Chuyên đề Chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng

*Đối với xi măng của các địa phương

Mặc dù chất lượng xi măng không bằng chất lượng xi măng lò quay song giá bán trên thị trường thấp, giá biến động từ 630000-670000 đ/ tấn tuỳ từng nhãn hiệu sản phẩm, người tiêu dùng có thể chấp nhận được khi xây dựng các công trình nhỏ, kết cấu đơn giản. Ngoài ra xi măng địa phương còn được hưởng các chính sách ưu đãi, bảo hộ tiêu thụ trong việc cung cấp xi măng cho các công trình như: bê tông hoá kênh mương, đường .Do đó xi măng của các địa phương có chỗ đứng trên thị trường.

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1564 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chiến lược phát triển thị trường tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông ty xi măng Việt Nam. Sau cơn sốt xi măng tháng tư năm 1995. Ngày 10/07/1995 Bộ xây dựng - Tổng công ty xi măng Việt Nam đã ra quyết định số 833 Tổng công ty -Hội đồng quản trị : Giao bổ sung nhiệm vụ cho Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng, tổ chức lưu thông kinh doanh tiêu thụ xi măng trên địa bàn Thành phố Hà Nội theo phương thức làm tổng đại lý tiêu thụ xi măng cho Công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Bỉm Sơn, Công ty xi măng Bút Sơn, Công ty xi măng Hải Phòng …Chuyển giao tổ chức chức năng, nhiệm vụ, tài sản và lưu lượng cán bộ công nhân viên trên của chi nhánh xi măng Hoàng Thạch tại Hà Nội và của chi nhánh xi măng Bỉm Sơn tại Hà Nội thuộc công ty xi măng Bỉm Sơn cho Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng quản lý kể từ ngày 22/07/1995. Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty là thực hiện lưu thông và tiêu thụ xi măng trên địa bàn Hà Nội theo mô hình Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng là Tổng đại lý tiêu thụ xi măng cho công ty xi măng Hoàng Thạch, Công ty xi măng Bỉm Sơn, Công ty xi măng Bút Sơn, Công ty xi măng Hải Phòng. Với nhiệm vụ được giao làm tổng đại lý tiêu thụ xi măng thì Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng vẫn thực hiện tất cả các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại quyết định số 023A/BXD-TCLD ngày 12/02/1993 của Bộ xây dựng thành lập tại doanh nghiệp nhà nước xí nghiệp vật tư kỹ thuật, hồ sơ đăng ký thành lập lại theo nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991của Hội đồng bộ trưởng (nay là Chính Phủ ) quy định số 445/BXD-TCLD ngày 30/09/1995 của Bộ xây dựng đổi tên xí nghiệp Vật tư kỹ thuật xi măng thành Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng. Tiếp đó căn cứ vào quyết định số 606/ XMVN-HĐQT ngày 23/05/1998 của Hội đồng quản trị Tổng công ty xi măng Việt Nam về việc bổ sung nhiệm vụ thì theo quyết định này chuyển giao tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân viên của các chi nhánh công ty xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây, tại Hoà Bình cho Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng quản lý kể từ ngày 01/06/1999 và chuyển chi nhánh công ty xi măng Hoàng Thạch tại Hoà Bình và Hà Tây cho Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng Theo quyết định số 97/XMVN-HĐQT ngày 21/03/2000 của Hội đồng quản trị Tổng công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển giao nhiệm vụ từ công ty vận tải xi măng cho Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng. Theo quyết định này công ty Vật tư vận tải xi măng chuyển giao nhiệm vụ, chức năng, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân viên đang làm nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng của các chi nhánh tại tỉnh Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc cho Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng và đổi tên từ ngày 01/04/2000. Theo quyết định số 85 XMVN -HĐQT ngày 27/03/2002 của HĐQT Tổng công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển giao nhiệm vụ từ Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng cho công ty xi măng Bỉm Sơn. Theo quyết định này Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng chuyển giao nhiệm vụ, tổ chức, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân của 2 chi nhánh tại Hoà Bình và Hà Tây cho công ty xi măng Bỉm Sơn quản lý kể từ ngày 01/04/2002. Đến này địa bàn hoạt động kinh doanh của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng gồm 17 tỉnh thành phố miền Bắc đó là Thành phố Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ,Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang và Lạng Sơn Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc xây dựng cơ bản 4 chi nhánh xí nghiệp vận tải Phòng kinh tế kế hoạch Phòng điều độ quản lý kho Phòng tiêu thụ xi măng Phòng quản lý dự án và kỹ thuật Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Phòng quản lý thị trường Văn phòng công ty 2.-Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận *Giám đốc: Chịu trách nhiệm mọi mặt về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. *Phó giám đốc kinh doanh phụ trách về các lĩnh vực +Nghiệp vụ: kinh doanh kế hoạch +Hợp đồng kinh tế, thanh lý hợp đồng, kiểm tra và quyết định đầu tư +Công tác nội chính thanh tra *Phó giám đốc xây dựng cơ bản phụ trách các vấn đề: Kỹ thuật xe vận tải, công tác định mức trong toàn công ty Chất lượng sản phẩm hàng hoá, kỹ thuật giao nhận Vật tư nội bộ -quy trình, quy phạm, các quy chế về an toàn trong sản xuất kinh doanh của công ty, công tác đào tạo, công tác khoa học kỹ thuật, cải tạo sáng kiến, công tác đầu tư sửa chữa lớn *Xí nghiệp vận tải: Tổ chức vận chuyển xi măng từ nhà máy đến Hà Nội, tổ chức chung chuyển xi măng từ các kho cảng đến các công trình, cửa hàng. *Phòng kinh tế kế hoạch: +Nhận những kế hoạch của Tổng công ty giao sau đó cân đối tính toán lập và giao kế hoạch. +Lập và xây dựng các cơ chế kinh doanh +Ký các hợp đồng mua xi măng (Ký với 5 công ty sản xuất : Hoàng Thạch, Bút Sơn, Bỉm Sơn, Hoàng Mai, Hải Phòng) +Tổng hợp kết quả thực hiện kế hoạch của công ty +Ký các hợp đồng cho thuê kho *Phòng điều độ quản lý kho: +Tiếp nhận đưa xi măng về các địa bàn. +Quản lý các kho +Tổ chức giao nhận xi măng tại các kho, cảng, ga +Ký kết và thực hiện các hợp đồng vận chuyển đưa xi măng từ đầu nguồn về các địa bàn theo các tuyến vận tải và các hợp đồng chung chuyển xi măng từ các kho, cảng về các công trình +Tổ chức và thực hiện việc tiếp nhận xi măng tại các đầu nguồn nhà máy và giao nhận xi măng tại các địa điểm giao nhận để thực hiện kế hoạch mua vào và kế hoạch tiêu thụ của Công ty *Phòng tiêu thụ xi măng +Tổ chức kinh doanh tiêu thụ xi măng tại Thành phố Hà Nội theo kế hoạch tiêu thụ của Công ty giao( tháng, quý, năm) *Phòng quản lý dự án và kỹ thuật đầu tư +Tham mưu cho giám đốc quản lý xây dựng cơ bản +Xây dựng các định mức tiêu hao vật tư *Phòng tổ chức lao động +Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức lao động +Lập kế hoạch, tổ chức theo dõi kế hoạch về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế +Thực hiện các chính sách đối với cán bộ công nhân viên +Tổ chức thực hiện công tác an ninh trật tự *Phòng kế toán tài chính +Lập và thực hiện các kết quả thực hiện chi phí, lưu thông, doanh thu trong 1năm, nộp ngân sách trong một năm *Phòng quản lý thị trường +Tham mưu cho giám đốc nhất là diễn biến thị trường, giá cả thị trường, nhu cầu xây dựng và các kế hoạch đẩy mạnh tiêu thụ +Kiểm tra việc thực hiện các quy chế tiêu thụ, bán hàng, các nội quy về vận chuyển *Văn phòng Công ty +Thực hiện việc mua sắm trang thiết bị cho việc kinh doanh , tổ chức hội nghị, +Chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân Bảng cơ cấu lao động trong Công ty II.- Thực trạng tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng 1.-Thực trạng tiêu thụ a.-Sản lượng thực hiện qua các năm đơn vị : triệu tấn Năm Mua vào Bán ra 1995 391.380 368.820 1996 693.620 714.390 1997 511.430 525.630 1998 564.090 572.130 1999 681.890 694.308 2000 101.8500 1.007.176 2001 1072.500 1.065.419 2002 1.661.000 1.662.000 b.-Thực trạng kết quả hoạt động kinh doanh *Kết quả thực hiện kế hoạch năm 2000 Mua vào Chủng loại Kế hoạch Tổng công ty giao ( tấn) Công tác thực hiện ( tấn ) Đạt (%) xi măng Hoàng Thạch 560000 590200 105.5 xi măng Bỉm Sơn 135000 138500 102.6 xi măng Bút Sơn 233000 243200 104 xi măng Hải Phòng 42000 46500 111 Tổng 970000 1018500 105 Bán ra Chủng loại Kế hoạch Tổng công ty giao (tấn ) Công tác thực hiện (tấn ) Đạt (%) xi măng Hoàng Thạch 560.000 582.500 104 xi măng Bỉm Sơn 135.000 138.900 103 xi măng Bút Sơn 233.000 239.500 103 xi măng Hải Phòng 42.000 46.000 109 tổng 970.000 1.007.000 103.8 *Chỉ tiêu tài chính năm 2000 -Tổng doanh thu đạt 699.634.000.000 so với kế hoạch bằng 101,3% chia ra +doanh thu kinh doanh xi măng 695.114.000.000 +doanh thu kinh doanh phụ gia 2.833.000.000 +doanh thu vận tải 1.687.000.000 -Lợi nhuận đạt 7.597.000.000 so với kế hoạch bằng 138.5% chia ra +Lợi nhuận kinh doanh 2.723.000.000 +Hợp đồng tài chính 2.783.000.000 +Thu nhập khác 2.091.000.000 -Nộp ngân sách 9.393.000.000 so với kế hoạch bằng117.4% -Lao động tiền lương +Tổng số lao động trong danh sách 944 người, lao động kinh doanh xi măng là 713 người +Quỹ tiền lương là 14.994.000.000 +Thu nhập bình quân 1276000/tháng Mạng lưới cửa hàng của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng Khu vực Cửa hàng của công ty Cửa hàng đại lý Tổng Trung tâm 1 8 2 Trung tâm 2 6 2 Trung tâm 3 11 8 Trung tâm 4 11 3 Trung tâm 6 15 6 Trung tâm 7 23 8 Trung tâm 8 18 6 Trung tâm 9 16 6 Tại Hà Nội 70 38 108 Chi nhánh Hoà Bình 12 3 15 Chi nhánh Vĩnh Phúc 10 0 10 Chi nhánh Thái Nguyên 6 17 23 Chi nhánh Phú Thọ 15 0 15 Chi nhánh Lào Cai 2 2 4 Chi nhánh Hà Tây 10 0 10 Tổng 125 60 185 Sản lượng tiêu thụ xi măng tại các địa bàn Thứ tự Địa bàn Sản lượng tiêu thụ (tấn) Đạt % so với sản lượng toàn công ty 1 Hà Nội 670301.6 66.4 Phòng tiêu thụ xi măng 606900 60.2 Xí nghiệp vận tải 35100 3.4 2 Hà Tây 154780.1 15.4 3 Hoà Bình 56395.9 5.6 4 Thái Nguyên 36617.4 3.6 5 Vĩnh Phúc 34889 3.5 6 Phú Thọ 38841.4 3.9 7 Lào Cai 15210.9 1.5 Thị phần và tỷ lệ tiêu thụ xi măng tại các địa bàn của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng Khu vực thị phần (%) Hà Nội 51 Hà Tây 40 Sơn La 44 Lai Châu 42 Vĩnh Phúc 48 Phú Thọ 50 Yên Bái 49 Hà Giang 40 Thái Nguyên 51 Bắc Cạn 46 Cao Bằng 40 Tuyên Quang 45 Lào Cai 52 *Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch năm 2001 Mua vào Đơn vị (tấn ) nhãn xi măng Kế hoạch Tổng công ty giao (tấn ) Công tác thực hiện (tấn ) Đạt (%) xi măng Hoàng Thạch 670000 727191 108.5 xi măng Bỉm Sơn 70000 81286 116.1 xi măng Bút Sơn 150000 174807 116.5 xi măng Hải Phòng 60000 8911 148.7 Tổng 950000 1072505 112.9 So với năm 2000 bằng 107% Bán ra Đơn vị :tấn nhãn xi măng Kế hoạch Tổng công ty giao (tấn ) Công tác thực hiện (tấn ) Đạt (%) xi măng Hoàng Thạch 67000 720987 107.6 xi măng Bỉm Sơn 70000 82048 117.2 xi măng Bút Sơn 150000 176116 117.4 xi măng Hải Phòng 60000 86286 143.8 Tổng 950000 1065419 112.1 +Doanh thu đạt 734.719 tỷ +Nộp ngân sách đạt 11.2 tỷ +Lợi nhuận đạt 3.2 tỷ Cơ cấu nguồn vốn và tài sản Đơn vị tính năm 2001 1.1Bố trí cơ cấu tài sản tài sản cố định/ Tổng tài sản % 19.69 tài sản lưu động/ tổng tài sản % 80.31 1.2Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả /Tổng nguồn vốn % 62.13 Nguồn vốn chủ sở hữu /tổng tài sản % 37.87 Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành lần 1.61 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 1.36 Khả năng thanh toán nhanh lần 0.9 Khả năng thanh toán nợ dài hạn 3Tỷ suất sinh lợi 3.1 Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / doanh thu % 0.58 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu % 0.43 3.2 Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / tổng tài sản % 0.044 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản % 0.032 3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / nguồn vốn chủ sở hữu % 0.086 Thị phần và tỷ lệ tiêu thụ xi măng tại các địa bàn của Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng Khu vực Thị phần (%) Hà Nội 49 Hà Tây 36 Sơn La 40 Lai Châu 45 Vĩnh Phúc 43 Phú Thọ 45 Yên Bái 47 Hà Giang 40 Thái Nguyên 50 Bắc Cạn 40 Cao Bằng 40 Tuyên Quang 43 Lào Cai 48 *Kết quả thực hiện năm 2002 nhãn xi măng Kế hoạch Tổng công ty giao (tấn ) Công tác thực hiện (tấn ) % so với kế hoạch % so với năm 2002 Mua vào 1380000 1661995 120.4 154.2 xi măng Hoàng Thạch 720000 938754 130.3 129 xi măng Bỉm Sơn 80000 64572 80.7 77.5 xi măng Hải Phòng 80000 95339 119.1 105.5 xi măng Bút Sơn 480000 537097 111.9 304.3 xi măng Hoàng Mai 20000 26233 131.1 Bán ra 1380000 1662083 120.4 156 +doanh thu đạt 1147.732 tỷ +Nộp ngân sách 14.225 tỷ +Lợi nhuận đạt 11.259 tỷ Cơ cấu tài sản và nguồn vốn Đơn vị tính năm 2002 1.1Bố trí cơ cấu tài sản tài sản cố định/ Tổng tài sản % 13.61 tài sản lưu động/ tổng tài sản % 86.39 1.2Bố trí cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả /Tổng nguồn vốn % 67.04 Nguồn vốn chủ sở hữu /tổng tài sản % 32.96 Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành lần 1.49 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn lần 1.35 Khả năng thanh toán nhanh lần 1.03 Khả năng thanh toán nợ dài hạn 3Tỷ suất sinh lợi 3.1 Tỷ suất lợi nhuận /doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / doanh thu % 0.97 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu % 0.66 3.2 Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / tổng tài sản % 0.075 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản % 0.051 3.3 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / nguồn vốn chủ sở hữu % 0.156 III.-Đánh giá kết quả hoạt động của công ty 1.-Về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Năm Doanh thu Lợi nhuận Nộp ngân sách 2000 699.634.000.000 7.597.000.000 9.393.000.000 2001 734,719 tỷ 3.2 tỷ 11,2 tỷ 2002 1147,732 tỷ 11,259 tỷ 14,255 tỷ Ta nhận thấy doanh thu, sản lượng và nộp ngân sách qua các năm đều tăng đó là do trong các năm qua sản lượng tiêu thụ của công ty liên tục tăng, bên cạnh đó công ty tiến hành các biện pháp giảm chi phí 2.-Về tình hình tiêu thụ năm Sản lượng tiêu thụ (tấn) % so với năm trước 1995 368.820 1996 714.390 1997 525.630 74 1998 572.130 109 1999 694.308 121 2000 1007176 145 2001 1.065.419 106 2002 1.662.000 156 Qua bảng ta thấy sản lượng tiêu thụ xi măng ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng sụt giảm mạnh vào vào năm 1997,1998 và bắt đầu gia tăng vào các năm sau đó. Điều này có thể được giải thích như sau. Xi măng là một mặt hàng mà có 3 nhà tiêu dùng chính đó là nhà nước, các nhà đầu tư trong và ngoài nước và cuối cùng là người dân. Ba nhà tiêu dùng xi măng này chịu sự chi phối bởi các vấn đề về kinh tế, chính trị, và xã hội. Có thể chia các giai đoạn tăng trưởng sản lượng tiêu thụ ở Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng thành 3 giai đoạn: Giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế khu vực, giai đoạn khủng hoảng kinh tế khu vực và giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế. a.-Trước khủng hoảng kinh tế (1995-1996). ở trong giai đoạn này sản lượng tiêu thụ của công ty năm sau cao hơn năm trước. Vào năm 1996 sản lượng xi măng bán ra đã lớn hơn sản lượng mua vào điều này có thể được giải thích. *Về phía nhà nước: Kinh tế Việt nam trong giai đoạn này có sự tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 1991-1995 là 8,2 %. Kinh tế tăng trưởng cao nguồn thu cho ngân sách từ thuế là lớn lại thêm có sự viện trợ của nước ngoài làm tăng khả năng chi tiêu của chính phủ. Một trong những mục tiêu ưu tiên hàng đầu của chính phủ Việt nam là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Vì đất nước ta sau một thời gian dài bị chiến tranh lại sống trong thời kỳ bao cấp cơ sở hạ tầng bị tàn phá và xuống cấp nghiêm trọng ( Theo báo cáo của Bộ kế hoạch và đầu tư năm 2000 trong số 1870 xã đặc biệt khó khăn và xã biên giới có 20-30 % xã chưa có đường dân sinh đến trung tâm xã, 40% xã chưa có đủ phòng học, 5 % chưa có trạm y tế, 55%chưa có nước sạch, 50%chưa có đủ công trình thuỷ lợi, 20% chưa có chợ xã hoặc cụm xã ). Đứng trước thực tế này, chính phủ nhận thấy muốn phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn, miền núi cần phải đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vì có như vậy mới thúc đẩy việc giao lưu trao đổi hàng hoá, hàng hoá sản xuất ra mới có thị trường tiêu thụ vì vậy trong thời gian qua nhà nước đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở các xã nghèo nơi mà người dân không có khả năng đóng góp xây dựng. Trong các vùng được đầu tư xây dựng thì có các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Lai Châu. Các tỉnh này địa hình đa phần là đồi núi dân cư thưa thớt, người dân tộc sống ở trên các triền đồi sườn núi. Chính phủ đã cho xây dựng ở đây các trường học, y tế, trạm chứa nước sạch đây là những hạng mục công trình cần phải sử dụng lâu dài do vậy xi măng là nguyên liệu chủ yếu dùng để xây dựng. +Kinh tế tăng trưởng kéo theo quá trình đô thị hoá, người dân từ các tỉnh kéo về các Thành phố để làm ăn. Hà Nội là thủ đô của cả nước số lượng người đổ về Hà Nội cũng ngày một tăng do vậy nhu cầu xây dựng nhà ở ngày càng lớn. Hà Nội đã có nhiều khu nhà xuống cấp nghiêm trọng do đã quá thời hạn sử dụng nhu cầu xây dựng các khu nhà mới thay thế các khu nhà cũ cũng ngày càng lớn. Với nhu cầu cấp thiết về nhà ở như vậy trong giai đoạn này chính phủ đã cho xây dựng các khu nhà chung cư cao tầng nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân. +Hà Nội là thủ đô của cả nước với tầm quan trọng như vậy nhà nước cũng đã có các công trình dự án cải tạo nâng cấp các tuyến đường các khu đô thị. +Trong giai đoạn này nhà nước cũng thi công một số công trình lớn như công trình thuỷ điện Hoà Bình, các đập nước phục vụ cho việc tưới tiêu và điều tiết nước *Về phía các công trình của các nhà đầu tư trong và ngoài nước +Kinh tế tăng trưởng đời sống nhân dân được nâng lên nhu cầu về các sản phẩm hàng hoá cũng được tăng lên cộng thêm dân số Việt nam đông ( gần76 triệu người ) do vậy nhu cầu về hàng hoá dịch vụ là rất lớn, sản phẩm đòi hỏi chất lượng không cao vì vậy Việt nam là một thị trường đầy tiềm năng đối với các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài +Môi trường chính trị ổn định, pháp luật dần được cải thiện theo hướng khuyến khích người dân trong nước và nước ngoài bỏ vốn đầu tư, chính phủ đã có những chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài như chính sách thuê đất, chính sách thuê nhân công điều này tạo điều kiện cho các nhà đầu tư an tâm đầu tư +Việt nam được coi là một trong những nước nghèo nhất thế giới( tính theo chỉ số nghèo tổng hợp của UNDP năm 1990 thì có tới17/61 tỉnh có tỷ lệ khá cao ( trên 20% ) dân số sống dưới ngưỡng nghèo thu nhập trong đó Lai Châu 26,94. Vì là nước nghèo nên thu nhập bình quân đầu người thấp nên khi các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt nam họ có thể lợi dụng được giá nhân công rẻ của Việt nam để xuất khẩu hàng hoá sang các nước khác. +Quan hệ giao lưu kinh tế của Việt nam được mở rộng. Việt nam đã tham gia hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (28/07/1995) và tham gia khối mậu dịch tự do. Điều này sẽ càng củng thêm vị thế của Việt nam trên trường quốc tế đồng thời với việc gia nhập hiệp hội này hàng hoá của Việt nam có thể xuất khẩu sang các nước này và kêu gọi các nhà đầu tư ASEAN đầu tư vào Việt nam. +Trong thời gian này Việt nam duy trì tỷ giá hối đoái thấp. Điều này sẽ tạo cơ hội cho hàng hoá Việt nam xuất khẩu sang các nước với giá thành thấp hơn so với hàng hoá nước khác tạo khả năng cạnh tranh thắng thế của hàng hoá Việt nam. Tài nguyên thiên nhiên của Việt nam phong phú có thể đáp ứng được các nhu cầu đầu vào cho quá trình sản xuất . Với tất cả các đặc điểm trên trong thời gian từ 1995-1996 chúng ta đã thu hút được rất nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Các nhà đầu tư tập trung chủ yếu vào 2 vùng trọng điểm đó là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ngoài ra còn có một số vùng phụ cận như Vĩnh Phúc, Hà Tây Khi đầu tư vào Việt nam do cơ sở hạ tầng yếu kém giao thông đi lại rất khó khăn nhà nước đã cho xây dựng lại hệ thống đường xá nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại trao đổi hàng hoá +Đa số các dự án đầu tư vào Việt nam là các dự án sản xuất, chế biến do vậy khối lượng xây dựng nhà xưởng là rất lớn. +Khi các nhà đầu tư đến Việt nam ngày càng đông thì khách sạn cũng được xây dựng lên ngày càng nhiều để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của các nhà đầu tư. ở Hà Nội các khách sạn nổi tiếng như Daewoo, Horison được xây dựng lên ngày càng nhiều, nhu cầu xây dựng các khách sạn là rất lớn đòi hỏi một lượng lớn nguyên vật liệu *Về phía người dân: Kinh tế tăng trưởng dẫn đến thu nhập của người dân tăng. Khi thu nhập của người dân tăng lên người dân bắt đầu chú ý đến việc xây dựng nhà cửa. Đa phần người dân Việt Nam trước đây có mức sống thấp lại sống trong cảnh thiếu thốn không có nguyên vật liệu để xây nhà chắc chắn. ở vùng quê Bắc Bộ trong thời kỳ này nhà lợp bằng rơm rạ xây bằng đất còn phổ biến vì vậy sức chống chịu với mưa gió của các ngôi nhà này không cao. Vì vậy khi mà thu nhập tăng thì người dân bắt đầu nghĩ đến chuyện xây nhà Dân số Việt Nam đông nhu cầu xây dựng nhà ở của người dân là rất lớn. ở Hà Nội dân số tăng lên đáng kể do quá trình đô thị hoá cộng thêm thu nhập ở Hà Nội có mức tăng cao hơn các nơi khác do vậy nhu cầu xây dựng mới, sửa chữa nhà ở Hà Nội là rất lớn. Đồng thời do diện tích đất ngày càng thu hẹp người dân Hà Nội có xu hướng xây nhà cao tầng. Thu nhập của người dân Việt nam vào loại thấp do vậy người dân không có khả năng thay thế xi măng bằng các loại vật liệu khác điều đó làm cho nhu cầu xi măng tăng lên do vậy sản lượng xi măng bán ra của Công ty tăng. b.-Trong giai đoạn khủng hoảng (1997-1998) Trong giai đoạn này sản lượng bán ra của Công ty bị sụt giảm mạnh đang từ 714.309 tấn xuống còn 552.630 tấn có thể giải thích nguyên nhân của sự sụt giảm này như sau: *Về phía nhà nước: Trong giai đoạn này nền kinh tế các nước trong khu vực bị khủng hoảng. Các nước trong khu vực đang có tốc độ tăng trưởng cao nay giảm xuống mức rất thấp cá biệt có nước có mức tăng trưởng âm. Khi kinh tế các nước trong khu vực bị khủng hoảng thì các hàng hoá của Việt nam không xuất sang được nguồn thu từ thuế xuất khẩu giảm không những thế các ngành hàng không xuất khẩu được làm ảnh hưởng đến các ngành hàng khác do vậy nguồn thu từ các ngành hàng khác cũng bị sụt giảm, các khoản viện trợ của nước ngoài cho Việt nam cũng bị cắt giảm do các nước phải đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính. Vì vậy ngân sách của chính phủ trong giai đoạn này không cao, nhiều công trình xây dựng của nhà nước bị đình trệ vì thiếu vốn. ở các tỉnh phía bắc do các nguồn vốn đầu tư của nhà nước bị giảm sút nên các công trình thi công như xây dựng trường học, bệnh viện bị cắt giảm, các công trình thuỷ lợi bị ngưng thi công do không có vốn ở Hà Nội nhiều khu nhà chung cư do nhà nước bỏ vốn ra đầu tư cũng phải ngưng thi công do hết kinh phí Có thể nói trong giai đoạn khủng hoảng chỉ có một số ít công trình được thi công phần còn lại phaỉ chờ. *Về phía các nhà đầu tư Đa phần các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam là từ các nước trong khu vực. Khi kinh tế của nước họ bị khủng hoảng thì họ cũng rút về nước, các giấy phép đầu tư nước ngoài bị rút, các khu công nghiệp vắng bóng các nhà đầu tư ở Hà Nội các khu công nghiệp trước khi xảy ra khủng hoảng thì rất nhiều đơn xin cấp giấy phép đầu tư nhưng khi xảy ra khủng hoảng thì các khu công nghiệp cũng vắng bóng các nhà đầu tư, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp là rất nhỏ. Các nhà đầu tư trong nước hàng hoá không xuất khẩu được do thị trường xuất khẩu hàng hoá chủ yếu là các nước trong khu vực, khi họ bị khủng hoảng thì giá cả hàng hoá của họ còn thấp hơn so với hàng hoá của Việt nam. Vì vậy các nhà đầu tư trong nước không thể mở rộng sản xuất *Về phía người dân Do hàng hoá sản xuất ra không bán được các nhà máy không có tiền để trả cho công nhân, các công trường thi công bị dừng lại do thiếu vốn đầu tư người lao động không có việc làm điều này đã làm cho nhu cầu xây dựng từ phía người dân là giảm. Trong giai đoạn này có sự đi vào hoạt động của 3 nhà máy liên doanh đó là Vân Xá, Sao Mai, Chinfon và một số nhà máy xi măng lò đứng địa phương. Xi măng của các liên doanh giá cả thấp, chất lượng cao điều này nó làm cho một số bạn hàng của Công ty chuyển sang tiêu dùng xi măng liên doanh làm cho sản lượng bán ra của Công ty bị giảm sút. Ngoài ra trong thời gian này có sự đi vào hoạt động của một số nhà máy xi măng lò đứng địa phương. Để khuyến khích cho xi măng địa phương phát triển chính quyền sử dụng xi măng địa phương vào xây dựng một số công trình trên địa phương mình mà không sử dụng xi măng do Công ty bán Do sự phân chia thị trường của Tổng Công ty để tránh sự cạnh tranh giữa các nhà máy sản xuất xi măng nên đã tạo điều kiện cho xi măng địa phương, xi măng liên doanh có thể đứng vững và tồn tại Tất cả những lý do trên đã giải thích tại sao sản lượng xi măng bán ra của Công ty giảm sút c.-Sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế (Từ 1999 đến nay) Thời kỳ này có sự tăng trưởng lớn về sản lượng của Công ty. Đặc biệt vào năm 2002 sản lượng tiêu thụ xi măng đã vượt 53% so với kế hoạch. Có được những thành tích trên có thể giải thích qua những nguyên nhân sau: *Về phía nhà nước: kinh tế trong giai đoạn này có sự tăng trưởng khá, vào năm 2002 tốc độ tăng trưởng là 7,04%. Tốc độ tăng trưởng cao nguồn thu ngân sách từ các khoản thuế, xuất khẩu dầu là cao vì vậy mà trong những năm này chính phủ tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sâu, vùng xa, hoàn thiện và nâng cấp một số quốc lộ sân bay, xây dựng thêm các cây cầu mới. Một số nơi có điều kiện thì kết hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng hệ thống đường xá, kiên cố hoá hệ thống kênh mương. Đối với các tỉnh miền núi phía Bắc như Cao Bằng, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang đây là các tỉnh đặc biệt khó khăn cần có sự hỗ trợ từ phía nhà nước. Nhà nước đã đầu tư hỗ trợ xây dựng ở đây các trạm y tế, cơ sở trường học, mạng lưới đường giao thông Nhu cầu xây dựng nhà cho người dân cũng rất lớn. Các khu chung cư như Linh Đàm, Định Công cũng được chính phủ chú trọng đầu tư xây dựng. Ngoài ra với dự án mở rộng Hà Nội về phía Bắc sông Hồng thì nhu cầu xây dựng là rất lớn *Về phía các nhà đầu tư Các nước trong k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100832.doc
Tài liệu liên quan