Chuyên đề Công tác huy động vốn cho Xí nghiệp xây lắp Điện

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI CẢM ƠN 2

LỜI MỞ ĐẦU 3

1. Tính cấp thiết của đề tài 3

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4. Phương pháp nghiên cứu 4

5. Những đóng góp của luận văn 4

6. Kết cấu luận văn 5

PHẦN I 6

THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN Ở XÍ NGHIỆP 6

XÂY LẮP ĐIỆN 6

1.1 Khái quát chung về xí nghiệp xây lắp điện 6

1.1.1 Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của xí nghiệp 6

1.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 7

1.2 tình hình huy động vốn 19

1.2.1 Tăng vốn chủ sở hữu: 22

1.2.2. Sử dụng hình thức tín dụng nhà cung cấp để tài trợ cho nhu cầu vốn ngắn hạn 24

1.2.3 Nguồn khác 25

1.3 Đặc điểm về các nguồn huy động 26

1.4 Đánh giá về tình hình huy động vốn của Xí nghiệp . 28

1.4.1 Kết quả đạt được 28

1.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 31

PHẦN II. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN. 43

2.1 Nhu cầu vốn của Xí nghiệp xây lắp điện trong thời gian tới. 43

2.1.1. Căn cứ vào nhu cầu phát triển lưới điện 43

2.1.2 Phương hướng của Xí nghiệp đối với vấn đề huy động vốn 47

2.2 Giải pháp đẩy mạnh Công tác huy động vốn 47

2.2.1 Đối với Xí nghiệp 47

2.2.2 Về phía nhà nước 61

KẾT LUẬN 65

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

 

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1394 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác huy động vốn cho Xí nghiệp xây lắp Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a Xí nghiệp vừa ít, vừa lạc hậu chủ yếu do Công ty Điện lực 1 bổ xung, đây cũng là vấn đề cần quan tâm vì nếu cứ trông chờ vào nguồn này thì sẽ hầu như không bao giờ có được tài sản mang tính chất công nghệ hiện đại và đáp ứng được hiệu quả phục vụ thi công các công trình. Vấn đề thứ hai, là về tín dụng thương mại của Xí nghiệp chiếm tỉ trọng quá lớn trong cơ cấu vốn, điều này do đặc điểm nhiệm vụ sản xuất- kinh doanh của Xí nghiệp , mặt khác lại là một đơn vị trực thuộc, nên có một số quy định nhất định trong nguồn vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng, sản phẩm của Xí nghiệp là những công trình xây lắp Điện, trạm biến áp quy mô nhỏ hoặc các công trình dân dụng, tính chất của loại sản phẩm XDCB này lại đơn chiếc, kết cấu phức tạp, đòi hỏi chất lượng cao, quy mô lớn, chi phí nhiều, thời gian hoàn thành lâu, cố định tại một địa điểm, và là một sản phẩm được tạo thành từ sản phẩm của nhiều ngành sản xuất, với đặc điểm sản phẩm như vậy thì việc tạo mối quan hệ tốt với khách hàng trở thành một yếu tố quyết định, Xí nghiệp đi mua nguyên vật liệu, vật tư, thuê máy móc thiết bị của bạn hàng để tiến hành xây lắp đồng thời, riêng A cũng đặt trước cho Xí nghiệp một khoản tiền nhất định, nhờ vào khoản đặt trước này, và nhờ vào việc mua chịu của nhà cung cấp, Xí nghiệp mới có đủ vốn đáp ứng cho hoạt động kinh doanh. 1.4 Đánh giá về tình hình huy động vốn của Xí nghiệp . 1.4.1 Kết quả đạt được a, Tìm được nguồn đáp ứng cho nhu cầu vốn của Xí nghiệp Nhìn chung những kết quả của hoạt động huy động vốn để phục vụ các hoạt động của Xí nghiệp được đánh giá là tốt. Nhờ sử dụng những hình thức huy động vốn như trên, Xí nghiệp đã khai thác được nguồn vốn tự có, vốn vay và các khoản chiếm dụng đáp ứng được nhu cầu vốn cho Xí nghiệp. Về cơ cấu vốn huy động mặc dù chưa đa dạng nhưng phù hợp với cơ cấu chung về huy động vốn của toàn bộ các dự án . Các phương thức huy động vốn truyền thống như : vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, nguồn vốn tái đầu tư, nguồn vốn chiếm dụng….vẫn phát huy kết quả tốt và chiếm tỷ trọng lớn. Các hợp đồng tín dụng đều được trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn, luôn giữ mối quan hệ tốt với các ngân hàng, đảm bảo uy tín của Xí nghiệp. Các khoản chiếm dụng vốn tuy không chiếm tỷ trọng lớn song cũng đã phần nào đảm bảo tốc độ huy động vốn nhanh, đáp ứng một phần cho nhu cầu vốn ngắn hạn. b,Vốn chủ sở hữu tăng là cơ sở vững chắc cho tài sản cố định và một phần tài sản lưu động. Năm 2005, nguồn vốn tăng do giảm các khoản phải thu. Đồng thời, tăng vay ngắn hạn ngân hàng và tăng vốn chủ sở hữu. Nhờ đó, mà tài trợ cho sử dụng và việc tăng hàng tồn kho, giảm các khoản phải trả,tăng tiền mặt và Tài sản cố định. Rõ ràng, vốn chủ sở hữu đã được dùng để tăng Tài sản cố định, tức là Xí nghiệp đã áp dụng chính sách tài trợ vững chắc, dùng nguồn tài trợ dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, quyết định này là một quyết định đúng đắn, nó đảm bảo tăng thêm tính tự chủ về tài chính cho Xí nghiệp , đồng thời, làm giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong giá thành sản phẩm. c, Khai thác được những nguồn có chi phí thấp Bên cạnh đó, Xí nghiệp đã huy động được các nguồn vốn có chi phí nợ vay thấp, tận dụng được các ưu tiên, ưu đãi của Nhà nước để tiếp cận nguồn vay ưu đãi từ Quỹ hỗ trợ và nguồn đầu tư từ Ngân sách nhà nước. Ngành điện hiện nay đang thuộc diện ưu tiên của Nhà nước nên Tổng Công ty Điện lực Việt Nam nói chung và Xí nghiệp xây lắp Điện nói riêng được sự quan tâm và ưu đãi trong vấn đề vay vốn. Bản thân Xí nghiệp cũng được Công ty điện lực 1 gia hạn mức may ưu đãi hàng năm khoảng 1 tỷ đồng với lãi suất thấp, điều này góp phần làm chi phí vốn của Xí nghiệp giảm đi phần nào. Các khoản tiền vốn huy động được đều được xí nghiệp sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Chính nhờ những thành công như vậy của hoạt động huy động vốn, công tác đầu tư xây dựng và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đã đạt được những bước tiến đáng kể. * Hoạt động đầu tư xây dựng: Trong 3 năm qua, Xí nghiệp đã tham gia xây dựng thành công nhiều công trình trạm biến áp 110 kVA: - TBA 110/10kV Phương Liệt - TBA 110/35/10kV Văn Điển. - TBA 110/35/10kV Đô Lương Nghệ An - TBA 110/35/10kV và Đường dây 110 Hà Trung –Thanh Hoá - TBA 110/35/10kV Hải Dương. - TBA 110/35/10kV Hải Hậu và đường dây 110kV Nghĩa Hưng – Hải Hậu. Xí nghiệp cũng đã thi công các công trình dây ngầm và cáp nổi: - Đường dây 110kV cho liên doanh xi măng Việt – Nhật tại tĩnh Gia Thanh hoá. Công trình tuyến cáp ngầm văn phòng Bộ Xây dựng. - TBA 2*1000kVA liên doanh xà phòng Leverhaso - Tuyến cáp ngầm 22kV và TBA tổng công ty bưu chính viễn thông - Cung cấp thiết bị và thi công công trình xây lắp tuyến cáp ngầm cao thế và trạm biến áp 1500kVA 22/10/0.4kV của nhà hát lớn hà nội * Công tác xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng có quy mô vừa và nhỏ đã có kinh nghiệm trên 13 năm nay ( từ năm 1992) với nhiều công trình đảm bảo yêu cầu về chất lượng, mỹ thuật, kỹ thuật đề ra của chủ đầu tư. * Công tác quản lý: Xí nghiệp đã đẩy mạng đầu tư cho việc ứng dụng các tiến bộ tin học trong nghiệp vụ quản lý kinh doanh và điều hành sản xuất. Xí nghiệp đã tiến hành mua và cài đặt các ứng dụng phần mềm kế toán xây dựng cơ bản, phần mềm lập dự toán xây dựng cở bản để tạo thuận lợi cho cán bộ trong quá trình làm việc, đồng thời lắp đặt thêm hệ thống quản lý nhân sự cho phù hợp với điều kiện làm việc của cán bộ công nhân viên. Có được những kết quả trên một phần nhờ nỗ lực của Xí nghiệp, phần khác nhờ những thuận lợi mà Xí nghiệp được hưởng, cụ thể: - Là một nước đang phát triển có nhiều tiềm năng, tình hình kinh tế chính trị ổn định, tăng trưởng cao, Việt Nam được ưu tiên trong vấn đề vay vốn. - Là một ngành mũi nhọn trong quá trình công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước, ngành điện lực Việt Nam được ưu tiên đầu tư của Nhà nước thông qua các chính sách cho vay ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, đầu tư về vốn, kỹ thuật, công nghệ. - Thời gian qua đã có những nỗ lực trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, mở rộng quy mô, (tăng cường đầu tư cho các xưởng, đội, , nhân viên được đào tạo, sắp xếp lại sản xuất và tổ chức phù hợp với yêu cầu mới). Đây cũng là một thuận lợi góp phần không nhỏ tạo uy tín cho Xí nghiệp trong việc huy động vốn. 1.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân a, Những hạn chế Bên cạnh những kết quả mà Xí nghiệp đã đạt được, công tác huy động vốn của xí nghiệp không tránh khỏi còn những hạn chế nhất định mà chúng ta cũng cần nghiêm túc đề cập đến nhằm rút kinh nghiệm và đề ra những giải pháp khắc phục. Thứ nhất, Công tác huy động vốn ở xí nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả thi công các công trình Ta có thể thấy điều bất cập thông qua việc phân tích tiến độ thi công của một số công trình như sau: Công trình: Chống quá tải và xoá bán tổng khu phố 1 – Phường Lam Sơn – TX bỉm sơn sơn – Thanh hoá. Giá trị hợp đồng: 1.092.044.000 đồng Thời gian thực hiện: 60 ngày ( từ 25/7/04-25/9/04) Theo quy định phân giao của đội thi công đề nghị lên Xí nghiệp thể hiện tiến độ cấp tiền và vật tư như sau: STT Nội dung công việc Giá trị tiền xin ứng Thời gian cấp tiền/vật tư Ghi chú 1 Thực hiện đào đúc móng 83.000.000 25/7/04 2 Thực hiện trồng cột 358.000.000 05/8/2004 Việc vận chuyển cột vào chân công trình do ĐTC đảm nhiệm 3 Thực hiện lắp xà, sứ 63.000.000 25/8/04 Xí nghiệp cấp sứ, đội thi công ứng tiền làm xà, lắp xà và sứ. 4 Thực hiện kéo rải dây lấy độ võng 380.000.000 30/8/04 Xí nghiệp cấp vật tư 5 Thực hiện Lắp đặt hòm công tơ 72.000.000 10/9/04 Xí nghiệp cấp vật tư 6 Thực hiện lắp đặt các thiết bị trạm 80.000.000 17/9/04 Xí nghiệp cấp vật tư 7 Thực hiện thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị 56.000.000 22/9/04 Thuê điện lực Thanh hoá làm 8 Tiến hành đóng điện, bàn giao công trình cho chủ đầu tư 25/9/04 Thực tế, các khâu và giai đoạn trên đã được tiến hành với tiến độ như sau: STT Nội dung công việc Giá trị tiền được ứng Thời gian cấp tiền/vật tư Số tiền bị thiếu so với yêu cầu Thời gian bị chậm so với hợp đồng( ngày) 1 Thực hiện đào đúc móng 83.000.000 30/7/04 5 2 Thực hiện trồng cột 250.000.000 15/8/04 108.000.000 10 3 Thực hiện lắp xà, sứ 32.000.000 7/9/04 31.000.000 12 4 Thực hiện kéo rải dây lấy độ võng 240.000.000 15/9/04 130.000.000 15 5 Thực hiện Lắp đặt hòm công tơ 22.000.000 30/9/04 40.000.000 20 6 Thực hiện lắp đặt các thiết bị trạm 53.000.000 7/10/04 17.000.000 14 7 Thực hiện thí nghiệm hiệu chỉnh thiết bị 46.000.000 22/10/04 0 30 8 Tiến hành đóng điện, bàn giao công trình cho chủ đầu tư 25/10/04 30 Theo điều khoản hợp đồng ký kết giữa 2 bên quy định: + Chậm trễ 10 ngày đầu phạt 2% giá trị hợp đồng kinh tế bị vi phạm +Chậm mỗi ngày tiếp theo phạt tiếp 0.8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Phạt về chất lượng: +10% giá trị phần Hợp đồng kinh tế bị vi phạm về chất lượng Theo điều khoản này, tổng cộng số tiền Xí nghiệp phải nộp đền A là: 250.000.000*2%+32.000.000*(2%+0,8%*2)+240.000.000*(2%+0,8%*5)+22.000.000*(2%+0,8%*10)+53.000.000*(2%+0,8%*4) + 46.000.000*(2%+0,8%*20) = 33.788.000 đồng Mặt khác, do xí nghiệp không cung ứng vốn kịp thời cho đơn vị thi công nên đội phải đi tạm ứng vốn để thi công tiếp tục, với lãi suất 0.7%/ tháng, tổng số tiền lãi vay phải trả là: 356.000.000*0,7%= 2.492.000 đồng Vậy tổng cộng số tiền thiệt hại do không huy động vốn kịp thời làm chậm tiến độ thi công và phảI vay ngân hàng: 33.788.000+2.492.000= 36.280.000 đồng Trong khi, với tổng giá trị hợp đồng là 1.092.044.000 đồng, dự kiến tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu để đem lại lãi cho Xí nghiệp tối thiểu là 3% : 3%*1.092.044.000= 32.761.320 đồng. Vậy, sau khi thực hiện công trình này, Xí nghiệp đã bị lỗ: 36.280.000-32.761.320=3.518.680 đồng. Một phân tích nữa về công tác huy động vốn của Xí nghiệp: Phân tích về công tác huy động vốn cho công trình: Đường dây 110kV Tiên Yên Móng Cái ( Gói thầu số 6) Ta có bảng tiến độ thi công công trình này như sau: ( T. 67) Thực tế tiến độ thi công đã diễn ra như sau: STT Nội dung công việc Giá trị tiền được ứng Thời gian thực hiện ( ngày) Số tiền bị thiếu so với yêu cầu Thời gian bị chậm so với hợp đồng ( ngày) 1 Tổ chức lán trại, tập kết vật tư, giải phóng mặt bằng, bóc lớp thực vật ngăn lộ mở rộng 25 2 Thực hiện đào đúc móng, làm tiếp địa, lấp đất móng cột 250 (Tr,đ) 45 200 ( Tt.đ). 10 3 Vận chuyển cột vào vị trí, phát quang tuyến 120 ( Tt.đ). 45 30 ( Tt.đ). 0 4 Dựng cột sắt, dựng cột bê tông và lắp xà 110 ( Tt.đ). 45 0 15 5 Rải căng dây lấy độ võng dây dẫn dây chống sét tuyến ĐZK 400( Tt.đ). 30 120 ( Tt.đ). 15 6 Đổ nền, kè đá taluy, san nền, đầm nền trạm 170( Tt.đ). 50 0 10 7 Xây tường rào, xây mương cáp, làm đường, đào đúc móng cột, móng trụ 375( Tt.đ). 32 75 ( Tt.đ). 7 8 Dựng cột, lắp xà sắt, dựng trụ bê tông, kéo rải cáp điều khiển, lắp tủ điều khiển bảo vệ 1.550 ( Tt.đ). 15 400 ( Tt.đ). 10 9 Lắp đặt thiết bị ngăn lộ mở rộng 336. ( Tt.đ). 10 0 0 10 Thí nghiệm thiết bị hoàn thiện 150( Tt.đ). 15 54 ( Tt.đ). 10 11 Nghiệm thu, đấu nối, đóng điện, bàn giao 5 0 Giá trị Hợp đồng kinh tế ký kết giữa hai bên : 4.390.000.000 đồng. Theo điều khoản hợp đồng ký kết giữa 2 bên quy định: + Chậm trễ 10 ngày đầu phạt 2% giá trị hợp đồng kinh tế bị vi phạm +Chậm mỗi ngày tiếp theo phạt tiếp 0.8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Phạt về chất lượng: +10% giá trị phần Hợp đồng kinh tế bị vi phạm về chất lượng Theo điều khoản này, tổng cộng số tiền Xí nghiệp phải nộp đền A là: 450.000.000*2%+40.000.000*(2%+ 0,8%*5)+570.000.000*(2%+0,8%*5)+170.000.000*2%+1.950.000.000*2% + 204.000.000*2% = 92.080.000 đồng Mặt khác, do xí nghiệp không cung ứng vốn kịp thời cho đơn vị thi công nên đội phải đi tạm ứng vốn để thi công tiếp tục, với lãi suất 0.7%/ tháng, tổng số tiền lãi vay phải trả là: 879.000.000*0,7%= 6.153.000 đồng Vậy tổng cộng số tiền thiệt hại do không huy động vốn kịp thời làm chậm tiến độ thi công và phảI vay ngân hàng: 92.080.000+6.153.000= 98.233.000 đồng Trong khi, với tổng giá trị hợp đồng là 4.390.000.000 đồng, dự kiến tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu để đem lại lãI cho Xí nghiệp tối thiểu là 3% : 3%*4.390.000.000= 131.700.000 đồng Vậy, sau khi thực hiện công trình này, số tiền lãi thu được thực tế là: 131.700.000-98.233.000=33.467.000 đồng. Đây là một điều hết sức đáng tiếc trong kinh doanh của đơn vị. Nó càng cho thấy Xí nghiệp có những bất cập rõ nét trong công tác huy động vốn của mình. Hai là hình thức huy động vốn chưa đa dạng, phong phú Mặc dù Xí nghiệp đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm nguồn vốn như đã nêu trên nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Ngoài các hình thức huy động truyền thống như sử dụng nguồn vốn tái đầu tư, vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác còn có những hình thức huy động vốn phù hợp khá hiệu quả mà Xí nghiệp chưa áp dụng chẳng hạn có thể vay qua phát hành trái phiếu hay vay công nhân viên chức, thuê mua…Trong đó vốn tái đầu tư và vốn vay chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vay. Tuy nhiên số vốn tái đầu tư thì phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tỷ lệ khấu hao, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ trích lập quỹ đầu tư phát triển… nên không thể gia tăng một cách nhanh chóng. Mặc dù hiện nay vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp đang tăng trưởng và sử dụng nguồn vốn này có đem lại hiệu quả nhưng xét về lâu dài nhu cầu vốn của Xí nghiệp rất lớn, vốn tự có không thể đáp ứng đủ nhu cầu phát triển đòi hỏi Xí nghiệp phải huy động từ những nguồn mới . Xí nghiệp hiện đang sử dụng các nguồn vay ưu đãi để đáp ứng số vốn thiếu song nếu chỉ dựa vào các nguồn này thì vẫn chưa đủ và còn chịu lệ thuộc. Sự đa dạng hoá đối với các hình thức huy động vốn sẽ giúp Xí nghiệp chủ động hơn trong hoạt động của mình. Đây cũng là mục tiêu phấn đấu của Xí nghiệp nói riêng và của ngành điện nói chung. b, Nguyên nhân + Nguyên nhân chủ quan - Nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh của Xí nghiệp . Như trên đã nói, là loại hình Xí nghiệp xây lắp nên sản phẩm của Xí nghiệp không giống nhiều ngành nghề khác. Thứ nhất, nó là sản phẩm mang tính chất liên nghành. Thứ hai, nó được sản xuất trong một thời gian dài và thứ ba, giá thành của sản phẩm rất cao. Nhưng không vì thế mà Xí nghiệp chỉ làm ít sản phẩm, mà Xí nghiệp liên tục mở rộng thị trường bằng phương pháp đấu thầu. Bên cạnh đó, là phải cố gắng đảm bảo hoàn thành kế hoạch trên giao. Tuy nhiên, giới hạn về vốn chủ sở hữu là quá nhỏ bé và không thể đảm bảo được nhu cầu về vốn. Do vậy, giữa Xí nghiệp và bạn hàng cũng như vốn nhà cung ứng đã tiến hành phương thức tín dụng thương mại. Vì giá thành một công trình xây lắp thường rất cao và công tác nghiệm thu quyết toán chậm, nên nợ phải trả và khoản người mua đặt trước chiếm một tỉ trọng lớn trong nguồn vốn và cũng là phương thức huy động vốn chủ yếu của Xí nghiệp hiện nay. - Hiệu quả sử dụng vốn chưa cao và chưa được chú trọng. Như đã đề cập ở trên, mặc dù doanh thu của Xí nghiệp có tăng nhưng chi phí tương ứng cũng tăng lên với tốc độ cao hơn làm cho lợi nhuận giảm. Lợi nhuận giảm 45% so với năm 2003 làm cho vốn tự bổ sung giảm theo. Đây là một nguyên nhân rất quan trọng ảnh hưởng đến nguồn vốn của Xí nghê, đặc biệt là vốn tái đầu tư. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, thể hiện: Bảng 2.15: một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Chỉ tiêu N 2003 N 2004 N 2005 1. Vòng quay tồn kho = Doanh thu/giá trị tồn kho 1 2 1,5 2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ=DT/VCĐ 13,36 17,78 9,95 3. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản=DT/tổngTS 0,58 0,85 0,67 4. Kỳ thu tiền bình quân=Các KPT/DT *360 ngày 122 162 170 Năm 2005, tất cả các chỉ số đều giảm so với năm 2004, nguyên nhân là doa doanh thu bị giảm sút trong khi đó tỷ lệ dự trữ và kỳ thu tiền bình quân đều tăng lên, trong khi đó hiệu suất sử dụng tổng tài sản lại giảm sút so với năm 2004 : - Tình hình quản lý sử dụng tài sản cố định: Cuối năm 2003 nguyên giá TSCĐ là: 4.377 trđ tăng so với năm 2003 là: 556 trđ. Trong đó số TSCĐ chưa cần dùng, không cần dùng, hư hỏng chờ thanh lý của Công ty là : nguyên giá 450 trđ, giá trị còn lại là 215 trđ. Công ty cần có biện pháp quản lý TSCĐ để hạn chế số TSCĐ chưa cần dùng, không cần dùng. - Công nợ phải thu và phải trả: Các khoản phải thu của Công ty tăng lên chủ yếu là khoản phải thu khách hàng làm ứ đọng vốn. Công ty cần có biện pháp tích cực thu hồi và xử lý công nợ để giảm số dư nợ đến hạn, quá hạn và khó đòi. + Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, phải kể đến rằng Xí nghiệp là một đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Công ty Điện lực 1, do vậy, công ty với tư cách là cơ quan chủ quản đã tiến hành đầu tư hoạt động của Xí nghiệp , trong công tác huy động vốn. Công ty đã đầu tư bằng việc khống chế mức vay ngân hàng ở hạn mức 1 tỷ đồng. Chính vì thế mà nguồn vay ngắn hạn ngân hàng của Xí nghiệp rất thấp. Thứ hai, là khi xét chi phí vốn bỏ ra để tiến hành vay dài hạn, thì tính hiệu quả lại không có vì lãi suất vay dài hạn rất cao và khi vay, đòi hỏi phải có tài sản thế chấp. Mà thực tế, thì Xí nghiệp không có đủ tài sản thế chấp nếu như vay dài hạn. Hơn thế nữa, ngoài những sự rườm rà về mặt thủ tục pháp lý thì Xí nghiệp sẽ còn phải chấp nhận để ngân hàng tham gia vào kiểm soát nguồn vốn đó là điều mà không có bất kỳ Doanh nghiệp nào muốn. Thứ ba, là sự phát triển chậm của thị trường tài chính. Nói chung, ở Việt Nam, sự ra đời của thị trường chứng khoán còn là mới mẻ và xa lạ với hầu hết các Doanh nghiệp. Sự phát triển của thị trường tài chính hay kinh tế các tổ chức trung gian tài chính, làm hạn chế bớt cơ hội huy động vốn của Xí nghiệp . Nếu như thị trường tài chính phát triển mạnh, tất yếu Xí nghiệp sẽ dễ dàng tham gia phát hành trái phiếu hoặc tín dụng thuê mua. Tóm lại, trên cơ sở phân tích khái quát về diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn, phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích các chỉ tiêu tài chính chúng ta có thể đi đến những kết luận tổng quát như sau: Xí nghiệp đảm bảo lợi nhuận luôn dương trong 3 năm liên tiếp, tăng dần nguồn vốn chủ sở hữu, điều tiết dần cơ cấu nợ phải trả và tìm cách sử dụng tài sản hợp lý hơn, đầu tư Tài sản cố định bằng nguồn vốn chủ sở hữu,.. tuy nhiên, những bất cập trong công tác huy động vốn vẫn là một vấn đề kìm hãm tốc độ phát triển của Xí nghiệp . Thứ nhất, lượng vốn bằng tiền quá nhỏ, không đáp ứng được nhu cầu về vốn lưu động của Xí nghiệp . Thứ hai, có sự chênh lệch rất khác biệt giữa các nguồn huy động, vay ngắn hạn rất ít, nợ dài hạn thì hoàn toàn không có. Nguồn huy động tập trung chủ yếu vào tín dụng thương mại làm cho hệ số nợ lên rất cao, dẫn đến Xí nghiệp khó lòng có thể tiếp tục huy động vốn bằng cách vay nợ, và nếu vay được thì mức độ rủi ro rất cao và có thể mất quyền tự chủ về tài chính. Thứ ba, tỷ lệ vốn bị chiếm dụng vẫn cao, khoản phải thu của Xí nghiệp tăng lên là do Xí nghiệp chưa có kế hoạch giám sát chung một cách chặt chẽ, chưa có kế hoạch phân bố trả nợ đều trong năm và giữa các năm. Nhưng thực ra là do Xí nghiệp ngày càng mở rộng quan hệ với khách hàng nên cũng không thể tránh khỏi, Xí nghiệp cũng chưa xác định được chính xác và đầy đủ các nhu cầu vốn và khâu quản lý vốn cũng chưa thật hoàn chỉnh do đó, làm vốn bị ứ đọng ở một số khâu quá lớn ( hàng tồn kho) kế hoạch phân bổ vốn mới chỉ dừng ở cả năm, chứ chưa lên một chương trình kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn.Ngoài ra, Xí nghiệp còn chịu sự quản lý điều tiết của cơ quan chủ quản là Công ty điện lực 1, nên lượng vốn huy động cũng còn gặp nhiều khó khăn. Bảng 1.16 Tổng kết về các nguồn huy động vốn tại Xí nghiệp Stt Nguồn Thuận lợi Khó khăn Nguyên nhân 1 Tín dụng thương mại - Chi phí huy động thấp - Khó lòng huy động thêm -ảnh hưởng mạnh đến các chỉ số tài chính -Tỉ lệ TDTM chiếm quá cao trong tổng N.V - Do đặc điểm của nhiệm vụ, ngành nghề K.D của X.N 2 Nợ Ngân sách Nhà nước và công nhân viên - Chi phí huy động bằng 0 -Đảm bảo quyền tự chủ của X.N -Nếu nợ lương quá lâu sẽ ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người lao động,tác động xấu đến hiệu quả K.D - Do những quy định của Bộ Tài chính về việc Nợ Ngân sách Nhà nước và công nhân viên. 3 Vay ngắn hạn ngân hàng - Khá an toàn vì được C.Ty ĐL1 bảo lãnh -Lượng huy động quá nhỏ bé - Do quy định của Cty ĐL1 về hạn mức tín dụng với X.N - Chưa có phương án K.D đạt hiệu quả cao. 4 Nguồn vốn chủ sở hữu - Đảm bảo tài trợ vững chắc cho Tài sản cố định. Đảm bảo quyền tự chủ của Xí nghiệp - Qúa nhỏ bé - ảnh hưởng của luật VAT từ năm 2003. - Các Công trình Dở dang còn quá nhiều - Công tác thanh quyết toán chậm. Từ những phân tích trên đây với mục tiêu phát triển Xí nghiệp trở thành một doanh nghiệp thanh viên của Tổng Công ty ĐL VN làm ăn có hiệu quả đồng thời thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao, cần thiết phải áp dụng các biện pháp hữu hiệu nhằm tạo đủ vốn đầu tư cho Xí nghiệp phát huy các thế mạnh sẵn có và khắc phục được những hạn chế hiện nay. PHần II. Giải pháp đẩy mạnh hiệu quả công tác Huy động vốn. 2.1 Nhu cầu vốn của Xí nghiệp xây lắp điện trong thời gian tới. Căn cứ vào mục tiêu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế xã hội của nước ta và những nguyên tắc cơ bản của chính sách định hướng phát triển kinh tế. Thì công nghiệp điện là một trong những ngành ưu tiên phát triển để phục vụ cho CNH- HĐH đất nước. Để đảm bảo xây Dựng thắng lợi CNXH. Xí nghiệp xây lắp điện tuy chỉ là một đơn vị trực thuộc Công ty điện lực 1, mặc dù thời gian thành lập và hoạt động chưa lâu nhưng Xí nghiệp đã xác định rất rõ nhiệm vụ và mục tiêu phát triển của Xí nghiệp phải gắn liền với định hướng chung của Đảng và của Nhà nước. Trước tình hình đó, việc huy động vốn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh và sản xuất phát triển có hiệu quả là tối quan trọng. 2.1.1. Căn cứ vào nhu cầu phát triển lưới điện Sự nghiệp đổi mới của Việt Nam gắn liền với sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở mức toàn diện. Với mục tiêu này xây dựng kết cấu hạ tầng về giao thông, viễn thông, du lịch và phát triển các vùng lãnh thổ đã tạo ra nhu cầu lớn hơn, thị trường lớn hơn cho công nghiệp Điện lực. Chính sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đã đem lại cơ hội phát triển cho Ngành Điện lực Việt Nam về cả quy mô và phạm vi. Nhu cầu điện tăng trưởng bình quân từ năm 1990 đến 1999 là 13,5%. Riêng hai năm 2001 và 2002 tăng trưởng 15%. Nhiều địa phương có mức độ tăng trưởng vượt bậc. Ví dụ: tỉnh Bắc Ninh năm 2000 và 2001 tăng 20%, tỉnh Đồng Nai năm 2001 và 2002 tăng 26%, tỉnh Bình Dương năm 2002 tăng hơn 40%. Sự xuất hiện các khu công nghiệp, khu chế xuất, các làng nghề và công nghiệp hoá nông nghiệp sẽ mở ra cho công nghiệp điện lực một thị trường rộng lớn. Với sự tăng trưởng GDP năm 2002 của nước ta là hơn 7%, chỉ đứng sau Trung Quốc ở khu vực Châu á và ổn định trong nhiều năm cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta là ổn định và tăng trưởng kinh tế luôn gắn liền với công nghiệp Điện lực trong thời kỳ công nghiệp hoá. Nhằm tăng cường sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong những năm qua lưới truyền tải và phân phối điện đã được xây dựng, cải tạo với một khối lượng đáng kể. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển của phụ tải điện, trong thời gian tới hệ thống truyền tải và phân phối điện cần được phát triển đồng bộ cả về khối lượng và chất lượng trên phạm vi toàn quốc. Theo kế hoạch cải tạo và phát triển lưới điện của Ngành điện Việt Nam (EVN) trong những năm tới, khối lượng xây dựng đường dây và trạm biến áp được dự kiến như sau: - Về lưới truyền tải: Phát triển lưới truyền tải 220kV-500kV nhằm nâng cao độ tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng trong lưới truyền tải, bảo đảm huy động thuận lợi các nguồn điện trong hai chế độ vận hành khác biệt: mùa khô, mùa nước; phát triển mạng lưới 110kV thành mạng lưới điện khu vực và cung cấp trực tiếp cho phụ tải. Trong giai đoạn sắp tới nhu cầu đầu tư phát triển trên 15.000 km đường dây và trên 50.000 MVA dung lượng các trạm biến áp của lưới truyền tải. - Đặc biệt việc phát triển lưới điện cung cấp cho Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các thành phố, các khu đô thị, các khu vực kinh tế trong cả nước; đặc biệt các tam giác kinh tế Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh; Thành phố Hồ Chí Minh -Đồng Nai- Vũng Tàu; Thành phố Hồ Chí Minh - Bình Dương... là một đòi hỏi bức thiết, điều kiện cần thiết cho việc phát triển kinh tế cho khu vực này. - Về chương trình phát triển lưới điện phân phối: Nhu cầu xây dựng 300.000 km đường dây trung thế và hạ thế; 200.000 MVA dung lượng các trạm biến áp phụ tải. Bảng 2.1: Khối lượng xây dựng đường dây và trạm biến áp đến năm 2010 Giai đoạn Đường dây tải điện ( km ) Trạm biến áp ( MVA ) 110kV Trung áp Hạ áp 110kV Trung áp 2002-2006 2.831 28.000 60.000 10.210 5.000 2007-2011 6.193 40.000 93.000 10.000 1.000 Như ở phần II đã phân tích, trong những năm 2003, 2004, 2005 tình hình tài chính ở Xí nghiệp đã có những tiến bộ đáng ghi nhận, nhưng bên cạch đó, vẫn còn nhiều yếu kém, nhược điểm về công tác tài chính làm cho hiệu quả kinh doanh còn nhiều biến động và chưa cao. Thể hiện thông qua các chỉ tiêu tài chính còn rất thấp, sự mất cân đối giữa các nguồn vốn huy động,… Vì vậy Xí nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32801.doc
Tài liệu liên quan