MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU 2
I. Tính cấp thiết của đề tài 2
II. Mục tiêu nghiên cứu 5
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
PHẦN B: NỘI DUNG CHÍNH 6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG 6
1.1. Khái niệm về thị trường 6
1.1.1. Khái niệm 6
1.1.2. Vai trò và chức năng của thị trường đối với doanh nghiệp 9
1.2. Tổng quan về công tác mở rộng thị trường 10
1.2.1. Quan niệm về mở rộng thị trường 10
1.2.2. Nội dung của công tác mở rộng thị trường 10
1.2.3. Các tiêu thức đánh giá công tác mở rộng thị trường 13
1.2.3.1. Tổng doanh thu 13
1.2.3.2. Lợi nhuận 13
1.2.3.3. Thị phần 13
1.2.3.4. Mạng lưới kênh phân phối 14
1.3. Chiến lược mở rộng thị trường 15
1.3.1. Sơ lược về chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 15
1.3.1.1. Khái niệm 15
1.3.1.2. Vai trò của chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 16
1.3.1.3. Nội dung chiến lược 16
1.3.2. Chiến lược mở rộng thị trường 18
1.3.2.1. Khái niệm 18
1.3.2.2. Nội dung chiến lược 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI 20
2.1. Đôi nét về ngành than Việt Nam 20
2.2. Sơ lược về Công ty kinh doanh than Hà Nội 23
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 23
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động 24
2.2.3. Sản phẩm và thị trường 24
2.2.3.1. Sản phẩm 24
2.2.3.2. Thị trường 26
2.2.4. Nguồn nhân lực và nguồn vốn 29
2.2.5. Mạng lưới kênh phân phối 30
2.2. Tình hình hoạt động của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến hết năm 2008 33
2.3. Phân tích tình hình 36
2.3.1. Đánh giá chung 36
2.3.2. Phân tích cụ thể 38
2.3.2.1. S- Các điểm mạnh 39
2.3.2.2. W- Các điểm yếu 41
2.3.2.3. O- Các cơ hội 44
2.3.2.4. T- Các thách thức 46
CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY KINH DOANH THAN HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2015 49
3.1. Cơ sở hình thành chiến lược 49
3.1.1. Định hướng phát triển của ngành than 49
3.1.2. Nhu cầu than không ngừng tăng trong những năm tới 50
3.1.3. Thị phần bị thu hẹp và cơ hội thị trường rộng mở 50
3.1.4. Có nhiều tiềm năng về nguồn lực 50
3.2. Chiến lược mở rộng thị trường Công ty than Hà Nội 51
3.2.1. Mục tiêu tổng quát và nhiệm vụ chủ yếu 51
3.2.1.1. Mục tiêu tổng quát 51
3.2.1.2. Nhiện vụ chủ yếu 51
3.2.1.3. Định hướng chung 52
3.2.2. Các chính sách áp dụng 52
3.2.2.1. Chính sách giá cả linh hoạt 53
3.2.2.2. Tổ chức vận chuyển nhanh, gọn, tiết kiệm tối đa chi phí 53
3.2.2.3. Tăng cường công tác quảng cáo và giới thiệu về tên tuổi và sản phẩm của Công ty 53
3.2.2.4. Thủ tục mua bán và thanh toán đơn giản, dễ hiểu và nhanh gọn 54
3.2.3. Hệ thống các giải pháp 54
3.2.3.1. Tăng cường nhận thức của Công ty về thị trường và cạnh tranh 54
3.2.3.2. Tích cực tìm kiếm và nhanh nhạy nắm bắt các cơ hội thị trường 55
3.2.3.3. Thực hiện công tác nghiên cứu và phát triển thị trường mới 55
3.2.3.4. Ưu tiên và tạo mọi thuận lợi cho các khách hàng truyền thống 56
3.2.3.5. Khuyến khích tiêu dùng đối với các khách hàng hiện tại là các tổ chức sản xuất nhỏ và hộ gia đình 56
3.2.3.6. Mở rộng mạng lưới phân phối sản phẩm và tổ chức phân phối hợp lý 57
3.2.3.7. Chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu 57
3.2.3.8. Tận dụng tối đa các cơ hội mà Nhà nước và nền kinh tế tạo ra 58
3.2.3.9. Các giải pháp khác 58
3.2.4. Tổ chức thực hiện 58
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
64 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chiến lược mở rộng thị trường của công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của mình. Tháng 7/2008, ngành than tăng giá thêm một lần nữa đối với tất cả các hộ tiêu dùng than đang được bao cấp( kể cả điện) một phần là do ảnh hưởng của lạm phát, một phần là dựa theo lộ trình tăng giá của mình. Năm 2008, tống sản lượng tiêu thụ than vẫn tăng so với năm 2007, xuất khẩu giảm nhưng không đáng kể( 0,5%) trong khi các ngành kinh tế khác trì trệ thậm chí phá sản, điều này cho thấy ngành than không bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế này. Đây chính là một điểm mạnh của ngành than mà hiếm ngành nào có được, giúp cho ngành than luôn phát triên không ngừng nghỉ.
2.2. Sơ lược về Công ty kinh doanh than Hà Nội
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty kinh doanh than Hà Nội là một trong mười đơn vị trực thuộc của Công ty kinh doanh than Miền Bắc, được thành lập ngày 09/12/1974 theo quyết định số 1878/ ĐT- QLKT của Bộ trưởng Bộ điện than. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là mảng hoạt động thương mại, chủ yếu phân phối than cho khu vực Hà Nội và các tỉnh xung quanh Hà Nội như Hưng Yên, Hà Tây cũ, Hòa Bình, …
Công ty kinh doanh than Hà Nội chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1975 và đó cũng là ngày thành lập của Công ty hiện nay. Thực hiện chủ trương của Nhà nước về quản lý vật tư theo ngành từ sản xuất đến lưu thông và phân phối, ngày 25/11/1974, Hội Đồng Chính phủ ra quyết định số 254/ CP chuyển chức năng quản lý và cung ứng than từ Bộ vật tư qua Bộ điện than với tên gọi ban đầu là “ Công ty quản lý và phân phối than Hà Nội”. Trong quá trình phát triển, để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và yêu cầu hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ, Công ty đã nhiều lần thay đổi tên giao dịch của mình. Cuối cùng, ngày 19/12/2006, Hội đồng quản trị Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc quyết định đổi tên Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội thành Công ty kinh doanh than Hà Nội và giữ nguyên tên đó đến tận ngày nay.
Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức, Công ty đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường ngành than nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Là một đơn vị trực thuộc của Tổng công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc, Công ty kinh doanh than Hà Nội luôn luôn thực hiện và hoàn thành xuất sắc những chỉ tiêu mà cấp trên giao cho. Với những thành tích đã đạt được, năm 1995, Công ty đã được tặng thưởng huân chương lao động hạng 3. Mục tiêu trước mắt của Công ty là nỗ lực hết mình để đưa Công ty trở thành một doanh nghiệp mạnh trong ngành than nói riêng và trong nền kinh tế nói chung.
2.2.2. Lĩnh vực hoạt động
Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty kinh doanh than Hà Nội là chế biến và kinh doanh than. Công ty nhập than từ các mỏ than ở Quảng Ninh sau đó bán cho khách hàng, bên cạnh đó Công ty có chế biến một lượng than nhỏ để bán theo nhu cầu của người tiêu dùng.
2.2.3. Sản phẩm và thị trường
2.2.3.1. Sản phẩm
Công ty kinh doanh than Hà Nội nhập về 3 chủng loại than chính: than cục, than cám, than bùn. Trong đó lại bao gồm nhiều loại than có chỉ số kỹ thuật khác nhau, ví dụ, nhóm than cục bao gồm các loại than cục số 2, số 3, số 4, số 5; nhóm than cám bao gồm than cám số 3, số 4, số 5, số 6, số 7. Than chế biến là các loại than do Công ty sản xuất ra sử dụng nguyên liệu là các loại than nhập về, bao gồm hai loại là than tổ ong và than bánh.
Cơ cấu các chủng loại than theo doanh thu như sau:
Bảng 2.2. Cơ cấu các chủng loại than kinh doanh của Công ty kinh doanh than Hà Nội theo doanh thu
Chủng loại than
Tỷ trọng trong doanh thu
Than cục
10%
Than cám
70%
Than bùn
20%
Nguồn: Phòng kế hoạch và thị trường
Và dưới đây là danh mục than kinh doanh của Công ty kinh doanh than Hà Nội.
Bảng 2.1: Danh mục các chủng loại than kinh doanh của Công ty kinh doanh than Hà Nội
STT
Chủng loại than
Địa điểm khai thác
I
Than cục
1
Than cục số 2
Hòn Gai, Mạo Khê
2
Than cục số 3
Hòn Gai, Vàng Danh
3
Than cục số 4
Hòn Gai, Vàng Danh
4
Than cục số 5
Hòn Gai
II
Than cám
1
Than cám số 3
Hòn Gai, Mạo Khê
2
Than cám số 4
Hòn Gai, Núi Hồng
3
Than cám số 5
Mạo Khê
4
Than cám số 6
Hòn Gai, Mạo Khê
5
Than cám số 7
Hòn Gai, Núi Hồng
III
Than chế biến
1
Than tổ ong
2
Than đóng bánh
Nguồn: Phòng kế hoạch và thị trường
2.2.3.2. Thị trường
a) Thị trường đầu ra
Thị trường là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó giúp doanh nghiệp lưu thông và tiêu thụ hàng hóa, quay vòng dòng tiền. Tìm hiểu thị trường là điều hết sức quan trọng và cần thiết trong việc phát triển thị trường trong thời gian sắp tới. Thị trường của một doanh nghiệp bao gồm thị trường đầu vào và thị trường đầu ra.
Thị trường đầu ra của Công ty kinh doanh than Hà Nội tuân theo sự phân vùng địa lý của Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc, vùng thị trường của doanh nghiệp bao gồm khu vực Hà Nội và các vùng phụ cận như Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Tây, Sơn La, Lai Châu…
Khách hàng của Công ty được chia thành ba nhóm chính như sau:
- Khách hàng là các tổ chức sản xuất: đây là nhóm khách hàng tiềm năng nhất của Công ty. Các đơn vị này có nhu cầu dùng than làm nhiên liệu phục vụ cho sản xuất vì vậy họ thường mua than với khối lượng lớn, tương đối ổn định và ký hợp đồng theo năm. Chủng loại hàng hóa mà nhóm khách hàng này yêu cầu thường là than cục, than cám có chất lượng cao.
- Khách hàng là các tổ chức thương mại: Đây là nhóm khách hàng mua sản phẩm của Công ty với mục đích thương mại, ví dụ họ mua than của Công ty để bán lại cho người tiêu dùng. Đây thực chất là một phương pháp phân phối than của Công ty. Nhóm khách hàng này thường tiêu dùng loại than cục số 4, số 5 và than cám các loại. Chất lượng sản phẩm mà nhóm khách hàng này đòi hỏi không cao nhưng yếu tố giá cả phải hợp lý.
- Khách hàng là người sản xuất nhỏ và các hộ gia đình: Nhóm khách hàng này tiêu thụ sản phẩm của Công ty với số lượng không lớn nhưng đây lại là một nhóm khách hàng đem lại cho Công ty nhiều lợi ích như: có thể thu hồi vốn nhanh, đẩy mạnh tốc độ quay vòng của vốn, số lượng mua biến động không lớn. Nhóm khách hàng này thường tiêu dùng than cám và than đã chế biến như than tổ ong, than bánh.
Nhờ việc có sự đa dạng hóa sản phẩm mà Công ty đã đáp ứng đủ và đáp ứng rất tốt nhu cầu của các nhóm khách hàng trên, từ đó giữ vững thị phần của mình trên thị trường ngành than lên cao hơn hẳn với các đối thủ khác như Công ty than Đông Bắc, Công ty than Nội Địa, … Do việc xuất khẩu than ra nước ngoài do TKV quản lý nên Công ty kinh doanh than Hà Nội không có danh mục than xuất khẩu.
Là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành than và trong vùng thị trường này nên Công ty đã gây dựng được rất nhiều uy tín cũng như kinh nghiệm, có được một số lược khách hàng truyền thống lớn tiêu dùng phần lớn sản lượng than kinh doanh của Công ty. Có thể kể đến một vài “hộ tiêu dùng lớn” như Tổng công ty gốm sứ Việt Nam( Vglacera)( bao gồm các nhà máy gạch), Nhà máy phân lân Văn Điển, Nhà máy xi măng Tiên Sơn, Nhà máy xi măng Sài Sơn, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại…, ngoài ra là các đơn vị sản xuất nhỏ, các tổ chức thương mại và các hộ gia đình. Hàng năm, nhóm khách hàng là các tổ chức sản xuất tiêu dùng trung bình khoảng 70% sản lượng than tiêu thụ của Công ty, 30% còn lại thuộc về các tổ chức sản xuất nhỏ và tổ chức thương mại. Trên thực tế, khách hàng là các hộ gia đình của Công ty rất ít, chủ yếu là các hộ sản xuất gia đình ở các làng nghề, tiêu thụ than với số lượng khá và ổn định, than tiêu dùng trong sinh hoạt được phân phối đến các đại lý kinh doanh trung gian vừa và nhỏ, từ đó phân phối đến người tiêu dùng chứ Công ty không trực tiếp bán hàng cho các hộ tiêu dùng nhỏ.
b) Thị trường đầu vào
Thị trường đầu ra có vai trò quan trọng bao nhiêu thì thị trường đầu vào quan trọng bấy nhiêu, không có hàng hóa doanh nghiệp không thể phục vụ được khách hàng như mong muốn, vì vậy tìm kiếm và ổn định nguồn đầu vào là việc hết sức quan trọng của mỗi một doanh nghiệp. Đặc thù của ngành than như đã phân tích ở trên là tất cả các doanh nghiệp hoạt động trong tất cả các lĩnh vực khai thác, chế biến và kinh doanh than đều được quản lý bởi TKV nên nguồn cung than cho các doanh nghiệp cũng do TKV chỉ đạo. Hơn nữa Công ty kinh doanh than Hà Nội là một doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong ngành than, chiếm lĩnh một vùng thị trường rộng lớn với sản lượng tiêu thụ hàng năm lớn và ổn định nên đối với các nhà cung cấp Công ty là một khách hàng lớn và uy tín. Sự uy tín trong kinh doanh có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó là vô hình nhưng luôn mang lại những giá trị bằng tiền cụ thể. Hiện nay khi mà nguồn cung than đang bị thu hẹp dần thì vần đề ổn định và mở rộng nguồn cung than là điều không dễ dàng. Tuy nhiên đối với Công ty kinh doanh than Hà Nội thì đó không phải là vấn đề khó khăn mà Công ty đang gặp phải và không thể giải quyết. Đây cũng chính là một điểm mạnh của Công ty.
Dựa trên nguyên tắc là doanh nghiệp thu mua than tại các mỏ và các Công ty khai thác than thuộc TKV, hiện Công ty đang nhập than tại nhiều mỏ khác nhau với những sản phẩm than khác nhau, có thể kể đến như Mỏ than Mạo Khê, Mỏ than Hà Tu, Mỏ than Hòn Gai, Cao Sơn, Vàng Ranh, Uông Bí, Cẩm Phả… Trong đó ba nhà cung cấp lớn nhất là Mỏ than Mạo Khê, Mỏ than Hà Tu, Mỏ than Hòn Gai, hàng năm cung cấp cho Công ty trung bình khoảng 80% sản lượng than tiêu thụ, số còn lại được nhập từ các mỏ khác. Chất lượng than của các mỏ này rất tốt với thông số kỹ thuật khá chuẩn xác đã đáp ứng được những khách hàng khó tính là các tổ chức sản xuất trong thị trường Công ty kinh doanh than Hà Nội.
2.2.4. Nguồn nhân lực và nguồn vốn
Hiện nay tổng số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty là 92 người, bao gồm cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng, nhân viên quản lý các trạm và nhân viên bán hàng tại các trạm. Các cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm hoạt động lâu năm trong ngành than, đội ngũ nhân viên văn phòng nhiệt tình và ham học hỏi… Nhìn chung Công ty có cơ cấu nhân sự thống nhất từ trên xuống dưới, các bộ phận hoạt động nhịp nhàng ăn khớ nhau, cán bộ công nhân viên hòa đồng tạo môi trường làm việc thân thiện nâng cao hiệu quả công việc lên rất nhiều.
Nguồn vốn hoạt động của Công ty trước kia do công ty mẹ là Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc phân phối. Nhưng từ vài năm trước, thực hiện chính sách mới của TKV nhằm hoạt động đúng theo cơ chế thị trường, Công ty đã được giao quyền tự chủ về tài chính, tự tìm cách quản lý và phát triển nguồn vồn một cách hợp lý nhất, tuy nhiên Công ty chỉ được quyền tự chủ tài chính ở một mức độ nhất định, tức là được vẫn có sự phụ thuộc nhất định nào đó với Công ty mẹ, ví dụ như đối với các dự án kinh doanh hoặc sự kiện nào đó có nguồn vốn đầu tư lớn vượt quá khả năng và quyền hạn về vốn của mình thì phải được công ty mẹ phê duyệt trước khi thực hiện. Có nghĩa là doanh nghiệp có quyền tự chủ nhưng không được tự chủ hoàn toàn mà vẫn phụ thuộc công ty mẹ là Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc.
2.2.5. Mạng lưới kênh phân phối
Mạng lưới phân phối của Công ty kinh doanh than Hà Nội bao gồm các trạm chế biến và kinh doanh than cùng với hệ thống các cửa hàng bán than tại các trạm.
Có thể hình dung hệ thống kênh phân phối than của Công ty theo sơ đồ 2.1 ở trang bên.
Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống kênh phân phối của Công ty kinh doanh than
Hà Nội năm 2009
Các trạm chế biến và kinh doanh than
Trạm
Cổ Loa
Trạm Giáp Nhị
Trạm Vĩnh Tuy
Trạm
Ô Cách
Cửa hàng số 1
Cửa hàng số 3
Cửa hàng số 2
Trạm Hòa Bình
Trạm Sơn Tây
Cửa hàng Đông Anh
Nguồn: Phòng Tổ chức- Hành chính
Trước năm 2006, Công ty quản lý bốn trạm chế biến và kinh doanh than là các trạm Cổ Loa, Ô Cách, Giáp Nhị và Vĩnh Tuy. Năm 2006, Công ty sáp nhập thêm trạm Sơn Tây, năm 2007 Công ty sáp nhập thêm trạm Hòa Bình, đến nay tổng cộng Công ty đã có sáu trạm chế biến và kinh doanh than. Các trạm than này có quy mô to nhỏ khác nhau nên cơ cấu nhân lực và tỷ trọng tiêu thụ than hàng năm cũng khác nhau. Trong bảng 2.3 là cơ cấu nhân lực và tỷ trọng tiêu thụ than trong năm 2008 của Công ty kinh doanh than Hà Nội.
Bảng 2.3: Cơ cấu nhân lực và sản lượng tiêu thụ của Công ty kinh doanh than Hà Nội năm 2008
STT
Trạm CB& KD than
Số
nhân viên
(người)
Tỷ lệ
nhân viên
(%)
Sản lượng tiêu thụ
(tấn)
Tỷ trọng sản lượng tiêu thụ
1
Giap Nhị
7
7,6
63000
15%
2
Vĩnh Tuy
32
34,8
155400
37%
3
Cổ Loa
9
9,8
63000
15%
4
Ô Cách
6
6,5
71400
17%
5
Sơn Tây
4
4,3
33600
8%
6
Hòa Bình
4
4,3
33600
8%
Tổng cộng
92
100
420000
100%
Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường
Nhìn vào bảng trên ta thấy trạm chế biến và kinh doanh than Vĩnh Tuy là trạm than có số nhân viên đông nhất( chiếm 34,8% tổng số nhân viên của Công ty) và tiêu thụ sản lượng than nhiều nhất( chiếm 37% tổng sản lượng than tiêu thụ của Công ty), nguyên nhân là do trong trạm than Vĩnh Tuy có một hệ thống gồm ba cửa hàng kinh doanh than, các của hàng này có quy mô tương đương với các trạm than khác.
Trong mạng lưới kênh phân phối của Công ty không có hệ thống các đại lý bán hàng, tác dụng của các đại lý bán hàng là phân phối than đến tay những người tiêu dùng là các hộ gia đình, các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ. Hiện nay tồn tại rất nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh than nhỏ lẻ, họ các loại than nguyên liệu về chế biến thành các loại than như than tổ ong, than bánh và bán cho người tiêu dùng( thường là than tổ ong cho sinh hoạt và buôn bán nhỏ, các hộ làm nghề như bán hàng ăn…). Tuy nhiên các đại lý này mua đứt than của Công ty chứ không thuộc quyền kiểm soát của Công ty. Đây cũng là một loại hình kênh phân phối nhưng nó không ổn định vì không có sự chủ động từ phía Công ty.
Phương thức vận chuyển hàng hóa cũng là một vấn đề đáng quan tâm, khách hàng không chỉ yêu cầu hàng hóa tốt mà còn phải nhanh chóng và thuận tiện. Phương thức vận chuyển hợp lý giúp doanh nghiệp thuận lợi trong kinh doanh, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành.
Do tính đặc thù của than là một loại hàng hóa nặng, nguồn cung than xa các trạm than của Công ty, thị trường lại rộng lớn nên việc vận chuyển than đến tận tay khách hàng tốn kém một khoản chi không nhỏ, nó làm tăng giá thành than lên rất nhiều so với giá bán gốc của than. Do việc vận chuyển than đến tay người tiêu dùng của Công ty hoàn toàn là thuê ngoài nên giá than tại mỗi nơi lại khác nhau tùy thuộc vào chi phí vận chuyển than. Chi phí vận chuyển này cao hay thấp lại phụ thuộc vào vị trí địa lý của khách hàng và phương tiện vận chuyển.
Hiện nay, đối với vận chuyển từ các mỏ than về các trạm than, Công ty sử dụng phương tiện vận chuyển chủ yếu là đường thủy và đường sắt. Trong đó vận chuyển đường thủy là chủ yếu, chiếm khoảng 85-90% sản lượng nhập về, vận chuyển đường sắt chỉ chiếm khoảng 10-15%. Chi phí vận chuyển cho một tấn than( khoảng 50.000 – 55.000 đồng/ tấn) và khối lượng vận chuyển là như nhau( khoảng 1000 tấn/ lần vận chuyển) nhưng vận tải đường thủy thuận tiện hơn về bến bãi nên được Công ty sử dụng làm phương tiện vận chuyển chủ yếu.
Vấn đề làm thế nào để vận chuyển than đến tay khách hàng nhanh gọn và kịp thời nhất cũng là vấn đề được Công ty hết sức quan tâm. Hiện nay phương tiện giao hàng chính là vận tải đường bộ. Đối với các khách hàng tiêu thụ với số lượng lớn và có nhu cầu Công ty sẽ giao hàng tận nơi, giá bán có tính chi phí vận chuyển. Đối với những khách hàng tiêu thụ sản lượng ít hoặc không có nhu cầu vận tải, Công ty sẽ để họ tự vận chuyển, giá bán không tính thêm chi phí vận chuyển.
2.2. Tình hình hoạt động của Công ty kinh doanh than Hà Nội đến hết năm 2008
Trong nền kinh tế thị trường nói chung, các ngành công nghiệp năng lượng trong đó có ngành than được đánh giá là nhóm ngành “béo bở”. Do tầm quan trọng của năng lượng đến đời sống kinh tế và xã hội và những giới hạn về tài nguyên thiên nhiên mà nhóm ngành này được nâng niu chiều chuộng như những đứa con cưng của nền kinh tế, mỗi sự biến động dù lớn hay nhỏ cũng có tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành khác. Ngành than Việt Nam, mặc dù vẫn phải thực hiện bao cấp giá đối với một số ngành công nghiệp trọng điểm theo quy định của Nhà nước nhưng do nước ta có trữ lượng than lớn, có thể xuất khẩu ra nước ngoài với mức giá cao và sản lượng lớn( chiếm khoảng 50% sản lượng tiêu thụ hàng năm) nên lợi nhuận thu được của ngành than là rất lớn, đóng góp một phần không nhỏ vào GDP, vì vậy mà trong suốt những năm qua ngành than Việt Nam luôn được các nhà phân tích kinh tế đánh giá là một ngành thành đạt. Thế nên, trong khi hầu hết các ngành kinh tế khác đang lao đao bởi cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu năm 2008 đến nay còn chưa hồi phục thì ngành than vẫn ung dung tiến bước. Công ty kinh doanh than Hà Nội cũng là một doanh nghiệp trong ngành than, chuyên về mảng kinh doanh than, tức là cung ứng than trên thị trường. Cũng giống như bất kì doanh nghiệp nào trong ngành than, hoạt động kinh doanh của Công ty không ngừng lớn mạnh qua từng năm. Điều này được thể hiện qua các số liệu về sản lượng tiêu thụ và tổng doanh thu hàng năm trong bảng dưới đây.
Bảng 2.4: Sản lượng tiêu thụ và doanh thu của Công ty kinh doanh than
Hà Nội giai đoạn 2005- 2008
Năm
Sản lượng tiêu thụ
(tấn)
Tỷ lệ tăng sản lượng
(%)
Doanh thu
( tỷ)
Tỷ lệ tăng doanh thu
(%)
2005
220.000
117,7
86
110,8
2006
280.000
127,2
105
122,1
2007
350.000
128,6
140
133,3
2008
420.000
116,7
220
157,1
Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường
Theo dõi các số liệu trên ta thấy sản lượng tiêu thụ liên tục tăng hàng năm với tỷ lệ tăng khá ổn định, theo đó mà doanh thu hàng năm cũng tăng nhanh, điều này cho thấy Công ty kinh doanh than Hà Nội hoạt động khá hiệu quả. Mặc dù năm 2008 được đánh giá là một năm khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu nhưng kinh doanh ngành than vẫn tăng trưởng cao cho thấy ngành than không chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này, vì thế mà sản lượng tiêu thụ của Công ty vẫn tăng đều theo các năm, thậm chí doanh thu than còn tăng cao hơn trước( 157,1%) nguyên nhân là do giá than tăng dưới ảnh hưởng của lạm phát và theo lộ trình tăng giá than của ngành than nhằm bù lỗ chi phí, giảm dần bao cấp giá. Chính sự tăng trưởng cao kéo theo mức doanh thu và lợi nhuận hàng năm cao trở thành động lực trong ngành than. Theo cái nhìn khách quan thì đây chính là cơ hội tốt mà ngành than mang đến cho các doanh nghiệp trong ngành trở thành thế mạnh riêng của các doanh nghiệp ngành than.
Với mức sản lượng tiêu thụ hàng năm như trên, hiện nay Công ty là doanh nghiệp cung ứng than lớn nhất trong vùng thị trường này, thị phần của Công ty chiếm khoảng 70%( đây là con số được đưa ra theo điều tra của Công ty), 30% thị phần còn lại do các đối thủ khác nắm giữ, đó là các doanh nghiệp cùng ngành mới xâm nhập vào vùng thị trường này như Công ty than Nội Địa, Công ty than Đông Bắc… Trước kia, khi nền kinh tế còn bao cấp, Công ty còn là một doanh nghiệp nhà nước được giao nhiệm vụ cung ứng than cho vùng thị trường Hà Nội và một số tỉnh lân cận là Hưng Yên, Hòa Bình, Hà Tây…, sau khi chuyển sang cơ chế kinh tế thị trường, thuộc quyền quản lý của TKV, Công ty lại tiếp tục đượ giao cho phát triển vùng thị trường đó, nên ban đầu Công ty gần như là đơn vị cung ứng than độc quyền cho vùng thị trường này. Nhưng vài năm gần đây, sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh mới như đã kể ở trên đã làm cho thị phần của Công ty giảm tương đối so với trước, không những thế thị phần của các đối thủ còn có khả năng tăng cao hơn trong những năm tiếp theo do công nghiệp trong vùng thị trường này đang được đầu tư phát triển mạnh mở ra cơ hội thị trường cho tất cả các doanh nghiệp, nhưng cơ hội chỉ thật sự trở thành cơ hội đối cới những doanh nghiệp nào nhanh nhạy và biết cách nắm bắt thời cơ. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự nghiên cứu kỹ lưỡng và có cái nhìn chiến lược về thị trường. Đây cũng là một điểm yếu của Công ty kinh doanh than Hà Nội mà Công ty đang nỗ lực khắc phục.
Không những chỉ phải đối phó với các doanh nghiệp trong ngành than, Công ty kinh doanh than Hà Nội nói riêng và ngành than nói chung đang phải đối mặt với một đối thủ được coi là đáng gườm nữa đó là “than thổ phỉ” hay là than lậu. Do lợi nhuận từ than mang lại quá lớn mà việc khai thác than trái phép tại các mỏ than lộ thiên nhỏ ở Quảng Ninh sau đó đem bán với giá thành rẻ trên thị trường đang ngày càng phát triển. Do việc khai thác không có sự đồng ý và các cơ quan nhà nước không biết đến nên không phải đóng thuế, bên cạnh đó phương thức khai thác thô sơ(chủ yếu là thủ công) nên chi phí khai thác thấp, giá thành than rẻ, rất dễ được khách hàng chấp nhận. Tuy nhiên do khai thác và chế biến đơn giản, thô sơ nên chất lượng than không cao, chỉ có thể bán cho các khách hàng tiêu dùng với số lượng ít. Hiện nay than lậu cũng đã có mặt trên khu vực thị trường của Công ty và đã nắm giữ được một số lượng khách hàng nhỏ. Số lượng khách hàng này cũng có khả năng tăng nên do nhu cầu than ngày một gia tăng trong khi cung than hạn hẹp. Vì vậy mà đây cũng được coi là một đối thủ mà sự phát triển rộng rãi của nó uy hiếp không nhỏ đến thị phần của Công ty kinh doanh than Hà Nội.
Những năm gần đây, tuy thị phần của Công ty có giảm đi nhưng mạng lưới phân phối của Công ty thì ngày càng được mở rộng. Cụ thể, trước năm 2006 hệ thống phân phối của Công ty chỉ bao gồm bốn trạm chế biến và kinh doanh than phân bổ xung quanh khu vực Hà Nội là Vĩnh Tuy, Cổ Loa, Ô Cách và Giáp Nhị chủ yếu cung ứng than cho khu vực thị trường Hà Nội, nhưng đến năm 2006, Công ty được sáp nhập thêm trạm than Sơn Tây, năm 2007 sáp nhập thêm trạm Hòa Bình, có khả năng cung ứng than trên diện rộng hơn, điều này cho thấy Công ty đã nỗ lực vì mục tiêu cung ứng đúng và đủ than cho tất cả các khách hàng trong vùng thị trường của mình.
Những kết quả đạt được trong những năm vừa qua đánh giá sự hoạt động hiệu quả của Công ty kinh doanh than Hà Nội và sự phấn đấu không ngừng nghỉ vì sự sống còn còn và triển của Công ty cũng như vì mục tiêu chung của toàn ngành than.
2.3. Phân tích tình hình
Ở phần trên chúng ta đã đi tìm hiểu và có được cái nhìn tổng quan nhất về ngành than với những tác động của nó đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành cũng như thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty kinh doanh than Hà Nội trong những năm vừa qua. Ở phần này chúng ta sẽ đi tìm hiểu những vấn đề mà Công ty đang gặp phải, những khó khăn mà Công ty đang đối mặt, những cơ hội mà Công ty nên tận dụng và những điểm mạnh nào Công ty đang có, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân vì sao có đề tài nghiên cứu này và kết quả của nó là gì?
2.3.1. Đánh giá chung
Nhìn chung trong những năm vừa qua Công ty kinh doanh than Hà Nội hoạt động khá hiệu quả, điều này thể hiện ở kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, sản lượng tiêu thụ và doanh thu liên tục tăng qua các năm với tỷ lệ ngày càng cao, ngay cả năm 2008 khi mà toàn nền kinh tế đang lao đao thì doanh thu của doanh nghiệp vẫn tăng gấp đôi so với năm 2007. Thành tích này không phải doanh nghiệp nào cũng có được, thậm chí còn là điều đáng mơ ước. Nó đã đưa Công ty trở thành một đơn vị xuất xắc nhất của Công ty cổ phần kinh doanh than Miền Bắc.
Hơn thế nữa trong tương lai, khi nền kinh tế thị trường phát triển sôi động hơn mở ra những cơ hội phát triển thị trường cho tất cả các doanh nghiệp, trong đó có Công ty kinh doanh than Hà Nội. Thứ nhất vùng thị trường của Công ty là một vùng thị trường phát triển sôi động không chỉ ở khu vực Hà Nội mà ở các tỉnh khác cũng đang được đầu tư phát triển công nghiệp, bằng chứng là rất nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất đã và đang được xây dựng, rất nhiều dự án công nghiệp được phê duyệt và đi vào triển khai tại các tỉnh Hòa Bình, Hưng Yên, Sơn La, khu vực Hà Tây cũ nay đã sáp nhập Hà Nội cũng là trọng điểm đầu tư phát triển của nhà nước và tư nhân. Khối lượng các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường này sẽ là cơ hội để các doanh nghiệp tăng thêm lượng khách hàng cho mình. Thứ hai, cơ chế thị trường tự do cạnh tranh cho phép các doanh nghiệp có thể thoải mái phát triển thị trường của mình sang các vùng địa lý khác, nhưng đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau để giành lấy khách hàng. Như thế có nghĩa là với nền kinh tế thị trường và cơ chế quản lý mới của ngành than tuy rằng mở ra cho tất cả các doanh nghiệp trong ngành nhiều cơ hội phát triển thị trường nhưng chỉ đối với các doanh nghiệp có năng lực thật sự bởi sự cạnh tranh nhau tất yếu sẽ dẫn đến sự đào thải các doanh nghiệp yếu kém. Vì vậy nền kinh tế thị trường vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các doanh nghiệp.
Vấn đề của Công ty kinh doanh than Hà Nội cũng xuất phát từ nguyên nhân trên, tuy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh năm nào cũng có những sự tăng trưởng ổn định nhưng đó là sự tăngh trưởng hẹp, không bền vững và không có chiều sâu. Sản lượng tiêu thu hàng năm đều tăng là do nhu câu của các khách hàng truyền thông tăng lên chứ không hoàn toàn là do Công ty tìm kiếm được khách hàng mới. Lượng khách hàng mới hàng năm của Công ty tăng lên không đáng kể và có khi còn không có. Công ty cũng không chú trọng vào việc tìm kiềm thị trường mới tạo khe hở cho các đối thủ khác chen chân vào, đó cũng là một nguyên nhân khiến cho thị phần của Công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chiến lược mở rộng thị trường của công ty kinh doanh than Hà Nội đến năm 2015.doc