MỤC LỤC
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 4
I- SỰ CẦN THIẾT VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ 4
1. Sự cần thiết: 4
2- Tác dụng của bảo hiểm nhân thọ 6
2.1- Đối với mỗi cá nhân, gia đình và doanh nghiệp 6
2.2- Đối với nền kinh tế 10
2.3- Đối với xã hội 11
II- LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 12
1- Trên thế giới 12
2- Ở Việt Nam 16
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ BẢO HIỂM NHÂN THỌ 19
1- Đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ 19
Bảng phân biệt giữa Bảo hiểm nhân thọ với Bảo hiểm phi nhân thọ 21
1.1- Những người có mặt trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. 22
1.2- Sự phức tạp trong các mối quan hệ giữa người ký hợp đồng, người được bảo hiểm và người được hưởng quyền lợi bảo hiểm. 22
1.3- Nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ rất nhậy cảm với các thông số mà chúng phụ thuộc như: 22
1.4- Trong bảo hiểm con người hầu hết các trường hợp không áp dụng nguyên tắc bồi thường và nguyên tắc khoán vì: 23
1.5- Không có sự thế quyền trong Bảo hiểm nhân thọ 23
2- Các loại hình bảo hiểm nhân thọ. 24
2.1- Bảo hiểm sinh mạng có thời hạn. 24
2.2- Bảo hiểm nhân thọ trọn đời 25
2.3- Bảo hiểm trợ cấp hưu trí 25
2.4- Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp 25
3- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 26
PHẦN II: CÔNG TÁC PHÂN LOẠI, LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 31
I. PHÂN LOẠI RỦI RO 31
1- CÁC KHÁI NIỆM 31
1.1: Định nghĩa rủi ro: 31
1.2: Mức độ rủi ro: 32
1.3: Những khái niệm liên quan đến rủi ro: 33
1.4: Phân loại rủi ro: 35
2- Nguồn rủi ro. 37
2.1: Môi trường vật chất: 38
2.2: Môi trường xã hội 38
2.3: Môi trường chính trị 38
2.4: Môi trường luật pháp: 38
2.5: Môi trường hoạt động: 39
2.6: Môi trường kinh tế: 39
2.7: Vấn đề nhận thức: 39
3- Các rủi ro trong bảo hiểm nhân thọ 39
3.1: Rủi ro sức khoẻ ( Y tế ): 40
3.2: Rủi ro môi trường ( environmental risk ): 40
3.3: Rủi ro đạo đức: 40
II. CÔNG TÁC LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG BẢO HIỂM NHÂN THỌ 41
1- Lựa chọn rủi ro 41
1.1: Sự cần thiết 41
1.2: Quy trình lựa chọn rủi ro: 41
2- Công tác đánh giá rủi ro 42
2.1- Công tác đánh giá rủi ro có từ bao giờ: 42
2.2: Mục đích của công tác đánh giá rủi ro 43
2.3: Quy trình đánh giá rủi ro 43
PHẦN III: CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO Ở BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI 50
I- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI. 50
1- Sự hình thành: 50
1.1. Thời gian từ tháng 8/1996 đến tháng 5/1998: 51
2- Các loại hình bảo hiểm nhân thọ đang triển khai tại Bảo Việt Nhân thọ nói riêng và ở Việt Nam nói chung: 53
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Nhân thọ trong thời gian qua: 57
3.1- Thuận lợi: 57
3.2- Khó khăn: 58
4. Hệ thống phân phối sản phẩm hiện nay ở Bảo Việt Nhân thọ Hà nội: 62
II- CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO Ở BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI. 63
1. Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro ở Bảo Việt Nhân thọ. 66
1.1- Đối với người tham gia Bảo hiểm nhân thọ: 66
1.2- Đối với Công ty Bảo Việt Nhân thọ: 66
2. Nguyên tắc đánh giá rủi ro: 67
3. Căn cứ để đánh giá rủi ro: 68
3.1- Mục đích tham gia bảo hiểm: 68
3.2- Khả năng tài chính: 68
3.3- Tình trạng sức khoẻ, bệnh tật: 69
4. Các bước trong quy trình đánh giá rủi ro: 70
III. KẾT QUẢ CỦA CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO 74
1- Số lượng hợp đồng khai thác mới qua các năm. 78
2- Số hợp đồng huỷ bỏ qua các năm. 80
3- Tình hình bồi thường cho người tham gia bảo hiểm và Bảo Việt nhân thọ. 82
PHẦN IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TẠI BẢO VIỆT NHÂN THỌ HÀ NỘI 85
KẾT LUẬN.89
89 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1966 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác đánh giá rủi ro trong hoạt đông kinh doanh ở Bảo Việt nhân thọ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật pháp có thể thay đổi rất nhiều từ nơi này sang nơi khác. Môi trường luật pháp cũng tạo ra các kết quả tích cực như cung cấp môi trường xã hội ổn định, bảo vệ các quyền công dân.
2.5: Môi trường hoạt động:
Quá trình hoạt động của tổ chức có thể làm phát sinh rủi ro và bất trắc. Các tiến trình khuyến mãi, tuyển dụng, sa thải nhân viên có thể gây ra các rủi ro về pháp lý? Điển hình là vụ sa thải 56 công nhân tại Công ty liên doanh ABB ở Việt Nam vừa qua. Quá trình sản xuất có thể đưa công nhân đến các tổn hại vật chất, các hoạt động của tổ chức có thể gây tổn hại cho môi trường. Kinh doanh quốc tế có thể gặp các rủi ro và bất trắc do hệ thống giao thông vận chuyển không tin cậy. Về khía cạnh rủi ro suy đoán ( rủi ro đầu cơ) thì môi trường hoạt động cuối cùng sẽ đưa ra một sản phẩm hay dịch vụ mà từ đó tổ chức sẽ thành công hay thất bại.
2.6: Môi trường kinh tế:
Mặc dù môi trường kinh tế thường vận động theo môi trường chính trị, sự phát triển rộng lớn của thị trường toàn cầu đã tạo ra một môi trường kinh tế chung cho tất cả nước. Mặc dù các hoạt động của một chính phủ có thể ảnh hưởng đến thị trường vốn thế giới, nhưng hầu như mỗi quốc gia không thể kiểm soát nổi thị trường này. Tình trạng lạm phát, suy thoái, đình đốn hiện nay là các yếu tố của các hệ thống kinh tế mà không một quốc gia nào có thể kiểm soát nổi.
ở một phạm vi hẹp, lãi suất và hoạt động tín dụng có thể áp đặt các rủi ro thuần tuý và rủi ro suy đoán đáng kể lên các tổ chức.
2.7: Vấn đề nhận thức:
Khả năng của một nhà quản lý trong việc hiểu, xem xét đo lường, đánh giá chưa phải là hoàn hảo. Một nguồn rủi ro quan trọng hầu hết các tổ chức là sự nhận thức và thực tế hoàn toàn khác nhau. Môi trường nhận thức là nguồn rủi ro đầy thách thức trong việc nhận diện và phân tích rủi ro vì những phân tích đó đòi hỏi trả lời những câu hỏi như “làm sao hiểu được ảnh hưởng của sự bất định lên tổ chức” hay ”làm sao biết được cái mình nhận thức là đúng với thực tế”
3- Các rủi ro trong bảo hiểm nhân thọ
Với đặc tính là loại hình bảo hiểm con người, trong công tác đánh giá rủi ro người ta thường xem xét các rủi ro chính sau:
3.1: Rủi ro sức khoẻ ( Y tế ):
Là những rủi ro liên quan đế sức khoẻ của con người được bảo hiểm, chúng bao gồm: tiểu sử bệnh tật, những khiếm khuyết của con người hiện tại, thương tật...
3.2: Rủi ro môi trường ( environmental risk ):
Rủi ro môi trường bao gồm các nhân tố như: nghề nghiệp và tính chất công việc của người được bảo hiểm. Chẳng hạn môi trường làm việc của người được bảo hiểm có nguy hiểm không, mức độ rủi ro như thế nào...
3.3: Rủi ro đạo đức:
Rủi ro đạo đức là thái độ của người được bảo hiểm hay người yêu cầu bảo hiểm.
Rủi ro này chủ yếu xuất phát từ bản thân người được bảo hiểm hay người tham gia bảo hiểm. Khai thác viên bảo hiểm cần phải xem xét khía cạnh này khi đánh giá rủi ro.
* Thông thường có những giới hạn sau đây để khống chế rủi ro đạo đức:
- Giới hạn tuổi tham gia bảo hiểm. VD: trong bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp và bảo hiểm nhân thọ chọn đời giới hạn đến 60-70 tuổi.
- Giới hạn số tiền bảo hiểm: Mức độ giới hạn tuỳ thuộc từng Công ty Bảo hiểm.
- Giới hạn loại bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm: Thông thường tỷ lệ chết của loại hình Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp ngắn hạn thấp hơn loại hình Bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp dài hạn, ngược lại tỷ lệ chết của loại hình Bảo hiểm tử kỳ ngắn hạn lại cao hơn dài hạn.
- Giới hạn kiểm tra sức khoẻ: Người yêu cầu bảo hiểm sẽ phải thanh toán chi phí kiểm tra sức khoẻ cho người được bảo hiểm nếu Công ty chấp nhận mà người yêu cầu bảo hiểm lại không tham gia bảo hiểm.
- Giới hạn khác, hạn chế những chuyến du lịch nước ngoài, hạn chế trên hợp đồng với bên thứ ba. VD: bảo hiểm kinh doanh, bảo hiểm chủ sở hữu là những hợp đồng đối với người thứ ba, người thừa hưởng quyền lợi bảo hiểm là một người thứ ba ngoài thành viên gia đình.
II. công tác lựa chọn và đánh giá rủi ro trong bảo hiểm nhân thọ
1- Lựa chọn rủi ro
Lựa chọn rủi ro là quá trình xác định có chấp nhận bảo hiểm hay không sau khi Công ty Bảo hiểm nhân thọ nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm. Quá trình lựa chọn rủi ro được bắt đầu từ đại lý, người có trách nhiệm chỉ nhận những giấy yêu cầu bảo hiểm của những người cần và “có vẻ như đủ tiêu chuẩn “ để được nhận bảo hiểm. Cán bộ đánh giá rủi ro của Công ty tiếp tục công việc lựa chọn rủi ro bằng cách thu thập, phân tích các thông tin cần thiết để xác định giấy yêu cầu bảo hiểm có được chấp nhận hay không.
1.1: Sự cần thiết
Lựa chọn rủi ro là công tác hết sức quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh Bảo hiểm nhân thọ. ý nghĩa nổi bật của công tác này là ngăn ngừa sự trục lợi từ phía khách hàng chuẩn bị tham gia bảo hiểm và đảm bảo sự công bằng giữa những người đang được bảo hiểm. Đây là trách nhiệm của Công ty Bảo hiểm nhân thọ và bằng cách thực hiện công tác này một cách thoả đáng, Công ty Bảo hiểm nhân thọ sẽ có được uy tín trên thị trường.
Thông thường tỷ lệ chết trong số những người được bảo hiểm sẽ khác với tỷ lệ chết trong dân số, tỷ lệ chết thực tế sẽ khác với tỷ lệ chết giả định dể tính phí. Chênh lệch dương giữa tỷ lệ chết đưa vào tính phí và tỷ lệ chết thực tế sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty Bảo hiểm nhân thọ, trong đó công cụ chính để đạt được là công tác lựa chọn rủi ro.
Theo kinh nghiệm của các Công ty Bảo hiểm nhân thọ Nhật bản, kết quả kinh doanh từ hoạt động đầu tư có khi bị thay đổi bất thường ngoài sự chủ động của chính Công ty và bị phụ thuộc nhiều vào thị trường tài chính. Nhưng kết quả từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm (chênh lệch dương giữa tỷ lệ rủi ro giả định và thực tế) là một con số đáng kể và chủ yếu phụ thuộc vào công tác lựa chọn rủi ro.
1.2: Quy trình lựa chọn rủi ro:
Quy trình lựa chọn rủi ro bao gồm hai bước.
Bước 1: Lựa chọn ban đầu của khai thác viên bảo hiểm.
Bước 2: Đánh giá rủi ro.
Những điểm chính trong sự lựa chọn đầu tiên
* Khi cán bộ khai thác tiếp xúc với khách hàng (người tham gia hay người được bảo hiểm) yêu cầu phải quan sát cẩn thận điều kiện sức khoẻ và môi trường sống của người được bảo hiểm và người chủ hợp đồng để:
- Chuẩn đoán hình thức thái độ, thói quen của chủ hợp đồng và người được bảo hiểm.
- Phát hiện những bất lợi về tay, chân hay đã phẫu thuật lần nào chưa?...
- Quan sát kết cấu của nhà ở môi trường nơi cu trú.
- Quan sát sơ bộ tình trạng sức khoẻ của người được bảo hiểm thông qua sự biểu hiện trên nét mặt...
Có thể nói sự lựa chọn đầu tiên này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng phán đoán và kinh nghiệm của khai thác viên bảo hiểm. Nếu làm tốt bước này sẽ tiết kiệm được chi phí cho hoạt động kinh doanh của Công ty đồng thời tạo ra cơ sở tốt phục vụ cho bước tiếp theo của quy trình lựa chọn rủi ro đó là đánh giá rủi ro.
Thực ra sự lựa chọn rủi ro đầu tiên rất quan trọng, song đánh giá rủi ro mới là khâu quyết định rủi ro có được lựa chọn để bảo hiểm hay không . Vì vậy trong khuôn khổ luận văn này chỉ đề cập tới những vấn đề liên quan đến công tác đánh giá rủi ro
2- Công tác đánh giá rủi ro
2.1- Công tác đánh giá rủi ro có từ bao giờ:
Công tác đánh giá rủi ro được quan tâm đến ngay từ khi xuất hiện ngành Bảo hiểm nhân thọ .Năm 1762, khi Công ty Bảo hiểm nhân thọ Equiptable bắt đầu hoạt động ở Anh, người ta đã tiến hành phỏng vấn tất cả các khách hàng có yêu cầu bảo hiểm và thực tế không phải ai có yêu cầu bảo hiểm cũng được chấp nhận bảo hiểm. Trong khi phỏng vấn, người tham gia bảo hiểm phải cam kết rằng họ nói đúng sự thật về tuổi và tình trạng sức khoẻ của mình tại thời điểm phỏng vấn. Cho đến khi số lượng người tham gia bảo hiểm quá lớn, hình thức phỏng vấn được thay thế bằng hình thức bản khai của người tham gia bảo hiểm. Cho đến năm 1850, các Công ty Bảo hiểm nhân thọ ở Đức và ở Anh đã bắt đầu tổ chức kiểm tra sức khoẻ. Năm 1858 Công ty Bảo hiểm nhân thọ Equipable tuyển bác sĩ đầu tiên. Một thời gian dài sau đó khi các Công ty có bác sĩ thì mọi quyết định có chấp nhận bảo hiểm hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý kiến của bác sĩ của công ty, do đó trong thực tế đã có sự không công bằng giữa các khách hàng. Từ thực tế đó, bác sĩ Roger và Actuary Hunter cùng làm việc tại Công ty Bảo hiểm nhân thọ New York đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu số liệu thống kê của Công ty và năm 1903 đã công bố kết quả trong cuốn sách “ đánh giá một cách khoa học những người tham gia bảo hiểm”. Trên cơ sở kết quả này, người ta đã chuẩn hoá các chỉ tiêu phục vụ cho công tác đánh giá rủi ro dưới dạng các chỉ số và đưa vào áp dụng từ năm 1904. Sau một thời gian áp dụng hệ thống này, người ta có điều kiện nghiên cứu tỷ lệ chết cẩn thận hơn và các Công ty Bảo hiểm nhân thọ không chỉ xem xét đến khả năng có chấp nhận bảo hiểm hay không mà còn có thể quyết định chấp nhận bảo hiểm tuỳ theo từng trường hợp cụ thể bằng cách tính thêm phí tuỳ thuộc vào mức độ gia tăng rủi ro.
2.2: Mục đích của công tác đánh giá rủi ro
- Đảm bảo công bằng giữa các khách hàng tham gia bảo hiểm: Nghĩa là với một mức phí ngang nhau thì quyền lợi bảo hiểm được hưởng là tương đối như nhau hoặc tuỳ thuộc vào nghề nghiệp như làm ở những chỗ độc hại thì mức phí bảo hiểm sẽ cao hơn, sự công bằng giữa nam và nữ...
- Có lợi cho Công ty Bảo hiểm trong việc chi trả khi xảy ra bồi thường vì các khoản bồi thường này đã nằm trong quỹ dự phòng, nằm trong vung xác xuất đã tính toán. Giảm khả năng xảy ra bồi thường ngoài mức tính toán do sự trục lợi, lựa chọn hay vô tình của khách hàng, tránh tình trạng mất khả năng thanh toán của Công ty Bảo hiểm.
2.3: Quy trình đánh giá rủi ro
2.3.1: Kiểm tra những điểm loại trừ đối với rủi ro đạo đức:
Khi nhận được giấy yêu cầu bảo hiểm, cán bộ khai thác sẽ loại trừ những rủi ro đạo đức không hợp lý để bảo vệ quyền lợi công bằng giữa các chủ hợp đồng hoặc có những trùng lặp trên giấy yêu cầu , cụ thể như sau:
- Kiểm tra trên giấy yêu cầu bảo hiểm xem người yêu cầu bảo hiểm và chủ hợp đồng có cùng một người không hoặc chủ hợp đồng có phải là người đóng phí không.
- Mối quan hệ giữa chủ hợp đồng, người được bảo hiểm và người thừa hưởng quyền lợi bảo hiểm: Người thừa hưởng bảo hiểm có đúng là bên thứ ba hay không.
- Mục đích của người tham gia bảo hiểm, người được bảo hiểm. Trong trường hợp hai người này là một thì đơn giản hơn. Khi hai người này khác nhau thì phải xem xét quan hệ giữa họ là gì. Bố, mẹ, vợ chồng con cái, người chủ doang nghiệp và nhân viên... Chỉ khi có những mối quan hệ này yều cầu bảo hiểm mới có thiện chí và muốn tiến hành vì mục đích bảo hiểm.
- Có thể người yêu cầu biết rõ khả năng xảy ra rủi ro của mình hay của người được bảo hiểm nên đã tiến hành vay mượn để mua bảo hiểm hoặc hy vọng có được thu nhập tốt hơn trong tương lai.
- Kiểm tra xem nếu người yêu cầu bảo hiểm không có nghề nghiệp thì sao, hoặc nếu người yêu cầu bảo hiểm quản lý một doanh nghiệp mà không có giấy phép kinh doanh (đối với loại hình Bảo hiểm nhân thọ nhóm).
2.3.2: Kiểm tra những điểm loại trừ đối với rủi ro tài chính:
- Người tham gia thực sự có quyền lợi cần bảo hiểm, có khả năng về tài chính khi tham gia bảo hiểm, có thể đóng phí thường xuyên đầy đủ theo mức phí đã quy định trong hợp đồng bảo hiểm hay không?
- So sánh giữa khả năng và nhu cầu bảo hiểm của người tham giam có tương xứng hay không.
- Kiểm tra xem thu nhập của người yêu cầu bảo hiểm có ổn định không, nghề nghiệp như thế nào.
2.3.3: Kiểm tra những điểm loại trừ đối với rủi ro sức khoẻ:
- Kiểm tra dựa trên giấy yêu cầu bảo hiểm.
Trong nhiều trường hợp các thông tin đưa ra trong giấy yêu cầu là đầy đủ. Thỉnh thoảng có những câu trả lời mơ hồ hoặc không tự nguyện khai báo sự thật thì cán bộ đánh giá rủi ro phải tìm kiếm thêm thông tin bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ riêng của người được bảo hiểm hay cho đi khám sức khoẻ, ghi điện tâm đồ hoặc khám một số chuyên khoa khác. Tất nhiên tất cả những việc này làm tăng chi phí khai thác hợp đồng vì vậy khai thác viên bảo hiểm phải chú trọng đến những bằng chứng mà anh ta có: mức độ rủi ro và tuổi của người yêu cầu bảo hiểm, để từ đó phối hợp hặt chẽ với cán bộ đánh giá rủi ro để đảm bảo quá trình đánh giá rủi ro được nhanh chóng.
- Dựa trên báo cáo về tình trạng sức khoẻ của bác sĩ thường khám bệnh cho người yêu cầu bảo hiểm. Bác sĩ sẽ được hỏi những câu hỏi cụ thể về bệnh nhân của họ và được trả lệ phí hoàn thành mẫu đơn. Tuy nhiên, bác sĩ không cần gặp người yêu cầu bảo hiểm mà chỉ cần trả lời các câu hỏi bằng cách tham khảo hồ sơ của mình.
- Bản trả lời câu hỏi về nghề nghiệp sẽ cho biết nghề nghiệp và quá trình thay đổi của họ...
Nghề nghiệp được phân loại theo các nhóm A, B, C
+ Nhóm A: Không thêm phí nhưng hạn chế số tiền bảo hiểm kể cả hợp đồng chính và điều khoản phụ, loại này gồm các nghề sau:
. Những người làm rừng
. Thuỷ thủ các tàu đánh cá
. Khai thác đá
. Lái xe ô tô
. Lái tàu chở hàng và chở khách
. Những người làm trong nhà máy như công nhân thép, sửa chữa ô tô, sản xuất gỗ...
. Nghề xây dựng, bảo vệ.
+ Nhóm B: Thêm phí và hạn chế số tiền bảo hiểm cho cả hợp đồng chính và điều khoản phụ, gồm các nghề sau:
. Phi công lái máy bay chở khách
. Những người đua thể thao chuyên nghiệp đua ô tô, mô tô, đua thuyền, đấm bốc.
+ Nhóm C: Là những nghề không được chấp nhận
. Những người lái tàu đánh cá hạng nặng.
. Thợ đào mỏ.
. Thuỷ thủ của tàu khách và tàu chở hàng hoá đi nước ngoài.
. Những người đào tạo súc vật dữ, nghề vật chuyên nghiệp.
. Quản lý hàng hoá nguy hiểm.
. Người làm nghề cứu hộ.
. Thành viên của hội chống tội phạm.
- Bản trả lời câu hỏi về lối sống báo cáo mật của đại lý, của thám tử để có những thông tin cần thiết đầy đủ và chính xác giúp cho người đánh giá rủi ro thấy được nhiều vấn đề từ người yêu cầu bảo hiểm VD: Người được bảo hiểm có thói quen sử dụng bia rượu, các chất kích thích...Và như vậy xác suất rủi ro của người đó sẽ cao hơn.
- Những trường hợp đặc biệt
+ Những người có sức khoẻ không tốt ( có vấn đề), nếu tham gia số tiền bảo hiểm cao hơn hoặc tuổi cao thì cần phải kiểm tra sức khỏe và kiểm tra lịch sử bệnh tật của họ.
+ Phụ nữ có thai, trong trường hợp này cần giới hạn số tiền bảo hiểm và không nhận bảo hiểm cho điều khoản bổ sung về điều khoản điề trị và phẫu thuật.
+ Khi khách hàng yêu cầu số tiền bảo hiểm cao cần áp dụng hợp đồng đặc biệt nhưng phải kiểm tra sức khoẻ báo cáo cho Công ty để Công ty đánh giá rủi ro thật kỹ.
2.3.4: Mức phí bảo hiểm:
Phí bảo hiểm nhân thọ được tính trên cơ sở khoa học để quỹ bảo hiểm có thể tích luỹ tiền cần thiết để thanh toán khi xảy ra khiếu nại. Ngoài ra phí còn dùng để lập dự phòng, chi quản lý và lợi nhuận. Các khoản thanh toán trong bảo hiểm nhân thọ bao gồm số tiền thanh toán trường hợp chết, thanh toán cuối kỳ của một số năm bảo hiểm và số tiền thanh toán định kỳ. Sự thành công của quỹ này phụ thuộc vào các kỹ năng thanh toán của định phí viên.
- Mức phí được giả định theo tỷ lệ tử vong.
- Tiêu chuẩn về khả năng chấp nhận bảo hiểm. Những người có yêu cầu được chấp nhận bảo hiểm có thể là một trong những trường hợp sau:
+ Được chấp nhận bảo hiểm theo tỷlệ phí chuẩn.
+ Được chấp nhận theo tỷ lệ phí dưới chuẩn.
+ Không được chấp nhận theo các điều khoản hay các điều kiện.
* Trường hợp trả thêm phí bảo hiểm vì xác suất tử vong cao.
Xác suất tử vong của con người tăng thêm thường rơi vào các trường hợp sau:
+ Tăng lên theo độ tuổi.
+ Chuyển đến nơi làm việc độc hại hơn.
* Giới hạn không phải kiểm tra sức khoẻ:
Không phải tất cả những người mua bảo hiểm phải kiểm tra sức khoẻ. Chi phí kiểm tra sức khoẻ là rất cao và thậm chí ảnh hưởng đến việc thanh toán bồi thường. Vì thế nhà bảo hiểm thường đưa ra những giới hạn không phải kiểm tra sức khoẻ, trên mức đó thì phải kiểm tra sức khoẻ.
Giới hạn không phải kiểm tra sức khoẻ được quy định theo:
1. Tuổi của người tham gia bảo hiểm: Thường thì tuổi thấp không phải kiểm tra sức khoẻ
2. Loại hình bảo hiểm
3. Kinh nghiệm của đại lý: các đại lý có kinh nghiệm thường nhận xét bằng cách đánh giá khách hàng qua tiếp xúc, nói chuyện, trao đổi...
4. Loại bệnh tật hay khuyết tật
5. Phạm vi bảo hiểm
6. Loại công việc
Để quyết định giới hạn không phải kiểm tra sức khoẻ: Công ty bảo hiểm phải cân nhắc những điểm như: số tiền bảo hiểm trung bình, loại rủi ro, khả năng chịu đựng rủi ro.
* Những tiêu thức kiểm tra sức khoẻ
Yêu cầu phải kiểm tra sức khoẻ cho những trường hợp có số tiền bảo hiểm cao và tuổi tại thời hạn bảo hiểm dài kết hợp với giới tính, những trường hợp tăng số tiền bảo hiểm trong hai năm đầu của hợp đồng, tình trạng sức khoẻ hiện tại suy yếu, thuộc nhóm rủi ro cao ( như bệnh di truyền) ...
Kiểm tra sức khoẻ được thực hiện như: kiểm tra mắt, khám sức khoẻ, kiểm tra sức khoẻ theo yêu cầu.
Một cuộc thử nghiệm định kỳ là rất cần thiết để đánh giá chất lượng của cuộc kiểm tra như: kỹ năng đặt vấn đề, kỹ năng chuẩn đoán bệnh và phát hiện tình trạng sức khoẻ yếu...
Các loại giấy tờ để làm căn cứ kiểm tra như: giấy chứng nhận sức khoẻ được làm theo nhóm, báo cáo của một người kiểm tra sức khoẻ, báo cáo của một người kiểm tra y tế, bản kê khai sức khoẻ của một người được bảo hiểm.
2.4 Yêu cầu đối với quy trình đánh giá rủi ro:
- Đánh giá rủi ro tốt cần có kinh nghiệm và sự phán đoán. Những nhân tố ảnh hưởng đến quy định của người đánh giá rủi ro hầu như là vô tận. Người đánh giá rủi ro buộc phải quen với: những cách lựa chọn rủi ro, rủi ro liên quan đến sức khoẻ, nhân tố tính toán phí bảo hiểm, những luật lệ ảnh hưởng đến bảo hiểm nhân thọ, những trục lợi bảo hiểm và những yếu tố chống lại sự lựa chọn rủi ro.
Do vậy, quyền hạn của sự đánh giá rủi ro được hình thành từ những nhân tố như: số tiền bảo hiểm, hoạt động đánh giá rủi ro, miễn khám sức khoẻ hoặc phải khám sức khoẻ.
- Cách tiến hành và những chuẩn mực đánh giá rủi ro của các Công ty thường khác nhau. Mỗi Công ty có những mục tiêu và lý luận riêng như: mức tối đa tiếp cận đánh giá rủi ro, phạm vi tiêu chuẩn, mức dưới tiêu chuẩn, phạm vi độ tuổi, người nước ngoài cư trú.
Từ việc kiểm tra sức khoẻ, người đánh giá rủi ro có thể yêu cầu thêm vào những xét nghiệm để đánh giá người tham gia bảo hiểm như: chụp X quang ngực, điện tâm đồ, phân tích nước tiểu, thử máu, siêu âm, biểu đồ tim, chụp cắt lớp...
- Hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực pháp lý thì cần phải có các yếu tố:
+ Phải có sự đồng ý của cả hai bên ( đề nghị và chấp thuận)
+ Các đối tác phải là người có đủ năng lực
+ Hợp đồng phải được coi là văn bản pháp lý
+ Phải có sự cân nhắc và xem xét của các bên
+ Phải trên cơ sở quyền lợi có thể được chấp nhận bảo hiểm
Trường hợp cố ý làm sai: Thường thì nhà bảo hiểm không có trách nhiệm để điều tra những thông tin được cung cấp bởi người kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm, trừ khi có một vài yếu tố hoặc những yếu tố quá rõ ràng hoặc bao hàm rằng ai là người mà nhà bảo hiểm sẽ có lý do chính đáng để tiến hành kiểm tra các thông tin do người yêu cầu bảo hiểm cung cấp.
Đưa ra tài liệu về sự nhầm lẫn cố ý, sự chấp nhận của người đánh giá rủi ro phải đúng với quy đinh nêu ra trong hợp đồng bảo hiểm và nếu sự việc được biết đến thì có thể sẽ không chấp nhận bảo hiểm.
Để huỷ bỏ hợp đồng nhà bảo hiểm phải đưa ra những thông tin chính xác có thể làm thay đổi về văn bản quyết định xem xét đánh giá rủi ro.
Công ty bảo hiểm phải đối mặt với hàng loạt những khó khăn mà người được bảo hiểm đã gặp phải, công ty bảo hiểm không biết liệu có rủi ro hay không và nếu có rủi ro thì cũng khó có thể dự đoán một cách chính xác mức độ thiệt hại của nó. Công ty có được sự bảo vệ rằng công ty nhận được một số lượng lớn các rủi ro tương tự và biết rằng không phải rủi ro nào cũng dẫn đến khiếu nại. Tuy nhiên, ngay cả Công ty Bảo hiểm cũng không loại trừ các khả năng xảy ra tổn thất nhiều hơn so với dự kiến hoặc số tổn thất lớn hơn dự định. Họ phải thu phí vào đầu năm bảo hiểm, lý do đó khó lường trước được sự việc xảy ra sau khi đã thu phí và phải chịu hậu quả. Như vậy bất luận hậu quả thực ra sao thì khi xem xét các rủi ro của Công ty bảo hiểm, sẽ không có gì ngạc nhiên là chính bản thân các Công ty Bảo hiểm cũng đi tìm sự bảo vệ cho họ thông qua hình thức tái bảo hiểm.
Việc giữ lại bao nhiêu, tái đi bao nhiêu là tuỳ thuộc vào tầm cỡ Công ty, khả năng vốn liếng và khả năng chấp nhận xác suất rủi ro...
Thực ra phân tán rủi ro thông qua tái bảo hiểm sẽ giúp các đại lý ký thêm được hợp đồng, rủi ro cao thì phí cao, do đó hoa hồng sẽ cao. Công ty tái bảo hiểm có thể tuỳ ý quyết định những rủi ro có thể chấp nhận được và được tham gia đánh giá các thông tin để bổ trợ công tác đánh giá rủi ro.
Phân tán rủi ro cũng nhằm tích luỹ kinh nghiệm trong công tác đánh giá rủi ro để từ đó cạnh tranh được với nhiều đối thủ trên thương trường.
Trên thế giới còn tồn tại cả những dịch vụ đánh giá rủi ro, các dịch vụ đào tạo kỹ thuật, nghiệp vụ đánh giá rủi ro. Điều này rất có lợi cho việc hoàn thiện công tác đánh giá rủi ro ngày một tốt hơn.
Phần III
Công tác đánh giá rủi ro ở Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội
I- Quá trình hình thành và phát triển của Bảo Việt Nhân thọ Hà Nội.
1- Sự hình thành:
Công ty Bảo Việt Nhân thọ (gọi tắt là BVNT) là doanh nghiệp được Nhà nước xếp hạng đặc biệt, thành viên của Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam (gọi tắt là Tổng Công ty với tên giao dịch là Bảo Việt) được thành lập theo quyết định số 568 TC/QĐ - TCCB, ngày 22/6/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Bảo Việt Nhân thọ có trụ sở đặt tại 94 Phố Bà triệu - Quận Hoàn kiếm - Thành phố Hà nội với tên giao dịch quốc tế là Bao Viet Life.
Trong giai đoạn đầu kể từ ngày thành lập đến 31/12/1997, Công ty trực tiếp quản lý khai thác bảo hiểm nhân thọ trong toàn quốc thông qua hệ thống công tác viên là các Công ty Bảo hiểm địa phương từ Bình Thuận trở ra trực thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam.
Từ ngày 01/01/1998, Tổng Công ty đã thành lập riêng một phòng quản lý bảo hiểm nhân thọ để quản lý toàn bộ tình hình hoạt động tại các Công ty Bảo hiểm địa phương. Vì vậy Bảo Việt Nhân thọ được đổi tên thành Bảo Việt Nhân thọ Hà nội và chỉ quản lý tình hình hoạt động tại địa bàn Hà Nội và các vùng lân cận nội thành như Gia Lâm, Đông Anh...
Một nét nổi bật của Công ty trong giai đoạn từ 01/8/1996 đến 31/12/1998 là độc quyền kinh doanh bảo hiểm nhân thọ trên toàn quốc. Nhưng kể từ thời điểm 01/01/1999 trở lại đây, Công ty bắt đầu phải chịu sự cạnh tranh của những Công ty Bảo hiểm Nhân thọ 100% vốn nước ngoài như CHINFON - MANU LIFE triển khai tại Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp đến là Prudential của Anh, một Công ty đi đầu trong công nghiệp bảo hiểm; liên doanh giữa Bảo minh với Colonial Ltd của úc (Bảo Minh - CMG).
Cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Nhân thọ:
1.1. Thời gian từ tháng 8/1996 đến tháng 5/1998:
Ban giám đốc
(1 GĐ; 2 PGĐ)
Phòng tổng hợp
Phòng nghiệp vụ
Phòng
Kế toán - tài chính
Chức năng của các phòng ban:
+ Phòng tổng hợp: có chức năng phục vụ công tác tổng hợp, tổ chức cán bộ, hành chính, văn thư, tuyên truyền, quảng cáo, đối ngoại, thi đua, quản trị và đảm bảo cơ sở vật chất cho mọi hoạt động của Công ty.
+ Phòng nghiệp vụ: có chức năng là đào tạo nghiệp vụ, quản lý và phát hành hợp đồng, quản lý đại lý, quản lý địa phương.
+ Phòng Kế toán - tài chính: chỉ thực hiện công tác kế toán thu - chi của Công ty.
1.2- Thời gian từ tháng 5/1998 trả quản lý địa phương về Tổng Công ty và cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Nhân thọ được sắp xếp lại như sau: (Trang sau)
Ban giám đốc
(1GĐ, 2 PGĐ)
Phòng tổng hợp
Phòng Kế toán - Tài chính
Phòng phát hành hợp đồng
Phòng quản lý hợp đồng
Phòng quản lý đại lý
Phòng BHNT Hà Nội
Phòng BHNT số 2
Phòng BHNT số 3
..........
Phòng BHNT số 10
Chức năng của bộ máy quản lý và các phòng ban:
+ Ban giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó giám đốc.
- Giám đốc Bảo Việt Nhân thọ do hội đồng quản trị Tổng Công ty bổ nhiệm, miễm nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng giám đốc.
Giám đốc là đại diện pháp nhân của của Bảo Việt Nhân thọ và chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị , trước Tổng Giám đốc và trước pháp luật về điều hành hoạt động của Bảo Việt Nhân thọ.
Gám đốc có quyền điều hành cao nhất trong Bảo Việt Nhân thọ.
- Phó giám đốc là người giúp Giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của Bảo Việt Nhân thọ theo sự phân công của Giám đốc và và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được Giám đốc phân công thực hiện.
+ Các phòng ban: theo quyết định số 274/BVNT/98 hiện tại Công ty tổ chức thành 5 phòng chính.
* Phòng tổng hợp:
Phòng tổng hợp có chức năng thực hiện công tác tổng hợp, tổ chức cán bộ, hành chính văn thư, tuyên truyền quảng cáo, đối ngoại, thi đua, quản trị và và bảo đảm cơ sở vật chất cho mọi hoạt động của Công ty.
* Phòng Kế toán - tài chính:
Phòng Kế toán - tài chính có chức năng thực hiện công tác hạch toán kế toán toàn bộ tài sản, tiền vốn, các hoạt động thu - chi tài chính, lập báo cáo tài chính và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty, kiểm tra, giám sát hoạt động tài chính kế toán của nội bộ Công ty.
* Phòng phát hành hợp đồng:
Phòng phát hành hợp đồng có chức năng thực hiện công tác đánh giá rủi ro, chấp nhận (hoặc từ chối bảo hiểm) và phát hành hợp đồng bảo hiểm.
* Phòng quản lý hợp đồng bảo hiểm:
- Phòng quản lý hợp đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4254.doc