Chuyên đề Công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai - Hà Nội giai đoạn 2005-2009

Luật Hưu trí cho người lao động ra đời năm 1941, và được đổi tên là Luật Bảo hiểm hưu trí cho người lao động vào năm 1944, áp dụng đối với người lao động làm công hưởng lương. Năm 1959 Luật Bảo hiểm hưu trí quốc gia ra đời thực hiện bảo hiểm cho lao động cá thể, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Do đó, đến năm 1961 về cơ bản một chế độ hưu trí toàn dân đã được hình thành ở Nhật Bản. Năm 1985, Luật Hưu trí đã có sự thay đổi đáng kể bằng việc giới thiệu Chế độ lương hưu cơ bản. Từ đó hình thành hệ thống lương hưu với cấu trúc 2 tầng, tầng 1 là lương hưu cơ bản, tầng 2 là lương hưu được tính căn cứ theo tiền lương đóng bảo hiểm của người tham gia.

 Chế độ hưu trí Nhà nước được chia ra làm hai loại hình chính là:

• Chế độ bảo hiểm hưu trí quốc gia áp dụng đối với công dân Nhật Bản tuổi từ 20 đến dưới 60 và thực hiện tự nguyện cho người dân Nhật Bản ở trong nước từ 60 đến dưới 65 tuổi, ở nước ngoài từ 20 đến dưới 65 tuổi.

• Chế độ hưu trí cho người lao động thực hiện cho người lao động dưới 65 tuổi làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, tại các công ty, tập đoàn, trường học tư.

 Đối tượng: Dân số được chia làm 3 nhóm:

• Nhóm 1: lao động cá thể, nông dân, người không có việc làm, sinh viên tham gia chế độ hưu trí quốc gia.

• Nhóm II: lao động trong khu vực tư nhân và Nhà nước, tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí cho người lao động.

• Nhóm 3: người ăn theo là vợ/chồng sống dựa vào thu nhập của người lao động thuộc nhóm II, tham gia chế độ hưu trí quốc gia.

 Mức đóng và nguồn quỹ:

• Mức đóng của nhóm I là 13.300 yên/tháng, từ 4/2005 tăng mỗi năm 280 yên để đạt mức 16.900 yên/tháng vào năm 2017.

• Mức đóng của nhóm II là 13,934%, từ 10/2004 tăng mỗi năm 0,354% và sẽ đạt 18,30% vào năm 2017, số tiền đóng góp được chia đều, chủ sử dụng lao động đóng 50%, người lao động đóng 50%.

• Nhóm III không phải đóng phí, phí bảo hiểm của nhóm này sẽ được quỹ hưu trí cho người lao động chuyển sang quỹ hưu trí quốc gia. Nguồn quỹ hưu trí được hình thành từ đóng góp của người tham gia, người lao động, chủ sử dụng lao động và ngân sách nhà nước.

 

doc94 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4229 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại bảo hiểm xã hội quận Hoàng Mai - Hà Nội giai đoạn 2005-2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u: Về điều kiện tuổi đời. Ở các nước khác nhau, tùy theo các nhân tố dân số và kinh tế xã hội mà có sự quy định tuổi nghỉ hưu khác nhau và có quy định khác nhau giữa tuổi nghỉ hưu của nam và nữ trong cùng một nước. Có một số nước quy định độ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ như nhau nhưng có một số nước khác lại quy định tuổi nghỉ hưu của nữ thấp hơn nam. Việc xác định tuổi nghỉ hưu phụ thuộc rất nhiều yếu tố kể cả phụ thuộc vào nước có dân số già hay trẻ. Đối với nước có dân số già, số người nghỉ hưu lớn, họ phải nâng tuổi nghỉ hưu thường cao hơn các nước có dân số trẻ. Ngoài ra các nước còn quy định hạ tuổi nghỉ hưu so với tuổi nghỉ hưu bình thường đối với những người làm những ngành nghề công việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Bảng 4- Tuổi nghỉ hưu của một số nước trên thế giới Tên nước Tuổi nghỉ hưu Tên nước Tuổi nghỉ hưu Nam Nữ Nam Nữ Canada Anh Pháp Đức Hungary Ba Lan óc Mexico 65 65 65 65 60 65 65 65 65 60 65 63 55 60 60 65 Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc Ên Độ Hồng Công Philippin Indonesia Singapore 60 65 60 55 65 60 55 55 55 65 60 55 65 60 55 55 Về xác định số năm đóng góp chế độ trợ cấp hưu trí. Số năm đóng góp chế độ trợ cấp hưu trí có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công việc xác lập chế độ hưu trí vì thời gian đóng là một trong các điều kiện để xác định hưởng trợ cấp hưu. Ở nhiều nước có quy định phải có một số năm đóng tối thiểu, qua tài liệu thống kê cho thấy số năm đóng BHXH dao động từ 15 đến 45 năm. Một nguyên tác đặt ra trong chế độ hưu trí là độ tuổi được hưởng chế độ hưu xác định cao thì đòi hỏi số năm bắt buộc phải đóng cũng cao, quy định số năm đóng thấp thì mức trợ cấp cũng phải thấp hơn. Quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội hưu trí (tối thiểu) của một số nước như sau: Anh: đóng 52 tuần liên tục cộng với 9/10 tổng số năm làm việc. Pháp: đóng 150 tháng liên tục Đức: 15 đến 35 năm Ấn Độ: 15 năm (chung cho cả nam và nữ) Trung Quốc: 10 năm liên tục (chung cho cả nam và nữ) Nhật: 20 năm (chung cho cả nam và nữ) Philippin: 120 tháng liên tục (chung cho cả nam và nữ) Về mức trợ cấp hưu trí. Có rất nhiều cách xác định mức trợ cấp hưu trí. Một số nước xác định mức đồng đều, coi là mức tối thiểu thích hợp với mặt bằng chung của quốc gia. Nhiều nước xác định mức trợ cấp theo thu nhập đã từng có của người lao động khi nghỉ hưu. Một số nhóm nước khác kết hợp cả hai cách. Trong phần trợ cấp có phần nền là một mức đồng nhất cộng thêm phần tỷ lệ thu nhập. Tuy nhiên, xu hướng chung là trợ cấp theo mức thu nhập đã từng có của người lao động trước khi nghỉ hưu, phù hợp với đa số trường hợp là đóng góp bảo hiểm xã hội hưu trí theo thu nhập để trả lương hưu vào hàng tháng. Tuy nhiên cũng có nước thực hiện trợ cấp hưu trí theo kiểu quỹ phòng xa (Malaysia, Ấn Độ), chi trả một lần hoặc kết hợp chi trả một lần và trả hàng tháng. Cụ thể mức hưởng trợ cấp hưu trí của một số nước như sau: Anh: 32,85 bảng/tuần + 12% thu nhập được bảo hiểm trong nước. Pháp: 50% thu nhập bình quân trong vòng 10 năm cao nhất. Lương được tính theo các lần thay đổi lương. Đức: 1,5% “ lương ước tính” là tỷ lệ giữa thu nhập của người lao động so với mức lương trung bình của cả nước nhân với “cơ sở tính toán chung” hiện thời. Ba Lan: 100% thu nhập bình quân của mức dưới 3000 ZLOTY một tháng của 12 tháng gần nhất cộng với 55% của phần còn lại và tăng 4% trợ cấp tính theo trợ cấp cơ bản cho mỗi năm công tác trên 20 năm. Trung Quốc: 60 đến 90% thu nhập trong tháng cuối, phụ thuộc vào thời gian công tác. Ấn Độ: Trả một lần tương ứng với số đóng góp của chủ và thợ đã trả cộng với 7,58% lãi. Philipines: 1,5% lương bình quân của 120 tháng cuối cộng với từ 42 đến 102% của tiền lương bình quân của 10 tháng lương. Về mức đóng góp. Mức đóng góp cho chế độ hưu trí cũng có sự khác nhau giữa các nước. Tuy nhiên, ở hầu hết các nước đều có sự phân chia đóng góp giữa giới chủ và giới thợ và đóng riêng cho chế độ hưu trí mà không gộp vào các chế độ khác chẳng hạn: Anh: Người lao động đóng 2% của 54 bảng/tuần đầu tiên cộng thêm 9% lương tuần của tiền lương từ 54 đến 405 bảng. Người sử dụng lao động đóng từ 4,6% đến 10,4%. Pháp: Người lao động đóng 6,54% trong thu nhập được tính BHXH của mình, người sử dụng lao động đóng 8,2% tiền lương tối đa để đóng BHXH là 12,360 Francs một tháng. Đức: Người lao động đóng 8,75 % tiền lương, nếu người lao động có thu nhập dươi 610 DM/tháng thì không phải đóng BHXH. Người lao động độc lập phải đóng 15,7%. Người sử dụng lao động đóng 8,75% quỹ lương và đóng 7,5% nếu trong doanh nghiệp có người lao động có thu nhập thấp hơn 610 DM/tháng Một số kinh nghiệm rút ra từ việc thực hiện chế độ hưu trí ở một số nước trên thế giới 5.1. Chế độ hưu trí của Nhật Bản Luật Hưu trí cho người lao động ra đời năm 1941, và được đổi tên là Luật Bảo hiểm hưu trí cho người lao động vào năm 1944, áp dụng đối với người lao động làm công hưởng lương. Năm 1959 Luật Bảo hiểm hưu trí quốc gia ra đời thực hiện bảo hiểm cho lao động cá thể, lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp. Do đó, đến năm 1961 về cơ bản một chế độ hưu trí toàn dân đã được hình thành ở Nhật Bản. Năm 1985, Luật Hưu trí đã có sự thay đổi đáng kể bằng việc giới thiệu Chế độ lương hưu cơ bản. Từ đó hình thành hệ thống lương hưu với cấu trúc 2 tầng, tầng 1 là lương hưu cơ bản, tầng 2 là lương hưu được tính căn cứ theo tiền lương đóng bảo hiểm của người tham gia. Chế độ hưu trí Nhà nước được chia ra làm hai loại hình chính là: Chế độ bảo hiểm hưu trí quốc gia áp dụng đối với công dân Nhật Bản tuổi từ 20 đến dưới 60 và thực hiện tự nguyện cho người dân Nhật Bản ở trong nước từ 60 đến dưới 65 tuổi, ở nước ngoài từ 20 đến dưới 65 tuổi. Chế độ hưu trí cho người lao động thực hiện cho người lao động dưới 65 tuổi làm việc tại các tổ chức, cơ quan thuộc Chính phủ, chính quyền địa phương, tại các công ty, tập đoàn, trường học tư. Đối tượng: Dân số được chia làm 3 nhóm: Nhóm 1: lao động cá thể, nông dân, người không có việc làm, sinh viên… tham gia chế độ hưu trí quốc gia. Nhóm II: lao động trong khu vực tư nhân và Nhà nước, tham gia chế độ bảo hiểm hưu trí cho người lao động. Nhóm 3: người ăn theo là vợ/chồng sống dựa vào thu nhập của người lao động thuộc nhóm II, tham gia chế độ hưu trí quốc gia. Mức đóng và nguồn quỹ: Mức đóng của nhóm I là 13.300 yên/tháng, từ 4/2005 tăng mỗi năm 280 yên để đạt mức 16.900 yên/tháng vào năm 2017. Mức đóng của nhóm II là 13,934%, từ 10/2004 tăng mỗi năm 0,354% và sẽ đạt 18,30% vào năm 2017, số tiền đóng góp được chia đều, chủ sử dụng lao động đóng 50%, người lao động đóng 50%. Nhóm III không phải đóng phí, phí bảo hiểm của nhóm này sẽ được quỹ hưu trí cho người lao động chuyển sang quỹ hưu trí quốc gia. Nguồn quỹ hưu trí được hình thành từ đóng góp của người tham gia, người lao động, chủ sử dụng lao động và ngân sách nhà nước. Phúc lợi: Người tham gia theo quy định sẽ được nhận lương hưu cơ bản khi 65 tuổi với thời gian tham gia bảo hiểm từ 25 năm trở lên. Người tham gia bảo hiểm có thể nhận lương hưu sớm từ 60 đến 64 tuổi, nhưng mức lương hưu sẽ bị giảm đi bằng 0,5% nhân với số tháng nhận lương hưu sớm, ngược lại nếu nhận lương hưu muộn từ 66 đến 70 tuổi mức lương hưu sẽ tăng lên là 0,7% nhân với số tháng nhận muộn. Các chế độ trợ cấp khi tham gia bảo hiểm hưu trí gồm: lương hưu, trợ cấp thương tật và trợ cấp tuất. Với các đối tượng thuộc nhóm I và III được nhận trợ cấp lương hưu cơ bản, trợ cấp thương tật cơ bản, trợ cấp tuất cơ bản. Trợ cấp thương tật, trợ cấp tuất được tính trên cơ sở lương cơ bản và được chia làm nhiều mức. Người lao động tham gia chế độ bảo hiểm cho người lao động, sẽ được nhận trợ cấp lương hưu cơ bản và lương hưu tính trên cơ sở tiền lương đóng bảo hiểm. Từ tháng 4/2002 lương hưu cơ bản cho người có thời gian tham gia bảo hiểm 40 năm là 66.208 yên/tháng. 5.2 Chế độ hưu trí của Đức Hiện nay, bảo hiểm hưu trí đối với người lao động của Cộng hòa Liên bang Đức được thực hiện thông qua 3 hệ thống: Hệ thống bảo hiểm hưu trí bắt buộc của Nhà nước liên bang. Đây là hệ thống chủ yếu nhất, thực hiện bảo hiểm hưu trí bắt buộc đối với 80% tổng số lao động làm công ăn lương trong cả nước, gồm các cơ quan bảo hiểm hưu trí đối với công nhân (ArV) và các cơ quan bảo hiểm hưu trí đối với công chức, viên chức Đức (AV). Hệ thống này thực hiện các chế độ BHXH hưu trí sau:  - Bảo hiểm hưu trí (trả lương hưu cho người lao động tham gia hệ thống khi được hưởng) Bảo hiểm cho thân nhân người tham gia hệ thống khi người tham gia bảo hiểm hưu trí từ trần. Bảo hiểm tàn tật và thực hiện các biện pháp phục hồi sức khoẻ khi người tham gia bảo hiểm hưu trí bị tai nạn, bị tàn phế.  Hệ thống bảo hiểm hưu trí doanh nghiệp, thực hiện bảo hiểm hưu trí đối với những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp đó.  Hệ thống bảo hiểm hưu trí tư nhân, thực hiện bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho mọi người lao động tự nguyện tham gia (kể cả người lao động đã tham gia hệ thống bảo hiểm hưu trí nhà nước).   Tỷ lệ đóng góp cho hệ thống bảo hiểm hưu trí bắt buộc của Nhà nước liên bang đối với người lao động và người sử dụng lao động được quy định hàng năm, phụ thuộc vào mức chi trả cụ thể (dự toán) hàng năm cho các chế độ thuộc bảo hiểm hưu trí và mức trợ cấp của ngân sách liên bang cho hệ thống (giao động xung quanh con số 30 % tổng chi hàng năm của hệ thống). Thông thường, tỷ lệ đóng góp này dao động xung quanh con số 19,5% khoản lương thực nhận hàng tháng của người lao động tham gia hệ thống, trong đó, tỷ lệ mức đóng góp giữa người lao động với người sử dụng lao động là 50/50. 5.3. Chế độ hưu trí ở Mỹ. Chế độ trợ cấp tuổi già ở Mỹ được triển khai cho tất cả mọi người đến tuổi về hưu theo quy định ( trước năm 1983: 65 tuổi đối với nam và nữ, còn từ năm 1983 đến nay là 67 tuổi ). Điều kiện hưởng là phải có thâm niên công tác ít nhất là 35 năm. Nếu thâm niên chưa đủ và người lao động muốn nghỉ hưu sớm, lương hưu sẽ giảm đi. Ví dụ về hưu tuổi 62, lương hưu giảm 20%. Mức trợ cấp gồm: - Lương hưu cho bản thân người lao động ( lương hưu toàn phần ); - Lương hưu bổ sung nếu người lao động nam phải nuôi vợ tuổi 65 trở lên và lương bổ sung bằng 50% lương hưu; - Nếu người vợ cũng có tiền lương hưu thì người vợ có quyền lựa chọn giữa lương hưu của mình và khỏan lương hưu bổ sung bằng 50% lương của người chồng. Chế độ hưu trí không hạn chế người về hưu vẫn tiếp tục làm việc để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên với mỗi đô la làm ra, lương hưu sẽ bị giảm đi ½ đến 1/3 đô la. Điều này nhằm đảm bảo sự công bằng vì theo thống kê ở Mỹ, cứ 5 người Mỹ tuổi trung niên thì có một người sống trong nghèo khổ( chiếm tỷ lệ 20 % ) Như vậy chế độ hưu trí ở Mỹ đảm bảo người về hưu có thể sống bằng lương hưu cả khi có người sống phụ thuộc, nhưng không có sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa những người đã về hưu. 5.4. Chế độ hưu trí ở Thụy Điển. Chế độ này được xây dựng nhằm vào các mục tiêu sau: + Đảm bảo cuộc sống của người về hưu với mức tốt nhất; + Giảm thiểu những căng thẳng trong vấn đề lao động và việc làm; + Tôn trọng quyền tự chủ của người lao động. Với mục đích đó, chế độ có những đặc thù sau đây: Tuổi về hưu được hưởng trợ cấp được quy định chung là 65 tuổi đối với cả nam và nữ; Người lao động được quyền lựa chọn thời điểm về hưu phù hợp giữa 60 và 70 tuổi; Áp dụng chế độ trợ cấp hưu bán phần, có nghĩa là người tuổi từ 60 được làm việc bán thời gian và nhận trợ cấp bù vào thu nhập bị mất; ràng buộc là không làm việc quá ít, ít nhất cũng 17 giờ / 1 tuần; điều này cho phép tạo việc làm cho người lao động trẻ tuổi; Có nhiều loại trợ cấp tuổi già: Loại 1: Áp dụng cho tất cả những người đến tuổi được hưởng trợ cấp tuổi già theo luật định ( 65 tuổi ); loại trợ cấp này được căn cứ trên một mức thu nhập cơ sở do Chính phủ tính toán ấn định hàng năm nhằm khắc phục tình trạng lạm phát; tỷ lệ trợ cấp bằng 96 % mức thu nhập cơ sở. Loại trợ cấp này mang tính phổ cập, điều kiện hưởng duy nhất là đủ tuổi( tuổi sinh học). Loại 2: áp dụng cho những người lao động có đóng góp vào quỹ BHXH: mức trợ cấp này được tính trên thu nhập bình quân 15 năm có thu nhập cao nhất; điều kiện nhận trợ cấp: có thâm niên 30 năm làm việc trở lên; nếu ít hơn thì giảm 1/30 trợ cấp cho mỗi năm còn thiếu. Loại 3: Áp dụng cho những nguời vẫn còn gặp khó khăn sau khi nhận lương hưu, bằng 48% mức thu nhập cơ sở; Loại 4: là một khoản gọi là phụ cấp nhà ở cho những người có khó khăn nhất. Các khoản trợ cấp hưu đều không phải chịu thuế ( khác với trợ cấp ốm đau ). Như vậy, chế độ trợ cấp tuổi già cũng tỏ ra rất ưu việt, với cách thiết kế chế độ tỉ mỉ áp dụng cho nhiều cấp độ khác nhau, đảm bảo cuộc sống dễ chịu cho người về hưu. Mỗi người lao động có thể đồng thời nhận nhiều loại trợ cấp khác nhau trong chế độ này. =>> Kinh nghiệm đối với Việt Nam: Qua nghiên cứu quá trình tổ chức và thực hiện hệ thống BHXH hưu trí tại các nước trên thế giới, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho VN như sau: Thứ nhất: Nâng cao vai trò của Nhà nước trong việc quản lý quỹ hưu trí. Trong tất cả các nước, vai trò của Nhà nước trong hệ thống hưu trí là rất quan trọng. Nhà nước với tư cách là người đề ra định hướng cho sự hoạt động của hưu trí và là một sự bảo trợ rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống này, đặc biệt là bảo trợ về mặt tài chính ở các mức độ và hình thức khác nhau. Vì thế cần phải có sự chỉnh sửa trong các quy định cũng như cách quản lý quỹ hưu trí, xây dựng luật pháp về hưu trí ổn định lâu dài, tránh sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự bình yên của xã hội và cuộc sống của người lao động. Thứ hai: Xây dựng quỹ hưu trí đủ khả năng chi trả lâu dài, từ thế hệ này sang thế khác. Hiện nay Việt Nam vẫn đang áp dụng phương pháp PAYG (pay as you go: khoản tiền thu được hiện tại được dùng để chi trả cho chi phí hiện tại) Phương pháp này có thể làm giảm khả năng tài chính quốc gia khi dân số già hóa nhanh và nợ lương hưu tiềm ẩn lớn, hơn nữa nó còn dẫn đến sự bất công bằng giữa các thế hệ tham gia hệ thống - thể hiện sự bất tương ứng giữa mức đóng và mức hưởng. Bởi thế, việc nghiên cứu xây dựng một hệ thống hưu trí mới là hết sức cần thiết. Thứ ba: Điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới. Hiện nay tại Việt Nam, tuổi nghỉ hưu bình quân của lao động nữ mới đạt 51 tuổi, ít hơn 4 năm so với quy định, còn đối với nam giới là 55 tuổi. Từ kinh nghiệm của các nước trên, chúng ta nên xem xét điều chỉnh độ tuổi nghỉ hưu của nữ giới: thứ nhất là lao động nữ được quyền lựa chọn nghỉ hưu sớm 5 năm; hoặc tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và làm việc đến 60 tuổi như nam giới.Phụ nữ vẫn được hưởng quyền lương hưu khi đủ 55 tuổi như quy định hiện tại và công thức tính lương hưu của nữ giới dần dần được thay đổi để bình đẳng với nam giới. Thứ hai là tăng tuổi nghỉ hưu cho lao động nữ lên độ tuổi 60. Thứ tư: Phát triển hệ thống hưu trí tự nguyện, các quỹ hưu trí tự nguyện để tạo điều kiện cho những lao động thuộc khu vực “phi chính thức” (lao động tự do) có cuộc sống ổn định khi hết tuổi lao động. Chương II- Thực trạng công tác chi chế độ trợ cấp hưu trí tại BHXH Hoàng Mai trong giai đoạn 2005- 2009 Giới thiệu chung về BHXH quận Hoàng Mai. Sự ra đời và phát triển. Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hóa, khoa học kĩ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế, giao dịch quốc tế lớn của cả nước; bên cạnh đó Hà Nội cũng có cơ cấu kinh tế, thành phần dân cư đông đúc và truyền thống văn hóa hết sức phong phú và đa dạng. Hiện nay Thủ đô Hà Nội có 9 quận và 5 huyện trực thuộc. Quận Hoàng Mai cũng là một quận ở Hà Nội. Đây là một quận mới được thành lập theo Nghị định 132/CP ngày 6/11/2003 của Chính Phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính. Quận có diện tích 41,04 km2; phía đông giáp huyện Gia Lâm, phía tây và nam giáp huyện Thanh Trì, phía bắc giáp quận Thanh Xuân và Hai Bà Trưng; quận gồm 14 phường, trong đó có 5 phường của quận Hai Bà Trưng và 9 xã của huyện Thanh Trì chuyển sang thành phường. Là quận nằm ở cửa ngõ phía nam của Thành phố Hà Nội, quận có tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích nông nghiệp giảm mạnh, các khu đô thị, dịch vụ ra đời, bộ mặt tổng thể của quận đang ngày càng có nhiều đổi mới. Bên cạnh đó, trong những năm qua, có những chính sách mới của Đảng, Nhà nước, cơ sở vật chất kĩ thuật được tăng cường, chính trị ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, đời sống tinh thần của nhân dân trong quận được cải thiện. Cùng với việc thành lập Ủy ban nhân dân quận Hoàng Mai, ngày 23 tháng 12 năm 2003, BHXH Việt Nam ra quyết định thành lập BHXH quận Hoàng Mai với nhiệm vụ thực hiện toàn diện chính sách BHXH và bảo hiểm y tế bắt buộc và tự nguyện đối với nhân dân và lao động trong địa bàn Quận với 6 chế độ BHYT, BHXH sau đây: Chế độ trợ cấp ốm đau, Chế độ trợ cấp thai sản, Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, Chế độ hưu trí, Chế độ tử tuất, Chế độ khám chữa bệnh BHYT. Do đặc điểm quận Hoàng Mai thành lập muộn và được ghép từ các xã phường của các huyện khác nên BHXH quận có những đặc trưng riêng, khác với BHXH của các quận khác. Bước đầu khi mới thành lập vào đầu năm 2004, quận có 24 cán bộ, trong đó 20 cán bộ công chức có trình độ đại học, bao gồm một giám đốc , hai phó giám đốc, bộ phận thu có 10 cán bộ, bộ phận chính sách có 4 cán bộ, phòng một cửa có 7 cán bộ. Phòng một cửa tuy mới được thực hiện( từ cuối tháng 1 năm 2008 ) nhưng đã làm chuyển biến cơ bản trong quan hệ về thủ tục giải quyết chế độ BHXH- BHYT, khắc phục tình trạng gây phiền hà cho đối tượng tham gia BHXH- BHYT; thiết lập được cơ chế kiểm tra giám sát độc lập, khách quan trong nội bộ, khắc phục tình trạng khép kín, thiếu công khai minh bạch, chống phát sinh tiêu cực trong giải quyết các chế độ chính sách và chống lạm dụng quỹ. Ngày 1 tháng 1 năm 2004 BHXH quận Hoàng Mai chính thức đi vào hoạt động với tổng số đối tượng hưởng BHXH thường xuyên được chuyển sang cùng với việc thành lập quận là 16.168 người trong đó: Đối tượng hưu: 13.390 người. Mất sức lao động: 1846 người. Tai nạn lao động: 163 người. Đối tượng tuất: 758 người. Đối tượng khác: 11 người. Phát huy truyền thống của ngành, ngay từ khi mới thành lập, BHXH quận Hoàng Mai được sự quan tâm của Quận ủy – HĐND – UBND quận Hoàng Mai và được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc BHXH Thành phố Hà Nội, cùng với sự phối hợp của các cơ quan chức năng có liên quan đã tạo điều kiện về địa điểm làm việc, cơ sở vật chất … đảm bảo cho cơ quan hoạt động một cách thông suốt bắt đầu thực hiện chính sách BHXH cho nhân dân lao động trong quận. Tính đến nay trải qua 6 năm họat động, số đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn quận không ngừng biến động; hàng tháng , hàng năm đều có những đối tượng chuyển đi và đối tượng chuyển về, đối tượng hết quyền hưởng và đối tượng phát sinh quyền hưởng BHXH. Cùng với quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh trong địa bàn quận, các luồng dân cư cũng di chuyển về quận khá mạnh mẽ, do đó các đối tượng được hưởng BHXH cũng tăng lên đáng kể. BẢNG 5 : CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP BHXH TẠI QUẬN HOÀNG MAI ( 2004- 2009) ( cả chế độ ngắn hạn trong năm và dài hạn ) Thời gian Tổng số đối tượng được hưởng BHXH ( người ) Đối tượng hưởng trợ cấp thường xuyên ( người ) Đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí ( người ) Đối tượng hưởng ngắn hạn ( người ) Cuối năm 2005 41.909 17.797 15.174 24.112 Cuối năm 2006 48.010 19.906 16.763 28.104 Cuối năm 2007 52.118 21.134 18.112 30.984 Cuối năm 2008 48.274 23.112 19.856 25.162 Cuối năm 2009 45.777 24.269 24.301 21.508 ( Nguồn : BHXH quận Hoàng Mai ) Ngoài ra, trên địa bàn quận có một số lượng lớn đơn vị thuộc các thành phần kinh tế như: DNNN, hành chính sự nghiệp, ngoài quốc doanh… bởi vậy, vấn đề bảo vệ quyền lợi cho người lao động là hết sức cần thiết. Với đặc thù của quận là quận mới, số đơn vị hành chính sự nghiệp còn ít , chủ yếu là đơn vị hành chính sự nghiệp của địa phương, không có đơn vị hành chính sự nghiệp trung ương, các doanh nghiệp trên địa bàn quận chủ yếu là các đơn vị vừa và nhỏ, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các doanh nghiệp phần lớn hoạt động kém hiệu quả đang cổ phần hóa nên việc trích đóng BHXH cho người lao động gặp nhiều khó khăn. Tính đến tháng 12/ 2009 trên địa bàn quận có 1233 đơn vị với tổng số trên 48.437 người lao động đăng kí tham gia đóng BHXH. Bảng số liệu dưới đây sẽ thể hiện rõ điều này. Trải qua hơn 6 năm xây dựng và phát triển, tuy thời gian hoạt động là chưa được lâu dài so với các quận khác và bước đầu hoạt động nên còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng các cán bộ của cơ quan BHXH quận Hoàng Mai đã luôn cố gắng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, giải quyết các thủ tục vế tất cả các chế độ BHXH cho hàng chục nghìn người, thực hiện tốt chính sách BHXH, ổn định đời sống cho mỗi nguời dân trong quận nói riêng và của cả xã hội nói chung, giúp mỗi người lao động yên tâm để công tác, nâng cao năng suất lao động, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc, thể hiện tính ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Bộ máy tổ chức và nhiệm vụ của từng bộ phận. Cơ quan BHXH Quận Hoàng Mai là cơ quan BHXH trực tiếp tiếp xúc với đơn vị tham gia bảo hiểm trong quận. Do đó, cơ quan BHXH có những nhiệm vụ sau: Thu BHXH là công tác lớn nhất của cơ quan BHXH. Cơ quan BHXH quận phải thu 23% quỹ lương của đơn vị ( bao gồm cả 20% phí BHXH và 3% phí BHYT ) BHXH quận phải cử cán bộ xuống nắm danh sách đóng BHXH của đơn vị. Yêu cầu của danh sách đó gồm chủ yếu những phần sau: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, số sổ BHXH, mức lương, hợp đồng lao động…. Cơ quan BHXH quận hàng tháng phải tiếp nhận báo cáo của đơn vị về sự tăng giảm số lao động, mức lương của các đơn vị tham gia BHXH tại quận. Đốc thu và theo dõi số tiền đã nộp của đơn vị, trên cơ sở đó hàng quý làm đối chiếu cùng với đơn vị về mức đóng góp và số tiền đóng BHXH. Hướng dẫn cấp sổ BHXh cho người lao động, thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn đơn vị ghi tiếp sổ BHXH. Đôn đốc kịp thời đơn vị chốt sổ BHXH theo định kì hoặc cho những người chuyển đi, cho những người nghỉ chế độ. Chi lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho các đối tượng hưu trí và trợ cấp BHXH thông qua Ủy ban nhân dân các phường. Thanh toán mai táng phí và giải quyết chế độ tử tuất cho các đối tượng và trợ cấp BHXH. Chi trả trợ cấp khác : ốm đau, thai sản, nghỉ dưỡng sức cho người lao động tham gia BHXH trên địa bàn quận thông qua chủ sử dụng lao động. Làm thủ tục tiếp nhận, chuyển đi, quản lí các đối tượng hưu trí và trợ cấp BHXH. Quản lí hồ sơ hưu và trợ cấp BHXH… Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH quận Hoàng Mai. Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc BP.Thu BP.Chính sách P.Một cửa Hướng dẫn thủ tục tgia BHXH-BHYT cho các đơn vị Xác định mức đóng Theo dõi quá trình đóng của các đơn vị Giải quyết các chế độ thai sản, ốm đau Thủ quỹ kế toán Tiếp nhận trả hồ sơ gq chế độ BHXH Tiếp nhận trả hồ sơ thu BHXH,BHYT Đổi sửa cấp mới thẻ BHYT Nhiệm vụ của từng bộ phận là: - Giám đốc: Là thủ trưởng cơ quan BHXH Quận phụ trách chung và chịu trách nhiệm về toàn bộ các mặt hoạt động công tác BHXH trên địa bàn quận, phụ trách trực tiếp công tác tài chính, chính sách, tổ chức, công tác đối ngoại, tổng hợp. Phó giám đốc : Là người có nhiệm vụ thường trực, giúp việc cho giám đốc, Phó giám đốc thay thế cho giám đốc điều hành cơ quan khi giám đốc đi vắng. Phó giám đốc trực tiếp phụ trách bộ phận thu của BHXH quận. Bộ phận thu: gồm những cán bộ làm nghiệp vụ thu BHXH. Bộ phận thu có những nhiệm vụ sau: Lập kế hoạch thu BHXH hàng quý, năm. Hướng dẫn đơn vị lập danh sách lao động, quỹ tiền lương đóng BHXH, BHYT và phiếu điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT hàng tháng. Vào sổ theo dõi kết quả thu BHXH, BHYT đến từng người lao động, từng cơ quan, đơn vị hàng tháng. Thông báo kịp thời đến các đơn vị nợ tiền BHXH. Xác nhận mức đóng, thời gian đóng BHXH của từng người lao động khi thực hiện chế độ BHXH hoặc chuyển nơi làm việc. Báo cáo kết quả thu BHXH về BHXH Thành phố theo quy định. Bộ phận chính sách: hiện nay tại BHXH quận Hoàng Mai chủ yếu chỉ giải quyết chế độ thai sản cho người lao động; nghỉ ốm đau và nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe cho người lao động thông qua chủ sử dụng lao động. Phòng một cửa: là bộ phận tổng hợp của 3 bộ phận thu- chi- và chính sách. Các cán bộ thuộc bộ phận này có các nhiệm vụ sau: + Tiếp nhận và trả hồ sơ giải quyết chế độ BHXH: tiếp nhận từ thành phố chuyển về; tiếp nhận hưu và các đối tượng hưởng BHXH từ các quận huyện khác chuyển về và hưu từ các tỉnh khác chuyển về khi đã qua BHXH Thành phố; làm thủ tục cho đối tượng trên chuyển đi các quận huyện khác ( nếu chuyển qua tỉnh khác thì phải qua BHXH Thành phố ) ; theo dõi ghi biến động các đối tượng hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH( do chết hoặc chuyển đi); thanh toán mai táng phí cho những đối tượng trên; giới thiệu đi hội đồng y khoa; hưởng lại chế độ BHXH. + Tiếp nhận và trả hồ sơ thu BHXH- BHYT : đăng kí tham gia BHXH-BHYT lần đầu; cấp phát cho các đối tượng có thẻ BHYT qua Phường hoặc chủ sử dụng lao động; đổi, sửa, bổ sung thẻ ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác chi trả chế độ trợ cấp hưu trí tại bảo hiểm xã hội Hoàng Mai giai đoạn 2005 - 2009.doc
Tài liệu liên quan