Chuyên đề Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I . MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ 6

1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CƠ CẤU KINH TẾ. 6

1.1.1. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU: 6

1.1.2. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU KINH TẾ: 6

1.1.3. PHÂN LOẠI CƠ CẤU KINH TẾ: 8

1.1.3.1. Cơ cấu ngành kinh tế: 8

1.1.3.2. Cơ cấu vùng, lãnh thổ kinh tế: 9

1.1.3.3. Cơ cấu thành phần kinh tế: 9

1.1.4. VAI TRÒ CỦA CƠ CẤU KINH TẾ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ: 10

1.1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CƠ CẤU KINH TẾ: 11

1.1.5.1. Nhân tố địa lý tự nhiên, bao gồm tài nguyên khoáng sản, nguồn nước,nguồn năng lượng, đất đai, khí hậu: 11

1.1.5.2. Nhân tố Kinh tế - Xã hội: 12

1.1.5.3. Nhân tố bên ngoài tác động đến hình thành cơ cấu kinh tế 12

1.1.6. NHỮNG YÊU CẦU ĐỂ XÂY DỰNG MỘT CƠ CẤU KINH TẾ HỢP LÝ: 12

1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ: 14

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN MỘC CHÂU. 17

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN MỘC CHÂU. 17

2.1.1. KHÁI QUÁT CÁC ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, XÃ HỘI CỦA HUYỆN ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG CƠ CẤU KINH TẾ: 17

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên: 17

2.1.1.2. Yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hình thành cơ cấu kinh tế. 23

2.1.2- NHÓM NHÂN TỐ TRONG NỘI BỘ NỀN KINH TẾ: 28

2.1.2.1. Nhóm nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội: 28

2.1.2.2. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 31

2.1.2.3. Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội 32

2.1.2.4. Cơ chế quản lý tác động đến cơ cấu kinh tế: 33

2.1.3- NHÓM NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỪ BÊN NGOÀI: 33

2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN MỘC CHÂU. 34

2.2.1. Thực trạng cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực kinh tế: 35

2.2.2. Thực trạng cơ cấu kinh tế theo vùng, khu vực kinh tế: 45

2.2.3. Thực trạng cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế: 48

PHẦN III. 51

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN MỘC CHÂU 51

3.1. ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN MỘC CHÂU 51

3.1.1. Ngành nông nghiệp: 51

3.1.2. Ngành công nghiệp, tiểu thu công nghiệp: 52

3.1.3. Ngành dịch vụ - du lịch: 53

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ CỦA HUYỆN MỘC CHÂU. 54

KẾT LUẬN 56

NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ TẠI CƠ SỞ THỰC TẬP 57

 

 

doc59 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3082 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình và khí hậu vùng có tính đan xen, gây khó khăn trong việc phân vùng kinh tế, không thể phân vùng kinh tế quá cứng nhắc, không thể chuyên môn hóa sản xuất cao. Giá thành đầu tư xây dựng cơ bản lớn, tuổi thọ công trình thấp do địa hình dốc, mưa sói lở… Có mùa gió Lào khô hanh gây thiếu nước sản xuất nghiêm trọng trong vụ đông xuân (tháng 11 đến tháng 4 năm sau – nhất là dọc Quốc lộ 6, vùng kinh tế động lực có sương muối giá rét gây thiệt hại cho vụ đông, mùa mưa tập trung tháng 8 tháng 9 tiềm ẩn bão lũ và thiên tai, gây ảnh hưởng lớn đến chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành Nông Nghiệp. Diện tích địa bàn huyện rộng, hạn chế hiệu quả quản lý điều hành của bộ máy Nhà Nước. 2.1.1.2. Yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hình thành cơ cấu kinh tế. a. Đặc điểm về xã hội: Dân số, lao động: Đơn vị hành chính huyện Mộc Châu có 29 xã, thị trấn với số dân là 145.000 người ứng với 32.100 hộ lao động, trong đó có 76.830 người trong độ tuổi lao động, nguồn lao động bổ sung tại chỗ hàng năm là 2.400 lao động. Trình độ lao động: - Đại học và trên đại học: 0.4% dân số; - Số Bác sĩ/vạn dân: 3% dân số; - Cao đẳng, trung cấp: 2% dân số; - Công nhân kỹ thuật: 3% dân số. Mật độ dân cư bình quân là 70 người/Km2, mật độ dân cư tập trung cao nhất là ở tại thị trấn Mộc Châu (Dọc Quốc lộ 6) là: 1700 người/Km2, thấp nhất là xã Xuân Nha (Vùng biên giới) với mật độ dân cư là: 28 người/Km2. Về thành phần dân tộc, Mộc Châu có 8 dân tộc chủ yếu: - Dân tộc Kinh 43.500 chiếm 30,1%; - Dân tộc Thái: 51.000 người chiếm 35,3% dân số; - Dân tộc Mường: 23000 người chiếm 15,9% dân số; - Dân tộc Mông: 16.000 người chiếm 10,4% dân số; - Dân tộc Dao: 10.000 người chiếm 6,9% dân số; - Dân tộc Puộc: 1.100 người chiếm 0,8% dân số; - Dân tộc Khơ mú và dân tốc ít người khác: 900 người chiếm 0,6% dân số. b. Các tập quán chính trị ảnh hưởng đến sản xuất: Tập quán canh tác giản đơn làm nương rãy, còn phụ thuộc vào tự nhiên, không ổn định, cũng do tâm lý tập quán tự do nên năng suất lao động là không cao, trình độ lao động kỹ thuật thấp, hạn chế thâm canh. Còn tồn tại ý thức lao động, sản xuất, tác phong theo kiểu tự cấp tự túc, vì vậy, gây khó khăn, không phù hợp cho quá trình phát triển nền sản xuất công nghiệp. Chưa đáp ứng được đủ nhu cầu về nguồn lao động cho các khu nông nghiệp công nghệ do các Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư. Tập quán kết hôn sớm làm cho các con em Đồng bào dân tộc không được học hành đầy đủ, cũng như cuộc sống không được đảm bảo, dẫn đến tình trạng chất lượng nguồn nhân lực không cao. Biểu số 2.2: Một số chỉ tiêu về hiện trạng xã hội HẠNG MỤC ĐƠN VỊ TÍNH SỐ LƯỢNG GHI CHÚ Số hộ thuộc đối tượng ĐCĐC (Định canh định cư) Hộ 21.300 Số hộ còn du canh du cư Hộ 128 Chủ yếu đồng bào mông Số hộ đã định cư nhưng còn du canh Hộ 140 Số hộ đã ĐCĐC Hộ 8600 Số xã có đường ô tô đến Xã 29 29/29 Xã Số hộ được dùng nước sạch % 8 Tỷ lệ dân bị bệnh sốt rét % 0.08 Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1.22 Số dân được xem truyền hình % 78% Tỷ lệ hộ đói nghèo % 28% Số dân được dùng điện % 78% Thu nhập bình quân đầu người 1000đVN 5.960 Tỷ lệ học sinh đến lớp trong độ tuổi Em 37.000 85% Số học sinh cấp III là con em dân tộc Em 915 Một số nhận xét về nguồn nhân lực của huyện thông qua những chỉ tiêu nêu trên: - Tổng số hộ nông thôn là 27.900 hộ chiếm 86%, tổng số hộ lao động nông nghiệp là 72.000 chiếm 90% tổng số lao động. Như vậy, số hộ và lao động hoạt động trong khu vực sản xuất nông lâm nghiệp chiếm một tỷ lệ cao. - Theo số liệu tổng điều tra cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp huyện Mộc Châu thời điểm 1/7/2007 cho thấy toàn huyện chỉ có: 1 tiến sỹ, 4 thạc sỹ, 950 đại học, 1.160 cao đẳng, 2.905 trung học chuyên nghiệp, 949 công nhân kỹ thuật và 5.980 người có trình độ đào tạo khác. So với những năm trước, thì số cán bộ được đào tạo ở Mộc Châu tăng bình quân là 10% năm, thể hiện sự chú ý của Huyện trong vấn đề đào tạo, tăng cường nguồn nhân lực phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Cơ cấu dân tộc kinh chỉ chiếm có 28% do đó khi tiến hành chuyển dịch CCKT cần tăng cường chuyển giao KHKT, tuyên truyền phổ biến giáo dục, để nâng cao dân trí cho đồng bào dân tộc. - Sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được quan tâm chú trọng song vẫn còn nhiều điểm hạn chế cà về con người và cơ sở vật chất. - Tỷ lệ học sinh đến trường đúng tuổi là 85% điều này thể hiện sự phân bố dân cư thưa thớt cùng với kinh tế khó khăn đã ảnh hưởng đến tỷ lệ bỏ học và không đến trường đúng độ tuổi. - Vấn đề đáng quan tâm trong đào tạo nguồn nhân lực là: số học sinh bỏ học đã có xu hướng tăng đáng lo ngại vừa do hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vừa do quan niệm học cũng không xin được việc làm; Mộc Châu chưa có trường đào tạo dạy nghề nên không thể đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng; tình trạng di dịch cư tự do, các tệ nạn xã hội cũng ảnh hưởng đến chất lượng của nguồn lao động. b. Cơ sở vật chất kỹ thuật: - Sóng điện thoại phủ 70% diện tích, sóng truyền hình phủ 85% diện tích tự nhiên; - Đường ô tô rải đá đi được 2 mùa ( cả mùa mừa và mùa khô ) chỉ có: 310 km, bình quân là 113m/km2; - Có nhà máy chế biến chè đen với năng suất là 42 tấn/ngày; - Nhà máy ươm tơ: 20 tấn/ngày; một trung tâm ươm tơ giống 2 vạn hộp trứng/năm; - 8 dây truyền sản xuất chè: Đài loan, Nhật với công xuất đạt 200 tấn/ngày; - 1 nhà máy chế biến sữa thanh trùng hiện đại với công xuất 45 tấn/ngày; - Ngoài ra còn nhiều các cơ sở khai thác vật liệu xây dựng: đá, cát, sản xuất gạch, ngói…; nhà máy chế biến thức ăn gia súc, sản xuất phân vi sinh… - Đường dây tải điện cao thế trên địa bàn là 230 km. Đã có 29/29 xã có đường điện trung thế, song trạm hạ thế chưa đáp ứng được đầy đủ nên mới có 270/352 bản tiểu khu có điện lưới Quốc Gia. c. Đánh giá nhận xét chung: Trong quá trình chuyển dịch và xây dựng cơ cấu kinh tế của huyện thì điều kiện Kinh tế - Xã hội có những tác động là: Thuận lợi: - Về cơ bản, các cơ sở và vùng kinh tế đều có đường giao thông đi lại, điện phục vụ cho sinh hoạt sản xuất, thông tin liên lạc tương đối thuận tiện. - Các cơ sở chế biến, các công ty doanh nghiệp làm trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật đẫ tạo nền móng cho công nghiệp địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến cà phê, chè xuất khẩu, chế biến sữa. Khó khăn: - Cán bộ khoa học kỹ thuật hỗ trợ cho các dân tộc ở vùng sâu vùng xa còn quá ít. - Trình độ người lao động còn rất thấp, chủ yếu là lao động chân tay. - Đời sống văn hóa xã hội còn nhiều khó khăn. - Mật độ dân cư thưa thớt phân bố không đều ảnh hưởng đến đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển văn hóa giáo dục. - Khả năng huy động vốn trong dân cư là rất khó khăn. - Hệ thống thủy lợi và các cơ sở sản xuất còn lạc hậu, chất lượng thấp, xuống cấp nghiêm trọng do điều kiện về địa hình môi trường, khí hậu gây ra. Hệ thông giao thông vẫn còn nhiều khó khăn do thiếu kinh phí xây dựng và bảo trì. 2.1.2- NHÓM NHÂN TỐ TRONG NỘI BỘ NỀN KINH TẾ: 2.1.2.1. Nhóm nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội: Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu dùng có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển Kinh tế - Xã hội và có tác động trực tiếp đến việc hình thành cơ cấu kinh tế, ngược lại chúng ta cần phải xác định được một cơ cấu kinh tế đúng đắn, hợp lý có như vậy mới đáp ứng được tốt nhu cầu của thị trường và trong quá trình tác động, quan hệ qua lại như vậy sẽ làm cho Kinh tế - Xã hội nói chung ngày càng phát triển đi lên. Qua nghiên cứu, tổng hợp số liệu dựa trên các báo cáo của phòng kinh tế, có thể nhận định về thị trường và nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm của huyện Mộc Châu như sau: a. Hiện trạng: Trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn trong và ngoài huyện những năm 2005-2008, với những thông tin của thị trường do sự phát triển của công nghệ Bưu chính viễn thông đưa lại có thể nhận định: Những sản phẩm chủ yếu của Mộc Châu sản xuất được thị trường chấp nhận và tiêu thụ tốt: - Ngô hạt bảo quản sau thu hoạch từ năm 2005 – 2008 đều được tiêu thụ 100%. Giá hiện hành đã tăng từ 1200đ/kg ngô hạt khô năm 2005 lên đến 4000đ/kg xuất ra khỏi huyện vào tháng 3 năm 2008. - Sản phẩm chè: từ năm 2005 – 2007 toàn bộ sản lượng chè của Mộc Châu từ 10.000 đến 18.000 tấn chè tươi (chế biến ra 3000 tấn chề thành phẩm) đều được tiêu thụ hết. Thậm chí còn xảy ra tình trạng tranh mua nguyên liệu chè. Từ năm 2000 đến nay, có những giai đoạn như năm 2002-2003 nhiều vùng chè thua lỗ, sản phẩm chè không thể tiêu thụ được như ở Nghĩa Lộ - Tuyên Quang. Song, với đặc sản chè ở độ cao 1000m chè Mộc Châu vẫn tiêu thụ được, ngày nay thương hiệu chè Mộc Châu tiếp tục dữ vững thị phần của mình. - Sữa tươi (sữa thành phẩm) từ năm 2005-2008 nhất là sau khi thị trường lên án việc pha sữa bột làm sữa tươi thì sản phẩm sữa Mộc Châu (sản phẩm sữa thanh trùng chế biến từ sữa tươi nguyên chất) đã không đủ để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Giá sữa tươi thu mua đầu vào tăng từ 2.700đ/kg năm 2005 lên 7.000đ/kg vào năm 2007. - Hàng năm Mộc Châu còn xuất khỏi huyện hàng ngàn tấn Nông sản: sắn, rong, thịt trâu, bò, dê và nhất là Rau-Hoa-Quả sạch, công nghệ cao vùng lạnh của Mộc Châu đang được tiêu thụ mạnh trên thị trường. - Sự phát triển của KTXH đã kích thích các ngành công nghiệp khai khoáng; khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng cũng phát triển mạnh và đáp ứng tốt cho nhu cầu về dựng trong và ngoài huyện. - Mộc Châu đang thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, với nhiều địa điểm khu du lịch sinh thái được đầu tư xây dựng, đặc biệt là lễ hội của Đồng Bào Mông vào dịp 2-9 hàng năm đã trở thành lễ hội cấp Quốc gia. - Công nghiệp chế biến nông sản phát triển mạnh. Mộc Châu có nhiều công ty trong và ngoài nước đến đầu tư như các công ty của Nhật, Đài Loan, Trung Quốc… b. Dự báo: Với tốc độ phát triển của Thế giới và khu vực, các nước Công nghiệp tiên tiến ngày càng tăng nhu cầu nhập khẩu nông sản, ngay cả nhu cầu trong nước về mặt hàng này cũng ngày một tăng cao. - Riêng mặt hàng sữa trong nước đang phải nhập khẩu đến 80% do đó thị trường sữa bò, thịt bò là rất rộng lớn. - Thị trường chè ở Trung cận đông – bạn hàng quen thuộc của chè Mộc Châu là: Iran, Irac gần đây đã mở rộng thị trường nhập khẩu sang Đông nam á, Đài Loan, Nhật, Hồng Kông. Theo dự báo thị trường chè sẽ ổn định nhưng đòi hòi Mộc Châu phải nâng cao chất lượng sản phẩm chè, dữ vững được thương hiệu, mở rộng diện tích và cơ cấu giống chè phù hợp, đồng thời áp dụng những dây truyền sản xuất chè tiên tiến. - Trong thời gian tới khu vực sản xuất nông sản Mộc Châu phải đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng để đáp ứng cho nhu nhu cầu về Rau-Hoa-Quả sạch sẽ tăng lên gấp 3 đến 15 lần từ năm 2008-2015. - Ngoài ra dự báo lượng khách du lịch sẽ tăng 25%/năm mở ra triển vọng về phát triển Du lịch – Dịch vụ cho Mộc Châu trong những năm tới; nhu cầu về vật liệu xây dựng cũng có tốc độ tăng cao 16%/năm để đáp ứng cho nhu cầu xây dựng nhà ở, các công trình sản xuất của nhân dân và xây dựng cơ sở hạ tầng của Nhà nước. 2.1.2.2. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất Sự phát triển của lực lượng sản xuất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hình thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lực lượng sản xuất là động lực phát triển của xã hội. a. Tư liệu lao động: Cơ sở vật chất kỹ thuật về cơ bản đã đảm bảo cho huyện Mộc Châu xây dựng một cơ cấu kinh tế Nông – Công nghiệp – Du lịch, Dịch vụ: - Về giao thông đi lại: số đường ô tô đi đến các trung tâm xã đạt 29/29 xã, thị trấn; hoạt động vận tải hàng hóa, vận tải hành khách trong trong những năm qua đã đáp ứng được nhu cầu vận chuyển giao lưu hàng hóa tại các vùng địa phương trong và ngoài huyện. Phương tiện vận tải nhất là của tư nhân phát triển nhanh chóng không chỉ ở các trung tâm thị trấn mà còn phát triển xâu rộng tới các xã, thị trấn. Năm 2000 trên địa bàn huyện mới có 421 xe các loại, đến năm 2006 đã có khoảng 600 xe vận tải, 30 thuyền gắn máy đáp ứng vai trò vận chuyển và tiêu thụ hàng hóa của địa phương. - Toàn huyện có đã có 45 cơ sở chế biến nông sản công nghệ mới, hiện đại đảm bảo gắn chặt giữa ba khu vực: vùng nguyên liệu với chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông sản. - UBND huyện đã tổ chức chỉ đạo nhằm thực hiện công tác đầu tư xây dựng có kế hoạch và tập trung đầu tư trọng điểm bằng nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu và huy động vốn trong dân trọng tâm là đầu tư trực tiếp cho sản xuất. Các lĩnh vực, các địa bàn được quan tâm đầu tư, song tập trung cao cho các chương trình trọng điểm và kết cấu hạ tầng, phát triển sản xuất hàng hóa, giáo dục…Đến nay: + Số xã có đường dây điện trung và cao thế là 28/29 xã, còn một xã mới thành lập đang được xây dựng. + Về thông tin liên lạc: số xã có điện thoại, phủ sóng di động đạt 29/29 xã + Có 26/27 xã có nhà lớp học 2 tầng ở khu trung tâm. b. Trình độ nguồn lực lao động: Cùng với những yếu tố tự nhiên thuật lợi cho sự phát triển Kinh tế - Xã hội, Mộc Châu còn có nguồn lao động dồi dào đáp ứng cho quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội. Toàn huyện Mộc Châu năm 2007 có 145.500 người với trên 70.000 trong độ tuổi lao động, có trên 2000 cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên, hơn 3000 cán bộ trung cấp, 1000 công nhân kỹ thuật cao và 6000 lao động được đào tạo. Mộc Châu có vị trị địa lý chỉ cách Hà Nội 190 km do đó giao lưu văn hóa xã hội thuận lợi dễ thu hút nguồn nhân lực, lao động, chất xám và nhà đầu tư. Tuy nhiên Mộc Châu cần đầu tư hoặc thu hút đầu tư để mở các trường đào tạo nghề tại chỗ từ đó thực hiện đào tạo nâng cao trình độ lao động phổ thông, đáp ứng cho cả xuất khẩu lao động. 2.1.2.3. Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội Quan điểm chiến lược, mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội Mộc Châu từ nay đến năm 2015 là xây dựng huyện có cơ cấu kinh tế Nông – Công nghiệp – Du lịch – Dịch vụ. Dữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng bản làng văn hóa đưa Mộc Châu ra khỏi tình trạng huyện miền núi khó khăn. Căn cứ trên điều kiện tự nhiên, điều kiện Kinh tế - Xã hội, huyện Mộc Châu chia thành 3 vùng kinh tế cơ bản: - Vùng kinh tế động lực dọc Quốc lộ 6 - Vùng ven sông Đà - Vùng cao biên giới. 2.1.2.4. Cơ chế quản lý tác động đến cơ cấu kinh tế: Sau 20 năm đổi mới của huyện Mộc Châu cơ chế quản lý đã được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn khách quan. Là một huyện miền núi, trong quá trình xây dựng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế về cơ bản huyện Mộc Châu nhận được sự tác động tích cực từ cơ chế quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều những hạn chế cả về khách quan lẫn chủ quan: Về quản lý Nhà nước: biên chế quá thiếu so với diện tích quá rộng của huyện Mộc Châu, cơ cấu biên chế cũng chưa phù hợp, Nhà nước chưa có Chính sách ưu đãi đối với lao động chất xám; Các Doanh nghiệp đang cổ phần hóa song cơ chế công ty mẹ công ty con hoặc chi nhánh hạn chế quyền hạn và tính năng động sáng tạo của Doanh nghiệp, công tác kiểm toán còn nhiều yếu kém… 2.1.3- NHÓM NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỪ BÊN NGOÀI: Chính sách của Nhà nước của tỉnh đã quan tâm coi Mộc Châu là vùng kinh tế động lực, trọng điểm. Vì vậy, Mộc Châu được quan tâm đầu tư đúng mức, có nhiều chương trình dự án đến Mộc Châu khảo sát và dự kiến đầu tư. Ngoài ra, tỉnh Sơn La đã có nhiều cố gắng đặc biệt là những cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất của tỉnh làm điểm tựa cho cơ cấu kinh tế huyện được chuyển dịch đúng hướng. 2.2. THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ HUYỆN MỘC CHÂU. Qua nghiên cứu tài liệu, kết quả tổng điều tra Nông nghiệp nông thôn năm 2006-2007 và các báo cáo kết quả thực hiện các mục tiêu Kinh tế - Xã hội năm 2007 có thể thấy rõ những căn cứ và sự hình thành vùng sản xuất và cơ cấu kinh tế huyện Mộc Châu. Những năm 60-70 do nền kinh tế bao cấp và khi nước nhà chưa thống nhất Mộc Châu cũng như nhiều vùng khác có nền sản xuất tự cung tự cấp và gặp rất nhiều lúng túng về cơ cấu cây trồng vật nuôi. Năm 70-75 Mộc Châu bước đầu đã xác định một số thành phần chủ yếu của cây trồng, vật nuôi như: ngô, khoai, sắn, nuôi cừu, trâu bò, và các loại dược liệu như quế, ý dĩ… nhưng cũng không xác định được đúng được một cơ cấu kinh tế phù hợp và hiệu quả theo hướng CNH-HĐH. Cho đến những năm sau này, dưới ánh sáng của NQĐH Đảng toàn Quốc lần thứ 6 đến lần thứ 10, cùng với sự cố gắng đúc rút kinh nghiệm của địa phương, điều kiện khách quan, chủ quan đã giúp cho Mộc Châu tìm được cơ cấu kinh tế, vùng kinh tế hợp lý, khai thác tiềm năng để phát triển Kinh tế - Xã hội và An ninh – Quốc phòng, đưa Mộc Châu thành vùng kinh tế động lực của tỉnh Sơn La và khu vực tây bắc. Nền kinh tế của huyện Mộc Châu hiện nay đang duy trì được tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa, phát huy được tiềm năng lợi thế gắn với thị trường; các ngành, lĩnh vực, các vùng, các thành phần kinh tế đều có bước phát triển. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực. Kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư phát triển tạo điều kiện quan trọng cho giai đoạn phát triển tiếp theo. Tổng sản phẩm GDP trong huyện giai đoạn (2001 – 2006) tăng bình quân đạt 15,05% (giá gốc năm 1994), tốc độ tăng trưởng đạt 16,1% tăng gấp 2 lần so với năm 2000; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4,16 triệu đồng/ người; Tổng sản phẩm GDP năm 2006 đạt 611,53 tỷ đồng; Đời sống của mọi tầng lớp nhân dân đã được nâng lên rõ rệt. Những thành quả nổi bật đạt được như trên đó là nhờ huyện Mộc Châu đã xác định và phát triển được một cơ cấu kinh tế hợp lý cho nền kinh tế cùng với sự lãnh đạo toàn diện của Ban chấp hành Đảng bộ huyện, sự điều hành của Chính quyền các cấp, sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân các dân tộc, sự giúp đỡ kịp thời hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND – UBND các cơ sở, ban ngành của tỉnh. 2.2.1. Thực trạng cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực kinh tế: Mộc Châu đã xác định được cơ cấu kinh tế theo ngành đó là Nông – công nghiệp – Thương mại, Du lịch, Dịch vụ. Trong đó lấy Nông nghiệp là chủ đạo gắn kết chặt chẽ với Công nghiệp chế biến hàng hóa nông sản, từ đó đẩy mạnh phát triển Thương mại, Du lịch, Dịch vụ. Qua biểu số 2.3 (tỷ trọng giá trị sản phẩm các ngành sản xuất) ta thấy: Ngành nông lâm nghiệp với vai trò chủ đạo chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị sản xuất qua các năm, nhưng tỷ trọng của ngành này đã có xu hướng giảm dần từ 80.5% năm 1995 xuống còn 40,6% năm 2007, trong khi tỷ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến, GTVT,XD tăng từ 8,5% năm 1995 lên 34% năm 2007, còn tỷ trọng ngành Thương mại, Du lịch, Dịch vụ thì tăng từ 11% năm 1995 lên 25,5% năm 2007, trong khi đó giá trị sản xuất tuyệt đối của tất cả các ngành sản xuất đều tăng (trong giai đoạn 5 năm 2001 – 2007 giá trị sản xuất của các ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân là 15%/năm, riêng năm 2007 tốc độ tăng trưởng của tổng giá trị sản xuất và của 2 ngành Nông lâm nghiệp, Công nhiệp có giảm đôi chút do ảnh hưởng của cơn bão số 5). Như vậy ta có thể thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Mộc Châu đã đi đúng hướng và phát triển tương đối ổn định. Biểu số 2.3: Tỷ trọng giá trị sản phẩm các ngành sản xuất: CHỈ TIÊU 1995 2001 2006 2007 A- Chỉ tiêu về giá trị (Triệu đồng) Tổng giá trị SX 21.435 542.730 611.530 715.717 - Ngành Nông lâm nghiệp 165.252 293.215 254.885 290.286 - Công nghiệp, GTVT,XD 20.359 139.361 219.416 246.743 - Thương mại, Du lịch-DV 20.824 110.154 137.229 188.688 B- Tỷ trọng giá trị các ngành (%) - Ngành Nông lâm nghiệp 80,5 61,1 41,68 40,6 - Công nghiệp, GTVT, XD 8,5 17,8 35,88 34 - Thương mại, Du lịch- DV 11 21,1 22,4 25,4 C- Tốc độ tăng trưởng (%) Tổng sản phẩm GDP 11,1 13 16,1 15,6 - Ngành Nông lâm nghiệp 12 13,2 11,79 8 - Công nghiệp, GTVT,XD 10 12,2 21,5 21 - Thương mại, Du lịch-DV 11 13,6 17,0 23 Thực trạng cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành Nông nghiệp: Cơ cấu nông nghiệp là tổng thế kinh tế, bao gồm các mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất thuộc lĩnh vực nông nghiệp trong khoảng thời gian và điều kiện Kinh tế - Xã hội cụ thể. Nó được biểu hiện bằng tương quan về số lượng và chất lượng của các mối quan hệ nói trên. Nông – lâm – ngư nghiệp là lĩnh vực sản xuất không chỉ nhằm đáp ứng cho nhu cầu thiết yếu về lương thực thực phẩm của nhân dân mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu ra ngoài huyện. Cho đến hiện nay thì ngành nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP của huyện, đồng thời cũng là ngành có tỷ trọng lớn về lực lượng lao động. Vì vậy, cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp là bộ phận cấu thành rất quan trọng trong cơ cấu kinh tế và có quyết định rất quan trọng đối với sự phát triển Kinh tế - Xã hội của huyện Mộc Châu. Trong công cuộc đổi mới, nông nghiệp - nông thôn luôn được xem là một trong những lĩnh vực nhiều khởi sắc nhất trong các hoạt động kinh tế xã hội của huyện Mộc Châu. Từ một nền nông nghiệp còn nhiều lạc hậu, manh mún sản xuất không đủ đáp ứng nhu tiêu dùng nội địa, sau một thời gian không dài đối với quá trình phát triển xã hội, đến nay sản xuất nông nghiệp của huyện đã và đang hướng tới một nền sản xuất hàng hoá với nhiều sản phẩm quan trọng đã xác định được vị thế trên thị trường, những lợi thế so sánh của từng ngành từng vùng đã từng bước được khai thác và phát huy, góp phần thúc đẩy nền sản xuất phát triển. Với cơ cấu kinh tế phát triển chung cho kinh tế của huyện Mộc Châu đó là phát triển Nông – công nghiệp – Thương mại, Du lịch, Dịch vụ. Trong đó phải làm sao giảm tỷ trọng của ngành Nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế, nhưng tăng lượng giá trị sản xuất tuyệt đối tức là nâng cao năng suất hay nâng cao lượng giá trị phát sinh trên một ha đất nông nghiệp, làm cho ngành Nông nghiệp trở thành một thế mạnh từ đó làm cơ sở cho phát triển Công nghiệp, Du lịch – Dịch vụ cùng tăng lên, mang đến một sự phát triển bền vững cho cả nền kinh tế huyện nói chung. Đề phát triển được Nông nghiệp trở thành mũi nhọn thì điều trước tiên là phải xác định được đúng cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên và thị trường từ đó sản xuất ra những hàng hóa mang lợi thế cạnh tranh, đảm bảo cho sự phát triển đi lên vững chắc của ngành trong dài hạn, từ đó mang lại một cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả. Biểu số 2.4: Chỉ tiêu tổng hợp ngành Nông nghiệp T/T CHỈ TIÊU ĐV TÍNH 1995 2001 2006 2007 I- Chỉ tiêu chung - Tổng diện tích canh tác Ha 41.000 40.000 39.500 39.100 - SL lương thực Quy thóc Tấn 80.000 100.000 102.000 129.000 - BQ lương thực/ người Kg 780 830 710 780 - BQ giá trị/ha canh tác Triệu đ 8,5 13,5 14,8 15,5 II- Chỉ tiêu cụ thể - Lúa ruộng Ha 1.469 2.200 2.232 2.288 - Lúa nương Ha 4.000 3.500 2.985 2.650 - Ngô + Diện tích Ha 20.100 21.400 22.564 22.260 + Sản lượng Tấn 80.400 85.600 101.500 104.620 + Năng suất Tấn/ha 4 4 4,5 4,7 - Cây ăn quả + Diện tích Ha 2.800 3.900 4.100 4.600 + Sản lượng Tấn 21.000 24.000 31.700 36.300 - Cây chè + Diện tích Ha 1.178 1.240 2.800 3.000 + Sản lượng Tấn 3.845 6.850 12.000 18.000 - Cây dâu tằm + Diện tích Ha 456 170 200 200 + Sản lượng kén Tấn 65 70 120 150 - Cây bông + Diện tích Ha 15 20 150 200 + Sản lượng Tấn 7,5 12 180 250 - Câu y dĩ + Diện tích Ha 390 75 100 150 + Sản lượng Tấn 504 84 120 200 - Cây thanh hao (DT) Ha 500 20 - Cây sắn + Diện tích Ha 2.500 2.600 2.300 2.600 + Sản lượng Tấn 25.000 26.000 26.000 26.000 Dưới sự lãnh đạo của Huyện và Phòng kinh tế đã đẩy mạnh sự chuyển dịch quan trọng ngành nông nghiệp theo hướng tập trung, thâm canh, tăng năng suất, khai thác và phát huy lợi thế của huyện. Qua biểu số 2.4, ta thấy diện tích đất sử dụng cho canh tác đã giảm xuống qua các năm từ 41.000 ha năm 1995 xuống còn 39.100 ha năm 2007, trong khi đó sản lượng vẫn tăng lên, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một ha đất tăng từ 8,5 triệu/ha lên 15,5 triệu/ha điều này cho thấy đã có sự đầu tư về chiều sâu, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. Huyện Mộc Châu cũng đã có quá trình tìm tòi những cây trồng phù hợp với lợi thế điều kiện tự nhiên và đồng thời phải phù hợp với thị trường tức là việc sản xuất nó phải gắn với thị trường, phải dựa trên thị trường. Qua bảng trên ta thấy huyện Mộc Châu đã từng trồng một số loại cây như cây Thanh hao, cây dược liệu, cây ý dĩ xong phải giảm và bỏ dần do không có thị trường tiêu thụ. Đặc biệt như cây dâu tằm từ 456 ha nay chỉ còn 200 ha, cây Thanh hao thì đã loại bỏ hẳn. Song cho đến nay về cơ bản huyện Mộc Châu đã chọn lọc được cơ cấu cây trồng hiệu quả đó là: - Cây ngô là cây hàng hóa chủ lực của huyện Mộc Châu, đây là một trong những cây hàng hóa quan trọng trong chương trình “Đảm bảo an ninh lương thực theo quan điểm sản xuất hàng hóa” : Tập trung thâm canh cây lượng thực, xây dựng nương định canh và ruộng bậc thang, tăng năng suất, kìm chế diện tích gieo trồng. Ở đây ngô được coi là hàng hóa (ngô là nguyên liệu đầu vào của công nghiệp chế biến) – không phải ngô lương thực tức là giải quyết vấn đề lương thực thông qua việc bán những sản phẩm hàng hóa nông sản là thế mạnh của Mộc Châu, trong đó có ngô là hàng hóa chủ lực. Diện tích trồng ngô chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thành phần cơ cấu cây trồng, sản lượng thu được từ việc trồng ngô cũng rất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20161.doc
Tài liệu liên quan