tiếp cận với các nguồn lực tài chính, gia nhập thị trường, hỗ trợ kinh doanh. Thị trường thông suốt, các hoạt động thanh toán quốc tế dễ dàng giúp công ty thực hiện hoạt động nhập khẩu đạt hiệu quả cao.
3.1.2. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Công ty có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp xe máy, kết hợp với cơ cấu quản lí hợp lí và tình hình tài chính ổn định là những tiền đề giúp công ty tận dụng được các cơ hội một cách tối đa. Không những vậy với chủ trương sản phẩm giá rẻ đánh vào thị trường có mức thu nhập khá- trung bình nên thị trường hơn 80 triệu dân tại Việt Nam là một cơ hội lớn đối với công ty.
Xét về dài hạn, trước áp lực cạnh tranh, công ty sẽ phải tích cực nâng cao năng lực quản lý, đổi mới công nghệ, chú trọng sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng và cải thiện văn hoá doanh nghiệp, nhờ đó phát triển doanh nghiệp bền vững hơn trong môi trường cạnh tranh quốc tế.
3.2. Thách thức.
Hội nhập quốc tế luôn tồn tại cả cơ hội và thách thức. Thách thức đặt ra đối với công ty là không nhỏ, tập trung ở một số điểm sau:
3.2.1. Sức ép cạnh tranh trong môi trường hội nhập quốc tế.
- Khi gỡ bỏ dần hàng rào thuế quan, thực hiện đối xử quốc gia, các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Chính phủ không thể ưu đãi với các doanh nghiệp trong nước vì vậy các công ty vừa phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài trong khi khả năng cạnh tranh kém, thiếu sự linh hoạt.
- Không những vậy theo quy định của WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường bán lẻ cho các nhà phân phối nước ngoài, do đó, với quy mô lớn, mạng lưới phân phối toàn cầu và có tính chuyên nghiệp cao, các công ty nước ngoài sẽ là những đối thủ lớn, đe doạ sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có cả công ty Nam Việt Phát.
- Khi hội nhập WTO, việc tăng cường kiểm tra các quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ sẽ nâng cao, trong khi thực tế là đa phần các DN Việt Nam chưa có được các kiểu dáng xe của riêng mình. Hầu hết các DN đều sử dụng các kiểu dáng xe không được bảo hộ của các công ty Nhật Bản. Đây sẽ là một thách thức rất lớn của công ty hoặc chấp nhận mua bản quyền để sản xuất và lắp ráp, hoặc xây dựng và phát triển kiểu dáng xe riêng. Cả hai biện pháp này đều sẽ tốn rất nhiều chi phí.
3.2.2. Năng lực của công ty trong môi trường hội nhập quốc tế.
Xuất phát từ nội lực công ty, những hạn chế về quy mô nhỏ, chi phí sản xuất cao, kiểu dáng sản phẩm đơn điệu, chất lượng sản phẩm chưa cao và thiếu mạng lưới phân phối, tiếp thị nên công ty khó tiếp cận thị trường mới, hay kể cả giữ chân khách hàng cũ.
Trong mội trường kinh tế hội nhập thì quy mô vốn và chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố then chốt quyết định sự thành bại của công ty. Cụ thể trên thực tế, quy mô vốn và lao động của công ty còn quá nhỏ so với quy mô doanh nghiệp thông thường của các nước phát triển và có nền kinh tế mới nổi. Do quy mô như vậy kéo theo hiệu quả kinh doanh không cao, khả năng cạnh tranh của công ty thấp.
Một thực trạng phổ biến không chỉ ở công ty Nam Việt Phát là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thườ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26846.doc