Chuyên đề Công tác huy động vốn tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chi nhánh Hai Bà Trưng thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH

PHẦN MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HUY ĐỘNG VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường. 5

1.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại. 5

1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại. 6

1.1.3 Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại. 8

1.1.4 Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại. 15

1.2 Vốn huy động và công tác huy động vốn trong ngân hàng thương mại. 16

1.2.1 Khái niệm về vốn. 16

1.2.2 Vai trò của vốn huy động. 17

1.2.3 Các hình thức huy động vốn. 18

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn. 22

1.3.1 Nhân tố khách quan: 23

1.3.2. Nhân tố chủ quan: 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM ( EXIMBANK) CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG. 27

2.1 Tổng quan về ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam( Eximbank ) chi nhánh Hai Bà Trưng. 27

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 27

2.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Eximbank Hai Bà Trưng. 28

2.1.3 Những thành tựu mà Eximbank Hai Bà Trưng đạt được. 29

2.1.4 Kết quả hoạt động một vài năm gần đây. 30

2.2 Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank chi nhánh Hai Bà Trưng. 36

2.2.1 Huy động vốn từ doanh nghiệp, tổ chức. 38

2.2.2 Huy động vốn từ dân cư. 40

2.2.3 Huy động vốn từ giấy tờ có giá. 44

2.3 Đánh giá công tác huy động vốn tại Eximbank Hai Bà Trưng. 49

2.3.1 Kết quả đạt được. 49

2.3.2 Những vấn đề tồn tại. 50

2.3.3 Nguyên nhân chủ yếu. 51

2.3.4 Ma trận swot. 52

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH EXIMBANK HAI BÀ TRƯNG. 54

3.1 Kế hoạch huy động vốn của chi nhánh Eximbank Hai Bà Trưng. 54

3.1.1 Định hướng hoạt động của ngân hàng TMCP XNK Eximbank chi nhánh Hai Bà Trưng Năm 2009. 54

3.1.2 Kế hoạch huy động vốn năm 2009. 56

3.1.3 Giải pháp thực hiện. 57

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chi nhánh Hai Bà Trưng. 58

3.2.1 Đổi mới cập nhật công nghệ trong ngân hàng. 59

3.2.2 Phát triển đa dạng hóa các hình thức huy động vốn ( tiền gửi). 60

3.2.3 Thường xuyên đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ ngân hàng. 62

3.2.4 Nâng cao trình độ tư vấn và kỹ năng bán hàng của nhân viên. 64

3.2.5 Xây dựng hình ảnh và thương hiệu ngân hàng Eximbank. 65

3.2.6 Tối đa hóa sự tiện lợi cho khách hàng. 65

3.2.7 Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt. 67

3.2.8 Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ và thông tin quảng cáo. 67

3.2.9 Gắn liền huy động vốn với sử dụng vốn một cách hiệu quả. 69

3.3 Kiến nghị 70

3.3.1 Kiến nghị với Chính Phủ. 70

3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước Việt Nam. 73

3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). 74

KẾT LUẬN 79

 

doc87 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3687 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác huy động vốn tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chi nhánh Hai Bà Trưng thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủa năm 2006 là 1.386,41 triệu đồng, năm 2007 là 3.100,03 triệu đồng tăng 123,6 % so với năm 2006.Năm 2008 tăng 117,84% so với năm 2007 với 6.753,26 triệu đồng. ● Tình hình hoạt động huy động vốn. Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn từ tổ chức và dân cư của Eximbank Chi nhánh Hai Bà Trưng (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 TG tổ chức và dân cư 84.692,08 88.223,74 269.937,84 420.000 Tăng trưởng so với năm trước 4,17% 205,97% 55,6% (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của chi nhánh Hai bà Trưng) Nhìn vào trên ta có thể thấy được tình hình huy động vốn của chi nhánh Eximbank Hai Bà Trưng như sau: lượng tiền gửi của tổ chức và dân cư năm 2006 là 88.223,74 triệu đồng tăng 4,17% so với năm 2005, năm 2007 là 269.937,84 triệu đồng tăng 205,97% so với năm 2006. đến năm 2008 mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng chi nhánh đã đẩy mạnh công tác huy động vốn cho nên lượng vốn tiền gửi từ tổ chức dân cư tiếp tục tăng mạnh lên đến 420.000 triệu đồng tăng 55,6% so với 2007. ● Tình hình hoạt động sử dụng vốn. Đây là hoạt động cơ bản và quan trọng của chi nhánh, nó không phải là nhiệm vụ riêng của cán bộ kinh doanh mà là lĩnh vực đòi phải có sự tham gia của tất cả các phòng ban, các hoạt đông khác hướng đến phục vụ một cách tốt nhất đối với khách hàng. Để tạo điều kiện đáp ứng mọi nhu cầu về vốn của khách hàng, Eximbank đã từng bước nâng cao chất lượng các sản phẩm của ngân hàng. Bảng 2.3: Tình hình sử dụng vốn của Ngân Hàng TMCP XNK Việt Nam Chi nhánh Hai Bà Trưng. Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ cho vay 69.051,96 127.279,75 159.389,22 200.000 Tăng trưởng so với năm trước 84,32% 25,23% 25,48% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Chi nhánh Hai Bà Trưng) Trong việc sử dụng nguồn vốn, dư nợ cho vay tăng. Trong năm 2006 Chi nhánh đã phấn đấu đạt dư nợ cho vay là: 127.279,75 triệu đồng, tăng 84,32% so với năm 2005; trong năm 2007 dư nợ cho vay đạt: 159.389,22 triệu đồng, tăng 25,23% so với năm 2006. Tình trạng nợ quá hạn trong năm 2006 là 4598 triệu đồng chiếm 3,61% trên tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh; trong năm 2007 là 6909 triệu đồng chiếm 4,33% trên tổng dư nợ. Sang năm 2008 dư nợ cho vay 200.000 triệu đồng tăng 25,48% so với 2007. ●Các nghiệp vụ khác của Eximbank chi nhánh Hai Bà Trưng. Thanh toán quốc tế Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Eximbank chi nhánh Hai Bà Trưng ngày càng phát triển. Các mặt hàng chủ yếu là nông sản, thủ công mỹ nghệ, thuỷ hải sản... Trong những năm gần đây, lượng kiều hối từ nước ngoài đổ về Việt Nam ngày một gia tăng mạnh, đặc biệt là lượng kiều hối chuyển về để đầu tư chứng khoán và đầu tư bất động sản. Với mối quan hệ hợp tác tốt đẹp, mạng lưới đại lý rộng khắp trên thế giới, việc áp dụng mức phí cạnh tranh và thủ tục thuận lợi cho khách hàng, hệ thống NHTMCP Xuất Nhập Khẩu nói chung và Ngân Hàng TMCP XNK Việt Nam chi nhánh Hai Bà Trưng nói riêng đã tạo được uy tín cao trong hoạt động chi trả kiều hối. Những kết quả đạt được của Eximbank chi nhánh Hai Bà Trưng. Bảng 2.4. Trị giá thanh toán xuất nhập khẩu. Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Thanh toán xuất khẩu - L/C +Số món 0 12 15 +Giá trị(ngàn USD) 0 268,66 320,78 - Nhờ thu +Số món 0 1 3 + Giá trị(ngàn USD) 0 1,97 5,78 - TTR +Số món 0 24 31 + Giá trị(ngàn USD) 0 206,11 397,98 2. Thanh toán nhập khẩu - L/C +Số món 65 65 68 + Giá trị(ngàn USD) 4.787,75 6.738,72 8.378,54 - Nhờ thu +Số món 40 36 38 + Giá trị(ngàn USD) 192,94 363,43 435,23 - TTR +Số món 43 67 93 + Giá trị(ngàn USD 510,52 1.336,94 1.856,98 (Nguồn:báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh Hai Bà Trưng) Kinh doanh ngoại tệ Thu thập thuần từ hoạt động mua bán ngoại tệ năm 2006 đạt 6,25 tỷ VNĐ, tăng 38% so với năm 2005, năm 2007 đạt 10,5 tỷ VNĐ tăng 68% so với năm 2006.năm 2008 đạt 16,1 tỷ VNĐ tăng 53,3% so với năm 2007. Ngoài ra còn các dịch vụ thẻ các hoạt động như : dịch vụ thẻ quốc tế, giao dịch qua máy ATM, du học…đều đạt được những kết quả cao. ● Tình hình nợ quá hạn tại công ty. Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Nợ quá hạn 4.598 6.909 7.600 Tổng dư nợ 127.279,75 159.389,22 189.734,86 Tỷ trọng 3,61% 4,33% 4% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Hai Bà Trưng) Nợ quá hạn của năm 2007 là 6.909 tăng 2.311 (50%) triệu đồng so với năm 2006. Năm 2008 nợ quá hạn của chi nhánh là 7.600 triệu đồng tăng 10% so với năm 2007. Tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay là 4%. Theo quy định của NHNN Việt Nam, các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên 7% là ngân hàng yếu kém, các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% là các ngân hàng có nghiệp vụ tín dụng tốt, chất lượng cho vay cao. Qua đây ta cũng có thể thấy được trong năm 2008 là một năm đầy biến động về kinh tế thế giới nói chung cũng như kinh tế Việt Nam nói riêng , chi nhánh Eximbank Hai bà Trưng vẫn giữ được tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ dưới 5% đó là một thành công cho toàn công ty. ● Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tài sản Bảng 2.6: Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tài sản Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Dư nợ cho vay 69.051,96 127.279,75 159.389,22 189.734,86 Tổng tài sản 255.563,50 321.486,13 387.698,54 Tỷ trọng (%) 49,5 50% 48% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Hai Bà Trưng) Tuy mới đi vào hoạt động nhưng dư nợ cho vay của chi nhánh tăng trưởng qua các năm. So với năm 2006, trong năm 2007, dư nợ cho vay đã tăng 25,23%, so với năm 2006 tăng 130,8%. Dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản, năm 2006 chiếm 49,5% ,năm 2007 chiếm 50%, năm 2008 chiếm 48% tổng tài sản của Chi nhánh Hai Bà Trưng. Tuy nhiên, chúng ta cũng nhận thấy rằng, tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tài sản trong ba năm 2006, 2007,2008 xấp xỉ nhau là khoảng 50%, có sự tăng lên về số lượng của dư nợ cho vay cùng với sự tăng lên về mặt tài sản của ngân hàng. 2.2 Thực trạng huy động vốn tại ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam Eximbank chi nhánh Hai Bà Trưng. Bảng 2.7 Tổng nguồn vốn huy động Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thời gian Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nguồn vốn huy động 100.768,98 168.472,67 373.347,2 626.329,13 Tăng (giảm) 67.703,69 204.874,53 252.981,93 Tỷ lệ so năm trước 167% 222% 168% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Hai Bà Trưng) Nhìn vào bảng số liệu kết quả huy động vốn của những năm vừa qua ta thấy có một sự tăng lên đáng kể ngồn vốn huy động giữa các năm, năm sau cao hơn năm trước, cụ thể: Năm 2005 tổng nguồn vốn huy động là 100.768,98 triệu đồng, năm 2006 là 168.472,67 triệu đồng tăng 67.703,69 ( 67%) triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 tổng nguồn vốn huy động là 373.347,2 triệu đồng tăng 122% so với năm 2006 với 204.874,53 triệu đồng. Hình 2.2: Tăng trưởng của nguồn vốn huy động tại chi nhánh Eximbank Hai Bà Trưng. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới nói chung cũng như nền kinh tế Việt Nam nói riêng trong 3 năm 2005, 2006, 2007 đang trên đà tăng trưởng nên chúng ta cũng có thể thấy một điều dễ hiểu rằng tại sao nguồn vốn huy động lại tăng nhanh như vậy. Đối với năm 2008 một năm đầy biến động của kinh tế thế giới đã trực tiếp ảnh hưởng phần nào đến nền kinh tế trong nước Việt Nam đặc biệt là tài chính ngân hàng, nhưng trong năm 2008 với một sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân viên cũng như ban điều hành quản trị tại chi nhánh Eximbank Hai Bà Trưng đã làm cho nguồn vốn huy động không bị giảm mà còn tăng 68% so với năm 2007. năm 2008 tổng nguồn vốn huy động là 626.329,13 triệu đồng tăng 252.981,93 triệu đồng so với 2007. Bảng 2.8 Kế hoạch huy động vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn huy động tăng 25% 50% 30% Con số cụ thể 125.961,225 252.709,01 485.351,36 Như vậy so sánh với kế hoạch của chi nhánh đặt ra chúng ta có thể thấy được rằng trong ba năm gần đây chi nhánh đều vượt kế hoạch. Cụ thể kế hoạch năm 2006 đặt ra là tổng nguồn vốn huy động phải tăng trưởng 25% tương ứng với 125.961,225 triệu đồng, nhưng thực tế đã tăng trưởng 67% vượt 42% so với kế hoạch. Năm 2007 kế hoạch đặt chỉ tiêu là tăng trưởng 50% tương ứng với 252.709,005 triệu đồng nhưng thực tế đã vượt xa kế hoạch, vượt 72% so với kế hoạch. Năm 2008 Kế hoạch đặt chỉ tiêu nguồn vốn huy động là 485.353,36 triệu động tăng 30 % so với 2007 nhưng thực tế Tổng nguồn vốn huy động 626.329,13 triệu đồng vượt 38% so với kế hoạch. Một cách nhìn tổng quát về tổng nguồn vốn ta có thể thấy rằng chi nhánh Eximbank Hai Bà Trưng đang có thị phần lớn dần trong thị trường,và ngày càng được khẳng định uy tín của ngân hàng, với sự tin tưởng của các khách hàng truyền thống cũng như khách hàng mới. 2.2.1 Huy động vốn từ doanh nghiệp, tổ chức. Bảng 2.9: Huy động vốn từ doanh nghiệp, tổ chức Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thời gian Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nguồn vốn huy động 100.768,98 168.472,67 373.347,2 626.329,13 Vốn huy động từ doanh nghiệp 79.607,494 80.866,8816 261.343,04 394.587,352 Tăng (giảm) tuyệt đối. 1.259,3874 180.476,158 133.244,3119 Tỷ lệ so năm trước 102% 323% 151% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Hai Bà Trưng) Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ huy động vốn từ doanh nghiệp, các tổ chức của Eximbank ta có thể thấy được sự tăng trưởng qua các năm cụ thể như sau: Năm 2005 Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp là 79.607,494 triệu đồng chiếm 79% tổng nguồn vốn huy động của năm. Năm 2006 Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp là 80.866,8816 triệu đồng chiếm 48% tổng nguồn vốn huy động, tăng 1.259,3874 ( 2%) triệu đồng so với năm 2005. Có thể thấy được một sự tăng chậm ở năm này là do Chính Phủ đang sửa đổi các văn bản, quy định vay vốn,lãi suất hạ nên một điều dễ hiểu rằng nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp sẽ tăng chậm. Có thể nhìn tổng quát qua biểu đồ sau: Hình 2.3: Vốn huy động từ doanh nghiệp tổ chức. Năm 2007 vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 261.343,04 triệu đồng chiếm 70% tổng nguồn vốn huy động, Trong năm 2007 kinh tế nước ta đang trên đà tăng trưởng với GDP tăng 8,5% làm cho sự tăng trưởng lớn lên của các doanh nghiệp. nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp và tổ chức trong năm này đã tăng 223% (180.476,158 triệu đồng) so với năm 2006. Năm 2008 vốn huy động từ doanh nghiệp đạt 394.587,352 triệu đồng tăng 51% tương ứng với 133.244,3119 triệu đồng so với năm 2007. Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp này chiếm 63% tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. 2.2.2 Huy động vốn từ dân cư. Bảng 2.10 Vốn huy động từ dân cư. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thời gian Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nguồn vốn huy động 100.768,98 168.472,67 373.347,2 626.329,13 Vốn huy động từ dân cư 5.084,5858 7.356,8584 8.594,8 25.412,6481 Tăng (giảm) tuyệt đối. 2.272,2726 1.237,9416 16.817,8481 Tỷ lệ so năm trước 145% 117% 296% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Hai Bà Trưng) Qua bảng số liệu và biểu đồ về nguồn vốn huy động từ dân cư trên ta có thể thấy thực trạng như sau: Năm 2005 nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 5.084,5858 triệu đồng, năm 2006 là 7.356,8584 triệu đồng tăng 45% tương ứng 2.272,2726 triệu đồng so với năm 2005, sang năm 2007 nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 8.594,8 triệu đồng tăng 17% tương ứng với 1.237,9416 triệu đồng. Năm 2008 là một năm đầy biến động của nền kinh tế trong những tháng cuối năm nhưng nguồn vốn huy động từ dân cư vẫn tiếp tục tăng trưởng cao 196% so với năm 2007, đạt 25.412,6481 triệu đồng. Hình 2.4: Vốn huy động từ dân cư. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rằng nguồn vốn huy động từ dân cư chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ đối với tổng nguồn vốn huy động của toàn chi nhánh. Năm 2005 nguồn vốn huy động từ dân cư chỉ chiếm 5% trong tổng nguồn vốn, năm 2006 là 4,4% giảm so với 2005, sang năm 2007 chỉ đạt 3%. Tỷ lệ này đối với năm 2008 là 5%. Bảng 2.11: Kế hoạch huy động vốn từ dân cư. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Vốn huy động từ dân cư tăng 25% 15% 35% Con số cụ thể 6.355,74 8.460,39 11.602,98 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Hai Bà Trưng) So sánh với kế hoạch đưa ra chúng ta có thể thấy rằng: Năm 2006 kế hoạch đưa ra nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 25% so với năm 2005 con số cụ thể huy động là 6.355,74 triệu đồng. Thực tế nguồn vốn huy động từ dân cư của chi nhánh đạt 7.356,8584 triệu đồng vượt kế hoạch đặt ra 20%. Năm 2007 nguồn vốn huy động từ dân cư đạt 8.594,8 triệu đồng vượt kế hoạch đề ra 2% trong khi đó kế hoạch chỉ tăng 15%. Con số cụ thể là 8.460,39 triệu đồng. Năm 2008 kế hoạch đưa ra nguồn vốn huy động từ dân cư tăng 35% so với năm 2007 con số cụ thể huy động là 11.602,98 triệu đồng. Thực tế nguồn vốn huy động từ dân cư của chi nhánh đạt 25.412,6481 triệu đồng vượt kế hoạch đặt ra 161%. Bảng 2.12 Kết cấu tiền gửi dân cư. Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Tổng số 7.356,8584 100 8.594,8 100 25.412,648 100 Tiền gửi KKH 147,137 94,543 254,126 Tiền gửi có KH 7.209,721 0,980 8.500,257 0,989 25.158,522 0.99 Đơn vị: Triệu đồng (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Hai Bà Trưng) Như vậy, qua 3 năm 2006, 2007, 2008, ta thấy trong nguồn tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong nguồn tiền gửi dân cư và tương đối ổn định. Tiền gửi có kỳ hạn luôn có hướng tăng lên và chiếm khoảng 98% tổng nguồn tiết kiệm. Cụ thể năm 2006 là 7.209,721 triệu đồng, chiếm 98% so với tổng tiền huy động từ dân cư ( 7.356,8584 triệu đồng ) và năm 2007, chiếm 98,9% Tính đến năm 2008, tiền gửi có kỳ hạn đã chiếm tỷ trọng không nhỏ là 99% trên tổng tiền gửi dân cư. Điều này có lợi cho ngân hàng bởi vì ngân hàng có cơ sở nguồn vốn để cho vay với thời gian tương đối dài, lãi suất cao hơn và có kế hoạch thu hồi vốn đúng hạn.Tiền gửi có kỳ hạn được người dân ưa chuộng hơn, chiếm tỷ trọng lớn thể hiện sự tin tưởng của nhân dân với ngân hàng và mục đích gửi tiển để hưởng lợi nhuận, phản ánh chính sách khách hàng đúng đắn đi đôi với hoạt động quảng bá các sản phẩm tiện ích cao hơn hẳn so với các NHTM khác. Tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, tỷ trọng nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Eximbank Hai Bà Trưng tăng qua các năm song cũng phải đối mặt với rất nhiều thách thức. Khi đời sống, thu nhập của dân cư cao hơn, họ có điều kiện để tích luỹ và do đó nguồn tiền gửi của họ vào ngân hàng tăng lên. Nhưng đồng thời, nền kinh tế phát triển, tạo điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, mang đến những cơ hội đầu tư mới cho cả những người dân với số vốn không nhất thiết phải thật lớn. Thêm vào đó, ngày càng có thêm nhiều ngân hàng tham gia hoạt động trên thị trường, cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn cùng với nhiều lý do khác khiến cho công tác huy động vốn từ dân cư của Eximbank cần phải nỗ lực hơn nữa, tìm mọi cách tăng nguồn vốn này nhằm củng cố sức mạnh cho ngân hàng và giữ thế chủ động trong kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn ngày một tăng của nền kinh tế. 2.2.3 Huy động vốn từ giấy tờ có giá. Bảng 2.13: Huy động vốn từ giấy tờ có giá. Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Thời gian Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nguồn vốn huy động 100.768,98 168.472,67 373.347,2 626.329,13 Vốn huy động từ giấy tờ có giá ( nguồn khác) 16.076,9 80.248,93 103.409,36 206.329,13 Tăng (giảm) tuyệt đối. 64.172,03 23.160,43 102.919,77 Tỷ lệ so năm trước 499% 129% 200% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Hai Bà Trưng) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được tình hình huy động vốn qua phát hành các giấy tờ có giá ( Kỳ phiếu, Trái phiếu, Chứng chỉ tiền gửi) như sau. Năm 2005 nguồn vốn huy động này đạt 16.076,9 triệu đồng sang năm 2006 nguồn vốn huy động đạt 80.248,93 triệu đồng tăng 64.172,03 triệu đồng so với năm 2005. Năm 2007 nguồn vốn huy động đạt 103.409,36 triệu đồng tăng 29% tương ứng với 23.160,43 triệu đồng. Với sự tăng lên 100% của năm 2008 đã tiếp tục khẳng định được tầm quan trọng của huy động vốn qua phát hành các giấy tờ có giá. Hình 2.5: Vốn huy động từ các nguồn khác. Nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy rằng tỷ lệ huy động vốn từ giấy tờ có giá là rất cao, trong năm 2006 đạt 46% so với tổng nguồn vốn huy động, năm 2007 tỷ lệ này đạt 28% so với tổng nguồn vốn huy động. Sang năm 2008 đạt gần 33% so với tổng nguồn vốn huy động. Sau đây có thể tìm hiểu tình hình phát hành các giấy tờ có giá như sau: Bảng 2.14 Tình hình phát hành các giấy tờ có giá Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 VND Ngoại tệ quy VND VND Ngoại tệ quy VND VND Ngoại tệ quy VND Giấy tờ có giá 59.465,73 20.783,2 81.365,82 22.043,54 155.675,79 50.653,34 Kỳ phiếu 8.919,8595 1.021,1 13.018,5312 8.342,87 24.908,1264 19.786,21 Trái phiếu 47.572,584 0 65.906,3142 0 124.540,632 0 Chứng chỉ tiền gửi 2.973,2865 19.762,1 2.440,9746 13.700,67 6.227,0316 30.867,13 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Hai Bà Trưng) Như vậy, ta có thể thấy được sự phát triển của việc phát hành giấy tờ có giá qua bảng số liệu trên vào các năm 2006, 2007, 2008. ● Thứ nhất là Kỳ phiếu: đây là hình thức ngân hàng chủ động phát hành phiếu nợ để huy động vốn thường nhằm mục đích đã định. Kỳ phiếu thường có lãi suất lớn hơn tiền gửi tiết kiệm nhưng không linh hoạt bằng tiền gửi tiết kiệm. Do vậy, kỳ phiếu chỉ chiếm một phần nhỏ tổng nguồn huy động phát hành giấy tờ có giá.Cụ thể, năm 2006, tổng nguồn huy động của giấy tờ có giá đạt 80.248,93 triệu đồng. Trong đó, nguồn vốn huy động qua phát hành kỳ phiếu chỉ là 9.940,9595 triệu đồng (chiếm 12,38%) bao gồm :huy động bằng VND là 8.919,8595 triệu đồng và ngoại tệ quy VND là 1.021,1 triệu đồng. Năm 2008 tổng nguồn vốn huy động của giấy tờ có giá đạt 206.329,13 triệu đồng. Trong đó nguồn vốn huy động qua phát hành kỳ phiếu là 44.694,33 triệu đồng (chiếm 21,7 %) bao gồm: huy động bằng VND là 24.908,1264 triệu đồng và ngoại tệ quy VND là 19.786,21 triệu đồng. Ngân hàng phát hành kỳ phiếu có mục đích để phục vụ cho những công trình trọng điểm của nhà nước, cho nhu cầu của toàn hệ thống. Với lãi suất uyển chuyển biến động theo thời gian, kỳ phiếu đã thực sự tạo sự chủ động cho Ngân hàng. Do huy động với lãi suất cao nên chỉ khi nào ngân hàng xét thấy thực sự cần vốn đầu tư hay có thể đảm bảo lợi ích đầu ra cao hơn thì ngân hàng mới phát hành kỳ phiếu. Chính vì vậy, nguồn này chiếm 1 tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn huy động và không thường xuyên. Kỳ phiếu ngân hàng tuy chiếm 1 tỷ trọng nhỏ nhưng giúp cho ngân hàng đa dạng hoá hình thức huy động vốn, từng bước nâng cao khả năng phục vụ khách hàng với một chất lượng cao hơn, đối tượng rộng rãi hơn. ● Thứ hai là Trái phiếu: Trái phiếu là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối với người sở hữu, trong đó cam kết sẽ trả khoản nợ kèm với tiền lãi trong khoảng thời gian nhất định. Hình thức huy động qua trái phiếu chiếm tỷ lệ lớn trong tổng huy động các giấy tờ có giá. Trong năm 2008, nguồn huy động từ trái phiếu là 124.540,632 triệu đồng( chiếm 60,37% tổng huy động từ các giấy tờ có giá).Qua trên ta cũng thấy tình hình huy động vốn qua phát hành trái phiếu đã đạt được những kết quả đáng khích lệ và khả quan. ● Thứ ba là Chứng chỉ tiền gửi: Hiện tại, Eximbank đang huy động vốn qua phát hành chứng chỉ tiền gửi các năm 2006, 2007, 2008. Chứng chỉ tiền gửi là một giấy biên nhận có lãi suất về khoản tiền gửi tại một ngân hàng hay các tổ chức ký thác khác trong một thời gian xác định và chúng có thể được chuyển nhượng trong thời gian hiệu lực. Xét một cách tổng quát, trong mối quan hệ tương quan giữa Eximbank Hai Bà Trưng với các Chi nhánh khác cùng hệ thống cũng như các NHTM khác, trên cơ sở so sánh qua các năm có thể nhận thấy rằng Eximbank Hai Bà Trưng có một nguồn vốn với qui mô khá lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định, xứng đáng được xếp vào hàng ngũ những ngân hàng lớn mạnh trong toàn hệ thống. Bảng 2.15 Nhìn tổng quát về huy động vốn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng nguồn vốn huy động 100.768,98 168.472,67 373.347,2 626.329,13 Vốn huy động từ dân cư 5.084,5858 7.356,8584 8.594,8 25.412,6481 Vốn huy động từ doanh nghiệp 79.607,494 80.866,8816 261.343,04 394.587,352 Tổng Vốn từ Doanh nghiệp và dân cư 84.692,08 88.223,74 269.937,84 420.000,00 Vốn huy động từ giấy tờ có giá 16.076,9 80.248,93 103.409,36 206.329,13 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Chi nhánh Hai Bà Trưng) Một cách nhìn tổng quát về huy động vốn tại chi nhánh sẽ giúp chúng ta tìm hiểu được nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn trong thời gian sắp tới. Hình 2.6: Nhìn tổng quát về cơ cấu nguồn vốn Cụ thể nhìn vào bốn biểu đồ tình hình huy động vốn của bốn năm 2005, 2006, 2007 và 2008 chúng ta có thể thấy rằng Vốn huy động từ doanh nghiệp luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn, điều này cũng dễ hiểu bởi vì thế mạnh của ngân hàng là làm ăn với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài uy tín của ngân hàng ngày càng cao, và từ đó tỷ lệ thu hút vốn từ doanh nghiệp sẽ cao. Về vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn đặc biệt trong năm 2007 tỷ lệ này có giảm so với các năm còn lại. Về huy động vốn từ phát hành các giấy tờ có giá luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao so với tổng nguồn vốn. tỷ trọng này tăng dần qua các năm.Điều này khẳng định rằng ngân hàng đang thành công trong việc thu hút vốn bằng việc phát hành các giấy tờ có giá, và trong những năm tới được dự báo là sẽ tăng trưởng hơn nữa. 2.3 Đánh giá công tác huy động vốn tại Eximbank Hai Bà Trưng. 2.3.1 Kết quả đạt được. Trong 3 năm hoạt động (2006, 2007, 2008), Eximbank Hai Bà Trưng đã đạt được những kết quả khả quan: Tổng nguồn vốn huy động liên tục gia tăng. Trong cơ cấu nguồn vốn, tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi doanh nghiệp chiếm tỷ lệ lớn. Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn ngày càng lớn hơn loại tiền gửi không kỳ hạn. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong thời gian qua chiếm 1 tỷ lệ đáng kể trong tổng nguồn. Nguồn vốn này nói chung phù hợp với yêu cầu sử dụng vốn và đảm bảo khả năng thanh toán của ngân hàng. Có được kết quả trên là do Eximbank đã thực hiện các biện pháp sau: Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong dân cư. Ngân hàng đã từng bước mở rộng mạng lưới phục vụ, đưa thêm nhiều quỹ tiết kiệm. Mạng lưới tiết kiệm được bố trí thuận tiện ở những nơi dân cư đông đúc tạo thuân tiện cho người gửi tiền. Bên cạnh đó, Ngân hàng áp dụng linh hoạt các hình thức huy động tiền gửi như ; Tiền gửi tiết kiệm các kỳ hạn khác nhau (loại không kỳ hạn, loại có kỳ hạn 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 36 tháng) bằng nội tệ và ngoại tệ, kỳ phiếu có mục đích. Chính sách lãi suất hợp lý khuyến khích người gửi tiền. Khuyến khích mở tài khoản, thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Từ khi thành lập đến nay, ngân hàng rất coi trọng công tác hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. Hiện nay ngân hàng đã trang bị công nghệ hiện đại như thẻ thanh toán, máy rút tiền tự động.... Đó là bước nhảy vọt về hoạt động ngân hàng nói chung, công tác huy động vốn nói riêng. Ngân hàng cũng đã áp dụng các biện pháp kinh tế để khuyến khích khách hàng thường xuyên gửi tiền nhàn rỗi vào tài khoản như giảm chi phí thanh toán qua Ngân hàng, những đơn vị có số dư cao và thường xuyên ổn định trong tài khoản này sẽ được áp dụng chính sách ưu đãi. Đối với khách hàng lớn sản xuất kinh doanh có hiệu quả, Ngân hàng sẽ giảm lãi suất tiền vay. 2.3.2 Những vấn đề tồn tại. Bên cạnh những kết quả đạt được, Eximbank Hai Bà Trưng còn một số khó khăn tồn tại cần khắc phục, đó là: Chương trình hiện đại hóa ngân hàng chưa hoàn thiện và ổn định.Các sự cố kỹ thuật chưa được khắc phục kịp thời, nhiều khi giao dịch bị gián đoạn, ảnh hưởng đến thời gian phục vụ khách hàng. Việc đa dạng hóa kỳ hạn tiền gửi còn ít. Hiện nay tiền gửi tại chi nhánh có các kỳ hạn như( 3, 6,12, 36 tháng) nên đây là một khó khăn đối với những người gửi tiền chỉ trong thời gian ngắn mà không nằm trong các kỳ hạn của ngân hàng. Về Lãi suất tiết kiệm của Eximbank ko cao so với một số các ngân hàng mới đi vào hoạt động, các ngân hàng nhỏ… Trình độ, năng lực đa số cán bộ tuy đã được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Số cán bộ có trình độ ngoại ngữ, giỏi vi tính còn ít, do đó khả năng tiếp cận khai thác chương trình công nghệ mới phục vụ khách hàng bị hạn chế. Mặc dù Eximbank là một trong tốp 03 NH TMCP lớn nhất Việt Nam nhưng trong thực tế ngân hàng lại ít người dân biết đến. Các công tác thông tin quảng cáo hay giới thiệu về ngân hàng còn quan tâm và đầu tư chưa đúng mức, chưa quan tâm đến thương hiệu. Mặc dù trong những năm vừa rồi Eximbank đang tích cực quảng bá và tiếp thị bằng nhiều hình thức như qua tivi, tờ rơi…. Eximbank chưa quan tâm đầy đủ đến công tác marketing, dịch vụ ngân hàng chưa thực sự phong phú. Việc gắn liền giữa huy động vốn và sử dụng vốn còn chưa hợp lý tính cụ thể chưa cao. Việc sử dụng vốn cần với với phương

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCông tác huy động vốn tại Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chi nhánh Hai Bà Trưng thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan