Chuyên đề Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX giai đoạn 2003-2007

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG TỔN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN 3

1. Khái quát chung về bảo hiểm hoả hoạn. 3

1.1. Sự cần thiết khách quan và lịch sử phát triển của bảo hiểm hoả hoạn 3

1.1.1. Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm hoả hoạn 3

1.1.2. Lịch sử phát triển của bảo hiểm hoả hoạn 5

1.2. Ý nghĩa kinh tế - xã hội của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn 12

2. Nội dung cơ bản của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn 14

2.1. Các khái niệm liên quan 14

2.2. Đối tượng bảo hiểm 15

2.3. Phạm vi bảo hiểm. 16

2.4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm 20

2.4.1. Giá trị bảo hiểm 20

2.4.2. Số tiền bảo hiểm 20

2.5. Phương pháp xác định phí bảo hiểm hoả hoạn 22

2. 5.1. Phí bảo hiểm hoả hoạn 22

2. 5.2. Các yếu tố làm tăng giảm phí 23

2.5.2.1. Các yếu tố làm tăng phí 23

2.5.2.2. Các yếu tố làm giảm phí: 24

2.5.3. Phương pháp tính phí bảo hiểm: 27

2.6. Hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn 27

2.6.1. Khái niệm hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn 27

2.6.2. Nội dung hợp đồng bảo hiểm hoả hoạn: 27

3. Công tác giám định và bồi thường tổn thất của nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn 28

3.1. Vai trò của công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn 28

3.2. Quy trình giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. 29

3.3. Hiệu quả của công tác giám định và bồi thường tổn thất 35

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỒN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI PJICO GIAI ĐOẠN 2003-2007 38

1. Giới thiệu về PJICO 38

1.1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của PJICO 38

1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty: 42

1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu: 44

1.4. Tình hình kinh doanh của công ty 45

2. Thực trạng công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO giai đoạn 2003-2007 46

2.1. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO 46

2.1.1. Thuận lợi 46

2.1.2. Khó khăn 48

2.1.3. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO giai đoạn 2003-2007 50

2.2. Công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO. 53

2.2.1. Nguyên tắc chung 53

2.2.2. Quy trình giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO 55

2.2.2.1. Quy trình giám định 55

2.2.2.2. Quy trình bồi thường 59

2.2.3. Thực trạng công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO giai đoạn 2003-2007 65

2.2.4. Đánh giá hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO 71

CHƯƠNG 3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TRONG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI PJICO 73

1. Phương hướng và nhiệm vụ của PJICO trong năm 2008 73

1.1. Đánh giá tình hình thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2008 73

1.1.1. Những yếu tố thuận lợi: 73

1.1.2. Những khó khăn và thách thức: 73

1.2. Mục tiêu và phương hướng năm 2008 74

1.2.1. Những định hướng chung và các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản năm 2008: 74

1.2.2. Những định hướng cụ thể: 74

1.2.3. Một số mục tiêu cho công tác giám định và bồi thường tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn 76

2. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định và bồi thường tổn thất bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO 77

2.1. Một số kiến nghị 77

2.1.1. Đối với Nhà nước 77

2.1.2. Đối với PJICO 79

2.2. Một số giải pháp 80

2.2.1. Đối với nguồn nhân lực 80

2.2.2. Về mặt trang thiết bị 82

2.2.3. Về mặt thông tin 82

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

 

 

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4338 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác giám định và bồi thường tổn thất trong nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại công ty cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX giai đoạn 2003-2007, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổn thất không bị loại trừ. - Người được bảo hiểm tuân thủ đúng các điều kiện, điều khoản trong đơn bảo hiểm, đặc biệt các điều khoản qui định trách nhiệm của người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra tổn thất. - Kiểm tra lại các hoá đơn, chứng từ xem có phát hiện điều gì mâu thuẫn hay không. - Có công ty bảo hiểm nào khác cùng chia sẻ trách nhiệm bồi thường không. Giới hạn trách nhiệm cao nhất nhà bảo hiểm phải gánh chịu: - Giá trị bảo hiểm - Trách nhiệm đối với người thứ ba Sau khi thực hiện các bước trên, cán bộ xét giải quyết bồi thường làm tờ trình để lãnh đạo công ty xét duyệt trong đó nêu rõ quan điểm của mình về trách nhiệm của công ty và số tiền cần phải bồi thường cho người được bảo hiểm. Nếu tổn thất được xác định không thuộc trách nhiệm của nhà bảo hiểm thì phải trình lãnh đạo trả lời ngay bằng văn bản cho khách hàng kèm theo những giải thích thoả đáng. Nếu số tiền bồi thường vượt trên mức phần cấp thì phải gửi toàn bộ hồ sơ kèm theo công văn đề xuất hướng dẫn giải quyết về công ty xem xét quyết định. Nếu số tiền nằm trong mức phân cấp giải quyết tiến hành bồi thường rồi báo cáo về công ty theo quy định hiện hành để đòi tái bảo hiểm và thống kê tổn thất toàn công ty. 3.3. Hiệu quả của công tác giám định và bồi thường tổn thất Như chúng ta đã biết, trong doanh nghiệp bất kì nghiệp vụ nào cũng đòi hỏi mang lại hiệu quả, lợi ích, có như thế thì hoạt động của công ty không bị gián đoạn. Giám định và bồi thường tổn thất là khâu cuối cùng trong quy trình triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm, nhưng lại là khâu rất quan trọng có ảnh hưởng đến tất cả các khâu còn lại. Trước hết, kết quả của khâu này là cơ sở để nhà bảo hiểm phân định trách nhiệm bồi thường, xác định số tiền bồi thường. Việc giám định không chính xác dẫn đến bồi thường không đúng, vượt quá so với thực tế hoặc thấp hơn thực tế dẫn tới thâm hụt quỹ hoặc mất lòng tin của khách hàng. Tất cả đều ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Mặc khác nếu công tác giám định không được tiến hành nhanh chóng thì công tác bồi thường cũng không thể thực hiện kịp thời. Đặc biệt trong nghiệp vụ này thì việc chậm trễ có thể dẫn đến ngưng trệ hoạt động, gây ảnh hưởng đến đời sống của người tham gia bảo hiểm… Giám định và bồi thường tổn thất ảnh hưởng rất lớn đến khâu khai thác. Do đặc thù của của sản phẩm bảo hiểm là vô hình, khách hàng chỉ nhận được lời hứa khi mà tổn thất xảy ra trong phạm vi bảo hiểm chứ không biết rõ hình dáng chất lượng sản phẩm đó như thế nào. Họ chỉ cảm thấy được sản phẩm khi tổn thất xảy ra. Chính vì vậy việc giám định bồi thường phải được thực hiện nhanh chóng, chính xác và kịp thời để tạo niềm tin cho khách hàng. Như thế mới tăng uy tín của công ty bảo hiểm, có thể coi đây như một kênh quảng cáo hiệu quả để lôi kéo khách hàng. Qua đó tạo điều kiện cho các công tác khác đạt được hiệu quả hơn. Công tác giám định còn trợ giúp rất lớn cho công tác đề phòng tổn thất, giúp cho việc phân loại và tổng kết những rủi ro thường xảy ra. Do đó đưa ra những biện pháp đề phòng hiệu quả hơn. Tạo ra sự cạnh tranh lớn hơn cho công ty. Để đánh giá hiệu quả của công tác giám định và bồi thường tổn thất thường dựa vào những chỉ tiêu như: Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ. Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa giải quyết bồi thường trong kỳ - Tỷ lệ giải quyết bồi thường = Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ x 100 Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ - Tỷ lệ tồn đọng = Số vụ khiếu nại còn tồn đọng chưa được giải quyết bồi thường trong kỳ x 100 Số vụ khiếu nại đòi giải quyết bồi thường trong kỳ Số tiền bồi thường thực tế trong kỳ - STBT bình quân mỗi vụ khiếu nại đã được giải quyết trong kỳ = Tổng số tiền phải bồi thường cho các vụ khiếu nại đã được giải quyết trong kỳ Số vụ khiếu nại đã được giải quyết bồi thường trong kỳ - Tỷ lệ chi bồi thường = Số tiền chi bồi thường thực tế trong kỳ x 100 Tổng chi trong kỳ - Tỷ lệ bồi thường trong kỳ = Tổng số tiền chi bồi thường trong kỳ x 100 Tổng doanh thu phí trong kỳ - Tỷ lệ tổn thất trong kỳ = Tổng số tiền bị tổn thất trong kỳ thuộc phạm vi bảo hiểm x 100 Tổng số tiền bảo hiểm trong kỳ - Thời gian xử lý ban đầu: Là khoảng thời gian kể từ khi công ty bảo hiểm nhận được thông báo tổn thất cho đến khi có phản hồi ban đầu với khách hàng. - Thời gian giải quyết bồi thường: là khoảng thời gian kể từ khi công ty bảo hiểm nhận được thông báo tổn thất của khách hàng đến khi khách hàng nhận được thông báo bồi thường của công ty bảo hiểm. - Số vụ khiếu nại sai sót trong kỳ … CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG TỒN THẤT NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM HOẢ HOẠN TẠI PJICO GIAI ĐOẠN 2003-2007 1. Giới thiệu về PJICO 1.1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của PJICO Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO) là doanh nghiệp được thành lập theo giấy phép số 1873/GP-UB ngày 8 tháng 6 năm 1995 do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội cấp với thời gian hoạt động là 25 năm. Công ty có trụ sở chính tại tầng 3, toà nhà 105,Láng hạ, Hà nội. Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 55 tỷ đồng. Công ty được cấp Giấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động kinh doanh bảo hiểm số 06/TC/GCN ngày 27 tháng 5 năm 1995 của Bộ Tài Chính. Ngày 15 tháng 4 năm 2004, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC12/KDBH của Bộ Tài Chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Ngày 26 tháng 04 năm 2007, PJICO nhận Giấy phép điều chỉnh số 06/GPĐC19/KDBH của Bộ Tài chính cho phép Công ty bổ sung vốn điều lệ lên 140 tỷ đồng. Về loại hình doanh nghiệp, PJICO là công ty cổ phần thuộc sở hữu của các cổ đông, có tư cách pháp nhân, tự chủ về mặt tài chính và hoạch toán độc lập. Công ty có thời hạn hoạt động 25 năm kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động, hết thời hạn trên nếu muốn hoạt động kinh doanh phải xin gia hạn thêm PJICO hoạt động theo Luật Kinh doanh Bảo hiểm và Điều lệ hoạt động đã được Đại Hội đồng Cổ đông thông qua. Doanh nghiệp được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 15/06/1995 và Đăng ký kinh doanh thay đổi lần 4 số 060256 ngày 21/12/2006. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của PJICO gồm Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, tái bảo hiểm và đầu tư tài chính. Tên đơn vị : CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM PETROLIMEX Tên giao dịch quốc tế: PETROLIMEX JOINT STOCK INSURANCE COMPANY Tên viết tắt : PJICO Lôgô : Địa chỉ : Số 532 Đường Láng, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại : (04) 776 0865 - (04) 776 0926 Fax : (04) 776 0868 PJICO là công ty cổ phần bảo hiểm đầu tiên tại Việt Nam, do các tổng công ty lớn như Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), Tống Công ty Thép Việt Nam (VSC), Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam (Vinare), Công ty Vật tư và Thiết bị Toàn bộ (Matexim), Công ty Điện tử Hà Nội (Hanel), Công ty Thiết bị An toàn AT (AT) thành lập từ năm 1995. Với kết quả hoạt động kinh doanh xuất sắc, PJICO đã được bầu chọn Giải thưởng Sao đỏ năm 2003 và Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt năm 2004. Tuy chỉ mới hoạt động được hơn 12 năm nhưng công ty đã đạt được những kết quả rất khả quan trong hoạt động kinh doanh và ngày càng củng cố vị trí của mình trên thị trường bảo hiểm. Công ty đã xây dựng được một đội ngũ trên 1000 cán bộ công nhân viên năng động, được đào tạo căn bản, có trình độ chuyên môn tốt làm việc tại Hà Nội và 48 chi nhánh, văn phòng đại diện tại các tỉnh, thành phố từ Bắc vào Nam và hơn 2300 đại lý trên toàn quốc. Công ty đã nhanh chóng triển khai rộng rãi gần 70 loại hình bảo hiểm trong các lĩnh vực xây dựng lắp đặt, tài sản hoả hoạn, hàng hải, con người, xe cơ giới, trách nhiệm dân sự tới hàng vạn đối tượng khách hàng trong nước và ngoài nước. Công ty đã vươn lên vị trí hàng đầu trong một số lĩnh vực bảo hiểm như bảo hiểm xây dựng các nhà máy xi măng, công trình giao thông vận tải, công trình năng lượng, công nghiệp, xăng dầu, dân dụng. Bên cạnh thành công trong việc kinh doanh bảo hiểm gốc, công ty đã triển khai hiệu quả hoạt động tái bảo hiểm, qua đó thiết lập được mối quan hệ rộng rãi với nhiều công ty bảo hiểm khác như Vinare, Munichre, Lloy’s….Thông qua các mối quan hệ này công ty đã tăng khả năng nhận bảo hiểm cho các công trình có giá trị lớn, đồng thời tăng lòng tin của khách hàng khi tìm đến công ty. Với tốc độ tăng trưởng doanh thu bình quân trên 40% năm, từ khi thành lập đến nay Công ty PJICO đã luôn kinh doanh có hiệu quả cao, không những bảo toàn mà còn phát triển vốn kinh doanh lên gấp hơn 10 lần so với vồn góp ban đầu của các cổ đông. Công ty bảo hiểm PJICO đã thực sự tạo ra được một thương hiệu và biểu tượng ngày càng phổ biến và có uy tín trên thị trường bảo hiểm Việt Nam Có được sự phát triển như trên là do nhiều yếu tố mang lại. Nhưng trong đó yếu tố quan trọng nhất và cũng là phương châm hoạt động số 1 của PJICO đó là việc giải quyết bồi thường nhanh chóng, thoả đáng cho khách hàng.Hàng năm, PJICO đã giải quyết bồi thường hàng nghìn vụ tổn thất với giá trị nhiều chục tỷ đồng, giúp khách hàng nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống như: Vụ cháy kho xăng dầu K131 (trên 21 tỷ); vụ cháy Xí nghiệp may XK Bình Thạnh (5,4 tỷ), vụ đắm 11.000 tấn phân urê của Vegecam Hải Phòng (1,4 triệu USD),...vv. Năm 2004, đã thực sự là một năm đột phá ấn tượng nhất đối với Công ty PJICO, doanh thu tăng gần 80% so với năm 2003. Năm 2005 là một năm đầy khó khăn, tuy nhiên, với sự đồng lòng của toàn thể cán bộ nên công ty đã vượt khó khăn và đạt được kết quả doanh thu phí bảo hiểm gốc là 729 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2004. Năm 2006 mặc dù doanh thu bảo hiểm gốc có giảm so với năm 2005 nhưng lợi nhuận lại tăng 2.5 lần so với 2005. Đạt được kết quả này càng khẳng định mục tiêu của PJICO đặt ra là hoàn toàn đúng đắn và công ty đang trên con đường phát triển ổn định, an toàn và hiệu quả. Hiện tại công ty đã được Chính phủ đánh giá là một trong những công ty cổ phần thành đạt của Việt Nam. Năm 2007, sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức từ tình hình cạnh tranh quyết liệt của thị trường, mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam với sự tham gia của nhiều công ty bảo hiểm quốc tế, sự biến động phức tạp của thị trường bảo hiểm quốc tê,...vv. Nhưng với bản lĩnh và kinh nghiệm, năng lực và lòng nhiệt huyết cùng với sự tin tưởng và hỗ trợ của khánh hàng, công ty sẽ vượt qua và thành công rực rỡ trong những năm tới. Năm 2006, để đáp ứng cho nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, PJICO đã phát hành thêm 6.786.042 cổ phần cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ phát hành 1:1; giá phát hành 10.000 đ/Cp. Số vốn của PJICO sau đợt phát hành năm 2006 tăng lên 140.656.620.000 đồng với tổng số cổ phiếu lưu hành là 13.715.967 cổ phần và 3.496.950.0000 đồng thặng dư vốn. Đến cuối năm 2007 số vốn điều lệ của công ty là 336 tỷ đồng. Theo giấy chứng nhận đăng ký chào bán số 258/UBCK-GCN do Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp ngày 25 tháng 12 năm 2007, Công ty PJICO sẽ chào bán 19.884.033 cổ phiếu ra công chúng. Với mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu và giá bán là 10.000 đồng/cổ phiểu, Công ty sẽ thu được lượng vốn khá lớn. 1.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy của công ty: Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của PJICO. Đại hội cổ đông có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị,Thông qua, bổ sung, sửa đổi điều lệ, Quyết định tăng giảm vốn điều lệ, Thông qua định hướng phát triển trung và dài hạn, Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty. Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh PJICO để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của PJICO, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị PJICO gồm 9 thành viên: 3 thành viên đại diện cổ đông Petrolimex, 5 thành viên đại diện cho 5 cổ đông lớn (Vietcombank, Vinare, VSC, Matexim, Hanel), 1 thành viên đại diện cho các cổ đông thể nhân. Ban kiểm soát: Ban kiểm soát của PJICO do Đại hội cổ đông bầu ra có chức năng kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động quản lý của Hội đồng quản trị, hoạt động điều hành kinh doanh của Tổng giám đốc; Kiểm soát, giám sát việc chấp hành điều lệ và nghị quyết Đại hội cổ đông. Ban kiểm soát PJICO gồm 5 thành viên. Ban Tổng Giám đốc: Tổng giám đốc PJICO do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông về điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ban Tổng Giám đốc điều hành PJICO gồm 4 thành viên: 1 Tổng giám đốc, 3 Phó Tổng giám đốc. Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT CÁC PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1-11 PHÒNG NGHIỆP VỤ, QUẢN LÝ& KIỂM SOÁT PHÒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI PHÒNG PHI HÀNG HẢI PHÒNG XE CƠ GIỚI PHÒNG TÀI SẢN HỎA HOẠN PHÒNG THỊ TRƯỜNG & QUẢN LÝ NGHIỆP VỤ PHÒNG TÁI BẢO HIỂM PHÒNG GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG PHÒNG ĐẦU TƯ PHÒNG KẾ TOÁN PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG TỔ CHỨC LAO ĐỘNG PHÒNG ĐÀO TẠO PHÒNG THANH TRA PHÁP CHẾ PHÒNG QUẢN LÝ ĐẠI LÝ PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 1 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 2 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 3 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 4 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 5 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 6 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 7 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 8 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 9 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 10 PHÒNG BẢO HIỂM KHU VỰC 11 CHI NHÁNH HẢI PHÒNG CHI NHÁNH TP HCM CHI NHÁNH ĐÀ NĂNG CHI NHÁNH QUẢNG NINH CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN CHI NHÁNH HÀ TÂY CHI NHÁNH HUẾ CHI NHÁNH BÁC NINH CHI NHÁNH NGHỆ AN CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH CHI NHÁNH THANH HOÁ CHI NHÁNH LÂM ĐỒNG CHI NHÁNH BÌNH ĐỊNH CHI NHÁNH TÂY NGUYÊN ………. (Nguồn: Công ty cổ phẩn bảo hiểm PETROLIMEX) 1.3. Các nghiệp vụ chủ yếu: Bảo hiểm y tế tự nguyện, tai nạn, con người, tài sản, thiệt hại, vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt, đường hàng không, thân tàu, trách nhiệm dân sự chủ tàu, trách nhiệm chung, xe cơ giới và bảo hiểm cháy. Nhận và nhượng tái bảo hiểm liên quan đến các nghiệp vụ trên. Hoạt động đấu tư vốn (Theo luật kinh doanh bảo hiểm ngày 09/12/2000). Các dịch vụ: Giám định, điều tra, tính toán phân bổ tổn thất, đại lý giám định, xét giải quyết bồi thường và đòi người thứ ba. Cho thuê văn phòng. Dịch vụ mua bán, sửa chữa, cứu hộ và kinh doanh phụ tùng ôtô. Mua bán, bảo dưỡng xe có động cơ và mô tô, xe máy, phụ tùng cho xe có động cơ, xăng, dầu, mỡ. Kinh doanh dịch vụ, khách sạn, nhà hàng, du lịch. Đầu tư kinh doanh phát triển nhà và các hoạt động liên quan đến bất động sản. Mua bán hàng hoá, thương mại và đại lý môi giới, đấu giá. 1.4. Tình hình kinh doanh của công ty Bảng 3: Kết quả kinh doanh của toàn công ty năm 2007 Chỉ tiêu TH 2006 (tỷ đ) Kế hoạch 2007 (tỷ đ) TH 2007 (tỷ đ) TLTH 2007/TH 2006 (%) TLTH 2007/ KH2007 (%) 1.Tổng thu kinh doanh 831,37 950 1,040 125 110 Trong đó phí bảo hiểm gốc 670 800 880 131 110 2.Tổng chi kinh doanh 800,47 910 113 Trong đó bồi thường gốc 323,6 352 109 3.Lợi nhuận trước thuế 30,9 45 50.000 162 111 4.Thu nhập bình quân người lao động(triệu đ/tháng 3,6 5,0 5.Tổng dự phòng nghiệp vụ 353 450 (Nguồn: Tổng công ty Cổ phần bảo hiểm PETROLIMEX) Chú thích: - Số liệu năm 2006 là số liệu quyết toán đã được kiểm toán. - Số liệu năm 2007 là số liệu tông hợp nhanh tại thời điểm 15/1/2008. Năm 2007, doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ toàn thị trường ước tính đạt 8.482 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng doanh thu khoảng 32% so với năm 2006.Trong đó, PJICO đạt doanh thu 880 tỷ đồng chiếm 10,4% thị phần và đứng thứ 4. 2. Thực trạng công tác giám định và bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO giai đoạn 2003-2007 2.1. Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO 2.1.1. Thuận lợi Thứ nhất, từ sau đại hộ VI năm 1986, đất nước có những chuyển mình căn bản, đó là chuyển từ nền kinh tế tập trung sang bao cấp nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Mặt khác, nước ta đàn trong thời kì quá độ lên CNXH, cần tạo ra những cơ sở vật chất ban đầu, do vậy Đảng và nhà nước ta đang tiến hành và thực hiện công cuộc CNH – HĐH đất nước. Và ngày 31/12/1991 Bộ tài chính đã ra thông tư 82/TCCN hướng dẫn chỉ thị 332/HĐBT về bảo tồn vốn kinh doanh đối với các doanh nghiệp nhà nước, và sẽ không cho ghi giảm vốn trong trường hợp tổn thất do những rủi ro mà công ty bảo hiểm đang triển khai những loại hình tương tự. Đây chính là điều kiện thuận lợi để triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy có hiệu quả. Thứ hai, lần đầu tiên hành lang pháp lý mang tính chất cao nhất và hoàn chỉnh nhất cho việc kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành và đi vào thực hiện, đó là Luật Kinh doanh bảo hiểm được Quốc hội thông qua cuối năm 2000 và bắt đầu có hiệu lực từ 1/4/2001, tiếp đến là Nghị định của Chính phủ và các thông tư của Bộ Tài chính thể hiện sự quan tâm lớn của cơ quan quản lý nhà nước góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh bảo hiểm cháy. Thứ ba, nền kinh tế của cả nước với mức tăng trưởng GDP bình quân là 7,5% năm. Cùng với quá trình phát triển của kinh tế thị trường, ngành bảo hiểm cũng phát triển và tăng trưởng về cả chiều sâu lẫn chiều rộng. Đó là một kết quả do được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và chính quyền các cấp và sự nỗ lực không ngừng của bản thân công ty để ngày càng hoàn thiện hơn tất cả các khâu trong quá trình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy : đó là công tác đào tạo nhân sự ngày càng được chú trọng, áp dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý, thống kê….đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty và nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn. Thứ tư, ngoài hoạt động kinh doanh bảo hiểm, PJICO còn tham gia trên thị trường chứng khoán tạo thuận lời cho quá trình luân chuyển vốn phát triển nền kinh tế nói chung và bảo hiểm nói riêng. Ngoài ra, nhờ có mối quan hệ với các tổ chức Bảo hiểm trên thế giới như : Munich – Re (Đức), Swiss- Re (Thụy Sỹ)… nên công tác tái bảo hiểm của PJICO trở nên thuận lợi hơn, giúp công ty bảo hiểm có thể nhận hợp đồng lớn hơn so với khả năng tài chính của mình mà vẫn đảm bảo khả năng chi trả. Thứ năm, môi trường đầu tư ở nước ta đang ngày càng hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, những dự án được triển khai, nhà nước đang quan tâm đến một số dự án lớn như điện, xi măng, cầu đường, các khu công nghiệp được hình thành kết hợp với tình hình kinh tế chính trị xã hội luôn ổn định có ảnh hưởng rất tốt đến ngành kinh doanh bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm cháy nói riêng. Năm 2008 đang tạo ra cơ hội, đồng thời cũng mang lại những thách thức mới cho ngành bảo hiểm và nghiệp vụ bảo hiểm cháy. Nền kinh tế tiếp tục phát triển với sự đóng góp của ngành công nghiệp, dịch vụ, đầu tư nước ngoài đã bắt đầu phục hồi cộng với sự tác động của chính sách phát triển kinh tế của nhà nước là yếu tố làm tăng cầu bảo hiểm.Tuy nhiên, năm 2008 cũng là năm mà toàn thế giới và Việt Nam nằm trong những diễn biến kinh tế phức tạp và lạm phát xảy ra rất cao thế nên PJICO cần có những biện pháp tích cực và hữu hiệu để nắm bắt những cơ hội, khắc phục khó khăn trong việc kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm cháy ngày càng có hiệu quả theo phương châm của Tổng công ty là “ tăng trưởng, hiệu quả”. 2.1.2. Khó khăn Trong những năm qua khi có rất nhiều sự kiện lớn ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội toàn cầu vì thế hoạt động ngành Bảo hiểm Việt Nam nói chung và triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm cháy nói riêng cũng gặp không ít khó khăn. Thứ nhất, trước năm 1986, khi đó nền kinh tế nước ta đang hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp, vì thế hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp còn rất thấp. Do đó, khi nước ta chuyển sang kinh tế thị trường với một nền kinh tế mở thì đã có rất nhiều các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, không có điều kiện thoam gia bảo hiểm. Nhưng lí do chính là thiếu vốn, cơ sở hạ tầng không thể tham gia bảo hiểm và họ cũng chưa nhận thấy một trong những biện pháp an toàn nhất là bảo hiểm. Cũng có một số đơn vị sản xuất kinh doanh nhận thức không đúng về bảo hiểm, do đó mà họ chỉ tham gia bảo hiểm một cách dè dặt, thậm chí còn cố ý né tránh không tham gia nếu có sự kiểm tra, giám sát của Nhà nước. Đây thực sự là một khó khăn lớn cho PJICO khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm cháy. Thứ hai, việc mở rộng hoạt động của các công ty cổ phần trong nước và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài làm cho tính cạnh tranh càng trở thêm gay gắt. Các công ty ra sức giảm phí để giành dật khách hàng, tăng thị phần của mình. Đây là một trong những yếu tố khó khăn lớn đối với doanh nghiệp PJICO nói riêng và các công ty bảo hiểm ở Việt Nam nói chung vì đối với các công ty bảo hiểm nươc ngoài, doanh thu từ hoạt động đầu tư từ quỹ nhàn rỗi của họ cao nên có thể giảm phí xuống mức thấp nhất có thể. Nhưng đối với các công ty bảo hiểm trong nước thì điều này quả rất khó khăn vì hiệu quả đầu tư chưa cao nên việc thu phí thấp sẽ không đảm bảo khả năng chi trả. Trên thực tế đa có doanh nghiệp giảm phí 30-40%, và sau đó doanh thu nghiệp vụ và của công ty giảm đi đáng kể và rất nguy hiểm đối với công ty khi xảy ra tổn thất lớn. Hơn nữa, thị trường bảo hiểm Việt Nam còn non trẻ, đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm cháy mới được triển khai, thế nên kĩ thuật và kinh nghiệm còn thiếu, vốn và dự trữ còn rất nhỏ, do đó sẽ ảnh hưởng tới quá trình triển khai nghiệp vụ và bồi thường cho khách hàng tham gia bảo hiểm. Thứ ba, thị trường bảo hiểm đòi hỏi chất lượng dịch vụ và công tác phục vụ ngày càng cao, yêu cầu về các loại hình bảo hiểm đa dạng thì mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng. Trong bối cảnh vừa diễn ra sự cạnh tranh gay gắt và nhu cầu đa dạng của khách hàng thì PJICO cũng gặp một số khó khăn khi triển khai nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn. Thứ tư, tình hình thiên tai diễn biến theo xu hướng phức tạp cùng với sự nóng dần của trái đất làm cho khả năng cháy trở nên cao hơn, đòi hỏi các công ty bảo hiểm phải thực hiện tốt vấn đề quản lý rủi ro và dự phòng lớn cho nguy cơ hỏa hoạn Thứ năm, công tác đào tạo cán bộ của PJICO cũng có nhiều hạn chế. Đây lại là một nghiệp vụ bảo hiểm còn khá mới mẻ đối với thị trường bảo hiểm Việt Nam nên số cán bộ chủ chốt, làm tốt công tác từ khâu khai thác đến khâu giám định bồi thường còn chưa nhiều, rất khó có thể đáp ứng hết nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Số cán bộ công nhân viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học chuyên ngành Bảo hiểm chiếm tỉ lệ nhỏ. Thứ sáu, ngày 08/11/2006 Chính phủ mới ban hành Nghị định 130/2006/NĐ- CP quy định một số điểm về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc theo luật kinh doanh nhưng việc công báo các văn bản còn chậm trễ nên việc kết hợp với CS PCCC và các ngành liên quan để triển khai bảo hiểm cháy nổ bắt buộc gặp rất nhiều khó khăn. Một số doanh nghiệp cố tình tránh né để không tham gia bảo hiểm còn cơ quan chức năng thì lại chưa chặt chẽ trong việc cấp phát xây dựng, thẩm định PCCC. Vì thế các doanh nghiệp rất trì trệ trong việc khắc phục trang thiết bị PCCC và tham gia bảo hiểm cháy nổ bắt buộc. Thứ bảy, nền kinh tế tăng trưởng mạnh và nhanh, tài sản tham gia bảo hiểm cháy của các doanh nghiệp có giá trị rất lớn cần phải dùng tới những biện pháp định giá phức tạp, thủ tục đánh giá tinh vi trong khi khả năng của cán bộ điều tra rủi ro và phương tiện kỹ thuật hỗ trợ của công ty còn rất hạn chế. Thêm nữa, hoả hoạn ngày càng xảy ra thường xuyên hơn với mức độ tổn thất về tài sản có nhiều vụ lên đến hàng triệu đôla, rủi ro khó kiểm soát. Đây thực sự là khó khăn đối với công ty trong chặng đường sắp tới đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ và cố gắng rất nhiều của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong cả công ty để nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn trở thành một nghiệp vụ mạnh của PJICO. 2.1.3. Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO giai đoạn 2003-2007 Bất cứ doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động kinh doanh đều nhằm mục đích lợi nhuận, nhưng để có được lợi nhuận thì công ty bảo hiểm không thể chỉ tính trong vài năm mà là theo cả cuộc đời của hợp đồng bảo hiểm. Quá trình hoạch toán của bảo hiểm là quá trình hoạch toán ngược, có nghĩa là tính đến chi phí trước khi tính doanh thu. Lợi nhuận được hình thành trên doanh thu và chi phí. Để thấy rõ kết quả đạt được của công ty chúng ta có thể xem xét bảng sau: Bảng 4 : Kết quả kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hoả hoạn tại PJICO giai đoạn 2003-2007 Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 2007 Số hợp đồng Đơn vị 480 501 533 557 611 Tốc độ tăng trưởng hợp đồng % - 104,37 106,38 104,5 109,7 Doanh thu Tr.Đồng 16132 18955 22550 25975 31225 Tốc độ tăng trưởng doanh thu % - 117,5 118,9 104,5 120,2 Chi phí Tr.Đồng 12834 14474 18338 20514 23516 Tốc độ tăng trưởng chi phí % - 112,7 126,7 111,8 114,6 Lợi nhuận Tr.Đồng 3298 4212 4512 5461 7709 Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận % - 107,1 121,0 141,2 141,1 (Nguồn: Phòng tài sản hoả hoạn PJICO) Phân tích số liệu qua bảng trên, ta thấy số hợp đồng tăng theo chiều hướng thuận lợi. Cụ thể năm 2003 số hợp đồng là 480 hợp đồng bảo hiểm. Cho đến năm 2004 là 501 tăng 21 hợp đồng so với năm 2003. Năm 2005, số hợp đồng đã tăng lên 32 hợp đồng so với năm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28566.doc
Tài liệu liên quan