LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀMARKETING VÀ CHIẾN LƯỢC
MARKETING. 3
I. NHỮNG VẤN ĐỀCƠBẢN VỀMARKETING. 3
1. Khái niệm Marketing. 3
2. Phân loại Marketing. 3
2.1- Marketing truyền thống hay Marketing cổ điển:. 4
2.2- Marketing hiện đại:. 4
3. Các chức năng của Marketing. 4
II. CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ SỰCẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG
CHIẾN LƯỢC MARKETING. 5
1. Khái niện chiến lược Marketing. 5
2. Sựcần thiết và vai trò của chiến lược Marketing. 6
2.1- Sựcần thiết phải xây dựng chiến lược marketing. 6
2.2- Vai trò của chiến lược marketing. 7
3. Một sốchiến lược marketing điển hình. 7
3.1- Chiến lược Marketing theo vịthếcạnh tranh trên thịtrường. 7
3.2- Kiểu chiến lược từsựphân tích ma trận thịphần tăng trưởng. 9
III. NỘI DUNG VÀ QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC
MARKETING. 9
1. Phân tích môi trường Marketing. 10
1.1- Môi trường văn hóa xã hội. 10
1.2- Môi trường chính trị, pháp luật. 11
1.3- Môi trường kinh tếvà công nghệ. 11
1.4- Môi trường cạnh tranh. 12
1.5- Môi trường địa lý, sinh thái. 12
2. Phân tích nhu cầu khách hàng và hành vi mua sắm của họ. 12
2.1- Nhu cầu của khách hàng. 12
2.2- Phân tích hành vi mua của khách hàng. 13
3. Xác định mục tiêu và nguồn lực của Công ty. 14
3.1- Xác định mục tiêu của Công ty. 14
3.2- Nguồn lực của Công ty. 15
4. Phân tích đối thủcạnh tranh. 16
5. Phân tích điểm mạnh điểm yếu, cơhội nguy cơ-(phân tích SWOT). 16
5.1- Phân tích điểm mạnh (Strengths). 16
5.2- Phân tích điểm yếu (Weaknesses). 17
5.3- Phân tích cơhội của doanh nghiệp (Opportunities). 18
5.4- Phân tích nguy cơ(Threats). 19
5.5- Các kết hợp chiến lược của S-W-O-T. 20
5.6- Sựkết hợp tổng hợp của bốn yếu tốSWOT. 20
6. Phân đoạn thịtrường và lựa chọn thịtrường trọng điểm của Công ty.20
6.1- Phân đoạn thịtrường. 20
6.2- Lựa chọn thịtrường trọng điểm. 21
7. Mục tiêu Marketing của Công ty. 23
8. Xác định vịtrí và sựkhác biệt của doanh nghiệp. 24
9. Xây dựng chiến lược Marketing mix hướng tới thịtrường trọng điểm.24
9.1- Sản phẩm. 25
9.2- Giá của sản phẩm, hàng hóa. 26
9.3- Phân phối và địa điểm. 27
9.4- Xúc tiến hỗn hợp. 28
CHƯƠNG II- PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MARKETING ỞCÔNG TY
VẬT TƯBƯU ĐIỆN I. 30
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀCÔNG TY VẬT TƯBƯU ĐIỆN I. 30
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty. 30
1.1- Cơsởpháp lý và quyết định thành lập. 30
1.2- Quá trình phát triển và những bước ngoặt quan trọng của Công ty. 30
1.3- Chức năng nhiệm vụvà quyền hạn. 32
1.4- Lĩnh vực hoạt động chủyếu của Công ty . 31
2.1- Cơcấu tổchức bộmáy. 34
2.2- Mối quan hệcủa Công ty với các chủthểtrong quá trình hoạt động.38
2.2.1. Công ty với cơquan quản lý cấp trên. 39
2.2.2. Công ty với khách hàng. 39
2.2.3- Công ty với các bên hữu quan. 40
3. Các nguồn lực chủyếu của Công ty. 40
3.1- Đặc điểm nguồn vốn trong Công ty. 40
3.2- Đặc điểm lao động. 40
3.3- Cơsởvật chất, kỹthuật của Công ty. 41
3.4- Vịthếthịtrường. 42
II. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA CÔNG TY VTBĐI.42
1. Đặc điểm ngành hàng kinh doanh. 42
1.1. Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh thiết bịBưu
chính viễn thông. 42
1.2- Sựphát triển ngày càng mạnh mẽcủa ngành công nghiệp BCVT. 45
2. Đặc điểm vật tư, thiết bịBưu chính viễn thông. 46
3. Đặc điểm thịtrường của Công ty. 47
3.1. Nguồn cung cấp. 47
3.2. Thịtrường tiêu thụ. 48
4. Đặc điểm các đối thủcạnh tranh chủyếu của Công ty. 49
III. PHÂN TÍCH MARKETING ỞCÔNG TY VTBĐI. 50
1. Phân tích lợi nhuận, doanh sốvà vịthếthịtrường. 50
1.1- Doanh số. 50
1.2- Lợi nhuận . 51
2. Phân tích khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
qua một sốchỉtiêu. . 56
3. Sản phẩm. 56
3.1- Mặt hàng kinh doanh. 60
3.2- Phân tích chu kỳsống của các sản phẩm chủyếu của Công ty. 62
3.3- Xu thếsản phẩm hiện tại. 63
4. Phân tích giá. 63
4.1- Phân tích mục tiêu định giá của Công ty. 63
4.2- Các yếu tố ảnh hưởng đến giá của Công ty. 64
4.3- Bảng giá của một sốmặt hàng của Công ty so với các đơn vịkhác.65
5. Phân tích Cấu trúc và hoạt động của kênh phân phối. 65
6. Phân tích hoạt động xúc tiến hỗn hợp. 67
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG. 69
1. Những thành tựu đã đạt được. 69
2. Những tồn tại chính. 69
CHƯƠNG III- CHIẾN LƯỢC MARKETING Ở. 71
CÔNG TY VẬT TƯBƯU ĐIỆN I. 71
I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CÔNG TY
TRONG THỜI GIAN TỚI. 71
1. Chiến lược phát triển của ngành Bưu chính viễn thông. 71
2. Chiến lược phát triển của Công ty Vật TưBưu Điện I. 73
3. Mục tiêu Marketing của Công ty trong thời gian tới. 75
II. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC TỪSỰPHÂN TÍCH MA
TRẬN SWOT. 76
1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu. 76
1.1- Điểm mạnh (Strengths). 76
1.2- Điểm yếu (Weakneses). 77
2. Phân tích cơhội, nguy cơ. 78
2.1- Cơhội (opportunities). 78
2.2- Nguy cơ(Threats). 79
3. Phân tích tổng hợp các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơhội, nguy cơ. 80
3.1- Các kết hợp chiến lược S/O. 80
3.2- Các kết hợp chiến lược S/T. 81
3.3- Các kết hợp chiến lược W/O. 81
3.4- Các kết hợp chiến lược W/T. 82
II. CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI.
. 82
1. Nghiên cứu thịtrường, phân đoạn và lựa chọn thịtrường trọng điểm.82
1.1- Tổchức nghiên cứu thịtrường. 82
1.2- Phân đoạn thịtrường và lựa chọn thịtrường trọng điểm . 78
2. Xác định vịtrí của Công ty trên thịtrường. 80
2.1- Chiếm lĩnh, giữvững thịphần và nâng cao khảnăng cạnh tranh. 85
2.2- Doanh sốvà lợi nhuận của Công ty sẽ đạt mức tăng trưởng cao. 86
2.3- Công ty sẽthoảmãn tốt nhất nhu cầu của đông đảo các khách hàng. 87
4. Cơsởcho việc cạnh tranh của Công ty. 87
III. KẾHOẠCH MARKETING MIX. 88
1. Sản phẩm. 88
2. Giá cảcủa sản phẩm. 90
3- Phân phối và địa điểm. 91
4. Xúc tiến hỗn hợp. 93
III. TỔCHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC MARKETING. 94
1. Xây dựng phòng Marketing hoàn chỉnh. 94
2. Cơcấu các phòng ban và các hoạt động phối hợp. 96
3. Một sốchương trình Marketing trong thời gian tới. 97
3.1- Kếhoạch phát triển sản phẩm mới và đưa sản phẩm ra thịtrường. 97
3.2- Xây dựng nhãn hiệu cho Công ty. 98
3.3- Một sốbiện pháp xúc tiến hỗn hợp. 99
3.4- Đặt một số địa điểm bán hàng ởcác vịtrí chiến lược. 100
3.5- Cần có thêm nhiều hình thức bán. 100
KẾT LUẬN. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 104
PHỤLỤC THAM KHẢO. 105
113 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2096 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chiến lược Marketing của công ty vật tư bưu điện I trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h
thu của một số mặt hàng chủ lực giảm sút trong các năm qua là do:
+ Thị trường BCVT xuất hiện thêm nhiều nhà cung cấp, kinh doanh có
năng lực, nhạy bén, hơn nữa một số Công ty đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để
chốn lậu thuế, làm hàng giả...khiến giá của Công ty không thể cạnh tranh được.
+ Công ty đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh để nhằm tăng lợi nhuận, bán
nhiều thiết bị đồng bộ hỗ trợ khách hàng, thu hút thêm khách hàng mới.
Ta có thể xét doanh thu của công ty theo một số mặt hàng chính mà công
ty kinh doanh (không tính đến doanh thu hoạt động nhập khẩu uỷ thác).
Biểu 4: Doanh thu theo mặt hàng
Đơn vị: Đồng
Năm
Tên hàng
2000 2001 2002
Điệnthoạicácloại 9,163,294,969 10,377,017,794 18,278,679,825
Cáp các loại 96,945,004,747 99,446,420,522 174,256,747,661
Máy FAX 1,593,616,516 1,585,377,718 3,412,020,234
Vật tư khác 25,099,460,133 32,716,431,099 47,768,283,275
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nguyễn Cảnh Thắng - Lớp
TM41B
Trang 52
Nếu như doanh thu điện thoại các loại năm 2000 là 9.163 triệu đồng sang
năm 2001 là 10.377 triệu đồng (tăng hơn 1.2 tỷ so với năm trước) thì đến năm
2002 đã đạt 18.178 triệu đồng (tăng gần 8 tỷ đồng). Cáp các loại cũng tăng
mạnh đặc biệt là năm 2002 năm mà nhu cầu cáp rất lớn, công ty đã tiến hành
sản xuất phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng này.
b. Phân tích theo thị trường.
Công ty VTBĐ I kinh doanh chủ yếu ở thị trường miền Bắc ngoài ra công
ty còn có các cửa hàng, chi nhánh tại miền Trung và miền Nam. Với chức năng
cung cấp thiết bị, vật tư viễn thông cho nhiệm vụ phát triển ngành và có mối
quan hệ lâu dài với Bưu điện các đơn vị tỉnh nên Công ty có nhiều hợp đồng
bán hàng trăm chiếc máy điện thoại cố định, nhiều tổng đài và các thiết bị, vật
tư khác cho các đơn vị này.Trong khi thị trường miền Bắc là thị trường lớn đặc
biệt là thành phố Hà Nội với mật độ dân cư dày đặc đang có xu hướng bão hoà
thì thị trường miền Trung và miền Nam là thị trường tiềm năng nhưng khó nắm
bắt lại có nhiều công ty cạnh tranh nên doanh thu của Công ty trên thị trường
phía Bắc có xu hướng giảm, doanh thu thị trường miền Nam và miền Trung có
tăng nhưng tăng chậm. Dưới đây là tỷ trọng một vài mặt hàng chính của Công ty
với các đơn vị khác.
Biểu 5: Tỷ trọng một vài mặt hàng của Công ty so vơí các đơn vị khác
Đơn vị: %
Tên đơn vị
Mặt hàng Năm Công ty Đơn vị khác
1999 35.5 64.5
2000 34 66
2001 33.8 66.2 Cáp thông tin
2002 33.6 66.4
1999 20 80
2000 21 79
2001 19.5 80.5 Máyđiệnthoại
2002 18.7 81.3
1999 39.5 60.5
2000 39.7 60.3
2001 40.2 59.8
Vật tư khác
(chỉ bao gồm một số
mặt hàng như tổng đài,
Fax, vật tư...) 2002 40 60
(Nguồn: Báo cáo thống kê hàng năm của Công ty)
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nguyễn Cảnh Thắng - Lớp
TM41B
Trang 53
Qua biểu trên cho thấy tỷ trọng chiếm lĩnh của Công ty trên thị trường
đang giảm dần qua các năm. Dù phần giảm đi không nhiều nhưng cũng là điều
đáng quan tâm Công ty cần có biện pháp khắc phục.
Nếu xét doanh thu theo khu vực địa lý ta có doanh thu của các miền như sau:
Biểu 6: Doanh thu các miền qua các năm
đơn vị: đồng
Năm Bắc Trung Nam Tổng
2000 83,664,867,111 33,200,344,092 15,936,165,164 132,801,376,366
2001 92,240,158,166 38,913,816,726 12,971,272,242 144,125,247,134
2002 148,666,595,906 68,240,404,678 26,808,730,409 243,715,730,994
-
20,000,000,000
40,000,000,000
60,000,000,000
80,000,000,000
100,000,000,000
120,000,000,000
140,000,000,000
160,000,000,000
2000 2001 2002
B¾c
Trung
Nam
Nhận thấy Công ty đang tiến hành kinh doanh ở khu vực miền Bắc là chủ
yếu do đây là thị trường quen thuộc với nhiều bạn hàng truyền thống, thị trường
miền Trung và miền Nam vẫn còn chiếm một tỷ trọng thấp mặc dù đây là
những thị trường còn tiềm năng.
c. Phân tích theo hợp đồng uỷ thác và hoạt động kinh doanh.
Công ty VTBĐ I thực hiện hoạt động kinh doanh của mình theo hai hình
thức hoạt động: hoạt động nhập khẩu uỷ thác và hoạt động kinh doanh. Doanh
số cho hoạt động nhập khẩu uỷ thác rất cao vì đây là các thiết bị vật tư kỹ thuật
hiện đại, chất lượng tốt, giá thành tương đối lớn do nhiều đơn vị kinh doanh
không có khả năng trực tiếp nhập khẩu mà phải thông qua công ty khác hoặc
công ty được VNPT giao nhiệm vụ nhập khẩu uỷ thác. Trong khi đó hoạt động
kinh doanh của Công ty đem lại doanh thu không cao bằng doanh thu nhập
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nguyễn Cảnh Thắng - Lớp
TM41B
Trang 54
khẩu uỷ thác. Theo bảng phân tích tình hình hoạt động kinh doanh ta thấy tỷ
trọng doanh số hàng uỷ thác chiếm đến 76%-77% trong tổng doanh số, còn
doanh số hàng tự kinh doanh chiếm từ 23%-24%.
Biểu 7: Tỷ trọng hàng uỷ thác và hàng tự kinh doanh.
Qua bảng trên ta thấy hoạt động uỷ thác đang có xu hướng giảm nhiều
điều đó cho thấy các công ty có vốn lớn, được phép của Nhà nước trực tiếp
nhập khẩu không thông qua Công ty. Mặt khác lại thấy doanh số hàng tự kinh
doanh tăng lên chứng tỏ Công ty đã thực sự quan tâm đúng mức đến hoạt động
này không còn thái độ trông trờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của VNPT, của Nhà nước.
1.2- Lợi nhuận.
Lợi nhuận của Công ty được tính theo công thức sau:
Dưới đây là lợi nhuận của Công ty qua các năm.
Biểu 8: Lợi nhuận của Công ty qua các năm.
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị
tính 2000 2001 2002
Lợi nhuận sau thuế Đồng 3,997,112,413 4,470,901,237 6,876,424,787
Lợi nhuận tăng
so với năm 2000 Đồng 473,788,824 2,879,312,374
Phần trăm tăng
so với năm 2000 % 100 111.85 172.03
Để thấy rõ mức độ tăng của lợi nhuận qua các năm ta có thể tiến hành
phân tích sản phẩm theo một số chỉ tiêu sau:
a. Phân tích theo sản phẩm.
Doanh số(%)
Loại hàng 1999 2000 2001 2002
Hàng uỷ thác 78,05 77,85 77,24 76,47
Hàng tự kinh
doanh
21,95 22,15 22,76 23,53
LN trước thuế = Tổng DT - Tổng CP +(-)Tổng Lợi tức-Tổng chi khác.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nguyễn Cảnh Thắng - Lớp
TM41B
Trang 55
Các sản phẩm máy điện thoại các loại, tổng đài, dây cáp, máy Fax là
những mặt hàng đem lại lợi nhuận cao cho công ty, ngoài ra các thiết bị vật tư
chuyên dùng khác cũng đóng góp một phần lợi nhuận cho doanh nghiệp. Không
chỉ dừng lại ở việc thu lợi nhuận từ việc bán hàng, các Trung tâm kinh doanh
còn phát triển nhiều dịch vụ mới như sửa chữa, tư vấn lắp đặt, vận chuyển đến
tận nơi công trình. Tỷ trọng lợi nhuận từ việc kinh doanh điện thoại và cáp
thông tin là rất cao vì đây là các mặt hàng chủ lực và có thế mạnh (uy tín, chất
lượng, giá cả cạnh tranh..) của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều mặt hàng của
Công ty có doanh thu cao, tỷ lệ tiêu thụ nhiều nhưng lại không đem lại lợi
nhuận cao trong khi đó nhiều mặt hàng như điện thoại di động, dây cáp lại đem
lại lợi nhuận rất cao.
Dưới đây là tỷ trọng lợi nhuận một số mặt hàng chính của Công ty.
Biểu 9: Tỷ trọng lợi nhuận của một số mặt hàng chính của công ty so với
tổng lợi nhuận sản xuất kinh doanh. đơn vị: %
Năm
Tên hàng 1997 1998 1999 2000 2001 2002
1. Điện thoại các loại 35,5 8,5 6,8 6,9 7,2 7,5
2. Cáp các loại 24,7 59 70,5 73 69 71,5
3. Máy FAX 7,25 1,63 2,7 1,2 1,1 1,4
4. Vật tư khác 10,6 16,9 13,2 14,9 15,3 16,6
5. ∑ LN của một số mặt hàng
chính của Công ty.
78,05 86,03 93,2 96 92,6 97
6. LN thu từ các hoạt động khác 21,95 14,97 6,8 4 7,4 3
Tổng (5)+(6) 100 100 100 100 100 100
Điện thoại các loại được tiêu thụ mạnh vào năm 1997 nhưng giảm nhiều
vào năm 98 và 99, lợi nhuận đạt được từ kinh doanh mặt hàng này giảm khá
nhiều nhưng có tăng lên vào các năm 2001 và 2002 do Công ty đầu tư kinh
doanh điện thoại di động và thiết bị đầu cuối khác. Nguyên nhân là do:
+ Năm 1998 do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á, việc
kinh doanh với các hãng của Hàn Quốc và một số nước khác ở châu Á gặp
nhiều khó khăn và giảm sút nhiều. Hơn nữa đồng tiền của nước này mất giá nên
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nguyễn Cảnh Thắng - Lớp
TM41B
Trang 56
hàng hoá trở nên rẻ hơn khuyến khích hoạt động nhập lậu từ nhiều phía cạnh
tranh với Công ty làm Công ty liên tục phải giảm giá, tỷ lệ sinh lời thấp.
Mặt hàng điện thoại đựoc phục vụ chủ yếu trên địa bàn Hà nội nơi mật độ
điện thoại đã khá dầy nên nhu cầu tiêu dùng điện thoại giảm sút đi.
Mặc dù, mặt hàng chủ lực là điện thoại đã không đem lại hiệu quả Công
ty đã đầu tư thêm vốn vào việc kinh doanh các loại vật tư khác để đa dạng hoá
mặt hàng kinh doanh đồng thời chiếm lĩnh thị trường ở những mặt hàng mới
đem lại lợi nhuận cao.
+ Cáp tiêu thụ tăng lên và vẫn có xu hướng tiêu thụ mạnh, nhiều khi trên
thị trường không có cáp để bán. Vì vậy công ty đã đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ
cáp đây là mặt hàng lợi nhuận cao cho Công ty. Có được kết quả này là do
Công ty nhanh nhạy nắm bắt được những nơi có nhu cầu để chào hàng.
b. Phân tích theo thị trường.
Như trên đã phân tích, thị trường của doanh nghiệp nếu phân theo khu vực
địa lý bao gồm thị trường miền Bắc, Trung và miền Nam. Vì doanh thu trên thị
trường miền Bắc cao hơn thị trường miền Trung và miền Nam nên lợi nhuận hoạt
động kinh doanh của Công ty trên thị trường này chiếm tỷ trọng lớn. Lợi nhuận
thu được trên các thị trường miền Trung, miền Nam hoặc các tỉnh phía bắc còn
tính thêm phần lợi nhuận do hoạt động dịch vụ như vận chuyển đến tận nơi, lắp
đặt, thiết kế... (Trong năm 2002 vừa qua trong một đợt vận chuyển gần đây
Công ty cung cấp gần 1000 máy điện thoại cố định cho Bưu điện tỉnh Thái
Bình...)
Biểu10: Tỷ trọng lợi nhuận ở từng miền qua các năm Đơn vị : %
Năm Bắc Trung Nam
1998 68 22 10
1999 65 23 12
2000 63 25 12
2001 64 27 9
2002 61 28 11
c. Phân tích theo hoạt động nhập khẩu uỷ thác và hoạt động kinh doanh.
Trong khi hoạt động uỷ thác cho doanh số rất cao nhưng chỉ chiếm
khoảng 20% lợi nhuận thì lợi nhuận chính cho công ty là việc thực hiện hoạt
động tự kinh doanh của mình. Khi thực hiện làm uỷ thác, tuy giá trị hợp đồng
rất lớn nhưng công ty thực thu chỉ là một khoản phí uỷ thác rất nhỏ. Ta có thể
thấy tỷ lệ phí uỷ thác theo giá trị hợp đồng sau:
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nguyễn Cảnh Thắng - Lớp
TM41B
Trang 57
Biểu 11: Tỉ lệ phí uỷ thác theo giá trị hợp đồng
Giá trị hợp đồng Mức phí uỷ thác (%)
Dưới 1 Triệu USD
Từ 1-3 Triệu USD
Từ 3-10 Triệu USD
Trên 10 Triệu USD
0,5
0,4
0,3
0,2
Đối với các đơn vị có nhu cầu trong và ngoài ngành không do Tổng công
ty chỉ đạo mức phí có cao hơn, vì Công ty coi đây là một phần của hoạt đông
kinh doanh mang lại lợi nhuận.
Biểu 12: Tỉ lệ phí uỷ thác theo giá trị hợp đồng
Giá trị hợp đồng Mức phí uỷ thác (%)
Dưới 100.000 USD(hàng đơn giản)
Dưới 100.000 USD (hàng phức tạp)
Từ 100.000 USD trở nên
1,5
2
1
Lợi nhuận của Công ty có thể được chia làm hai phần: hàng uỷ thác và
hàng tự kinh doanh. Hàng tự kinh doanh của Công ty đem lại lợi nhuận ngày
càng lớn chiếm đến hơn 77%, hàng uỷ thác giảm dần sấp sỉ trên dưới 20%-22%
Biểu 13 : Tỷ lệ lợi nhuận hàng uỷ thác và hàng tự kinh doanh qua các năm
Lợi nhuận % Loại hàng 1999 2000 2001 2002
Hàng uỷ thác 22,78 22,45 22,18 21,86
Hàng tự kinh doanh 77,22 77,55 77,82 78,14
Mặc dù việc xuất nhập khẩu uỷ thác không thu được lợi nhuận cao nhưng
Công ty vẫn rất quan tâm tìm kiếm nguồn hàng và đối tác kinh doanh cố gắng
trong những năm tới hoạt động này sẽ đem lại lợi nhuận cao trong lĩnh vực hoạt
động dịch vụ của Công ty.
2. Phân tích khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của
Công ty qua một số chỉ tiêu.
Công ty Vật Tư Bưu Điện I là Công ty Nhà nước, lại là thành viên của VNPT
nên Công ty có tình hình tài chính khá ổn định. Qua quá trình hoạt động của mình
Công ty đã tích luỹ được một số lượng vốn lớn, lại được ưu đãi khi vay vốn ngân
hàng, đây cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy mở rộng quy mô kinh
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nguyễn Cảnh Thắng - Lớp
TM41B
Trang 58
doanh của Công ty. Tài sản, trong đó TSLĐ của Công ty tăng mạnh, TSCĐ được
đầu tư thoả đáng... đây là những biểu hiện đáng mừng của Công ty.
Tham khảo kết quả kinh doanh của Công ty từ năm 2000 đến năm 2002.
Biểu 14: Bảng kết quả kinh doanh.
TT Chỉ Tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Doanh thu 132,801,376,366 144,125,247,134 243,715,730,994
1 Doanh thu thuần 132,801,376,366 144,125,247,134 243,715,730,994
2 Giá vốn hàng bán 106,847,721,434 112,190,107,506 198,939,110,184
3 Lợi tức gộp 25,953,654,932 31,935,139,628 44,776,620,810
4 Chi phí bán hàng 14,406,925,942 15,559,480,017 21,698,619,885
5 CP QL DN 1,940,390,111 1,843,370,605 1,582,986,096
6 Lợi tức thuần 9,606,338,879 14,532,289,005 21,495,014,829
7 Lợi tức hoạt
động tài chính (3,905,846,900) (8,168,795,514) (12,725,107,626)
8 Lợi tức bất thư-
ờng 177,614,511 211,361,268 314,675,125
9 Tổng lợi tức
Trước thuế 5,878,106,490 6,574,854,760 9,084,582,328
10 Thuế thu nhập dn 1,880,994,077 2,103,953,523 2,208,157,541
11 Lợinhuận sau
thuế 3,997,112,413 4,470,901,237 6,876,424,787
12 Nộpthusửdụngvốn 200,019,996 204,020,396 2,200,455,901
13 Thu nhập còn lại 3,797,092,417 4,266,880,841 4,675,968,886
+ Hiện nay quy mô kinh doanh của Công ty không ngừng mở rộng tổng giá trị
tài sản tiếp tục gia tăng và có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới:
Biểu 15: Mức độ tăng trưởng qua các năm
Các chỉ tiêu
tăng trưởng
Đơn vị Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
Tổng giá
trị tài sản
Đồng 154,719,958,327 176,114,735,796 342,004,708,312
Tăng so với
năm 2000
Đồng 21,394,777,469 187,284,749,985
Tỷ lệ tăng so
với năm 2000
% 100 114 221
Tăng so với
năm trước
Đồng 21,394,777,469 165,889,972,516
Tỷ lệ tăng so
với năm trước
% 114 194
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nguyễn Cảnh Thắng - Lớp
TM41B
Trang 59
Quy mô kinh doanh của Công ty không ngừng mở rộng. Nếu như năm
2000 tổng giá trị tài sản là 154,719,958,327 đồng thì đến năm 2001 giá trị tài
sản đã là: 176,114,735,796 đồng tăng về giá trị tuyệt đối là 21,394,777,469 tăng
114%. Đặc biệt đến năm 2002 giá trị tăng lên là: 342,004,708,312 tăng so với
năm 2000 là 187,284,749,985 tăng hơn 221%. Năm 2002 là năm quy mô kinh
doanh của Công ty được mở rộng nhất. Đây là kết quả của nhiều nhân tố như
thời cơ kinh doanh, sự ưu đãi của Nhà nước nhưng phải kể đến nỗ lực không
ngừng của cán bộ công nhân viên Công ty trong việc tìm kiếm bạn hàng thúc
đẩy tiêu thụ.
Biểu16: Bảng đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.
Đơn vị: %
STT NămChỉ tiêu 1999 2000 2001 2002
1 Cơ cấu vốn
TSCĐ/Tổng TS 5.24 5.56 4.65 2.57 TSLĐ/ Tổng TS 90.58 93.72 94.16 96.67
2. Tỷ suấtLN
LN/DT 4.43 4.05 4.18 2.82 LN/Vốn 27.14 25.59 34.15 5.24
3 TTSLĐ/ Nợ NH 124.62 143.92 150.11 131.43
4 Thanh toán nhanh 51.35 28.76 51.71 28.17
Nhìn vào bảng trên ta thấy Tài sản cố định đang có xu hướng giảm xuống
còn Tài sản lưu động có xu hướng tăng lên, điều này phản ánh đúng tình hình
thực tế và mục tiêu của Công ty. Là một Công ty thương mại, tỷ lệ tài sản lưu
động phải chiếm tỷ trọng lớn, tài sản cố định chiếm tỷ trọng nhỏ hơn so với
tổng tài sản. Tuy nhiên việc tăng tỷ lệ TSLĐ/ Tổng TS không có nghĩa là Công
ty phải cắt giảm TSCĐ mà Công ty vẫn phải tiếp tục đầu tư, mua sắm TSCĐ
nhưng phải cân nhắc sao cho tốc độ tăng TSCĐ phải thấp hơn tốc độ tăng
TSLĐ. Bên cạnh đó tỷ lệ TSLĐ/Nợ ngắn hạn tăng lên trong các năm điều này
chứng tỏ Công ty có tình hình tài chính khá ổn định, có thể chi trả nợ ngắn hạn
bằng TSLĐ hiện có của Công ty.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nguyễn Cảnh Thắng - Lớp
TM41B
Trang 60
Tuy nhiên ta cũng thấy rằng tỷ suất lợi nhuận của Công ty liên tục giảm
qua các năm. Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều nhưng phải kể đến một
số nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Lợi nhuận do hoạt động nhập khẩu uỷ thác bị giảm sút đáng kể do
Công ty nhận được rất ít các hợp đồng nhập khẩu từ sự chỉ đạo của VNPT và
các bạn hàng truyền thống.
+ Công ty liên tục phải giảm giá các mặt hàng chủ lực để có thể cạnh
tranh được với các đối thủ trên thị trường mà các Công ty này luôn áp dụng giá
xâm nhập hoặc giá thấp.
3. Sản phẩm.
Công ty VTBĐ I là Công ty thương mại kinh doanh các thiết bị BCVT
phục vụ cho phát triển mạng lưới ngành và phục vụ nhu cầu của đông đảo
khách hàng. Để phân tích tham số sản phẩm ta nghiên cứu từng lĩnh vực cụ thể
sau:
3.1- Mặt hàng kinh doanh.
a. Mặt hàng nhập khẩu uỷ thác.
Công ty VTBĐ I là công ty Nhà nước có nhiệm vụ nhập khẩu vật tư thiết
bị cho các công trình đầu tư phát triển ngành, đây là nhiệm vụ chính trị quan
trọng hàng đầu do đó Công ty đã tập trung cao nhất mọi nỗ lực để thực hiện
nhiệm vụ này. Trong các năm kể từ năm 1999 đến nay, ngành BCVT đầu tư
nhiều dự án lớn như nâng cấp mở rộng mạng điên thoại Vinaphone, mở rộng
dung lượng tổng đài và mạng Internet... công ty đã được giao nhiệm vụ ký kết
các hợp đồng nhập khẩu với giá trị hàng chục triệu USD, trong quá trình thực
hiện Công ty không để xảy ra một sai sót nào. Ngoài nhập khẩu vật tư, thiết bị
cho Ngành, cán bộ công nhân viên trong công ty còn tìm kiếm các đối tác,
nguồn hàng của các đơn vị ngoài ngành để nhập khẩu uỷ thác, ký hợp đồng tiếp
nhận và vận chuyển đến tận chân công trình.
Có thể nói rằng, đối với hàng hóa nhập khẩu uỷ thác do VNPT chỉ đạo, Công
ty sẽ được giao chỉ tiêu, cấp vốn và chỉ định đối tác nhập khẩu, trên cơ sở đó Công
ty tiến hành các hoạt động cần thiết để nhập khẩu. Danh mục hàng hóa nhập khẩu
uỷ thác chủ yếu là các thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ, dây truyền lắp ráp... các sản phẩm
hàng hóa này có giá trị rất lớn, có hàm lượng khoa học kỹ thuật cao bao gồm:
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nguyễn Cảnh Thắng - Lớp
TM41B
Trang 61
+ Thiết bị toàn bộ cho mạng lưới BCVT (tổng đài điện tử Panasonic KX-
T161OB, Telecom 25S...; thiết bị truyền dẫn SDH, Vi ba, Vệ tinh; thiết bị đầu
cuối như máy Fax, điện thoại, điện thoại vô tuyến);
+ Các dây chuyền sản xuất, chuyển giao công nghệ cho ngành công
nghiệp (Dây chuyền sản xuất cáp, dây chuyền lắp ráp SKD, CKD, IKD, các
thiết bị chuyển mạch và truyền dẫn của các hãng Fujitsu, LG...);
+ Các phương tiện chuyên dùng cho ngành bưu chính (Xe vận chuyển
thư, xe cân đo, xe nâng hàng);
+ Các thiết bị khác như các loại cáp treo của Goldstar và Deasung, Oki...
b. Mặt hàng tự kinh doanh.
Công ty Vật Tư Bưu Điện I là doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập trực
thuộc VNPT do vậy hoạt động tự kinh doanh là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ
yếu cho Công ty, góp phần giải quyết công ăn việc làm và ổn định đời sống cho cán
bộ công nhân viên. Mặt hàng tự kinh doanh của Công ty là các sản phẩm như điện
thoại các loại, máy Fax, tổng đài, dây cáp, dây điện thoại... được nhập khẩu trực tiếp
từ các hãng lớn trên thế giới và thu mua từ sản xuất trong nước. Với mong muốn
thoả mãn thật tốt nhu cầu của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, đơn vị trong và
ngoài ngành, Công ty đã liên tục phát triển sản phẩm, đa dạng hóa mặt hàng kinh
doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ. Tính đến nay danh mục mặt hàng của Công
ty đã lên đến hàng trăm chủng loại sản phẩm với nhiều mẫu mã hình thức hấp dẫn.
c. Mặt hàng xuất khẩu.
Năm 2002 là năm thứ ba Công ty VTBĐ I thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu
đây là một nhiệm vụ quan trọng phức tạp, đòi hỏi phải có sự chuẩn bị hết sức
chu đáo. Công ty thực hiện công tác xuất khẩu bắt đầu từ năm 1999, Tổ xuất
khẩu được thành lập để đón nhận nhiệm vụ mới mà lãnh đạo Tổng công ty
giao cho Công ty. Đứng trước nhiệm vụ hết sức nặng nề, số lượng cán bộ nhân
viên phần lớn làm nhân viên kiêm nhiệm, trực thuộc Phòng NVPCNT do đồng
chí lãnh đạo phòng trực tiếp điều hành, nhưng với tinh thần trách nhiệm cao Tổ
xuất khẩu dưới sự chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo ngành, của các cơ quan quản
lý Nhà nước, cùng với sự phối hợp của các đơn vị bạn, sự cố gắng của ban lãnh
đạo công ty, cán bộ công nhân viên các đơn vị mà trực tiếp là phòng NVPCNT, tổ
chức tìm kiếm nguồn hàng, đàm phán với phía đối tác, ký kết hợp đồng thương
mại, nên trong các năm qua Công ty đã thực hiện rất tốt hoạt động xuất khẩu.
Năm 1999 đã thực hiện xuất khẩu sang phía Irăc, năm 2000 xuất khẩu 36 tỷ
đồng...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nguyễn Cảnh Thắng - Lớp
TM41B
Trang 62
Mặt hàng mà công ty xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp
sản xuất trong nước tạo được vị trí tại thị trường nước bạn. Việc xuất khẩu hàng
công nghiệp Việt Nam trước mắt là sang thị trường các nước trong khu vực đã
mở ra cho Công ty những cách thưc làm ăn mới khó khăn hơn, phức tạp hơn
nhưng nếu thành công sẽ đem lại lợi ích vô cùng to lớn không những cho bản
thân Công ty mà đối với toàn ngành công nghiệp non trẻ Việt Nam.
Như vậy trong tương lai chính sách sản phẩm của Công ty cần được thay
đổi phù hợp với yêu cầu thực tế. Sản phẩm cần thoả mãn tốt nhu cầu khách
hàng, đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng, tính năng sử dụng, phương cách sử
dụng và mức độ thoả mãn yêu cầu. Công ty cần đầu tư vào công tác tạo nguồn
mua hàng để tìm kiếm được nguồn hàng tốt, phù hợp đồng thời gia tăng khối
lượng giá trị của nhà thương mại trong bộ phận cấu thành sản phẩm và kéo dài
chu kỳ sống của sản phẩm sao cho có lợi cho Công ty nhất.
3.2- Phân tích chu kỳ sống của các sản phẩm chủ yếu của Công ty.
Như trên đã phân tích, việc nhập khẩu uỷ thác là hoạt động nhập khẩu
theo nhu cầu của các bạn hàng, theo chỉ đạo của VNPT nên ta chỉ xét chu kỳ
sống của các sản phẩm kinh doanh chủ yếu của Công ty. Các mặt hàng Công ty
đang kinh doanh đang nằm ở những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống và ở
các đoạn thị trường khác nhau thì giai đoạn sống lại khác nhau.
Bảng 4 . Chu kỳ sống của các mặt hàng chính trên thị trường.
Nhìn vào biểu trên ta thấy rằng nói chung các mặt hàng của Công ty đang
ở giai đoạn phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Vinh và Thành phố Hồ Chí Minh... Nhu cầu của khách hàng
đối với các mặt hàng này đang gia tăng và có xu hướng tăng mạnh trong những
năm sắp tới không chỉ ở các thành phố, trung tâm mà ngay cả trong thị trường
các tỉnh, nông thôn miền núi. Tuy vậy, trong các giai đoạn này cạnh tranh là
Các giai đoạn của chu kỳ sống. Khu vực
Các mặt hàng
Thành thị, thành phố
lớn Nông thôn, miền núi...
Điện thoại các loại. Phát triển / bão hòa Phát triển
Cáp, dây điện thoại. Phát triển Sơ khai
Tổng đài, Fax. Sơ khai / phát triển Sơ khai
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nguyễn Cảnh Thắng - Lớp
TM41B
Trang 63
điều không thể tránh khỏi, khách hàng sẽ có nhiều cơ hội chọn lựa hơn và họ sẽ
mua hàng ở nơi mà họ cảm thấy thoả mãn nhất. Vì thế, Công ty cần có những
kế hoạch sản phẩm thích hợp với cơ hội phát triển này.
3.3- Xu thế sản phẩm hiện tại.
Cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển mạnh như vũ bão đặc biệt
là trong lĩnh vực BCVT, sản phẩm hàng hóa mà Công ty đang kinh doanh đang
thay đổi từng ngày, từng giờ. Những hàng hoá mà hôm nay còn mới, hiện đại
thì ngày mai có thể đã lạc hậu, không những thế chất lượng, hình thức, mẫu mã
tính năng của các sản phẩm đang có những thay đổi nhanh chóng trong đó hàm
lượng khoa học kỹ thuật chiếm phần lớn trong bộ phận cấu thành sản phẩm.
Mặt khác ngành hàng càng phát triển mạnh càng thu hút nhiều doanh nghiệp
tham gia vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh làm cho chủng loại sản phẩm, danh
mục sản phẩm gia tăng đáng kể. Một sản phẩm ngoài việc bị cạnh tranh bởi các
sản phẩm cùng loại còn bị cạnh tranh bởi các sản phẩm có khả năng thay thế
hoặc bị bỏ qua trong sự lựa chọn có giới hạn bởi năng lực tài chính. Việc bán
được hàng ngày nay đã là khó, việc lấy lòng tin khách hàng và giữ được họ còn
khó khăn hơn nhiều. Hơn nữa, khách hàng sẽ chấp nhận sản phẩm của doanh
nghiệp với chất lượng và giá cả tương đuơng nhưng có nhiều hỗ trợ, dịch vụ
khách hàng hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh.
Sản phẩm thiết bị BCVT có xu thế gia tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật,
tính đồng bộ (là yêu cầu không thể thiếu) và ngoài phần vật chất, sản phẩm cần
có thêm các yếu tố dịch vụ, đây chính là chức năng nhiệm vụ và nằm trong khả
năng của các doanh nghiệp thương mại. Yếu tố dịch vụ sẽ quyết định trong việc
trả lời câu hỏi: Khách hàng sẽ mua hàng của doanh nghiệp nào?
4. Phân tích giá.
4.1- Phân tích mục tiêu định giá của Công ty.
Bất kỳ Công ty nào cũng đặt mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận trong dài hạn
nên mục tiêu định giá cũng nhằm mục đích đạt lợi nhuận tối đa trong dài hạn.
Công ty VTBĐ I đã đề ra mục tiêu định giá nhằm thực hiện mục đích đó.
Trong thời kỳ kinh tế mở, giá cả là giá của thị trường, Công ty phải định
giá sao cho giá của mình không cao hơn giá của các đối thủ cạnh tranh cùng
kinh doanh một mặt hàng hoặc giá tương quan thấp hơn các sản phẩm có khả
năng thay thế. Hiện nay Công ty áp dụng cách thức định giá khá đơn giản:
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Nguyễn Cảnh Thắng - Lớp
TM41B
Trang 64
Giá bán = Giá nhập + Chi phí kinh doanh khác + Lợi nhuận
(Tính theo đơn vị sản phẩm)
Nhìn vào các bộ phận cấu thành giá ta thấy rằng Công ty đang theo đuổi
mục tiêu đạt được lợi nhuận mục tiêu trên tổng vốn đầu tư. Với cách định giá
như vậy về cơ bản giúp C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược Marketing của Công ty Vật Tư Bưu Điện I trong thời gian tới.pdf