Chuyên đề Công tác bảo hộ lao động đối với người lao động tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì

MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I : 3

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ 3

HUYỆN THANH TRÌ. 3

1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Xí nghiệp 3

1.1. Lịch sử hình thành của xí nghiệp 3

1.2. Quá trình ra đời và phát triển 5

2. Cơ cấu tổ chức và đặc điểm quản lý của Xí Nghiệp 7

2.2. Mô tả chi tiết tình hình tổ chức của xí nghiệp 7

2.3. Đặc điểm quản lý của xí nghiệp 8

2.3.1. Giám đốc 8

2.3.2. Phó giám đốc 8

2.3.3. Phòng Tổ chức – Hành chính – Lao động tiền lương 9

2.3.4. Phòng Tài chính – Kế hoạch 10

2.3.5. Phòng Kỹ thuật – Giám sát 10

2.3.6. Đội nước sạch 11

2.3.7. Đội môi trường 13

2.3.8. Đội Xe máy 13

2.3.9. Đội đô thị và công trình công cộng 14

2. Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của Xí Nghiệp 14

CHƯƠNG II : 18

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BHLĐ TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN THANH TRÌ 18

1. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác BHLĐ tại xí nghiệp 18

1.1. Nhận thức của xí nghiệp về công tác BHLĐ 18

1.2. Bộ máy tổ chức làm công tác BHLĐ của xí nghiệp 18

1.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng BHLĐ 19

1.2.2. Nhiệm vụ quyền hạn của các thành viên 19

1.3. Công đoàn với công tác BHLĐ 25

1.4. Đội ngũ lao động của xí nghiệp 29

2. Thực trạng công tác BHLĐ ở xí nghiệp 31

2.1. Kế hoạch BHLĐ của xí nghiệp 31

2.2. Các biện pháp kỹ thuật an toàn 32

2.3. Công tác vệ sinh – an toàn lao động 35

2.4. Chế độ chính sách BHLĐ 39

2.4.1 . Công tác trang thiết bị - phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN). 39

2.4.2. Chế độ đối với lao động nữ 41

2.4.3 Chế độ bồi dưỡng độc hại 41

2.4.4. Công tác huấn luyện và tuyên truyền về BHĐ ở xí nghiệp 43

2.5. Tình hình tai nạn lao động, BNN và biện pháp phòng ngừa 44

2.6. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động 45

2.7. Công tác kiểm tra về BHLĐ 46

2.8. Phong trào Xanh – sạch – đẹp ở xí nghiệp 46

3. Đánh giá thực trạng công tác BHLĐ tại xí nghiệp 47

3.1. Ưu điểm 47

3.2. Nhược điểm 49

CHƯƠNG III : 52

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC BHLĐ 52

TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN THANH TRÌ 52

1. Định hướng phát triển của xí nghiệp 52

2. Các giải pháp hoàn thiện công tác BHLĐ tại xí nghiệp 55

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

 

 

doc73 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác bảo hộ lao động đối với người lao động tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện Thanh Trì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiện quyền kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật chế độ chính sách, tiêu chuẩn, quy đinh về BHLĐ việc thực hiện các điều khoản trong thỏa ước lao động tập thể đã ký. - Tổ chức các phong trào quần chúng về BHLĐ, phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức quản lý mạng lưới ATVSV và những đoàn viên hoạt động tích cực về BHLĐ. Tham gia tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, đề nghị bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động, cụ thể xí nghiệp đã huấn luyện cho các ATVSV ở các đơn vị nghiệp vụ BHLĐ và thực hiện trả phụ cấp cho các ATVSV. - Hàng năm tạo điều kiện cho người lao động, cán bộ công chức được tham quan nghỉ mát, tổ chức các cuộc thi:văn nghệ, thể thao, bóng chuyền, cầu lông, bóng đá…Tạo điều kiện nâng cao sức khỏe, sinh hoạt văn hóa lành mạnh, văn minh, hàng quý trợ cấp cho những cán bộ công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, bị tai nạn lao động, ốm đau nằm viện điều trị. * Màng lưới ATVSV Công tác BHLĐ của xí nghiệp trong những năm gần đây có kết quả rất cao trong đó có sự đóng góp không nhỏ của màng lưới ATVSV, với nhiệm vụ và mục tiêu chính là chăm lop sức khỏe, phòng chống tai nạn lao động, BNN cho người lao động. Màng lưới ATVSV được bố trí ở tất cả các phân xưởng, tổ sản xuất. An toàn vệ sinh viên là tổ chức quân chúng làm công tác BHLĐ bao gồm những người lao động trực tiếp có am hiểu về nghiệp vụ có nhiệt tình và gương mẫu về BHLĐ, là người có tay nghề cao, có uy tín trong tổ chức được bầu ra. An toàn vệ sinh viên trong mỗi tổ sản xuất chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổ trưởng công đoàn và chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ chuyên viên BHLĐ và y tế cơ sở. An toàn vệ sinh viên có chế độ sinh hoạt, bồi dưỡng nghiệp vụ và được động viên về vật chất và tinh thần để hoạt động có hiệu quả. Hiện tại xí nghiệp đang hoạt động rất tích cực và hiệu quả trong việc đôn đốc, kiểm tra giám sát mọi người trong tổ chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về an toàn và vệ sinh trong sản xuất, bảo quản các thiết bị an toàn và sử dụng các trang thiết bị cá nhân, nhắc nhở tổ trưởng sản xuất chấp hành các chế độ về BHLĐ hướng dẫn an toàn đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc mới chuyển đến làm việc tại tổ đó. An toàn vệ sinh viên tham gia đóng góp ý kiến với tổ trưởng sản xuất trong việc đề xuất kế hoạch bảo hộ lao động, các biện pháp đảm bảo AT-VSLĐ và cải thiện điều kiện làm việc, kiến nghị với tổ trưởng cấp trên thực hiện đầy đủ các chế độ BHLĐ, biện pháp đảm bảo an toàn VSLĐ và khắc phục kịp thời những hiện tượng thiếu an toàn vệ sinh của máy móc thiết bị nơi làm việc. Sáu tháng và cuối năm công đoàn xí nghiệp đều tiến hành họp màng lưới ATVSV để kiểm điểm và đề ra phương hướng nhiệm vụ để công tác BHLĐ của xí nghiệp ngày càng đạt kết quả tốt hơn. Màng lưới ATVSV với nhiều hoạt động thực tế và liên tục đóng góp nhiều ý kiến có tính thực tế cao nên công tác BHLĐ đã đạt được những mục tiêu và nhiệm vụ mà ban Giám đốc và công đoàn đề ra như giảm tối da số vụ tai nạn lao động và những trường hợp nghi là mắc bệnh nghề nghiệp, nâng cao sự hiểu biết cho người sử dụng lao động về sử dụng các loại phương tiện BVCN. Tuy nhiên, để công tác BHLĐ tốt hơn nữa thì với khả năng của mình màng lưới ATVSV phải hoạt độngm tích cực hơn nữa, phải đi sâu đi sát nhiều hơn, có nhiều việc làm cụ thể hơn, phối hợp với các bộ phận chức năng cùng hướng dẫn chỉ đạo công nhân trong xí nghiệp chấp hành tốt các quy định, nội quy về an toàn để giữ gìn an toàn vệ sinh lao động mang lại chỗ dựa và niềm tin vững chắc cho người lao động nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng trong công việc cũng như đảm bảo đời sống bản thân và gia đình của cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Đội ngũ lao động của xí nghiệp Lực lượng cán bộ chuyên môn kỹ thuật Bảng 3 TT Cán bộ chuyên môn, kỹ Thuật Số lượng Số năm kinh Nghiệm 1 Cử nhân môi trường 03 10 – 15 năm 2 Kỹ sư xây dựng 03 10 – 15 năm 3 Kỹ sư thủy điện 01 13 năm 4 Cử nhân kinh tế, tài chính 10 5 – 10 năm 5 Kỹ sư máy móc, tự động hóa 05 5 – 10 năm 6 Kỹ sư mỏ địa chất - trắc Đạc 01 3 năm 7 Kỹ sư cơ khí 10 5 – 10 năm 8 Trung cấp kinh tế, tài chính 05 5 năm Tổng số 38 người Do đặc điểm về cơ cấu lao động - sản xuất của Xí Nghiệp nên lao động của xí nghiệp chủ yếu là lao động nữ, chiếm gần 80% tổng số lao động. Đây chính là đặc điểm nổi bật trong vấn đề lao động của Xí nghiệp. - Tổng số CBCNV lao động của Xí nghiệp tính đến thời điểm hiện nay là 326 người (trong đó có 260 người là nữ chiếm 79,8 %, còn lại 66 người là nam chiếm 20,2%). + Cán bộ chủ chốt các phòng, ban, đội sản xuất là 11 người (100% là Đảng viên) + Số lao động gián tiếp: 58 người chiếm 17,8% + Số lao động trực tiếp: 268 người chiếm 82,2% + Độ tuổi trung bình của CBCNV là: 30,75 Lao động chủ yếu tập trung ở lứa tuổi từ 22 – 30 tuổi (chiếm 85%). Đây là lứa tuổi mà người lao động bước vào thời kỳ xây dựng gia đình phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Điều này dẫn đến sự biến động thường xuyên số lao động trong xí nghiệp do sự tăng giảm lao động, nghỉ việc, do đó dẫn đến những khó khăn trong việc tuyển chọn lao động mới, đào tạo và phân bổ lao động trong xí nghiệp. Đặc điểm về cơ cấu trình độ tay nghề của công nhân sản xuất thấp. Công nhân chủ yếu là tay nghề bậc 2 và bậc 3, công nhân có tay nghề bậc cao ít trong khi phải chịu sức ép của quy trình công nghệ khi phải thực hiện công việc ở ngoài đường thường xuyên quá tải về giao thông. Chính vì vậy xí nghiệp cần phải đào tạo công nhân có trình độ tay nghề cao và có tâm huyết với nghề để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Bảng tổng hợp CBCNV từ năm 2005 -2009 Bảng 4 Năm Tổng số CBCNV Nữ Nam Trình độ VH Trình độ chuyên môn Loại HĐ PTTH PTCS Trên ĐH ĐH CĐ TC Tay nghề DH XĐTH 2005 250 189 75.6% 61 24.4% 170 68% 80 32% 24 9.6% 2 0.8% 16 6.4% 3 1.2% 51 20.4% 199 79.6% 2006 Tăng 2 0.8% 252 191 75.7% 61 24.3% 185 73.4% 67 26.6% 26 10.3% 22 8.7% 3 1.1% 53 21% 199 79% 2007 Tăng11 4.3% 263 202 76.8% 61 23.2% 189 71.9% 74 28.1% 24 9.1% 1 0.3% 19 7.2% 2 0.7% 51 19.4% 212 80.6% 2008 Tăng 37 9.5% 288 225 78.1% 63 21.9% 243 84.3% 45 15.7% 2 0.6% 21 7.2% 2 0.6% 14 4.8% 21 7.3% 53 18.4% 235 81.5% Hàng năm Xí nghiệp thường xuyên tạo điều kiện, thời gian quan tâm cử và mở lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, quản lý cho đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ chuyên môn. Mỗi năm Xí nghiệp ra thông báo tuyển dụng lao động, tiếp nhận giải quyết việc làm cho khoảng 30 lượt người vào làm việc 2. Thực trạng công tác BHLĐ ở xí nghiệp Kế hoạch BHLĐ của xí nghiệp Kế hoach BHLĐ của xí nghiệp hàng năm được lập theo kế hoạch sản xuất kinh doanh, các bản báo cáo về tình hình môi trường lao động, điều kiện lao động, thông tư số 14/1998-TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN với các nội dung cụ thể sau: Các biện pháp kỹ thuật an toàn PCCN. Các biện pháp về kỹ thuật VSLĐ, cải thiện điều kiện làm việc. Trang bị phương tiện BVCN cho người lao động. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động, phòng ngừa BNN. Tuyên truyền giáo dục huấn luyện về BHLĐ. Kế hoạch BHLĐ bao gồm cả nội dung , biện pháp kinh phí, thời gian hoàn thành và công tác phân công tổ chức thực hiện. Sau khi lập xong được lãnh đạo xí nghiệp xét duyệt và phân công đến các bộ phận có liên quan triển khai thực hiện. Hàng năm kinh phí cho kế hoạch BHLĐ của xí nghiệp xét duyệt nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhất những quy định cụ thể của nhà nước về BHLĐ phù hợp với điều kiện thực tế tình hình sản xuất kinh doanh và công việc sửa chữa của xí nghiệp. Các biện pháp kỹ thuật an toàn Để bảo vệ người lao động khỏi bị tác động bởi các yếu tố nguy hiểm nảy sing trong lao động, với sự phát triển của khoa học công nghệ, nhiều phương tiện kỹ thuật, biện pháp thích hợp đã được nghiên cứu áp dụng. Sau đây là một số biện pháp kỹ thuật phổ biến nhất: Thiết bị che chắn Mục đích: Cách ly vùng nguy hiểm và người lao động Ngăn ngừa lao động rơi, tụt, ngã hoặc vật rơi văng, bắn vào người. Việc phân loại thiết bị che chắn: - Che chắn tạm thời hay di chuyển được như che chắn ở sàn thao tác trong xây dựng. Che chắn lâu dài hầu như không di chuyển được. Yêu cầu đối với thiết bị che chắn: Ngăn ngừa được tác động xấu do bộ phận của thiết bị sản xuất gây ra. Không gây trở ngại cho thao tác của người lao động. - Không ảnh hưởng đến năng suất của người lao động, công suất của thiết bị. Dễ dàng tháo, lắp, sửa chữa khi cần thiết. Thiết bị bảo hiểm hay thiết bị phòng ngừa Mục đích Ngăn chặn tác động xấu do sự cố của quá trình sản xuất gây ra. Sự cố gây ra có thể do : quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá vị trí giới hạn, nhiệt độ cao hoặc thấp quá. Tín hiệu, báo hiệu Mục đích - Nhắc nhở cho mọi người lao động biết để kịp thời tránh không bị tác động xấu của sản xuất. Hướng dẫn thao tác: Bảng điều khiển hệ thống tín hiệu. - Nhận biết quy định về kỹ thuật và kỹ thuật an toàn qua dấu hiệu quy ước về màu sắc, hình vẽ. Báo hiệu, tín hiệu có thể dùng: Ánh sáng, màu sắc, thường dùng ba màu: đỏ, vàng, xanh. Âm thanh thường dùng: còi, chuông, kẻng. Màu sơn, hình vẽ, bảng chữ. - Đồng hồ, dụng cụ đo lường: để đo cường độ, điện áp dòng điện, đo áp suất, khí độc. Yêu câu đối với tín hiệu, báo hiệu Dễ nhận biết Khả năng nhầm lẫn thấp, độ chính xác cao. Dễ thực hiện, phù hợp với tập quán, cơ sở khoa học kỹ thuật và yêu cầu của tiêu chuẩn hóa. Khoảng cách an toàn. Khoảng cách an toàn là khoảng không gian nhỏ nhất giữa người lao động và các phương tiện, thiết bị hoặc khoảng cách nhỏ nhất giữa chúng với nhau để không bị tác động xấu của các yếu tố sản xuất. Tùy thuộc vào quá trình công nghệ, đặc điểm của từng loại thiết bị Việc xác định khoản cách an toàn rất cần chính xác, đòi hỏi phải tính toán cụ thể. Sau đây là một số khoảng cách an toàn: - Khoảng cách an toàn giữa các phương tiện vận chuyển với nhau hoặc với người lao động. Khoảng cách an toàn về vệ sinh lao động - Khoảng cách an toàn trong một số ngành nghề riêng biệt như: Lâm nghiệp, xây dựng, cơ khí, điện… Khoảng cách an toàn về cháy nổ. Khoảng cách an toàn về phóng xạ. Cơ cấu điều khiển, phanh hãm, điều khiển từ xa + Cơ cấu điều khiển có thể là các nút mở máy, đóng máy, hệ thống tay gạt, vô lăng điều khiển… để điều khiển theo ý muốn của người lao động và không nằm gàn vùng nguy hiểm. + Phanh hãm: nhằm chủ động điều khiển vận tốc chuyển động của phương tiện, bộ phận theo ý muốn của người lao động. + Điều khiển từ xa: tác dụng đưa người lao động ra khỏi vùng nguy hiểm đồng thời giảm nhẹ điều kiện lao động lao động nặng nhọc. Thiết bị an toàn riêng biệt Đối với một số loại thiết bị, công việc của người lao động mà những biện pháp, dụng cụ an toàn chung không thích hợp cần phải có thiết bị, dụng cụ an toàn riêng biệt như: Dụng cụ cầm tay, dây đai an toàn cho những người làm việc trên cao, nhân viên vận hành điện, phao bơi cho người làm việc trên sông nước… Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân Ngoài các thiết bị và biện pháp bảo vệ: bao che, bảo hiểm, báo hiệu, tín hiệu, khoảng cách an toàn, cơ cấu điều khiển phanh hãm… nhằm ngăn ngừa chống những ảnh hưởng xấu của các yếu tố nguy hiểm do sản xuất gây ra cho người lao động. Trong nhiều trường hợp cần phải thực hiện một số biện pháp nữa là trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân như: bảo vệ mắt, bảo vệ cơ quan hô hấp, bảo vệ cơ quan thính giác, bảo vệ tay, bảo vệ chân, bảo vệ thân và đầu người. Phòng cháy, chữa cháy Nhằm đảm bảo an toàn tài sản của nhà nước, tính mạng và tài sản của nhân dân, góp phần giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Việc đề xuất và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn trong những năm gần đây được xí nghiệp quan tâm hàng đầu. Trong bất kỳ môi trường lao động nào con người cũng phải tiếp xúc với các yếu tố có hại của nghề nghiệp như các yếu tố vi khí hậu, tiếng ồn, ánh sáng, bụi, hơi khí độc… vì vậy kỹ thuật VSLĐ là tìm ra các biện pháp ảnh hưởng có hại tới sức khỏe người lao động để cải thiện và nâng cao khả năng lao động và phòng ngừa BNN. Công tác vệ sinh – an toàn lao động Trong bất kỳ môi trường lao động nào người lao động cũng đều tiếp xúc với các yếu tố có hại của nghề nghiệp như các yếu tố tiếng ồn, bụi, hơi khí độc… và cách tổ chức lao động không hợp lý. Sau đây là các biện pháp về vệ sinh lao động nhằm cải thiện môi trường làm việc của người lao động: Khắc phục điều kiện vi khí hậu Áp dụng thông gió, điều hòa không khí Trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân Làm lán để chống lạnh, che nắng che mưa khi phải thực hiện những công việc ở ngoài trời. Chống bụi - Thực hiện các biện pháp làm giảm phát sinh bụi đầu nguồn gây bụi, phun nước làm giảm lượng bụi lơ lửng trong không khí, dùng các thiết bị hút bụi Sử dụng đầy đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân. Một số biện pháp tổ chức sản xuất, tổ chức lao động Đường đi lại vận chuyển - Vệ sinh nơi làm việc, diện tích nơi làm việc, cần đảm bảo không gian cần thiết cho mỗi người lao động Xử lý chất thải và nước thải Tổ chức thời giờ làm việc và ngỉ ngơi Chăm sóc sức khỏe người lao động. Tâm sinh lý lao động - Máy móc thiết bị phải phù hợp với cơ thể của người lao động, không đòi hỏi người lao động làm việc quá căng thẳng. - Xây dựng quan hệ hài hòa, hợp tác trong lao động vì sự phát triển của xí nghiệp. Chính vì vậy công nhân thường xuyên phải tự chấm dứt hợp đồng là rất nhiều đặc biệt là vào mùa hè, vì vậy phải luôn có lương lao động dự trữ. Các yếu tố này vượt qua giới hạn cho phép sẽ gây tác hại tới sức khỏe, đời sống người lao động. Vì vậy tạo ra môi trường lao động hợp lý không còn ảnh hưởng xấu đến người lao động là một vấn đề rất cần thiết đối với một doanh nghiệp. Sau đây là lực lượng công nhân của xí nghiệp: Lực lượng công nhân Bảng 5 TT Công nhân lành nghề Số lượng Bậc 3/7 4/7 5/7 7/7 1 Môi trường 224 164 22 10 28 2 Nước sạch 8 2 2 0 4 3 Chăm sóc cây Xanh 18 7 7 6 4 Điện 16 3 5 Lái xe phụ 22 Tổng cộng 288 Nhận thức rõ được mối quan hệ giữa công tác vệ sinh và an toàn lao động nên lãnh đạo ngành và lãnh đạo xí nghiệp đã rất quan tâm và chỉ đạo sát sao. Cụ thể là trong những năm gần đây xí nghiệp đã tiến hành đổi mới các máy móc, mua thêm các phương tiện xe và dụng cụ lao động phục vụ cho công tác duy trì vệ sinh môi trường. Để thực hiện tốt công tác vệ sinh xí nghiệp đã gắn công tác này với việc xét thưởng thi đua vào tiền lương của cán bộ công nhân viên cho nên công tác này được thực hiện tốt từ các đội đến các tổ. Sau đây là thống kê phương tiện xe, máy và dụng cụ lao động phục vụ cho công tác vệ sinh môi trường: Bảng 6 STT Biển kiểm soát Nhãn hiệu Tải trọng Loại xe 1 29L – 4405 Huyndai 5 tấn Xe ép rác 2 30N – 3878 Hino 5 tấn Xe ép rác 3 29N – 9870 Hino 7 tấn Xe ép rác 4 29N – 9871 Hino 7 tấn Xe ép rác 5 29Y – 0131 Hino 7 tấn Xe ép rác 6 30N – 3506 Hino 7 tấn Xe ép rác 7 30N – 3368 Hino 7 tấn Xe ép rác 8 30L – 1651 Hino 11 tấn Xe ép rác 9 30F – 5584 Hino 11 tấn Xe ép rác 10 29T – 0400 DW 11 tấn Xe ép rác 11 29Y -1411 ASIA 11 tấn Xe ép rác 12 30S – 7576 Cửu Long 8 tấn Xe ép rác 13 29X – 9076 IVECO 11 tấn Xe ép rác 14 30M – 0926 Đông Phong 8.000 lít Tưới nước 15 30S – 8338 Đông Phong 5m3 Quét hút 16 Xe gom rác: 450 chiếc 2.4. Chế độ chính sách BHLĐ 2.4.1 . Công tác trang thiết bị - phương tiện bảo vệ cá nhân (PTBVCN). Trang bị PTBVCN cho người lao động được thực hiện theo thông tư số 10 của Bộ Lao Động – Thương Bing và Xã Hội ngày 28/5/1998 Phương tiện BVCN là những dụng cụ phương tiện cần thiết mà người lao động phải được trang bị để sử dụng trong khi làm việc hoặc thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện có các yếu tố nguy hiểm, độc hại khi các thiết bị an toàn – vệ sinh lao động tại nơi làm việc chưa thể loại trừ hết các yếu tố nguy hiểm, độc hại. PTBVCN trang bị cho người lao động phải phù hợp với việc ngăn ngừa có hiệu quả các tác hại của các yếu tố độc hại, nguy hiểm trong môi trường lao động nhưng dế dàng trong sử dụng, bảo quản và không gây tác hại khác phương tiện phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng của nhà nước quy định. Điều kiện trang bị: Người lao động trong khi làm việc chỉ cần tiếp xúc với một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại như: - Tiếp xúc với các yếu tố vật lý xấu như: nhiệt độ, áp suất, tiếng ồn, ánh sáng, phóng xạ… quá mức cho phép. - Tiếp xúc với các hóa chất độc hại như: hơi độc, khí độc, bụi độc, chì, thủy ngân, a xít. - Tiếp xúc với các yếu tố sinh học có hại như: vi rút, vi khuẩn gây bệnh, phân, rác, nước thải. - Làm việc với các máy móc thiết bị, công cụ lao động hoặc làm việc ở vị trí chênh vênh nguy hiểm, tư thế làm việc gò bó, làm việc trong hầm lò. Điều kiện được trang bị: Người lao động làm việc trực tiếp trong môi trường có yếu tố nguy hiểm độc hại, cán bộ quản lý thường xuyên đi kiểm tra, giám sát hiện trường có yếu tố nguy hiểm hại. Nguyên tắc: Người sử dụng lao động phải thực hiện các biện pháp kỹ thuật để loại trừ hoặc hạn chế tối đa các tác hại của yếu tố nguy hiểm, độc hại đến mức có thể cải thiện được. Công tác trang bị PTBVCN đã được quy định cụ thể bằng văn bản pháp luật do nhà nước quy định đối với những trường hợp người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại phải được trang cấp đầy đủ PTBVCN. Trong quá trình sản xuất các biện pháp kỹ thuật an toàn khó có khả năng loại trừ được hết các yếu tố nguy hiểm, có hại. Hàng năm trong kế hoạch BHLĐ của xí nghiệp đã có mục trang bị PTBVCN cho người lao động phù hợp với tính chất công việc tại các đơn vị phân xưởng của xí nghiệp. Đối với công nhân làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại như: thường xuyên tiếp xúc với dầu mỡ, công nhân cấp than… thì phải trang bị PTBVCN liên tục cho người lao động. Dưới đây là bảng thống kê trang bị PTBVCN năm 2007 của xí nghiệp cho công nhân. Bảng thống kê trang bị PTBVCN năm 2007 của xí nghiệp Bảng 7 Tên nghề công việc Số người Tên trang bị Thời gian sử dụng Công nhân môi trường 224 Quần áo vải, áo phản quang Găng tay Giày Khẩu trang 4 bộ 4 đôi 4 đôi 4 cái Công nhân nước sạch 8 Quần áo Giày, găng tay 2 bộ 2 đôi Công nhân chăm sóc cây xanh 18 Quần áo Găng tay Giày Khẩu trang 3 bộ 2 đôi 2 đôi 3 cái Công nhân sửa chữa điện 16 Quần áo, giày Găng tay Mũ 5bộ 5đôi 2 cái Lái xe, phụ 22 Quần áo Găng tay Giày 2 bộ 3 đôi 2 đôi 2.4.2. Chế độ đối với lao động nữ Toàn xí nghiệp có 326 người trong đó có 260 là lao động nữ chiếm gần 80% tổng số lao động. Như vậy việc sử dụng lao động nữ là khá nhiều Xí nghiệp đã thực hiện các chế độ đối với lao động nữ theo thông tư số 05/ TTLT – BLĐTBXH về việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động nữ như sau: - Xí nghiệp tạo điều kiện cho công nhân làm việc theo đúng ca của mình. - Phụ nữ có thai phòng y tế theo dõi và khám thai sản vào các tháng thứ 3,6,8 theo quy định. - Đối với những công nhân trong thời kỳ thai sản thì được nghỉ đẻ 4 tháng và được hưởng nguyên lương. - Hàng năm lao động nữ được nghỉ phép nếu có đủ 12 tháng làm việc cụ thể là được nghỉ 12 ngày làm việc đối với người làm việc trong điều kiện bình thường - Tạo điều kiện cho công nhân nữ tập thể thao, văn hóa, văn nghệ, sinh hoạt hội phụ nữ của huyện và thành phố.. - Tổ chức khám phụ khoa cho phụ nữ và điều trị bệnh. 2.4.3 Chế độ bồi dưỡng độc hại Việc chăm lo sức khỏe phòng chống BNN trong quá trình lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động, chủ yếu bằng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện điều kiện lao động, tăng cường các thiết bị ATVSLĐ nhưng do chưa khắc phục được hết các yếu tố độc hại. Người sử dụng lao động phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khỏe cho người lao động. Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải được thực hiện trong ca làm việc đảm bảo thuận tiện và vệ sinh, không được trả bằng tiền, không được đưa vào đơn giá tiền lương. Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡn tập trung tại chỗ được như làm việc lưu động, phân tán ít người… người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho người lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trường hợp này, người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của người lao động và đăng ký với sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội địa phương Căn cứ Quyết Định số 1629/LĐTBXH – QĐ ngày 26/12/1999 của Bộ Trưởng Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội về việc ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm. Thực hiện theo thông tư số 10/2006/TTLT – BLĐTBXH – BYT ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội – Bộ Y Tế sửa đổi , bổ sung khoản 2, Mục II thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT – BLĐTBXH – BYT ngày 17/3 của liên bộ lao động và y tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong môi trường độc hại. Ở xí nghiệp có 2/3 số công nhân chủ yếu của xí nghiệp là tiếp xúc với bụi, khí ô nhiễm…còn lại 1/3 số công nhân chịu nhiều yếu tố tâm lý căng thẳng do đó xí nghiệp đã áp dụng hình thức bồi dưỡng bằng hiện vật. Hàng tháng xí nghiệp thực hiện chi trả bồi dưỡng độc hại. Bảng 8 STT Tên nghề hoặc công việc Đặc điểm về điều kiện độc hại của nghề, công việc Mức bồi dưỡng độc hại, nguy hiểm Mức Tiền I. Công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 1 Nạo vét cống ngầm Công việc thủ công, nặng nhọc, hôi thối thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí Mức 4 10.000 đồng/suất/người 2 Xây lắp, sửa chữa cống ngầm Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nước bẩn, hôi thối Mức 4 10.000 đồng/suất/người 3 Xúc rác Công việc thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm nặng Mức 4 10.000 đồng/suất/người II. Công việc nặng nhọc độc hại, nguy hiểm 4 Lái xe vận hành các xe chuyên dùng chở rác Làm việc trong môi trường ô nhiễm bởi rác bẩn Mức 3 8000 đồng/suất/người 2.4.4. Công tác huấn luyện và tuyên truyền về BHĐ ở xí nghiệp Nhận thức được yêu cầu của công tác BHLĐ trong tình hình mới là đồi hỏi phải tăng cường công tác huấn luyện, tuyên truyền BHLĐ, phổ biến pháp luật chính sách về BHLĐ có mục đích truyền tải đến tất cả những đối tượng những thông tin, hiểu biết cần thiết, hướng dẫn cho họ những kỹ năng nghiệp vụ, những kiến thức về khoa học, kỹ thuật để mọi đối tượng đều phải biết để chăm lo cải thiện điều kiện làm việc, tự giác thực hiện các chế độ chính sách về BHLĐ. Bảo hộ lao động luôn được Đảng và Nhà nước ta xác định là một chính sách lớn. Chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo các yêu cầu về an toàn vệ sinh lao động là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để đẩy mạnh sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội. Thực hiện tốt công tác huấn luyện và tuyên truyền bảo hộ lao động sè đem lại ý nghĩa to lớn về các mặt: chính trị, kinh tế,và xã hội. Công tác tuyên truyền về BHLĐ được lãnh đạo xí nghiệp rất quan tâm và đã đề ra được các biện pháp để thực hiện như: - Tổ chức huấn luyện mỗi năm một lần cho toàn thể những người lao động trong xí nghiệp về những nội dung cụ thể của công tác an toàn vệ sinh lao động. - Đối với công nhân mới tuyển dụng hoặc chuyển công việc thì đều được huấn luyện và huấn luyện lại cho phù hợp với công việc. - Sau đợt huấn luyện có kiểm tra sát hạch và cấp chứng chỉ cho những người đã qua huấn luyện đạt yêu cầu. - Xí nghiệp đã tổ chức và hướng dẫn các đợt phát động của cấp trên về an toàn lao động và vệ sinh lao động. 2.5. Tình hình tai nạn lao động, BNN và biện pháp phòng ngừa + Tình hình tai nạn lao động ở xí nghiệp trong những năm gần đây là rất ít, nguyên nhân là do chưa làm tốt những biện pháp an toàn lao động và do nguyên nhân khách quan gây nên. Sau khi các vụ tai nạn xảy ra xí nghiệp và các cấp có trách nhiệm đã có nhiều biện pháp để điều tra xác minh đúng nguyên nhân và xử lý đúng quy định của Nhà nước về khai báo theo đúng quy định của thông tư số 03/1998/TTLT/BLĐTBXH – BYT TLĐLĐVN. + Tình hình BNN yếu tố độc hại là nguyên nhân chính gây nên BNN. Hiện tại xí nghiệp có khoảng 245 người phải tiếp xúc với các yếu tố độc hại Qua thực tế tình hình tai nạn lao động và BNN được phòng y tế của xí nghiệp thống kê, ban lãnh đạo xí nghiệp đã đưa ra các biện pháp khắc phục những hậu quả do TNLĐ gây ra và có các chế độ chính sách phù hợp với những trường hợp công nhân bị tai nạn lao động, BNN. - Đối với những vụ TNLĐ sau khi xảy ra thì ban giám đốc kiểm định tình hình, nguyên nhân và đưa ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa kịp thời không còn để xảy ra các vụ tương tự. - Đối với trường hợp công nhân mắc BNN thì xí nghiệp bố trí lại công việc khác phù hợp, hạn chế tiếp xúc với các yếu tố có hại của nghề nghiệp, thường xuyên định kỳ khám sức khỏe để đánh giá mức độ chuyển biến và phát hiện sớm BNN. - Định kỳ tiến hành các buổi tập huấn và tuyên truyền sâu rộng về BHLĐ, các biện pháp kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ, sử dụng trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân. Bố trí tu sửa các bảng nội quy đã bị hỏng,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26592.doc
Tài liệu liên quan