Chuyên đề Chiến lược triển khai sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới từ gáo dừa của công ty thủ công mỹ nghệ Dừa Việt

1 Trang 58 1

 

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY THỦ CÔNG MỸ NGHỆ 1

DỪA VIỆT 1

I.TÌNH HÌNH CHUNG 1

1.Giới Thiệu Khái Quát Về Công Ty : 1

2. Quá trình hình thành và phát triển: 1

3. Mục tiêu của công ty đến năm 2008: 2

4. Nguồn lực hiện có của công ty: 3

4.1 cơ sở hạ tầng : 3

4.2 Bộ máy nhân sự : 3

4.3 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 4

5. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 6

5.1 Tình hình hoạt động: 6

5.2 Những khó khăn và thuận lợi: 6

II.GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM LÀM TỪ GÁO DỪA: 7

1. Mô tả về sản phẩm: 7

2. Chất lượng sản phẩm: 7

3. Những dòng sản phẩm chủ yếu: 9

4. Giới thiệu về quy trình sản xuất vật liệu phẳng từ gáo dừa: 9

Chương 2. Cơ sở lý luận 15

I. QUY TRÌNH QUẢN TRỊ MARKETING 15

1. Phân tích khả năng thị trường 15

2. Lựa chọn thị trường mục tiêu: 16

3. Thiết kế hệ thống Marketing-mix: 16

4. Thực hiện các biện pháp marketing: 17

II. CHIẾN LƯỢC TRIỂN KHAI SẢN PHẨM MỚI: 18

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO 20

1. Phương pháp tổng hợp lực lượng bán hàng và nghiên cứu nhu cầu thị trường 20

2. Phương pháp bảng câu hỏi: 22

IV. MÔ HÌNH QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING TỔNG QUÁT CỦA CÔNG TY 23

Chương 3: Phân tích môi trường kinh doanh của 26

công ty Dừa Việt 26

I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ: 26

1. Các yếu tố kinh tế 26

1.1 Lãi suất ngân hàng 26

1.2 Phân tích tình hình kinh tế trong và ngoài nước: 27

1.2.1 Tình hình thế giới về ngành thủ công mỹnghệ: 27

1.2.2 Tình hình trong nước về ngành thủ công mỹ nghệ 28

1.2.3 Các ảnh hưởng khác của tình hình thế giới và trong nước đến hoạt động của công ty: 30

2. Các yếu tố về Nhà Nước và Xã hội 31

2.1 Những quy định về xuất khẩu 31

2.2 Luật bảo vệ môi trường 31

2.3 Sự ổn định của chính quyền và các biện pháp khuyến khích của Nhà nước 32

3. Các yếu tố về tự nhiên 32

3.1 Tổng quan về ngành dừa Việt Nam 32

3.2 Những thách thức của ngành dừa Việt Nam hiện nay 33

II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TRONG MÔI TRƯỜNG VI MÔ: 35

1. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành 35

2. Khách hàng và sản phẩm thay thế 38

3. Nhà cung 39

III. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ CỦA CÔNG TY 40

1. Tình hình hoạt động chung của công ty Dừa Việt 40

1.1 Quy hoạch nhà xưởng hiện tại: 40

1.2 Tình hình máy móc thiết bị hiện tại 41

1.3 Số lượng công nhân hiện tại: 41

1.4 Tình hình tổ chức, các biện pháp động viên công nhân viên: 42

2. Tình hình sản xuất: 42

3. Quan hệ với nhà đầu tư: 43

IV. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ THUỘC MA TRẬN SWOT: 44

Chương 4: chiếc lược triển khai sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới từ gáo dừa của công ty thủ công mỹ nghệ Dừa Việt 47

Thiết kế hệ thống Marketing mix 47

I. HOÀN THIỆN VỀ SẢN PHẨM 47

II. GIẢI PHÁP VỀ GIÁ CẢ: 48

III. THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI: 49

IV. THIẾT KẾ MỘT CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ: 50

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 3952 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chiến lược triển khai sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới từ gáo dừa của công ty thủ công mỹ nghệ Dừa Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được sở thích, thị hiếu của khách hàng. Từ đó dự đoán được xu hướng cầu của một mặt hàng cụ thể nào đó. Phương pháp này có ưu điểm là nhân viên bán hàng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng cũng như thông qua những câu hỏi phỏng vấn thì sẽ hiểu rõ được khách hàng muốn gì trong tương lai. Nhưng mặt hạn chế của nó là cần điều tra với quy mô lớn thì mới đảm bảo được xu hướng cầu là chính xác. Điều này đòi hỏi phải tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc. Để có được những thông tin cần thiết từ khách hàng, từ thị trường, các doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu thị trường. Sau đây là các bước tiến hành một cuộc nghiên cứu: Bước 1: Nhận dạng và xác định vấn đề Đây là bước đầu tiên trong quá trình tiến hành nghiên cứu thị trường, cần phải phân biệt rõ ràng vấn đề, cố gắng liệt kê mọi nguyên nhân chính làm thị hiếu khách hàng thay đổi. Có vấn đề gì về chất lượng sản phẩm không? Môi trường hoạt động có thay đổi gì nghiêm trọng không? Phải liệt kê tất cả nguyên nhân mà doanh nghiệp nhận thấy và sau đó tiến hành tiếp bước hai. Bước 2 : Thu thập và đánh giá thông tin có sẵn Sau khi đã xác định được vấn đề ở bước 1, nếu doanh nghiệp tìm ra được những giải pháp tức thời mà cảm thấy chắc chắn và nghĩ rằng có thể giải quyết được vấn đề ngay lúc đó thì nên làm thử. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp còn nghi ngờ thì cần thu thập thêm dữ liệu và quyết định xem vấn đề có đáng mất thời gian để thu thập thêm thông tin hay không? Nếu vẫn chưa giải quyết được thì hãy tiến hành thêm bước nữa. Bước 3: Thu thập và đánh giá các thông tin bổ sung nếu cần thiết Nếu vẫn chưa giải quyết được vấn đề hay vẫn chưa đủ thông tin để thu thập dữ liệu thì tiến hành thu thập thông tin để làm sáng tỏ mọi vấn đề trước khi có quyết định cuối cùng. Việc thu thập thông tin phải dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được ở bước 2, bổ sung thêm thông tin để tiến hành phân tích. Bước 4: Thu thập dữ liệu Đây là lúc trở nên khách quan hơn trong việc nghiên cứu, có thể bắt đầu bằng cách triệu tập hết các phòng ban có liên quan đến cuộc nghiên cứu, yêu cầu họ giúp đỡ và tiến hành theo đội hình. Xem xét lại mọi hồ sơ, chứng từ, hoá đơn bán hàng, phiếu nhập kho, xuất khoQua đó có thể chọn lọc ra những khu vực mà sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ mạnh nhất. Từ đó, có thể kiểm tra lại mức độ hiệu quả của công tác quảng cáo và vận động hoạt động của mình. Đây được gọi là dữ kiện nội bộ của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể thu thập thông tin từ phía bên ngoài như từ các cơ quan mậu dịch, công đoàn, phòng thương mại và các dịch vụ đăng ký mua hàng định kỳ. Bước 5 : Chọn lọc và xử lý dữ liệu Ơû bước 4, doanh nghiệp đã thu thập dữ liệu. Bây giờ, cần chọn lọc và xử lý các thông tin đó một cách khoa học để đảm bảo được quyết định chính xác. Bước 6: đưa ra quyết định đúng đắn Tìm ra một giải pháp hành động, chọn giải pháp tối ưu nhất và đó là hướng đi của doanh nghiệp. Bước 7: Kiểm tra kết quả Đây là bước cuối cùng, việc theo dõi kết quả một quyết định luôn là một tập quán tốt, nếu có hiệu quả, mọi việc đều tốt đẹp. Ngược lại, phải thử một giải pháp khác là giải pháp thứ hai. Sau khi tìm được giải pháp tối ưu mà doanh nghiệp đã chọn được ở bước 6. Mặc dù, vấn đề khó khăn trong tiến trình nghiên cứu thị trường đã được đề cập nhưng chiến thuật này cũng có thể áp dụng hữu hiệu để tìm kiếm những cơ hội tương lại. Như vậy việc nghiên cứu chủ yếu ở bên ngoài có thể đi từ đơn giản đến phức tạp, kể cả khả năng có thể nhờ đến cố vấn, nhưng doanh nghiệp có thể tiến hành dưới hình thức thiết kế bảng câu hỏi dành cho khách hàng. Trong trường hợp phải nhờ đến các chuyên gia hoặc cố vấn bên ngoài thì chúng ta chỉ nhờ đến sự giúp đỡ của các nhà nghiên cứu chuyên nghiệp. Nếu như vấn đề nghiên cứu quá phức tạp ngoài khả năng nghiên cứu của doanh nghiệp, hãy xem xét ngân sách cho phép không? Tốt hơn là các doanh nghiệp nên tham khảo ý kiến của các cộng tác viên, có thể yêu cầu của các cơ quan hay phòng thương mại. Nói tóm lại, công việc của người nghiên cứu thị trường là làm thế nào để thu thập, xử lý và sử dụng thông tin để có quyết định tốt trong việc cung ứng sản phẩm và dịch vụ. Nguồn thông tin của doanh nghiệp thu thập được phải chính xác, ngắn gọn và rõ ràng, các thông tin này phải hợp thời vì sở thích của khách hàng luôn thay đổi. 2. Phương pháp bảng câu hỏi: Bước 1: Lập bảng câu hỏi Thông qua quá trình nghiên cứu sơ bộ, đề tài đã lập ra bảng câu hỏi điều tra ý kiến của khách hàng về sản phẩm thủ công mỹ nghệ mới từ gáo dừa của công ty Dừa Việt. Bước 2: Tiến hành điều tra, phân phát bảng câu hỏi: Sau khi đã có bảng câu hỏi, đầu tháng 3 năm 2006, các thành viên trong công ty phối hợp với nhóm nghiên cứu thị trường của công ty tin học Sao Việt tiến hành phân phát và phỏng vấn một số khách hàng tiềm năng và thị trường mục tiêu như sau: Tại thành phố HCM: công ty đã tiến hành thu thập thông tin thông qua bảng câu hỏi tại Triển lãm sáng tạo khoa học kỹ thuật trẻ do thành đoàn thành phố HCM tổ chức tại nhà văn hóa Thanh Niên ( thời gian từ ngày 2/3 - 3/3) và tại nhà văn hoá Phụ Nữ ( thời gian từ ngày 8/3 – 9/3). Tại thành phố Vũng Tàu : Nhân dịp công ty triển lãm tại Festival biển Vũng Tàu, công ty đã tiến hành phỏng vấn hơn 100 khách hàng. (thời gian từ ngày 11/04 – 15/04). Bước 3:Thu thập và xử lý kết quả : Cuối tháng 04/2006 các thành viên của công bắt đầu tập hợp lại bảng câu hỏi và tiến hành điều tra phân tích ý kiến của khách hàng về sản phẩm mới. Đa số khách hàng cảm thấy ấn tượng và rất thích sản phẩm mới từ gáo dừa của công ty thủ công mỹ nghệ Dừa Việt và nhận thức được chất lượng của sản phẩm. Khách hàng đều tỏ ý muốn mua sản phẩm và yêu cầu cung cấp thêm một số thông tin chi tiết về sản phẩm đó. Tuy nhiên theo nhận định, khách hàng yêu cầu công ty nên giảm giá thành sản phẩm vì nó còn quá cao so với sản phẩm cùng loại. Bảng câu hỏi cũng cho thấy rằng tiềm năng rất lớn của các sản phẩm làm từ dừa . ( Xem phụ lục 1) IV. MÔ HÌNH QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING TỔNG QUÁT CỦA CÔNG TY Trong thời gian qua công ty chưa có bộ phận chịu trách nhiệm về hoạt động Marketing, do đó, chỉ có một số hoạt động Marketing nằm rải rác trong các bộ phận kinh doanh. Việc nắm bắt thông tin về sự biến động giá cả, tình hình tiêu thụ sản phẩm, tình hình giá cả nguyên vật liệu, sản phẩm trong nước và ngoài nước còn thiếu chính xác và chưa kịp thời. Công tác nghiên cứu thị trường trong nước và nước ngoài chưa hoạt động một cách cụ thể, do đó chưa phát huy được lợi thế và tiềm năng của thị trường mục tiêu để thực hiện chiến lược triển khai sản phẩm mới từ gáo dừa ra thị trường. Tuy nhiên trong thời gian qua, công ty đã và đang từng bước cải tiến phương thức kinh doanh nhằm phù hợp với quy luật phát triển trên thị trường. Do đó, chiến lược Marketing triển khai sản phẩm mới ra thị trường của công ty Dừa Việt nhằm đáp ứng các mục tiêu đặt ra mà công ty không chỉ quan tâm tới các nguồn dữ liệu bên ngoài mà còn phải kết hợp chặt chẽ với những chỉ tiêu bên trong của công ty để không những đảm bảo tính khách quan của kết luận mà còn đảm bảo tính hiện thực và khả thi của các phát hiện mới. Mặc dù giai đoạn này hoạt động kinh doanh của công ty còn hạn chế, vốn ít cho nên công ty chỉ tập trung ở thị trường thành phố, chưa mở rộng thị trường trong và ngoài nước, các thông tin truyền thông công ty đều thu thập hết từ đó rút ra được những kinh nghiệm khi nghiên cứu Marketing và đưa ra những mô hình phù hợp với công ty của mình. Môi trường cạnh tranh Đặc điểm chung trên thế giới Những cơ hội và đe doạ Đặc điểm của ngành trên thị trường mục tiêu Chọn chiến lược & chiến thuật Marketing Đặc điểm quốc gia Yếu tố thành công bên ngoài Yếu tố thành công bên trong Điểm mạnh và điểm yếu Những nguồn lực kinh doanh Hoạt động của công ty trên thị trường Tài sản vô hình Tài sản hữu hình Chương 3: Phân tích môi trường kinh doanh của công ty Dừa Việt I. PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ: 1. Các yếu tố kinh tế 1.1 Lãi suất ngân hàng Tình hình chung tại Việt Nam: lãi suất ưu đãi của ngân hàng dành cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ xuất khẩu là 0.65% - 0.68% / tháng, tức 7,8% - 8,16% / năm. Lãi suất này vẫn tương đối còn cao. Trong khi đó, thủ tục cho vay của ngân hàng đối với công ty vẫn tương đối phức tạp, qua nhiều cấp, quá trình giải ngân chậm, gây khó khăn cho doanh nghiệp . Tình hình tại công ty: Hiện tại công ty phải vay vốn lưu động ở ngân hàng với lãi suất là 0,68%/ tháng. Do đặc tính của ngành thủ công mỹ nghệ dừa khai thác tốt nhất vào mùa khô,vì thế vào mùa khô công ty cần mua nguyên liệu dự trữ cho sản xuất. Bên cạnh đó, do đặc tính tiêu thụ của mặt hàng thủ công mỹ nghệ chủ yếu xuất khẩu vào thị trường trường Châu Aâu và Châu Mỹ, Nhật làm ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của công ty. Trong khi đó, để đảm bảo tiến độ sản xuất theo đơn đặt hàng, công ty phải bắt đầu sản xuất từ tháng 4 năm trước. Điều này đồng nghĩa với công ty cần có một số vốn lưu động lớn để đảm bảo tiến độ sản xuất từ tháng 4 đến 10. Trong khi đó công ty chỉ có thể nhận được tiền thanh toán sau khi đã giao hàng đi trong tháng 10. Bên cạnh đó, việc đặt hàng của các khu Resort trong nước rất thất thường, có khi đơn đặt hàng rất nhiều, có khi đơn đặt hàng rất ít, thường thường theo mùa và theo nhu cầu du lịch của khách nên vốn lưu động cũng phải được dự trữ để đáp ứng nhu cầu thị trường. Vì thế nhu cầu vốn lưu động của công ty rất cao, trong khi đó để có được vốn của ngân hàng đòi hỏi thủ tục vay vốn phức tạp, mất nhiều thời gian, quá trình giải ngân chậm, đôi khi làm lỡ mất cơ hội của công ty. 1.2 Phân tích tình hình kinh tế trong và ngoài nước: 1.2.1 Tình hình thế giới về ngành thủ công mỹnghệ: Ngành thủ công mỹ nghệ trên thế giới có mức tăng trưởng nhanh và ổn định. Sự tăng trưởng của ngành thương mại thủ công mỹ nghệ do hai yếu tố chính quyết định: sự mở cửa của thị trường và mức tăng lượng tiêu thụ trên thế giới. Hiện nay trên thế giới 4 thị trường lớn nhất về kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đặc biệt là các mặt hàng từ dừa là Nhật , Châu Aâu, Mỹ và Ý. Tất cả các thị trường này có doanh số tiêu thụ nội địa trên 10 tỷ đô la. Trong khi đó, Mỹ là thị trường kinh doanh mặt hàng này lớn nhất, số lượng hàng nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong những năm gần đây tăng lên một cách đáng kinh ngạc. Ngoài ra, một trong những thị trường rất tiềm năng cho ngành nay là Trung Quốc, Aán Độ, Nga và Việt Nam. Các nước nhập khẩu chính ( đơn vị : Triệu đô la) % thị phần vào năm 1999 Thế giới 100% Mỹ 31.21% Đức 10.84% Pháp 7.29% Anh 6.03% Nhật 4.42% Thụy Sĩ 4.06% Bỉ 4.23% Hà Lan 4.18% Aùo 3.36% Hong Kong 3.1% 1.2.2 Tình hình trong nước về ngành thủ công mỹ nghệ Mặt hàng thủ công mỹ nghệ bao gồm rất nhiều mặt hàng. Tuy nhiên trong giới hạn, đề tài chỉ đề cập đến mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa. Đây là nhóm sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu trái dừa, gáo dừa, lá dừa, xơ dừa, gỗ thân dừa. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của nhóm này đạt khoảng 11,84% / năm, từ 14.580 triệu đồng / năm 1995 lên 26.360 triệu đồng / năm năm 2000. Kim Ngạch Xuất Khẩu Hàng TCMN Của Việt Nam ( ĐVT : Triệu USD ) Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Kim ngạch XK hàng TCMN 102 124 160 158 168 236.8 237 Tổng kim ngạch XK 5446 7256 9185 9361 11540 14300 15100 Tỷ trọng 1,85% 1,7% 1,74% 1,69% 1,46% 1,66% 1,57% Nguồn : Bộ Thương Mại Biểu đồ: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN của Việt Nam Theo thống kê của bộ thương mại, kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN năm 1999 đạt trên 168 triệu USD ( tăng khoảng 51,3% so với năm 1998) và năm 2000 đạt khoảng 250 triệu ( tăng 56% so với năm 1999). Đến tháng 6/2001, con số này đã đạt trên 143 triệu USD và vào khoảng cuối năm 2001, kim ngạch xuất nhập khẩu mặt hàng này đã tăng nhanh do tính chất mùa vụ của hoạt động thương mại, lên đến 300 triệu USD ( tăng 27% so với năm 2000). Đây là nhóm hàng đa dạng và phong phú về kiểu dáng và mẫu mã. Tại các cơ sở sản xuất lớn về mặt hàng này có trên 200 mẫu mã khác nhau phục vụ cho xuất khẩu như: bộ bình tách bằng gỗ dữa, các búp bê bằng gáo dừa, cùng nhiều kiểu vật dụng trang trí cho văn phòng và gia đình, rất tinh tế và độc đáo. Tuy các sản phẩm được lấy từ nguyên liệu dừa nhưng cũng không kém phần độc đáo và mang tính thẩm mỹ cao như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ lấy từ nguyên liệu khác : gốm sứ, mây, tre, lá Hầu hết các mặt hàng này mang những nét đặc trưng văn hoá của vùng sông nước, đặc biệt là nét văn hoá Á đông rất rõ nét. Chính vì thế đây là nhóm hàng được khách du lịch trong và ngoài nước rất ưa chuộng. Do đó, trong những năm qua nhóm hàng sản xuất được ổn định và ngày càng có nhiều cơ sở sản xuất đã hình thành nên làng nghề thủ công mỹ nghệ từ dừa thu hút hàng trăm hộ gia đình tham gia. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa từ 5 năm trở lại đây góp phần giải quyết công ăn việc làm nhất là lao động nhàn rỗi, lao động phụ sản xuất, góp phần tăng thu nhập cho người dân. trung bình một người tham gia sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ có thu nhập từ 300-400 ngàn đồng. 1.2.3 Các ảnh hưởng khác của tình hình thế giới và trong nước đến hoạt động của công ty: Trên bước đường hội nhập AFTA, nhà nước Việt Nam có những chính sách giảm thuế đối với một số mặt hàng vốn được bảo hộ lâu nay. Xí nghiệp cũng đang phải đối phó với sự cạnh tranh gay gắt hơn từ những doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ có vốn đầu tư nước ngoài và những công ty thủ công mỹ nghệ từ Đông Nam Á, đặc biệt là Indonesiavà vùng Nam Á có Srilanka, những quốc gia có sản lượng sản phẩm làm từ dừa hàng năm hàng đầu thế giới. 2. Các yếu tố về Nhà Nước và Xã hội 2.1 Những quy định về xuất khẩu Nhà nước có những thay đổi đáng kể trong các thủ tục xuất khẩu như đăng ký thủ tục xuất khẩu qua Internet, đơn giản hoá các thủ tục xuất khẩu, đơn giản thủ tục kiểm hoá đối với doanh nghiệp ở khu chế xuất Năm 2002, do chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước, các công ty không phải mất tiền làm giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ở Sở Thương Mại HCMC. 2.2 Luật bảo vệ môi trường Việt Nam có luật bảo vệ môi trường, tuy nhiên do quản lý không chặt chẽ nên tình trạng vi phạm luật bảo vệ môi trường tràn lan. Đối với mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ sản phẩm dừa, tình trạng vi phạm về bảo vệ môi trường chủ yếu từ nguyên nhân do bụi dừa, mạt dừa từ các nhà máy, nước thải từ hệ thống phun sơn, các loại keo và hóa chất phụ gia Theo luật về môi trường Việt Nam, công ty thủ công mỹ nghệ Dừa Việt đã tiến hành những hoạt động đúng theo yêu cầu của luật bảo vệ môi trường. Một số hoạt động mà công ty đã tiến hành là mời sở khoa học công nghệ của thành phố về công ty tiến hành kiểm tra tổng quát các chỉ tiêu về bảo vệ môi trường như đo đạc khí thải, tiếng ồn, xét nghiệm nước thải, xem xét môi trường làm việc của công ty, đồng thời mời công an phòng cháy chữa cháy huấn luyện cách thức chữa cháy cho công nhân viên và tư vấn cách lắp đặt hệ thống chữa cháy trong công ty 2.3 Sự ổn định của chính quyền và các biện pháp khuyến khích của Nhà nước So với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là một trong những quốc gia có nền kinh tế ổn định, tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư khi đầu tư vào Việt Nam cũng như hợp tác kinh doanh với các đối tác trong và ngoài nước. Đối với các nhà doanh nghiệp đầu tư sản xuất, chế biến các sản phẩm từ dừa sẽ được ưu đãi thêm như hỗ trợ lãi suất đầu tư đối với tài sản cố định, được vay vốn tín dụng ngắn hạn hỗ trợ xuất khẩu, được hỗ trợ 50% chi phí chuyển giao công nghệ chế biến, sản xuất các sản phẩm mới từ dừa, hỗ trợ 100% lãi suất tiền cho phần vay tín dụng đầu tư vào tài sản cố định, được hỗ trợ đào tạo nghề cho công nhân và hỗ trợ 30% chi phí áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ( ISO, HACCP,TQM)... 3. Các yếu tố về tự nhiên 3.1 Tổng quan về ngành dừa Việt Nam Theo thống kê của Hiệp hội Dừa Châu Á – Thái Bình Dương ( APCC-1991 ) tính đến năm 1989 Việt Nam có 333.000 ha dừa, đạt sản lượng 1.200 triệu quả. Theo thống kê của tổ chức FAO (2004) thì diện tích dừa cả nước chỉ còn 153.000 ha. Ơû Việt Nam, cây dừa là cây của tiểu điền, được trồng thành vườn hay trồng ven lộ,ven mương, trồng trên đất thổ cư với mật độ cao, ít khi được chăm sóc đầy đủ. Qua khảo sát, đánh giá của Viện nghiên cứu Dầu thực vật ( Bộ công nghiệp ) thì diện tích trồng dừa thực tế của Việt Nam hiện nay vào khoảng 180.000 ha với năng suất bình quân là 36-38 quả/cây/năm, năng suất cơm dừa khô (copra) đạt 1,2 tấn/ha/năm. Với mật độ bình quân là 160 cây/ha thì Việt Nam có khoảng 28.800.000 cây dừa. Cây dừa là cây trồng mang tính kinh tế ( nguồn thu nhập hàng tháng của các hộ gia đình), là cây trồng mang tính xã hội ( giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông nhàn thông qua các sản phẩm có giá trị cao như cơm dừa, xơ dừa, gáo dừa, nước dừa, gỗ dừa, lá dừa) và là cây trồng có ý nghĩa sinh thái và môi trường ( thích nghi với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường), góp phần phát triển kinh tế nông hộ, xoá đói giảm nghèo, phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững. Khi cây dừa đã lão, không còn cho năng suất thì việc khai thác gỗ thân dừa là cần thiết để tăng thu nhập cho nông hộ thay vì hầu hết bị bỏ đi hoặc được bán với giá gỗ tạp như hiện nay. Nếu mỗi cây dừa lão bình quân dài 10 m, có đường kính 25 cm với hiệu suất sử dụng 60% thì sẽ có 8.640.000 m3 gỗ dừa có thể sử dụng thay thế gỗ rừng, đây là tiềm năng to lớn của “rừng dừa” Việt Nam. 3.2 Những thách thức của ngành dừa Việt Nam hiện nay Trong khi người nông dân phải mất khoảng 5 năm để có thể thu hoạch được dừa thì khi giá dừa suit giảm, người trồng dừa phải chặt bỏ hàng dừa để trồng loại cây khác trong một thời gian ngắn. Việc phá bỏ dừa hàng loạt đã dẫn đến những bất ổn trong đời sống của người dân từ trước đến nay vẫn quen canh tác dừa. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất chỉ xơ dừa, cơm dừa nạo say, các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa phải ngưng sản xuất vì thiếu nguyên liệu. Hậu quả của việc chặt phá dừa không chỉ giới hạn ở kinh tế của hộ trồng dừa mà còn ảnh hưởng mạnh đến cơ cấu sản xuất của cụm tiểu thủ công nghiệp và vấn đề giải quyết công ăn việc làm tại các tỉnh trồng dừa và các tỉnh lân cận. Chuyện về cây dừa lúc này không phải là chuyện riêng của người trồng dừa nữa mà nó đã trở thành vấn đề thời sự của nhiều ngành, nhiều người và nhiều giới. Để tìm hiểu sâu hơn về những tác động của thị trường và những vấn đề liên quan đến hoạt động cung cầu của dừa, việc tìm hiểu về thị trường tiềm năng cho sản phẩm này, khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường của Việt Nam và giá trị kinh tế của dừa trong nền kinh tế của cả nước là hết sức cần thiết. Giá dừa trái hiện nay đang là nỗi bức xúc, theo những phân tích và đánh giá sơ bộ của công ty xuất nhập khẩu Bến Tre (Betrimex) và các ban ngành liên quan của tỉnh, giá dừa trái đang ở trong tình trạng bất lợi cho người trồng dừa là do các nguyên nhân sau: Công nghệ sau thu hoạch và chế biến dừa đã được chú ý quan tâm, nhưng nhìn chung còn bất cập so với nhu cầu phát triển. Công nghệ là yếu tố có tính quyết định để biến đổi sản phẩm có lợi thế về chi phí thấp hay chất lượng cao. Song, công nghệ sau thu hoạch và chế biến dừa nhìn chung đang ở trong tình trạng công nghiệp thô sơ nên giá trị và năng suất không cao. Tổ chức hệ thống kinh doanh xuất khẩu hiện nay tuy có nhiều thay đổi nhưng năng lực kinh doanh và tổ chức phối hợp còn bộc lộ nhiều yếu kém, không hiệu quả, tình trạng lưu thông chồng chéo, tranh mua tranh bán gây tổn hại đến lợi ích chung của người trồng dừa. Các kết quả nghiên cứu về thị trường nông sản Việt Nam đã nhận định mạng lưới thương nghiệp Việt Nam tuy được thiết lập với nhiều doanh nghiệp Trung ương và địa phương, của nhiều ngành, nhiều cấp quản lý trên cùng một vùng và cùng tham gia sản xuất – kinh doanh xuất khẩu một ngành hàng – mặt hàng, song việc tổ chức hợp tác, hợp lực thiếu chặt chẽ, không hình thành rõ mối quan hệ ngành hàng ( giữa sản xuất – chế biến – tiêu thụ), nên vẫn nằm trong tình trạng nhiều nhưng mà thiếu, đông nhưng không mạnh. Hậu quả làm cho giá mua trong nước bị đẩy lên cao và giá bán thị trường nước ngoài bị đẩy xuống, gây thiệt hại tới cả lợi ích xã hội và cho cả người sản xuất và doanh nghiệp xuất khẩu. Năng lực tiếp thị để giới thiệu các sản phẩm mới còn chưa đủ để khai thác hết tiềm năng xuất khẩu dừa trái và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ dừa. Thông tin về giá cả, dự báo về khả năng cung cầu của ngành còn chưa được quan tâm và khai thác đúng mức. Các công ty xuất nhập khẩu chỉ tổ chức thu mua dừa khi có đơn đặt hàng chứ chưa chủ động về nguồn hàng, mẫu mã, giá cả và mở rộng mạng lưới tiêu thụ. Các công ty thu mua dừa trái và các sản phẩm khác từ dừa chưa thiết lập được một cơ chế thu mua hiệu quả, kiểu mua bán trước với người trồng dừa. II. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TRONG MÔI TRƯỜNG VI MÔ: 1. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài : chiếm ưu thế nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Đài Loan, Trung Quốc Doanh thu: doanh thu dành cho xuất khẩu là chính. Những thị trường xuất khẩu chính là Nhật, Mỹ, Châu Aâu, Trung Quốc Khách hàng chính có thể trực tiếp từ nước ngoài, hoặc từ công ty thương mại nước ngoài chuyên đặt hàng thủ công mỹ nghệ từ dừa theo thiết kế riêng. Đặc biệt hiện nay có rất nhiều đơn đặt hàng từ các khu resort trong nước chiếm một tỷ trọng đáng kể trong doanh thu của các công ty cùng ngành. Cơ cấu tổ chức: được tổ chức và phân bổ hợp lý, đạt hiệu quả cao. Hệ thống kiểm soát và động viên: tổ chức chặt chẽ, có sự phân bổ hợp lý. Hệ thống máy móc thiết bị: khá hiện đại và được sắp xếp hợp lý nhằm tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4260.doc
Tài liệu liên quan