MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I. Lý luận chung về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp 2
1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất 2
1.2. Ý nghĩa công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh 7
1.3. Giá thành sản phẩm, phân loaị giá thành sản phẩm 8
1.4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm và cơ sở xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 11
1.5. Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 15
1.6. Kế toán chi phí sản xuất 16
1.7. Các phương pháp đánh giá sản phẩm đang chế tạo dở dang 20
1.8. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu 22
Chương II. Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3 - 2 26
2.1. Đặc điểm chung của nhà máy cơ khí ô tô 3/2 26
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy 26
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy cơ khí ô tô 3/2 28
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Nhà máy 31
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ sách kế toán 33
2.1.5. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy ô tô 3/2 38
2.2. Thực tế công tác kế toán 39
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của đơn vị 39
2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất tại Nhà máy ô tô 3/2 40
2.2.3 . Phương pháp tính giá thành sản phẩm 41
2.2.4. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 42
2.2.5. Đánh giá sản phẩm làm cuối kỳ 54
2.2.6. Công tác tính giá thành sản phẩm hoàn thành tại Nhà máy ô tô 3/2 55
Chương III. Nhận xét và đóng góp ý kiến về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3/2 57
3.1. Đánh giá khái quát công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3/2 57
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3/2 60
3.2.1. Về hạch toán chi phí nguyên vật liệu 60
3.2.2. Về hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 60
KẾT LUẬN 63
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1332 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3-2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
giả đínhp dở dang đang hoàn thành ở mức độ 50% so với thành phẩm.
Giá trị sản phẩm dở dang chưa hoàn thành= Giá trị NVL chính nằm trong sản phẩm dở+ 50% chi phí chế biến so với thành phẩm.
Theo phương pháp này thì việc tính toán đơn giản nhanh chóng nhưng lại kém chính xác. Thích hợp với các doanh nghiệp ít sản phẩm dở.
1.8. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm và ứng dụng trong các loại hình doanh nghiệp chủ yếu
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp sử dụng số liệu chi phí sản xuất mà kế toán đã tập hợp được tính ra tổng giá thành và giá thành thực tế đơn vị sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành theo các khoản mục hoặc yếu tố giá thành qui định.
Tuỳ theo đặc điểm và qui trình công nghệ sản xuất, yêu cầu trình độ quản lý để lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Có 6 loại tính giá thành sau:
1.8.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp trực tiếp)
Phương pháp này áp dụng trong các loại doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn, số lượng mặt ít, sản xuất với khối lượng lớn và chu kỳ sản xuất ngắn không có hoặc ít sản phẩm dở dang, kỳ tính giá thành phù hợp.
- Trường hợp tính giá thành sản phẩm đã hoàn thành, không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng ít, ổn định được biểu hiện qua công thức:
Tổng giá thành sản phẩm = Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp
Hay Z = C
Nếu cuối tháng có nhiều sản phẩm dở dang, không ổn định thì kế toán tính theo công thức: Z = C + Dđk - Dck . Giá thành sản phẩm JTP =
Trong đó:
Z : Tổng giá thành sản phẩm; DĐK : Chi phí SP dở dang đầu kỳ
C : Tổng chi phí SX tập hợp trong kỳ; DCK : Chi phí SP dở dang cuối kỳ
J: Giá thành đơn vị sản phẩm; S: Khối lượng sản phẩm hoàn thành.
1.8.2. Phương pháp tổng cộng chi phí
Được áp dụng với những doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các bộ phận chi tiết sản phẩm hoặc giai đoạn công nghệ hay bộ phận sản xuất. Vì vậy khi tính giá thành của thành phẩm, kế toán phải tiến hành cộng chi phí liên quan đến việc sản xuất từng bộ phận chi tiết.
Tính giá thành theo phương pháp này áp dụng công thức:
Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + ... + Zn
Trong đó: Z1 ... Zn : Giá thành các bộ phận chi tiết hợp thành sản phẩm.
1.8.3. Phương pháp hệ số
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên vật liệu và một lượng lao động nhưng thu được đồng thời nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho cả quá trình sản xuất. Theo phương pháp này giá thành tính theo công thức:
=
= x
1.8.4. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau theo từng nhóm như may mặc, dệt kim, cơ khí chế tạo (dụng cụ, phụ tùng...) và hạch toán chi phí sản xuất được tập hợp theo nhóm sản phẩm.
Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch (hoặc định mức), kế toán sẽ tính giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại. Theo phương pháp này giá thành được tính theo công thức:
= x
= x 100
1.8.5. Phương pháp liên hợp
Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất qui trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: Phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, phương pháp tổng cộng chi phí với tỷ lệ, hệ số lợi tức trừ sản phẩm phụ.
1.8.6. Phương pháp tính giá thành phân bước
Phương pháp này thường áp dụng trong doanh nghiệp có qui trình công nghệ phức tạo, quá trình sản xuất phải qua nhiều giai đoạn. Tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể mà đối tượng tính giá thành là thành phẩm (ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng) hoặc là nửa thành phẩm hoàn thành (ở từng giai đoạn công nghệ).
Do sự khác nhau đó của các đối tượng tính giá nên phương pháp tính giá thành phân bước có 2 phương pháp chủ yếu sau:
+ Phương pháp tính giá thành phân bước có tính giá thành bán sản phẩm
ZTP = Zn-1 + Cn + Ddkn - Dckn; Giá thành đơn vị Jtp =
Trong đó: ZTP : Giá thành thành phẩm ; STP : Sản lượng thành phẩm
Zn-1 : Chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ
Cn : Tổng chi phí sản xuất tập hợp ở bước n
Dđkn : Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ ở bước n
Dckn : Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ ở bước n
JTP : Giá thành đơn vị thành phẩm giai đoạn sản xuất cuối đã hoàn thành trong kỳ.
+ Phương pháp tính giá thành phân bước không tính giá thành bán thànhphẩm
ZTP =
Trong đó: Czi : Chi phí sản xuất của bước i trong thành phẩm
ZTP : Giá thành sản xuất của thành phẩm
Ddci: Chi phí dở dang bước i đầu kỳ
Ci : Chi phí sản xuất phát sinh ở bước i.
Sdi : Số lượng sản phẩm dở dang ở bước i;
STP : Sản lượng thành phẩm ở bước cuối.
Chương II
Thực tế công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Nhà máy ô tô 3 - 2
2.1. Đặc điểm chung của nhà máy cơ khí ô tô 3/2.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy .
Nhà máy sản xuất ô tô 3/2 là doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 1046 QĐ/TCCB-LĐ ngày 27/5/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải. Đăng ký kinh doanh số 108902 do Trọng tài kinh tế Thành phố Hà Nội cấp ngày 26/06/1993.
Trụ sở chính đặt tại đường Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội.
Ban đầu Nhà máy chỉ là một bộ phận sửa chữa của Đoàn xe 12 thuộc Cục chuyên gia. Nhiệm vụ chủ yếu là tiểu tu, bảo dưỡng các loại xe du lịch của Đoàn và của Trung Ương mỗi năm không quá 200 đầu xe, mỗi tháng chỉ có 08-12 xe. Số thiết bị quá ít ỏi và cũ kỹ, vẻn vẹn được 10 chiếc, lực lượng lao động không quá 210 người, số cán bộ kỹ thuật chỉ có 03 người với 03 phân xưởng, nhiều bộ phận còn chắp vá, luộm thuộm, các phòng ban nghiệp vụ chỉ có 1-2 người theo dõi, chức năng không rõ ràng, nhà cửa lụp sụp, tổng diện tích không bằng 1 phân xưởng hiện nay. Sản xuất theo chế độ cung cấp, không có hạch toán kinh tế, sửa chữa thì nhỏ lẻ, không có quy trình định mức.
Hơn 20 năm qua, mặc dù đã trải qua những bước thăng trầm nhưng với sự nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên của Nhà máy, sự lãnh đạo đúng đắn kịp thời của Ban Lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ của các Ban nghành, đoàn thể, các cơ quan quản lý Nhà nước và Bộ Giao thông Vận tải đặc biệt là sự quan tâm và chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo Tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam đã đưa Nhà máy từng bước lớn mạnh và phát triển.
Năm 1999 đánh dấu bước chuyển mình của Nhà máy sản xuất ô tô 3/2, đây là năm khởi sắc của Nhà máy sau gần 10 năm khủng hoảng do không theo kịp sự chuyển biến của cơ chế thị trường để đi vào một thời kỳ mới – thời kỳ phát triển toàn diện.
Với phương châm tự thay đổi mình, lấy chất lượng, giá cả làm đầu và giữ uy tín với khách hàng. Nhà máy đã thực hiện một loạt các chính sách, biện pháp nhằm đổi mới Nhà máy. Các biện pháp chủ yếu mà Nhà máy đã thực hiện trong giai đoạn này là: biện pháp về thị trường, biện pháp về vốn, biện pháp về công nghệ, biện pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm…
Bằng tất cả những cố gắng nói trên Nhà máy đã từng bước khẳng định được mình và tìm được chỗ đứng trên thị trường, tăng nhanh nguồn vốn, doanh thu, mở rộng mặt bằng sản xuất, mua sắm thiết bị hiện đại để thành lập thêm dây chuyền sản xuất mới, bổ xung nguồn lực cho Nhà máy. Đặc biệt năm 2002 Nhà máy đã xây dựng thành công hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 và được đưa vào áp dụng có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Về thu nhập và đời sống của công nhân viên chức đã không ngừng được cải thiện. Các chỉ tiêu về nộp Ngân sách, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nộp kinh phí cấp trên đều được Nhà máy thực hiện nghiêm túc, đúng kỳ hạn và đúng chế độ Nhà nước đã quy định
2.1.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động SXKD của Nhà máy cơ khí ôtô 3/2.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2005 của Nhà máy đã kết thúc nhìn nhận đánh giá chung năm 2005 thực sự là năm khởi sắc của Nhà máy cơ khí 3/2 sau hơn 13 năm hình thành và phát triển đã từng bước theo kịp sự chuyển biến của cơ chế để đi vào một thời kỳ mơí, thời kỳ phát triển toàn diện. Doanh thu của năm 2005 Nhà máy đã đạt trên 98 tỷ đồng, tăng so với năm 2004 và đạt cao nhất so với các năm khác. Nguồn công việc đã dồi dào hơn, đặc biệt là khu vực sản xuất cơ khí, thu nhập, đời sống của người lao động cũng được nâng lên rõ rệt, vượt qua các chỉ tiêu mà đại hội CNVC đầu năm đã đề ra các chỉ tiêu về nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước đều hoàn thành vượt mức. Đó là kết quả đoàn kết nhất trí, cùng sự năng động sáng tạo và quyết tâm phấn đấu của toàn thể cán bộ CNV công ty trong những năm vừa qua.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 2005 chúng ta có những thuận lợi khó khăn:
- Thuận lợi: Đảng uỷ lãnh đạo Nhà máy đoàn kết nhất trí đồng thời đề xuất những phương hướng đúng cho sự phát triển sản xuất kinh doanh của Nhà máy .
+ Ban lãnh đạo hoạt động tích cực, năng động sáng tạo
+ Bộ máy quản lý được sắp xếp lại và bổ sung tăng cường thêm đã phát huy được tốt trong công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh.
+ Các cán bộ CNV trong Nhà máy đều đồng tâm hiệp lực quyết tâm phấn đấu đưa Nhà máy đi lên, khắc phục khó khăn.
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban lãnh đạo và các phòng ban nghiệp vụ của Tổng công ty Bộ GTVT và các đơn vị bạn, phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã được mở rộng kể cả lĩnh vực có liên quan đến xuất nhập khẩu.
- Khó khăn: cũng nằm trong khó khăn chung của ngành cơ khí đó là công việc ít, sản lượng thấp, không ổn định, về năng lực còn hạn chế, về con người kể cả cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật qua nhiều năm chưa được bổ sung kiến thức hay đào tạo lại, về trang thiết bị phục vụ sản xuất hầu hết thuộc chế độ cũ, đã lạc hậu và công nghệ kém chính xác.
Các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2005 của công ty đã có nhiều cố gắng và đạt được một số chỉ tiêu, kết quả nhất định. Cụ thể của năm 2005 so với năm 2004:
Sơ đồ 2.1.2: Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2004
Tỷ lệ năm 2004
Năm 2005
Tỷ lệ năm 2005
I. Tài sản
81.564.235.920
100%
98.230.652.450
100%
TSLĐ và ĐTNH
66.474.852.275
81,5%
78.820.275.526
80,24%
TSCĐ và ĐTDH
15.089.383.645
18,5%
19.410.376.924
19,76%
II. Nguồn vốn
81.564.235.920
100%
98.230.652.450
100%
Nợ phải trả
67.062.114.773
82,22%
79.802.582.050
81,24%
Nguồn vốn chủ sở hữu
14.502.121.147
17,78%
18.428.070.400
18,76%
Qua số liệu 2 năm, năm 2005 so với năm 2004 ta thấy quy mô hoạt động sản xuất của năm 2005 được mở rộng đáng kể, cụ thể: doanh thu tăng so với năm 2004 điều này chứng tỏ Nhà máy có những nguồn hàng ổn định và tổ chức tốt công tác bán hàng và mua hàng, tổ chức sản xuất nâng cao năng suất lao động, áp dụng tiến bộ KHKT cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng phù hợp với thị hiếu của khách hàng.
+ Thực hiện mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy đều được thực hiện theo các quy định, quy chế đã thông qua.
+ Về sản xuất cơ khí, năm 2005 Nhà máy đã đầu tư trên 300 triệu đồng để mua các thiết bị hàn hiện đại gồm 14 máy hàn mác, một máy hàn TICT
+ Tổ chức sản xuất các loại khung xe máy khá đồng bộ với công nghệ hiện đại với các thiết bị thi công đồ gá, kiểm tra tự trang bị.
+ Thiết kế quy trình công, xây dựng định mức vật tư cho việc đóng mới xe ca và các loại xe hoán cải, theo yêu cầu của khách hàng.
Phòng kỹ thuật đã phối hợp chặt chẽ với phân xưởng thiết kế quy trình công nghệ hàn khung xe Ware, Dream thiết kế các gá hàn càng, chân chống để đạt yêu cầu chất lượng và nâng cao năng suất.
+ Bán buôn, bán lẻ trên thị trường nội địa những mặt hàng thuộc phạm vi công ty sản xuất kinh doanh.
2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy của Nhà máy .
Sơ đồ 2.1.3:
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy
Phó Giám đốc PT.KT
Giám đốc
Phó Giám đốc PT.KD
Phó Giám đốc PT.SX
Ban dự án
P. Kỹ thuật
Phòng KCS
Phòng KD
Ban bảo vệ
Phòng NC
Phòng KHSX
P. Kế Toán
PX. Ô tô 1
PX. Ô tô 2
PX. Cơ khí 1
PX. Cơ khí 2
PX. Cơ khí 3
Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Nhà máy sản xuất ô tô 3/2 thì bộ máy quản lý gồm có 1 Giám đốc, 3 Phó Giám đốc và các phòng ban chức năng. Mô hình quản lý của Nhà máy dựa theo mô hình trực tuyến – chức năng.
Theo điều lệ về tổ chức và hoạt động của Nhà máy sản xuất ô tô 3/2
* Giám đốc Nhà máy do HĐQT Tổng Công ty công nghiệp ô tô Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật theo đề nghị của Tổng Giám đốc. Là đại diện pháp nhân của Nhà máy và chịu trách nhiệm trước HĐQT, Tổng Giám đốc và pháp luật về điều hành hoạt động của Nhà máy. Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong Nhà máy. Giúp việc cho Giám đốc là 3 Phó Giám đốc và các phòng ban chuyên môn nghiệp vụ để tham mưu giúp Giám đốc trong quản lý và điều hành công việc.
* Phó Giám đốc : Là người giúp việc của Giám đốc trong quản lý và điều hành Nhà máy. Nhà máy có 3 Phó Giám đốc : Phó Giám đốc phụ trách Kỹ thuật, Phó Giám đốc phụ trách sản xuất và Phó Giám đốc phụ trách Kinh doanh.
- Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật : Phụ trách mặt kỹ thuật, chất lượng của sản phẩm do nhà máy chế tạo ra và quản lý các phòng ban sau :
+ Ban Dự án
+ Phòng Kỹ Thuật
+ Phòng KCS
- Phó Giám đốc phụ trách sản xuất : Phụ trách mảng sản xuất của Nhà máy và quản lý các Phòng và Phân xưởng sau :
+ Phòng Kế hoạch sản xuất
+ Phân xưởng ô tô 1
+ Phân xưởng ô tô 2
+ Phân xưởng cơ khí 1
+ Phân xưởng cơ khí 2
+ Phân xưởng cơ khí 3
- Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh: Phụ trách và quản lý trực tiếp Phòng Kinh doanh
- Các phòng ban chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp của Giám Đốc:
+ Phòng Nhân Chính (Tổ chức hành chính)
+ Phòng Kế Toán
+ Ban Bảo Vệ
Để phục vụ cho yêu cầu quản lý sản xuất, kinh doanh Nhà máy đã quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban như sau:
Phòng Kế toán 06 người : Tham mưu cho Giám đốc về quản lý các mặt công tác kế toán - tài chính, về sử dụng nguồn vốn và khai thác khả năng vốn của Nhà máy để đạt hiệu quả cao nhất. Tham mưu cho Giám đốc về biện pháp thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trích nộp đối với Nhà nước. Luôn luôn chủ động chăm lo bằng mọi biện pháp để có đủ vốn phục vụ kịp thời cho sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Ngoài ra chức năng quan trọng của phòng kế toán là quản lý, kiểm tra toàn bộ công tác kế toán, quản lý chặt chẽ chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính trong toàn nhà máy.
Phòng Nhân Chính 12 người: Quản lý và điều hành toàn bộ công tác tổ chức lao động và công tác tiền lương. Xây dựng các định mức lao động, hình thức trả lương và tính lương, lập báo cáo tiền lương theo quy định.
Phòng Kinh Doanh 13 người: Tạo thị trường tiêu thụ sản phẩm do nhà máy sản xuất, giới thiệu và quảng cáo sản phẩm. Lập kế hoạch lưu chuyển hàng hoá tiêu thụ, quản lý kho thành phẩm thực hiện bán lẻ sản phẩm…
Phòng Kế hoạch sản xuất: Lập các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn của nhà máy. Kế hoạch sản xuất từng loại sản phẩm trong năm, điều tiết sản xuất theo kế hoạch. Lên các kế hoạch chi tiết để cung ứng vật tư cho từng phân xưởng, từng loại sản phẩm, đồng thời khai thác thị trường để ký kết các hợp đồng thu mua vật tư nhằm cung cấp kịp thời các yếu tố đầu vào đảm bảo cho nhu cầu sản xuất của nhà máy được diễn ra liên tục.
Phòng Kỹ thuật 06 người : Trực tiếp xây dựng các tiêu chuẩn kỹ thuật, các chỉ tiêu kiểm tra kỹ thuật, định mức về vật tư, suất lao động trong sản xuất sản phẩm nhằm tiết kiệm vật tư, hạ giá thành sản phẩm, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật và quản lý chặt chẽ các chỉ tiêu đã được ban hành. Chủ động chăm lo đổi mới công nghệ, đổi mới mặt hàng, đổi mới tổ chức sản xuất, chăm lo đến công tác quản lý kỹ thuật, quản lý máy móc thiết bị và an toàn lao động.
Phòng KCS 07 người: Quản lý, kiểm tra chất lượng sản phẩm do nhà máy sản xuất trước khi xuất bán. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm, duy trì và từng bước nâng cao uy tín của nhà máy đối với khách hàng, để đủ sức cạnh tranh với các thành phần kinh tế khác.
Ban dự án 02 người: Đây là ban mới được thành lập dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật. Ban này ra đời với mục đích xây dựng các dự án cho việc xây dựng cơ sở vật chất, mở rộng quy mô hoạt động cho nhà máy như: Dự án xây dựng thêm cơ sở sản xuất tại khu công nghiệp Phố Nối A – Văn Lâm – Hưng Yên, xây dựng các hạng mục công trình tại nơi sản xuất mới.
Ban Bảo vệ 14 người: Có chức năng bảo vệ sản xuất, phòng chống cháy nổ, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà máy và của khách hàng đến liên hệ công tác. Ban bảo vệ có chức năng duy trì việc mang mặc và chấp hành giờ giấc lao động của công nhân.
2.1.4.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và sổ sách kế toán
2.1.4.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán tại Nhà máy cơ khí ô tô 3/2
Tổ chức bộ máy kế toán của Nhà máy được tổ chức theo mô hình tập trung. Phòng Kế toán của Nhà máy phải thực hiện toàn bộ công việc kế toán từ thu nhận, ghi sổ, xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị. Về biên chế, phòng Kế toán Nhà máy gồm 06 người.
Sơ đồ 2.1.4.1:
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán vốn bằng tiền
Kế toán thanh toán
Kế toán tiền lương, BHXH
Kế toán hàng hoá tiêu thụ
Kế toán TSCĐ
Kế toán chi phí giá thành
Kế toán tổng hợp
Thủ quỹ
Nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong bộ máy kế toán của doanh nghiệp được cụ thể như sau:
* Kế toán trưởng: là người giúp việc tham mưu cho Giám đốc trong hoạt động tài chính, là người trực tiếp quản lý điều hành, hướng dẫn các kế toán viên trong công tác hạch toán kế toán.
* Kế toán vốn tiền mặt: có nhiệm vụ phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác số liệu hiện có của Nhà mỏy và tình hình biến động của vốn bằng tiên, đồng thời giám sát chặt chẽ việc thu chi và quản lý tiền mặt, tiền gửi ngân hàng…
* Kế toán thanh toán: có nhiệm vụ ghi chép kịp thời, chính xác và rõ ràng các nghiệp vụ kế toán theo từng đối tượng, từng tài khoản thanh toán.
* Kế toán tiền lương và BHXH: có nhiệm vụ phản ánh và giám sát chặt chẽ tình hình sử dụng quỹ tiền lương và lập báo cáo về lao động tiền lương.
* Kế toán TSCĐ: có nhiệm vụ lập báo cáo thống kê với cấp trên, theo dõi tình hình biến động của TSCĐ.
* Kế toán hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm: theo dõi tình hình nhập xuất tồn, tính giá thực tế của hàng hoá nhập kho, mở các sổ, thẻ kế toán phản ánh hàng hoá và quá trình tiêu thụ.
* Kế toán tổng hợp: là người chịu trách nhiệm giúp việc cho kế toán trưởng, có nhiệm vụ kiểm tra đối chiếu tổng hợp số liệu và lập báo cáo gửi lên cấp trên.
* Thủ quỹ: có nhiệm vụ thu chi tiền mặt và lập báo cáo quỹ.
* Kế toán chi phí, giá thành: có nhiệm vụ tập hợp, tính toán chi phí sản xuất phát sinh và tính giá thành cho các sản phẩm, các công trình hoàn thành.
2.1.4.2. Hình thức sổ kế toán.
Là một dơn vị nhà nước hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác kế toán hiện nay ở công ty được áp dụng theo chế độ kế toán do Bộ tài chính quy định.
Về tình hình sổ sách kế toán công ty áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ trong nhiều năm qua để ghi sổ kế toán. hình thức này hoàn toàn phù hợp với mô hình hoạt động kinh doanh và trình độ kế toán của nhân viên kế toán công ty. Hình thức này đã giúp kế toán Nhà máy nâng cao hiệu quả của kế toán viên, rút ngắn thời gian hoàn thành quyết toán và cung cấp số liệu cho quản lý. Các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng từ gốc đều được phân loại để ghi vào các sổ nhật ký chứng từ. Cuối tháng tổng hợp số liệu từ các nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái các tài khoản.
Sơ đồ 2.1.4.2:
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ,(thẻ) kế toán chi tiết
Sổ nhật ký chung
Bảng tổng hợp chi tiết
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
Đối chiếu, kiểm tra
Hình thức nhật ký chứng từ có ưu điểm: giảm nhẹ khối lượng công việc ghi sổ kế toán do việc ghi theo quan hệ đối ứng ngay trên tờ sổ, kết hợp kế toán toán tổng hợp và kế toán đối chiếu tiến hành dễ dàng hơn, kịp thời cung cấp số liệu cho việc tổng hợp tài liệu để lập báo cáo tài chính, tuy nhiên hình thức này còn có nhược điểm mẫu sổ phức tạp nên đòi hỏi cán bộ CNV có trình độ chuyên môn vững vàng không thuận tiện cho cơ giới hoá, kế toán.
2.1.5. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà máy ô tô 3-2
+ Sửa chữa các cấp, tân trang đóng mới các loại xe du lịch, xe công tác, xe ca. Mua bán các loại xe.
+ Sản xuất kinh doanh, mua bán phụ tùng ô tô, xe máy.
+ Sản xuất và phục hồi một số mặt hàng phục vụ cho các ngành kinh tế khác.
+ Sản xuất sản phẩm cho chương trình dự trữ động viên quốc phòng.
Đó là 4 nhiệm vụ của Nhà máy , nhưng theo cơ chế thị trường hiện nay thì công ty còn sản xuất các loại phụ tùng xe máy là chính và đóng mới các loại ô tô và còn duy trì được những xưởng sửa chữa.
Sau đây là qui trình công nghệ sản xuất khung xe máy và các chi tiết khác của xe máy. Như các loại xe máy liên doanh và nhập khẩu từ Trung Quốc, được sự tín nhiệm của các công ty như “Lifan và Loncin”. Chính từ sự tín nhiệm đó mà công ty đã có những sự cố gắng để thực hiện tốt những hợp đồng có số lượng lớn và chất lượng bảo đảm. Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất khung xe Dream, một trong những loại xe mà Nhà máy đã sản xuất.
Sơ đồ 2.1.5:
Quy trình công nghệ sản xuất khung xe Dream
Khung xe Dream: Ngoài những chi tiết khác thì khung xe Dream có 2 chi tiết chính: ống chính và cổ phốt.
ống chính:
Thép ống d42,3 ly
Cắt trên
máy tiện
Chuyển ép định hình khuôn mẫu trên máy ép
Khung
Hàn ráp
Thép ống d62
Cắt dài trên máy tiện
Chồn vai phốt bằng công nghệ nung nóng trên máy ép thuỷ lực
Chuyển về tiện đúng kích cỡ
Hàn ráp thành khung
ống phốt:
Các chi tiết còn lại gia công trên máy đột dập + ép.
Hoàn chỉnh
Sơn khung
Nhập kho
Hàn các khung chi tiết nhỏ
Hàn ốp sườn thành phân khung
Hàn ráp ống chính
Hàn phốt
Hàn đuôi xe
2.2. Thực tế công tác kế toán
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm của đơn vị
2.2.1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Nhà máy ô tô 3-2 là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phục vụ nhu cầu của thị trường. Sản phẩm của công ty chủ yếu sản xuất theo cách ký hợp đồng tiêu thụ của các hãng, đại lý.
Sản phẩm của Nhà máy chủ yếu là chế biến từ nguyên liệu ban đầu.- Đối tượng tập hợp chi phí là từng sản phẩm khung xe máy- do đó nguyên liệu thường nhập kho với số lượng lớn. Do tính chất chế biến, gia công sản phẩm của Nhà máy vì vậy việc tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng. Do đó kế toán tập hợp chi phí của công ty là sản phẩm hoàn thành nhập kho theo từng lô hàng.
Thực tế chi phí sản xuất ở xưởng sản xuất khung xe của Nhà máy không lớn lắm, chi phí chủ yếu là nguyên liệu đầu vào (thép ống, tôn...)
Để hạch toán chi phí giúp cho việc tính toán giá thành sản phẩm phù hợp với qui trình sản xuất, kế toán chi phí của Nhà máy được tập hợp theo 3 khoản mục:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (TK621)
- Chi phí nhân công trực tiếp (TK622)
- Chi phí sản xuất chung (TK 627)
2.2.1.2. Đối tượng tính giá thành
Kết thúc một quá trình sản xuất, sản phẩm tạo ra của Nhà máy là các loại khung xe máy hoàn thành theo từng lô hàng theo hợp đồng kinh tế của các hãng khác. Vì vậy, đối tượng tính giá thành cũng là từng sản phẩm hoặc từng lô hàng hoàn thành.
2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất và công tác quản lý chi phí sản xuất Nhà máy ô tô 3-2
Phương pháp kế toán, tập hợp chi phí sản xuất tại Nhà máy ô tô 3-2 thực hiện.
Công tác kế toán chi phí sản xuất rất quan trọng, Nhà máy không ngừng quan tâm tới công tác quản lý chi phí sản xuất. Nhà máy đã thực hiện việc phân loại chi phí sản xuất như sau:
- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí gồm:
+ Chi phí NVL có các loại như sơn, sắt thép...
+ Chi phí nhân công: Gồm tiền lương, phụ cấp và các khoản trích theo lương...
+ Khấu hao TSCĐ: Số tiền trích khấu hao của toàn bộ TSCĐ trong Nhà máy .
+ Chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếp khách, hội họp, nghiệm thu hợp đồng.
- Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích công dụng kinh tế của CFSX.
+ Chi phí NVL trực tiếp: Về NVL chính có các loại như thép ống..., vật liệu phụ như sơn, về nguyên liệu như dầu luyn, mỡ. Các loại NVL chính phụ, nguyên liệu này được sử dụng trực tiếp quá trình sản xuất.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Gồm tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở các phân xưởng.
+ Chi phí sản xuất chung: Bao gồm các khoản chi phí sau:
ã Chi phí nhân viên phân xưởng: Gồm tiền lương, phụ cấp các khoản trích theo lương qui định.
ã Chi phí vật liệu: Vật liệu dùng chung tại các phân xưởng.
ã Chi phí dụng cụ sản xuất: Bảo hộ lao động, vệ sinh công nghiệp... dùng chung tại các phân xưởng.
ã Chi phí bằng tiền khác: Chi phí tiếp khách, hội họp.
Việc phân loại chi phí sản xuất rất quan trọng vì qua đó công ty sẽ xem xét được một cách cụ thể các loại chi phí sản xuất, mục đích sử dụng của chúng trong quá trình sản xuất ở cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32345.doc