MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do thực hiện chuyên đề 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Phạm vi nghiên cứu 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Cấu trúc chuyên đề 2
PHẦN NỘI DUNG 3
CHƯƠNG : 1 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH 3
1.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH 3
1.1.1 Thông tin chung về công ty 3
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển công ty 3
1.1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty 4
1.2 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH 4
1.2.1 Môi trường vĩ mô 4
1.2.1.1 Môi trường kinh tế 4
1.2.1.2 Môi trường chính trị, chính sách pháp luật 5
1.2.1.3 Môi trường Văn hóa – Xã hội 5
1.2.1.4 Môi trường tự nhiên 6
1.2.1.5 Môi trường công nghệ 6
1.2.1.6 Môi trường quốc tế 6
1.2.2 Môi trường cạnh tranh 7
1.2.2.1 Đối thủ cạnh tranh 7
1.2.2.2 Đối thủ tiềm ẩn 8
1.2.2.3 Khách hàng 9
1.2.2.4 Sản phẩm thay thế 9
1.2.2.5 Nhà cung ứng 10
1.2.3 Ma trận các yếu tố bến ngoài 10
1.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH 11
1.3.1 Văn hóa doanh nghiệp 11
1.3.2 Nghiên cứu và Phát triển dự án 11
1.3.3 Hoạt động Marketing 11
1.3.4 Hoạt động tài chính 15
1.3.5 Hoạt động hợp tác đầu tư 15
1.3.6 Hệ thống thông tin quản lý 16
1.3.7 Tổ chức quản trị và điều hành 16
1.3.8 Ma trận các yếu tố bên trong 16
CHƯƠNG 2 : HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH 18
2.1 CÁC CĂN CỨ ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 18
2.1.1 Các căn cứ chung 18
2.1.2 Triển vọng ngành 18
2.1.3 Dự báo nhu cầu 18
2.1.4 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình 19
2.1.5 Mục tiêu chiến lược của công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình 19
2.2 ĐỀ XUẤT CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH 20
2.2.1 Ma trận SWOT 20
2.2.2 Ma trận các yếu tố bên trong, bên ngoài 23
2.2.3 Kết quả các phương án chiến lược 24
2.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ THỰC HIỆN CÁC CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG TY CPĐT&SX GIÀY THÁI BÌNH 24
2.3.1 Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp 24
2.3.2 Giải pháp Marketing 24
2.3.3 Giải pháp tài chính 25
2.3.4 Giải pháp nhân sự 25
2.3.5 Giải pháp phát triển kinh doanh 26
2.3.6 Giải pháp quản lý 26
PHẦN KẾT LUẬN 27
1. KẾT LUẬN 27
2. KIẾN NGHỊ 28
2.1 Đối với Nhà nước 28
2.2 Đối với TBS 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6061 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chiến lược kinh doanh của công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y dựng chiến lược, các doanh nghiệp Việt cần khai thác các điểm mạnh then chốt, có thể khai thác để biến thành ưu thế phát triển dài hạn là: chất lượng mẫu mã sản phẩm, gia tăng khả năng cạnh tranh để chiếm lấy thị phần, đồng thời khắc phục các điểm yếu hiện tại để duy trì và phát triển lớn mạnh hơn. Tuy nhiên, với thông tin có được còn hạn hẹp nên việc đánh giá các yếu tố còn mang tính chủ quan, chỉ phản ánh ở mức tương đối. Qua đây có thể thấy rằng, với giả thiết các điểm số trên có độ tin cậy cao thì doanh nghiệp trong ngành da giày VN nói chung, TBS nói riêng càng có thể khẳng định vị thế và sức mạnh của mình trong ngành trong thời gian sắp tới.
1.2.2.2 Đối thủ tiềm ẩn
Ngoài những đồi thủ chính như đã nêu trên, nền công nghệp giày dép Việt Nam còn phải đối đầu với những biến chuyển trong chiến lược kinh doanh của những đối thủ tiềm ẩn. Nếu như hiện tại, giày dép Việt chỉ phải đối đầu với Trung Quốc, Braxin, Ấn Độ… thì bây giờ lại phải chuẩn bị đối đầu với cả các nước mạnh khác như Ý, Đức, Pháp. Các nước này đã xây dựng lại một số cơ sở sản xuất của họ tại Bungari, Rumani, Hungari và Cộng hòa Séc. Đối với ngành công nghiệp giày dép, đây là cơ hội tốt để các nhà sản xuất những nước này mở rộng và nâng cao khả năng cạnh tranh khi mà nhiều nhà sản xuất tại các nước EU khi thuê ngoài (Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ…) phải cung cấp bí quyết và kỹ thuật để tạo ra hững mẫu giày dép kiểu cách và đẹp mắt cho phân đoạn thị trường hạng trung.
1.2.2.3 Khách hàng
Khách hàng chính của các sản phẩm giày dép chính là EU – nơi được đánh giá là thị trường đầy tiềm năng cho ngành công nghiệp giày. Thị trường EU với 27 nước thành viên, gồm hầu hết các nước châu Âu. Giá trị nhập khẩu từ các nước ngoài khối EU luôn có chiều hướng gia tăng với tốc độ 1% và rất ổn định, EU thực sự là một thị trường lớn, tự do, nhiều tiềm năng và đầy hứa hẹn đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trên con đường phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Riêng về mặt hàng da giày, EU là một trong những thị trường sản xuất và tiêu thụ đồ da lớn nhất thế giới, giày dép chiếm tới gần 30% mức tiêu thụ toàn cầu. Người tiêu dùng EU tiêu thụ khoảng 2 tỷ đôi giày/năm, trong đó thị trường nội địa cung ứng khoảng 45 - 50%, phần còn lại là nhập khẩu, sản phẩm nhập khẩu chủ yếu có giá thấp, chất lượng từ thấp tới trung bình. Đây chính là một thì trường nhập khẩu da giày đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam, vốn có thể mạnh về giá cả và chất lượng sản phẩm.
1.2.2.4 Sản phẩm thay thế
Mặt hàng chủ đạo của TBS là giày thể thao, giày nữ, và giày vải các loại. Tuy nhiên, những mặt hàng này chỉ được giới đi bộ đường trường, đi leo núi… chọn lựa. Nhưng, như đã nói trên, EU đang dần chuyển hướng sang dân số già, nên hoạt động ngoài trời như leo núi, đi du lịch, đi bộ đường trường tăng cao, nên khả năng các sản phẩm giày thể thao bị soán ngôi là rất khó. Vì thế, trong một thời gian dài, sản phẩm của công ty sẽ không phải đối mặt với các sản phẩm thay thế khác.
1.2.2.5 Nhà cung ứng
Các loại nguyên liệu ngành công nghiệp giày dép đang tiêu thụ bao gồm nguyên liệu tổng hợp cho sản phẩm cấp trung, các loại phụ liệu như nhãn mác, chỉ, ruy băng, các loại keo, dung môi…, các loại vải dùng cho các loại giày cấp trung và thấp như canvas, các loại đế giày, gót giày, form giày và bao bì các loại như thùng, hộp, bao PE, giấy lót, giấy gói... Hiện tại, Việt Nam đã cung cấp được những nguồn nguyên liệu trên. Tuy nhiên, đa số những nguồn nguyên liệu chính dùng để sản xuất giày dép để xuất khẩu, hướng đến thị trường cấp cao như chỉ, các loại da, vải cao cấp, nguyên liệu tổng hợp cao cấp, các loại keo dán, hóa chất đặc biệt lại phải nhập khẩu. Chính vì thế, tình trạng sản xuất giày dép tại TBS nói riêng, tại các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Việt Nam nói chung bị ảnh hưởng lớn khi giá nguyên liệu đầu vào đang tăng cao.
1.2.3 Ma trận các yếu tố bến ngoài (EFE - External Factor Evaluation Matrix)
Bảng 1.2: Ma trận các yếu tố bến ngoài EFE
Các yếu tố bên ngoài chủ yếu
Tầm quan trọng
Trọng số
Tính điểm
Cải cách thuế chống bán phá giá
0,14
2
0,28
Chính sách pháp luật của Nhà nước
0,09
1
0,09
Công nghệ thay đổi
0,04
1
0,04
Tỷ giá hối đoái thay đổi
0,15
2
0,3
Sự dịch chuyển dân số từ dân số trẻ sang dân số già
0,1
4
0,4
Thay đổi hành vi, lối sống
0,05
3
0,15
Nhà cung ứng nguyên liệu
0,14
3
0,42
Khách hàng là nam giới
Xu hướng thay đổi nhu cầu tiêu dùng
0,17
4
0,68
Thị trường ở chu kì suy thoái
0,06
3
0,18
Thương hiệu
0,06
2
0,12
Cạnh tranh khốc liệt hơn
Tổng cộng điểm
1
2,66
Với số điểm quan trọng là 2.66 cho thấy TBS có khả năng phản ứng khá tốt với các cơ hội và đe doạ bên ngoài. Tuy nhiên để xây dựng một chiến lược kinh doanh có hiệu quả, công ty cần chú ý đến các yếu tố sau: tỷ lệ thất nghiệp và lạm phát cao, cạnh tranh không lành mạnh về giá, chính sách kiểm soát giá của nhà nước,… Các yếu tố này có khả năng ảnh hưởng đến thành công của TBS trong tương lai.
1.3 PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH
1.3.1 Văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá của doanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên. Cho đến nay, TBS đã xây dựng riêng cho mình một nét văn hóa doanh nghiệp. Nó giúp gắn kết từng cá nhân trong tong ty với nhau, tạo không khí làm việc như trong một gia đình; lãnh đạo công ty luôn quan tâm đến các nhân viên của mình, thậm chí ngay trong những chuyện riêng tư của họ như cưới xin, ma chay, ốm đau, sinh con... cũng đều được lãnh đạo thăm hỏi chu đáo…Có thể nói, TBS có một nền văn hóa mạnh và các thành viên trong công ty đều thấm nhuần được những giá trị và chuẩn mực của văn hóa doanh nghiệp.
1.3.2 Nghiên cứu và Phát triển dự án
Công ty chủ yếu đầu tư về các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản mẫu sản phẩm, nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và yêu cầu của khách hàng thông qua việc thiết kế, sản xuất mẫu chào hàng đến khách hàng.
1.3.3 Hoạt động Marketing
Hiện nay, công ty chưa có bộ phận marketing, hầu hết các hoạt động marketing của công ty thì phòng kinh doanh của công ty kiêm luôn thực hiện phần công việc của bộ phận marketing. Những công việc của một bộ phân marketing chuyên nghiệp: quảng cáo, tiếp thị qua thương mại điện tử, chào hàng … đều được phòng kinh doanh đảm nhiệm. Do vậy, mặc dù tiết kiệm được chi phí nhưng nói về lâu dài và hiệu quả thì đây là vấn đề khó khăn lớn hiện nay của công ty.
Về sản phẩm (Product)
Sản phẩm của công ty bao gồm giày thể thao, giày nữ, giày vải các loại. Hiện tại, các sản phẩm này được đánh giá cao về chất lượng cũng như mẫu mã. Chất lượng sản phẩm của công ty đã đạt chứng nhận chất lượng ISO 9000, và những sản phẩm này được sản xuất đảm bảo về an toàn cho người lao động. Riêng về mẫu mã, công ty đã có bộ phận chuyên về thiết kế sản phẩm để thực hiện chào hàng cho đối tác, kết hợp với thiết bị máy móc phục vụ cho công việc thiết kế đã được nâng cao… Chính vì thế, những sản phẩm của công ty thực hiện được người tiêu dùng đánh giá tốt.
Tuy nhiên, vẫn còn đó những khó khăn mà công ty đang phải đối đầu, như sự cạnh tranh gay gắt về chất lượng từ những sản phẩm của Trung Quốc, chúng không cao hơn bao nhiêu, nhưng lại rất bắt mắt về kiểu dáng mẫu mã, màu sắc.
Về giá (Price)
Giá sản phẩm được chào bán trên cơ sở các chi phí đầu vào để tạo ra sản phẩm, kết hợp với những chi phí liên quan đến các hoạt động thương mại của công ty để phụ vụ cho việc bán hàng: vận tải, quảng cáo, tiếp thị… Một trong những thuận lợi của công ty là nguồn nhân lực sản xuất có kinh nghiệm, lành nghề nên việc tạo ra sản phẩm nhanh chóng, giảm chi phí tính cho một đơn vị, đồng thời mức lương của công nhân Việt Nam không quá cao hơn so với các nước trong khu vực (trừ Trung Quốc), nên đây là lợi thế cạnh tranh của công ty về giá sản phẩm.
Chiêu thị (Promotions)
Hiện nay, về chiêu thị, các hoạt động quảng cáo, hoạt động chào hàng, và thương mại điện tử hầu như TBS sử dụng rất ít. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí quảng cáo ở thị trường Mỹ và EU quá tốn kém. Trung bình quảng cáo một số khổ A4 trên tờ báo chuyên ngành, hay tạp chí phải mất đến 3000 - 4000 USD cho một số quảng cáo. Còn trên tivi, đài radio thì tốn kém hơn nhiều. Chính vì vậy, công ty hầu như không thực hiện quảng cáo tại thị trường Mỹ và EU. Ngoài ra, do một số lý do khách quan, nên công ty cũng chưa tận dụng được sức mạnh truyền thông thông qua kênh quan trọng – internet. TBS hiện có trang web chính là nội dung còn sơ sài, chưa cập nhật được nhiều thông tin. Đây là một điểm yếu mà công ty cần khắc phục khi mà doanh nghiệp các nước bạn dành mức độ quan tâm tới thông tin của đối tác trên internet rất nhiều.
Riêng về hoạt động chào hàng, công ty đang sử dụng hình thức chào hàng cho khách hàng cũ thông qua fax, email những hàng hoá mẫu để các khách hàng này xem mẫu có thoả mãn hay không, thực hiện việc báo giá,…Đối với khách hàng mới thì công ty ít có những hoạt động thực hiện chào hàng.
Tuy nhiên, tham gia hội chợ thương mại là hình thức chính mà Thái Bình sử dụng để giới thiệu, quảng bá hình ảnh của mình. Tại đây, TBS không chỉ cung cấp thông tin về công ty, sản phẩm của công ty, năng lực sản xuất, quy mô sản xuất … mà còn là các thức để Thái Bình có thể tìm kiếm thêm được khách hàng, tìm hiểu được nhiều thông tin về nhu cầu, xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng.
Phân phối (Place)
Thái Bình thực hiện sản xuất lắp ráp cho những khách hàng tại Mỹ: Walmart. Đây là một trong những nhà bán lẻ hàng đầu của Mỹ hiện nay, thông qua những khách hàng này thì hàng hóa của Thái Bình dễ tiếp cận đến tay người tiêu dùng cuối cùng tại thị trường Mỹ. Do vậy, các kênh phân phối sản phẩm giày Thái Bình tại thị trường Mỹ chủ yếu thông qua các kênh sau:
Sơ đồ 1.2: Các kênh phân phối của TBS tại thị trường Mỹ
Kênh phân phối số 1
Thái Bình
Nhà bán lẻ (Wal mart)
NTD
Người
trung gian
Nhà bán sỉ
NTD
Thái Bình
Nhà bán lẻ
Kênh phân phối số 2
Nhìn trước mắt thì đây là kênh phân phối tốt và hiệu quả khi mà sản phẩm của công ty tới tay khách hàng dễ dàng mà chi phí bỏ ra lại thấp, nhưng nói về dài lâu thì đây là điều đáng quan tâm của giày Thái Bình. Công ty cần phải có những biện pháp để thực hiện xuất khẩu sang thị trường Mỹ với những kênh phân phối mà công ty có thể kiếm soát được các hoạt động của mình nhất là khi Thái Bình đang có chiến lược xây dựng thương hiệu hàng hóa trên thị trường Mỹ. Đây là một hạn chế rất lớn khi muốn đưa hàng hoá của công ty thâm nhập vào thị trường này.
Quản lý nguồn nhân lực
TBS là công ty của Việt Nam, và là công ty chuyên về sản xuất giày dép nên số lượng công nhân viên của toàn công ty khá đông. Tuy nhiên, trình độ nhân viên của công ty chưa cao, tỷ lệ lao động phổ thông và trung cấp còn nhiều. Lao đông có trình độ và tay nghê chiếm tỷ lệ nhỏ trong công ty.
Bảng 1.3: Cơ cấu lao động và trình độ chuyên môn của công ty
Tỷ lệ (%)
Trình độ chuyên môn
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Phổ thông
Trực tiếp
89.57
6.28%
83.29%
Gián tiếp
10.43
7.23%
1.78%
1.42%
Tổng
100
16.71%
83.29
Nguồn: Phòng nhân sự và thống kê
Theo bảng trên thì ta có thể nhận thấy được rằng: vì công chuyên sản xuất lắp ráp giày theo đơn đặt hàng nên trình độ lao động chủ yếu là lao động phổ thông, và hầu hết những nhân công làm việc tại công ty là nguồn nhân lực từ những vùng nông thôn của cả 3 miền. Nhưng đông nhất là miền Trung và miền Bắc. Do đó, nguồn nhân lực của công ty rất chịu khó làm việc. Nguồn nhân lực này chiếm một tỷ trọng khá cao trong công ty.
Cán bộ công nhân viên trong công ty thì chiếm một tỷ trọng khiêm tốn, trinh độ đại học chiếm nhiều hơn cao đẳng và trung cấp. Tuy nhiên theo tìm hiểu được biết thì một số bộ phận trong công ty mặc dù có trình độ đại học nhưng lại làm việc trái ngành, người ta qua quá trình làm việc thì học hỏi được nhiều kinh nghiệm. Điều này cũng có ảnh hưởng đến chiến lược phát triển của công ty, nhất là công ty đang có chiến lược bành trướng thị trường và tăng quy mô.
1.3.4 Hoạt động tài chính
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh công ty giai đoạn 2009-2011
Năm
2009
2010
2011
Sản lượng (đôi)
7.622.368
9.660.871
6.885.973
Tốc độ tăng (%)
26,74%
28,72%
Doanh thu (1000đ)
1.276.354.477.999
1.992.919.270.050
1.359.247.269.436
Tốc độ tăng (%)
56,14%
31,8%
Lợi nhuận (1000đ)
126.095.992.855
196.392.382.238
134.527.383.122
Tốc độ tăng (%)
55,75%
31,5%
Nguôn: Phòng tài chính
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động của công ty TBS giai đoạn 2009-2011, ta thấy được tình hình tài chính của công ty năm 2009-2010 tăng trưởng mạnh, tốc độ tăng lợi nhuận đạt 55,75%, tuy nhiên, đến năm 2010-2011, sản xuất kinh doanh của công ty có phần chững lại, đây cũng là biểu hiện chung của các công ty cùng ngành trong thời điểm bấy giờ. Nguyên nhân chính của sự chững lại trong ngành công nghiệp da giày tại TBS nói riêng, tại Việt Nam nói chung chủ yếu là do sự tiết giảm nhu cầu tiêu dùng của các thị trường xuất khẩu; nguồn vốn vay khó khăn; giá xăng dầu, đô la Mỹ tăng, ảnh hưởng đến việc nhập khẩu nguyên liệu, khiến giá nguyên liệu nhập khẩu tăng 20% so với cùng kỳ, và trung bình, mỗi tháng tăng 4-5%, gây khó khăn cho việc sản xuất. Trước tình hình này, TBS cũng đang nỗ lực tìm kiếm các phương án thích hợp để cải thiện những khó khăn này.
1.3.5 Hoạt động hợp tác đầu tư
TBS sớm nhận biết được sức mạnh của tập thể đã sớm ra nhập Hiệp hội da giày Việt Nam (Lefaso) và hiện nay chủ tịch hội đồng quản trị TBS là ông Nguyễn Đức Thuấn đang giữ vị trí phó chủ tịch của hiệp hội, tham gia vào các hoạt động của hiệp hội và định hướng phát triển cho công ty. Nhờ đó, TBS nhận được nhiều lợi thế, như được giao lưu, học hỏi kiến thức, kinh nghiệm từ các chuyên gia nước ngoài trong những buổi tập huấn cán bộ, đặc biệt, bộ phận thiết kế của công ty đã vận dụng và cho ra đời những sản phẩm đa dạng, mẫu mã ưa chuộng nhằm tạo sức mạnh riêng mình của mỗi công ty. Và việc hợp tác này đã mang lại lợi ích rất lớn cho công ty trong vụ kiện bán phá giá giày 2005.
Việc liên doanh liên kết với các công ty, với các hiệp hội không chỉ đem lại lợi ích cho riêng một công ty nào mà sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các công ty thành viên trong đó. Do vậy công ty giày Thái Bình luôn tham gia tích cực trong hiệp hội và liên kết với các công ty khác để bảo vệ lợi ích của nhau trên thị trường nước ngoài, chia sẻ kinh nghiệm và cùng phát triển.
1.3.6 Hệ thống thông tin quản lý
Là một công ty lớn, TBS đã sớm ứng dụng những thành tựu công nghệ vào hoạt động sản xuất cũng như quản lý, như việc sử dụng mạng nội bộ Intranet, các phần mềm hỗ trợ như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý kho, chương trình quản lý sản xuất… Trong thời gian tới, công ty sẽ xem xét mua các phần mềm tiệc ích khác để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty, cũng như góp phần cải thiện tốc đọ xử lý dữ liệu của nhân viên, giúp nhân viên trogn công ty tiến gần hơn nữa với khoa học kỹ thuật.
1.3.7 Tổ chức quản trị và điều hành
Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Giày Thái Bình là có hệ thống quản trị được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng do vậy các bộ phận trong công ty luôn được sự chỉ đạo sát sao từ nhiều bộ phận cấp trên, khi đó cả hệ thống quản lý trở thành một ê kíp hoạt động vì mục tiêu chung của công ty.
Mặc dù trong công ty bộ phận quản lý cấp trên không can thiệp vào hoạt động của các bộ phận cấp dưới mà để chỉ hướng dẫn, chỉ đạo nhưng vẫn thường xuyên quan tâm giám sát để cấp dưới không đi lệch hướng. Chính nhờ vào cơ cấu hoạt động này của công ty mà trong thời gian qua các hoạt động quản trị của công ty luôn luôn đạt hiệu quả. Các phòng ban luôn nắm rõ nhiệm vụ hoạt động cụ thể của mình và luôn thực hiện công việc tốt nhất được phân công. Bên cạnh đó, ban quản trị cấp cao của công ty trong quá trình hoạt động của mình đã góp phần không nhỏ trong việc duy trì và phát triển công ty như ngày hôm nay.
1.3.8 Ma trận các yếu tố bên trong (IFE - Internal Factor Evaluation Matrix)
Bảng 1.5 : Ma trận các yếu tố bên trong IFE
STT
Các nhân tố bên trong
Mức
quan trọng
Điểm
Điểm có trọng số
1
Quản lý ngồn nguyên liệu và kiểm soát tồn kho tốt
0.08
3
0.24
2
Hạn ngạch xuất khẩu lớn
0.13
4
0.52
3
Kênh phân phối nội địa chưa mạnh
0.09
1
0.09
4
Khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu thuận lợi
0.12
4
0.48
5
Công suất kho chứa da nguyên liệu lớn
0.05
3
0.15
6
Quản trị nguồn nhân lực đạt hiệu quả tốt
0.09
3
0.27
7
Dịch vụ khách hàng tốt
0.09
3
0.27
8
Hệ thống thông tin đạt yêu cầu
0.07
3
0.21
9
Chưa hiểu rõ về luật pháp quốc tế
0.04
3
0.12
10
Hoạt động mua sắm tốt
0.07
3
0.21
11
Mối quan hệ với các đối tượng hữu quan tốt
0.12
4
0.48
12
Nghiên cứu và phát triển kém
0.05
2
0.10
Tổng
1
3.14
Qua kết quả đánh giá môi trường nội bộ với tổng số điểm quan trọng là 3.14 cho thấy khả năng phản ứng của công ty với các yếu tố là khá tốt. Do đó TBS cần phát huy các điểm mạnh về: khả năng tiếp cận nguồn nguyên liệu và kiểm soát tồn kho thành phẩm, mối quan hệ với các đối tượng hữu quan, phát huy tối đa sức mạnh về quota xuất khẩu và khả năng về tài chính… Bên cạnh đó doanh nghiệp cần phải khắc phục các điểm yếu của mình như: kênh phân phối, nâng cao công suất hoạt động và công suất kho chứa da nguyên liệu, hoàn thiện hệ thống thông tin và nâng cao hoạt động nghiên cứu và phát triển,…
CHƯƠNG 2
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH VÀ CÁC GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH
2.1 CÁC CĂN CỨ ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
2.1.1 Các căn cứ chung
Căn cứ pháp lý:
Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006.
Luật lao động số 35-L/CTN ngày 05 tháng 7 năm 1994 của Chủ tịch nước.
Luật số 35/2002/QH10 ngày 19 tháng 4 năm 2002 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động và các văn bản sửa đổi bổ sung mới nhất áp dụng từ ngày 01/05/2009.
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008.
2.1.2 Triển vọng ngành
Trong những năm gần đây, ngành giày dép Việt Nam được mở rộng và ngày càng phát triển với quy mô lớn, là một nước xuất khẩu đứng thư tư thế giới với kim ngạch 2,5 tỷ USD mỗi năm, riêng ở thị trường EU,Việt Nam xếp thứ hai sau Trung Quốc.
Nhu cầu nhập khẩu giày dép của EU trong năm 2009 vẫn tăng khoảng 5,3% so với năm 2008. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, mặc dù kinh tế của các nước thành viên EU vẫn đang ở đáy suy thoái nhưng nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ mặt hàng giày dép tại EU vẫn đứng ở mức cao. Do năng lực sản xuất tại chỗ của các nước EU sụt giảm khoảng 20%, nhiều nhà máy phải đóng cửa nên nhu cầu nhập khẩu giày dép của EU trong năm 2009 vẫn tăng khoảng 5,3% so với năm 2008 (tương đương 2,5 tỷ USD).
2.1.3 Dự báo nhu cầu
Kim ngạch xuất khẩu của ngành da giày VN có mức tăng trưởng trung bình hàng năm 16%, đạt 3,96 tỷ USD năm 2007, đứng thứ 3 sau ngành dệt may và dầu khí.Kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại năm 2008 đạt 4,7 tỷ USD. Và gần đây nhất, kim ngạch xuất khẩu ngành da giày tính đến giữa tháng 12/2011 đạt trị giá 5,73 tỷ USD so với cùng kỳ. Dự báo đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm ngành da giày Việt Nam sẽ đạt 7 tỷ USD. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam bởi EU là nhà nhập khẩu mặt hàng này lớn nhất.
2.1.4 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình
Ø Tầm nhìn: Top 10 nhà sản xuất giày hàng đầu VN.
Ø Sứ mệnh, giá trị cốt lõi:
Góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước, tăng giá trị xuất khẩu, đem ngoại tệ về cho quốc gia.
Cùng các doanh nghiệp VN xây dựng một ngành giày chủ chốt trong kim ngạch xuất khẩu của đất nước và mở rộng việc phát huy uy tín cho ngành giày VN.
Tạo ra hơn 12000 công việc cho người lao động, góp phần giảm áp lực cho đất nước trong việc giải quyết việc làm. Tạo thu nhập cho người lao động, góp phần vào công cuộc đổi mới đất nước.
2.1.5 Mục tiêu chiến lược của công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất giày Thái Bình
Trên những thành tích đã đạt được và nhận định tình hình thị trường trong và ngoài nước trong thời gian sắp tới, HĐQT đã đề ra chiến lược phát triển công ty Thái Bình trong giai đoạn này tới năm 2012 là trở thành nhóm công ty hoạt động SX-KD trên ba lĩnh vực chính: đầu tư tài chính; sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu giày dép; kinh doanh bất động sản và du lịch. Với một số chỉ tiêu như sau:
Tổng doanh thu tăng trưởng từ 15%-20% năm.
Vốn chủ sỡ hữu tăng từ 310 tỷ lên 500 tỷ năm 2010.
Top 10 trong những nhà sản xuất giày của Việt Nam.
Kế hoạch thị trường: USA: 40%, EU: 40%, Others: 20%.
Định hướng sản phẩm: Sport, sandal, casual, hiking shoes.
Kế hoạch sản xuất: 40-50 chuyền sản xuất với kế hoạch 25 triệu đôi/năm.
2.2 ĐỀ XUẤT CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH
2.2.1 Ma trận SWOT (Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats)
Bảng 2.1: Ma trận SWOT
STRENGTHS – ĐIỂM MẠNH
WEAKNESSES – ĐIỂM YẾU
Các sản phẩm của TBS được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế.
Ngành da giày đã mang về lợi nhuận khá lớn cho Việt Nam, do đó, chính phủ ta luôn ưu ái cho ngành công nghiệp đầy triển vọng này.
TBS đã có được hệ thống quản trị được tổ chức theo mô hình trực tuyến - chức năng do vậy các bộ phận trong công ty luôn được sự chỉ đạo sát sao từ nhiều bộ phận cấp trên.
Khả năng ứng phó linh hoạt khi gặp vấn đề của TBS khá tốt, nhất là trong vụ kiện bán phá giá giày 2005.
Công ty đạt được chứng nhận chất lượng ISO 9000.
Sản phẩm của công ty làm ra được đảm bảo về an toàn cho người lao động, không vi phạm quyền lao động của con người.
Công ty đã quá tập trung sản xuất giày thể thao, đổi mới công nghệ sản xuất cho loại sản phẩm này.
Mẫu mã hàng hoá của hầu hết các loại sản phẩm đều chưa đa dạng, chủ yếu là sản phẩm giày dép cho nữ, vì thế việc gia tăng kim ngạch còn hạn chế.
Công nghệ sản xuất giày dép chất lượng cao của Thái Bình còn có những hạn chế.
Nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất giày dép của Thái Bình rất biï động phụ thuộc lớn vào nhập khẩu.
Thái Bình có quy mô nhỏ, nguồn vốn và nguồn nhân lực phục vụ cho công ty còn hạn chế nhiều.
Hiện nay, công ty chưa có bộ phận marketing trong công ty. P hòng kinh doanh của công ty kiêm luôn thực hiện phần công việc của bộ phận marketing.
OPPORTUNITIES – CƠ HỘI
THREATS – THÁCH THỨC
Công ty đã tiếp cận được với các thị trường khó tính và có yêu cầu cao trong liên minh châu Âu như Đức, Pháp, Italia. Đây là các thị trường lớn và rất có tiềm năng.
Sự chuyển dịch dân số ở các nước EU, cùng với đặc điểm tiêu dùng giày, dép thể thao… cũng giúp nâng cao nhu cầu về giày dép các loại, đặc biệt là giày dép sandal và giày thể thao.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của ngành da giày: gia tăng các luồng chuyển giao vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, … tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển thị trường quốc tế.
Ngành da giày là ngành sử dụng nhiều lao động xã hội.
Việt Nam với dân số trên 88 triệu dân, đời sống ngày càng được nâng cao, khả năng mua sắm của xã hội được cải thiện…là những cơ hội để ngành da giày phát triển theo hướng xuất khẩu trực tiếp ngay trên sân nhà.
Chế độ xã hội ổn định và đang tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp sản xuất giày da Việt Nam đang gặp phải cạnh tranh gay gắt từ các nước mạnh như Brazil, Trung Quốc và một số nước ASEAN.
Tuy sức mua của thị trường truyền thống (EU) vẫn giữ ở mức ổn định nhưng VN bị chịu nhiều sức ép hơn về thuế và các rào cản so với một số nước như Brazil, Indonesia.
Đối với các thị trường xuất khẩu khác như Liên bang Nga, các nước Đông Âu, Trung Đông, châu Phi: hàng Việt Nam vẫn không thể thâm nhập mạnh vào thị trường các nước này.
Năng lực sản xuất của ngành chủ yếu tại các cơ sở ngoài quốc doanh và có yếu tố nước ngoài, chiếm trên 90% năng lực của cả ngành, chứng tỏ năng lực ngành phụ thuộc hoàn toàn vào làn sóng đầu tư của tư bản trong nước và quốc tế.
Tuy có lợi thế giá nhân công rẻ, nguồn cung ứng lao động dồi dào do dân số trẻ, nhưng năng suất lao động của người VN rất thấp.
Vận dụng ma trận SWOT kết hợp các yếu tố:
Phối hợp S/O:
S1S5O1O2: Sản phẩm đáp ứng yêu cầu của các đối tượng khách hàng với mức giá phù hợp với thu nhập của người dân, giúp công ty tăng lợi nhuận và thị phần trong nước.
S5S7O7: Tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu giúp công ty giành thị phần ở các nước xuất khẩu và tăng doanh thu.
S3S4O1: Thị trường rộng lớn là điểm mạnh giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thương trường, nên có cơ hội tăng số lượng xuất khẩu.
S3O1O4: Tận dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ để đầu tư vào sản xuất, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân để nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành,củng cố vị thế trong lòng người tiêu dùng.
S5O3: Có kế hoạch thu hút vốn để tiếp cận công nghệ sản xuất hiện đại.
Phối hợp S/T
S1T1T2: Cạnh tranh không thể tránh khỏi, do đó, TBS cần mở rộng ngành nghề kinh doanh, đồng thời tập trung ngành có ưu thế để cạnh tranh có hiệu quả.
S5S6T2: Sản xuất, thiết kế sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng. Khi đó, TBS có thể giữ lại khách hàng cũ,thu hút khách hàng mới, và cả khách hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bctt_8205.doc