Lời mở đầu 1
Chương 1 : Lý luận chung về chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI 3
1.1. Khái quát về công nghệ và chuyển giao công nghệ 3
1.1.1. Khái niệm và nội dung của chuyển giao công nghệ 3
1.1.2. Tính tất yếu của hoạt động chuyển giao công nghệ nói chung và qua các dự án FDI nói riêng. 4
1.1.3. Đặc điểm và tác động của việc chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI 5
1.1.4. Một số vấn đề cần chú ý khi tiếp nhận công nghệ qua các dự án FDI. 10
1.1.5. Kinh nghiệm du nhập và tiếp thu công nghệ qua các dự án FDI của Hàn Quốc 12
1.2. Lý thuyết lựa chọn công nghệ. 17
1.2.1. Sự cần thiết phải lựa chọn công nghệ. 17
1.2.2. Mô hình lý thuyết lựa chọn công nghệ 18
1.2.3. Tiêu chuẩn công nghệ phù hợp, những tiêu chuẩn rút ra từ ba mô hình lý thuyết. 25
Chương 2: Thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ qua FDI vào Việt Nam thời gian qua 28
2.1. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI. 28
2.1.1. Nhà nước ban hành các quy định pháp lý và thực hiện bảo hộ đối với các công nghệ. 28
2.1.2. Nhà nước phải có các giải pháp để bảo vệ lợi ích của cả người bán lẫn người mua và lợi ích của quốc gia, đặc biệt là quốc gia và các công ty tiếp nhận công nghệ. 28
2.2. Khái quát tình hình thu hút FDI vào Việt Nam thời gian qua. Mối liên hệ với chuyển giao công nghệ. 30
2.2.1. Tình hình thu hút và thực hiện vốn ĐTNN 30
2.2.2. Đối tác đầu tư 33
2.2.3. Cơ cấu đầu tư 34
2.2.4. Hình thức đầu tư 36
2.2.5. Tổ chức quản lý điều hành. 36
2.2.6. Tác động của FDI đối với nền kinh tế 37
2.3. Thực trạng chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam thời gian qua. 39
2.3.1. Các kênh chuyển giao công nghệ vào Việt Nam 39
2.3.2. Nguồn gốc và các hình thức chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI 40
2.3.3. Đối tác cung cấp công nghệ 43
2.3.4. Đặc điểm chuyển giao công nghệ theo lĩnh vực 44
2.3.5. Vấn đề lựa chọn công nghệ của Việt Nam và chuyển giao công nghệ của nước ngoài. 56
2.3.6. ứng dụng công nghệ được chuyển giao 58
2.4. Đánh giá chung về thực trạng chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam thời gian qua. 66
2.4.1. Số lượng và chủng loại công nghệ chuyển giao vào Việt Nam 66
2.4.2. Trình độ công nghệ chuyển giao 66
2.4.3. Công tác ứng dụng phát huy hiệu quả của công nghệ được chuyển giao 67
2.4.4. Hình thức chuyển giao 68
2.4.5. Công tác quản lý công nghệ của Nhà nước. 68
2.4.6. Đóng góp đối với phát triển kinh tế xã hội. 70
Chương 3: các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam. 72
3.1. Quan điểm, phương hướng chỉ đạo của nhà nước. 72
3.2. Các mục tiêu 72
3.2.1. Mục tiêu chung 72
3.2.2. Mục tiêu theo ngành 76
3.3. Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả của hoạt động chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI tại Việt Nam. 83
3.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 83
3.3.2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp 86
Tài liệu tham khảo 90
98 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5302 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyển giao công nghệ đó là chuyển giao nội bộ từ công ty mẹ sang công ty con. Thứ hai là vì quy định về chuyển giao công nghệ hiện nay của Việt Nam còn quá chặt1 Đặc biệt là việc quy định giá trần cho công nghệ và quyền của bên mua đối với công nghệ sau khi hết hạn hợp đồng.
. Thứ ba là vì doanh nghiệp Việt Nam thường khởi sự với các hoạt động sản xuất, gia công, lắp ráp dựa trên các thiết kế sản phẩm đã có và công nghệ phổ biến. Với tính chất sản xuất như vậy, công nghệ cần thiết ở dạng hệ thống thiết bị, cộng với kiến thức vận hành, căn chỉnh máy móc, kiểm tra chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn nguyên vật liệu. Trong hoàn cảnh này, hợp đồng chuyển giao công nghệ nếu được lập, thường do nguyên nhân tính thuế, chứ ít khi gắn với li-xăng-pa-tăng. Việc vắng bóng các hợp đồng li-xăng-pa-tăng trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được Bộ Khoa học và Công nghệ chấp thuận còn chứng tỏ công nghệ chuyển giao đó hoặc không được bảo hộ bởi pa-tăng hoặc được bảo hộ bởi pa-tăng ở nước ngoài nhưng không được đăng ký bảo hộ ại Việt Nam. Cả hai khả năng đó đều chứng tỏ công nghệ đó không còn mới mẻ.
Biểu đồ 2.7. Các hình thức chuyển giao công nghệ và MMTB chia theo loại hình doanh nghiệp
Nguồn: Hoạt động ĐTTTNN ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh – NXB Khoa học xã hội, 2002)
2.3.3. Đối tác cung cấp công nghệ
Xét trên các chỉ tiêu về quy mô vốn, trình độ công nghệ, phạm vi ảnh hưởng thị trường thế giới... thì ở Việt Nam còn có quá ít các công ty xuyên quốc gia lớn. Trong số 500 tập đoàn lớn nhất mà tạp chí Fortune (Mỹ) bình chọn hàng năm, ở Việt Nam cho đến nay mới chỉ có 10% số đó có dự án đầu tư và thiết lập các quan hệ giao thương hàng hoá dịch vụ và công nghệ, trong khi đó ở Trung Quốc đã có tới 40% số này thực hiện đầu tư tức là vào khoảng 200 tập đoàn. Dĩ nhiên, không thể phủ nhận được trên một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu, các TNC lớn đã thiết lập và duy trì các quan hệ kinh tế dài hạn với VIệt Nam. Ví dụ trong lĩnh vực dầu khí, nước ta đã cấp 33 giấy phép cho các tập đoàn dầu khí lớn của thế giới theo hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm để thăm dò và khai thác dầu khí chủ yếu ở các thềm lục địa Việt Nam : Đó là các tập đoàn hùng mạnh về tài chính và công nghệ nổi tiếng thế giới như Mobil (Mỹ), BP (Anh), Shell (Hà Lan – Bỉ), Total (Pháp), Mishubishi (Nhật Bản) và Petronas (Malayxia). Trong lĩnh vực công nghiệp ô tô, điện tử và vật liệu xây dựng, Việt Nam đã thu hút được nhiều tạp đoàn lớn của Nhật Bản, Hàn Quốc như Mitsui, Mishubishi, LG, Samsung... từ các tập đoàn nổi tiếng của Mỹ như Ford, Chrysler; từ Đức như Mercedes, OPEL… Trong lĩnh vực viễn thông, những tập đoàn hàng đầu của thế giới như Telstna (Úc), Siemen (Đức), Acatel (Mỹ)… đã có dự án đầu tư vào Việt Nam… Điều đáng kể nhất là các tập đoàn lớn này do có tiềm lực hùng hậu về tài chính, công nghệ, kinh nghiệm tổ chức điều hành… luôn hoạt động theo một chiến lược dài hạn. Do vậy cả những khi nền kinh tế nước đối tác gặp khó khăn (như Việt Nam hiện nay), các công ty này có thể điều chỉnh chiến lược đầu tư, giảm tiến độ thực hiện dự án cũ và chưa triển khai các dự án mới… nhưng rất hiếm khi rút vốn, từ bỏ sự hiện diện của mình. Ví dụ trong lĩnh vực sản xuất ô tô ở Việt Nam, do thị trường chưa được mở rộng, nhà nước có chủ trương hạn chế mua sắm ô tô bằng vốn ngân sách, do nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và qua sử dụng tràn lan… nên 14 liên doanh ô tô gặp khó khăn. Tuy vậy, từ một số liên doanh là một số đối tác thuộc công ty vừa và nhỏ buộc phải chuyển nhượng hoặc ngừng sản xuất, các tập đoàn lớn vẫn kiên trì chờ đợi và tính đến khả năng thu nhập của người dân Việt Nam trong thập kỷ tới. Lực lượng các tập đoàn xuyên quốc gia lớn hiện diện, theo đó rõ ràng đã góp phần làm chậm lại tình trạng đầu tư nước ngoài giảm sút ở Việt Nam hiện nay.
Còn lại phần lớn các dự án đầu tư vào Việt Nam thường chỉ đạt quy mô dưới 20 triệu USD và thường được thực hiện bởi các TNC Châu Á. Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu, do đó không thể là những ngành công nghệ cao, đòi hỏi vốn lớn mà phần đa là các ngành điện tử, dệt may, nông lâm hải sản chế biến , dịch vụ du lịch và khách sạn. Hiện trạng này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Thứ nhất, lợi thế so sánh chủ yếu của Việt Nam hiện tại chủ yếu là lao động rẻ, nguyên vật liệu rẻ và thị trường rộng lớn. Những ngành sản xuất tận dụng các lợi thế này chủ yếu là các ngành sử dụng nhiều lao động và tài nguyên vật chất nên công nghệ chuyển giao thường không cao. Trong điều kiện toàn cầu hoá, khi lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế đã chuyển trọng tâm sang các ngành đòi hỏi có hàm lượng cao về công nghệ và tri thức thì theo logic của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế toàn cầu, phần xâm nhập vào thị trường Việt Nam chủ yếu thuộc về các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ hai, như trên đã phân tích, phần đầu tư và chu chuyển thương mại ở Việt Nam được thực hiện chủ yếu bỏi các TNC Châu Á. Do đó, xuất phát từ hiện trạng vốn có của các TNC Châu Á : quy mô tài chính, trình độ công nghệ, tổ chức điều hành… của họ còn thấp xa với các TNC Bắc Mỹ và Châu Âu. Thứ ba, sự yếu kém về cơ sở hạ tầng, về môi trường đầu tư, về năng lực lập và thẩm định dự án đầu tư của phía Việt Nam… đang có nhiều bất cập so với yêu cầu, đòi hỏi từ phía đối tác nước ngoài là các tập đoàn xuyên quốc gia lớn. Thứ tư là do thiếu các hiệp định song phương giữa Việt Nam và các nước công nghiệp phát triển. Thứ năm là do Việt Nam mới ở giai đoạn đầu của tíên trình hội nhập quốc tế…
2.3.4. Đặc điểm chuyển giao công nghệ theo lĩnh vực
2.3.4.1. Khái quát về đặc điểm công nghệ chuyển giao theo lĩnh vực
Các công nghệ hiện đang sử dụng ở các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo đánh giá của nhiều chuyên gia là đều thuộc công nghệ hiện đại hơn các công nghệ vốn có tại nước ta. Tuy nhiên đó đều là những công nghệ đã và đang được sử dụng phổ biến ở bản quốc, dựa chủ yếu vào công ty mẹ, có thể được điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện vận hành, đặc tính nguyên liệu, quy mô sản xuất, trình trạng lao động tại Việt Nam.
Các công nghệ hiện đại tiên tiến đã được chuyển giao vào những ngành then chốt như dầu khí, điện tử, viễn thông, ô tô xe máy... tạo ra các sản phẩm mới, chất lượng cao, tiết kiệm nguyên vật liệu. Đây cũng là những lĩnh vực thu hút được nhiều đối tác là những nước có trình độ công nghệ hiện đại như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu. Các công nghệ sử dụng nhiều lao động ít vốn được chuyển giao vào các ngành dệt may, giày da không chỉ góp phần giải quyết công an việc làm cho người lao động mà còn trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của đất nước. Còn các ngành sản xuất hàng dịch vụ tiêu dùng trong nước (thực phẩm, hoá mỹ phẩm...) không chỉ tiếp nhận được các công nghệ vừa và nhỏ mà thậm chí cả những công nghệ hàng đầu thế giới như kem, trà, dầu gội, bột giặt, ... đáp ứng ngày càng tốt hơn chất lượng cuộc sống của người dân.
Bảng 2.8. Sơ lược công nghệ chuyển giao vào Việt Nam
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
2.3.4.2. Tình hình chuyển giao công nghệ qua các dự án FDI vào Việt Nam theo lĩnh vực.
a. Lĩnh vực dầu khí:
So với các ngành kinh tế Việt Nam thì Dầu khí là một trong rất ít ngành thu hút được các tập đoàn kinh tế lớn của thế giới đến tham gia đầu tư. Đến nay (2002), chúng ta đã cấp 45 giấy phép hoạt động cho các nhà đầu tư tương đối có tiềm lực về mọi mặt thuộc Bắc Mỹ, châu Âu, châu Úc, châu Á. Hình thức hoạt động chủ yếu của các nhà đầu tư này là hình thức hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC), hợp đồng hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), liên doanh (JV). Hiện nay, một số mỏ đã tiến hành khai thác như: Đại Hùng, Rạng Đông, Hồng Ngọc, Bunga, Kekwa, và chuẩn bị khai thác mỏ khí Lan Đỏ, Lan Tây, Rồng Đôi, Hải Thạch, Emeral... (ngoài các mỏ Bạch Hổ, Rồng do Vietso Petro thực hiện).
Vào này 19/4/1994 tại Hà Nội 4 hãng dầu lớn quốc tế Mobil (Mỹ), Inpex (Indonexia), Japan và Nissho Iwai (Nhật Bản) đã ký kết với tổng công ty dầu khí Việt Nam về hợp đồng phân chia sản phẩm, thông qua chuyển giao áp dụng những công nghệ máy móc tiên tiến nhất vào việc khai thác lô (05-1B) thuộc mỏ Thanh Long thềm lục địa miền Nam Việt Nam. Nhiều công ty dầu khí hàng đầu thế giới với công nghệ hiện đại đã và đang thăm dò khai thác như BP (Anh), Shell (Hà Lan – Bỉ), Total (Pháp), Petro (Canada). Tổng Công ty dầu khí Việt Nam đang khẩn trương xây dựng để đưa vào hoạt động Nhà máy lọc dầu Dung Quất năm 2005, đồng thời xúc tiến triển khai dự án lọc hoá tại Nghi Sơn – Thanh Hoá với công suất giai đoạn đầu 7 triệu tấn/năm gồm hàng chục loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu trong nước. Đây là sự đổi mới đáng mừng trong ngành dầu khí bởi sản phẩm lọc dầu sẽ đem lại cho Việt Nam nguồn lợi lớn hơn nhiều so với việc xuất khẩu dầu thô thông thường.
Các công nghệ được ứng dụng trong lĩnh vực dầu khí là:
Tìm kiếm, thăm dò, khai thác
Ứng dụng công nghệ địa chất định lượng, mô hình hoá - mô phỏng hoá trong phân tích bể trầm tích, phân tích mô cùng các công nghệ chuyên sâu trong từng lĩnh vực địa cấu tạo, địa hoá, địa tầng, thạch học trầm tích, đánh giá trữ lượng, xác định các điều kiện vật lý mỏ cho từng trường hợp cụ thể.
Ứng dụng công nghệ địa vật lý thích hợp, sử dụng kết hợp nhiều trường địa vật lý có bản chất khác nhau để có thể khai thác thông tin toàn diện về cấu trúc lòng đất, tính chất môi trường và sự biến đổi của chúng trong không gian - thời gian.
Ứng dụng công nghệ tin học, điện tử, vật liệu mới và các thành tựu toán lý vào công tác đo đạc, thu nhận và chuyển tải thông tin, xử lý và minh giải số liệu, mô hình hoá và mô phỏng hoá, giải quyết trực tiếp các nhiệm vụ địa chất tổng thể lẫn chi tiết với thời gian rút ngắn và độ chính xác cao.
Ứng dụng công nghệ vật liệu mới, tự động hoá, kỹ thuật cư khí trong điều kiện nhiệt độ áp suất cao, kỹ thuật xây dựng hiện đại và công tác xây dựng các công trình biển, công tác khoan và khai thác, vận chuyển bằng đường ống, đặc biệt là khoan định hướng, khoan ngang và khoan thứ cấp, tam cấp trong tất cả các loại mỏ, nhất là mỏ nhỏ, mỏ ở vùng nước cực sâu với năng suất cao và hệ số thu hồi dầu khí cực đại.
Chế biến dầu khí
Ứng dụng công nghệ hoá dầu và khí đốt để khai thác tối đa giá trị của dầu mỏ, khí đốt phục vụ cho tất cả các ngành kinh tế và phục vụ dân sinh.
Việc ứng dụng những công nghệ hiện đại trong khai thác và chế biến đã đem lại cho Việt Nam hàng chục triệu dầu thô và hàng tỷ tấn doanh thu mỗi năm. Đó là chưa kể đến các sản phẩm phụ như khí đồng hành, condensat và LPG rất có ích đối với ngành sản xuất hóa chất, điện, sứ, thủy tinh, xi măng trắng, vật liệu xây dựng, ...
Bảng 2.9. Sản lượng khai thác và doanh thu xuất khẩu dầu thô
Nguồn: www.PetroVietnam.com.org
Lĩnh vực viễn thông
Đến nay (2002) đã có 20 dự án đầu tư nước ngoài được cấp phép với tổng số vốn đăng ký là trên 2 tỷ USD. Trong số các dự án đầu tư ở lĩnh vực này, có đến 94% số dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh về dịch vụ viễn thông, 6% số dự án theo hình thức liên doanh để sản xuất các thiết bị vật tư điện. Đặc biệt, đây là hình thức không có dự án đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Ngành Bưu chính Viễn thông là ngành được đánh giá thực hiện việc chuyển giao công nghệ nhanh và chất lượng tốt nhất trong các ngành mà công nghệ được chuyển vào Việt Nam. Một loạt các công ty nước ngoài đã tham gia chuyển giao công nghệ vào lĩnh vực này như liên doanh Goldstar (Hàn Quốc), Fvarcetelecom (Pháp), NEC (Nhật), Motorola (Mỹ), Alcatel (Pháp), Sremens (Đức), Samsung LGIC (Hàn Quốc) đã và đang được triển khai tốt. Đặc biệt là sự hợp tác liên doanh giữa công ty thông tin di động Việt Nam (VWS) và hai công ty Industri for Waltnius AB Kinnevi và Comvil của Thuỵ Điển với tổng đầu tư là 341,5 triệu USD. Đây có thể coi là đầu tư lớn nhất trong ngành Bưu chính viễn thông, nó đã phủ mạng trong toàn quốc và quốc tế vào ngày 1/1/1996 ngành Bưu chính viễn thông đưa vào khai thác tuyến cáp quang ngầm xuyên biển quốc tế Thái Lan – Việt Nam – Hồng Kông cung cấp cho Việt Nam 8500 kênh quốc tế.
Ngành Bưu chính viễn thông đã thực hiện tốt công tác tiếp nhận công nghệ thông tin và triển khai hoạt động tốt, đi thẳng vào số hoá, tự động hoá và đa dịch vụ. Sử dụng vệ tinh viễn thông mạng truyền dẫn bằng cáp quang và vi ba băng rộng, sử dụng tổng đài tự động trên cả nước. Hệ thống thông tin di động và mạng chuyển mạch gói truyền số liệu... Mạng lưới bưu chính viễn thông tuy còn ít về số lượng, song hiện đại tương ứng với mạng lưới của các nước đang phát triển. (Nguồn: Bộ KH &ĐT 1997).
Sau gần 20 năm đổi mới, ngành Bưu chính, Viễn thông đã có bước phát triển khá. Mạng lưới viễn thông quốc gia được số hóa, tự động hoá 100% trên phạm vi cả nước, đạt tiêu chuẩn mạng quốc tế. Công nghệp thông tin được trang bị những dây chuyền tuy quy mô còn nhỏ bế nhưng công nghệ hiện đại, sản xuất ra những thiết bị bưu chính, viễn thông chất lượng cao, đáp ứng được trên 40% nhu cầu mạng lưới và đã có xuất khẩu. Nhiều đơn vị công nghiệp đạt tiêu chuẩn ISO 9000, 9001, 9002. Dịch vụ bưu chính, viễn thông, tin học phong phú về chủng loại, chất lượng cao. Mức độ phổ cập dịch vụ trong dân đạt 5,36 máy/100 dân; 90 % số xã có máy điện thoại. Tốc độ tăng trưởng nhanh: so với năm 1991 thì đến nay tài sản cố định tăng thêm gần 29 lần; doanh thu năm tăng 2 lần; nộp ngân sách tăng 42 lần. Nhịp độ đầu tư cho ngành Bưu chính, Viễn thông hằng năm từ 5000-6000 tỷ đồng Việt Nam. Các chỉ số kinh tế thể hiện các doanh nghiệp Bưu chính, Viễn thông Việt Nam có nền tài chính lành mạnh, tính tự chủ cao; vay vốn lớn nhưng quay vòng vốn nhanh, không có nợ quá hạn. nguồn nhân lực bưu chính, viễn thông, tin học Việt Nam được phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật trưởng thành nhanh chóng, tiếp thu được chuyển giao công nghệ, làm chủ được mạng lưới có công nghệ hiện đại trong vận hành, khai thác, bảo dưỡng, lắp đặt, đầu tư phát triển mạng. Đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế được nâng cao về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ; thoát khỏi tư tưởng ỷ lại trong thời kỳ bao cấp, bước đầu tiếp cận với nền kinh tế thị trường, quản lý ngành Bưu chính, Viễn thông phát triển trong môi trường có cạnh tranh. ( Số liệu năm 2002).
c. Lĩnh vực điện tử tin học
Công nghiệp sản xuất hàng điện tử tin học
Theo số liệu của Bộ Công nghiệp năm 2003, toàn ngành điện tử tin học hiện có khoảng hơn 200 doanh nghiệp, đa phần là loại hình vừa và nhỏ của nhiều thành phần kinh tế. Tổng số vốn đầu tư của toàn ngành hiện nay là gần 1,6 tỉ USD, trong đó vốn của các doanh nghiệp liên doanh và 100% VNN chiếm tới 90% trong khi số doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 1/3.
Đầu tư trong ngành điện tử tin học tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất hàng điện tử dân dụng (67%). Sản xuất linh kiện phụ tùng chỉ chiếm 21,5% và điện tử chuyên dụng 11,5%. Cơ cấu vốn như vậy đã phần nào phản ánh trình độ phát triển còn lạc hậu và non trẻ của ngành điện tử Việt Nam trong khi các nước có ngành công nghiệp điện tử tiên tiến đang chuyển dịch cơ cấu đầu tư vào lĩnh vực sản xuất linh kiện phụ tùng và dịch vụ tin học. Tuy nhiên đây cũng là tình trạng chung của các nước đang phát triển, khi mà ngành công nghiệp điện tử của họ bắt đầu được hình thành.
Các sản phẩm của ngành sản xuất hàng điện tử tin học gồm:
Nhóm điện tử gia dụng: Các sản phẩm chính là máy thu hình (tivi) và máy thu thanh (radio). Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 70% công suất sản xuất ti vi (hơn 2000 cái/năm). Lắp ráp sản phẩm từ linh kiện rời hoàn toàn nhập ngoại chiếm tới 90%.
Nhóm điện tử chuyên dụng: Các loại cân tự động cán băng tải , cân đóng bao, hệ thống kiểm tra hành lý xuất nhập cảnh, một số thiết bị y tế như điện não tâm đồ, điện tâm đồ, máy siêu âm…
Nhóm thiết bị tin học: sản phẩm thiết bị tin học của Việt Nam cũng chỉ được sản xuất dưới dạng lắp ráp, chủ yếu là lắp ráp máy vi tính.
Nhóm linh phụ kiện: Các sản phẩm chính là đèn hình (công suất 2 triệu chiếc/năm); đế mạch in (công suất: 8,5 triệu chiếc/năm), tụ điện các loại, cuộn cao áp, cuộn cảm, cuộn lái tia, các chi tiết nhựa, các chi tiết cho lắp ráp đèn hình, các loại anten.
Công nghệ sản xuất
Nhìn chung, công nghệ sản xuất của ngành điện tử Việt Nam vẫn còn ở trình độ đơn giản, loại hình lắp ráp đang chiếm ưu thế. Giá trị gia tăng của các sản phẩm điện tử khoảng 5-10%.
Phần lớn hoạt động chế tác được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bản quyền của đối tác nước ngoài bao gồm thiết kế nguyên bản sản phẩm, cách trang bị và tổ chức dây chuyền sản xuất. Việt Nam hầu như chưa phát triển thiết kế gốc mang tính thương mại, chưa có nhãn mác đáng kể cho các mặt hàng điện tử gia dụng lẫn điện tử công nghiệp.
Công nghệ sản xuất linh kiện, vật liệu mới bắt đầu hình thành, dây chuyền và công nghệ sản xuất chưa thực sự hiện đại.
Tuy nhiên thông qua FDI chúng ta cũng ta tiếp thu được công nghệ lắp ráp hiện đại – công nghệ lắp ráp bảng mạch tự động SMT thay cho công nghệ lắp ráp thủ công PTH trước đây.
Lĩnh vực phần mềm tin học
Có 31 dự án hoạt động trong lĩnh vực tin học (hai hợp đồng hợp tác kinh doanh, 3 liên doanh và 26 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài) với tổng vốn đầu tư 45,95 triệu USD (số liệu năm 2002). Đây là những dự án nhỏ, có vốn đầu tư dưới 5 triệu USD và chủ yếu là dịch vụ phát triển phần mềm cho các hãng lớn của Hoa Kỳ, Singapore, Hồng Kông và một số nước khác. Tuy có quy mô vốn đầu tư nhỏ nhưng các dự án tin học của khu vực này cũng chiếm tới 90% năng lực toàn ngành.
Lĩnh vực công nghiệp ô tô và xe máy
Đây cũng là một trong những lĩnh vực thu hút được nhiều nhà đầu tư thuộc các hãng lớn mà sản phẩm của họ đã trở thành nổi tiếng và có lợi thế cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thế giới như: Toyota, Ford, Honda, Suzuki... Đến 2002, chúng ta đã cấp giấy phép hoạt động cho 14 dự án đầu tư sản xuất ô tô và 4 dự án đầu tư sản xuất xe máy. Số vốn thực hiện của các dự án đầu tư sản xuất ô tô đến nay là 376 triệu USD (bằng 43,12% vốn đăng ký), với số sản phẩm sản xuất bình quân 140.000 xe ô tô/năm. Trong số 14 dự án đầu tư sản xuất ô tô có 3 dự án không triển khai (Chysler, Nissan và Vietsin), 1 dự án tuy đã triển khai (đã đầu tư 16 triệu USD) nhưng tạm dừng không đầu tư tiếp (dự án Mercedes-Ben) và liên doanh Mê Kông đã ngừng sản xuất. Một đặc điểm tương đối nổi bật nữa của các dự án đầu tư sản xuất ô tô, xe máy là bên cạnh hoạt động các hoạt động của chính bản thân thì các dự án này có tác động đến việc hình thành các dự án sản xuất linh kiện, phụ tùng tương ứng. Tức là, thường đi cùng các dự án đầu tư loại này là một loạt các dự án đầu tư sản xuất linh kiện, phụ tùng, sản phẩm bổ trợ, cùng triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu đồng bộ về sản xuất ô tô và xe máy. Các dự án đầu tư dạng vệ tinh này thường là những bạn hàng truyền thống của các nhà đầu tư hoặc là các doanh nghiệp cơ khí sẵn có của Việt Nam, trong đó có cả những doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và kinh doanh, thậm chí có nguy cơ phá sản.
Hiện nay, trong số các hãng hoạt động ở Việt Nam, có năm nhà chế tạo ô tô Nhật Bản đang sản xuất (Daihatsu, Hino, Isuzi, Misubishi và Toyota), một nhà chế tạo ô tô của Hàn Quốc (Daewoo), một nhà lắp ráp trên cơ sở giấy phép của Philipin (VMC), một nhà chế tạo ô tô của Đức (Ford). Điều đáng chú ý là, mỗi hãng có một đối tác Việt Nam, thường là các doanh nghiệp nhà nước trong các ngành chế tạo phương tiện vận chuyển có động cơ và máy nông nghiệp. Các phương tiện vận tải đang được lắp ráp tại Việt Nam bao gồm các loại xe du lịch cỡ nhỏ, cỡ trung và hai loại xe thể thao đắt tiền, năm loại xe vận tải hành khách 15 – 20 chỗ ngồi, ba loại xe thể thao chuyên dụng bốn bánh lái, sáu loại xe vận tải hạng trung và hạng nhẹ, hai loại xe vận tải hàng hoá chuyên dụng. Hiện tại, trong tổ hợp các xe được lắp ráp trong nước chưa có loại xe du lịch loại rất nhỏ, xe du lịch cỡ lớn , xe vận tải hành khách cỡ nhỏ và các phương tiện nâng hạ.
Các nhà chế tạo ô tô đầu tư vào Việt Nam thuộc trong số những công ty hàng đầu trên thế giới về doanh thu, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Với bản chất phức tạp và sử dụng nhiều lao động của công đoạn lắp ráp ô tô (đặc biệt là công đoạn trang trí và hoàn tất), các nhà chế tạo ô tô phải tập trung suy nghĩ tìm ra cách sử dụng công nhân sản xuất trực tiếp có hiệu quả hơn, làm giảm những khuyết tật của các sản phẩm. Một số cách sử dụng lao động tỏ ra thành công là tổ chức công nhân thành các đội tự quản một phần, luân phiên công nhân giữa các nhà sản xuất; tìm kiếm những ý kiến từ phía các công nhân về việc làm thế nào để hoàn thiện quá trình sản xuất; giám sát cẩn thận và làm giảm những khuyết tật sản phẩm bằng hệ thống cải tiến chất lượng hiện đại. Các nghiên cứu thực tiễn cho thấy, đa số công nhân chế tạo ô tô ở Việt Nam đã được bố trí vào một số hình thức tổ chức lao động và thực tiễn giám sát chất lượng tiên tiến.
Do nhu cầu xe hơi ở Việt Nam còn thấp nên năng lực khai thác của các nhà máy thấp (trung bình khoảng 10%). Bên cạnh đó cơ sở cung cấp (hỗ trợ) cho công nghiệp ô tô hầu như chưa có. Vì có ít nhà cung cấp trong nước nên tất cả các loại xe sản xuất ở trong nước được cung cấp dưới dạng “CKD” (complete knock down). Đây là loại hình nhà máy khá phổ biến trong những nền kinh tế mới nổi lên và đang chuyển đổi. Thực hiện loại hình này, hầu như toàn bộ phụ tùng được mang đến từ nước ngoài, ở đó các cụm máy và phụ tùng được tháo ra từ dây chuyền lắp ráp và được “gom lại” trong các container để vận chuyển đến các nhà máy lắp ráp.
Xe máy hiện đang là phương tiện giao thông phổ biến ở Việt Nam. Ngành chế tạo xe máy đã phát triển nhanh chóng trong những năm 1990. Cho đến năm 1998, có sáu liên doanh lắp ráp xe máy hoạt động tại Việt Nam với vốn đầu tư 320 triệu USD và năng lực sản xuất thiết kế là 900.000 sản phẩm/năm. Hiện nay các nhà máy lắp ráp xe máy đều sử dụng hình thức lắp ráp theo thiết kế và sản xuất xe máy có chi phí thấp theo kiểu IKD.
Lĩnh vực công nghiệp hoá chất
Đến hết năm 2000, lĩnh vực này đã thu hút 167 dự án với tổng số vốn đăng ký trên 2 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 682 triệu USD; trong đó thời kỳ 1996-2000 cấp phép 163 dự án với 1,7 tỷ USD vốn đăng ký. Năm 1999, tỷ trọng giá trị sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã chiếm tới 26,5% trong tổng giá trị sản xuất kinh doanh của toàn ngành Hoá chất Việt Nam. Điều đáng chú ý ở đây là, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong ngành này đã sản xuất ra nhiều loại sản phẩm có chất lượng cao như: một số hoá chất cơ bản, sơn, thuốc sát trùng, dầu nhờn, thuốc trừ sâu, bột giặt, dầu gội... Do đó để cạnh tranh với các doanh nghiệp ĐTNN, các doanh nghiệp trong nước buộc phải thay đổi thiết bị, công nghệ, cải tiến quản lý để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Sơ đồ 2.10.: Tỷ trọng đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị sản xuất hoá chất của Việt Nam
Nguồn: 55 năm công nghiệp Việt Nam – NXB Thống kê 2000
Một trong những doanh nghiệp FDI có tiếng trong lĩnh vực hoá mỹ phẩm đã chiếm một thị phần lớn tại Việt Nam với chủng loại sản phẩm đa dạng (bột giặt, dầu gội, kem đánh răng...) là liên doanh Lever Việt Nam của công ty thực phẩm và hoá chất nổi tiếng thế giới Unilever.
Tại Việt Nam, từ năm 1995 đến nay (2/2002) Unilever đã đầu tư khoảng 120 triệu USD trong 3 doanh nghiệp:
Bảng 2.11. Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Unilever vào Việt Nam
Vốn đầu tư
(triệu USD)
Phần góp vốn
của Unilever
Địa điểm
Lĩnh vực hoạt động
Liên doanh Lever VN (1995) (*)
56.3
67%
Hà Nội/TP.HCM
Sản phẩm chăm sóc gia đình, chăm sóc vệ sinh cá nhân và các chất tẩy rửa
LD Elida P/S (1996)
17.5
55%
TP.HCM
Sản phẩm chăm sóc răng
Unilever Best Foods VN (1996)
37.1
100%
TP.HCM
Kem, trà, thực phẩm
Nguồn: www.vinaseek.com.vn
Công ty đã rất quan tâm đến đội ngũ cán bộ có tư duy người địa phương. Do đó công ty đã đưa vào ban lãnh đạo của mình những người có khả năng thích ứng, có tinh thần dám nghĩ dám làm, nhạy cảm trước các vấn đề mang tính văn hoá. Công ty cũng đã đầu tư đáng kể vào việc cải thiện kỹ năng làm việc cho mọi cấp cán bộ nhân viên. Trong thời gian hoạt động 5 năm (95-2000), công ty đã gửi khoảng 200 cán bộ quản lý đi học tập ở nước ngoài, biệt phái hơn 20 cán bộ quản lý người Việt Nam tới các nước như Vương quốc Anh, Australia, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc, Philipin và Malaysia.
Ngay sau khi đi vào hoạt động, các hãng nổi tiếng thế giới của Unilever như Omo, Sunsilk, Clear, Lifebouy, Lux, Dove, Pond’s, Close-Up,... cùng với các nhãn hàng truyền thống của Việt Nam là Viso và P/S đã được giới thiệu rộng rãi, được người tiêu dùng Việt Nam tín nhiệm, đánh giá cao, và luôn dẫn đầu trên thị trường. Đây là những kết quả của những nỗ lực không ngừng của các công ty trong hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm có chất lượng cao, phát huy sức mạnh của sản phẩm truyền thống (Dầu gội Bồ kết, Kem đánh răng Muối), xây dựng hệ thống phân phối cung ứng phục vụ tiện lợi cho người dân ở mọi nơi, đáp ứng kịp thời nhu cầu và thị hiếu của người Việt Nam.
Lĩnh vực dệt, may, giày dép
Đây là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, suất đầu tư cho mỗi lao động thấp, triển khai sản xuất – kinh doanh nhanh; đặc điểm này rất thích hợp với điều kiện kinh tế và trình độ phát triển ở thời kỳ đầu tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá của ta. Đến nay, c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI Thực trạng và Giải pháp.doc