MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG 3
1.1 Một số khái niệm chung. 3
1.1.1 Lao động 3
1.1.2 Lực lượng lao động 3
1.1.3 Cơ cấu lực lượng lao động 4
1.1.4 Chuyển dịch cơ cấu lao động 5
1.1.5 Cơ cấu kinh tế 6
1.1.6 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 6
1.1.7 Mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 6
1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu lao động 7
1.2.1 Các nhân tố khách quan 7
1.2.1.1 Sự phát triển của khoa học và công nghệ 7
1.2.1.2 Sự đòi hỏi của nền kinh tế thị trường 8
1.2.1.3 Xu thế toàn cầu hóa kinh tế thế giới 8
1.2.2 Các nhân tố chủ quan 9
1.2.2.1 Các chính sách của Nhà nước. 9
1.2.2.2 Quy mô và số lượng cơ sở đào tạo nghề. 9
1.2.2.3 Định hướng nghề nghiệp của người lao động. 9
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu lao động 10
1.3.1 Về tốc độ chuyển dịch 10
1.3.2 Về tính phù hợp 11
1.3.3 Về tính hiệu quả 11
1.4 Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động 12
1.5 Một số mô hình chuyển dịch cơ cấu lao động. 13
1.5.1 Mô hình của Fisher 13
1.5.2 Mô hình của Lewis 13
1.5.3 Mô hình của Keynes 14
1.5.4 Mô hình của Harry T.Oshima 15
1.6 Kinh nghiệm chuyển dịch cơ cấu lao động của một số nước. 16
1.6.1 Thái Lan 16
1.6.2 Malaysia 17
1.6.3 Trung Quốc 18
1.6.4 Nhật Bản 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG Ở KHU VỰC ĐBSH THỜI GIAN QUA. 21
2.1 Khái quát vùng ĐBSH 21
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 21
2.1.1.1 Điều kiện địa lý, hành chính 21
2.1.1.2. Điều kiện đất đai 21
2.1.1.3 Điều kiện thời tiết, khí hậu 22
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội. 22
2.1.2.1 Đặc điểm phát triển kinh tế. 22
2.1.2.1 Dân số và lao động. 23
2.1.2.3 Đặc điểm kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội. 25
2.1.3 Đánh giá chung lợi thế tiềm năng và thách thức của khu vực ĐBSH. 26
2.1.3.1 Lợi thế 26
2.1.3.2 Thách thức 27
2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH trong thời gian qua. 30
2.2.1 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động theo 3 nhóm ngành chính 30
2.2.1.1 Tổng quan về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo ngành 30
2.2.1.2 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn 2000 – 2008. 35
2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành. 36
2.2.2.1 Ngành Nông nghiệp 36
2.2.2.2 Ngành Công nghiệp 38
2.2.2.3 Ngành Dịch vụ 39
2.2.3 Quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành. 41
2.2.4 Thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động vùng ĐBSH 43
2.2.5 Thực trạng các chính sách, biện pháp đã triển khai. 44
2.2.5.1 Chính sách về đất đai 44
2.2.5.2 Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, 45
2.2.5.3 Chính sách về tín dụng tài chính. 45
2.2.5.4 Nhóm chính sách về đầu tư. 46
2.2.5.5 Chính sách về lao động việc làm. 47
2.2.5.6 Chính sách về di dân, xuất khẩu lao động. 48
2.2.5.7 Chính sách về phát triển công nghiệp nông thôn. 49
2.3 Đánh giá chung về tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động 50
2.3.1 Những thành tựu 51
2.3.2 Những hạn chế 52
2.3.3 Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế. 53
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG VÙNG ĐBSH THỜI KỲ 2011 – 2015. 56
3.1 Căn cứ để xác định quan điểm phương hướng và mục tiêu chuyển dịch. 56
3.1.1 Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong thời gian tới. 56
3.1.2 Dự báo cầu lao động trong thời gian tới 2011-2015. 57
3.1.2.1 Phương pháp xác định cầu lao động qua năng suất lao động. 57
3.1.2.2 Phương pháp dự báo cầu lao động dựa vào hệ số co giãn của việc làm và GDP ( ) 58
3.1.2.3 Dự báo cầu lao động thời kì 2011-2015. 59
3.1.3 Dự báo cung lao động ĐBSH trong thời gian tới. 60
3.2 Quan điểm định hướng và mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động. 61
3.2.1 Quan điểm chung của Đảng và Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu lao động 61
3.2.2 Mục tiêu và phương hướng chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH trong thời gian tới 62
3.2.2.1 Phương hướng cơ bản 62
3.2.2.2 Mục tiêu chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH đến năm 2015 63
3.3 Một số giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động vùng ĐBSH thời gian tới. 65
3.3.1 Giải pháp quy hoạch và định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 65
3.3.2 Giải pháp hoàn thiện và phát triển thị trường lao động 66
3.3.3 Giải pháp về xuất khẩu lao động. 67
3.3.4 Giải pháp về chính sách của Nhà nước 68
3.3.5 Giải pháp về vốn đầu tư. 69
3.3.6 Giải pháp phát triển khoa học công nghệ 69
3.3.7 Giải pháp về đào tạo lao động 70
3.3.8 Giải pháp nâng cao tính tự giác trong nhận thức về chuyển dịch cơ cấu lao động. 71
KẾT LUẬN 73
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5798 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8, cơ cấu lao động theo 3 nhóm ngành chính là: lao động nông lâm thủy sản chiếm 43,6%, lao động ngành công nghiệp và xây dựng chiếm 27,4% và lao động các ngành dịch vụ chiếm 29%.
Như vậy, trong giai đoạn 2000 – 2008, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp đã giảm từ 69,3%, xuống còn 43,6% (giảm 25,7%); ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 14,2% lên 27,4% (tăng 13,2%), và ngành dịch vụ tăng từ 16,5% lên 29% (tăng 12,5%). Tính bình quân thì mỗi năm đã giảm được 3,2% tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động ngành công nghiệp 1,7%/năm và tăng tỷ trọng lao động ngành dịch vụ 1,6%/năm.
Ta thấy, tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp liên tục giảm , tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ liên tục tăng trong giai đoạn 2000 – 2008. Tốc độ giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp là khá nhanh so với ngành công nghiệp và dịch vụ. Trong giai đoạn từ 2000 đến 2008 thì sự biến động mạnh nhất diễn ra từ năm 2006 đến 2007: tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm từ 52,54% đến 48%, của ngành công nghiệp tăng lên từ 23,3% đến 25,1%, và ngành dịch vụ tăng từ 24,2% đến 26,9%.
So với các vùng còn lại, tốc độ chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành khác ở ĐBSH là cao nhất. Nguyên nhân cơ bản là do quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ trong vùng ĐBSH thời gian qua. Sự nhỏ hẹp của quỹ đất sản xuất nông nghiệp, không đủ để người nông dân sinh sống bằng nghề nông, buộc họ phải chuyển nhanh sang các vùng khác(vẫn làm nông nghiệp) hoặc chuyển sang các ngành nghề phi nông nghiệp tại chỗ và ở các đô thị lân cận.
Bảng 6 : Cơ cấu lao động theo ngành các tỉnh vùng ĐBSH năm 2008
Đơn vị: %
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Hà Nội
0,3
0,6
0,4
Vĩnh Phúc
50,7
22,7
26,7
Bắc Ninh
49,7
31,3
19,0
Hà Tây
-
-
-
Hải Dương
58,9
23,5
17,6
Hải Phòng
26,7
29,1
44,1
Hưng Yên
55,1
23,8
21,1
Thái Bình
61,9
22,8
15,4
Hà Nam
55,2
21,6
23,2
Nam Định
68,1
17,2
14,8
Ninh Bình
44,6
36,1
19,3
Quảng Ninh
54,0
21,4
24,6
ĐBSH
45,5
27,3
27,2
Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê các tỉnh.
Vĩnh Phúc là tỉnh điển hình của vùng ĐBSH về chuyển dịch khá nhanh lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp thông qua thu hút đầu tư lao nước ngoài, phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ trên cơ sở khai thác lợi thế vị trí nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và các điều kiện lợi thế về nguồn tài nguyên địa phương. Giai đoạn 2000 – 2008, Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, bình quân 15,7%/năm. Khu vực công nghiệp tăng rất nhanh với 21,5%/năm và dịch vụ tăng 15,7%/năm. Trong vòng 7 năm, tỷ lệ lao động nông nghiệp đã giảm từ 84,6% xuống còn 33%, tỷ lệ lao động công nghiệp tăng từ 6,3% lên 24,5%, lao động dịch vụ tăng từ 7,3% lên 42,5%
Hiện nay vùng ĐBSH có 34 khu công nghiệp tập trung được thành lập, trong đó 23 KCN đang hoạt động và 11 KCN đang triển khai xây dựng cơ bản. Tổng diện tích quy hoạch cho các KCN là 6.455 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê chiếm 66,3%. Các địa phương có nhiều KCN tập trung là Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Đây là điều kiện thuận lợi cho số lượng lao động công nghiệp trong vùng sẽ tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên, đi đôi với việc mở rộng các KCN, chính quyền sở tại cũng cần có những biện pháp thiết thực đảm bảo điều kiện sống cho người lao động trong các khu công nghiệp, để họ có thể an tâm lao động, sản xuất.
2.2.1.2 Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn 2000 – 2008.
Để có cái nhìn trực quan hơn về quá tình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành của vùng ĐBSH, ta sẽ sử dụng phương pháp vector để tính ra chỉ tiêu tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành như sau:
Bảng 7: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành 2000-2008
Thời kỳ
00-01
01-02
02-03
03-04
04-05
05-06
06-07
07-08
Tỷ lệ
4.821
5.050
4.661
4.759
3.349
4.218
3.790
5.221
Ta có thể biểu diễn sự biến động của tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH thời kỳ 2000-2008 qua đồ thị sau:
Hình 2: Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn 2000-2008
Nhìn đồ thị trên ta thấy, từ năm 2007 đến năm 2008 là có tỷ lệ chuyển dịch cao nhất, ở mức 5,221%; tỷ lệ chuyển dịch thấp nhất là từ năm 2004 đến năm 2005, ở mức 3,349%. Tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu trung bình mỗi năm là 4,484%. Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2005, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu có xu hướng giảm xuống, cho thấy trong thời gian này tuy cơ cấu lao động đã có sự biến đổi nhưng với tốc độ giảm dần (do góc hợp bởi hai vector cơ cấu ngày càng bé dần). Tuy nhiên từ năm 2005 đến năm 2008, tỷ lệ này lại có xu hướng tăng lên, chứng tỏ quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động đã diễn ra ngày càng mạnh mẽ.
Như vậy, có thể thấy rằng tuy tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu lao động biến động không ổn định qua các năm nhưng trong thời gian gần đây đã có những biểu hiện tích cực, thể hiện tốc độ chuyển dịch của vùng ngày càng tăng.
2.2.2 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành.
2.2.2.1 Ngành Nông nghiệp
Bảng 8: Số lượng lao động trong ngành Nông nghiệp của vùng ĐBSH
Đơn vị: người
2000
2002
2005
2006
2007
2008
Nông nghiệp
6185971
5896963
5559796
5323830
5125077
4877825
Nông – lâm nghiệp
6035521
5742704
5406391
5165525
4968264
4718836
Thủy sản
152384
154259
153404
158305
156813
158989
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Bảng 9 : Cơ cấu lao động trong ngành Nông nghiệp của vùng ĐBSH
Đơn vị: %
2000
2002
2005
2006
2007
2008
Nông lâm thủy sản
100
100
100
100
100
100
Nông nghiệp lâm nghiệp
97,6
97,4
97,2
97,0
96,9
96,7
Thủy sản
2,4
2,6
2,8
3,0
3,1
3,3
Nguồn : Tổng cục thống kê.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp thì lao động ngành nông – lâm nghiệp giảm dần qua các năm. Tổng số lao động trong ngành này năm 2000 là 6.035.521 người, năm 2005 là 5.429.685 người, và đến năm 2008 thì còn 4.718.836 người. Như vậy trong vòng 8 năm, lao động trong nông – lâm nghiệp đã giảm xuống 21,8%, bình quân mỗi năm giảm khoảng 2,7%.
Cùng với việc số lượng lao động trong ngành nông – lâm nghiệp giảm xuống thì tỷ trọng lao động trong ngành này cũng giảm đi, từ 97,6% năm 2000 xuống 96,7% năm 2008. Tuy nhiên, sự giảm này là rất ít, không đáng kể.
Lao động trong ngành thủy sản thay đổi thất thường, tuy nhiên lao động thủy sản từ năm 2000 đến năm 2008 đã có xu hướng tăng, từ 152.384 người lên 158.504 người. Tỷ trọng lao động trong ngành này đã có xu hướng tăng. Lao động thủy sản tăng từ 2,4% lên 3,3% thể hiện sự phát triển nhất định của ngành này. Tuy nhiên, với mức thu hút lao động như hiện nay thì tiềm năng về thủy sản của vùng chưa được khai thác đầy đủ, nhất là ở các tỉnh có biển của vùng như Thái Bình, Nam Định…
Hình 3: Sự thay đổi cơ cấu lao động nội bộ ngành nông nghiệp vùng ĐBSH qua các năm
Nhìn chung sự thay đổi cơ cấu lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp của vùng là giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông – lâm nghiệp, tăng lao động trong ngành thủy sản. Lao động trong ngành nông – lâm nghiệp đã có xu hướng giảm nhưng tỷ trọng vẫn còn lớn. Lao động trong ngành thủy sản có xu hướng tăng nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của vùng. Như vậy, xu hướng chuyển dịch nội bộ ngành nông nghiệp của vùng đã theo đúng hướng.
Do đặc thù của vùng đồng bằng là diện tích đất lâm nghiệp rất ít do đó cơ cấu lao động lâm nghiệp của vùng chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chỉ 0,06% và hầu như không tăng.
2.2.2.2 Ngành Công nghiệp
Bảng 10: Số lượng lao động nội bộ ngành công nghiệp giai đoạn 2000 – 2008
Đơn vị : người
2000
2002
2005
2006
2007
2008
CN - XD
1265427
1747931
2214050
2358996
2557424
2931075
CN khai thác
101501
107505
135671
136594
137817
147440
CN chế biến
859095
1152766
1477855
1581290
1685853
1899541
Sửa chữa điện
24636
30928
35350
41407
51146
62987
Xây dựng
280195
456733
563173
600705
691154
821107
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Bảng 11: Cơ cấu lao động theo ngành vùng ĐBSH giai đoạn 2002 – 2008
Đơn vị: %
2000
2002
2005
2006
2007
2008
Công nghiệp - Xây dựng
100
100
100
100
100
100
Công nghiệp khai thác
8
6,2
6,1
5,8
5,4
5
Công nghiệp chế biến
67,9
66
66,7
67
65,9
65
Sửa chữa điện
1,9
1,8
1,6
1,8
2
1,9
Xây dựng
22,1
26,1
25,4
25,5
27
28
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Ta thấy, phần lớn lao động công nghiệp trong vùng là lao động trong ngành công nghiệp chế biến. Số lượng lao động và tỷ trọng lao động công nghiệp chế biến tăng trong suốt thời kỳ này. Năm 2000 lao động công nghiệp chế biến là 859.095 người, đến năm 2005 đã là 1.477.855 người, và đến năm 2008 là 1.899.541 người. Như vậy bình quân mỗi năm tăng 130.005 người, tương đương với 15,1%.
Bên cạnh đó, tuy số lượng lao động trong ngành công nghiệp khai thác vẫn tăng hàng năm nhưng tỷ trọng lao động trong khu vực này ngày càng giảm. Năm 2000 tỷ trọng lao động trong ngành này là 8%, đến năm 2008 chỉ còn 5%. Sở dĩ lao động trong ngành này tăng là do một số tỉnh trong vùng có lợi thế khai thác tài nguyên khoáng sản phục vụ cho phát triển kinh tế, như Quảng Ninh, Ninh Bình.
Lao động trong ngành xây dựng có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2000, lao động ngành xây dựng là 280.195 người, đến năm 2005 là 563.173 người, năm 2008 là 821.107 người, bình quân mỗi năm tăng 67.614 người – tương đương với mức tăng 24%/năm.
Như vậy, trong nhóm ngành công nghiệp, lao động nhóm ngành công nghiệp chế biến và xây dựng có xu hướng tăng, tỷ trọng lao động trong khu vực khai thác có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên sự thay đổi của ngành công nghiệp chế biến còn phức tạp. Trong mấy năm gần đây tỷ trọng lao động công nghiệp chế biến có xu hướng giảm. Do đó, quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động trong nội bộ ngành công nghiệp còn chưa thực sự hợp lý. Bởi một trong những dấu hiệu của chuyển dịch hợp lý và tiến bộ là tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp chế biến tăng theo thời gian.
2.2.2.3 Ngành Dịch vụ
Bảng 12: Quy mô lao động các tiểu ngành thuộc ngành dịch vụ
Đơn vị: người.
2000
2002
2005
2006
2007
2008
Dịch vụ
1480768
2054924
2173548
2446955
2654712
2919100
Nhóm I
54097
125820
130718
137015
161359
188870
Nhóm II
422775
809618
636206
753340
806417
865479
Nhóm III
196342
287823
292593
288849
328879
391529
Nhóm IV
648026
706485
856589
943432
1000176
1092238
Nhóm V
159528
125177
262904
333260
357881
396040
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Bảng 13:Cơ cấu lao động các nhóm ngành dịch vụ ĐBSH
Đơn vị: %
2000
2002
2005
2006
2007
2008
Dịch vụ
100
100
100
100
100
101
Nhóm I
3,65
6,12
6,01
5,60
6,08
6,47
Nhóm II
28,55
39,40
29,27
30,79
30,38
29,65
Nhóm III
13,26
14,01
13,46
11,80
12,39
13,41
Nhóm IV
43,76
34,38
39,41
38,56
37,68
37,42
Nhóm V
10,77
6,09
12,10
13,62
13,48
13,57
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Trong đó:
Nhóm I: những ngành Du lịch, khách sạn và nhà hàng.
Nhóm II: các ngành thương mại và vật tư.
Nhóm III: các ngành vận tải và bưu điện.
Nhóm IV: các ngành quản lý và sự nghiệp.
Nhóm V: các ngành dịch vụ khác.
Ta thấy lao động ngành dịch vụ vùng ĐBSH đều tăng dần qua các năm, trong đó tăng nhiều nhất là nhóm ngành Du lịch, khách sạn và nhà hàng. Năm 2000 có 54.097 lao động trong ngành này, đến năm 2005 là 130.718 người, và năm 2008 là188.870 người. Như vậy trung bình một năm tăng 31%. Các tỉnh có tỷ trọng các ngành dịch vụ cao và tăng nhanh trong vùng ĐBSH vẫn là những tỉnh, thành phố trọng điểm của cả nước như : Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…
Tiếp theo đó là các ngành dịch vụ khác (bao gồm tài chính, tín dụng, các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản , dịch vụ tư vấn…) với tốc độ tăng 18%/năm. Sau 8 năm, lao động trong ngành này đã tăng gấp đôi.
Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, tỷ trọng lao động trong các ngành này cũng không ngừng được tăng lên. Các ngành thương mại và vật tư vẫn thể hiện được ưu thế của mình với tỷ trọng lao động năm 2008 là 29,65%. Ngoài ra, lao động nhóm ngành quản lý và sự nghiệp tuy vẫn chiếm phần lớn (năm 2008 là 37,42%) nhưng đã có xu hướng giảm xuống (tỷ trọng năm 2000 là 43,76%).
Như vậy, nhìn chung xu hướng phát triển của cơ cấu lao động nội bộ ngành dịch vụ là khá hợp lý. Đó là sự tăng dần về tỷ trọng của các ngành dịch vụ kinh doanh có tính chất thị trường và giảm dần tỷ trọng của các ngành dịch vụ hành chính.
2.2.3 Quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành.
Bảng 14: Cơ cấu GDP thực tế vùng ĐBSH theo ngành
Đơn vị: %
2000
2003
2004
2005
2006
2007
2008
ĐBSH
100
100
100
100
100
100
100
Nông nghiệp
22,56
18,38
17,44
15,61
14,53
13,65
13,26
Công nghiệp
33,87
38,06
39,26
40,33
41,65
42,65
43,10
Dịch vụ
43,56
43,56
43,30
44,06
43,83
43,70
43,64
Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê các tỉnh.
Ta thấy, trung bình các năm tỷ trọng GDP ngành nông nghiệp giảm 1,16%/năm, ngành công nghiệp tăng 1,15% và ngành dịch vụ tăng 0,01%. Mặt khác, tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm 3,2%/năm, ngành công nghiệp tăng 1,7%/năm và ngành dịch vụ tăng 1,6%/năm. Đến năm 2008, tỷ trọng GDP các ngành nông nghiệp – công nghiệp – dịch vụ là: 13,26% - 43,1% - 43,64%. Trong khi đó, tỷ trọng lao động trong các ngành lần lượt là: 45,45% - 27,32% - 27,21%. Lao động ngành dịch vụ tăng 1,6%/ năm mà chỉ làm tăng đóng góp vào GDP của ngành dịch vụ lên 0,01%/năm. Tương tự, lao động ngành công nghiệp cũng đã tăng dần nhưng tốc độ tăng đóng góp của ngành công nghiệp vào GDP còn thấp. Điều đó cho thấy tuy cơ cấu lao động đã có sự dịch chuyển nhưng năng suất lao động còn chưa cao.
Năm 2008, xét về mặt giá trị, cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSH có dạng Dịch vụ - Công nghiệp – Nông nghiệp, tuy nhiên xét về mặt lao động lại có dạng Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ. Có thể thấy giữa cơ cấu ngành và cơ cấu lao động theo ngành của vùng còn chưa hợp lý.
Như vậy, về cơ bản xu hướng cơ cấu lao động theo ngành chuyển dịch khá phù hợp với cơ cấu ngành. Tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ đã có xu hướng tăng và tỷ trọng ngành nông nghiệp đã có xu hướng giảm.
Bên cạnh đó, một chỉ tiêu quan trọng cần được xem xét đó là GDP bình quân đầu người. Bởi mục tiêu cuối cùng của chuyển dịch cơ cấu lao động hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế đều nhằm tăng năng suất lao động và đem lại đời sống tốt hơn cho người lao động.
Bảng 15 : GDP bình quân một lao động vùng ĐBSH
Đơn vị: triệu đồng
2000
2005
2006
2007
2008
GDP/lao động
10.03
19.65
23.25
27.47
28.36
GDP/lao động nông nghiệp
3.27
5.49
6.42
7.56
8.27
GDP/lao động công nghiệp
23.99
35.60
41.57
47.36
44.75
GDP/lao động dịch vụ
26.36
39.61
42.17
46.74
45.49
Nguồn: Tính toán từ số liệu Niên giám thống kê các tỉnh.
Nhìn bảng trên ta thấy thu nhập của lao động trong vùng ĐBSH đã được cải thiện qua các năm. Năm 2000 là 10,03 triệu đồng/lao động, đến năm 2005 là 19,65 triệu đồng/lao động và đến năm 2008 là 28,36 triệu đồng/lao động. Như vậy trong vòng 8 năm đã tăng gấp 2,8 lần, tính bình quân mỗi năm tăng 22,8%.
Thu nhập bình quân một lao động của từng ngành cũng đã có chuyển biến tích cực. Trong đó, tăng nhiều nhất là thu nhập bình quân của lao động ngành nông nghiệp, mỗi năm tăng 19,1%, tiếp đến là thu nhập bình quân lao động công nghiệp tăng 10,81%/năm và lao động dịch vụ có thu nhập bình quân tăng 9,1%/năm.
Ngoài ra, GDP bình quân đầu người của vùng năm 2008 cũng đứng thứ 2 cả nước (sau vùng Đông Nam Bộ), đạt khoảng 1.025USD, đặc biệt, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ còn có mức GDP/người cao hơn cả nước, khoảng trên 1.200 USD. Điều đó cho thấy mức sống của người dân vùng ĐBSH là khá tốt.
2.2.4 Thực trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động vùng ĐBSH
Chất lượng của lực lượng lao động vùng ĐBSH đang ngày càng được nâng cao tạo ra tiềm năng và thế mạnh của vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng của nguồn lao động là trình độ học vấn. ĐBSH là nơi có tỷ lệ lao động đạt trình độ học vấn tốt nghiệp trung học phổ thông cao nhất, chiếm gần 22%.
Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, lao động vùng ĐBSH đứng thứ hai trong số các vùng, chỉ xếp sau vùng Đông Nam Bộ. Tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật đều cao hơn mức bình quân cả nước, đặc biệt là tỷ lệ lao động có trình độ cao đẳng và đại học trở lên.
Bảng 16: Tỷ lệ lao động có việc làm tại thời điểm 1/7 theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2008
Đơn vị: %
Chưa qua đào tạo
Sơ cấp, có chứng chỉ nghề
Công nhân kỹ thuật
Trung học chuyên nghiệp
Cao đẳng và đại học trở lên
Cả nước
74,9
7.4
6,0
5,0
6,7
ĐBSH
67,4
10,2
7,6
6,1
8,7
Hà Nội
47,5
7,3
9,6
9,8
25,8
Hà Tây
73,1
11,0
5,0
5,4
5,5
Hải Phòng
56,7
15,4
10,2
7,4
10,3
Vĩnh Phúc
74,7
8,2
6,3
5,9
4,9
Bắc Ninh
61,8
19,3
6,1
7,1
5,7
Hải Dương
74,3
7,2
8,2
4,3
6,0
Hưng Yên
74,8
10,8
5,9
4,4
4,1
Hà Nam
76,6
9,3
5,8
4,6
3,7
Nam Định
72,7
12,3
7,8
3,2
4,0
Thái Bình
69,5
13,8
7,5
4,5
4,7
Ninh Bình
80,4
1,4
5,8
6,5
5,9
Quảng Ninh
67,1
3,2
11,6
9,8
8,3
Nguồn: Niên giám thống kê lao động, người có công và xã hội 2008
Theo bảng trên ta thấy, nhìn chung tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo của vùng tuy thấp hơn cả nước nhưng còn rất cao, tỷ lệ chung của toàn vùng là 67,4%. Trong vùng chỉ có duy nhất thủ đô Hà Nội là có tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo dưới 50%. Đặc biệt, tỉnh Ninh Bình còn có tỷ lệ này trên 80% và phần lớn các tỉnh còn lại là trên 70%.
Thủ đô Hà Nôi với lợi thế sẵn có của mình, đã thu hút được số lượng đông đảo lao động đã qua đào tạo về đây. Tỷ lệ lao động đã tốt nghiệp cao đẳng, đại học của Hà Nội khá cao (25,8%), tuy nhiên nó vẫn chưa xứng tầm với tiềm năng của Hà Nội.
Như vậy, có thể nói, trình độ kỹ thuật của lao động vùng ĐBSH còn rất hạn chế. Nếu muốn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa thì các giải pháp tăng nhanh lực lượng lao động đã qua đào tạo trong thời gian tới cần đặt lên hàng đầu.
2.2.5 Thực trạng các chính sách, biện pháp đã triển khai.
Chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều chính sách khác nhau. Một số chính sách có ảnh hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động là:
2.2.5.1 Chính sách về đất đai
Luật Đất đai ban hành năm 1993 và được sửa đổi bổ sung ở các năm 1998, 2001 và gần đây nhất là Luật Đất đai 2003. Luật cũng đang được xem xét sửa đổi trong thời gian tới. Luật Đất đai năm 2003 đã tăng cho người sử dụng đất từ 5 lên 7 và 9 quyền, bao gồm: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Với các quy định này, người nông dân và lao động nông thôn có cơ hội và khả năng tốt hơn và yên tâm hơn khi sử dụng đất đai, tăng năng suất sử dụng đất đai. Điều đó cũng có nghĩa là việc sử dụng đất đai sẽ thiết thực và hiệu quả hơn trước đây.
Các quy định về dồn điền đổi thửa đã trao thêm quyền cho người sử dụng đất, tạo điều kiện cho hộ tự chủ sản xuất, đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp, có tích lũy để phát triển sản xuất chăn nuôi và phi nông nghiệp.
Tuy nhiên, chính sách đất đai, nhất là chính sách về giao đất cho nông dân sử dụng ổn định lâu dài, khi triển khai trên thực tế trong thời gian đầu đã làm cho ruộng đất hết sức manh mún, nảy sinh mâu thuẫn với yêu cầu sản xuất hàng hóa lớn, gắn chặt người nông dân với đất, kìm hãm chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp.
2.2.5.2 Chính sách phát triển cơ sở hạ tầng,
Trong thời gian qua, cơ sở hạ tầng nông thôn cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm phát triển, giúp làm tăng giao lưu hàng hóa, giảm dần khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Quá trình này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động do một số lao động nông thôn có thể tham gia vào quá trình phân phối và lưu thông hàng hóa nông sản. Ngoài ra, khi cơ sở hạ tầng phát triển, lao động nông thôn cũng có điều kiện tiếp cận thị trường lao động ở các đô thị hoặc các vùng được công nghiệp hóa nhanh hơn và hiệu quả hơn. Một số các chương trình tiêu biểu như là: chương trình 135 (hiện đang ở giai đoạn 2)_ là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa; chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001 – 2005 đã xác định rõ nội dung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các xã nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ phục vụ sản xuất và dịch vụ xã hội cơ bản khác. Với những nguồn đầu tư trực tiếp từ ngân sách, hạ tầng về sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn đã được cải thiện đáng kể. Một phần không nhỏ các nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA cũng được sử dụng nhằm nâng cấp hạ tầng nông thôn, ưu tiên cho các dự án phát triển ngành nghề ở nông thôn.
2.2.5.3 Chính sách về tín dụng tài chính.
Các chính sách về tín dụng tài chính đã tác động tích cực đến phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu lao động. Đơn giản hóa các thủ tục cho vay kể cả cho vay bằng tín chấp đối với các khách hàng có uy tín mà không cần bảo lãnh tài sản đã giúp người sản xuất, kinh doanh tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn để đẩu tư vào sản xuất và phát triển, mở mang các ngành nghề kinh doanh phi nông nghiệp.
Việc thành lập Quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, quỹ giải quyết việc làm địa phương đã góp phần không nhỏ vào việc giải quyết việc làm cho người lao động. Đối tượng được vay vốn là các cá nhân, hộ gia đình, tổ ,hợp tác xã, hay doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, thu hút thêm lao động. Người vay vốn được hưởng lãi suất vay thấp. Hoạt động của Quỹ đã giúp giải quyết được việc làm cho 25 – 30 vạn lao động mỗi năm. Mỗi năm, khả năng tạo việc làm cảu Quỹ của chương trình quốc gia giải quyết việc làm tăng từ 15 – 20% so với năm trước. Đối với ĐBSH, số lao động đã tạo việc làm từ sự giúp đỡ của Quỹ nhìn chung đều tăng qua các năm. Trong đó, Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình là những tỉnh có nhiều lao động được giải quyết việc làm nhờ quỹ này.
Số lượt hộ vay vốn, doanh số cho vay và dư nợ cho vay , bình quân dư nợ/hộ đối với hộ sản xuất ở ĐBSH tăng nhanh, thể hiện nhu cầu vay vốn và cơ hội về vốn để phát triển sản xuất của các hộ trong vùng đã tăng nhanh.
2.2.5.4 Nhóm chính sách về đầu tư.
Các chính sách về đầu tư đã góp phần khuyến khích đầu tư ở cả hai khu vực thành thị và nông thôn, do đó đã có tác động rõ nét đến chuyển dịch cơ cấu lao động và giải quyết việc làm. Luật đầu tư chung được ban hành năm 2005 đã tạo môi trường đầu tư ở Việt Nam thông thoáng hơn, ngoài việc trực tiếp khuyến khích đầu tư ở các vùng nông thôn còn tạo điều thêm nhiều công ăn việc làm không những ở khu vực thành thị mà còn có tác dụng thu hút lao động nông nghiệp ở nông thôn sang các ngành phi nông nghiệp.
Bên cạnh đó, Luật doanh nghiệp với việc đơn giản hóa các thủ tục cấp phép thành lập doanh nghiệp đã tạo một mặt bằng chung cho hoạt động của các doanh nghiệp ở các khu vực kinh tế khác nhau.Việc hình thành thêm nhiều doanh nghiệp mới đã góp phần giải quyết thêm nhiều việc làm cho lao động dôi dư.
Tuy nhiên, theo Báo cáo đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2008, điểm cho chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, chi phí không chính thức, tính minh bạch và tiếp cận thông tin và chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân của các tỉnh ở vùng ĐBSH đều thấp hơn hẳn so với các vùng phát triển năng động khác như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cụ thể, duy nhất chỉ có tỉnh Vĩnh Phúc của vùng là trong số 13 tỉnh của cả nước thuộc nhóm rất tốt và tốt, trong số còn lại có tới 4 tỉnh và thành phố của vùng ĐBSH xếp hạng năng lực cạnh tranh ở mức trung bình trở xuống (2008) là Hà Nội (chưa mở rộng): 31/64; Hải Phòng: 48/64; Hà Tây(trước đây): 54/64 và Nam Định : 42/64.
Bảng 17: Xếp hạng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vùng ĐBSH năm 2005,2006 và 2008
TT
Địa phương
2005
2006
2008
1
Hà Nội
14/42
40/64
31/64
2
Hải Phòng
19/42
42/64
48/64
3
Quảng Ninh
7/42
25/64
27/64
4
Hưng Yên
15/42
16/64
20/64
5
Hải Dương
39/42
29/64
30/64
6
Bắc Ninh
23/42
22/64
16/64
7
Hà Tây
42/42
62/64
54/64
8
Vĩnh Phúc
05/42
08/64
03/64
9
Hà Nam
31/42
49/64
26/64
10
Nam Định
38/42
44/64
42/64
11
Thái Bình
08/42
37/64
28/64
12
Ninh Bình
41/42
18/64
23/64
Nguồn: Quy hoạch tổng thể vùng ĐBSH đến năm 2020
2.2.5.5 Chính sách về lao động việc làm.
Nhóm chính sách tác động nhiều đến chuyển dịch cơ cấu lao động phải nói đến nhóm chính sách về lao động việc làm. Mục tiêu và giải pháp cơ bản về nâng cao chất lượng lao động đã được đề cập tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) “… dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng một triệu lao động, đưa tỷ lệ được đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010”. Phương hướng chính sách này được thể hiện rộng rãi ở hàng loạt c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyển dịch cơ cấu lao động vùng Đồng bằng Sông Hồng giai đoạn 2011 – 2015.doc