Theo quyết định của nhà nước đối với trường hợp giảm TSCĐ cũng phải lập đầy đủ thủ tục, hồ sơ để làm căn cứ ghi sổ kế toán.
` Chứng từ giảm TSCĐ bao gồm:
- Biên bản thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Thẻ hoặc sổ chi tiết TSCĐ
- Phiếu thu, phiếu chi
Khi có TSCĐ hư hỏng nào đó cần thanh lý, hoặc những TSCĐ SD không có hiệu quả cần bán. Công ty lập hội đồng thanh lý nhượng bán và các thủ tục cần thiết khác. Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức việc thanh lý và lập biên bản thanh lý, nhượng bán theo quy định.
Trong quá trình thanh lý, nhượng bán có thể bỏ ra các khoản chi thanh lý hoặc sẽ thu lại phụ phẩm hoặc các khoản thuvề thanh lý và các khoản thu chi này được hạch toán theo đúng quy định của nhà nước.
Mặt khác TSCĐ thanh lý có thể chưa khấu hao hết phần giá trị còn lại của TSCĐ sẽ được hoàn lại vốn đã hình thành TSCĐ, nếu TSCĐ được đầu tư bằng vốn vay thi doanh nghiệp phải lấy khoản thu nhập từ thanh lý, nhượng bán để hoàn trả, trường hợp thiếu có thể huy động nguồn vốn khác để đền bù. Nếu TSCĐ được đầu tư bằng vốn ngân sách thì phần giá trị còn lại không phải nộp ngân sách, nhưng công ty coi đó là 1 khoản lỗ mà công ty phải chuyển từ nguồn vốn cố định sang nguồn vốn XDCB hoặc sang quỹ phát triển kinh doanh.
73 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2514 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác kế toán tài sản cố định hữu hình của công ty TNHH một thành viên vật liệu chịu lửa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ần nâng cao hiệu quả lao động và không ngừng nâng cao thu nhập cho nguời lao động. Chấp hành và tiếp nhận mọi chính sách đối với Nhà nước trong hoạt động kinh doanh. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước và chấp hành mọi chế độ chính sách của Nhà nước trong hoạt động kinh doanh.
Chính vì hiểu rõ được chức năng và nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nên công ty không ngừng nâng cao sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh từng bước ổn định sản xuất và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên của công ty, mặt khác còn giải quyết việc làm cho công nhân địa phương và nhu cầu của gia đình công nhân. Là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, tự chủ về tài chính có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng không thông qua một khâu trung gian nào khác. Do đó công ty tự chủ sản xuất kinh doanh, không ngừng nghiên cứu đổi mới các biện pháp kinh tế để tăng số lượng đảm bảo chất lượng, sản phẩm ngày càng được mở rộng trên thị trường.
Điều đó được thể hiện phần nào thông qua các chỉ tiêu trên bản tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm gần đây nhất của Công ty:
Chỉ tiêu
ĐVT
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Tổng doanh thu
VNĐ
13.790.720.187
15.264.980.880
16.742.625.769
GTSXCN
VNĐ
13.251.970.185
15.174.007.663
13.860.101.930
Thu nhập BQ/người/1T
VNĐ
1.150.000
1.250.000
1.736.000
LNTT
VNĐ
299.639.762
329.960.585
262.830.493
Nộp ngân sách
VNĐ
481.190.966
573.733.082
462.965.957
2.1.2.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA
Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA là một đơn vị có quy mô sản xuất vừa và thực hiện sản xuất kinh doanh theo đúng mặt hàng để thuận lợi cho việc quản lý, giám sát các khâu và cả quá trình sản xuất công ty đã tổ chức thành 2 phân xưởng trực tiếp sản xuất. Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ nhất định đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục và có hiệu quả trên cơ sở các phân xưởng trực thuộc hệ thống báo lên phòng kế toán, Công ty chịu trách nhiệm kiểm tra hướng dẫn tổng hợp hoạch toán lập báo cáo với Công ty Nhà nước.
Bước đầu thành lập công ty còn nhiều khó khăn như máy móc thiết bị lạc hậu, thiết bị thô sơ, nhân viên kĩ thuật còn nhiều và chưa có kinh nghiệm thực tiễn, trong quản lý chưa sát sao, chưa đúng người đúng việc, một người phải làm nhiều công việc khác nhau nên năng suất chưa cao.
Rút kinh nghiệm từ cách thức quản lý sản xuất của nhiều năm trước công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến. Đứng đầu là Giám đốc tiếp đó là Phó giám đốc và hệ thống các phòng ban được bổ trí như sau:
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
kĩ thuật
sản xuât
Phòng
kế toán
tổng hợp
Phòng
kế hoạch kinh doanh
Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
Trong đó vai trò, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban như sau:
- Giám đốc: Có nhiệm vụ lãnh đạo chung bộ máy sản xuất của toàn công ty, Giám đốc có thể lãnh đạo thông qua Phó giám đốc khi cần thiết.
- Phó giám đốc: Có nhiệm vụ giúp việc cho Giám đốc
- Phòng kế toán – tổng hợp: Có nhiệm vụ thực hiện công tác luân chuyển công văn, giấy tờ, công tác định mức tiền lương, chế độ của công nhân viên, hạch toán nội bộ trong Công ty về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của công ty.
- Phòng Kĩ thuật – sản xuất: Có nhiệm vụ đảm bảo các chỉ tiêu về kĩ thuật về chất lượng sản phẩm và an toàn thiết bị sản xuất, an toàn trong lao động nhằm giúp cho quá trình sản xuất diễn ra an toàn, sản phẩm đạt đúng thông số tiêu chuẩn kĩ thuật và đạt hiệu quả cao trong sản xuất.
- Phòng kế hoạch – kinh doanh: Có nhiệm vụ tổ chức của hoạt động nghiên cứu nhu cầu thị trường và tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường sao cho sản phẩm tiêu thụ được nhiều và đạt mức lợi nhuận cao nhất. Và tiến hành lập các hoá đơn bán hàng và dịch vụ cuối tháng tổng hợp các hoá đơn giao về phòng kế toán để làm căn cứ ghi sổ. Cách tổ chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ giúp cho sự điều hành được sâu sát hơn, tạo nên sự nhịp nhàng giữa các Phòng ban.
Công ty có 2 phân xưởng sản xuất trực tiếp đó là:
Phân xưởng 1: Chuyên sản xuất gạch chịu lửa, sản xuất bột chịu lửa, sản xuất Sa mốt cục, sản xuất cung cấp thiết bị.
Phân xưởng 2: sản xuất Đất Đèn, sản xuất gạch chịu lửa, nghiền gạch phục vụ sản xuất, sản xuất vữa xây.
Mỗi phân xưởng có nhiệm vụ riêng vì vậy để đảm bảo cho quá trình sản xuất được thường xuyên liên tục thì các phân xưởng chia thành các tổ chức để thực hiện cho việc kiểm soát đứng đầu là tổ trưởng, Quản đốc có những vụ điều hành các công việc chung của phân xưởng mình.
2.1.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu.
Sau đây là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chủ yếu của Công ty: đó là sản xuất sản phẩm Đất Đèn và sản xuất gạch chịu lửa.
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GẠCH CHỊU LỬA
Bột đất sét
Sạn sa mốt (nghiền cỡ hạt)
Phối liệu
Trộn
Ủ 24 giờ
Tạo hình
Sấy 4%
Lò nung
Ra lò
Phân loại
Nhập kho TP
QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT ĐẤT ĐÈN
Vôi củ
Than cám
Phối liệu
Lò điện nấu
2000C
Sản phẩm
Đất Đèn
Kho
thành phẩm
2.1.4. Tình hình chung về công tác kế toán
2.1.4.1. Chức năng và nhiệm vụ của Phòng kế toán – tổng hợp:
Kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống quản lý Kinh tế – Tài chính, có vai trò tích cực trong việc điều hành và kiểm soát hoạt động kinh tế. Kế toán căn cứ các thông tin kinh tế tài chính có giá trị pháp lý và có độ tin cậy cao, giúp Doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan đánh giá đúng đắn tình hình hoạt động của Doanh nghiệp trên cơ sở đó ra các quyết định phù hợp. Muốn vậy các đơn vị phải tổ chức bộ máy kế toán sao cho phù hợp đảm bảo cho việc thu nhập thông tin được đầy đủ nhanh chóng, kịp thời. Tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo được sự chỉ đạo toàn diện, tập chung thống nhất công tác kế toán, thống kê trước những đặc điểm kinh doanh và những đòi hỏi yêu cầu và tình hình thực hiện của bộ máy kế toán của công ty, phòng kế toán – tổng hợp có nhiệm vụ điều hoà, phân phối tổ chức sử dụng vốn và nguồn vốn kinh doanh, thực hiện đầy đủ nhiệm vụ đối với ngân sách Nhà nước phân phối thu nhập tích luỹ tính toán và theo dõi hoạt động kinh doanh dưới hình thức vốn tiền tệ để phản ánh cụ thể các chi phí bỏ ra, tính toán kết quả lãi lỗ. Thu nhập tổng hợp phân loại và xử lý những thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh để căn cứ một cách chung xác và kịp thời để phục vụ cho công tác quản lý. Lập kế hoạch tài chính, phân phối các nguồn vốn bằng tiền, tình hình sử dụng vật tư lao động và các chi phí về hoạt động sản xuất dinh doanh của công ty đồng thời giúp giám đốc đưa ra các giải quyết đường lối mục tiêu, kế hoạch phát triển đúng đắn, phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.
2.1.4.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA
Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức thành phòng kế toán chịu sự lãnh đạo của Giám đốc, xuất phát từ đặc điểm yêu cầu và tình hình cụ thể của quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty hiện nay bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo hình thức tập chung và đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung toàn bộ công tác kế toán ở công ty từ việc ghi sổ kế toán chi tiết tổng hợp, đế lập báo cáo kiểm tra kế toán đều thực hiện tại Phòng kế toán tổng hợp của Công ty.
Cơ cấu bộ máy kế toán của công ty được bổ trí qua sơ đồ sau:
SƠ ĐỒ 8: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA
Trưởng phòng kế toán tổng hợp
Kế toán, tài chính
Hành chính, tổ chức tiền lương
Kế toán thanh toán, vật tư, lương, theo dõi lương, công nợ phải thu, phải trả
Văn phòng
Tổ chức tiền lương
Kế toán tổng hợp, tập hợp chi phí giá thành, TSCĐ, kiêm thủ quỹ
Các bộ phận cấu thành bộ máy kế toán có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:
- Trưởng phòng kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ tổ chức chỉ đạo bộ máy kế toán phổ biến hướng dẫn công tác kế toán thống kê, tổ chức kiểm tra thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê định kỳ, tổ chức bảo quản, lưu trữ hồ sơ tài liệu ghi chép kế toán. Tổ chức phân tích, đánh giá tình hình tài chính và tình hình chấp hành các chính sách quy định tại Công ty.
- Kế toán tiền mặt, tiền gửi, nguyên vật liệu, công nợ: Theo dõi các khoản thu chi hoặc tài khoản thanh toán phù hợp để thuận tiện cho công tác giao dịch, thanh toán. Tổ chức và ghi chép phản ánh chính xác kịp thời số lượng, chất lượng và giá trị thực tế của từng loại nguyên vật liệu, tình hình xuất nhập tồn kho nguyên vật liệu tiêu hao sử dụng cho sản xuất, tổng hợp lương, theo dõi các khoản công nợ phải trả, phải thu.
- Kế toán tài sản cố định, tập hợp chi phí và tổng giá thành sản phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình tăng giảm, tài sản cố định hiện có, tính khấu hao, phân bổ tài sản cố định tình hình bảo quản, sử dụng tài sản cố định. Tiến hành tập hợp các khoản mục phí sản xuất để tính giá thành phẩm sản phẩm và xác định hiệu quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính kinh tế,
- Văn phòng: Chuyển và nhận công văn đi, công văn đến, quản lý thiết bị văn phòng.
- Định mức, tiền lương: Có nhiệm vụ tính đúng, tính đủ các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản tính theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ cho công nhân viên.
2.1.4.3 Hình thức tổ chức kế toán áp dụng tại Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA
Do công ty tổ chức bộ máy kinh tế theo hình thức tập trung. Để phù hợp, Công ty đã áp dụng hệ thống sổ sách theo hình thức Nhật kí chung.
Hình thức kế toán Nhật ký chung là hình thức phản ánh các nhiệm vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian vào 1 quyển sổ gọi là sổ Nhật ký chung. Sau đó căn cứ vào sổ nhật ký chung lấy số liệu ghi vào Sổ Cái. Mỗi bút toán phản ánh trong sổ nhật ký chung được chuyển vào Sổ Cái ít nhất cho 2 tài khoản có liên quan. Đối với cá đối tượng có số nghiệp vụ phát sinh nhiều, để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi Sổ Cái kế toán có thể mở các sổ Nhật ký chuyên dùng để ghi các nhiệm vụ liên quan đến các đối tượng đó.
Hình thức kế toán Nhật ký chung bao gồm các sổ kế toán chủ yếu sau:
- Nhật ký chung: Bảo quản chứng từ bằng cách ghi chép các nhiệu vụ kinh tế phát sinh theo thời gian, định khoản kế toán là căn cứ ghi Sổ Cái.
- Sổ Cái: Trên Sổ Cái mỗi tài khoản được phản ánh trên một hoặc một số trang sổ. Số liệu của sổ cái dùng để ghi vào Bảng cân đối số phát sinh và Bảng cân đối kế toán.
- Các sổ chi tiết : Dùng để ghi chép, phản ánh chi tiết và cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kinh tế riêng biệt mà trên sổ kế toán tổng hợp không phản ánh được hết.
Trình tự và phương pháp ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau:Sơ đồ 9: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung.
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ hạch toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo kế toán
(1)
(1)
(2)
(3)
(5)
(6)
(7)
(8)
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiều
- Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ hợp lệ được dùng làm căn cứ ghi sổ, Nhật ký chung, sổ nhật ký đặc biệt, Sổ Cái, hạch toán chi tiết.
- Chứng từ liên quan đến thu – chi tiền được ghi vào sổ nhật ký đặc biệt rồi từ đó ghi vào Sổ Cái.
- Cuối tháng kiểm tra số liệu giữa Sổ Cái với Bảng tổng hợp chi tiết, Sổ Cái với Bảng cân đối số phát sinh, sổ hạch toán chi tiết với Bảng tổng hợp chi tiết, giữa Bảng cân đối kế toán với Bảng tổng hợp chi tiết, Bảng cân đối phát sinh.
Căn cứ vào Bảng nhật ký chung, Nhật ký đặc biệt, Sổ Cái, Bảng tổng hợp, chi tiết bảng cân đối số phát sinh để lập Báo cáo Tài chính.
Cuối tháng, cuối quý, cuối năm phải tổng hợp số liệu, khoá số và sổ chi tiết, rồi lập các Bảng tổng hợp chi tiết.
Sau khi đã đã kiểm tra đối chiếu số liệu ghi sổ trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết, được dùng để lập các Báo cáo kế toán.
Lập bảng chứng từ gốc để chứng minh tính hợp pháp về sự hình thành và tình hình sử dụng vốn vào mục đích sản xuất kinh doanh, phân loại xử lý kịp thời và luân chuyển chứng từ đúng tuyến để cung cấp thông tin quản lý. Mở sổ sách cần thiết để ghi chép theo dõi và tổng hợp tình hình huy động và sử dụng các loại tài sản phù hợp với đặc điểm vận động của từng giai đoạn sản xuất kinh doanh.
Lập Báo cáo để tổng hợp cân đối tình hình tài sản của Công ty sau từng kỳ hoạt động và và tính kết quả lãi lỗ và thực hiện nghĩa vụ của Công ty trong phân phối thu nhập.
Việc ghi số kế toán được thực hiện trên chứng từ kế toán máy, hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán nhập số liệu vào máy, công việc thuộc trách nhiệm kế toán nào thì kế toán đó phải trực tiếp và kiểm tra số liệu đã nhập vào máy cuối tháng, cuối quý tiến hành kết chuyển phân bổ và lập số liệu Báo cáo kế toán.
Các ngành nghề chính của công ty là xây dựng các công trình dân dụng công nghiệp, giao thông vận tải, nhà ở… lắp đặt các thiết bị điện nước và trang thiết bị nội thất, sử dụng cấu kiện bê tông đúc trước.
Sự phát triển và trưởng thành lớn mạnh của công ty trong nhiều năm qua không chỉ nằm riêng trong nội tỉnh, mà rất nhiều các công trình của công ty đã xây dựng trên toàn quốc như: Hà Nội, Lạng Sơn, TP.HCM…
Khi đất nước đổi mới đi lên, khi nền kinh tế đất nước chuyển mình từ chế độ bao cấp sang kinh tế thị trường vào những năm đầu của thập kỷ 90. Công ty TNHH một thành viên ụât Liệu Chịu Lửa cũng từng bước chuyển mình để bắt kịp cơ chế mới. Công ty đã sắp xếp lại lao động, tinh giảm biên chế nhà nước, quản lý hành chính gián tiếp có bộ máy quản lý gọn nhẹ,năng động.Công ty đã chuyển mạnh sang thị trường xây dựng và kinh doanh nhà ở. Thời điểm năm 1995 doanh thu của công ty là 20.6 tỷ đồng, nộp ngân sách 0.814 tỷ đồng. Cùng với việc đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại, chăm lo tới việc đào tạo nâng cao tay nghề trình độ cho toàn thể CB - CNV trong công ty. Chính vì thế mọi công trình do công ty xây dựng luôn đảm bảo mọi yêu cầu về chất lượng và uy thế của công ty trên thị trường không ngừng được củng cố và nâng cao.
Đứng trước nền kinh tế phát triển không ngừng, sự tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật. Trước sự thay đổi về môi trường cơ chế, công ty đã gặp phải không ít khó khăn như: sự lạc hậuvề máy móc thiết bị trình độ của CB - CNV chưa cao, bộ máy còn nặng tư tưởng quan liêu…Song với tinh thần dám nghĩ, dám làm công ty đã khẳng định vị trí của mình trên thị trường.
Từ năm 2004 đến năm 2007 công ty đã ký 42 hợp đồng, bàn giao đưa vào sử dụng 22 công trình và hạng mục công trình với tổng các hạng mục công trình lên tới 30 tỷ đồng, 20 công trình còn lại được bàn giao cho năm sau với gia trị 17.1 tỷ đồng.
Cho đến nay, Công ty TNHH một thành viên Vật Liệu Chịu Lửa luôn đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho CB -CNV trong toàn công ty với mức lương bình quân là 500 000đồng/tháng. Đặc biệt công ty là thành viên liên kết của tổng công ty thép Việt nam, tạo nên khả năng về vốn, thiết bị, đủ điều kiện để tham gia đấu thầu mọi công trình, hạng mục công trình có giá trị cao, đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, kể cả các công trình ở nước ngoài hoặc các công trình do nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, các công trình liên doanh. Công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa đã và đang phát triển lớn mạnh không ngừng và ngày càng vững mạnh.
2.2- Thực trạng công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại công ty TNHH một thành viên Vật Liệu Chịu Lửa
2.2.1. Phân loại TSCĐ hữu hình.
TSCĐ trong các doanh nghiệp nói chung và Công ty TNHH một thành viên Vật Liệu Chịu Lửa nói riêng luôn luôn giữ, vị trí vai trò quan trọng là nhân tố quan trọng bảo đảm cho SXKD được mở rộng, là quá trình thực hiện cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và điều kiện cải thiện lao động con người.
Công ty TNHH một thành viên Vật Liệu Chịu Lửa được thành lập rất sớm nên hiện nay TSCĐ của công ty rất đa dạng. Nhất là những năm gần đây, công ty đã nhập 1 số thiết bị hiện đại máy móc của nước ngoài để phục vụ cho nhu cầu sản xuất của công ty.
Để quản lý chặt chẽ phù hợp với từng loại TSCĐ, đồng thời để thuận tiện cho việc hạch toán TSCĐ được chính xác thì từ khi tiếp nhận TSCĐ phòng kế toán phải phân loại TSCĐ.
Tài sản cố định ở công ty chủ yếu là tài sản cố định hữu hình được phân loại theo các nhóm và có giá trị còn lại tính đến tại 1/12/2007 như sau:
+ Nhà cửa ,Vật kiến trúc
+ Máy móc thiết bị sản xuất
+ Phương tiện vận tải
+ Thiết bị dụng cụ quản lý và TSCĐ khác
Chỉ tiêu
Năm 2007
Tỷ trọng
Tổng giá trị tài sản
1,317,982,490
100%
Trong đó
nhà cửa vật kiến trúc
550,248,067
41.75
Máy móc thiết bị
531,564,994
40.33
Phương tiện vận tải
196,169,429
14.88
Thiết bị dụng cụ quản lý và TSCĐ khác
40,000,000
3.03
2.2.2. Tình hình biến động và công tác quản lý TSCĐ hữu hình
Tại Công ty TNHH một thành viên Vật Liệu Chịu Lửa khi tiếp nhận TSCĐ kế toán chịu trách nhiệm về TSCĐ và nhận được 1 hóa đơn kiêm phiếu xuất kho tài chính bên bán TSCĐ. Căn cứ vào các hóa đơn mà bên bán đã trao, phòng kế toán lập phiếu xuất kho TSCĐ theo quy cách, tiêu chuẩn thông số kỹ thuật, giá tiền ghi trên hóa đơn. Cuối tháng định kỳ kế toán TSCĐ sang phòng kế hoạch để nhận phiếu nhập kho (hoặc phòng kế hoạch chuyển sang cho phòng kế toán).
Trên phiếu nhập kho đã thể hiện việc TSCĐ được nhập kho của công ty (có chữ ký xác nhận của thủ kho) và được công ty đồng ý mua và nhập kho.
Căn cứ vào hóa đơn của bên bán và phiếu nhập kho của công ty, kế toán TSCĐ tiến hành lập thẻ TSCĐ. Mỗi Thẻ TSCĐ thể hiện 1 loại máy móc thiết bị.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng 2 biên bản đó là:
- Biên bản lắp đặt chạy thử đưa vào sử dụng máy móc
- Biên bản bàn giao TSCĐ.
Đại diện cho bên giao là người phụ trách về kinh doanh đã ký kết hợp đồng và mua máy móc thiết bị.
Đại diện cho bên nhận bàn giao là người phụ trách về sản xuất quá trình vận hành và SX ra sản phẩm.
Biên bản này thể hiện TSCĐ đưa vào sử dụng ngày tháng năm ghi trên biên bản, kế toán TSCĐ căn cứ vào biên bản bàn giao làm thẻ TSCĐ, căn cứ vào thẻ TSCĐ đưa vào sổ chi tiết. Nhiều thẻ TSCĐ thể hiện máy móc thiết bị giống nhau sẽ được ghi cùng 1 dòng ở cột số lượng.
Theo quyết định số 206 của bộ tài chính ban hành ngày 12/12/2003. Công ty đã làm văn bản đăng ký mức trích khấu hao cho từng loại TSCĐ trong công ty: máy móc thiết bị 10%; nhà xưởng 8%.
2.2.3. Đánh giá TSCĐ.
Các doanh nghiệp dựa vào tiêu chuẩn để đánh giá TSCĐ đó là nguyên giá TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ. Công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN VẬT LIỆU CHỊU LỬA cũng dựa vào 2 điểm trên để đánh giá TSCĐ trong công ty.
Nguyên giá TSCĐ là giá trị mua sắm xây dựng ban đầu của TSCĐ và các chi phí khác trước khi đưa vào sử dụng.
+Vậy NG TSCĐ do mua sắm = Giá mua + Chi phí mua
Ví dụ: Trong năm 2007 để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, công ty đã mua máy dập thuỷ lực 250 tấn hoá đơn là 190.000.000đồng. Các chi phí vận chuyển, lắp đặt chạy thử mà công ty đã phải trả trước khi đưa vào sử dụng là 5.121.000đồng.
NG TSCĐ = Giá ghi trên hoá đơn + Chi phí (nếu có)
= 190.000.000 +5.121.000 =195.121.000
+ NG TSCĐ do XDCB bàn giao
= Giá trị quyết toán + phí tổn trước khi SD
Ví dụ: Trong năm 2007 để đảm bảo cho việc quản lý công ty đã cho xây dựng một văn phòng làm việc cho phân xưởng II theo giá quyết toán công trình được duyệt là 78.400.000 đồng.
NG TSCĐ do XDCB bàn giao = 78.400.000 đồng
+ Hao mòn TSCĐ được xác định bằng tổng mức khấu hao TSCĐ đã trích tại thời điểm đó.
Giá trị còn lại của TSCĐ = NG - Hao mòn luỹ kế
Cũng ví dụ trên: TSCĐ đó được xác định thời gian sử dụng là 35 năm đến năm 2007 số hao mòn luỹ kế mà công ty đã trích khấu hao là: 59.687.506 đồng.
Vậy giá trị còn lại = 78.400.000 -59.687.506 = 18.712.494 đ
Cùng với phát triển và bảo toàn vốn các DN cần phải đánh giá đúng với các nguyên nhân, tránh dẫn đến tình trạng không bảo toàn được vốn. Để có biện pháp thích hợp ta cần nắm được các biện pháp đánh giá TSCĐ sau.
Đánh giá đúng các giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện phản ánh chính xác tình hình biến động giảm tăng TSCĐ.
Điều chỉnh kịp thời giá trị của TSCĐ để tạo điều kiện tính đúng, tính đủ chi phí khấu hao không để mất vốn.
Đánh giá TSCĐ giúp DN thấy được mức độ thu hồi vốn đầu tư đến thời điểm đánh giá. Từ đó giúp việc lựa chọn chính sách khấu hao để thu hồi số vốn còn lại nhằm bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh. Tránh trường hợp mức khấu hao thấp hơn giá trị hao mòn dẫn tới không thu hồi đủ vốn khi hết hạn sử dụng cũng như khấu hao lớn hơn giá trị hao mòn thực tế dẫn tới chi phí giá thành tăng ảnh hưởng đến viêc tăng chi phí giá thành khi quyết toán công trình.
Công ty TNHH một thành viên Vật Liệu Chịu Lửa nhiều công trình dân dụng do đó Công ty cần phải đánh giá đúng các loại TSCĐ.
2.2.4. Thủ tục, chứng từ, hạch toán tăng TSCĐ.
Khi một TSCĐ lên do doanh nghiệp dùng tiền mua sắm, sau khi ký kết hợp đồng mua bán kế toán tiến hành lập biên bản bàn giao TSCĐ để đưa vào sử dụng và quản lý,đồng thời ghi vào danh mục TSCĐ và thẻ TSCĐ của DN để theo dõi tình hình sử dụng và tính mức khấu hao.
Ví dụ: Do yêu cầu mở rộng sản xuất, ban lãnh đạo công ty quyết định mua 1 máy nghiền sạn PLC của công ty cơ khí HN chất lượng mới 100% được mua bằng nguồn vốn ngân sách. Thuế GTGT 10%, giá trị mua chưa thuế GTGT là: 547.411.000 đồng.
Các thủ tục mà Công ty TNHH một thành viên Vật Liệu Chịu Lửa đã tiến hành theo các bước sau:
Đơn vị: Công tyTNHH một thành Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
***
Viên VLCL Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 1086/HĐKT
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
- Căn cứ vào pháp lệnh HĐKT của hội đồng nhà nước công bố ngày 28/9/1998.
- Căn cứ vào nghị định số 17 -HĐBT ngày 16/01/1990 của hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
Hôm nay, ngày 15 tháng 08 năm 2007. Tại Công ty TNHH một thành viên VLCL
ĐẠI DIỆN BÊN A: Công ty cơ khí HN
Do ông: Trần Huy Giảng làm đại diện Chức vụ: Giám đốc công ty
Tài khoản: 62A0086
Địa chỉ: Số 8 Thanh Xuân - HN
Điện thoại: 04.8 771 834
ĐẠI DIỆN BÊN B LÀ: Công ty TNHH một thành viên VLCL
Do ông Vũ Hồng Quang làm đại diện Chức vụ: Giám đốc công ty
Tài khoản: 46118008000736
Địa chỉ: Cộng hoà - Chí linh-Hải Dương
Điên thoại: 03203884656
Hai bên thoả thuận ký hợp đồng với các điều khoản sau:
Điều 1: - NỘI DUNG HỢP ĐỒNG
Bên B mua 1 máy nghiền sạn PLC mới của công ty cơ khí HN(bên A) mới 100%, chất lượng hàng hoá nguyên đai kiện.
Bảo hành hoạt động trong vòng 2 năm nếu hỏng hóc phải thông báo cho bên A chịu trách nhiệm
Điều 2: - BẢNG KÊ MẶT HÀNG
SốTT
Tên hàng
ĐVT
S.lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
1
Máy nghiền sạn PLC
chiếc
1
547.411.000
547.411.000
Tổng cộng: 547.411.000 đ
Bằng chữ: Năm trăm bốn mươi bảy triệu bốn trăm mười một nghìn chẵn
Điều 3: - CAM KẾT CHUNG
Bên A phải: Giao hàng đúng thời hạn và địa điểm giao hàng
Giao hàng phải đúng đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như quy cách sản phẩm theo điều 1.
Phải phát hành hóa đơn GTGT theo quy định của bộ tài chính.
Lắp đặt chạt thử hướng dẫn công nhân sử dụng tốt máy móc này.
Bên B phải: Kiểm tra hàng hóa trước khi nhập kho trong khi ghi nhận nếu phát hiện sự nhầm lẫn phải thông báo cho bên A biết không quá 15 ngày kể từ khi phát hành hóa đơn.
Thanh toán tiền cho bên A theo quy định trong điều 5.
Điều 4: - NƠI GIAO HÀNG
a) Địa điểm giao hàng: Tại kho Bên B
b) Phương tiện vận chuyển: ôtô bên A
c) Thời gian giao hàng: 8h ngày 20/9
Điều 5: THỂ THỨC THANH TOÁN
Thanh toán bằng chuyển khoản, thời hạn thanh toán sau 15 ngày, trường hợp bên B thanh toán không đúng thời hạn nêu trên thì bên B phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Điều 6: Hợp đồng chia thành 3 bản, mỗi bên 1bản, 1 bản gửi cơ quan trọng tài kinh tế VN. Hai bên thực hiện những điều khoản trên nếu có gì vướng mắc thì phải thông báo cho nhau để cùng bàn bạc giải quyết, nếu 1 bên đơn phương thay đổi phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật.
Hiệu lực của hợp đồng hết ngày 25/12. Hợp đồng có hiệu lực 15 ngày, hai bên phải gặp nhau để thanh lý, quyết toán theo quy định của pháp lệnh HĐKT.
Đại diện bên A Đại diện bên B
(đã ký(đã ký) (đã ký(đã ký)
Trần Huy Giảng Vũ Hồng Quang
HOÁ ĐƠN (GTGT) Mẫu số 01 GTKT- 31L
Số:02/207
Ngày 20 tháng 09 năm 2007
Đơn vị bán hàng: Công ty cơ khí HN
Địa chỉ: Số 8- Thanh Xuân HN Số TK: 620A0086
Điện thoại: 04 877 1834 MS:
Họ và tên người mua hàng: Vũ Đông Hải
Đơn vị: Công ty TNHH một thành viên VLCL
Địa chỉ: Sao đỏ-Chí linh-Hải Dương Số TK:46118008000736
Hình thức thanh toán: Chuyển khoản MS:08007
STT
Tên hàng hoá dvụ
ĐVT
S.lượng
Đơn giá
Thành tiền
1
Máy nghiền sạn PLC
chiếc
1
547.411.000
547.411.000
Cộng tiền hàng
547.411.000
Thuế GTGT 10%
54.741.100
Tổng cộng
602.152.100
Bằng chữ: Sáu trăm linh hai triệu một trăm năm hai nghìn một trăm đồng.
Người mua hàng Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
Vũ Đồng Hải Bùi Văn Tam Trần Huy Giảng
Đơn vị: Cty TNHH một thành viên VLCL Mẫu số:02 -TT
Địa chỉ: Sao đỏ-Chí linh-Hải Dương Ban hành theo QĐ số:15/2006/QĐ - BTC
Ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng
Bộ tài chính
Số:1308 Nợ TK 211
Có TK 111
PHIẾU CHI
Ngày 20 tháng 09 năm 2007
Họ tên người nhận tiền: Nguyễn Thanh Hoa
Địa chỉ: Số 8 Thanh Xuân HN
Lý do chi Mua TSCĐ - Máy nghiền PLC
Số tiền: 602.152.100
Bằng chữ: Sáu trăm lẻ hai triệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác kế toán Tài sản cố định hữu hình tại công ty TNHH một thành viên Vật liệu chịu lửa.docx