MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1 3
KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHỐNG THẤT THU THUẾ CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN VIỆT NAM 3
1.1. Giới thiệu tổng quan về Tổng cục hải quan Việt nam 4
1.1.1 Quá trình hình thành phát triển. 4
1.1.1.1. Lịch sử hình thành 4
1.1.1.2.Tóm tắt sự phát triển của Hải quan theo các thời kì 4
1.1.2. Bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ 5
1.2. Vai trò và nội dung của hoạt động chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước về hải quan 8
1.2.1. Đặc điểm của thuế nhập khẩu của Việt nam 8
1.2.1.1. Tính gián thu 8
1.2.1.2. Tính xung đột 9
1.2.1.3. Tính rủi ro cao 10
1.2.2. Vai trò của hoạt động chống thất thu thuế trong quản lý nhà nước về hải quan 11
1.2.2.1. Đối với cân đối ngân sách nhà nước. 11
1.2.2.22. Đối với môi trường kinh doanh 11
1.2.3. Nội dung của hoạt động chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước về hải quan 12
1.2.3.1. Phân loại thất thu thuế nhập khẩu 12
1.2.3.2. Nội dung tổ chức hoạt động chống thất thu thuế nhập khẩu 13
1.3. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về chống thất thu thuế nhập khẩu 17
CHƯƠNG 2 20
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 21
2.1. Tình hình thu thuế nhập khẩu giai đoạn 1998-2009 21
2.2. Thực trạng hoạt động chống thất thu thuế 23
2.2.1. Tình hình gian lận về thuế nhập khẩu 23
2.2.1.1. Gian lận trong việc áp mã số thuế để xác định thuế suất của hàng hóa: 28
2.2.1.2. Gian lận trong việc xác định giá tính thuế: 30
2.2.1.3. Làm giả chứng nhận xuất xứ (C/O) của hàng hoá nhập khẩu 34
2.2.1.4. Gian lận thuế do chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa 36
2.2.1.5. Gian lận định mức 37
2.2.1.6. Tình trạng thất thu thuế từ đối tượng nộp thuế 38
2.2.1.7. Thất thu thuế do chính sách giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ 38
2.2.1.8. Thất thu thuế do chính sách ân hạn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu: 40
2.2.2. Các hoạt động chống thất thu thuế nhâp khẩu 42
2.2.2.1. Áp dụng biện pháp phạt chậm nộp thuế: 42
2.2.2.2 Áp dụng biện pháp cưỡng chế: 42
2.2.2.4 Phân công cụ thể trách nhiệm và thẩm quyền xử lý của cơ quan nhà nước trong công tác phòng, chống nợ đọng thuế: 46
2.2.2.5. Ngăn chặn việc gian lận qua giá tính thuế nhập khẩu 47
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động chống thất thu thuế trong quản lý nhà nước về hải quan 48
2.3.1.Ưu điểm: 48
2.3.2. Hạn chế 50
CHƯƠNG 3 52
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỐNG THẤT THU THUẾ NHẬP KHẨU TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HẢI QUAN CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN 52
3.1. Định hướng trong hoạt động chống thất thu thuế nhập khẩu của Việt Nam 52
3.1.1. Các mục tiêu chống thất thu thuế nhập khẩu của Chính phủ 52
3.1.2. Phương hướng chống thất thu thuế trong quản lý nhà nước về hải quan 54
3.2. Giải pháp hạn chế tình trạng thất thu thuế nhập khẩu 55
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhập khẩu 55
3.2.1.1. Hoàn thiện biểu thuế nhập khẩu, thuế suất và phân loại để áp mã số thuế. 55
3.2.1.2. Xác định đúng trị giá tính thuế 56
3.2.1.3. Về phương pháp tính thuế 57
3.2.1.4. Về thời hạn nộp thuế 59
3.2.1.5. Đối với chính sách ưu đãi thuế 59
3.2.2. Giải pháp tổ chức hạn chế thất thu thuế nhập khẩu 60
3.2.2.1. Giải pháp tổng quát 60
3.2.2.2. Giải pháp cụ thể 61
3.2.2.3. Giải pháp khác 67
KẾT LUẬN 75
77 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1845 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chống thất thu thuế nhập khẩu trong quản lý nhà nước về hải quan của Tổng cục hải quan Việt nam: Thực trạng và giải pháp hoàn thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm hiện nay, khi công cụ hỗ trợ cho việc phát hiện việc giả C/O form D còn hạn chế, đòi hỏi hệ thống thông tin và kiến thức nghiệp vụ được bổ sung kịp thời.
2.2.1.4. Gian lận thuế do chính sách thuế theo tỷ lệ nội địa hóa
Trong tổng số nợ đọng thuế, thì trường hợp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy nợ thuế tính theo tỷ lệ nội địa hóa chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 23,56% trong tổng số nợ đọng thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hiện nay. Số tiền thuế phải truy thu theo tỷ lệ nội địa hóa xe máy tại thời điểm năm 2001 vào khoảng 600 tỉ đồng nhưng đến khi chấm dứt chính sách này vào cuối năm 2002 thì số nợ đọng thuế là 1.031 tỷ đồng và đến hết năm 2007 vẫn còn 727 tỷ đồng. Với khoản tiền thuế nhập khẩu phải truy thu lớn như vậy nên có không ít doanh nghiệp đã âm thầm, lặng lẽ giải thể không tiếp tục hoạt động để trốn tránh khoản thuế bị truy thu. Số còn lại thì sau khi quyết toán bù trừ giữa số tiền thuế phải truy thu và truy hoàn thì một số doanh nghiệp khác vẫn treo nợ không chịu nộp. Các doanh nghiệp nợ thuế do không có khả năng nộp số tiền truy thu khá lớn như vậy nên tình trạng nợ đọng là không thể tránh khỏi. Do bị cưỡng chế làm thủ tục hải quan nên các doanh nghiệp này không trực tiếp nhập khẩu bộ linh kiện nữa mà mua lại của các doanh nghiệp nhập khẩu khác hoặc nhập khẩu ủy thác qua đơn vị khác(với pháp nhân khác) để về lắp ráp cùng với phụ tùng sản xuất trong nước.
Lợi dụng kẽ hở trong việc xác nhận tỷ lệ nội địa hóa của Bộ Công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy trong nước đã gian lận trong kê khai về tỷ lệ nội địa hóa và số lượng linh kiện xe máy nhập khẩu. Thực tế trên đã dẫn tới việc cơ quan hải quan phải tính lại số thuế nhập khẩu phải nộp và ra quyết định truy thu thuế. Do các biện pháp quản lý triển khai thiếu đồng bộ, kịp thời nên đã xảy ra tình trạng doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp xe máy gian lận trong việc kê khai tỷ lệ nội địa hóa để được hưởng mức thuế suất thấp đối với bộ linh kiện, phụ tùng nhập khẩu.
2.2.1.5. Gian lận định mức
Theo quy định hiện nay, hàng hóa nhập khẩu để gia công cho phía nước ngoài theo hợp đồng gia công đã ký được miễn thuế nhập khẩu và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu. Giám đốc doanh nghiệp nhận gia công chịu trách nhiệm về định mức sử dụng, định mức tiêu hao và tỷ lệ hao hụt đối với hàng hóa nhập khẩu sử dụng vào đúng mục đích gia công.
Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ sản phẩm thực tế xuất khẩu, được xác định cụ thể như sau. Định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để xem xét hoàn thuế do doanh nghiệp tự xây dựng, kê khai, đăng ký định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu với cơ quan hải quan nơi nhập khẩu nguyên liệu, vật tư trước khi xuất khẩu sản phẩm.
Doanh nghiệp chỉ được miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu để gia công hàng hoá cho nước ngoài, hoàn thuế nguyên liệu đối với nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu trên cơ sở định mức tiêu hao thực tế. Lợi dụng sự thông thoáng của cơ quan quản lý nhà nước trong việc kiểm tra, xác định định mức tiêu hao thực tế, nhiều doanh nghiệp đã kê khai định mức cao hơn định mức tiêu hao thực tế. Phần chênh lệch doanh nghiệp sử dung để sản xuất hàng tiêu thụ trong nước hoặc bán vào nội địa.
2.2.1.6. Tình trạng thất thu thuế từ đối tượng nộp thuế
Tình trạng gian lận qua giá tính thuế, thuế suất, tỷ giá tính thuế của một bộ phận không nhỏ các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu cũng gây ra tình trạng thất thu thuế nhập khẩu. Chính sách ưu đãi về thời hạn nộp thuế cũng đã tạo khe hở cho những doanh nghiệp thiếu ý thức chấp hành pháp luật, cố tình dây dưa nợ thuế bỏ trốn, giải thể, hoặc chờ đến ngày được xóa nợ. Có trường hợp doanh nghiệp vì mất khả năng chi trả nên đã tìm cách xin xóa nợ, giãn nợ... làm cho số nợ đọng thuế cũ chưa giải quyết xong lại phát sinh nợ mới. Nợ đọng thuế nhập khẩu đã trở thành vấn nạn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế nhập khẩu là do đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan hoặc đối tượng nộp thuế cố tính trốn tránh thực hiện nghĩa vụ thuế. Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp đến hạn nộp thuế nhưng doanh nghiệp vẫn cố tình chây ỳ. Nợ đọng thuế phát sinh do đối tượng nộp thuế không chấp hành nộp thuế đúng thời hạn hoặc chưa thực hiện quyết toán nguyên liệu, vật tư tiêu hao vào quá trình sản xuất hàng xuất khẩu để xác định số thuế còn phải nộp và số thuế được hoàn trả do được hưởng chế độ miễn thuế nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu theo quy định. Đối tượng nộp thuế thường sử dụng sai mục đích để được hưởng ân hạn thuế, sau đó dùng mọi thủ đoạn có thế trốn thuế, chây ỳ hoặc bỏ trốn. Ví dụ, doanh nghiệp đăng ký với cơ quan hải quan là nhập khẩu vải về để may xuất khẩu, nhưng không đưa vào sản xuất mà đưa ra tiêu thụ trên thị trường, khi cơ quan kiểm tra thì đã bỏ trốn. Hay ‘ Trường hợp của Công ty xuất nhập khẩu Cao Bằng nợ thuế nhập khẩu số tiền 938 triệu đồng từ năm 1995 nhưng mãi đến năm 2004 mới nộp hết số nợ gốc. Với lý do hoạt động kinh doanh tại địa bàn miền núi biên giới đặc biệt khó khăn, công ty đã cố gắng nộp hết nợ gốc và xin được miễn phạt chậm nộp với số tiền gần 1 tỷ đồng. Một trường hợp khác là nhà máy đóng tàu Bạch Đằng thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy thực hiện đóng tàu mới 6500 DWT phát sinh số tiền phạt chậm nộp thuế giá trị gia tăng là 1,7 tỷ đồng và không có khả năng thanh toán vì lý do gặp khó khăn về mặt tài chính. Cả hai trường hợp trên đều đã được Thủ tướng chính phủ cho phép được miễn phạt chậm nộp”.
2.2.1.7. Thất thu thuế do chính sách giãn nợ, khoanh nợ, xóa nợ
* Quy định hiện hành về giãn nợ, khoanh nợ được thực hiện như sau:
- Doanh nghiệp nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhưng không có khả năng nộp ngân sách nhà nước đúng hạn do các nguyên nhân khách quan(như: thay đổi chính sách thuế và thu ngân sách nhà nước làm ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; di chuyển địa điểm kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thiệt hại do thiên tai) thì doanh nghiệp được chậm nộp các khoản nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách tối đa là 12 tháng, kể từ ngày xác định nợ.
- Doanh nghiệp nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước do chưa được nhà nước giải quyết nguồn vốn, thì được giãn nợ cho tới khi doanh nghiệp được Nhà nước giải quyết nguồn vốn.
Các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu còn nợ thuế hàng xuất nhập khẩu phải có kế hoạch trả nợ dần, một phần trả nợ cũ trước khi mở tờ khai nhập khẩu và không để phát sinh nợ thuế các lô hàng nhập khẩu mới.
- Khoanh nợ thuế cho các doanh nghiệp nợ đọng thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước nhưng không có khả năng nộp do sản xuất kinh doanh thua lỗ đang lâm vào tình trạng giải thể, phá sản. Khi doanh nghiệp giải thể, phá sản thì áp dụng các biện pháp và trình tự thu hồi nợ theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản.
Các biện pháp khoanh nợ, giãn nợ trên đây có tác dụng tích cực nhằm khuyến khích đối tượng nộp thuế có số nợ đọng thuế làm ăn sinh lời để có tiền nộp thuế. Nhưng trên thực tế, đây cũng là biện pháp mà doanh nghiệp thường lợi dụng nhằm kéo dài thời gian ân hạn và có thêm cơ hội trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
* Các trường hợp được phép xóa nợ thuế:
- Doanh nghiệp nhà nước thuộc đối tượng giao, bán theo Nghị định số 103/1999/NĐ- CP ngày 10 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ mà các khoản phải trả lớn hơn giá trị tài sản của doanh nghiệp hoặc lớn hơn số tiền thu từ bán doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp nhà nước chuyển sang công ty cổ phần, còn nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước, nếu đã áp dụng các biện pháp hỗ trợ về tài chính và tín dụng, mà doanh nghiệp vẫn còn khó khăn không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước.
- Doanh nghiệp nhà nước được phép sáp nhập vào doanh nghiệp nhà nước khác, đã được áp dụng các biện pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng mà doanh nghiệp nhận sáp nhập vẫn không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước. Số nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước được xóa tối đa bằng số lỗ của doanh nghiệp sáp nhập.
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị lỗ, còn nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước của năm 1998 trở về trước do các nguyên nhân thay đổi cơ chế chính sách, do thiên tai gây thiệt hại, do thiếu vốn đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc, thiết bị, do khó khăn về giải quyết sắp xếp lao động, nếu doanh nghiệp không thuộc loại phải giải thể, phá sản, sau khi đã áp dụng các biện pháp miễn thuế, giảm thuế theo luật định, hỗ trợ về tài chính, tín dụng và các biện pháp khác mà doanh nghiệp vẫn còn lỗ và không có khả năng thanh toán nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước khác. Số nợ thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nước được xóa nợ tối đa bằng số lỗ của doanh nghiệp tính đên năm xử lý xóa nợ.
- Doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu nhập khẩu bị truy thu tiền thuế, tiền phạt đối với hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu do nguyên nhân khách quan như chính sách thay đổi, do văn bản hướng dẫn thực hiện không rõ ràng, không đầy đủ làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xử lý xóa nợ tiền thuế, tiền phạt bị truy thu do các nguyên nhân trên sẽ xem xét cho từng trường hợp cụ thể.
Quy định như trên nhằm khuyến khích, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước nhưng trên thực tế có không ít doanh nghiệp lợi dụng chính sách này một mặt tăng cường nhập khẩu để bán thu tiền nhưng chưa nộp thuế, số tiền lãi thu được bao gồm cả số tiền thuế thay vì phải nộp ngân sách thì được phân phối nội bộ hoặc bù lỗ cho các hoạt động khác, sau đó đánh giá tài sản, công nợ để cổ phần hóa. Đây được xem là kẽ hở lớn nhất làm thất thu thuế cho ngân sách nhà nước.
2.2.1.8. Thất thu thuế do chính sách ân hạn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu:
* Thời hạn nộp thuế thuế nhập khẩu được quy định như sau:
- Đối với hàng tiêu dùng nhập khẩu thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng. Trường hợp có bảo lãnh số tiền nộp thuế của tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của luật các tổ chức tín dụng, thì thời hạn nộp thuế là ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế nhận được thông báo chính thức của cơ quan thu thuế về số thuế phải nộp. Quá thời hạn nộp thuế nói trên mà đối tượng nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh phải có trách nhiệm nộp số tiền thuế đó thay cho đối tượng nộp thuế.
- Thời hạn nộp thuế đối với hàng hóa là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, để góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi năm 1993 bổ sung quy định về đối tượng không chịu thuế; miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và sửa đổi thời hạn nộp thuế từ 30 ngày lên 90 ngày đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; sửa đổi quy định về phạt nộp chậm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; năm 1998 sửa đổi quy định về thời hạn nộp thuế từ 90 ngày lên 275 ngày đối với vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và trường hợp đặc biệt còn có thể được gia hạn cho phù hợp với chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp.
- Đối với hàng tạm nhập, tái xuất là mười năm ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm nhập, tái xuất theo quy định của cơ quan có thẩm quyền;
- Đối với hàng là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư, phương tiện vận tải nhập khẩu để phục vụ cho sản xuất là ba mươi ngày, kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan;
Quy định về thời hạn nộp thuế trên đây dựa trên cơ sở mục đích nhập khẩu hàng hóa. Khuyến khích việc gắn nhập khẩu hàng hóa đối với sản xuất, đặc biệt là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu; đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ sản xuất mà quy trình, chu kỳ sản xuất, dự trữ vật tư, nguyên liệu của doanh nghiệp cao hơn 275 ngày thì thời hạn nộp thuế còn được kéo dài hơn, phù hợp chu kỳ sản xuất. Ngược lại, nếu nhập khẩu hàng tiêu dùng thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng hoặc nếu có bảo lãnh về số tiền nộp thuế của các tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức khác được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, thì thời hạn nộp thuế là 30 ngày. Tuy nhiên, chính sách ân hạn thuế như trên chưa quy định đối với loại hình sản xuất mà chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp nhỏ hơn 275 ngày( như 40, 50, 70, 120 ngày...) nên có nhiều trường hợp sau khi hàng nhập khẩu đã đưa vào sản xuất và tiêu thụ xong sản phẩm mà vẫn chưa hết thời hạn nộp thuế, cũng như chưa quy định các điều kiện để áp dụng thời hạn nộp thuế tương ứng đối với từng đối tượng nhập khẩu đã làm giảm hiệu quả chính sách ân hạn và gia tăng tình trạng nợ đọng thuế.
* Quy định thời hạn nộp thuế theo từng chủng loại hàng hóa nhập khẩu có tác dụng:
- Đã góp phần thúc đẩy hoạt động nhập khẩu và thu hút đầu tư nước ngoài; đưa tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 132.000 tỷ đồng bằng 125% so với kim ngạch nhập khẩu năm 2008 Bình quân 2002 đến 2009, kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 30%. Bên cạnh đó, tỷ trọng hàng xuất khẩu đã qua chế biến trong tổng số kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 32,1% năm 1995 lên 62% năm 2007. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu cũng thay đổi theo hướng tích cực, giảm dần nhập khẩu phục vụ tiêu dùng, tăng nhóm hàng nhập khẩu là máy móc, thiết bị và nguyên liệu, vật tư phục vụ cho sản xuất. Tỷ trọng hàng tiêu dùng trong tổng kim ngạch nhập khẩu giảm từ 15,1% năm 1995 xuống khoảng 4.5% năm 2007; trong khi tỷ trọng hàng là vật tư nguyên liệu để sản xuất, gia công đã tăng từ 23,62% lên 45.2 %.
- Tạo thuận lợi cho việc rút ngắn thời gian thông hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, kịp thời đưa máy móc, vật tư, nguyên liệu nhập khẩu vào phục vụ quá trình sản xuất.
Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, do chính sách ân hạn thuế hiện hành còn thiếu các chế tài kèm theo để đảm bảo thu đủ thuế nên đã phát sinh không ít các trường hợp doanh nghiệp lợi dụng để cố tình chây ỳ làm cho tình trạng nợ đọng thuế kéo dài, cần nghiên cứu để có các giải pháp thích hợp nhằm giảm thiểu tình trạng nợ đọng thuế.
Tóm lại, việc thực hiện chính sách thuế nhập khẩu trong thời gian qua đã phát huy tác dụng tích cực trong việc bảo hộ và thúc đẩy sản xuất trong nước, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước, mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại và góp phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì tình trạng gian lận, trốn lậu thuế nhập khẩu vẫn diễn ra hết sức phúc tạp. Việc tìm ra các giải pháp để chống thất thu thuế nhập khẩu là việc làm cấp bách cần thiết, cho nhà nước cũng nhưng các doanh nghiệp.
2.2.2. Các hoạt động chống thất thu thuế nhâp khẩu
Ngày 13/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 13/2009/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 7/6/2007 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Nghị định 13/2009/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2009.
2.2.2.1. Áp dụng biện pháp phạt chậm nộp thuế:
Để phát huy hiệu quả biện pháp xử phạt chậm nộp thuế, việc phạt chậm nộp cần dựa trên cơ sở mức lãi suất tiền vay để đảm bảo hài hòa giữa biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính sẽ nâng cao ý thức chấp hành nghĩa vụ thuế, cũng như tính khả thi và hiệu quả xử phạt vi phạm đối với đối tượng nộp thuế. Mức phạt chậm nộp áp dụng là 0.05%/ngày( 1.5%/tháng) là hợp lý. Mức phạt như vậy vẫn đảm bảo cao hơn mức lãi suất ngân hàng là sự kết hợp hài hòa giữa biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính, trong đó bao gồm cả việc xử lý đối với hành vi chây ỳ chậm nộp.
2.2.2.2 Áp dụng biện pháp cưỡng chế:
+ Trích tiền từ tài khoản của đối tượng nộp thuế để nộp thuế:
Để sử dụng có hiệu quả biện pháp trích tiền gửi của đối tượng nộp thuế tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác hoặc cơ quan kho bạc nhà nước để nộp thuế, nộp phạt, ngoài việc qui định rõ trách nhiệm của tổ chức ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, cơ quan Kho Bạc nhà nước có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản gửi của đối tượng nộp thuế để nộp thuế, nộp phạt vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử lý về thuế của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải có các qui định điều kiện ràng buộc trong việc mở, cung cấp đầy đủ, chính xác tất cả các tài khoản giao dịch của đối tượng nộp thuế. Việc khai đầy đủ các tài khoản mà đối tượng nộp thuế sử dụng để giao dịch, mua bán hàng hóa, cũng như thanh toán tiền hàng cũng được xem là điều kiện bắt buộc, là tiêu chí đánh giá tính trung thức của đối tượng nộp thuế. Có như vậy mới kiểm soát được quá trình giao dịch thanh toán tiền hàng, làm cơ sở xác định đúng số tiền đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán làm cơ sở xác định đúng trị giá tính thuế; đồng thời, thông qua đó, cơ quan hải quan mới có thể nắm được thực tế số dư tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc cơ quan kho bạc nhà nước, từ đó mới có thế áp dụng có hiệu quả biện pháp trích tiền thậm chí phong tỏa tài khoản của những đối tượng nộp thuế cố tình chây ỳ, trốn thuế thông qua hành vi nợ thuế quá hạn.
+ Đối với biện pháp tạm giữ hàng hóa hoặc kê biên tài sản:
Để đảm bảo thu hồi tiền thuế, tiền phạt còn thiếu cần qui định rõ quyền hạn của cơ quan hải quan trong việc tạm giữ hàng hóa hoặc kê biên tài sản theo qui định của pháp luật. Theo đó, trong thời hạn nhất định, có thể là 60 ngày, kể từ ngày cơ quan hải quan có quyết định tạm giữ hàng hóa hoặc có quyết định kê biên tài sản mà đối tượng nộp thuế vẫn chưa nộp đủ tiền thuế, tiền phạt thì cơ quan hải quan được bán đấu giá hàng hóa, tài sản theo qui định của pháp luật để thu tiền thuế, tiền phạt.
+ Đối với biện pháp cưỡng chế làm thủ tục hải quan:
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải quan không làm thủ tục nhập khẩu cho chuyến hàng tiếp theo của đối tượng nộp thuế cho đến khi đối tượng đó nộp đủ tiền thuế, tiền phạt hoặc chỉ được phép làm thù tục hải quan nơi cơ quan hải quan trực tiếp quản lý số tiền còn nợ đọng với điều kiện phải nộp ngay thuế đối với lô hàng đang làm thủ tục thông quan và nộp ngay một phần tiền thuế còn nợ đọng theo cam kết của đối tượng nợ thuế với cơ quan hải quan.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ đọng thuế, cần áp dụng biện pháp cưỡng chế làm thủ tục hải quan đối với doanh nghiệp nợ thuế thuộc các đối tượng sau: Nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng xuất khẩu cho nước ngoài theo hợp đồng xuất khẩu đã ký; hàng tạm nhập- tái xuất; Thiết bị, máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng, vật tư trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp; doanh nghiệp nợ đọng thuế dưới 10 triệu đồng và chỉ cho phép doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa với điều kiện nộp một phần nợ cũ trước khi mở tờ khai nhập khẩu và nộp đủ thuế cho lô hàng nhập khẩu trước khi giải phóng hàng hoặc phải có sự bảo lãnh của ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Chưa áp dụng biện pháp cưỡng chế hải quan mà áp dụng các biện pháp thu hồi nợ đọng khác đối với doanh nghiệp chỉ còn nợ phạt chậm nộp với điều kiện mỗi lần đăng ký mở tờ khai, doanh nghiệp phải nộp một phần số nợ phạt; đối với doanh nghiệp nợ thuế đang chờ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền; Phạt chậm nộp số tiền bằng ½ lần số thuế nợ gốc đối với doanh nghiệp đã nộp hết nợ thuế gốc chỉ còn phạt chậm nộp mà doanh nghiệp đó đang chờ xử lý khiếu nại hoặc khó khăn về tài chính; Xóa nợ phạt chậm nộp đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa mà vẫn còn nợ phạt chậm nộp của thời kỳ trước khi cổ phần hóa; doanh nghiệp có nợ đọng thuế từ năm 1999 trờ về trước( vì thời gian nợ thuế quá lâu, số tiền phạt chậm nộp lớn hơn nhiều so với nợ gốc, doanh nghiệp khó có khả năng trả); doanh nghiệp làm ăn thô lỗ.
2.2.2.3 Áp dụng biện pháp xử lý vi phạm về thuế:
+ Đối với các hành vi phạm làm thiếu số thuế phải nộp do kê khai thiếu, hoặc kê khai không đúng số thuế phải nộp, như kê khai sai tên hàng, mã số hàng hóa, thuế suất, giá thực tế phải thanh toán đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do lỗi không phải là nhầm lẫn, nhưng cũng không phải là cố tình gian lận, trốn thuế thì áp dụng mức phạt theo tỷ lệ phần trăm trên số thuế kê khai thiếu, theo đó có các mức phạt cao thấp khác nhau tùy vào mức độ nghiêm trọng của số thuế kê khai thiếu. Mức phạt áp dụng có thể là 10% đối với hành vi kê khai thiếu.
+ Đối với hành vi trốn thuế: Sau khi xác định rõ hành vi vi phạm làm thiếu số thuế phải nộp do kê khai thuế, hoặc kê khai không đúng số thuế phải nộp, như kê khai tên hàng, mã số hàng hóa, thuế suất, giá thực tế thanh toán đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do lỗi cố tình để gian lận, trốn thuế do ý thức chủ quan của đối tượng nộp thuế thì mức phạt được áp dụng có thể qui định ở mức từ 3 đến 5 lần. Việc qui định như vậy đảm bảo tính khả thi, minh bạch và có tính thuyết phục cao.
+ Trong trường hợp đối tượng nộp thuế có hành vi trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế mà còn vi phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật. Để đảm bảo thực thi có hiệu quả cần qui định rõ theo hướng lượng hóa hành vi trốn thuế, theo đó tất các truòng hợp không phải là lỗi khách quan, chủ quan làm thiếu số thuế phải nộp do kê khai thuế, hoặc kê khai không đúng số thuế phải nộp, như kê khai tên hàng hóa, mã số hàng hóa, thuế suất, giá thực tế phải thanh toán đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hoặc quá thời hạn nộp thuế, chẳng hạn từ 90 đến 180 ngày thì áp dụng biện pháp xử lý hành chính, cưỡng chế không tuân thủ hải quan; từ ngày thứ 181 thì áp dụng biện pháp truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp như vậy thì phải được xem là cố tình trốn thuế. Mức trốn thuế để xử lý truy cứu trách nhiệm hình sự có thể là từ 100 triệu đồng trở lên; đồng thời qui định rõ khung hình phạt theo mức độ vi phạm trong Bộ luật hình sự nhằm nâng cao hơn nữa biện pháp răn đe đối với đối tượng có hành vi trốn thuế, nợ đọng thuế.
Ngoài ra, khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự trên đây cần được sắp xếp theo trình tự từ nhẹ đến nặng đảm bảo ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của đối tượng trốn thuế với số tiền nợ đọng thuế do mình gây ra.
Công tác thu hồi nợ đọng thuế, chống gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách được ngành chú trọng thường xuyên, gắn kết chặt chẽ với công tác thu ngân sách lại càng được quan tâm với nhiều biện pháp kiên quyết, mạnh mẽ hơn. Đáng chú ý, thực hiện chỉ thị 15 ngày 14-4-2005 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp xử lý nợ đọng và chống thất thu NSNN, Tổng cục Hải quan đã chỉ hải quan các địa phương tăng cường thu hồi các khoản nợ thuế của doanh nghiệp. Với khoảng hơn 3000 doanh nghiệp nợ số thuế chiếm khoảng 5-6% tổng số thuế phải thu cho NSNN, các đơn vị toàn ngành hải quan ngoài việc thường xuyên theo dõi, đôn đốc doanh nghiệp nộp thuế đúng hạn, đã tăng cường xử lý nghiêm minh các khoản nợ thuế, phân loại từng dạng nợ đọng để có biện pháp thu hồi có hiệu quả, trong đó đáng chú ý là tiếp tục phối hợp giữa 3 ngành hải quan- Thuế- Kho bạc cũng như phối hợp với ngân hàng để áp dụng các biện pháp mạnh nhằm tăng số nợ thu hồi về cho NSNN. Theo quy chế phố hợp 3 ngành thuế, hải quan và kho bạc có thể chia sẻ thông tin với nhau. Mỗi ngành đều có quyền tham khảo cơ sở dữ liệu về quản lý DN của nhau để khai thác thông tin nhằm đối chiếu, phát hiện sai sót. Phối hợp giữa thuế, hải quan và kho bạc làm lợi cho thu ngân sách, giảm chi phí thời gian cho DN. Đối với cùng một DN vừa nợ thuế, vừa được hoàn thuế, cơ quan thuế và hải quan sẽ cùng gửi lệnh thu - chi đến kho bạc, sau đó kho bạc sẽ thực hiện cân đối thanh toán. Như vậy, DN chỉ phải một lần đến kho bạc để nộp hoặc nhận tiền, chứ không phải mất 2 lần nộp thuế và thu tiền hoàn thuế như trước.
Nhiều đơn vị đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan công an địa phương đễ xác minh những doanh nghiệp nợ thuế bỏ trốn, mất tích... Ngành đã tổ chức Hội nghị về công tác quản lý giá tính thuế, từ đó chỉ đạo các đơn vị nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong quản lý giá, trong thu thập khai thác thông tin... để chống gian lận thương mại qua giá. Có thể nói các biện pháp nghiệp vụ hải quan đã có chuyển biến tích cực cùng với việc đấu tranh, xử lý kiên quyết các hành vi gian lận về thuế đã góp phần chống thất thu, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu thu năm.
2.2.2.4 Phân công cụ thể trách nhiệm và thẩm quyền xử lý của cơ quan nhà nước trong công tác phòng, chống nợ đọng thuế:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, là tài sản quốc gia dùng để phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội. Công tác phòng chống trốn thuế, nợ đọng thuế là trách nhiệm của toàn xã hội trong việc chấp hành pháp luật về thuế nói chung, trong đó có thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Qui định như trên là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31582.doc