MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ 4
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4
1.1. Đô thị hoá 4
1.2. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất 11
2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ 12
3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ 14
3.1. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 14
3.2. Yếu tố quản lý Nhà nước về đất đai 14
3.3. Việc ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật 16
3.4. Yếu tố pháp chế xã hội chủ nghĩa 16
3.5. Yếu tố định giá đất và giá đất 18
3.6. Nhiệm vụ điều tra khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất và lập bản đồ địa chính 19
4. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT 20
4.1. Hệ thống chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước có liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất 20
4.2. Nội dung chủ yếu của hệ thống chính sách chuyển đổi mục đích sử dụng đất hiện hành 21
5. KINH NGHIỆM CỦA NƯỚC NGOÀI 25
5.1. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 26
5.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 27
5.3. Kinh nghiệm của Thái Lan 28
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HUYỆN ĐÔNG ANH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 30
1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN ĐÔNG ANH CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT 30
1.1. Điều kiện tự nhiên 30
1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 31
2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT CỦA HUYỆN ĐÔNG ANH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 34
2.1. Khái quát tình hình quản lý đất đai 34
2.2. Các văn bản pháp luật có liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội 36
3. THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HUYỆN ĐÔNG ANH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI 37
3.1. Hiện trạng sử dụng đất ở huyện Đông Anh 37
3.2. Tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ kế hoạch trước (2000 -2005) của quy hoạch sử dụng đất (2000-2010) ở huyện Đông Anh 40
3.3. Công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở huyện Đông Anh. 51
4. THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG HẠN CHẾ VỀ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN ĐÔNG ANH - THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN QUA 67
4.1. Thành tựu của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong thời gian qua ở huyện Đông Anh 67
4.2. Những hạn chế nảy sinh trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở huyện Đông Anh trong thời gian qua 69
4.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất ở huyện Đông Anh 71
5. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT TRONG THỜI GIAN TỚI 76
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HUYỆN ĐÔNG ANH – THÀNH PHỐ HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 78
1. DỰ BÁO NHU CẦU CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ CỦA HUYỆN ĐÔNG ANH ĐẾN NĂM 2010 78
1.1. Kế hoạch chuyển mục đích sử dụng đất 78
1.2. Kế hoạch thu hồi đất 82
2. PHƯƠNG HƯỚNG ĐẨY MẠNH VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT 83
3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH VIỆC CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN ĐÔNG ANH TRONG THỜI GIAN TỚI 84
3.1. Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch, kế hoạch 84
3.2. Nhóm giải pháp về cơ chế, chính sách và các thủ tục hành chính 85
3.3. Nâng cao hệ số sử dụng đất, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, chú trọng phát triển mô hình sinh thái 87
4. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 89
4.1. Đề nghị các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nên sửa đổi, bổ sung các chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế 89
4.2. Có chính sách đào tạo, chuyển đổi ngành nghề cho số lao động nông nghiệp khi bị thu hồi đất để đảm bảo cho họ có cuộc sống ổn định lâu dài 95
4.3. Tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội vào các khu vực kém phát triển 95
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
104 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1665 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong quá trình đô thị hoá ở huyện Đông Anh - Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Đồng thời giảm do chuyển sang các loại đất khác trong đó (sang rừng phòng hộ 202,77ha; đất ở nông thôn 0,2ha; đất an ninh quốc phòng 17,73ha; đất khai thác khoáng sản 0,31ha; đất có mục đích công cộng 0,61ha). Như vậy, diện tích năm 2005 so với năm 2000 tăng 2200,97ha.
- Đất rừng phòng hộ: Diện tích năm 2005 có 11475,44ha so với năm 2000 tăng 9538,02ha. Tăng do chuyển từ các loại đất khác sang đất rừng phòng hộ trong đó từ đất rừng sản xuất 202,77ha; đồi núi chưa sử dụng 1133,08 ha; núi đá không rừng cây 8470,31ha; tăng khác 13,60ha.
c. Đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác
- Đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2000 có 3,15ha; đến năm 2005 là 15,73ha tăng 13,05ha do chuyển từ đất mặt nước chuyên dùng 1,49ha; đất bằng chưa sử dụng 0,06ha; tăng khác 11,50ha.
3.2.1.2. Đất phi nông nghiệp
Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp năm 2000 có 771,67ha đến năm 2005 là 1323,70ha tăng 552,03ha. Cụ thể như sau:
a. Đất ở
- Diện tích đất ở năm 2005 có 171,59ha giảm 27,17ha so với năm 2000. Trong đó:
+ Đất ở đô thị có 45,43ha giảm 23,37ha do chuyển sang đất phi nông nghiệp 0,27ha; giảm khác 24,43ha. Đồng thời tăng thêm 1,33ha.
+ Đất ở nông thôn năm 2005 có 126,16ha giảm 3,8ha do chuyển 0,53ha sang đất phi nông nghiệp, giảm khác 58,47ha; đồng thời tăng thêm đất cây lâu năm 2,44ha; đất rừng sản xuất 0,2ha; đất lúa 1,26 ha và đất trồng cây hàng năm còn lại 2,14ha; tăng khác 49,16ha.
b. Đất chuyên dùng
Đất chuyên dùng năm 2005 có 890,45ha tăng 467,27ha so với năm 2000. Cụ thể được thể hiện qua bảng sau:
Biểu 2.4: Biến động sử dụng đất phi nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2005
Loại đất
Diện tích
năm 2000
(ha)
Diện tích
năm 2005
(ha)
Tăng (+)
Giảm (-)
Đất phi nông nghiệp
771,67
1323,70
552,03
I. Đất ở
198,76
171,59
-27,17
1. Đất ở nông thôn
127,04
126,16
-0,88
2. Đất ở đô thị
68,8
45,43
-23,37
II. Đất chuyên ding
423,18
890,45
467,27
1. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
2,30
4,32
2,02
2. Đất quốc phòng, an ninh
5,56
25,30
19,74
3. Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
282,17
298,51
16,34
4. Đất có mục đích công cộng
133,15
562,32
429,17
III. Đất tôn giáo, tín ngưỡng
4,12
4,12
IV. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
10,05
26,72
16,67
V. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
139,68
230,82
91,14
Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh (2000-2010)
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 4,32ha tăng 2,02ha do chuyển từ đất cây hàng năm còn lại 0,53ha; tăng khác 1,49ha.
- Đất quốc phòng, an ninh có 25,3ha tăng 19,74ha do chuyển từ đất lâm nghiệp 18,86ha; tăng khác 0,88ha.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 298,51ha năm 2005 tăng 16,34ha do chuyển từ đất nông nghiệp 1,52ha; đất đồi núi chưa sử dụng 14,74ha; đất ở 0,08ha.
- Đất có mục đích công cộng có 562,32ha tăng 429,17ha so với năm 2000 (133,15ha) do chuyển từ đất nông nghiệp 6,46ha; đất ở 0,72ha; đất chưa sử dụng 6,43ha; tăng khác 415,56ha.
c. Đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng năm 2005 có 4,12ha tăng 4,12ha so với năm 2000 do bóc tách từ đất khu dân cư của năm 2000.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa có 10,05ha năm 2000; đến năm 2005 tăng khác 13,98ha đồng thời giảm 1,87ha.
- Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng năm 2000 có 139,68ha tăng 94,24ha do tăng khác. Đồng thời giảm khác 1,61ha.
3.2.1.3. Đất chưa sử dụng
Đất chưa sử dụng năm 2005 là 5500,42ha so với năm 2000(18808,38ha) giảm 13307,96ha, thể hiện qua bảng:
Biểu 2.5: Biến động sử dụng đất chưa sử dụng từ năm 2000 đến năm 2005
STT
Mục đích sử dụng
Diện tích
năm 2000 (ha)
Diện tích
năm 2005 (ha)
Tăng (+)
Giảm (-) (ha)
Đất chưa sử dụng
18808,38
5500,42
-13307,96
1
Đất bằng chưa sử dụng
231,99
91,88
-140,11
2
Đất đồi núi chưa sử dụng
4699,43
931,78
-3767,65
3
Núi đá không rừng cây
13876,96
4476,76
-9400,2
Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh (2000-2010)
Bảng tổng hợp cho thấy, quỹ đất chưa sử dụng của huyện còn khá lớn, chủ yếu là đất đồi núi và núi đá không có rừng cây, cụ thể được chia các loại đất sau:
- Đất bằng chưa sử dụng có 91,88ha giảm 140,11ha do chuyển sang đất nông nghiệp 116,49ha; đất phi nông nghiệp 0,15ha; giảm khác 40,58ha.
- Đất đồi núi chưa sử dụng có 931,78ha giảm 3767,65ha do chuyển sang các loại đất nông nghiệp 3153,46ha; sang đất phi nông nghiệp 20,88ha; giảm khác 593,31ha.
- Núi đá không có rừng cây có 4476,76ha giảm 9400,2ha do chuyển sang đất lâm nghiệp 8470,31ha; đất phi nông nghiệp 0,14ha; giảm khác 929,75ha.
Từ các số liệu thu thập được ở trên, ta có thể đánh giá tốc độ CĐMĐSDĐ/năm của kỳ kế hoạch trước như sau:
Biểu 2.6: Bảng đánh giá tốc độ CĐMĐSDĐ/năm của kỳ kế hoạch trước
STT
Chỉ tiêu
Năm 2000 (ha)
Năm 2005 (ha)
Tốc độ chuyển đổi/năm (%)
1
Đất nông nghiệp
6117,95
19043.88
116,14
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
2889,90
4064,26
83,52
1.2
Đất lâm nghiệp
3224,90
14963,89
129,49
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản và đất nông nghiệp khác
3,15
15,73
131,91
2
Đất phi nông nghiệp
771,67
1323,70
89,86
03
Đất chưa sử dụng
18808,38
5500,42
-93,32
Theo bảng trên ta thấy: tốc độ CĐMĐSDĐ/năm của các loại đất đều đạt tỷ lệ khá cao. Trong đó, nhóm đất nông nghiệp có tốc độ CĐMĐSDĐ/năm cao nhất đạt 116,14% chủ yếu là từ quỹ đất chưa sử dụng chuyển sang, đất lâm nghiệp thuộc nhóm đất này có tốc độ chuyển đổi mạnh nhất là 129,49%. Đất chưa sử dụng có tốc độ chuyển đổi là 93,32%, điều đó chứng tỏ diện tích đất này ngày càng được khai thác triệt để và đưa vào sử dụng sang các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp. Tuy nhiên, với tốc độ CĐMĐSDĐ/năm của kỳ kế hoạch trước ở huyện Đông Anh như trên thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu CĐMĐSDĐ trong quá trình đô thị hoá của huyện ngoại thành Hà Nội. Tốc độ CĐMĐSDĐ/năm của đất phi nông nghiệp vẫn còn ở mức thấp, chủ yếu là đất nông nghiệp. Do vậy trong những năm còn lại của kỳ kế hoạch cuối cần thực hiện các biện pháp đẩy mạnh tốc độ CĐMĐSDĐ, đặc biệt là đất phi nông nghiệp; giảm diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn huyện nhưng phải đồng thời áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật để vẫn đảm bảo tăng năng suất cây trồng vật nuôi và đảm bảo an ninh lương thực.
3.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất kỳ trước từ năm 2000 - 2005 được thể hiện trong bảng:
Biểu 2.7: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất kỳ trước
STT
Chỉ tiêu
Mã
Kế hoạch sử dụng đất được duyệt (ha)
Kết quả thực hiện
Diện tích(ha)
Tỷ lệ(%)
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)=[(5)/(4)]
x100
Tổng diện tích đất tự nhiên
25.698,00
25.868,00
100,66
1
Đất nông nghiệp
NNP
13.835,97
19.043,88
137,64
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
2.945,91
4.064,26
137,96
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
2.702,11
3.949,16
146,15
1.1.1.1
Đất trồng lúa
LUA
1.525,68
1.720,59
112,77
1.1.1.1.1
Đất chuyên trồng lúa nước
LUC
#DIV/0!
1.1.1.1.2
Đất trồng lúa nước còn lại
LUK
1.525,68
1.720,59
112,77
1.1.1.1.3
Đất trồng lúa nương
LUN
#DIV/0!
1.1.1.2
Đất trồng cây hàng năm còn lại
HNC(a)
1.176,43
2.223,64
189,00
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
243,80
115,10
47,21
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
10.868,30
14.963,89
137,68
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
2.530,00
2.943,95
116,36
1.2.1.1
Đất có rừng tự nhiên sản xuất
RSN
805,64
#DIV/0!
1.2.1.2
Đất có rừng trồng sản xuất
RST
2.530,00
1524,11
60,24
1.2.1.3
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất
RSK
614,2
#DIV/0!
1.2.1.4
Đất trồng rừng sản xuất
RSM
#DIV/0!
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
8.338,30
11.475,44
137,62
1.2.2.1
Đất có rừng tự nhiên phòng hộ
RPN
8.338,30
5574,89
66,86
1.2.2.2
Đất có rừng trồng phòng hộ
RPT
13,6
#DIV/0!
1.2.2.3
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ
RPK
5886,95
#DIV/0!
1.2.2.4
Đất trồng rừng phòng hộ
RPM
#DIV/0!
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
0,00
544,50
#DIV/0!
1.2.3.1
Đất có rừng tự nhiên đặc dụng
RDN
544,50
#DIV/!
1.2.3.2
Đất có rừng trồng đặc dụng
RDT
#DIV/0!
1.2.3.3
Đất khoanh nuôi phục hồi rừng đặc dụng
RDK
#DIV/0!
1.2.3.4
Đất trồng rừng đặc dụng
RDM
#DIV/0!
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
21,76
15,73
72,29
1.4
Đất làm muối
LMU
#DIV/0!
2
Đất phi nông nghiệp
PNN
940,78
1.323,70
140,70
2.1
Đất ở
OTC
114,33
171,59
150,08
2.1.1
Đất ở tại nông thôn
ONT
83,26
126,16
151,52
2.1.2
Đất ở tại đô thị
ODT
31,07
45,43
146,22
2.2
Đất chuyên dùng
CDG
682,11
890,45
130,54
2.2.1
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
CTS
36,23
4,32
11,92
2.2.2
Đất quốc phòng, an ninh
CQA
155,10
25,30
16,31
2.2.3
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
CSK
342,18
298,51
87,24
2.2.3.1
Đất khu công nghiệp
SKK
#DIV/0!
2.2.3.2
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh
SKC
#DIV/0!
2.2.3.3
Đất cho hoạt động khoáng sản
SKS
342,18
298,51
87,24
2.2.3.4
Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ
SKX
#DIV/0!
2.2.4
Đất có mục đích công cộng
CCC
148,60
562,32
378,40
2.2.4.1
Đất giao thông
DGT
87,62
515,79
588,67
2.2.4.2
Đất thuỷ lợi
DTL
60,98
28,05
46,00
2.2.4.3
Đất để chuyển dẫn năng lượng, truyền thông
DNT
0,21
#DIV/0!
2.2.4.4
Đất cơ sở văn hóa
DVH
0,23
#DIV/0!
2.2.4.5
Đất cơ sở y tế
DYT
2,00
#DIV/0!
2.2.4.6
Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
DGD
12,81
#DIV/0!
2.2.4.7
Đất cơ sở thể dục - thể thao
DTT
0,19
#DIV/0!
2.2.4.8
Đất chợ
DCH
1,28
#DIV/0!
2.2.4.9
Đất có di tích, danh thắng
LDT
#DIV/0!
2.2.4.10
Đất bãi thải, xử lý chất thải
RAC
1,76
#DIV/0!
2.3
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
TTN
4,12
#DIV/0!
2.4
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
NTD
11,00
26,72
242,91
2.5
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
SMN
133,34
230,82
173,11
3
Đất chưa sử dụng
CSD
10.921,25
5.500,42
50,36
3.1
Đất bằng chưa sử dụng
BCS
164,72
91,88
55,78
3.2
Đất đồi núi chưa sử dụng
DCS
1.686,60
931,78
55,25
3.3
Núi đá không có rừng cây
NCS
9.069,93
4.476,76
49,36
Nguồn: Quy hoạch sử dụng đất huyện Đông Anh (2000-2010)
3.2.2.1. Đất nông nghiệp
a. Đất sản xuất nông nghiệp
Bảng tổng hợp cho thấy, đất sản xuất nông nghiệp là 4064,26ha tăng so với kế hoạch đặt ra 137,96%. Trong đó:
* Đất trồng cây hàng năm 3949,16ha tăng 137,9%. Cụ thể:
- Đất trồng lúa 1720,04ha tăng 112,74%.
- Đất trồng cây hàng năm còn lại 1720,59ha tăng 112,74%.
Nhìn chung biến động đất trồng cây hàng năm chủ yếu từ đất chưa sử dụng chuyển sang trồng lúa nước, cây hoa màu. Trong kế hoạch sử dụng đất những năm tới cần bố trí thực hiện đa dạng hoá cây trồng, đưa các loại cây trồng cạn vào trồng trong vụ xuân trên đất ruộng để tăng hệ số gieo trồng, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
* Đất trồng cây lâu năm 115,1ha thực hiện đạt 47,21% so với kế hoạch. Những năm tới cần ưu tiên, bố trí quỹ đất để phát triển cây lâu năm, cây ăn quả có chất lượng cao, thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung và nâng cao hiệu quả sử dụng trên đất dốc.
b. Đất lâm nghiệp
Bảng tổng hợp trên cho thấy kết quả thực hiện việc phát triển và trồng rừng thực hiện được 14963,89ha bằng 137,68% so với kế hoạch, chủ yếu do chuyển từ đất chưa sử dụng sang, cụ thể các loại đất gồm:
- Đất rừng sản xuất có 2943,95ha bằng 116,36% kế hoạch do chuyển từ đất chưa sử dụng sang trồng rừng sản xuất.
- Đất rừng phòng hộ có 11475,44ha bằng 137,62% kế hoạch do được chuyển từ đất rừng sản xuất và đất đồi núi chưa sử dụng sang.
- Đất có rừng đặc dụng 544,5ha tăng 100% so với kế hoạch đặt ra do được chuyển từ đất rừng phòng hộ sang.
Đặc điểm rừng tự nhiên của huyện chủ yếu là rừng nghèo và rừng phục hồi, rừng tre nứa và rừng hỗn giao,…
c. Đất nuôi trồng thuỷ sản
Đất nuôi trồng thuỷ sản 15,73ha bằng 72,29% kế hoạch, chủ yếu dùng để nuôi thả cá ở các hồ do các hộ gia đình hoặc nhóm hộ đấu thầu hoặc nằm rải rác ở các ao của các hộ gia đình trong huyện. Tuy nhiên diện tích nói trên phần lớn hiện nay chưa được khai thác triệt để mà mới chỉ nuôi cá theo hình thức nhỏ lẻ, gia đình nên hiệu quả kinh tế còn thấp.
3.2.2.2. Đất phi nông nghiệp
Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp là 1323,70ha bằng 140,70% kế hoạch do chuyển từ đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng sang được phân bố như sau:
a. Đất ở
Diện tích đất ở có 171,59ha bằng 150,08% kế hoạch, trong đó:
- Đất ở đô thị có 45,43ha bằng 146,22% kế hoạch.
- Đất ở nông thôn 126,16ha bằng 151,52% kế hoạch do chuyển từ đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng sang. Phần lớn đất ở tăng của các hộ gia đình phát sinh là do tự giãn trên đất cây lâu năm. Các điểm dân cư của các xã tương đối tập trung thành những khu cụm dọc theo các trục lộ giao thông, các tụ điểm văn hoá, kinh tế, có dịch vụ phát triển.
b. Đất chuyên dùng
Bảng tổng hợp trên cho thấy đất chuyên dùng đến năm 2005 có 890,45ha bằng 130,54% kế hoạch, cụ thể:
- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 4,32ha bằng 11,92% kế hoạch do một số công trình không thực hiện được.
- Đất quốc phòng, an ninh 25,3ha bằng 16,31% kế hoạch do chưa thực hiện được một phần diện tích đất quốc phòng an ninh cho đến nay không còn phù hợp.
- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 298,51ha bằng 87,24% kế hoạch do chưa thực hiện được.
- Đất có mục đích công cộng 562,32ha bằng 378,40% kế hoạch, được chia ra các loại đất sau:
+ Đất giao thông có 515,79ha bằng 588,67% kế hoạch tăng lên được lấy từ đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm, đất rừng và đất chưa sử dụng sang.
+ Đất thuỷ lợi 28,05ha bằng 46% kế hoạch do một số tuyến mương chưa thực hiện được.
Còn các loại đất khác trong mục này do chỉ tiêu thống kê lần lập quy hoạch lần trước không bóc tách ra nên không có cơ sở để so sánh.
c. Đất tôn giáo, tín ngưỡng; đất nghĩa trang, nghĩa địa; đất sông suối và mặt nước chuyên dùng; đất phi nông nghiệp khác
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng có 4,12 ha vượt 100% so với kế hoạch.
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa 26,72ha bằng 242,91% kế hoạch do chuyển một phần từ đất chưa sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, một phần diện tích ở xen kẽ trong rừng được bóc tách ra nên cũng tăng thêm.
3.2.2.3. Đất chưa sử dụng
Bảng tổng hợp trên cho thấy, quỹ đất chưa sử dụng đã được chuyển sang cho các loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Cụ thể chia ra các loại đất sau:
- Đất bằng chưa sử dụng 91,58ha vượt 44,22% còn 55,78% so với kế hoạch do quá trình khai thác đưa vào trồng cây hàng năm.
- Đất đồi núi chưa sử dụng còn 931,78ha bằng 55,25% kế hoạch và vượt 44,75% so với chỉ tiêu do chuyển sang các loại đất nông nghiệp, phi nông nghiệp.
- Núi đá không có rừng cây có 4476,76ha bằng 49,36% kế hoạch do chuyển sang đất rừng tự nhiên.
3.3. Công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở huyện Đông Anh.
3.3.1. Tình hình thu hồi đất
Phát triển đô thị luôn đi liền với việc thực thi chính sách thu hồi đất, GPMB lấy đất xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà ở và dịch vụ.... Hệ quả tất yếu là kéo theo sự chuyển đổi, chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất đai cả nội, ngoại thành, đặc biệt là đối với các vùng ngoại ô đô thị; là một huyện ngoại thành Hà Nội nên Đông Anh cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Biểu 2.8: Kết quả thực hiện việc thu hồi đất từ năm 2000 đến năm 2005
Đơn vị: ha
STT
Loại đất phải thu hồi
Mã
DT thu hồi theo QHSD đất được duyệt
DT thu hồi trên thực tế
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
1
đất nông nghiệp
NNP
32,18
520,77
1.1
Đất sản xuất nông nghiệp
SXN
32,18
17,41
1.1.1
Đất trồng cây hàng năm
CHN
26,08
10,93
1.1.2
Đất trồng cây lâu năm
CLN
6,10
6,48
1.2
Đất lâm nghiệp
LNP
0
503,36
1.2.1
Đất rừng sản xuất
RSX
221,62
1.2.2
Đất rừng phòng hộ
RPH
281,74
1.2.3
Đất rừng đặc dụng
RDD
1.3
Đất nuôi trồng thuỷ sản
NTS
1.4
Đất làm muối
LMU
1.5
Đất nông nghiệp khác
NKH
Nguồn: Số liệu thống kê của UBND huyện Đông Anh
Bảng tổng hợp trên cho thấy kết quả thực hiện thu hồi các loại đất như sau:
- Đối với đất nông nghiệp, diện tích thu hồi đạt 1618,30% kế hoạch, cụ thể:
+ Đất sản xuất nông nghiệp thực hiện bằng 54,10% kế hoạch, trong đó: diện tích thu hồi đất trồng cây hàng năm bằng 41,91% kế hoạch, còn đất cây lâu năm thực hiện vượt kế hoạch đạt 106,23% kế hoạch.
Đất lâm nghiệp trong kế hoạch đặt ra không có, nhưng thực tế đã thực hiện ngoài kế hoạch đối với đất rừng sản xuất là 221,62ha và rừng phòng hộ là 281,74ha.
Qua kết quả thực hiện việc thu hồi đất cho thấy kế hoạch sử dụng đất kỳ trước đề ra có nhiều chỉ tiêu đã thực hiện đúng theo kế hoạch, tuy nhiên vẫn còn nhiều nơi chưa thực hiện đúng theo kế hoạch và nhiều nơi chưa thực hiện được các hạng mục công trình đã đề ra. Đối với những khu vực chưa thực hiện được kế hoạch sẽ điều chuyển sang kỳ kế hoạch tiếp để thực hiện.
3.3.2. Các dự án đầu tư có sử dụng đất ở huyện Đông Anh
Trước kia, Đông Anh là huyện ngoại thành Hà Nội được coi là một miền đất kém phát triển ở phía Bắc sông Hồng. Các nhà đầu tư rất ít khi “tìm đến”. Tuy nhiên những năm gần đây, khi diện tích đất ở nội đô cho các dự án thu hẹp lại thì các nhà đầu tư bắt đầu chuyển hướng ra các vùng ven, trong đó có Đông Anh. Do vậy, số dự án đầu tư bắt đầu có dấu hiệu tăng lên đáng kể. Đặc biệt trong quý đầu của năm 2008, huyện Đông Anh đã lập phương án xây dựng khu đô thị mới sông Cà Lồ - đây là khu đô thị cao cấp 6 sao phát triển dọc hai bên bờ sông Cà Lồ thuộc hai huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội. Hiện tại, Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội đã thống nhất đề nghị UBND thành phố chấp thuận nguyên tắc cho phép tổ hợp 3 nhà đầu tư: Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines), Công ty cổ phần Sao Việt Nam (VSG) và Công ty TGEC của Thuỵ Sỹ được phép lập quy hoạch, đồng thời nghiên cứu dự án khu đô thị sinh thái sông Cà Lồ; tiếp tục hoàn thiện ý tưởng về quy mô, vốn, các hạng mục đầu tư, thực trạng sử dụng đất, hạ tầng kỹ thuật đầu mối lớn, các nội dung quy hoạch, GPMB, TĐC… để báo cáo Thường vụ, Thường trực UBND quyết định. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có rất nhiều dự án đầu tư khác đã được phê duyệt phương án quy hoạch và đi vào triển khai, thực hiện.
Biểu 2.9: Tổng hợp dự án đầu tư từ năm 2000 - 2004
Chỉ tiêu
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm 2004
Tổng số DA
8
19
20
17
23
Diện tích đất phải thu hồi (ha)
60,7
118,6
247
171
75
Diện tích đất bàn giao (ha)
39,6
75,87
78,2
158
39
Số hộ đã nhận tiền
670
1.529
2.125
4.804
1.109
Tổng số tiền chi trả (tr.đ)
18.650
33.900
76.600
182.000
27.005
Số hộ đã bố trí TĐC
0
0
1
78
0
Nguồn: UBND thành phố Hà Nội - Ban chỉ đạo GPMB thành phố
(Do khó khăn trong việc thống kê số liệu nên bảng trên chỉ tổng hợp được các dự án đầu tư đến năm 2004)
Theo bảng trên ta thấy, số dự án đầu tư có sử dụng đất vào huyện Đông Anh ngày càng tăng qua các năm. Điều đó chứng tỏ quá trình ĐTH ở các huyện ngoại thành như Đông Anh đang diễn ra với tốc độ rất nhanh. Diện tích đất bị thu hồi, CĐMĐSDĐ ngày càng nhiều. Năm 2000 mới chỉ có 8 dự án đầu tư nhưng sang đến năm 2004 đã lên tới 23 dự án đầu tư. Tuy nhiên việc thu hồi, CĐMĐSDĐ diễn ra rất chậm, không năm nào đạt mức kế hoạch đề ra. Năm 2002 diện tích đất được bàn giao đạt tỷ lệ rất thấp (31,7%). Tỷ lệ này trong những năm gần đây đang có xu hướng giảm do rất nhiều nguyên nhân tác động.
3.3.3. Công tác giải phóng mặt bằng, hỗ trợ và bồi thường thiệt hại
Theo quy hoạch đến năm 2010, Đông Anh sẽ có khoảng 3.000ha đất nông nghiệp được chuyển đổi phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Những năm gần đây, số dự án đầu tư vào huyện Đông Anh ngày càng nhiều nhưng cũng gặp phải rất nhiều cản trở, đặc biệt là công tác GPMB. Đây là khâu được đánh giá là khó khăn nhất trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. Những khó khăn này làm cho các dự án bị giảm tiến độ thực hiện hoặc các chủ đầu tư bị mất đi cơ hội để đầu tư tiếp. Điển hình là các dự án như: Dự án xây dựng sân golf Kim Nỗ, dự án Bắc Thăng Long - Vân Trì, dự án cải tạo nâng cấp đường bệnh viện Đông Anh - Đền Sái.
Năm 1995, Công ty TNHH Daeha Việt Nam (thuộc tập đoàn Daewoo - Hàn Quốc) được thuê đất ở khu đầm Vân Trì - thôn Thọ Đa - xã Kim Nỗ - Đông Anh để đầu tư xây dựng khu giải trí gồm sân golf và một số công trình khác. Đến năm 1998, việc GPMB mới hoàn thành và Công ty TNHH Daeha chuẩn bị khởi công xây dựng. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính khu vực xảy ra khiến chủ đầu tư này không thể tiếp tục dự án. Năm 2003 Công ty Noble Việt Nam (thuộc tập đoàn Daewoo) được phép tiếp quản dự án thay thế Công ty Daeha. Khoảng thời gian này một số hộ gia đình có đất ở sân golf đã đòi chủ đầu tư mới phải hỗ trợ thêm tiền đền bù GPMB với lý do giá đất đã lên cao. Ngoài ra, họ còn yêu cầu chủ đầu tư phải trả 70% tiền lương thất nghiệp cho con em họ; vì trước đây, Công ty Daeha đã có cam kết tuyển dụng mỗi gia đình có đất khu dự án được một lao động vào làm việc ở sân golf. Trước đó, Daeha đã chi tiền GPMB đầy đủ, đúng quy định và hỗ trợ thêm cho xã Kim Nỗ tiền xây dựng một số cơ sở hạ tầng như đường, trạm, điện…Giá đền bù đất sau nhiều lần họp bàn đã nâng từ 2,7triệu đồng/sào lên 12triệu đồng/sào. Mỗi lần để ra được mức giá như vậy đã nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn thậm chí xô xát giữa người dân và chủ đầu tư. Cho đến năm 2004, chủ đầu tư khởi công dự án đã bị một số người dân ở đây tấn công vào buổi lễ.
Nguyên nhân của việc gián đoạn GPMB trên chủ yếu là do sự không cương quyết của ban lãnh đạo chính quyền địa phương, trình độ dân trí kém, dễ bị kích động lôi kéo của một bộ phận không nhỏ dân cư nơi đây.
Đối với dự án đô thị Bắc Thăng Long - Vân Trì (Đông Anh): Để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đô thị Bắc Thăng Long, Thủ tướng Chính phủ đã ra nhiều Quyết định bắt đầu từ năm 1998, thu hồi làm nhiều đợt, với diện tích hơn 200ha (gồm đất nông nghiệp, đất ở, đất chuyên dùng...) liên quan đến nhiều xã, đơn vị, cá nhân. Trong đó có các xã: Kim Nỗ, Kim Chung, Hải Bối, Đại Mạch, Võng La, Vĩnh Ngọc. ở dự án này đã có sự mâu thuẫn và không đồng nhất quan điểm giữa kiểm toán Nhà nước và UBND huyện Đông Anh, UBND thành phố Hà Nội. Sau gần 10 năm thực hiện dự án, kiểm toán Nhà nước đã phát hiện công bố những sai phạm trong việc đền bù, hỗ trợ, GPMB (liên quan đến một số xã) ở dự án này, gây thất thoát, lãng phí ngân sách Nhà nước với số tiền hơn 54tỷ đồng đã làm cho dư luận rất bức xúc. Những sai phạm về việc đền bù, GPMB được kiểm toán Nhà nước công bố chủ yếu xoay quanh những vấn đề sau:
Thứ nhất, UBND thành phố Hà Nội hướng dẫn áp dụng giá đền bù chưa đúng với quy định trong Nghị định của Chính phủ và Thông tư của Bộ Tài chính với số tiền là 7,388tỷ đồng. Cụ thể theo điều 8, Nghị định 22/CP quy định giá đất để tính đền bù trên cơ sở giá đất của địa phương ban hành theo quy định của Chính phủ nhân với hệ số K (trừ đi chênh lệch giữa giá đất hạng 1 và giá đất nông nghiệp thu hồi theo hạng). Theo điều 7, Nghị định 197/2004/CP và điểm 4 phần 2 Thông tư 116/2004/BTC của Bộ Tài chính quy định đền bù theo giá đất cùng hạng tại địa phương. Nhưng công văn 1363/2005/CV-UB, do phó chủ tịch UBND thành phố ký lại cho phép căn cứ hạng đất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp cao nhất trong cùng dự án để xác định giá đất nông nghiệp làm căn cứ để bồi thường, hỗ trợ.
Thứ hai, UBND thành phố hướng dẫn các chính sách hỗ trợ chưa rõ ràng, chưa đúng quy định của Chính phủ trong đó có hướng dẫn chuyển nghề chưa đúng. Theo khoản 1, điều 29, Nghị định 197/CP quy định: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi bị thu hồi hơn 30% diện tích đất sản xuất nông nghiệp mới được hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong độ tuổi lao động, nhưng các văn bản của UBND thành phố lại cho phép hỗ trợ theo diện tích đất thực tế đã thu hồi.
Thứ ba, việc thực hiện đền bù diện tích đất nông nghiệp cho tập thể, thôn quản lý không phải nộp tiền sử dụng đất, không thuộc quỹ đất công ích của xã là chưa đúng quy định tại điều 7, 8, 12 Nghị định 197/2004/CP với số tiền 8,572tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo UBND huyện Đông Anh thì những công bố trên của kiểm toán Nhà nước nếu chiếu theo Nghị định thì đúng nhưng trên thực tế thì không. Bởi vì huyện Đông Anh cũng như các xã nằm trong vùng dự án đều thực hiện theo các Quyết định của Thành phố. Nghị định mang tính chung nhưng mỗi địa phương lại có tính đặc thù, nhất là ở thủ đô Hà Nội.
Dự án này thực hiện được 10 năm, liên quan đến nhiều xã với hàng nghìn hộ gia đình nằm trong vùng dự án được đền bù, hỗ trợ. Về thực hiện chính sách về GPMB, ở Hà Nội thường phải dùng cơ chế đặc thù. Ví dụ, trong Nghị định của Chính phủ quy định các hộ nông dân bị thu hồi đất tới 30% diện tích đất đang canh tác mới được hỗ trợ đặc biệt là 35.000đồng/m2, hỗ trợ đào tạo nghề 25.000đồng/m2. Nhưng với Hà Nội lại áp dụng hỗ trợ đặc biệt và hỗ trợ đào tạo nghề theo diện tích đất thu hồi. Việc đền bù được thực hiện theo nguyên tắc đến các hộ nông dân, nhưng ở một số xã như Võng La, Đại Mạch khi đó chưa thực hiện giao đất theo Nghị định 64/CP, mà vẫn thực hiện theo “khoán 10”, nên tiền đền bù đưa về hợp tác xã, chủ nhiệm họp dân và thống nhất cách chia cho hợp lý.
Với việc đền bù đất do tập thể quản lý đều được Hội đồng đền bù GPMB, ban quản lý dự án điều tra kê khai đo đạc. Chính sách đền bù đều được Hội đồng thẩm định thành phố kiểm tra,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33433.doc