KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ
Chương II: Thực trạng hoạch định và thực hiện chiến lược Marketing của công ty HANOTEX xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
I. Qúa trình hình thành và phát triển của công ty HANOTEX
II. Các hoạt động chủ yếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh
1. Loại hình sản xuất kinh doanh
2. Đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp
3. Các yếu tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp
Đặc điểm tổ chức, nhân lực
Đặc điểm tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Chức năng nhiệm vụ các phòng ban
Đặc điểm lao động, tiền lương
Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty
Đăc điểm về thiết bị công nghệ
Tiềm lực tài chính của công ty
Thị trường sản phẩm tiêu thụ
III. Đánh giá tổng quan
1. Hiệu quả kinh doanh
2. Tình hình tài chính của công ty trong những năm qua
IV. Thực trạng hoạch định và thực hiện chiến lược Marketing của công ty HANOTEX xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
A. Thực trạng hoạch định chiến lược Marketing của công ty HANOTEX
1. Nhiệm vụ, mục tiêu của công ty đối với thị trường Mỹ
Mục tiêu dài hạn
Mục tiêu ngắn hạn
2. Phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài
Môi trường quốc tế
Ảnh hưởng của nền chính trị Mỹ
Các quy định pháp quy luật pháp Mỹ
Ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ
Ảnh hưởng của nhân tố kỹ thuật- công nghệ
Yếu tố văn hoá xã hội Mỹ
Yếu tố tự nhiên
Môi trường kinh tế quốc dân
Yếu tố chính trị
Yếu tố luật pháp và quản lý nhà nước về kinh tế
Yếu tố kinh tế
Ảnh hưởng của yếu tố kĩ thuật công nghệ
Yếu tố văn hoá- xã hội
Yếu tố tự nhiên
Môi trường ngành
Các đối thủ cạnh tranh
Sức mạnh của người mua
Sức mạnh của người cung ứng
Các đối thủ tiềm ẩn
Sản phẩm thay thế
Bảng tổng hợp phân tích những cơ hội, nguy cơ của công ty HANOTEX xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ
3. Phân tích môi trường bên trong
Ảnh hưởng của hoạt động Marketing
Nhân tố quản trị lao động
Lực lượng lao động trực tiếp
Cơ cấu hạ tầng cơ sở vật chất
Tình hình tài chính
Chủng loại sản phẩm
Bảng tổng hợp những điểm mạnh, điểm yếu của công ty HANOTEX .
B. Tình hình thực hiện chiến lược Marketing của công ty HANOTEX sang thị trường Mỹ.
1. Định vị trí của HANOTEX trên thị trường.
2. Thị trường mục tiêu của HANOTEX.
Phương án 1.
Phương án 2.
Phương án 3.
Phương án 4.
3. Ma trận SWOT.
4. Chiến lược Marketing của HANOTEX.
Chiến lược sản phẩm.
Đa dạng hoá sản phẩm.
Nâng cao chất lượng sản phẩm.
Xuất khẩu tập chung vào hàng dệt kim.
Sự khác biệt sản phẩm.
Sử dụng nhãn hiệu của các nhà sản xuất Mỹ.
Chiến lược giá.
Chiến lược sản phẩm.
Chiến lược xúc tiến.
Chiến lược phục vụ khách hàng.
5. Kết quả đạt được.
Kết quả.
Nguyên nhân.
Nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan.
Chương III.
1. Cơ hội và thách thức .
2. Giải pháp cho công ty.
2.1. Giải pháp chiến lược.
2.2. Không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh.
2.3. Xây dựng kế hoạch thâm nhập sâu vào thị trường Mỹ.
2.4. Tìm hiểu các thị trường ngành.
2.5. Hàng phải tốt và có chế độ hậu mãi.
3. Các biện pháp của công ty HANOTEX.
3.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường hàng dệt may ở Mỹ .
3.2. Các biện pháp để thực hiện chiến lược Marketing.
3.3. Xây dựng các chiến lược Marketing hợp lý có hiệu quả.
4. Kiến nghị từ phía nhà nước.
4.1. Chính sách kinh tế đối ngoại của nhà nước.
4.2. Kiện toàn vai trò quản lý của nhà nước.
4.3. Tiếp tục xây dựng xây dựng các chính sách hướng về xuất khẩu
4.4. Chính sách thuế.
4.5. Cung cấp thông tin kinh tế xã hội trong và ngoài nước.
4.6. Chính sách tài chính tiền tệ.
4.7. Hoàn thiện cơ chế xuất nhập khẩu, thủ tục hải quan.
4.8. Áp dụng ISO 9002.
4.9. Hỗ trợ cho ngành dệt may trong chiến lược phát triển đến năm 2000 của chính phủ.
Kết luận.
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2472 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chiến lược Marketing của công ty HANOTEX xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ, thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêng giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm khi đầu tư vào Việt Nam. Từ đó công ty có thể mở rộng làm ăn, liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để phát triển sản phẩm cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ.
Yếu tố kinh tế.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao. Tốc độ tăng trưởng GDP năm 1997 là 8,15%, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á nên GDP năm 1998 giảm xuống là 5,8% và sang năm 1999 chỉ số này tiếp tục giảm mạnh còn 4,7%, tuy nhiên trong năm 2000 đạt mức độ tăng trưởng là 6,7%, năm 2001 là 7,1%, năm 2002 là 7%. Mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ châu á làm cho nền kinh tế giảm sút nhưng lạm phát nước ta vẫn được kiểm soát. Do Nhà nước chủ trương khống chế lạm phát giúp công ty an tâm hơn trong việc đầu tư và phát triển sản xuất.
Trong năm 2000 chính phủ mà trực tiếp là Ngân hàng Nhà nước đã chủ động tiến hành điều chỉnh tỷ giá hối đoái giữa VNĐ và USD. Lần thứ nhất Ngân hàng Nhà nước quyết định nâng tỷ giá chính thức từ 14043 VNĐ/USD lên 14078VNĐ/USD tăng 0,2%. Lần thứ hai diễn ra vào ngày 15/12/2000 Ngân hàng Nhà nước quyết định nâng tỷ giá chính thức từ 14078VNĐ/USD lên 14499VNĐ/USD. Như vậy mức tỷ giá chính thức do Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 15/15/2000 đã tăng 3% so với trước đó. Năm 2001 tỷ giá hối đoái ổn định là 14545VNĐ/USD.Năm 2002 tỷ giá lên mạnh vào cuối năm là 15525VNĐ/USD, đầu năm 2003 tỷ giá này giữ ở mức 15441VNĐ/USD.
Lãi xuất ngân hàng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy động và sử dụng vốn. Do nhà nước điều tiết và có chính sánh hỗ trợ lãi xuất sau đầu tư nên công ty thiếu vốn vẫn có thể vay ngân hàng với lãi xuất ưu đãi để phát triển sản xuất.
Hiệp định thương mại Việt Mỹ sẽ góp phần đưa nhiều nhà đầu tư hơn nữa đến với Việt Nam. Nó giúp cho sự phát triển của một nền kinh tế thị trường có trình độ cao hơn và có quan hệ rộng khắp với các nền kinh tế khác trên thế giới. Tám tháng đầu năm 2000 xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ là 474,716 triệu USD, tăng 1,1% so với năm trước. Cũng trong thời gian này, con số đầu tư dự án của Mỹ ở Việt Nam đã tăng lên 121, trị giá 1,4 tỷ USD.Đến tháng sáu năm 2001, Mỹ đã có 145 dự án đầu tư vào Việt Nam, với tổngvốn đăng ký là 1,47 tỷ USD, đứng số 13 trong tổng số 58 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 118 dự án có hiệu lực, tri giá 935 triệu USD trong năm nay.
Theo bộ công nghiệp, việc hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trong ngành công nghiệp được thể hiện trong nhiều lĩnh vực.Trong đó hàng đệt may của Việt Nam được bạn hàng đánh giá chất lượng cao và có nhiều lợi thế trong việc tăng kim ngạch xuất khẩu vaò thị trường này.Riêng sáu tháng đầu năm 2001, hàng dệt may của Việt Nam đã xuất khẩu vào Mỹ đạt 27,27 triệu USD.
2.2.4. Yếu tố KT- CN.
Việt Nam là đất nước đang trên đà phát triển vì vậy yếu tố công nghệ có vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển của đất nước. So với các nước khác trên thế giới, khoảng cách với Việt Nam là quá xa. VD: Việt Nam phát triển thua Trung Quốc 100 năm, Thái Lan 20 năm và Singapore 30 năm, Nhật Bản 50 năm. Để theo kịp trình độ phát triển của thế giới. Chúng ta cũng đã có những giải pháp nhằm phát triển khoa học công nghệ.
Do còn nhiều hạn chế, công tác nghiên cứu triển khai để ứng dụng các hoạt động khoa học tiến đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của. Vì vậy việc thực hiện chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến trên thế giới sang Việt Nam được nhà nước ta tạo điều kiện rất thuận lợi cho các doanh nghiệp khi chuyển giao công nghệ.
Khoa học công nghệ tác động trực tiếp và quyết định tới lợi thế cạnh tranh. Vì thế ban giám đốc của công ty luôn quan tâm đến việc trang bị máy móc kỹ thuật hiện đại nhằm tăng chất lượng sản phẩm may mặc. Tuy nhiên mặt trái của việc chuyển giao công nghệ là rất có hại. Các doanh nghiệp cần chú ý để tránh cho Việt Nam trở thành bãi rác thải công nghệ của thế giới.
2.2.5.Yếu tố văn hoá -xã hội.
Việt Nam là một đất nước đa dân tộc, với 54 dân tộc anh em khác nhau hình thành lên nhiều kiểu văn hoá đa dạng và phong phú. Trong tiến trình hội nhập thế giới Việt Nam vẵn luôn khẳng định “hoà nhập chứ không hoà tan” luôn luôn giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc mình.
Yếu tố văn hoá -xã hội ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách chậm chạp nhưng rất sâu sắc. Nó tác động đến phong tục tập quán, lối sống, dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng… đòi hỏi doanh nghiệp phải chủ động nghiên cứu dự báo và khi kinh doanh trên địa bàn nào phải biết được nền văn hoá xã hội tại địa bàn đó.
Với số dân ước tính khoảng 80 triệu người năm 2000, dự tính năm 2005 là 88 triệu người và năm 2010 là 100 triệu người. Mặc dù mức sống của người dân là không có nhưng lấy mức tiêu dùng của mỗi người là 5m vải các loại /năm thì khả năng tiêu dùng của cả nước lên tới hơn 400 triệu mét vải. Đây là thị trường đầy tiềm năng mà công ty cần khai thác.
2.2.6. Yếu tố tự nhiên
Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi để phát triển trồng cây bông, trồng đay. Do đó, trong tương lai công ty HANOTEY sẽ có ưu thế về nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào rẻ và ổn định, góp phần không nhỏ vào nỗ lực giảm giá thành sản xuất nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Mỹ.
Bên cạnh đó, Việt Nam nầm ở khu vực vị trí địa lý thuận lợi cho hoạt động giao dịch thương mại quốc tế nói chung và ngành dệt may nói riêng, án ngữ con đường huyết mạch từ Bắc á xuống Đông Nam á. Có hơn 1300km bờ biển và nhiều cảng nước sâu, nằm trong tổng thể quy hoạch đường bộ, đường sắt xuyên á, giúp cho các nhà doanh nghiệp dệt may Việt Nam giảm chi phí vận chuyển mua hàng, thu hút vốn nước ngoài đầu tư cho công nghệ dệt may khi hiệp định thương mại Việt Mỹ được phê chuẩn từ đó có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh.
Trong những năm trở lại đây điều kiện của môi trường ngày càng xấu đi đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đặt ra trước doanh nghiệp và công chúng, ô nhiễm bao gồm ô nhiễm không khí, đất, nước … có thể gây ra chết người. Vì may mặc là một nghành công nghiệp nên có ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường xung quanh.
Môi trường ngành
2.3.1. Các đối thủ cạnh tranh.
Việt Nam tham gia vào thị trường Mỹ khi thị trường đã định hình, phải cạnh tranh với các nước có cùng loại sản phẩm xuất khẩu nhưng có trình độ sản xuất cao hơn, có tên tuổi và uy tín trên thị trường, lại được hưởng các ưu đãi trong các hiệp định song phương hay đa phương về hàng dệt may với Mỹ.
Hàng năm, Mỹ nhập khẩu một lượng rất lớn hàng dệt may. Thị trường Mỹ thực sự là một thị trường hấp dẫn đối với các nước có khả năng xuất khẩu hàng dệy may trên thế giới. Hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ phải cạnh tranh với rất nhiều sản phẩm dệt may khác đến từ rất nhiều nước trong đó hầu hết là các nước được ưu đãi NTR, GSP và các ưu đãi từ các thoả thuận song phương với Mỹ. Các cường quốc xuất khẩu hàng dệt may có lợi thế hơn vì hầu hết đã là thành viên của WTO. Tham khảo hàng dệt may xuất khẩu vào Mỹ qua bảng dưới đây.
Bảng 11: Hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ.
Đơn vị: Triệu USD
Hàng dệt thoi nhập khẩu vào Mỹ
Quốc gia
1999
2000
2001
2002
Thị phần (%)
Mexico
3278
3820
3012
3970
15,4
China
2863
3183
2981
3004
11,7
Hongkong
1545
1792
1534
1832
7,1
DominicanRep
1054
1147
1086
1276
5,0
Bangladesh
923
1146
1003
1200
4,7
India
911
1108
1047
1314
5,1
Indonesia
980
1102
1000
1175
4,5
Korea
828
971
867
1000
3,9
Philippines
842
926
834
958
3,7
Srilanka
753
832
714
912
3,5
Các nước khác
7797
8958
7843
9112
35,4
Tổng
21774
24984
21921
25753
100
Nhập khẩu hàng dệt kim vào Mỹ
Quốc gia
1999
2000
2001
2002
Thị phần(%)
Mexico
2468
2665
2317
2570
22,3
China
1603
1731
1530
1732
15,0
Hồng Kông
1563
1503
1403
1638
14,2
Honduras
1078
1247
978
1142
10,0
Taiwan
877
928
882
913
8,0
Thailand
580
757
567
612
5,3
Canada
769
751
673
843
7,3
Dominican
568
680
550
633
5,5
Elsalvador
679
859
610
719
6,3
Các nước khác
658
643
630
700
6,0
Tổng
10823
11764
10140
11502
100
Source: Textile Asia; tháng 4/1999, 2000, 2001, 2002 tháng 1/2003.
*Trung Quốc:
Trung Quốc là một trong những nước của Châu á xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới với khối lượng xuất khẩu rất lớn vào thị trường Mỹ chỉ đứng sau Mehico, thị phần hàng dệt may nhập khẩu vào Mỹ chiếm 11,7% hàng nhập khẩu dệt thoi và 15% hàng nhập khẩu dệt kim.
Nước này có lợi thế cạnh tranh hơn Việt Nam rất nhiều khi xuất khẩu hàng sang Mỹ do họ có quan hệ buôn bán từ rất lâu với Mỹ, có nhiều kinh nghiệm làm ăn trên thị trường này, sản phẩm chủng loại hàng hoá phong phú đã tạo được uy tín trên thị trường Mỹ. Không những thế bản thân năng lực sản xuất của họ cũng hơn ta rất nhiều, ngành dệt may đã được họ chú trọng đầu tư rất lớn, chất lượng sản phẩm khá cao, giá rẻ hơn so với các sản phẩm dệt may của chúng ta vì không phải chịu phân biệt thuế suất, được Mỹ cấp hạn ngạch hàng năm nên kim ngạch xuất khẩu khá ổn định. Thời gian qua chính phủ Mỹ đang bàn đến việc thiết lập lại quan hệ bình thường vĩnh viễn đối với Trung Quốc. Điều này thực sự gây lo ngại rất lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam. Hơn thế, sắp tới Trung Quốc sẽ trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO sẽ gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của ta sang thị trường Mỹ.
Rất nhiều doanh nghiệp Mỹ ủng hộ việc Trung Quốc gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Việc Trung Quốc gia nhập WTO chắc chắn tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Mỹ thâm nhập vào một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới hiện nay. Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới do vậy việc nước này gia nhập WTO sẽ tạo ra một môi trường điều tiết trên quy mô hơn. Việc này cho phép các doanh nghiệp địa phương cạnh tranh hiệu quả hơn trên cơ sở toàn cầu và do vậy làm cho nước này có khả năng cạnh tranh hơn và thịnh vượng hơn. Nhiều người tin tưởng rằng việc Trung Quốc gia nhập WTO sẽ trực tiếp đem lại nguồn lợi cho người tiêu dùng.
Tiêu thụ hàng dệt may Trung Quốc đang tăng mạnh, với mức tăng năm 2000 là 20% đạt 36 triệu USD. Nhu cầu tiêu thụ ở Trung Quốc tăng không những có lợi cho hãng sản xuất Trung Quốc mà còn tạo cơ hội cho các nhà sản xuất châu Âu và Mỹ. Xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc năm 2000 đạt 36,07 tỷ USD, tăng 19,9% so với năm 1999. Quần áo chiếm 72,4% trong tổng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc năm 2000, tăng 0,2% so với năm 1999 và chiếm 14,5% tổng xuất khẩu hàng hoá của Trung Quốc, giảm 0,9% so với 1999. Trung Quốc xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu sang Hồng Kông, Nhật Bản, Mỹ và liên minh châu Âu. Bốn thị trường chiếm 65% tổng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong năm qua.
Hàng Trung Quốc xuất khẩu ra thị trường theo hai kênh chính: các công ty bán lẻ có nhãn hiệu và cửa hàng nhỏ. Đặc biệt đối với kênh tiêu thụ thứ hai thì hàng Trung Quốc hầu như chiếm ưu thế vì có thể cung cấp lượng hàng rất lớn với sản phẩm không có nhãn hiệu nôỉ tiếng trong thời gian ngắn với giá rẻ nhất thế giới.
*Các nước vùng vịnh Caribê và Mêxico:
Ưu thế của các nước này là địa lý gần Mỹ trung tâm tiêu thụ dệt may lớn trên thế giới. Chính vì vậy, các nước này dễ kiểm soát sản xuất, tiết kiệm được chi phí vận chuyển và đảm bảo tiến độ giao hàng, giá nhân công tương đối rẻ, đặc biệt lại có hệ thống ưu đãi về thuế quan (GSP) và hạn ngạch. Chính sách ưu đãi chung về thuế quan đã giúp ngành xuất khẩu may mặc ở khu vực này phát triển nhanh chóng.
Chính vì lợi thế trên phần nào đã tạo ra cho Mehico luôn là nhà cung cấp hàng đầu hàng dệt may vào Mỹ. Năm 2000 thị phần của Mehico là 15,3% hàng nhập khẩu dệt thoi và 13,4% hàng nhập khẩu dệt kim. Năm 2002hàng nhập khẩu dệt thoi là 15,4% và hàng nhập khẩu dệt kim là 22,3%. Hiện nay Mỹ đang có xu hướng nhập khẩu các sản phẩm dệt may từ các nước Bắc Mỹ, Trung Mỹ, các nước thuộc vùng Caribe … do họ được hưởng các ưu đãi từ các thoả thuận theo hiệp định NAFTA, CBI, PARTY, điều luật 807 của Mỹ. Hơn nữa các nước này hưởng rất nhiều ưu đãi, uỷ ban giám sát việc thực hiện hiệp định hàng dệt may (CITA) cũng thông báo rằng họ sẽ không áp đặt thêm hạn ngạch mới so với các nước này.
*Các nước ASEAN:
Trong những năm trở lại đây, ngành dệt may của các nước ASEAN phát triển rất nhanh. Các nước Philippin, Indonesia, Thái Lan có kinh nghiệm xuất khẩu hàng dệt may đã nhiều năm với các ưu thế về trình độ quản lý, năng xuất lao động, ưu đãi chung về thuế quan. Ngoài ra các nước này cũng được hưởng ưu đãi về hạn ngạch, giá nhân công tuy cao hơn Việt Nam song vẫn rất rẻ, đặc biệt là tại Philippin, Indonesia giá đất và nhà xưởng rẻ hơn Việt Nam nên thu hút khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài sản xuất hàng may mặc của nước này.
Xuất khẩu dệt may của Philippin sang Mỹ tăng 3,9% trong 4 tháng đầu năm 2002 đạt 749,25 triệu USD. Mỹ vẫn là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn nhất của Philippin với 76,23% tổng giá trị xuất khẩu, tiếp đến là EU với 10%(101,2 triệu USD).
Xuất khẩu sản phẩm dệt may Indonesia năm 2001 giảm 20% so với năm trước do nhu cầu từ Mỹ và châu Âu đều giảm. Trong 11 tháng đầu năm 2001, xuất khẩu sản phẩm dệt may Indonesia chỉ đạt 5,7 tỷ USD. Năm 2002 mục tiêu xuất khẩu đạt 8,2 tỷ USD.
*Các nhà sản xuất Mỹ
Mỹ cũng là nước sản xuất hàng dệt may lớn trên thế giới. Trình độ sản xuất, chất lượng sản phảm, uy tín nhãn hiệu là những lợi thế mà các doanh nghiệp dệt may của Mỹ có được. Thêm vào đó, họ còn nắm bắt được thông tin thị trường, về thay đổi của các chính sách, về sự biến đổi nhu cầu tiri dùng, thị hiếu mẫu mốt một cách nhanh chóng nên sớm đưa ra các kế hoạch, chiến lược, sản phẩm phù hợp.
Mỹ căn cứ vào hiệp định NTR để kí kết hiệp định dệt may với 41 nước khác, kim ngạch nhập khẩu theo các hiệp định song phương này chiếm trên 80% tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ. Tuy đã ký cho các nước hưởng qua ta, ưu đãi thuế quan, nhưng Mỹ vẫn dành quyền chủ động. Khi xét thấy nền sản xuất trong nước bị hàng nhập khẩu đe doạ Mỹ sẽ đơn phương dành quyền cắt bỏ các ưu đãi thuế quan đã thoả thuận. Như vậy các doanh nghiệp dệt may của Mỹ yên tâm trước sự bảo hộ từ phiá chính phủ Mỹ.
*Các nhà sản xuất trong nước:
Thị trường Mỹ là thị trường mở và đầy tiềm năng. Vì vậy các doanh nghiệp dệt may trong nước cũng không thể bỏ qua thị trường này. Là một doanh nghiệp còn mới mẻ, kinh nghiệm làm ăn chưa nhiều, HANOTEX sẽ không tránh khỏi những điều bỡ ngỡ khi kinh doanh trên thị trường Mỹ. Công ty HANOTEX phải cạnh tranh với cả những nhà sản xuất có tiếng trong nước như may Thăng Long, may 10, may Nhà Bè … để dành chỗ đứng trên thị trường Mỹ. Hầu hết các công ty này đều thuộc tổng công ty may Việt Nam-Vinatex vì thế luôn có sự hậu thuẫn của Nhà nước. Sản phẩm của họ lại có uy tín trên thị trường Mỹ, chất lượng sản phẩm cao, nhãn mác lại phong phú vì vậy công ty cần có những biện pháp thích hợp để có được sự cạnh tranh lành mạnh giữa các công ty tại nước Mỹ.
Như vậy HANOTEX có quá nhiều đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh mà HANOTEX lại mới được thành lập vì vậy ban giám đốc công ty phải có chiến lược hợp lý khi tham gia kinh doanh trên thi trường Mỹ.
2.3.2. Sức mạnh của người mua.
Vì các doanh nghiệp dệt may Việt Nam khi chưa ký hiệp định thương mại Việt Mỹ chưa được hưởng NTR nên biểu thế nhập khẩu vào Mỹ rất cao, không cạnh tranh được với các doanh nghiệp dệt may của các nước xuất khẩu vào Mỹ. Để thâm nhập vào thị trường Mỹ sau khi được hưởng NTR, công ty HANOTEX đã chủ yếu dựa vào giá nhân công nên chịu sức ép về một số các điều kiện như giảm giá, đòi hỏi chất lượng cao hơn.
Tuy nhiên khi hiệp định thương mại Việt Mỹ có hiệu lực, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể được mua đứt sản phẩm vì thị trường Mỹ không dặt gia công. Một đặc điểm là đơn hàng của các nhà nhập khẩu Mỹ thường rất lớn từ 50.000 sản phẩm trở lên một đơn hàng, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho HANOTEX thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, số lượng hàng dệt may Việt Nam xuất sang Mỹ còn là con số khiêm tốn so với hàng dệt may của các nước khác. Mỹ là một thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới, có nhu cầu hàng dệt may với đủ chủng loại, kích cỡ, từ sản phẩm cao cấp nhất cho đến thứ bình dân. Chính vì vậy việc chiếm lĩnh hay thâm nhập đoạn thị trường là khó, phải thông qua nhãn hiệu của nhà sản xuất hoặc phân phối tại Mỹ. Các nhà phân phối Mỹ lại có điều kiện để ép giá.
2.3.3.Sức mạnh của người cung ứng
Mỹ đòi hởi các nước được hưởng NTR khi nhập khẩu quần áo có nguyên pơhụ liệu ở chính nước sản xuất -đây là vấn đề khó đối với công ty HANOTEX.
Nguyên liệu là vấn đề rất quan trọng, công ty đã chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ nhiều nguồn cung cấp khác nhau để đảm bảo cho quá trình sản xuất được đều đặn. Mặt khác, chất lượng nguyên liệu được công ty đặt lên hàng đầu đẻ đảm bảo cho chất lượng sản phẩm.
2.3.4. Các đối thủ tiềm ẩn
Dệt may là ngành công nghiệp xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam. Vì nhỡng kết quả mà ngành dệt may mang lại, trong từng lúc từng giờ sẽ có những đối thủ ra nhập vào ngành này. Chính vì thế công ty cũng phải tạo cho mình một vị trí vững chắc trên thị trường trong nước cũng như thị trường Mỹ để tránh trường hợp mất thị trường bởi các đối thủ tiềm ẩn này.
2.3.5. Sản phẩm thay thế
Sức ép do có sản phảm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của công ty do giá cao. Tuy nhiên đối với sản phẩm này thì công ty HANOTEX ít phải chịu sức ép cạnh tranh của các mặt hàng thay thế vì hàng dệt may là hàng hoá mang tính đồng nhất cao, ít các tính năng phân biệt.
2.4. Bảng tổng hợp phân tích những cơ hội, nguy cơ của công ty HANOTEX xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ.
Thông qua việc phân tích môi trường kinh doanh bên ngoài của công ty, từ đó rút ra được những cơ hội, nguy cơ của công ty HANOTEX khi tham gia vào thị trường Mỹ (đánh giá bằng điểm thông qua ma trận EFE-EX ternal factor Evaluation Matri*)
Cơ hội:
1. Nền kinh tế Mỹ phát triển
2. Kinh tế, chính trị, xã hội nước ta ổn định.
3. Chính trị luật pháp Mỹ ổn định.
4. Tỷ giá USD/VNĐ ổn định.
5. Mỹ chưa áp dụng hạn ngạch(cho đến khi ký kết Hiệp định dệt- may).
6. Được hưởng NTR.
7. Thu nhập và chi tiêu về may mặc của người Mỹ cao.
8. Mỹ đa chủmg tộc.
9. Hàng dệt kim vào Mỹ ngày càng được ưa chuộng.
Nguy cơ:
1. Khoảng cách công nghệ giữa Mỹ và Việt Nam quá lớn.
2. Đối thủ cạnh tranh có nhiều thế lực.
3. Khoảng cách xa về địa lý.
4. áp dụng hạn ngạch dựa trên số lượng đã xuất sang Mỹ.
5. Chưa có tên tuổi trên thị trườngMỹ.
6. Luật đầu tư nước ngoài của ta còn nhiều hạn chế.
7. Chất lượng nguyên liệu kém.
a. Mức độ quan trọng của yếu tố đối với ngành
cao =3, trung bình = 2, thấp = 1
b. Mức độ quan trọng của yếu tố với HANOTEX
nhiều = 3, trung bình = 2,ít = 1
c. Tính chất tác động
tốt (+), xấu (-)
Bảng 12: Ma trận EFE - Bảng tổng hợp môi trường bên ngoài của HANOTEX
Các yếu tố bên ngoài
Tác động tới ngành
Tác động tới HANOTEX
Tính chất tác động
Điểm
1. Nền kinh tế Mỹ phát triển
2
2
+
+4
2. Chính trị, luật pháp Mỹ ổn định
2
2
+
+4
3. Kinh tế, chính trị, xã hội nước ta ổn định
2
2
+
+4
4. Tỷ giá USD/VNĐ ổn định
3
2
+
+6
5. Mỹ chưa áp dụng hạn ngạch(cho đến khi ký kết hiệp định dệt may)
3
3
+
+9
6. Được hưởng NTR
3
3
+
+9
7. Thu nhập và chi tiêu may mặc của người Mỹ cao
3
3
+
+9
8. Mỹ đa chủng tộc
3
2
+
+6
9. Hàng dệt kim vào Mỹ ngày càng được ưa chuộng
3
3
+
+9
10. Khoảng cách giữa công nghệ Mỹ và Việt Nam quá xa
3
3
-
-9
11. Có nhiều đối thủ cạch tranh với tiềm lực mạnh
3
3
-
-9
12. Khoảng cách xa về địa lý
2
3
-
-6
13. áp dụng hạn ngạch dựa trên số lượng hàng nhập vào Mỹ
3
3
-
-9
14. Chưa có tên tuổi trên thị trường Mỹ
3
3
-
-9
15. Luật đầu tư nước ngoài của ta còn nhiều hạn chế
3
3
-
-9
16. Chất lượng nguyên liệu kém
2
3
-
-6
Những yếu tố tạo ra nhiều cơ hội nhất cho HANOTEX có số điểm là +9, những nguy cơ mà công ty gặp phải tác động lớn nhất là -9.
Từ bảng này kết hợp với bảng tổng hợp môi trường bên trong để hình thành lên ma trận điểm mạnh - điểm yếu ;cơ hội - nguy cơ từ đó hình thành lên chiến lược Marketing.
3. Phân tích môi trường bên trong.
3.1. ảnh hưởng của hoạt động Marketing.
Nét đặc biệt của ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam là gia công (chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu hàng năm). Công ty HANOTEX cũng chỉ nhận gia công cho phía Hồng Kông , vì công ty chưa đủ sức thiết kế mẫu mã chưa tự chủ cho nguyên liệu phụ cho ngành dệt may xuất khẩu, chưa có mạng lưới tiêu thụ rộng rãi. Để tiêu thụ được hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ, công ty đã phải chấp nhận xuất sang nước thứ 3. Khách hàng chủ yếu là Hồng Kông, từ đây sản phẩm của công ty mới đến tay người tiêu dùng Mỹ. Công ty HANOTEX nhận mẫu mã, nguyên liệu của Hồng Kông, ta sản xuất họ đóng gói, nhãn mác và tiêu thụ sản phẩm.
Do mới thành lập được chưa lâu nên công ty chưa thực sự chú trọng tới công tác nghiên cứu và lập các chiến lược Marketing. Công tác nghiên cứu thị trường, phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài công ty vẫn chưa được chuyên trách do đó có nhiều cơ hội bị bỏ lỡ.
* Đối với sản phẩm:
Trong thời gian gần đây, công ty đã tổ chức tốt hơn hoạt động Marketing của mình. Chủng loại quần áo, mẫu mã đa dạng hơn, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới có chất lượng tốt để thâm nhập thị trường mới cũng như củng cố thị trường cũ. Vì là công ty mới lại mang tính chất là gia công nên uy tín cũng như nhãn hiệu sản phẩm của công ty không được biết tới trên thị trường Mỹ.
* Đối với giá cả.
Ngày nay trên thị trường thế giới cạnh tranh bằng giá cả gần như chuyển sang cạnh tranh bằng chất lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng, tuy nhiên ở nhiều nơi cạnh tranh bằng giá cả vẫn diễn ra gay gắt. Với cùng một mức chất lượng, kiểu dáng giá cả càng cao thì hy vọng bán càng thấp và giá cả thấp thì lãi cũng thấp.
Việt Nam là một nước nhỏ, khi tham gia vào thương mại thế giới thì phải chấp nhận giá vì lượng hàng của mình quá ít, khống chế mức cung của mình không ảnh hưởng đến thị trường. Do vậy công ty HANOTEX cũng phải nằm trong sự chấp nhận giá.
Một thực tế cho thấy rằng, công ty chủ yếu là nhận gia công vì thế giá trị gia công là thấp hơn rất nhiều so với giá trị của hợp đồng.
Khi hiệp định thương mại Việt-Mỹ chưa ký nên sản phẩm xuất thẳng vào Mỹ bị đánh thuế rất cao xấp xỉ 40%-90%. Do đó công ty không thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của những nước được hưởng NTR
Với mức thuế xuất chỉ 5%. Chính vì thế chiến lược về giá của công ty chưa hề có. Khi hiệp địnhthương mại có hiệu lực thì công ty HANOTEX cũng sẽ được NTR vì thế trong thời gian tới công ty sẽ có những chiến lược phù hợp.
* Phân phối:
Thực tế sản phẩm dệt may của HANOTEX xuất khẩu gián tiếp thông qua nước thứ ba là Hồng Kông, xuất kho theo hình thức này thì sản phẩm tới tay người tiêu dùng giá cả tăng cao so với giá gốc.
Người sản xuất
Người xuất khẩu
Người nhập khẩu
Bán buôn
Người tiêu dùng
Người sản xuất: Công ty HANOTEX
Người xuất khẩu:Hông Kông
Người nhập khẩu, nhà bán buôn, bán lẻ:các nhà phân phối Mỹ
Người tiêu dùng:
*Xúc tiến hỗn hợp:
Bán hàng cá nhân là hình thức người bán truyền đạt một cách trực diện với các khách hàng tiềm năng về sản phẩm của công ty mình, cố gắng dành các đơn dặt hàng, cải thiện vị trí và uy tín của công ty và uy tín đối với khách hàng, công chúng đồng thời thu thập thông tin và truyền tin. Phương thức này công ty chưa áp dụng.
* Xúc tiến bán hàng: các hoạt động của công ty như sau:
- Catolog: là công cụ bán hàng phổ biến, nó cung cấp những thông tin cần thiết về kích cỡ, màu sắc, số lượng bao gói đồng thời làm gỉm sự khác biệt giữa người mau và người bán.
- Tham gia hội chợ triển lãm: công ty có điều kiện giới thiệu sản phẩm của mình, gặp gỡ tìm kiếm bạn hàng, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh …tìm kiếm cơ hội thâm nhập vào thị trường Mỹ. Từ đó các chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh hàng dệt may vào thị trường Mỹ
- Quảng cáo: công ty mới chỉ quảng cáo ở trong nước, chưa xuất hiện trên thị trường Mỹ và thế giới. Một hình thức quảng cáo trên mạng là tốt nhất đối với công ty, nó vừa rẻ, hơn nữa Mỹ sử dụng Internet hàng đầu thế giới.
Như vậy công tác nghiên cứu thị trường được công ty ngày càng quan tâm hơn.
3.2. Nhân tố quản trị lao động.
Càng ngày nhân tố quản trị càng đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong môi trường kinh doanh ngày càng biến động.
Đội ngũ cán bộ quản trị trong công ty là những người thực sự có năng lực và tâm huyết với công ty. Ban giám đốc của công ty bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quyết định quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp. ở doanh nghiệp, chất lượng và hiệu quả đều phụ thuộc lớn vào chuyên môn của các nhà quản trị. Bộ máy quản trị của công ty chủ yếu là những người có trình độ đại học trở lên. Vì vậy họ luôn năng động, tìm kiếm mọi đầu vào cũng như đầu ra thuận lợi và ổn định để công nhân luôn có việc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15229.DOC