Chuyên đề Cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

LỜI MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 4

1.1 VAI TRÒ VÀ HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 4

1.1.1 Vai trò của giáo dục và đào tạo trong nền KTQD 4

1.1.2 Hệ thống giáo dục quốc dân 6

1.2 VAI TRÒ CỦA NSNN VỚI GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 9

1.2.1 Khái niệm bản chất của NSNN 9

1.2.1.1 Khái niệm 9

1.2.1.2 Bản chất 9

1.2.2 Vai trò của NSNN với giáo dục đào tạo 10

1.2.3 Cơ chế chi tiêu NSNN cho giáo dục đào tạo 12

1.3 CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO. 13

1.3.1 Khái niệm cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục và đào tạo 13

1.3.2 Nội dung cơ chế quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo. 14

1.3.2.1 Cơ chế phân cấp ngân sách. 14

1.3.2.2 Cơ chế lấp dự toán và phân bổ NSNN cho giáo dục đào tạo 15

1.3.2.3 Cơ chế cấp phát và chấp hành chi NSNN 18

1.3.2.4 Kế toán, kiểm tra và quyết toán NSNN 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TẠI VIỆT NAM 22

1.1 KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC. 22

2.2 ĐẦU TƯ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 26

2.2.1 Về tỷ trọng NSNN chi cho giáo dục và đào tạo 26

2.2.2 Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục đào tạo 27

2.2.2.1 Xét theo tính chất kinh tế 27

2.2.2.2 Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân vùng tự nhiên và dân cư. 31

2.2.2.3 Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo sắp xếp theo cấp học, trình độ đào tạo. 31

2.2.3 Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân cấp ngân sách. 33

2.2.4 Cơ chế NSNN hỗ trợ cho học sinh nghèo 33

2.2.4.1 Về học bổng 33

2.2.4.2 Về trợ cấp xã hội 34

2.3. CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 35

2.3.1Cơ chế phân cấp quản lý NSNN giáo dục và đào tạo 35

2.3.2 Cơ chế lập dự toán và phân bổ dự toán NSNN 35

2.3.2.1 Quy trình lập dự toán chi tiết và phân bổ nguồn NSNN cho giáo dục đào tạo 35

2.3.2.2 Căn cứ lập kế hoạch phân bổ NSNN cho giáo dục đào tạo 37

2.3.3. Cơ chế cấp phát và chấp hành chi NSNN. 39

2.3.4. Kế toán, kiểm tra và quyết toán NSNN 40

2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 41

2.4.1 Ưu điểm 41

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 42

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 47

3.1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 47

3.2 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 48

3.2.1 Hoàn thiện cơ chế lập và phân bổ dự toán NSNN 48

3.2.1.1 Đối với căn cứ lập, phân bổ dự toán NSNN 48

3.2.1.2. Đối với quy trình lập và phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục đào tạo. 50

3.2.2 Hoàn thiện cơ chế chấp hành và quyết toán NSNN 50

3.2.3 Lựa chọn ưu tiên hợp lý trong phân bổ NSNN cho giáo dục giữa các cấp, bậc học và trình độ đào tạo. 51

3.2.4 Hoàn thiện cơ chế quản lý chi chương trình mục tiêu Quốc Gia về giáo dục đào tạo. 53

3.2.6 Cấp kinh phí NSNN cho đào tạo theo đầu ra 56

KẾT LUẬN 58

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

 

 

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1739 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Cơ chế quản lý Ngân sách nhà nước cho ngành giáo dục và đào tạo của Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong nhiều năm qua, nước ta đã thực hiện tốt công tác DS& KHHGĐ, dẫn đến dân số trong độ tuổi tiểu học giảm xuống đáng kể và công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được đẩy mạnh trong cả nước. Số học sinh trung học cơ sở là: 6.218.457, giảm 240.061 học sinh so với năm học 2005-2006 do số học sinh lớp 5 giảm trong những năm qua và công tác phổ cập THCS được đẩy mạnh, giảm được số học sinh lưu ban và bỏ học. Số học sinh THPT là 3.111.280 tăng 134.408 học sinh so với năm trước. Số học sinh TCCN là 515.670 tăng 11.418 so với năm trước. Tổng quy mô đại học, cao đẳng là 1.540.201 sinh viên, đạt 183,3 sinh viên trên 1 vạn dân. Như vậy so với năm học 2002-2003 thì số học sinh THPT, số sinh viên cao đẳng và đại học năm học 2006-2007 tăng khá nhanh. Chứng tỏ chất lượng giáo dục và trình độ học vấn của người dân đã có nhiều chuyển biến đáng kể. - Đội ngũ cán bộ giáo viên: Đến năm 2006-2007, cả nước có 848.659 giáo viên, giảng viên, trong đó: 163.809 Giáo viên mầm non; 344.521 Giáo viên tiểu học, 310.620 giáo viên THCS, 125.460 giáo viên THPT, 14.540 giáo viên TCCN và 53.518 giảng viên đại học cao đẳng. Tỷ lệ cháu/ cô ở nhà trẻ là 12,44 và mẫu giáo là 21,6; Tỷ lệ giáo viên/ lớp tính chung trên cả nước, ở bậc tiểu học là 1,28; THCS là 1,9 và THPT là 1,87 ( Trong năm học trước năm học 2005-2006, các tỷ lệ tương ứng là: 10; 21; 1,28; 1,83; 1,83 ) Bảng 2.2: Quy mô học sinh, sinh viên từ năm 2002-2007 Đơn vị: Số học sinh, sinh viên Cấp học Năm học 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 Mầm non 2.547.430 2.588.837 2.754.094 3.042.662 3.147.252 Tiểu học 8.841.004 8.350.191 7.773.484 7.321.739 7.041.312 THCS 6.497.548 6.612.009 6.670.714 6.458.518 6.218.457 THPT 2.458.446 2.616.207 2.802.101 2.976.872 3.111.280 TCCN 389.326 360.392 466.504 500.252 515.670 Cao đẳng 215.544 232.263 273.463 299.294 367.054 Đại học 805.123 898.767 1.046.291 1.087.813 1.173.147 Nguồn: Thống kê giáo dục đào tạo, Bộ giáo dục đào tạo - Chất lượng và hiệu quả giáo dục ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo có chuyển biến tích cực. + Giáo dục mầm non: Do được chăm lo đầu tư nên cơ sở vật chất trường lớp tốt điều kiện chăm sóc tốt hơn nên thể chất và nhận thức của trẻ cao hơn hẳn so với nhưng trẻ không đến lớp. Tỷ lệ nhập học ngày càng tăng chẳng hạn như năm học 2003-2004 tỷ lệ nhập học của trẻ em trong độ tuổi: dưới 3 tuổi là 15%, trẻ em từ 3 đến 6 tuổi là 62% và trẻ em 5 tuổi là 91,6% + Giáo dục phổ thông : Tỷ lệ nhập học, tỷ lệ học sinh khá giỏi và học sinh tốt nghiệp ở các cấp ngày càng tăng. Tỷ lệ học sinh yếu kém, bỏ học, lưu ban ngày càng giảm. Năm học 2003-2004 tỷ lệ nhập học đúng tuổi: tiểu học là 98,1%, THCS là 80,6%, THPT là 38,6%. Tỷ lệ học sinh lưu ban, bỏ học là 3,64% ở cấp tiểu học, 6,56% ở cấp THCS và 8,45% ở THPT. + Giáo dục dạy nghề: Tỷ lệ tốt nghiệp năm học 2006-2007 là 163.529 giảm 16.870 tương ứng 10,31% so với năm học 2005-2006. + Đào tạo đại học và sau đại học: Số sinh viên tốt nghiệp các trường cao đẳng và đại học tăng lên đáng kể trong thời gian qua. Năm học 2002-2003 có 50.197 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và 113.763 sinh viên tốt nghiệp đại học. Và đến năm học 2006-2007 có 71.064 sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, 161.411 sinh viên tốt nghiệp đại học. Qua khảo sát ở nhiều doanh nghiệp, và cơ quan nhìn chung đại bộ phận cán bộ thuộc các doanh nghiệp, cơ quan Nhà nước đều có trình độ từ cao đẳng trở lên và được đánh giá có trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm thuộc lọai khá và tốt. ĐẦU TƯ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 2.2.1 Về tỷ trọng NSNN chi cho giáo dục và đào tạo Trong chi NSNN nói chung thì chi NSNN cho giáo dục đào tạo được chú trọng ưu tiên hơn so với các lĩnh vực kinh tế xã hội khác. Giai đoạn 2002-2007, chi NSNN cho giáo dục đào tạo ở nước ta đã không ngừng tăng lên cả về số tuyệt đối, về tỷ trọng chi NSNN và so với GDP. Trong giai đoạn 2002 - 2006, NSNN chi cho GDĐT đã tăng gấp 2,4 lần, từ hơn 22.600 tỷ đồng năm 2002 lên đến gần 55.000 tỷ đồng năm 2006. Tỷ trọng chi NSNN cho GDĐT trong GDP tăng từ 4,2% (năm 2002) lên 5,6% (năm 2006). Theo Thứ trưởng Bộ TC Đỗ Hoàng Anh Tuấn, đây là mức chi cao so với các nước trong khu vực và thế giới dành cho GDĐT. Trong đó, chi thường xuyên cho GD Đại học đã tăng hơn 2,4 lần trong giai đoạn 2002 - 2006. Mức chi NSNN cho giáo dục bình quân một người tăng từ 283.000 đồng năm 2002 lên 784.000 đồng vào năm 2007. Bảng 2.3: Chi NSNN cho giáo dục đào tạo giai đoạn 2002- 2005 Đơn vị: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 2006 2007(ước đạt) GDP( tỷ đồng ) 613.443 710.000 815.000 973.791 1.143.442 Tổng chi NSNN ( Tỷ đồng) 178.541 200.050 229.750 321.377 368.340 Chi NSNN cho GD-ĐT 27.510 32.730 41.630 55.300 66.770 NSNN cho GD- ĐT so với GDP 4,48 4,6 5,11 5,67 5,83 Chi NSNN cho GD- ĐT so với tổng chi NSNN 15,4 16,36 18,11 17,20 18,12 Chi NSNN cho GD-ĐT/ 1 người dân (nghìn đồng ) 340 399 489 657 784 Nguồn: Thống kê Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ tài chính Nhà nước luôn tăng chi NSNN cho giáo dục cả về quy mô và tỷ trọng trong tổng chi NSNN để không ngừng nâng cao công tác giảng dạy đáp ứng nhu cầu dạy va học, thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục. Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo không ngừng tăng qua các năm. Năm 2005 là 41.630 tỷ đồng thì đến năm 2006 là 55.300 và đến năm 2007 thì con số đó là 66.770 ( chiếm 20% tổng chi NSNN ) hoàn thành chỉ tiêu này sớm hơn 3 năm so với mục tiêu Quốc hội đề ra. 2.2.2 Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục đào tạo 2.2.2.1 Xét theo tính chất kinh tế Xét theo tính chất kinh tế, chi NSNN cho giáo dục đào tạo gồm chi: Chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển Bảng 2.4 Chi NSNN cho giáo dục đào tạo xét theo tính chất kinh tế Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Tổng chi NSNN cho GD- ĐT Chi thường xuyên Chi đầu tư phát triển Số chi Tỷ lệ Số chi Tỷ lệ 2003 27.510 24.310 88,36% 3.200 11,63% 2004 32.730 27.830 85% 4.900 14,97% 2005 41.360 35.007 84,6% 6.623 15,36% 2006 55.300 45.595 82,45% 9.705 17,55% 2007 66.770 55.240 82,73% 11.530 17,26% Nguồn: Thống kê giáo dục và đào tạo, Bộ giáo dục Chi đầu tư phát triển Chi đầu tư phát triển của NSNN cho giáo dục và đào tạo đã được ưu tiên hàng đầu trong cơ cấu chi đầu tư phát triển của NSNN cho linh vực hạ tầng xã hội và không ngừng tăng lên. Số liệu cho thấy chi đầu tư phát triển của NSNN cho giáo dục và đào tạo có xu hướng tăng nhanh cả về quy mô và tỷ trọng chi NSNN cho giáo dục đào tạo. Năm 2007, toàn nghành được bố trí 11.530 tỷ đồng chi đầu tư phát triển, tăng 18,8% so với năm 2006. Chi đầu tư phát triển bao gồm các khoản chi mang tính chất đầu tư như mua sắm, xây dựng, sửa chữa trường lớp… Đây là khoản chi nhằm củng cố và phát triển quy mô trường lớp, góp phần quan trọng trong việc phát triển của nghành. Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, mạng lưới trường lớp không chỉ được mở rộng về quy mô mà còn được nâng cao về chất lượng. Cơ sở trường lớp khang trang, sạch sẽ và có kiến trúc hiện đại sẽ góp phần không nhỏ trong việc thu hút học sinh đến trường. Để làm được như vậy đòi hỏi phải có các khoản chi đầu tư lớn cho nghành giáo dục trong thời gian tới và phải đảm bảo được tỷ trọng chi hợp lý giữa chi đầu tư và chi thường xuyên trong cơ cấu chi của nghành. Chi thường xuyên Các khoản chi thường xuyên là các khoản chi phục vụ cho hoạt động của giáo dục đào tạo như chi lương, phụ cấp, chi cho giảng dạy, học tập, chi hành chính,… Cùng với sự phát triển của nghành giáo dục, đội ngũ giáo viên cũng ngày một tăng. Hơn thế nữa, lương của giáo viên cũng là vấn rất được Chính phủ quan tâm. Trong những năm qua, lương của công chức nói chung và lương của giáo viên nói riêng liên tục được cải thiện. Việc tăng lương sẽ góp phần tăng thu nhập cho giáo viên và là một yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Chính vì vậy, trong giai đoạn tới, với chính ách ưu đãi với giáo viên về tiền lương thì ác khoản chi lương sẽ ngày một tăng và sẽ chiếm tỷ trọng lớn trong tổn chi của nghành giáo dục. Năm 2007 chi thường xuyên được bố trí 55.240 tăng 21,15% so với năm 2006. Nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa đủ để tạo ra những thay đổi có tính chất đột phá. Nên đa số ở các tỉnh, cơ cấu chi tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương vẫn chiếm khoảng 85%-90% và chi cho các hoạt độn giảng dạy, học tập, mua sắm, sửa chữa, hành chính quản lý chỉ khoảng 10%-15% chi thường xuyên. - Chi CTMT Quốc gia: Kinh phí CTMT Quốc gia giáo dục và đào tạo được Chính phủ, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính quan tâm bố trí tăng dần hằng năm từ 970 tỷ đồng lên 4.030 tỷ đồng năm 2007 ( tăng 35,7% so với năm 2006). Trong đó, năm 2007, kinh phí CTMT Quốc gia được bố trí theo các dự án như sau: Duy trì kết quả PCDGTH, thực hiện PCTHCS và hỗ trợ PCTHPT: 170 tỷ đồng. Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy: 550 tỷ đồng Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường: 90 tỷ đồng Đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường CSVC các trường sư phạm: 540 tỷ đồng Hỗ trợ GD miền núi, vùng sâu dân tộc ít người và vung có nhiều khó khăn: 400 tỷ đồng Tăng cường CSVC các trường học: 1.380 tỷ đồng Tăng cường năng lực đào tạo nghề: 900 tỷ đồng Bảng 2.5: Chi NSTW cho CTMTQG về giáo dục và đào tạo từ năm 2003-2007 Đơn vị: Tỷ đồng Số TT Các Dự án thuộc CTMTQG về GD&ĐT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Duy trì kết quả PCDGTH, thực hiện PCTHCS và hỗ trợ PCTHPT 40 50 55 150 170 2 Đổi mới chương trình, nội dung sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy 380 520 800 1.120 550 3 Đào tạo cán bộ tin học, đưa tin học vào nhà trường 50 65 75 78 90 4 Đào tạo bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường CSVC các trường sư phạm 100 100 120 75 540 5 Hỗ trợ GD miền núi, vùng sâu dân tộc ít người và vung có nhiều khó khăn 105 120 150 330 400 6 Tăng cường CSVC các trường học 165 195 230 517 1.380 7 Tăng cường năng lực đào tạo nghề 130 200 340 500 600 Tổng 970 1.250 1.770 2.970 4.030 Nguồn: Bộ Tài chính. 2.2.2.2 Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân vùng tự nhiên và dân cư. Hiện nay định mức phân bổ dự toán NSNN cho giáo dục đào tạo năm 2007 được ban hành trong Quyết định 151/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian qua, NSNN đã tập trung hỗ trợ cho giáo dục miền núi, vùng dân tộc ít người và vùng có nhiều khó khăn với các nội dung sau: -Đầu tư tăng cường CSVC cho các cơ sở giáo dục miền núi, đặc biệt là cho các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh theo hướng chuẩn hóa về trường lớp. -Tăng cường thiết bị, đồ dùng học tập đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú. -Hỗ trợ đầu tư xây dựng trường phổ thông dân tộc bán trú. Hỗ trợ tiền ăn và học phẩm cho học sinh dân tộc thiểu số, giúp học sinh hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. -Xây dựng và triển khai đề án dayk nghề trong trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh. -Tăng cường đầu tư CSVC trường lớp vùng núi, vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho những tỉnh mới thành lập, cơ sở giáo dục còn nhiều thiếu thốn. 2.2.2.3 Chi NSNN cho giáo dục và đào tạo sắp xếp theo cấp học, trình độ đào tạo. Cơ cấu chi ngân sáchc ho các cấp bậc học đã có sự thay đổi theo xu hướng tăng chi cho giáo dục và giảm chi cho đào tạo, thể hiện quan điểm ưu tiên đầu tư cho giáo dục cơ bản và giáo dục ở những vùng khó khăn. Năm 200, cơ cấu chi cho khối giáo dục là75,86% và cho khối đào tạo là 24,14%. Năm 2004, chi NSNN cho khối giáo dục đã tăng lên 79,12% và khối đào tạo giảm xuống còn 20,88% so với tổng chi NSNN cho giáo dục. Bảng 2.6: Cơ cấu chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo cấp học trình độ đào tạo Đơn vị: %/ Tổng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo Chỉ tiêu Năm 2000 2001 2002 2003 2004 Chi giáo dục 73,30 75,86 76,01 78,90 79,12 Mầm non 5,40 6,71 6,79 7,20 7,25 Tiểu học 35,27 32,17 31,61 32,20 32,60 THCS 19,38 20,44 21,32 22,00 22,90 THPT 8,33 10,02 10,57 10,20 11,40 Giáo dục khác 4,92 6,52 7,39 7,30 4,97 Chi đào tạo 26,70 24,14 22,32 21,10 20,88 Dạy nghề 3,79 3,06 3,24 3,30 3,34 TCCN 4,80 3,54 2,86 2,50 2,53,9,85 ĐH&CĐ 12,43 9,27 9,71 9,70 9,85 Sau đại học 0,82 0,45 0,46 0,42 0,43 Đào tạo khác 4,86 7,82 6,05 5,18 4,73 Tổng chi 100 100 100 100 100 Nguồn: Thống kê giáo dục- Bộ giáo dục và đào tạo Tỷ trọng chi NSN cho giáo dục tiểu học có xu hướng giảm do sau khi hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 2000 thi só học sionh tiểu học giảm khoảng nửa triệu học sinh mỗi năm. Tỷ trọng chi NSNN cho THCS và THPT có xu hướng tăng là phù hợp với yêu cầu để thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục THCS và THPT. Tỷ trọng chi NSNn cho dạy nghề có xu hướng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế quốc dân theo hướng CNH-HĐH. Tỷ trọng chi NSNN cho đào tạo đại học và cao đẳng có xu hướng giảm là phù hợp với khả năng huy động cao hơn cho các nguồn tài chính ngoài NSNN để đầu tư cho các bặc học này trong quá trình xã hội hóa giáo dục. 2.2.3 Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân cấp ngân sách. Cơ chế phân cấp quản lý NSNN cho phát triển giáo dục ngày càng tăng cường quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho chính quyền địa phương. Ngân sách TW đảm bảo nhiệm vụ chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề do địa phương quản lý. Việc phân cấp nhiệm vụ chi cho hoạt động giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho ngân sách các cấp chính quyền địa phương do HĐND tỉnh quyết định bảo đảm phù hiựp với phân cấp quản lý giáo dục đào tạo theo quy định của pháp luật, trình độ năng lực quản lý ngân sách của từng cấp và kế hoạch chung của địa phương về phát triển giáo dục và đào tạo. Thời kỳ ổn định ngân sách 2004-2006, có 31 tỉnh phân cấp nhiệm vụ chi ngân sách về hoạt động sự nghiệp giáo dục và đào tạo cho cả ba cấp ngân sách địa phương ( tỉnh, huyện, xã), 30 tỉnh phân cấp ngân sách ( tỉnh, huyện) và chỉ có 3 tỉnh thực hiện quản lý ngân sách tỉnh. Bảng 2.7: Chi NSNN cho giáo dục đào tạo theo phân cấp ngân sách giai đoạn 2000-2004 Đơn vị tính: %/ Tổng chi NSNN Cấp ngân sách Năm 2000 2002 2003 2004 NSTW 17,13 14,65 13,76 19,63 NSĐP 82,87 85,35 86,24 80,37 Tổng 100 100 100 100 Nguồn: Bộ Tài chính 2.2.4 Cơ chế NSNN hỗ trợ cho học sinh nghèo 2.2.4.1 Về học bổng - Học bổng khuyến khích học tập được cấp trên cơ sở kết quả học tập, rèn luyện của học sinh, sinh viên nhằm khuyến khích học sinh, sinh viên học tập đạt kết quả tốt. Tùy theo kết quả học tập, rèn luyện theo phân loại hiện hành thì sinh viên các trường đại học, cao đẳng sẽ được hưởngcacs mức học bồng là 120.000 đồng/tháng, 180.000 đồng/tháng và 240.000 đồng/tháng đối với kết quả học tập tương ứng là: khá, giỏi và loại xuất sắc. Đối với học sinh trung học chuyên nghiệp, dạy nghề thì mức học bổng tương ứng là 110.000 đồng/tháng, 165.000 đồng/tháng và 220.000 đồng./tháng. - Học bổng chính sách áp dụng cho các sinh viên hệ cử tuyển dành cho vùng cao và vùng sâu thực hiện theo quyết định số 82/2006/QĐ-TTg cuat Thủ tướng Chính phủ cụ thể như sau: Mức học bổng là 280.000 đồng/học sinh/tháng. Ngoài ra, nếu học sinh thuộc các đối tượng chính sách mà có kết quả học tập đạt loại khá, giỏi trở lên thì sẽ được nhận thêm phần thưởng khuyến khích học tập từ kinh phí chi cho học bổng với các mức bằng 30%,80% và 120% mức học bổng khuyến khích toàn phần nếu đạt loại khá giỏi và xuất sắc. 2.2.4.2 Về trợ cấp xã hội Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội là học sinh, sinh viên đang học tại các trường đào tạo công lập chính quy tập trung dài hạn trong nước thuộc các diện: học sinh, sinh viên là người dân tộc ít người ở vùng cao; học cinh, sinh viên là người mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa; là người tàn tật theo quy định của Nhà nước tại Nghị định 81/CP là người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về kinh tế. Mức hưởng trợ cấp xã hội là 100.000 đồng/tháng. Ngoài ra, đối với những học sinh, sinh viên thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội mà có kết quả học tập và rèn luyện từ khá trở lên thì được nhận thêm phần thưởng khuyến khích học tập trích từ kinh phí chi cho học bổng. CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN CHO GIÁO DỤC ĐÀO TẠO 2.3.1Cơ chế phân cấp quản lý NSNN giáo dục và đào tạo Nội dung phân định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm trong quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo bao gồm: (1) Ban hành các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi và quản lý NSNN cho giáo dục, (2) Bảo đảm nguồn kinh phí và thực hiện nhiệm vụ quản lý NSNN cho giáo dục, (3) Lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán NSNN cho giáo dục. Xu hướng phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục hiện nay là tăng cường nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm cho các cấp chính quyền địa phương và tăng cường quyền tự chủ tài chính cho cá cơ sở giáo dục đào tạo. Cơ chế này phát huy được tính năng động, sáng tạo, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các địa phương và các cơ sở đào tạo trong phân bổ, sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước. Hiện nay, phân cấp quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo ở Việt Nam được quy định tại Nghị định 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ. Theo đó: - Các Bộ nghành, các cơ quan TW quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, với đào tạo sau đại học, đại học, cao đẳng, TCCN, đào tạo nghề và các hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác - UBND địa phương, các cơ quan tài chính địa phương quản lý NSNN cho giáo dục đào tạo đối với giáo dục phổ thông, bổ túc văn hóa, nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông dân tộc nội trú và các hoạt động giáo dục khác; đối với một số trường đại học, cao đẳng, TCCN, đào tạo nghề, đào tạo ngắn hạn và các cơ sở đào tạo bồi dưỡng khác tại địa bàn. 2.3.2 Cơ chế lập dự toán và phân bổ dự toán NSNN 2.3.2.1 Quy trình lập dự toán chi tiết và phân bổ nguồn NSNN cho giáo dục đào tạo * Đối với các đơn vị trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo - Hằng năm, căn cứ vào các Chỉ thị của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tái chính, Bộ Giáo dục có văn bản hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ xây dựng dự toán thu, chi ngân sách trên cơ sở các nhiệm vụ chuyên môn được giao của từng đơn vị và tình hình ước thực hiện kế hoạch năm trước. Dự toán chi từ nguồn NSNN được xây dựng trên cơ sở tổng nhu cầu chi trong năm kế hoạch của đơn vị trừ đi số chi từ nguồn viện trợ và thu khác được để lại cho đơn vị sử dụng. Thời gian xây dựng dự toán vào tháng 7, tháng 8 của năm trước. - Căn cứ vào tổng mức chi Ngân sách được Chính phủ và Bộ Tài chính giao, Bộ Giáo dục tiến hành phân bổ cho các đơn vị dự toán trực thuộc chi tiết đến mục chi của Mục lục NSNN. Căn cứ để phân bổ dựa trên các nhiệm vụ chuyên môn được giao và tình hình thực tế của từng đơn vị. - Bộ Giáo dục gửi dự kiến phân bổ NSNN theo mục lục NSNN cho các đơn vị dự toán để rà soát và điều chỉnh. Sau khi các đơn vị rà soát điều chỉnh đã thống nhất ý kiến với Bộ Giáo dục thì Bộ Giáo dục sẽ giao chính thức cho các đơn vị HCSN thuộc Bộ Giáo dục. * Đối với khối địa phương - Sau khi nhận được Thông tư Ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập Kế hoạch phân bổ Ngân sách, Hội đồng nhân dân tỉnh ra Nghị quyết, quy định cụ thể về các nhiệm vụ chi cho giáo dục và định mức phân bổ. Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định ban hành định mức và kế hoạch phân bổ. - Căn cứ vào Quyết định và hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, phòng giáo dục huyện lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho các trường phổ thông (thuộc khối THCS và Tiểu học) thuộc phạm vi quản lý, gửi phòng tài chính huyện, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện để trình Hội đồng nhân dân huyện quyết định và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở tài chính, đồng gửi Sở giáo dục. Ttrong khi Sở giáo dục cũng lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho các trương THPT, trường cao đẳng trên địa bàn và tổng hợp kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáo dục trên toàn tỉnh và gửi Sở tài chính. - Trên cơ sở báo cáo của các huyện và của Sở giáo dục, Sở tài chính tổng hợp và lập kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáo dục trên địa bàn tỉnh để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và trình Hội đồng nhân dân tỉnh. Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Tài chính. - Sau khi kế hoạch phân bổ ngân sách chung của Tỉnh được Quốc hội phê duyệt và thông qua, Bộ Tài chính giao kế hoạch phân bổ ngân sách chung cho Tỉnh. Ủy ban nhân dân tỉnh giao kế hoạch phân bổ ngân sách cho Sở tài chính. Căn cứ vào kế hoạch phân bổ ngân sách cho giáo dục được giao, Sở tài chính phân bổ ngân sách cho các trường thuộc phân cấp quản lý của tỉnh và giao ngân sách cho Ủy ban nhân dân huyện. Được sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện, phòng tài chính huyện phân bổ ngân sách cho các trường tiểu học, THCS trực thuộc. 2.3.2.2 Căn cứ lập kế hoạch phân bổ NSNN cho giáo dục đào tạo Kế hoạch phân bổ ngân sách giáo dục đào tạo bao gồm kế hoạch ngân sách chi đầu tư phát triển và kế hoạch ngân sách chi thường xuyên. * Kế hoạch phân bổ ngân sách chi thường xuyên. Kế hoạc phân bổ ngân sách chi thường xuyên cho giáo dục đào tạo được xây dựng chủ yếu dựa trên định mức phân bổ ngân sách do Chính phủ quy định. Chính vì vậy, phân tích thực trạng lập kế hoạch phân bổ ngân sách chi thường xuyên cũng chính là phân tích tình hình sử dụng định mức phân bổ ngân sách cho giáo dục. Định mức phân bổ ngân sách là một mức chi cho một hoặc các đối tượng, nội dung chi nhằm đạt được một số nhiệm vụ, mục tiêu nhất định theo tiêu chuẩn chế độ hiện hành. Các định mức phân bổ ngân sách được dùng để xác định các khoản phân bổ ngân sách ở cả TW và các cấp địa phương. Các định mức phân bổ ngân sách là căn cứ để: Lập căn cứ dự toán NSNN Phân bổ NSNN cho các Bộ, cơ quan TW và địa phương sau khi được Chính phủ giao. Điều hành và quản lý NSNN Giám sát tình hình thực hiện, sử dụng NSNN Chính vì vậy, định mức phân bổ ngân sachs cho giáo dục có vai trò hết sức quan trọng trong kế hoạch ơhaan bổ ngân sách chi thường xuyên. Các định mức phân bổ này được Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện trong thông tư Ngân sách hàng năm và được áp dụng cho các mục chi thường xuyên trong giáo dục. Định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2007 được thực hiện theo quyết định 151/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ Bảng 2.9: Định mức phân bổ chi thường xuyên sự nghiệp đào tạo và dạy nghề theo tiêu chí dân số Vùng Định mức phân bổ Đô thị 21.330 Đồng bằng 23.710 Miền núi- vùng đồng bào dân tộc ở đồng bằng, vùng sâu 31.000 Vùng cao – hải đảo 42.700 Nguồn: Quyết định số 151/2006/QĐ-TTg Định mức phân bổ chi sự nghiệp đào tạo, dạy nghề bao gồm các loại hình đào tạo, dạy nghề ( chính quy, tại chức, đào tạo lại, các loại hình đào tạo dạy nghề khác ), các cấp đào tạo, dạy nghề, trung tâm chính trị tỉnh, huyện,… của địa phương. Định mức phân bổ thêm kinh phí cho các trường đại học mang tính chất khu vực được áp dụng đối với tỉnh, thành phố trực thuộc TW có các trường đại học công lập do địa phương quản lý do ngân sách địa phương bảo đảm theo phân cấp của luật ngân sách nhà nước, có thực hiện nhiệm vụ đào tạo học sinh ở các địa phương khác, được ngân sách Nhà nước trung ương phân bổ thêm cho ngân sách địa phương mức bằng 30% mức dự toán chi năm 2006 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đã giao cho trường đại học. * Kế hoạch phân bổ ngân sách chi đầu tư Hằng năm, Bộ kế hoạch đầu tư cùng thống nhất với Bộ Tài chính giao kinh phí đầu tư cơ bản cho các địa phương ( trong đó có kinh phí đầu tư cơ bản cho nghành giáo dục đào tạo ) .UBND các tỉnh thành phố thông qua HĐND tỉnh, thành phố để quyết định việc phân bổ cụ thể kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản cho các dự án. Việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2007-2010 được thực hiện theo quyết định số 210/2006/ QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ. Việc phân bổ chi đầu tư phát triển của các Bộ, cơ quan Trung ương cho các công trình, dự án và việc phân bổ chi đầu tư phát triển trong cân đối của các địa phương phải đảm bảo nguyên tắc chung là : Thực hiện theo đúng quy định của Luật NSNN, bảo đảm sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của NSNN, tạo điều kiện để thu hút các nguồn vốn khác, bảo đảm mục tiêu huy động cao nhất các nguồn vốn cho đầu tư phát triển; bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển. 2.3.3. Cơ chế cấp phát và chấp hành chi NSNN. Hàng tháng, quý, căn cứ vào dự toán được duyệt chi tiết theo Mục lục NSNN, cơ quan tài chính kết hợp với Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm cấp kinh phí cho các đơn vị thực hiện. - Căn cứ vào phương án điều hành ngân sách quý do cơ quan tài chính thông báo nhu cầu thanh toán, chi trả hàng quý của các đơn vị sử dụng ngân sách, Kho bạc Nhà nước chủ động lập kế hoạch nguồn vốn; kế hoạch chi trả, thanh toán; kế hoạch tiền mắt đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu, kịp thời yêu cầu chi của các đơn vị sử dụng ngân sách. - Căn cứ vào nhu cầu chi quý đã gửi Kho bạc Nhà nước và theo yêu cầu nhiệm vụ chi, thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách lập giấy rút dự toán ngân sách, kèm theo hồ sơ thanh toán gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch. - Kho bạc Nhà nước tiến hành kiểm tra h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33044.doc
Tài liệu liên quan