MỤC LỤC
Phần mở đầu 1
Cam đoan 3
Chương I: Cơ sở lý luận về đao tạo và phát triển nhân sự trong doanh nghiệp 4
I. Vai trò của công tác đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động 4
1. Các khái niệm liên quan đến đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn người lao động 4
1.1. Khái niệm trình độ chuyên môn nguồn nhân lực. 4
1.2. Khái niệm đào tạo trình độ chuyên môn nguồn nhân lực. 4
1.3. Khái niệm đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực 4
1.4. Khái niệm đào tạo lại. 4
1.5. Khái niệm đào tạo phát triển. 4
2. Mục đích của hoạt động đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn người lao động trong tổ chức. 5
2.1. Lý do: 5
2.2. Mục tiêu của hoạt động đào tạo 5
2.3. Tác dụng của đào tạo – phát triển nguồn nhân lực. 6
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn người lao động trong tổ chức. 7
3.1. Môi trường bên ngoài: 7
3.2. Môi trường bên trong: 8
4. Các phương pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp 9
4.1. Đào tạo trong công việc. 9
4.2. Đào tạo ngoài công việc. 12
II. Xây dựng chương trình đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nguồn nhân lực trong tổ chức. 16
1. Xác định nhu cầu đào tạo – phát triển. 17
1.1. Phân tích nhu cầu đào tạo. 17
1.2. Xác định nhu cầu đào tạo công nhân kỹ thuật. 17
1.3. Xác định nhu cầu tuyển sinh đào tạo công nhân. 19
1.4. Xác định nhu cầu phát triển năng lực cho quản trị gia. 19
2. Xác định mục tiêu đào tạo – phát triển. 19
3. Xác định đối tượng đào tạo. 20
4. Xây dựng chương trình phương pháp đào tạo. 21
5. Dự tính về chi phí đào tạo. 21
6. Lựa chọn và đào tạo giáo viên. 22
7. Đánh giá chương trình đào tạo – phát triển nguồn nhân lực. 22
7.1. Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. 23
7.2. Phân tích thực nghiệm: 23
7.3. Đánh giá những thay đổi của học viên. 24
7.4. Các phương pháp đánh giá định hướng hiệu quả đào tạo. 24
7.5. Đánh giá theo trình độ. 26
Chương II: Phân tích và đánh giá công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ở Xí nghiệp thoát nước số 3 - Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội 28
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội 28
1. Lịch sử hình thành và phát triển 28
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội 28
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp Thoát nước số 3 30
2. Chức năng, nhiệm vụ 30
2.1. Chức năng: 30
2.2. Nhiệm vụ: 30
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp Thoát nước số 3 31
3.1. Ban giám đốc xí nghiệp 31
3.2. Các phòng nghiệp vụ 32
II. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 36
1. Kết quả hoạt động kinh doanh theo cơ cấu chủng loại 36
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo hạng mục 37
3. Kết quả tổng hợp về sản xuất kinh doanh 38
4. Đánh giá chung 39
III. Thực tế công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Thoát nước số 3 40
1. Đặc điểm chung về nguồn nhân lực 40
1.1. Về số lượng lao động 41
1.2. Chất lượng lao động 41
2. Tình hình công tác đào tạo và phát triển nhân lực của xí nghiệp 46
2.1. Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển của xí nghiệp 48
2.2. Mục tiêu đào tạo của xí nghiệp 49
2.3. Xác định đối tượng đào tạo 50
2.4. Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo 50
2.5. Chi phí đào tạo 52
2.6. Thực hiện chương trình đào tạo 52
2.7. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo 53
3. Đánh giá thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Thoát nước số 3 53
3.1. Thành công 53
3.2. Tồn tại: 54
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nhân sự trong xí nghiệp 56
I. Định hướng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của xí nghiệp trong thời gian tới 56
1. Kế hoạch sử dụng lao động 56
2. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của xí nghiệp 58
II. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Thoát nước số 3 59
1. Chương trình đào tạo phải được xây dựng khoa học, các bước tiến hành đúng trình tự và đầy đủ 59
2. Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực của xí nghiệp 61
3. Mở rộng hình thức, phương pháp đào tạo và phát triển nhân sự 61
4. Cải tiến mở rộng nội dung đào tạo 62
5. Đào tạo gắn với khuyến khích người lao động 63
6. Sử dụng lao động sau đào tạo 63
7. Tổ chức thi thợ giỏi 65
8. Nâng cao khả năng sư phạm cho đội ngũ giáo viên tại xí nghiệp 66
9. Đầu tư trang thiết bị kỹ thuật mới phục vụ cho công tác đào tạo 66
10. Kích thích vật chất, tiền lương, tiền thưởng cho đối tượng được đào tạo 66
Kết luận 67
Tài liệu tham khảo 68
76 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1593 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Thoát nước số 3 thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình độ đào tạo công việc trước và sau quá trình đào tạo.
Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp mà lựa chọn các chỉ tiêu phù hợp phản ánh được kết qủa của công tác đào tạo. Đối với công nhân lao động trực tiếp chỉ tiêu năng suất lao động thường được coi là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả hoạt động đào tạo.
W =
Trong đó:
W: Năng suất lao động của một công nhân
Q: Giá trị sản lượng
T: Số lượng nhân viên từng năm
Nếu năng suất lao động của công nhân sau khi đào tạo tăng lên thì chứng từ hiệu quả đào tạo tốt nếu không thì phải xem xét lại chương trình đào tạo.
Còn đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp thì việc đánh giá hiệu quả đào tạo thì có thể lượng hoá được mà chỉ có thể đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá như sau:
+ Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ: Người quản lý đã hiểu sâu sắc những kiến thức lý luận, thực tiễn và lĩnh vực chuyên môn của minh chưa.
+ Trình độ giao tiếp: Nhưng giao tiếp thông thường bao gồm sự hiểu biết về tâm lý xã hội của người lao động ở doanh nghiệp mình. Yếu tố tâm lý quản lý có vai trò quan trọng trong kinh doanh.
+ Năng lực lãnh đạo và tổ chức quản lý: biết tổ chức bộ máy phù hợp với cơ chế quản lý, biết sử dụng, phát hiện người có năng lực, có trình độ, biết khen thưởng đúng mức người lao động giúp họ làm việc hiệu quả, năng suất cao. Biết giải quyết công việc có hiệu quả, nhạy bén và có khả năng tự ra quyết định phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Biết phân tích những tình huống kinh doanh, thực tế phát sinh trong doanh nghiệp và đưa ra những biện pháp khắc phục hiệu quả.
Tóm lại, việc đánh giá hiệu quả công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực, ngoài việc sử dụng những phương pháp nêu trên doanh nghiệp có thể đánh giá bằng phương pháp đánh giá hiệu quả theo mục tiêu đào tạo, trắc nghiệm, phỏng vấn, thi hoặc thông qua thái độ, hành vi hay phản ứng của người được đào tạo.
Việc đánh giá chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp là một việc làm tương đối khó khăn khi quá trình đánh giá được xây dựng trên cơ sở việc thiết kế chương trình đào tạo ban đầu. Do đó, trong đánh giá hiệu quả đào tạo – phát triển cần phải hiểu được tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất cần phải được làm rõ khi đánh giá. Mục tiêu ban đầu đề ra có đạt được hay không? đạt được ở mức độ nào và có những tồn tại gì?
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC Ở XÍ NGHIỆP THOÁT NƯỚC SỐ 3 - CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THOÁT NƯỚC HÀ NỘI
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN THOÁT NƯỚC HÀ NỘI
1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội
Công ty thoát nước Hà Nội là doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý trực tiếp về mặt Nhà nước của Sở Giao thông công chính Hà Nội, được thành lập theo quyết định số 189/QĐ-TCCQ ngày 22/12/1973 của UBND thành phó Hà Nội và được chuyển đổi từ xí nghiệp thoát nước Hà Nội theo quyết định số 980/QĐLTCCB ngày 30/5/1991 của UBND thành phố Hà Nội. Để đáp ứng với sự phát triển chung của đất nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Ngày 6/10/2005 Công ty được đổi tên thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội theo quyết định số 154/2005/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội.
Từ đó đến nay, mới trên 30 năm, thời gian gần 1/2 lịch sử của ngành Giao thông công chính Hà Nội, khoảng thời gian càng ít so với lịch sử xây dựng và phát triển thủ đô mà nhiệm vụ - để đáp ứng yêu cầu phục vụ dân sinh- Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội đã không ngừng phát triển về quy mô tổ chức con người, bộ máy, về cơ sở vật chất nói chung. Điều đó chứng tỏ nhiệm vụ thoát nước Hà Nội là vấn đề bức xúc không thể thiếu; từ khi nhiệm vụ được giao còn ở mức độ thấp, chỉ yêu cầu nạo vét đơn giản để thoát nước mặt đường phố chính, quản lý cũng tuỳ tiện theo tinh thần tự giác, mới được giao sửa chữa làm cống nhỏ dẫn nước thải từ các nhà dân, các cơ quan, xí nghiệp ra đường cống chính theo hợp đồng.
Những ngày đầu thành lập, trang thiết bị kỹ thuật vô cùng nghèo nàn thô sơ, ngoài số xô, móng, cào và xe bò vận chuyển bùn cống không có gì khác. Trụ sở làm việc dịch chuyển liên tục (tầng 4 khu liên cơ Vân Hồ, phố Hàng Khoai, Đê La Thành…) mãi đến ngày 05/01/1994 Cục Quản lý công trình công cộng mới quyết định lấy 95 Vân Hồ 3 làm trụ sở tạm thời. Mãi sau 3 xí nghiệp mới được giao 3 phòng (khoảng 30m2 để làm việc, vừa quá chật hẹp lại không có bàn ghế. Cán bộ nhân viên phải làm việc dưới sàn nhà).
Nhưng để không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả trong mọi lĩnh vực sản xuất, với tinh thần phấn đấu vượt khó khăn, làm việc hết mình của cán bộ công nhân viên công ty đã vượt qua trở ngại hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.
Ngày từ năm 1976 và đặc biệtlà năm 1980 trở lại đây, đồng thời với nhiệm vụ quản lý duy trì thường xuyên, công ty đã mạnh dạn mở rộng sản xuất, tiến hành cải tạo sửa chữa ống cũ, xây lắp cống mới, trực tiếp tham mưu giúp thành phố có cơ sở đầu tư vừa và lớn cho các công trình thoát nước. Giải quyết nước ngập hạn chế các điểm úng ngập về mọi mặt với thời gian ngắn giúp cho hiệu quả thoát nươc cao. Đời sống cán bộ công nhân viên của xí nghiệp được chú trọng để họ hăng say làm việc.
Hơn 30 năm, hàng trăm km cống cũ đã được cải tạo và xây mới, trên 100km cống ngầm các loại được xây mới; hầu hết ở 4 con sông: Sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ, sông Tô Lịch và nhiều mương ở nội, ven nội đã được cải tạo hoặc dào sâu mở rộng, nắn dòng giúp cho thoát nước Hà Nội đạt hiệu quả cao.
Việc quản lý quy tắc cũng có nhiều tiến bộ, đã tham mưu thành phố ra quyết định số 6032/QĐ-UB ngày 11/11/1993 về việc quản lý, và bảo vệ hệ thống thoát nước thành phố. Thông qua công tác tuyên truyền và được sự ủng hộ của các cấp chính quyền, nhiều tồn tại trên mương, sông, cống, rãnh và các khu tập thể đông dân được giải quyết trả lại mặt bằng dòng chảy. Đặc biệt về quy trình kỹ thuật được cải tiến rất lớn, từ lúc còn hoàn toàn thủ công nay đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thi công xây lắp, nạo vét và vận chuyển bùn. Một mặt do đổi mới về cơ chế quản lý, mặt khác do nếp nghĩ và cách làm của lãnh dạo công ty đã vận động thích hợp với cơ chế mới. Công ty đã tích cực đầu tư chiều sâu: mua thêm những thiết bị máy móc chuyên ngành hiện đại từng bước cơ giới hoá thay thế các công việc nặng nhọc độc hại cho công nhân. Công ty lần lượt cải tạo trụ sở làm việc khang trang có tầm cỡ quốc tế đồng thời tiếp tục tu bổ những nhà kho nhà xưởng đã có và đầu tư xây dựng 5 trụ sở cho 5 xí nghiệp trực thuộc mới ra đời có địa điểm làm việc ổn định ngay từ những ngày đầu.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp Thoát nước số 3
Cùng với sự phát triển của Công ty thoát nước Hà Nội và để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Xí nghiệp Thoát nước số 3 được thành lập ngày 12/1/1994 theo quyết định số 73/QĐ-GTCC của Sở Giao thông công chính và được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tháng 12/1998 chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động công ích. Ngày 02/03/2003 xí nghiệp là một chi nhánh trực thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội.
Cho đến nay xí nghiệp không ngừng mở rộng quy mô, chất lượng sản phẩm dịch vụ, cơ sở vật chất và đời sống của công nhân viên không ngừng được nâng cao được công ty đánh giá là một xí nghiệp không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Công ty.
2. Chức năng, nhiệm vụ
2.1. Chức năng:
Chịu sự quản lí của công ty, là đơn vị hạch toán phụ thuộc, có tài koản chuyên chi và được sử dụng con dấu theo mẫu qui định.
2.2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức duy tu, nạo vét các công trình thuộc hệ thống thoát nước, xử lý các điểm úng ngập, đảm bảo việc thoát nước địa bàn được giao quản lý. Xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý hệ thống thoát nước có hiệu quả thiết thực.
- Sửa chữa, cải tạo hệ thống thoát nước trên địa bàn được giao quản lý bằng nguồn vốn duy trì.
- Dịch vụ về nước thải, vệ sinh môi trường cho các cá nhân và tổ chức xã hội.
- Quản lý, duy tu hệ thống thoát nước địa bàn được giao; quản lý vận hành toàn bộ các trạm bơm nước thải, nước mưa của công ty.
- Thực hiện quyền hạn được công ty phân cấp các công tác sản xuất kinh doanh, tổ chức quảnlid lao động, kế toán tài chính, quản lý hệ thống thoát nước.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Xí nghiệp Thoát nước số 3
3.1. Ban giám đốc xí nghiệp
3.1.1. Giám đốc xí nghiệp
- Điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị theo kế hoạch đã thông qua đại hội công nhân viên chức và được công ty duyệt.
- Quan hệ, giao dịch, ký kết các hợp đồng kinh tế, chịu trách nhiệm về những tổn thất cho sản xuất kinh doanh kém hiệu quả. Là đại diện pháp nhân của xí nghiệp trước công ty và pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm thông qua đại hội công nhân viên của xí nghiệp và trình giám đốc duyệt.
- Được quyền quyết định tổ chức các tổ sản xuất, bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, nâng lương cán bộ công nhân viên đến tổ trưởng.
3.1.2. Phó giám đốc xí nghiệp
- Giúp việc cho giám đốc xí nghiệp và chịu trách nhiệm đối với phần việc được phân công đảm nhiệm.
- Cùng với việc tổ chức bộ máy quản lý cũng như hình thành mạng lưới sản xuất kinh doanh có hiệu quả công ty còn chú trọng hoàn thiện công tác quản lý với nội dung: trong sản xuất kinh doanh các xí nghiệp được tự chủ và chịu trách nhiệm về hoạt động và hiệu quả. Về hạch toán các xí nghiệp thực hiện hạch toán báo sổ, công ty trực tiếp quản lý và điều tiết. Hình thức này vừa phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh, tăng cường sự giám sát của công ty vừa tạo điều kiện cho các đơn vị phát huy được tính tự chủ, chủ động sáng tạo của mình đồng thời dảm bảo được sự thống nhất trong điều hành của công ty.
3.2. Các phòng nghiệp vụ
3.2.1. Phòng tổ chức - hành chính
a) Chức năng
- Tham mưu cho giám đốc xí nghiệp về công tác tổ chức nhân sự, công tác hành chính, công tác bảo vệ và công tác y tế nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi của CBCNV đúng với chính sách, chế độ của Nhà nước và các quy định của công ty.
- Tham mưu trong công tác quản trị cơ sở vật chất xí nghiệp và chăm lo đời sống cho CBCNV.
b) Nhiệm vụ
- Tổ chức triển khai kịp thời các chế độ chính sách của Nhà nước, các qui định quản lý của công ty, xí nghiệp đến các đơn vị và công nhân viên chức toàn xí nghiệp, hướng dẫn kiểm tra thực hiện.
- Tham mưu về công tác chế độ chính sách, BHLĐ, HXH, hưu trí- thương binh liệt sĩ, bảo hiểm thân thể và nâng lương, nâng bậc.
- Tham mưu về công tác thi đua khen thưởng kỷ luật tuyên truyền giáo dục, công tac báo chí.
- Tham mưu giúp việc giám đốc về công tác hành chính quản trị cơ sở vật chất và đời sống cho CBCNV y tế.
- Tiếp nhận công văn đến, in ấn tài liệu và quản lý văn thư lưu trữ. Ghi chép tổng hợp và ra thông báo nội dung các cuộc họp do giám đốc xí nghiệp chủ trì. Thực hiện giao dịch tiếp khách và quản lý các phong trào của xí nghiệp.
- Bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, tuần tra canh gác bảo vệ trụ sở và bảo vệ tài sản của xí nghiệp, bảo đảm trật tự an toàn địa bàn và ngăn ngừa có hiệu quả mọi vụ việc và các hiện tượng xấu có thể xảy ra.
- Thực hiện sự hướng dẫn chỉ đạo về nghiệp vụ của phòng tổ chức công ty theo ngành dọc.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi giám đốc xí nghiệp giao.
- Thực hiện nhiệm vụ phân cấp quản lý tổ chức.
- Thực hiện nhiệm vụ phân cấp quản lý về hành chính, y tế.
c) Quyền hạn
- Giải quyết các vấn đề theo phân cấp của xí nghiệp. Ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng, hợp đồng thời vụ trả lương khoán gọn khi cần đáp ứng yêu cầu tiến độ sản xuất thực hiện kế hoạch của đơn vị trên cơ sở có biên bản thống nhất với chủ tịch công đoàn xí nghiệp.
- Giải quyết chế độ nghỉ phép cho CBCNV trong đơn vị theo đúng luật lao động.
- Giám đốc xí nghiệp được quyền điều động nhân sự trong nội bộ để phù hợp với công tác sản xuất của đơn vị từ cấp cán bộ nhân viên nghiệp vụ đến công nhân trực tiếp sản xuất (trong thời gian 6 tháng).
- Được xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách trở xuống, xét bình bầu thi đua khen thưởng theo qui chế và tổng hợp báo cáo gửi hồ sơ về hội đồng thi đua công ty.
- Định biên và kiểm tra nhân sự theo sự phân cấp của xí nghiệp.
- Bố trí giáo việc cho người lao động theo đúng chức danh HĐLĐ giám đốc công ty đã ký.
- Có quyền bắt giữ lập biên bản người có hành vi phạm tội quả tang, xâm nhập tài sản, an ninh trật tự trong xí nghiệp theo qui định của pháp luật và đề nghị xử lý đối với các trường hợp vi phạm các thể lệ quản lý hành chính Nhà nước, vi phạm nội quy bảo vệ xí nghiệp.
3.2.2. Phòng kỹ thuật
a) Chức năng
- Tham mưu cho giám đốc xí nghiệp về công tác kế hoạch điều hành sản xuất. Giao kế hoạch sản xuất cho các tổ sản xuất, đôn đốc kiểm tra đảm bảo thực hiện đúng tiến độ.
- Tham mưu cho giám đốc xí nghiệp về công tác giám sát kỹ thuật, quản lí vật tư máy móc thiết bị đảm bảo thực hiện các quy trình, quy định, quy chế của công ty trong công tác quản lý, bảo dưỡng, duy tu hệ thống thoát nước thành phố và công tác quản lý vật tư thiết bị phục vụ sản xuất.
b) Nhiệm vụ
- Xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch sản xuất của xí nghiệp, lập và quản lý hồ sơ, danh mục các địa bàn duy trì, theo dõi điều chỉnh kịp thời các biến động, cập nhật các số liệu để đảm bảo hồ sơ quản lý duy trì thoát nước đúng và đủ.
- Theo dõi kiểm tra, xác nhận khối lượng, chất lượng các hạng mục công việc duy tu, duy trì quản lý hệ thống thoát nước làm cơ sở nghiệm thu, thanh toán với các tổ sản xuất, với các phòng chức năng của công ty và bên A.
- Quản lý kỹ thuật xe máy, vật tư thiết bị chuyên dùng của xí nghiệp.
- Hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ các tổ kỹ thuật sản xuất của các tổ sản xuất. Tổ thực hiện sản xuất theo đúng yêu cầu và tiến độ đề ra.
- Thực hiện sự hướng dẫn chỉ đạo về nghiệp vụ của phòng kế hoạch và phòng khoa học kỹ thuật công ty theo ngành dọc.
- Thực hiện nhiệm vụ đã được phân cấp quản lý của phòng kỹ thuật.
- Thực hiện các nhiệm vụ phân cấp kế hoạch.
+ Công tác lập kế hoạch
+ Công tác tham gia xây dựng qui trình công nghệ - định mức đơn giá.
+ Công tác giám sát nghiệm thu
+ Công tác lập hồ sơ hoàn côn và quyết toán
+ Công tác quản lí các hoạt động dịch vụ.
- Các nhiệm vụ khác khi được giám đốc xí nghiệp giao.
c) Quyền hạn:
- Được phép giao dịch với các tổ chức, cá nhân hoặc phát triển mở rộng sản xuất, các hoạt động khai thác dịch vụ theo định hướng của công ty, xí nghiệp.
- Có quyền yêu cầu các tổ chức sản xuất làm lại nếu khối lượng và chất lượng chưa đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định.
Có quyền không xác nhận các khối lượng của tổ sản xuất nếu không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Có quyền đề xuất mua sắm trang thiết bị dụng cụ lao động phục vụ cho công tác sản xuất, tổ chức thi công.
- Được quyền tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất hoạt động của các phương tiện vận chuyển, nạo vét bùn, phế thải. Có quyền tạm đình chỉ hoạt động nếu thấy không đảm bảo an toàn kỹ thuật vận hành để báo cáo giám đốc và tổ sản xuất xử lý.
3.2.3. Phòng Kế toán
a) Chức năng
Phòng tài vụ xí nghiệp là phòng tham mưu giúp việc cho giám đốc xí nghiệp trong công tác quản lý, kế toán đảm bảo cân đối nguồn tài chính của xí nghiệp và thu chi đúng nguyên tắc, đúng chế độ hiện hành và quy chế của công ty đáp ứng kịp thời yêu cầu của nhà sản xuất.
b) Nhiệm vụ
- Lập và thực hiện kế hoạch tài chính theo niên độ phù hợp với kế hoạch sản xuất của xí nghiệp.
- Hạch toán đúng, đủ, kịp thời mọi hoạt động của xí nghiệp, thực hiện công tác chi tiêu đúng nguyên tắc, qui định của Nhà nước và quy chế của công ty, thu thập đầy đủ, kịp thời các chứng từ kế toán, thống kê trong toàn xí nghiệp.
- Tổ chức thực hiện công tác tạm ứng, thanh toán với các cơ quan quản lý cấp trên và thanh quyết toán tới tận tay người lao động trong đơn vị.
- Thực hiện tốt các chế độ tài chính, chế độ báo cáo, cập nhật số liệu, thủ quỹ báo cáo kiểm kê quỹ định kỳ, đột xuất do công ty yêu cầu.
- Thực hiện sự hướng dẫn chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của phòng tài chính kế toán công ty theo ngành dọc.
c) Quyền hạn:
- Được phép tham mưu đề xuất duyệt và không duyệt về công tác hạch toán kế toán các chứng từ thu chi đối với các đơn vị và cá nhân trong toàn xí nghiệp.
- Được tổ chức sinh hoạt theo định kỳ các cán bộ chuyên viên, nhân viên kế toán, thống kê toàn xí nghiệp để phổ biến, bồi dưỡng nghiệp vụ.
- Được phép đôn đốc thu thập báo cáo của các phòng ban, đơn vị trong xí nghiệp để tổng hợp báo cáo giám đốc xí nghiệp về công tác tài chính kế toán.
Sơ đồ tổ chức bộ máy Xí nghiệp Thoát nước số 3
GIÁM ĐỐC
Phó Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Hành chính
Phòng Kế toán
Phòng kỹ thuật
Các tổ duy trì khối cống ngang, ngầm
và sửa chữa thay thế đan ga
Tổ
xe máy
Quy tắc QL hệ thống thoát nước
Các tổ duy trì nạo vét mương và thu gom phế thải
II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP
1. Kết quả hoạt động kinh doanh theo cơ cấu chủng loại
Bảng 1: Tổng hợp về hoạt động sản xuất kinh doanh theo chủng loại
TT
Chủng loại
Đơn vị
Số liệu theo QĐ số 1391/QĐ-CTTN ngày 31/12/2005
Số liệu thu thập đến 30/06/2006
So sánh %
1
Cống rãnh
Km
112,557
113,279
100,6
2
Ga thăm
ga
1806
1821
100,8
3
Ga thu
ga
1395
1409
101
4
Mương
Km
24,722
24,449
98,9
5
Sông
Km
9,78
9,78
100
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình hoạt động của xí nghiệp trong 6 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Cống rãnh đã tăng 0,6% so với tháng 12 năm 2005. Ga thăm tăng từ 1806 ga lên 1821 ga tăng 0,8%. Nhìn chung xí nghiệp đã hoàn thành tương đối nhiệm vụ được giao, tuy nhiên mức độ hoàn thành công việc so với kế hoạch là chậm, tốc độ tăng so với chỉ tiêu được giao là không đáng kể. Trong lĩnh vực hoạt động mương xí nghiệp đã không hoàn thành tiến độ và đã giảm so với tháng 12 năm 2005 là 1,1%.
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo hạng mục
Bảng 2: Tổng hợp về sản xuất kinh doanh theo hạng mục
TT
Hạng mục chính
Đơn vị
Khối lượng
Thành tiền (triệu đồng)
Nhân lực
Lương
1
Nạo vét cống rãnh
m3
965,9
16,339
13
2,094
2
Nạo vét cống ngang
lần
7593
364,464
31
1,959
3
Nạo vét mương
m3
7257,7
834,655
68
2,045
4
Vận chuyển bùn
Tấn
7584,97
75,849
11
1,149
Nhận xét:
Qua 6 tháng đầu năm, xí nghiệp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tuy nhiên còn có một số mặt hạn chế sau:
Căn cứ vào các biểu tổng hợp trên, hệ thống cống của xí nghiệp 6 tháng đầu năm bình quân tăng 100,6%, ga thu tăng trưởng 101% hàng năm bình quân hàng tháng xí nghiệp chỉ được giao nạo vét 1356ga/1411 ga đạt 96% mặc dù phải nạo vét toàn bộ các ga thu.
Số lượng nhân lực nạo vét cống ngầm thủ công của đơn vị là 13 công nhân thiếu so với nhu cầu nạo vét và kế hoạch được giao (bình quân thực tế chỉ nạo vét từ 130-140 m3/tháng so với 160m3/tháng theo kế hoạch) xí nghiệp thường phải điều chỉnh cán bộ phân xưởng khác thực hiện mới hoàn thành nhiệm vụ.
Địa bàn xí nghiệp hiện là khu vực đang phát triển, đô thị hoá nhanh chóng, phạm vi quản lý rộng, nhiều công trình xây dựng, khu đô thị mới đang thi công, hoàn thiện và tiến tới bàn giao quản lý vận hành nên số liệu quản lý cống liên tục được tăng nhanh.
Công tác vận chuyển bùn của đơn vị đôi khi còn thiếu năng lực do các xe đã sử dụng nhiều năm, thường xuyên hỏng hóc, đưa vào bảo dưỡng, sửa chữa.
Do yêu cầu chung về vệ sinh môi trưòng, mĩ quan đô thị việc cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân đồng thời cải thiện tình hình nạo vét quản lý hệ thống thoát nước, chống ngập úng, vận chuyển bùn đảm bảo kín khít, khai thác công tác dịch vụ là rất cần thiết.
3. Kết quả tổng hợp về sản xuất kinh doanh
Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1
Doanh thu
triệu đồng
5.200
5.844
7.148
2.
Số lao động
người
325
305
275
3
Quỹ tiền lương
triệu đồng
4050
4180
4550
4
Thu nhập bình quân
đồng
1.038.461
1.142.076
1.368.832
* Nhận xét:
Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Doanh thu năm sau đều tăng so với năm trước cụ thể là doanh thu năm 2004 đã tăng so với năm 2003 là 644 triệu đồng, đặc biệt là năm 2005 doanh thu đã tăng cao và so với năm 2004 tăng 1.304 triệu đồng đây là kết quả rất tốt cần được duy trì và phát huy. Tình hình lao động của xí nghiệp đã có những biến động đáng kể. Qua hai năm mà lao động của xí nghiệp đã giảm từ 325 người năm 2003 xuống còn 275 người năm 2005. Đây cũng là chủ ttrương tinh giảm lao động của xí nghiệp trong những năm tới và đi đôi với nó là đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho số lao động hiện tại của xí nghiệp với mục đích tăng năng suất lao động, sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn nhân lực hiện có của xí nghiệp. Quỹ tiền lương của xí nghiệp cũng tăng hàng năm đi đôi với nó là thu nhập bình quân của người lao động cũng được tăng làm cho đời sống của người lao động ngày một cải thiện điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khen ngợi.
Bên cạnh những mặt đạt được thì xí nghiệp còn một số hạn chế cần khắc phục như doanh thu hàng năm có tăng nhưng mức độ vẫn còn chậm. Thu nhập bình quân của người lao động còn thấp so với mức thu nhập ngoài thị trường điều này đã ảnh hưởng tới tâm lý làm việc của người lao động và nó tác dộng tới năng suất tới kêt quả làm việc của họ.
4. Đánh giá chung
Trong những năm qua bằng sự nỗ lực và phấn đấu của toàn thể CBCNV Xí nghiệp Thoát nước số 3, dưới sự lãnh đạo của Đảng uỷ và Ban giám đốc công ty, xí nghiệp đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Đó là việc tiếp nhận và quản lý vận hành, duy tu duy trì, sửa chữa cải tạo hệ thống thoát nước được giao quản lý, giảm thiểu đáng kể và kiểm soát được tình trạng úng ngập trên địa bàn qua mỗi năm.
Thích ứng và điều chỉnh kịp thời cơ cấu lao động, cơ cấu tổ chức sản xuất trong điều kiện hệ thống thoát nước tăng trưởng nhanh chóng về số lượng và chất lượng, nhiều công trình trên hệ thống hiện đại và phức tạp mang tính kỹ thuật cao đòi hỏi sự đồng bộ trong quản lý vận hành như hệ thống hồ, các cửa điều tiết… chuẩn bị tốt cho công tác dự báo từ các năm trước như quản lý vận hành các nhà máy XLNT nên đã tạo được thế chủ động được yêu cầu sản xuất và quản lý.
Góp phần trong việc cùng công ty đạt được kết quả bước đầu trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề và thâm nhập kinh tế thị trường. Các dịch vụ sửa chữa cơ khí, sản xuất cấu kiện đan ga, sửa xe đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của xí nghiệp, các dịch vụ cho thuê kho bãi, thông tắc nạo vét vệ sinh môi trường… đang từng bước tăng trưởng và tạo được uy tín với thương hiệu thoát nước trên thị trường.
Bảo toàn và sử dụng vốn có hiệu quả, quản lí tài chính lành mạnh, nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ đúng qui định tạo đủ việc làm và thu nhập cho CBCNV năm sau cao hơn năm trước. Các phong trào thi đua, văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển, đời sống tinh thần và vật chát của người lao động ngày một nâng cao.
* Bên cạnh những kết quả đã đạt được xí nghiệp còn một số tồn tại cần khắc phục.
Cơ cấu lao động tuy đã được điều chỉnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lí vận hành hệ thống. Trình độ chuyên môn của người lao động còn hạn chế, lao động có kỹ thuật còn thiếu, tỷ trọng giữa lao động thủ công và lao động có kỹ thuật còn khá cao. Đội ngũ cán bộ quản lí về cơ bản nhiệt tình trong công tác nhưng còn hạn chế về khả năng hoạt động trong cơ chế thị trường, tâm lý bao cấp còn khá phổ biến.
Các hoạt động dịch vụ bước dầu đã được mở ra nhưng tỷ trọng sản lượng dịch vụ so với sản lượng duy trì nạo vét còn thấp, tính chuyên nghiệp và khả năng cạnh tranh chưa cao, thị phần còn hạn chế.
Tốc độ phát triển hàng năm chưa coa, thu nhập bình quân của người lao động còn thấp so với thị trường.
III. THỰC TẾ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP THOÁT NƯỚC SỐ 3
1. Đặc điểm chung về nguồn nhân lực
Ta thấy rằng số lượng và chất lượng lao động là cơ sở đầu tiên để xem xét và vạch ra kế hoạch đào tạo hàng năm phù hợp và hiệu quả.
Bảng 4: Báo cáo lao động trực tiếp, gián tiếp của chi nhánh xí nghiệp từ 2003-2005
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Số lượng
%
Số lượng
%
Số lượng
%
*
Tổng lao động
Người
325
100
305
100
275
100
1
Lao động gián tiếp
Người
26
8,0
21
7,0
19
6,9
2
Lao động trực tiếp
Người
209
92
284
93
256
93,1
Qua bảng trên ta thấy số lượng lao động của xí nghiệp biến động qua các năm do xí nghiệp có chủ trương tinh giảm biên chế. Năm 2003, lao động toàn xí nhiệp là 325 người trong đó có 8% lao động gián tiếp thì đến năm2005 tổng số lao động giảm xuống chỉ còn 275 người trong đó có 6,9% lao động gián tiếp.
1.1. Về số lượng lao động
Tổng số lao động của xí nghiệp năm 2005 là 275 người, trong đó lao động gián tiếp chiếm khoảng 6,9%. Lao động nữ là 102 người chiếm 37% tổng số lao động. Số lao động được ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn là 238 người chiếm 86,5% tổng số lao động toàn xí nhiệp.
1.2. Chất lượng lao động
a) Đối với lao động gián tiếp
Bảng 5: Báo cáo lao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hiệu quả công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Xí nghiệp Thoát nước số 3 thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên thoát nước Hà Nội.docx