MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VÀ VIỆC CẦN THIẾT CỦA VIỆC HOẠCH ĐịNH CHIẾN LƯỢC 3
1. Khái niệm. 3
1.1 Khái niệm về chiến lược 3
1.2 Phân loại chiến lược 3
1.3 Khái niệm về thị trường 4
1.4 Phân loại thị trường 5
1.5 Chiến lược phát triển thị trường. 7
2.Nội dung của chiến lược phát triển thị trường 7
2.1. xác lập mục tiêu chiến lược 7
2.2. Xây dựng chiến lược phát triển 8
2.3. Xây dựng ngân sách 9
2.4. Thực hiện chiến lược phát triển 10
2.5. Kiểm tra, kiểm soát tình hình phát triển thị trường. 10
2.6. Đánh giá, nhận định kết quả đạt được. 11
3. Sự cần thiết của việc hoạch định chiến lược phát triển 11
I/ Khái quát về công ty cổ phần Bách Việt. 13
1. Quá trình hình thành và phát triển. 13
1.1 Thông tin chung về công ty. 13
1.2 Các giai đoạn phát triển. 14
2. Dặc điểm kinh tế – kỹ thuật của công ty. 14
II. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Bách Việt trong 4 năm ( 2006-2009) 23
1. Các chỉ tiêu. 23
1.1. Doanh thu, lợi nhuận. 23
1.2 Thu nhập người lao động. 25
2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh. 26
2.1 Điểm mạnh. 26
2.2 Điểm yếu 26
2.3 Cơ hội và thách thức. 27
2.3.1 Cơ hội 27
2.3.2 Thách thức 28
3. Thực trạng thực hiện chiến lược phát triển thị trường tại công ty trong những năm qua. 28
3.1 Thị trường tiêu thụ hiện tại của công ty. 28
3.2. Hạn chế và nguyên nhân 30
3.2.1. Hạn chế 30
3.2.2. Nguyên nhân 30
3.3 Mục tiêu phát triển thị trường trong các năm qua. 31
3.4 Kết quả và đánh giá chung. 31
3.4.1 Kết quả. 31
3.4.2 Đánh giá chung. 32
4. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần Bách Việt trong các năm tới. 33
4.1 Mục tiêu chung của chiến lược trong giai đoạn tới. 33
4.2 Phương hướng thực hiện chiến lược phát triển của công ty Cơ khí Hà Nội 34
4.3 Nội dung chiến lược phát triển thị trường trong giai đoạn tới. 35
4.3.1 Xác đinh phương pháp cạnh tranh chủ yếu. 35
4.3.2 Lựa chọn thị trường căn cứ vào sơ đồ SWOT 37
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ CHO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁCH VIỆT TRONG GIAI ĐOẠN 2010-2015 41
1. Dự báo khái quát thị trường trong năm 2010 và các năm tiếp theo. 41
2. Giả pháp, kiến nghị cho chiến lược phát triển thị trường trong các năm tới. 41
2.1. Cải thiện công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 41
2.2 Nâng cao chất lượng sản phẩm, dich vụ tạo uy tín trên thị trường 43
2.3 Xây dựng hoàn thiện khâu bán hàng. 45
2.4 Thay đổi tư duy quản trị sát với thực tế. 45
2.5 Đầu tư nhiều vào nguồn nhân lực 47
KẾT LUẬN 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2694 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần Bách Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xây dựng phương án hợp tác liên doanh, liên kết với các đối tác, bạn hàng trong và ngoài nước.
+ Quản lý công tác tài chính-kế toán và điều tiết nguồn nhân lực.
+ Quyết định chính sách giá đầu vào và đầu ra cho sản phẩm, dịch vụ của công ty sao cho phù hợp với cơ chế thị trường và khả năng của khách hàng.
* Phó giám đốc chi nhánh.
+ Là người được giám đốc ủy quyền trong công tác điều hành hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh của công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
+ Có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong công tác xây dựng các chương trinh, kế hoạch, nghiên cứu mở rộng thị trường tại các tỉnh đặt chi nhánh. Tổ chức và thực hiện các hoạt động tại chi nhánh
* Các phòng ban trong công ty.
+ Phòng tổ chức - hành chính:
- Phòng tổ chức hành chính tham mưu giúp việc cho giám đốc, thực hiện hai chức năng chính là tổ chức nhân sự và công tác hành chính quản trị.
- Về công tác tổ chức nhân sự: tiến hành tuyển dụng, đào tạo, bố trí lao động, quản trị tiền lương, các công tác quan hệ lao động, công tác về phúc lợi, khen thưởng, kỷ luật.
- Về công tác quản trị hành chính:
. Tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, lễ tân, các vấn đề về thông tin liên lạc, an ninh trật tự, công tác đời sống, văn hoá xã hội theo quy chế hoạt động của công ty, pháp luật hiện hành.
. Thực hiện chức năng là đầu mối thông tin liên lạc của công ty với các cơ quan bên ngoài.
. Chịu trách nhiệm tổ chức mua sắm, phân phối sử dụng và quản lý, sửa chữa trang thiết bị, phương tiện dụng cụ để phục vụ cho công việc tại công ty.
+ Phòng kinh doanh:
Triển khai thực hiện các kế hoạch kinh doanh, dự án của công ty. Chào hàng cạnh tranh, đấu thầu các đơn hàng cung cấp, tư vấn sản phẩm dịch vụ..
Quản lý phát triển các kênh bán hàng, đại lý phân phối, danh sách khách hàng.
Nghiên cứu thị trường, định hướng kinh doanh, marketing các sản phẩm, dịch vụ của công ty.
Nghiên cứu, soạn thảo, ban hành bảng giá các sản phẩm dịch vụ.
+ Phòng kỹ thuật:
Thực hiện các công việc thiết kế, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ bảo hành sản phẩm.
Nghiên cứu, cập nhật, thử nhiệm những công nghệ mới để đưa tới khách hàng. Thiết kế sản phẩm phần mềm phục vụ chào hàng…
Hướng dẫn công nghệ, sử dụng máy móc thiết bị, quản lý, tổ chức bảo dưỡng thiết bị.
+ Phòng tài chính kế toán:
- Phòng kế toán chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty về các công tác kế toán, giúp giám đốc công ty tổ chức, chỉ đạo thực hiện công tác tài chính kế toán.
- Trực tiếp thực hiện công tác hạch toán, ghi chép phản ánh sự vận động của tài sản, tiền vốn theo đúng quy định của nhà nước.
- Giúp ban giám đốc quản lý, giám sỏt, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo các chế độ quy định của nhà nước và của công ty.
- Tham mưu cho lãnh đạo công tác quản lý và những biện pháp sử dụng tiền vốn, nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.
Lao động.
Đối với đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty thì nhân tố con người luôn là một yếu tố vô cùng quan trọng. Để tạo dựng được niềm tin với khách hàng, đáp ứng được mọi yêu cầu mà khách hàng đề ra đòi hỏi công ty phải có một đội ngũ nhân viên lành nghề cả về trình độ và kinh nghiệm. chính vì thế khâu tuyển dụng và đào tạo phải được đặt lên hàng đầu.
Bảng tổng hợp số lượng lao động trong công ty
Tiêu thức
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Số lượng (người)
Tỉ lệ ( %)
Số lượng (người)
Tỉ lệ ( %)
Số lượng (người)
Tỉ lệ ( %)
Số lượng (người)
Tỉ lệ ( %)
1.Theo trình độ chuyên môn
20
100%
27
100%
36
100%
44
100%
Đại học
3
15%
5
19%
9
25%
11
25%
Cao đẳng
4
20%
6
22%
10
27.7%
10
22.7%
Trung cấp
7
35%
9
33%
10
27.7%
13
29.6%
Khác
6
30%
7
26%
7
19.6%
10
22.7%
2. Theo giới tính
Nam
16
80%
21
77%
30
83%
37
84%
Nữ
04
20%
06
23%
06
17%
07
16%
( nguồn : phòng tổ chức hành chính )
Cũng do đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty là điện tử – công nghệ cho nên cơ cấu lao động về giới thể hiện rõ nét. Năm 2006 tỷ lệ giữa nam và nữ là 80/20, năm 2007 là 77/33, năm 2008 là 83/17 và năm 2009 là 84/16..
Xét về chuyên môn số người có trình độ đại học, cao đẳng trong năm 2006 là 7 người ( đại học 3 người, cao đẳng 4 người) chiếm 35%, năm 2007 là 11 người ( đại học 5 người, cao đẳng 6 người ) chiếm 41%, năm 2008 là 19 người 9 ( đại học 9 người, cao đẳng 10 người ) chiếm 52,7% và năm 2009 là 21 người ( đại học 11 người, cao đẳng 10 người ) chiếm 47,7 %. Tỷ lệ nhân viên có trình độ cao đẳng và đại học ngày cằng tăng, Qua đó có thể thấy công ty đã và đang chú trọng vào việc nâng chất lượng đội ngũ nhân viên của mình, chú trọng khâu tuyển chọn những người có trình độ cao vào làm việc nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng cường sức cạnh tranh cho công ty.
vốn
Đối với tất cả các công ty thương mại và kinh doanh, vốn hàng bán là một bộ phận vô cùng quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty, đảm bảo cho nguồn hàng đầu vào được ổn định, luôn sẵn sàng để giao cho khách hàng. Nếu coi công ty như một cơ thể thì vốn đầu tư như dòng máu để nuôi cơ thể.
Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2006-2009
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2009
Lợi nhuận (tr.đ)
175,006
214,335
377,437
400,235
Vốn kinh doanh (tr.đ)
1800
2200
2500
3150
Vốn tự có (tr.đ)
1600
1650
1950
2500
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn KD
0,11
0,097
0,151
0,127
(Nguồn:Phòng tài chính kế toán)
Qua bảng tình hình sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Bách Việt cho ta thấy hệ số doanh lợi trên vốn kinh doanh, và vốn tự có trong những năm gần tăng giảm thất thường điều này chứng tỏ công ty chưa có chính sách sử dụng vốn một cách hợp lý tuy nhiên quy mô vốn đã tăng, vốn kinh doanh tăng cho thấy xu hướng phát triển thị trường, tăng lợi nhuận do bán được sản phẩm. Mặt khác quy mô vốn tự có tăng điều này cho thấy Công ty cổ phần Bách VIệt đã đầu tư vào tài sản cố định, những trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kinh doanh
Công ty cần sử dụng vốn hiệu quả hơn nữa, cơ cấu vốn có thể thay đổi linh hoạt để đầu tư có hiệu quả cao.
II. Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần Bách Việt trong 4 năm ( 2006-2009)
Các chỉ tiêu.
Doanh thu, lợi nhuận.
Bảng tổng kết doanh thu, lợi nhuận qua các năm.
Khoản mục
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
1. mặt hàng kinh doanh
Dịch vụ mạng, phần mềm ứng dụng, máy tính và các thiết bị hỗ trợ. Các loại thẻ trực tuyến
Dịch vụ mạng, phần mềm ứng dụng, máy tính và các thiết bị hỗ trợ. Các loại thẻ trực tuyến
Dịch vụ mạng, phần mềm ứng dụng, máy tính và các thiết bị hỗ trợ. Hệ thống bảo vệ giám sát
Dịch vụ mạng, phần mềm ứng dụng, máy tính và các thiết bị hỗ trợ. Hệ thống bảo vệ giám sát
2. Thị trường tiêu thụ SP
Thái Bình
Thái Bình
Thái Bình và Lai Châu
Thái Bình và Lai Châu
3.Tổng doanh thu
850.456.000 VND
945.225.000 VND
1.367.562.000 VND
1.312.635.000 VND
4. Tổng chi phí
675.450.000 VND
730.890.000 VND
990.125.000 VND
912.400.000 VND
5. Tổng lợi nhuận.
175.006.000 VND
214.335.000 VND
377.437.000 VND
400.235.000 VND
6. Tỉ suất lợi nhuận.(%)
20.6
22.67
27.6
30.5
(Nguồn phòng tài chính kế toán)
Doanh thu, chi phí
Trong giai đoạn qua doanh thu của công ty tăng liên tục đặc biệt là trong năm 2008. Mức tăng doanh thu này có nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do công ty đưa vào những mặt hàng mới, mở thêm chí nhánh, sự đảm bảo về chất lượng, sản phẩm, dịch vụ tạo được niềm tin với khách hàng. Bên cạnh đó mối quan hệ lâu năm với các khách hàng truyền thống vẫn được duy trì tốt mặt khác tình hình tiêu thụ sản phẩm tại chi nhánh cũng khá hiệu quả. Chính vì điều đó đã làm doanh thu trong năm 2008 tăng mạnh.
Là một doanh nghiệp thương mại – dịch vụ nên chi phí chủ yếu là nhập các sản phẩm. Cùng với tốc độ tăng doanh thu, chi phí qua các năm cũng tằng do mặt hàng nhập vào nhiều hơn, sự biến động của giá cả thị trường, sản phẩm.
Lợi nhuận
Qua bảng tổng kết trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận của công ty khá cao, chứng tỏ mảng cung cấp dịch vụ của công ty đang làm việc rất hiệu quả. Đặc biệt là trong năm 2008 và 2009 tỷ suất lợi nhuận lần lượt là 27.6 và 30.5 % đó là do chi nhánh tại Lai Châu mới thành lập chủ yếu tập trung phát triển cung cấp dich vụ.
Biểu đồ thể hiện mối quan hệ tốc độ tăng doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Qua biểu đồ ta thấy tốc độ tăng của doanh thu trong các năm đều cao hơn tốc độ tăng của chi phi điều này chứng tỏ công ty đang hoạt động có hiệu quả. Trong năm 2009 cả doanh thu và chi phí của công ty đều giảm ( năm 2008; doanh thu là 1.367.562.000 đ, chi phí là 990.125, năm 2009 doanh thu là 1.312.635.000, chi phí là 912.400.000 ) tuy nhiên lợi nhuận trong năm này vẫn tăng 22.798.000 đ ( năm 2008 là 377.437.000, năm 2009 là 400.235.000 ) nó phản ánh đúng cơ cấu kinh doanh của công ty đang nghiêng về kinh doanh dịch vụ. Mặc dù biến động của thị trường, sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế là không nhỏ nhưng doanh thu hàng năm vẫn tăng đó là một tín hiệu đáng mừng cho công ty. Công ty cần tiếp tục giữ vững và phát huy thành quả này để ngày càng lớn mạnh hơn.
1.2 Thu nhập người lao động.
Đi cùng với sự phát triển của công ty, thu nhập của nhân viên trong công ty cũng tăng đáng kể. Mức thu nhập của nhân viên trong công ty như sau.
Thu nhập bình quân tháng của nhân viên.
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm
2006
2007
2008
2009
Quỹ lương
Tr.đ
36
62.1
100.8
154
Số CBCNV
Người
20
27
36
44
Thu nhập
Tr.đ/người
1.8
2.3
2.8
3.5
(Nguồn : phòng tài chính-kế toán)
Nhìn vào bảng số ta thấy thu nhập bình quân đầu người theo tháng đã tăng dần qua từng năm, so với các công ty cùng ngành thì mức thu nhập này chưa phải là cao nhưng so với mặt bằng chung tại tỉnh thì mức thu nhập này cũng mang lại đời sống ổn định cho nhân viên trong công ty. Mức lương trong công ty được trả theo trình độ và năng lực làm việc của mỗi người, tuy nhiên sự mất cân đối trong thu nhập không thể hiện quá rõ nét.
Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh.
Điểm mạnh.
- Sự phát triển mạnh mẽ của các phong internet công cộng, các văn phòng kỹ thuật số, … đã tạo điều kiện cho công ty tìm kiếm được nhiều khách hàng hơn, không những cung cấp sản phẩm, thiết bị công ty còn ký được nhiều hợp đồng tư vấn, sử dụng dịch vụ cho riêng mình.
- Công ty có đội ngũ lao động với trình độ chuyên môn cao, tuy tuổi đời còn khá trẻ song kinh nghiệm sử lý công việc vẫn rất tốt. Chất lượng đội ngũ lao động ngày càng được cải thiện đáp ứng một cách tốt nhất yêu cầu khát khe của thị trường giúp cho hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả cao.
- Tuy mới chuyển đối thành công ty cổ phần vào năm 2006 nhưng công ty đã bắt đầu hoạt động kinh doanh từ năm 2001 chính vì thế tên tuổi của công ty cũng được nhiều khách hàng biết đến, có được lượng khách hàng truyền thông khá lớn, tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
- Sự đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh, lĩnh vực hoạt động kinh doanh đã giúp cho công ty tránh được rủi ro về mặt tài chính, có cơ hội chiếm lĩnh được thị trường nhiều hơn đối thủ cạnh tranh.
- Sự liên kết hợp tác với các doanh nghiệp lớn mạnh khác trong ngành đã tạo thuận lới cho công ty trong việc cập nhật các công nghệ, kỹ thuật mới, đào tạo nhân viên về chính độ chuyên môn, tiến tới làm chủ được công nghệ tiên tiến từ đó phát triển mở rộng thị trường.
2.2 Điểm yếu
- Việc sử dụng vốn để đầu tư chưa được hiệu quả, hàng tồn kho còn nhiều, đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển chóng mặt như hiện nay, việc để tồn đọng hàng hóa công nghệ điều tối kị, việc thu hồi công nợ từ các khách hàng còn chậm trể khiến cho tốc độ quay vòng cốn chậm lại ảnh hường đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Khâu quản lý người lao động còn chưa chặt chẽ khiến người lao động làm việc với ý thức tinh thần thụ động, dẫn đến giảm năng suất làm việc.
- Một số phần mềm công ty sử dụng hiện tại đã hơi lỗi thời chưa được cập nhật.
- Công tác điều hành còn yếu nhất là giữa trụ sỏ chính và chi nhánh. Việc lập, triển khai, thực hiên kế hoạch không khoa học do đó phần lớn các hợp đồng lớn của các khách hàng ngoài tỉnh không chủ động được. Nhân viên quản lý chưa năng động trong khâu tìm kiếm khách hàng, mở rộng hợp tác.
- Công tác kinh doanh , đặc biệt là khâu marketing chưa được chú trọng, chưa có bộ phận chuyên môn và công ty cũng chưa có đội ngũ làm marketing chuyên nghiệp và bài bản.
- Chưa chủ động được thị trường, kế hoạch dự trữ hàng hóa chưa tổ dẫn đến việc phải sử dụng lượng vốn lớn vào hang tồn kho trong thời gian dài, gấy lãng phí lớn.
2.3 Cơ hội và thách thức.
2.3.1 Cơ hội
Thứ nhất: Môi trường kinh tế chính trị trong nước ổn định rạo điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tê, các loại hình doanh nghiệp phát triển đó chính là các khách hàng lớn và tiềm năng của công ty
Thứ hai: Trong thời buổi công nghệ số phát triển như vũ bão, mọi ngành nghề đều cần đến sự trợ giúp của máy tính, và các thiết bị hiện đại tạo ra nhu cầu lớn hơn, thị trường rộng mở hơn cho ngành điên tử- công nghệ phát triển cả về quy mô và phạm vi hoạt động
Thứ ba : Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ cũng kéo theo giá thành sản phẩm đầu vào giảm đi rất nhiều, tạo điều kiện cho khách hàng có thu nhập thấp tiếp cận công nghệ mới dễ dàng hơn làm tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm, tạo ra nhiều khách hàng hơn cho công ty.
Thứ tư: Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay tạo điều kiện thu hút vốn, công nghệ tiên tiến từ bên ngoài là một trong những nhân tố đảm bảo nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty.
Thứ năm: Đảng và Nhà nước chủ trương thúc đẩy và phát triển kinh tế, Hàng loạt các chính sách vĩ mô liên quan đến thuế, hải quan, thủ tục hành chính… được Chính phủ ban hành đã giúp ích rất nhiều trong qua trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Thứ sáu :Hiện nay, cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, giao thông… đã rất phát triển. Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc thu thập thông tin về thị trường, phân tích đánh giá chính xác những thông tin thu được, ngoài ra việc vận chuyển hàng hóa giữa công ty và chi nhánh sẽ thuận tiện lớn rất nhiều.
2.3.2 Thách thức
Bên cạnh những cơ hội thuận lợi còn có những khó khăn, thách thức đối với công ty cổ phần Bách Việt không tránh khỏi.
Thứ nhất: Khi mà việc thành lập công ty trở lên dễ dàng dẫn đến việc xuất hiện nhiều hơn những đối thủ cạnh tranh trực tiếp với công ty. Với sự ra tăng cả về số lượng và quy mô nhứng đối thủ cạnh tranh này đang tạo ra nhiều khó khăn trong việc giành giật thị trường của công ty
Thứ hai: Nhiều chính sách còn chưa ổn định, liên tục có sự điều chỉnh về thuế làm cho doanh nghiệp hoang mang, bị động trong các vấn đề về điều tiết, định giá sản phẩm bán ra, gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc tiêu thụ sản phẩm.
3. Thực trạng thực hiện chiến lược phát triển thị trường tại công ty trong những năm qua.
Thị trường tiêu thụ hiện tại của công ty.
Hiện tại thị trường chủ lực của công ty mới chỉ ở 2 tỉnh là Thái Bình và Lai Châu. Trong đó khách hàng chủ yếu của cả 2 mảng, mảng thương mại và mảng kinh doanh dịch vụ là các cá nhân, của hàng internet trên địa bàn tỉnh, đoạn thị trường là các doanh nghiệp và văn phòng chưa thực sự vững mạnh tuy nhiên thuong hiệu của công ty đã được nhiều người biết đến tạo tiền đề cho sự phát triển ở các giai đoạn tiếp theo.
Hiện nay, ngành công nghệ - điện tử nước ta đang phát triển mạnh mẽ, nó tạo ra nhiều cơ hội xong cũng đưa đến nhiều khó khăn và thách thức lớn đặc biệt là quá trình cạnh tranh đang được diễn ra gay gắt giữa các khu vực, điều đó đặt ra cho công ty một nhiệm vụ là phải thay đổi mình để có thể thích nghi với sự biến đổi của thị trường. Theo thống kê, số lượng các công ty tham gia vò thị trường trong những năm gần đây đang tăng khá nhanh. Trong những năm vừa qua công ty vẫn được mở rộng theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và dich vụ cung cấp: công nghiệp sản xuất máy công cụ; thiết kế, chế tạo, lắp đặt thiết bị công nghiệp; cung cấp lắp đặt dàn máy vi tính, máy chủ, các phần mềm tin học, thiết bị ngoai vi, thiêt bị văn phòng, tư vấn các giải pháp về phần mềm, ứng dụngvà các ngành nghề theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó công ty còn không ngừng nâng cao đới sống, mức thu nhập của nhân viên, mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho tỉnh nhà.
Trong giai đoạn 2006-2009, Công ty cổ phần Bách Việt đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận trong việc duy trì và mở rộng và phát triển thị trường.
Trước hết, các sản phẩm của công ty đã được khách hàng biết đến cả ở trong và ngoài tỉnh. Thị trường hiện tại không còn bị bó hẹp ở khu vực nội thành mà còn mở rộng đến các huyên, trong và và các tỉnh bạn. thị trường tại chi nhánh mới đang mở rộng dần, tên tuổi của công ty đang được nhiều người biết đến
Thứ hai, hệ thống bán hàng của công ty đã được đào tạo cả về chuyên môn và kỹ năng ứng xử khách hàng Công ty đã chú trọng đến việc phát triển mạng lưới và kênh phân phối, để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Thứ ba, bộ phận kinh doanh của công ty đã đảm nhận đước một phần trong việc nghiên cứu và tiếp cận thị trường, biết phối hợp với các bộ phận chức năng của công ty trong chiến lược thị trường. Trong bối cạnh trạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong ngành doanh thu của công ty vẫn tăng đều.
Thứ tư, tên tuổi của công ty đã được các bạn hàng biết đến qua hội chợ hàng công nghiệp chất lượng cao tổ chức thường niên tại tỉnh.
3.2. Hạn chế và nguyên nhân
3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những thành tựu mà công ty đạt được, công ty còn gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty còn mất cân đối. Thị trường chủ đạo vẫn tập trung tại Thái Bình. Thị trường chi nhánh Lai Châu thường đứt đoạn do công tác điều phối hàng còn chậm. Thị trường các tỉnh bạn vẫn còn hạn chế chưa được mở rộng.
- Công tác marketing chưa được chú trọng. Chưa xác định đầy đủ nguồn hàng cần dự trữ. Gây ứ đọng hàng, giảm khả năng quay vòng vốn.
- Công tác tiếp thị, điều tra nhu cầu và dự báo thị trường chưa kịp thời nên việc phát triển thị trường trong thời gian qua còn chậm, nhiều mặt thua kém đối thủ cạnh tranh nên thị phần trên thị trường dần bị thu hẹp.
- Công tác tiêu thụ sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, do hạn chế về số lượng của hàng giới thiệu sản phẩm. Trở ngại này gây tâm lý không tin tưởng ở khách hàng.
- Bộ phận xúc tiến hỗn hợp chưa phát huy mạnh mẽ, tên tuổi công ty chưa được biết đến nhiều qua các phương tiện thông tin đại chúng. Kênh phân phối sản phẩm chưa hoàn chỉnh và chưa đủ vươn xa để bao trùm toàn bộ thị trường mục tiêu.
3.2.2. Nguyên nhân
Những tồn tại trong việc phát triển thị trường của công ty trong giai đoạn 2006-2009 là do những nguyên nhân chủ yếu sau:
- Thị trường tại chi nhánh Lai Châu và các tỉnh bạn chưa phát triển mạnh mẽ là do cách trở về không gian, chi phí vận chuyển cao. Mặt khác phải cạnh tranh gay gắt với các công ty cùng ngành tại thị trường này.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:
- Thị trường thế giới biến động không ngừng, đặc biệt là giá nguyên vật liệu còn lãng phí đã làm tăng chi phí đầu vào, tăng giá thành sản phẩm.
Đầu tư nghiên cứu khoa học, công nghệ chưa đúng mức nên các sản phẩm đúc còn một số chi tiết chưa phù hợp với công nghệ nghiền hiện đại, làm giảm lượng mua hàng.
Việc quảng bá thương hiệu, tiếp thị sản phẩm, dịch vụ chưa thực hiện tốt, chưa thực sự gây được hình ảnh sâu trong tâm trí khách hàng.
Mặc dù hầu hết các hợp đồng có điều kiện thanh toán thuận lợi nhưng công tác điều hành không dứt điểm, không tận dụng hết được lợi thế của hợp đồng, gây chậm trễ trong công tác thu hồi công nợ, vòng quay vốn chậm và ảnh hưởng đến tình hình tài chính. Đây là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng tới việc phát triển thị trường của công ty.
Mục tiêu phát triển thị trường trong các năm qua.
Mục tiêu chủ yếu của công ty trong năm vừa qua :
Mở rộng thị trường tiểu thụ sang các tỉnh lân cận tiến tới đưa công ti chiếm lĩnh một phần thị trường miền bắc.
Thực hiện đẩy mạnh tiêu thụ các nhóm sản phẩm trọng điểm đã xác định là các thiết bị phụ trợ văn phòng như máy fax, máy in, cá thiết bị an ninh, giám sát.
Xây dựng đội ngũ marketing chuyên giúp công ty quảng bá hình ảnh, thu hút khách hàng mới.
Tạo dựng đội ngũ nhân viên lành nghề, ổn định chất lượng sản phẩm dịch vụ tư vấn - thiết kế cho khách hàng;
Đẩy mạnh kinh doanh thương mại, đặc biệt là tại chi nhánh của công ty đầu tư khai thác hiệu quả nguồn vốn sẵn có.
Tổ chức bộ máy quản lý điều hành khoa học và hiệu quả giữa trụ sở chính và chi nhánh
3.4 Kết quả và đánh giá chung.
3.4.1 Kết quả.
Trong các năm vừa qua công ty mới thực hiện được một phần trong chiến lược đề ra. Cụ thể là :
Đạt.
Trong năm 2008 công ty đã đầu tư mở thêm được chi nhánh tại thĩ xã Lai Châu góp phần mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh. Tuy nhiên tại chi nhánh mới hoạt động kinh doanh mới vẫn nghiêng về dịch vụ do việc điều phối hàng giữa trụ sở chính và chi nhánh còn yếu kém.
Việc định giá sản phẩm, dịch vụ đã có tính toán đến yếu tố cạnh tranh trên thị trường.
Đã ứng dụng tốt công nghệ mới trong công tác báo giá, phản hồi thông tin khách hàng, chiết khấu…
Ký kết được hợp đồng cung cấp các mặt hàng cần đẩy mạnh cho văn phòng như máy in, máy fax, máy chiếu…
Tuyển dụng được đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, hàng quý cắt cử nhân viên giàu kinh nghiệm nên hỗ trợ chi nhánh mới
Chưa đạt.
Tuy nhiên mục tiêu quan trọng của năm vừa qua là xậy dựng đội ngũ marketing, công ty vẫn chưa thực hiện được. Khâu marketing của công ty hiện nay vẫn rất yếu kém, gần như không có bộ phận marketing riêng, các chiến lược marketing hiện tại đều do phong kinh doanh đảm nhận.
Tình hình kinh doanh thương mại tại chi nhánh mới chưa có biến chuyển khả quan, lượng hàng tồn kho dưới trụ sở còn nhiều trong khi hàng tại chi nhánh không đầy đử, không đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng. Khi có đơn hàng tại chi nhánh khách hàng thường phải chờ đợi gây khó khăn trong việc giao dịch.
Về việc đẩy mạnh các mặt hàng trọng điểm, ngoại trừ các loại máy in, máy fax thì mặt hàng thiết bị an ninh giám sát của công ty vẫn chưa chiếm được lòng tin của khách hàng.
3.4.2 Đánh giá chung.
Trước hết tên tuổi của công ty đã được các khách hàng để ý và quan tâm tới, sau khi chi nhánh mới được mở thì thị trường của công ty không còn bị bó hẹp tại Thái Bình nữa, việc thành công của chi nhánh Lai Châu là cơ sở để công ty bước những bước tiếp theo trong quá trình chinh phục thị trường các tỉnh phía bắc. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện công ty cũng bộc lộ ra một số mặt yếu kém của mình. Thứ nhất công ty vẫn chưa thành lập bộ phận marketing riêng rẽ dẫn đến việc thực hiện các chiến lược marketing không triệt để và chuyên nghiệp. Thứ hai khâu quản lý điều phối hàng còn gặp nhiều vướng mắc, việc vận chuyển hàng cho chi nhánh còn chậm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của toàn công ty. Mặc dù hầu hết các hợp đồng có điều kiện thanh toán thuận lợi nhưng công tác điều hành không dứt điểm, công tác làm hồ sơ giao hàng chưa thực hiện kịp thời nên không tận dụng hết được lợi thế của hợp đồng, gây chậm trễ trong công tác thu hồi công nợ, vòng quay vốn chậm và ảnh hưởng đến tình hình tài chính. Đây là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng tới việc phát triển thị trường của công ty.
4. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần Bách Việt trong các năm tới.
4.1 Mục tiêu chung của chiến lược trong giai đoạn tới.
Mục tiêu của chiến lược phát triển thị trường của công ty cổ phần Bách Việt trong giai đoạn tiếp theo: "Tổ chức bộ máy quản lý điều hành khoa học và hiệu quả. Tiếp tục đây mạnh nhóm sản phẩm, dịch vụ chủ đạo là máy vi tính, thiết bị ngoại, dịch vụ bảo trì, lắp đặt, tư vấn thiết kế song hành với các sản phẩm an ninh, giám sát, thiết bị văn phòng. Triển khai công tác marketing chiếm lĩnh thị trường các tỉnh phía Bắc, ổn định chất lượng sản phẩm dich vụ và tăng doanh thu từ các hoạt động kinh doanh đạt 2.5 tỷ đồng/năm; phát triển đội ngũ kỹ thuật, đẩy mạnh kinh doanh thương mại, khai thác hiệu quả nguồn vốn sẵn có.
Căn cứ vào mục tiêu tổng quát, công ty cần phải đề ra những mục tiêu cụ thể cho giai đoạn tới:
* Về tốc độ phát triển:
Mục tiêu tăng trưởng doanh thu đạt giá trị sản lượng bình quân 20%/năm trong các giai đoạn . Sang giai đoạn tới công ty cổ phần Bách Việt cần phải có sự phát triển theo chiều sâu và ngày càng chiếm lĩnh được thị trường tiêu thụ, mở rộng thị trường sang các tỉnh miền Bắc.
* Về huy động và sử dụng vốn:
Tổng nguồn vốn trong giai đoạn tới đạt 5 tỷ đồng, tăng nguồn vốn chủ sở hữu, tăng tỷ suất lợi nhuận trên nguồn vốn kinh doanh
Cơ cấu nguồn vốn dự kiến: vốn cố định 60%, vốn lưu động 30%, vốn dự phòng tài chính, trợ cáp mất việc làm là 10%.
* Về thị trường.
Mở thêm chi nhánh tại mốt số huyện trong tỉnh, và các tỉnh lân cận hoàn thiện chi nhánh Lai Châu, chiếm được lòng tin của khách hàng trong và ngoài tỉnh.
* Về công tác marketing
Chiêu mộ người có năng lực trong lĩnh vực, trong năm 2010 phải thành lập phòng marketing độc lập
* Về lao động tiền lương
Tăng số lao động hiện nay từ 44 người (
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110982.doc