Chuyên đề Con đường thứ ba - Của trào lưu xã hội dân chủ - Xu hướng chính trị - xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại

Xét về quan điểm chung, con đường dân chủ đồng thuận (con đường Polder) về cơ bản thống nhất với mô hình dựa vào thị trường của đảng lao động Anh. Tuy nhiên trong chiến lược và biện pháp cụ thể, con đường Polder khác với mô hình Anh ở một số nước điển hình. Trong khi Chính phủ của Đảng lao động mới (Anh) thực hiện nguyên tắc dân chủ đa số, thì mô hình Polder lại sử dụng nguyên tắc dân chủ đồng thuận. Nguyên tắc này đòi hỏi các chủ trương, chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa phải được đưa ra trao đổi một cách dân chủ, rộng rãi trong các tổ chức chính trị, xã hội nhằm đạt tới một giải pháp dung hòa.

doc22 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2962 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Con đường thứ ba - Của trào lưu xã hội dân chủ - Xu hướng chính trị - xã hội chủ nghĩa tư bản hiện đại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, gắn liền với mức sống và nghề nghiệp đồng thời đang diễn ra xu hướng cá thể hóa sinh hoạt xã hội. Hiện nay, ở các nước tư bản phát triển, theo các nhà dân chủ xã hội, đã hình thành bốn nhóm xã hội lớn như sau: — Nhóm thứ nhất, cử tri truyền thống, bao gồm công nhân, nhân viên hành chính lớp dưới và tầng lớp trung lưu. Nguyện vọng của nhóm này là chế độ xã hội và việc làm ổn định, thu nhập chắc chắn.. Hơn tất cả các nhóm khác, nguyện vọng của họ là có được một hệ thống chính sách xã hội công bằng. Bởi vì, họ là người trực tiếp được hưởng chính sách này. — Nhóm thứ hai, cử tri thuộc các tầng lớp đang lên, đó là một bộ phận những người làm công ăn lương, những người làm việc trong các ngành khoa học và công nghệ hiện đại, như thông tin, dịch vụ mới. Họ là những người có trình độ văn hóa cao, có tinh thần phê phán xã hội, có chí tiến thủ. Các nhà xã hội học gọi họ là "tầng lớp trung lưu mới". Nhóm này quan tâm tới nhiều vấn đề, như chính trị, văn hóa, khoa học, sinh thái, sự công bằng và trách nhiệm xã hội. — Nhóm thứ ba, cử tri, hoạt động trong các ngành xã hội và văn hóa cao cấp, quan tâm chủ yếu của họ là: văn hóa, khoa học, lớp người bị thiệt thòi. Đặc biệt họ đề cao giá trị tự do, dân chủ. - Nhóm thứ tư, là phụ nữ. Các Đảng XHDC xem phụ nữ là một nhóm xã hội quan trọng về mặt xã hội và chính trị. Theo các nhà dân chủ xã hội, đây là một nhóm xã hội có những đặc trưng riêng về nhu cầu và có vị trí ngày càng quan trọng trong xã hội hiện đại. Các cử tri nữ là một nhóm xã hội khá quan trọng, họ quan tâm là sự bình đẳng giới và các vấn đề liên quan đến hôn nhân, gia đình, trẻ em... Trong điều kiện của chế độ chính trị đa nguyên, đa đảng, sự quan tâm của các Đảng XHDC tới phân hóa xã hội, xem đó như là một yếu tố quy định chính sách XHDC là điều tất nhiên. Các nhà dân chủ xã hội cho rằng, cơ cấu lực lượng, nội dung và phương thức hoạt động chính trị trong các xã hội tư bản phát triển đã có những thay đổi lớn trong vài thập niên trở lại đây. Điều này không chỉ diễn ra trong các đảng phái chính trị mà ngay cả trong các tổ chức công đoàn, hiệp hội, nhà thờ... Sự khác biệt về nhu cầu giữa các thế hệ (già - trẻ) trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả chính trị cũng đã nảy sinh. Vai trò của thông tin đại chúng, trong bối cảnh đó ngày càng giữ vị trí quan trọng, trở thành một quyền lực xã hội. Việc làm rõ bối cảnh của "Con đường thứ ba" hoặc "Đường lối trung dung mới" nhằm làm sáng tỏ chính sách của trào lưu XHDC trong những năm cuối của thế kỷ XX, đồng thời còn cung cấp thông tin tham khảo, cho việc đánh giá về tình hình thế giới hiện nay. 2. Nội dung sự điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại qua "Con đường thứ ba" Trào lưu Xã hội dân chủ đã diễn ra sự phát triển không đều. Nếu như, trước chiến tranh thế giới thứ II, đến trước những năm 70, vai trò của Cộng hòa liên bang Đức và Vương quốc Thụy Điển với tư cách là trung tâm về lý luận và hoạt động chính trị thực tiễn, dường như không có quốc gia nào có thể cạnh tranh, thì trong vòng 20 năm trở lại đây, đặc biệt từ đầu những năm 90 đến nay, đã nổi lên những quốc gia do các Đảng Xã hội dân chủ cầm quyền có khả năng tranh giành địa vị dẫn đầu về lý luận và thực tiễn của trào lưu này. Đó là trường hợp Vương quốc Anh, Cộng hòa Pháp, Hà Lan. Sau đây là "5 mô hình", cũng có thể nói là 5 giải pháp cụ thể của CNTB qua 5 quốc gia do các Đảng XHDC cầm quyền trong bối cảnh toàn cầu hóa. Đó là: — Con đường "dựa vào thị trường" của Đảng Lao động mới (New Labour) Anh. — Con đường "đồng thuận xã hội" của Đảng Lao động Hà Lan. — Con đường dựa vào nhà nước của Đảng xã hội chủ nghĩa Pháp. — Con đường của nhà nước phúc lợi - cải cách của Đảng XHDC Thụy Điển. — Con đường xã hội dân chủ của Đảng xã hội dân chủ Đức. Việc đặt tên cho các mô hình này chỉ mang ý nghĩa tương đối. ở đây chủ yếu nhấn mạnh vào biện pháp chủ yếu của các Đảng cầm quyền. Điều này không có nghĩa, một mô hình nhất định chỉ sử dụng một giải pháp nào đó. Việc đặt tên cho mô hình dựa vào thị trường của Đảng Lao động mới (Anh) không có nghĩa đảng này không sử dụng các yếu tố khác, như vai trò của nhà nước hoặc dựa vào thương lượng, đồng thuận xã hội. Ngược lại, các mô hình khác trong khi nhấn mạnh một chính sách nào đó, họ cũng đồng thời phải sử dụng nhiều chính sách XHDC khác. a) Con đường "thị trường" của Đảng Lao động mới (LĐ) - Vương quốc Anh Đảng LĐ mới khác với quá khứ của mình và một số đảng DCXH của châu Âu trước hết ở cách phân tích và đánh giá tình hình. Đảng LĐ và Chính phủ của Tony Blair không cho rằng toàn cầu hóa thị trường tài chính, hàng hóa... và những cuộc cạnh tranh trong đầu tư là những mặt tiêu cực, hạn chế đối với chính sách XHDC. Những điều nói trên, được xem là nhân tố tích cực. Đảng LĐ cho rằng, toàn cầu hóa như là chiếc roi quất mạnh vào các xã hội, buộc người ta phải lao vào công cuộc hiện đại hóa. Hơn nữa, dựa vào toàn cầu hóa, chính phủ trong nhiều trường hợp, không cần phải thuyết phục các lực lượng xã hội thực hiện các chính sách cải cách một cách triệt để. Chủ nghĩa tự do mới khuyến khích người ta chạy theo lợi ích cá nhân, ích kỷ, không có khả năng nâng cao đạo đức xã hội. Tiêu cực hơn, chủ nghĩa tự do mới, không cho phép người ta thiết lập một mạng lưới an sinh xã hội, cho dù là ở mức tối thiểu. Đảng LĐ Anh "chia sẻ" với Chủ nghĩa tự do mới về quan điểm cơ bản, đó là "nhà nước tối thiểu", với ý nghĩa là hạn chế tối đa sự can thiệp của nhà nước vào thị trường. Đảng LĐ chống lại việc nâng cao ngân sách phúc lợi, thi hành chính sách tài chính khắt khe, cân đối thu chi và ủng hộ sự độc lập của ngân hàng trung ương châu Âu. Tuy nhiên, Đảng LĐ phê phán chủ nghĩa tự do mới trên các khía cạnh sau: chủ nghĩa tự do thiếu trách nhiệm trước những hậu quả xã hội do cơ chế thị trường gây ra. Đảng LĐ cho rằng, việc trông chờ vào hiệu quả, "hiệu ứng xã hội" sau tăng trưởng thì đó là ảo tưởng, nhất là đối với tầng lớp dưới của xã hội. Đảng LĐ chia sẻ với quan điểm DCXH truyền thống về trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước đối với công dân và việc bảo đảm công bằng xã hội. Tuy nhiên, khái niệm công bằng xã hội của Đảng LĐ ngày nay đã mang một sắc thái mới, nó chỉ có nghĩa ngăn ngừa khả năng người lao động bị thất nghiệp, bị gạt ra ngoài lề xã hội và sự nghèo đói... Mô hình mới của Đảng LĐ (Anh) dựa trên 4 luận điểm sau: Một là, sự "bao gồm" (tiếng Anh là Inklution) tất cả mọi người trong xã hội. Luận điểm này có nghĩa, chính sách của nhà nước phải hướng tới bao quát mọi người, không được loại ra ngoài lề xã hội bất cứ ai, với lý do gì. Đồng thời, tất cả mọi người đều phải có nghĩa vụ, trách nhiệm đối với xã hội. Bởi vậy, tạo ra sự bình đẳng về cơ hội cho tất cả mọi thành viên của xã hội có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bảo đảm các điều kiện cho mọi người được học tập văn hóa, đào tạo về nghề nghiệp và có việc làm là nội dung thực tế của bình đẳng xã hội. ở đây Đảng LĐ phê phán quan điểm cũ của mô hình Nhà nước phúc lợi, sử dụng quỹ phúc lợi bao cấp rộng rãi cho mọi người... Điều này đã cản trở công dân quay lại thị trường lao động, đồng thời cũng cản trở cả sự tiếp cận công bằng theo nghĩa tích cực và tạo ra sự suy thoái đạo đức, vô trách nhiệm và chây lười lao động. Hai là, khắc phục sự loại trừ ra khỏi xã hội (tiếng Anh là Exklusion) Theo sự phân tích của các nhà dân chủ xã hội, trong xã hội tư bản phát triển, có hai hiện tượng loại trừ con người ra ngoài xã hội. Thứ nhất, đó là sự "bị loại trừ" của tầng lớp nghèo khổ nghĩa là họ bị đẩy ra khỏi đời sống kinh tế, chính trị, trước hết là do họ không có việc làm. Thứ hai, đó là "sự tự loại trừ" của tầng lớp giàu có, với nội dung - trốn chạy nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội như đóng thuế và họ tự đặt mình lên trên các thể chế xã hội. Đảng LĐ phê phán cả hai hiện tượng loại trừ này. Ba là, duy trì lực lượng lao động xã hội bằng nhiều cách. Bốn là, phúc lợi cho việc làm (Welfare to work). Để khắc phục tình trạng loại trừ nói trên, chính sách của nhà nước phải tập trung vào việc tạo ra việc làm. Chính việc làm chứ không phải phúc lợi xã hội là con đường ngắn nhất, là giải pháp có hiệu quả nhất bảo đảm mọi người không bị loại trừ khỏi xã hội, chống đói nghèo. Tóm lại, Đảng LĐ đã đề xuất những luận điểm cơ bản điều chỉnh chính sách XHDC sau: - Chuyển "nhà nước phúc lợi, nặng về bao cấp" sang "nhà nước đầu tư cho xã hội". Nội dung chủ yếu của đầu tư xã hội là ưu tiên về ngân sách và quan tâm nhiều mặt tới công tác đào tạo. Tony Blair đã nêu khẩu hiệu "đào tạo, đào tạo, đào tạo". - Chuyển phúc lợi, từ phúc lợi cho sinh hoạt sang phúc lợi cho việc làm ("Welface to work"). Nếu như trước đây, mục tiêu của phúc lợi xã hội là tạo ra sự bình đẳng, có tính chất bình quân trong giai đoạn sau của quá trình sản xuất xã hội, thì nay mục tiêu của phúc lợi là tạo ra sự bình đẳng ngay từ giai đoạn đầu của quá trình sản xuất xã hội. Chính sách của Đảng LĐ là: Thứ nhất, đầu tư cho các chương trình đào tạo và đào tạo lại; thứ hai, phụ cấp cho doanh nghiệp, khuyến khích họ tiếp nhận nhiều lao động cũ và mới: Có thể nói, mô hình xã hội dân chủ Đảng lao động Anh áp dụng nguyên tắc nhà nước phúc lợi, bảo trợ xã hội cho người lao động trong giai đoạn đầu và để cho thị trường điều tiết trong giai đoạn sau. Những người dân chủ xã hội Anh cho rằng, mô hình chủ nghĩa tự do Mỹ dẫn đến sự gạt bỏ một bộ phận dân cư ra ngoài lề xã hội, dẫn đến xã hội vô tổ chức và tội phạm ngày càng gia tăng. Đảng Lao động trong khi điều chỉnh mô hình xã hội dân chủ cũ sang mô hình xã hội dân chủ mới luôn đề phòng khả năng "Mỹ hóa xã hội Anh". Có thể nói mô hình định hướng thị trường Anh là điển hình cho sự điều chỉnh quan điểm đường lối, chính sách, biện pháp của trào lưu xã hội dân chủ trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX. Mô hình này đã ảnh hưởng sâu sắc đến đường lối, chính sách của các đảng xã hội dân chủ thế giới, trước hết là châu  u. b) Con đường "dân chủ đồng thuận xã hội" của Đảng lao động Hà Lan (mô hình này còn gọi tắt là mô hình Polder(1) Polder có nghĩa là một dải đất thấp, một cách gọi hình ảnh Hà Lan. ). Xét về quan điểm chung, con đường dân chủ đồng thuận (con đường Polder) về cơ bản thống nhất với mô hình dựa vào thị trường của đảng lao động Anh. Tuy nhiên trong chiến lược và biện pháp cụ thể, con đường Polder khác với mô hình Anh ở một số nước điển hình. Trong khi Chính phủ của Đảng lao động mới (Anh) thực hiện nguyên tắc dân chủ đa số, thì mô hình Polder lại sử dụng nguyên tắc dân chủ đồng thuận. Nguyên tắc này đòi hỏi các chủ trương, chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa phải được đưa ra trao đổi một cách dân chủ, rộng rãi trong các tổ chức chính trị, xã hội nhằm đạt tới một giải pháp dung hòa. Có hai cấp độ về giải pháp: Thứ nhất, đó là dung hòa về khung pháp lý. Ví dụ khung pháp lý về lao động và tiền lương đã được thỏa thuận giữa Hội đồng kinh tế - xã hội với các đảng phái và tổ chức xã hội. Khung pháp lý này chi phối chính sách của nhà nước và điều tiết hoạt động chung của xí nghiệp cũng như các tổ chức xã hội. Cấp độ thứ hai, đó là thỏa thuận trong việc giải quyết những xung đột lợi ích cụ thể giữa giới chủ với người lao động, giữa nhà nước và công dân. Hiện nay, chiến lược dân chủ đồng thuận là nguyên tắc thúc đẩy có hiệu quả cuộc cải cách xã hội của Hà Lan. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động, Hà Lan đang thực hiện một số chính sách cải cách sau: - Chính sách việc làm của Đảng lao động và cũng là của chính phủ xã hội dân chủ Hà Lan là đoạn tuyệt với ảo tưởng về việc tạo ra đầy đủ việc làm cho tất cả mọi người. Chính sách mới hướng tới điều tiết, phân phối việc làm một cách linh hoạt, chấp nhận một số chỗ làm việc chỉ chiếm một phần thời gian. Nói một cách cụ thể là, phải chia việc làm từ chỗ là của một người chia cho nhiều người. Điều đó cũng có nghĩa là người ta phải dành một phần thu nhập của mình cho người khác. Năm 1996, ở Hà Lan đã có tới 36,5% tổng số chỗ làm chỉ thực hiện một phần thời gian lao động. Chia thời gian lao động, chia việc làm, chia thu nhập, khắc phục tình trạng thất nghiệp là một giải pháp ở các nước tư bản phát triển hiện nay. Tuy nhiên, với 36,5% Hà Lan đang là nước dẫn đầu về giải pháp chia việc làm ở châu Âu, cũng như ở khối OECD. Chính sách chia việc làm đã cải thiện đáng kể thị trường lao động ở Hà Lan, giảm áp lực xã hội do thiếu việc làm. — Chính sách bảo trợ xã hội và bảo hiểm của chính phủ của Đảng Lao động dựa trên ba nguồn lực sau: Thứ nhất, nhà nước bảo đảm cho mỗi người dân một hình thức bảo trợ xã hội cơ bản, tùy theo đối tượng; thứ hai, xí nghiệp hoặc bất cứ tổ chức nào sử dụng lao động, bảo đảm một hình thức bảo hiểm bổ sung; thứ ba, mỗi người lao động tự tham gia bảo hiểm cho mình. Tổng số mức chi trả của toàn bộ hệ thống bảo hiểm phải đủ để cho những người lao động có thu nhập thấp khi về hưu, không bị rơi vào cảnh đói nghèo. Hiện nay chính phủ của Đảng Lao động Hà Lan đang nghiên cứu cải cách hai hình thức bảo hiểm mang tính xã hội, đó là: bảo hiểm rủi ro và bảo hiểm hưu trí toàn dân. — Chính sách tiền tệ và ngân sách của Đảng Lao động Hà Lan dựa trên học thuyết "trọng tiền". Chính phủ Hà Lan ủng hộ triệt để sự độc lập của Ngân hàng trung ương châu Âu. Về ngân sách, chính phủ thắt chặt việc chi tiêu, cân bằng thu chi, cắt giảm những chi phí xã hội không cần thiết. Hà Lan cho rằng, ổn định giá cả có ý nghĩa xã hội quan trọng. Hà Lan là một quốc gia nhỏ nhưng đã đạt được nhiều thành quả về kinh tế và xã hội. Các nhà lãnh đạo và nhà lý luận xã hội dân chủ đánh giá cao sức sáng tạo, năng động của Đảng Lao động Hà Lan, xem đó là một điển hình thành công trong nỗ lực chung cải cách mô hình XHDC quốc tế. c) Con đường "cải cách nhà nước phúc lợi" của Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển Trong thập kỷ 60, 70, Thụy Điển được xem như hình mẫu của một nhà nước phúc lợi xã hội. ở đó ai cũng có việc làm, ai cũng có thể được nhà nước bảo trợ. Có người nói rằng Thụy Điển là "chủ nghĩa tư bản bao cấp". Thụy Điển đã giải quyết nhiều vấn đề xã hội, khiến cho nhiều quốc gia phải kính trọng. ở Thụy Điển, phụ nữ có việc làm, được trả lương chiếm tỷ lệ cao nhất thế giới. Công đoàn ở đây có vai trò quan trọng và hoạt động mạnh nhất trong các nước tư bản. Cũng ở nước này, người dân phải đóng thuế ở mức cao nhất và nghiêm chỉnh đến mức ngạc nhiên. ở đây, nhà nước là người phân phối lại thu nhập quốc dân cũng ở "mức trần" của các nước phương Tây. Trong một chuyến khảo sát ở Thụy Điển, chúng tôi phỏng vấn một quan chức nhà nước: "ở Thụy Điển có người sống dưới mức nghèo khổ không?" và chúng tôi nhận được câu trả lời rằng: "không", đồng thời được giải thích đơn giản rằng đối với tất cả mọi người có mức thu nhập dưới mức nghèo khổ đều được nhà nước trợ cấp, nâng lên trên mức đó. Từ cuối thập kỷ 70, nhất là cuối thập kỷ 80 Chính phủ XHDC Thụy Điển không thể giải quyết được nhu cầu đủ việc làm cho xã hội. Một nghịch lý lớn đã diễn ra, trong khi thất nghiệp lao động từ 7% đến 10% thì người dân lại không muốn quay lại thị trường lao động. Nợ nhà nước tăng cao, cán cân ngân sách mất thăng bằng, thu bất cập chi. ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước trở thành căn bệnh nan y của cả xã hội. Cuối thập kỷ 80, đầu 90, Đảng xã hội dân chủ Thụy Điển thất cử. Cuối năm 1994, Đảng này giành lại quyền lãnh đạo và bắt tay vào công cuộc cải cách xã hội. - Chính sách việc làm của Thụy Điển từ trước đến nay vẫn là dựa vào nhà nước trực tiếp điều tiết thị trường lao động. Quan điểm này được gọi là, "thị trường lao động chủ động". Thụy Điển đã dành tới 2,1% giá trị tổng sản phẩm quốc nội (số liệu 1997) cho thị trường lao động chủ động. Con số này cao nhất trong các nước OECD. Trên thực tế, những cố gắng của Chính phủ Thụy Điển vẫn không đủ sức để giải quyết việc làm đầy đủ cho cả xã hội. Tỷ lệ phụ nữ có việc làm bắt đầu giảm. Để khắc phục tình trạng này, Thụy Điển chủ trương áp dụng biện pháp "chia việc làm", "chia thời gian làm việc", nói cách khác là "linh hoạt hóa thời gian lao động". Đồng thời chính phủ của Đảng XHDC cũng dựa vào giải pháp, "dân chủ đồng thuận" để khắc phục mâu thuẫn giữa giới chủ với người lao động. Tuy nhiên, khác với Hà Lan, ở Thụy Điển các bên tham gia đàm phán đều "cứng rắn" nên biện pháp dân chủ đồng thuận, kém hiệu quả. Khác với chính phủ của T.Ble, chính phủ của Đảng XHDC Thụy Điển, thiếu sức mạnh để thực hiện các biện pháp tập trung. Đây đang là một khó khăn lớn của Thụy Điển trên lĩnh vực giải quyết việc làm. - Chính sách xã hội của Thụy Điển, từ chỗ bao cấp rộng rãi nay đang được điều chỉnh theo những hướng sau: thứ nhất, cắt giảm một tỷ lệ nhỏ những khoản chi cho lĩnh vực xã hội (ước khoảng 5%). Thứ hai, ban hành quy chế nghỉ ốm... nhằm hạn chế việc nghỉ hưởng lương và tình trạng lợi dụng các chế độ nghỉ hưởng lương. Thứ ba, điều chỉnh chế độ bảo hiểm hưu trí, với nội dung cắt giảm một phần lương hưu, tăng bảo hiểm đối với người đang lao động để chi trả lương hưu (khoảng 18,5% mức lương) và triển khai bảo hiểm hưu trí tư nhân. Hiện nay số người làm việc trong biên chế nhà nước của Thụy Điển là 31,9% lao động, chiếm tỷ lệ cao nhất châu Âu (gấp đôi Anh và Đức). Thụy Điển đang nghiên cứu khả năng cắt giảm biên chế trong thời gian tới. - Về chính sách tài chính, nếu như việc cải cách trong lĩnh vực việc làm và bảo trợ xã hội, ở Thụy Điển diễn ra khó khăn, hiệu quả thấp thì những cải cách trong lĩnh vực chính sách tài chính đã diễn ra khá mạnh mẽ và tác động sâu sắc tới xã hội. Nếu như trong những thập kỷ 60, 70, Thụy Điển theo đuổi chính sách đánh thuế cao, và nhà nước trực tiếp phân phối lại, thì trong thập kỷ 90 đã bắt đầu điều chỉnh theo hướng ngược lại. Trước hết, Thụy Điển quyết tâm thực hiện cân bằng thu chi, không sử dụng ngân sách nhà nước để kích cầu. Thứ hai, giảm gánh nặng thuế cho các doanh nghiệp nhằm phát triển đầu tư trong nước và thu hút đầu tư nước ngoài, tạo thêm việc làm, tăng khả năng cạnh tranh. Cũng trên lĩnh vực thuế, Thụy Điển chuyển từ phương hướng đánh thuế thu nhập trực tiếp sang đánh thuế tiêu thụ gián tiếp. Những biện pháp cơ bản trên đây đã làm giảm được nợ nhà nước. ở Thụy Điển đã bắt đầu gia tăng khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội. Dòng vốn đầu tư từ trong nước chảy ra nước ngoài đã bắt đầu dừng lại. Dòng vốn đầu tư từ nước ngoài bắt đầu chảy vào Thụy Điển... d) Con đường dựa vào vai trò nhà nước của Đảng xã hội chủ nghĩa Pháp (đảng xã hội) Cuộc cải cách, hay nói cách khác con đường của Đảng xã hội Pháp đặt trong bối cảnh chính trị, đảng xã hội nằm trong Liên minh cánh tả (bao gồm: đảng cộng sản, đảng xanh) cầm quyền. Đảng xã hội, do đó khó có thể thực hiện nhất quán một hệ thống chính sách. Trong tất cả các đảng xã hội dân chủ ở châu Âu, Đảng xã hội Pháp là người trung thành nhất đối với quan điểm dựa vào sức mạnh của nhà nước để giải quyết các vấn đề xã hội. Nội dung cải cách của Đảng xã hội Pháp trên một số lĩnh vực như sau: - Chính sách việc làm của Đảng xã hội Pháp vẫn chủ yếu theo phương pháp truyền thống, nghĩa là vẫn sử dụng ngân sách nhà nước để giải quyết việc làm. Cách đây khoảng 5 năm, khi trở lại liên minh cầm quyền, Đảng xã hội Pháp thông qua chính phủ do L.Giốp-xpanh làm Thủ tướng, đã thông qua một kế hoạch tạo việc làm lớn. Mục tiêu được đặt ra là tạo thêm 700.000 chỗ làm mới (trước hết giành cho thanh niên thất nghiệp). Theo kế hoạch này sẽ có 350.000, tức là 50% chỗ làm cho khu vực công cộng, 350.000 cho khu vực tư nhân bằng biện pháp bù lương. Điều cần lưu ý là 80% kinh phí của kế hoạch này được lấy từ ngân sách nhà nước. Khía cạnh cải cách trên lĩnh vực này chủ yếu nằm trong các giải pháp cụ thể: Thứ nhất, chính phủ khuyến khích người lao động về hưu sớm bằng cách hỗ trợ tài chính. Thứ hai, Nhà nước ban hành đạo luật (khung) về giảm giờ làm, từ 40 giờ/tuần xuống 35 giờ/tuần. Để sớm đưa đạo luật này vào xã hội, chính phủ cũng sử dụng ngân sách quốc gia. Thứ ba, Nhà nước giảm sự can thiệp vào thị trường lao động. - Chính sách xã hội của Chính phủ L.Giốp-xpanh chưa có những thay đổi lớn. Nguồn chi phí của Nhà nước cho những vấn đề xã hội chủ yếu dựa vào thuế (tương đối cao) của các xí nghiệp. Chính phủ Pháp đang nỗ lực giảm sự đóng góp của người lao động, thay vào đó là tăng thuế đối với các xí nghiệp. Nhà nước cũng đang xem xét kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà ở cho khu vực đô thị và đầu tư cho một số lĩnh vực xã hội khác như giáo dục đào tạo, y tế... - Chính sách tiền tệ và ngân sách của Đảng xã hội Pháp cũng như các đảng xã hội dân chủ châu Âu, chủ trương cân bằng thu chi, thắt chặt việc sử dụng ngân sách nhà nước cho các khoản chi xã hội. Chính phủ Pháp, khác với Chính phủ Hà Lan, Anh... không chấp nhận sự độc lập hoàn toàn của Ngân hàng trung ương châu Âu. Chính sách duy trì vai trò tập trung của nhà nước (do cánh tả cầm quyền), sử dụng ngân sách nhà nước như là cứu cánh để giải quyết những vấn đề xã hội của Chính phủ. L.Giốp-xpanh, đặc biệt trên lĩnh vực việc làm được tầng lớp dưới và thanh niên ủng hộ. Tuy nhiên chính sách này đang gặp phải khó khăn lớn, là nguồn tài chính hạn hẹp. e) Con đường cải cách của Đảng xã hội dân chủ Đức Đảng xã hội dân chủ Đức (SPD) là đảng xã hội dân chủ có lịch sử lâu dài nhất, là tổ chức đầu tiên của trào lưu xã hội dân chủ thế giới. Đó cũng là đảng lớn nhất gắn liền với những lãnh tụ nổi tiếng của trào lưu này như Lát-xan, Béc-xtanh, Cau-xki, W.Brant. SPD có vị trí quan trọng và uy tín nhất của trào lưu này. ở Cộng hòa Liên bang Đức (Tây Đức), SPD là đảng cầm quyền lâu nhất. Đầu những năm 80, SPD thất cử, Đảng dân chủ thiên chúa giáo, thường được xem là phái hữu lên giải quyết. Sau khi "bức tường Béc-linh sụp đổ", uy tín SPD lên cao. Có thể nói chính SPD là một lực lượng quan trọng thúc đẩy, làm sụp đổ chế độ XHCN ở Đông Đức. Tuy nhiên phải tới 1998, sau 16 năm đứng ở vị trí đối lập, SPD mới giành lại được vị trí cầm quyền. Sau khi lên cầm quyền, SPD gặp không ít khó khăn. Nhiều ứng cử viên của SPD thất bại trong cuộc bầu cử Thượng nghị viện. Hiện nay SPD đang có uy tín cao. Theo dự báo của SPD, Đảng này sẽ thắng cử vào nhiệm kỳ 2002. Cũng như các đảng xã hội dân chủ châu Âu khác, SPD đang triển khai một chiến lược cải cách xã hội rộng lớn với nội dung như sau: - Trên lĩnh vực xã hội, SPD chia sẻ quan điểm với Tony Blair, nâng cao hơn trách nhiệm cá nhân. Nếu trước đây, công bằng được hiểu là hướng vào việc san đều mức sống giữa các cá nhân, thì nay hướng vào việc tạo ra các cơ hội như nhau cho mọi người. Ba cơ sở của chính sách công bằng là: - Nhà nước đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực đào tạo và bảo trợ xã hội ở mức tối thiểu cho người nghèo; - Từng doanh nghiệp và từng cá nhân phải chịu trách nhiệm nhiều hơn; - Tạo dư luận xã hội chấp nhận sự khác nhau về mức sống giữa các thành viên trong xã hội. Gần đây Chính phủ SPD buộc phải giảm lương hưu trí. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến những người có mức lương thấp. Cơ sở của biện pháp này là ở chỗ, "tháp dân cư" (sơ đồ lứa tuổi) đã có những thay đổi đáng kể trong vài chục năm lại đây thậm chí có thể đảo ngược. Tỷ lệ người già tăng nhanh, tỷ lệ trẻ em ra đời giảm. Điều này đã dẫn đến phải có "hợp đồng giữa các thế hệ", nhằm bảo đảm sự công bằng và đoàn kết giữa các thế hệ. Người nước ngoài sống ở Đức hiện nay có khoảng 10 triệu người, chiếm 10% đến 11% dân số. Đây đang là một vấn đề chính trị - xã hội phức tạp. ở Đức đã từng xuất hiện những nhóm phát xít mới hành hung những người nước ngoài. Nhằm khắc phục tình trạng thiếu lao động trình độ cao nhất là trên lĩnh vực tin học, chính phủ SPD chủ trương tạo thuận lợi cho người nước ngoài được phép vào Đức và được nhập quốc tịch Đức với những điều kiện nhất định. Nếu như trước kia, luật quốc tịch chủ yếu dựa vào dòng máu để xác định, cấp quốc tịch thì nay lấy thời gian cư trú làm tiêu chí cơ bản. Tuy nhiên, chính phủ Đức đang đứng trước những khó khăn về người nước ngoài, trong đó có khoảng 4 triệu người Thổ Nhĩ Kỳ, làm sao để cho họ có thể hòa nhập với cộng đồng khi trình độ văn hóa, chuyên môn, tôn giáo của họ khác người Đức khá nhiều. - Trên lĩnh vực tài chính, quan điểm của chính phủ SPD giống như các chính phủ Anh, Thụy Điển, Hà Lan. Cải cách thuế theo hướng giảm thuế cho các doanh nghiệp như T.Ble nói: "Gạt mọi cản trở để kinh tế phát triển". Hiện nay, thuế đối với doanh nghiệp và cá nhân ở Đức đang ở mức tương đối cao. Điều này không khuyến khích đầu tư, phát triển kinh tế và năng động hóa thị trường lao động. Chủ trương của SPD là giảm thuế cho các doanh nghiệp và cá nhân. Phái cực tả đang phản đối chủ trương này và cho rằng "chính phủ SPD tặng thêm tiền cho người giàu". Bài toán của chính phủ là: giảm thuế để phát triển sản xuất, nâng cao tổng giá trị sản phẩm, từ đó nhà nước sẽ có nguồn thu (qua thuế) nhiều hơn trước. Tuy nhiên hiện nay, các doanh nghiệp vẫn đang lợi dụng khe hở trong luật thuế mới. Theo luật thuế này nếu tổng doanh thu càng cao thì tỷ lệ đóng thuế càng cao, cho nên các doanh nghiệp có xu hướng giảm mức sản xuất kinh doanh để được hưởng mức thuế thấp, như vậy hiệu quả cao hơn. - Một trong những lĩnh vực cải cách của chính phủ SPD hiện nay là cải thiện môi trường sinh thái. Đảng Xanh đang có một vai trò xã hội, chính trị quan trọng. SPD đang tranh thủ sự ủng hộ của Đảng này. Chính sách của SPD là tăng thuế và giá xăng dầu nhằm làm giảm số lượng xe ô tô. Hiện nay ở Đức giá 1 lít

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2011.doc
Tài liệu liên quan