Toàn bộ TSCĐ tại xí nghiệp được theo dõi chi tiết cả về nguyên giá , khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại theo từng phân xưởng và bộ phận sử dụng. TSCĐ ở các phân xưởng được chia làm :
+TSCĐ dùng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh
+ TSCĐ chờ sử dụng
+ TSCĐ chờ thanh lý
Việc phân chia này xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Các máy móc thiết bị hầu hết đã sử dụng từ rất lâu, thường hỏng hóc và hiệu quả rất thấp. Bên cạnh đó, việc thay đổi cơ cấu sản xuất cũng làm cho qui trình công nghệ thay đổi, nhiều loại máy chuyên dụng không còn phù hợp vói qui trình công nghệ mới nên trở nên mất tác dụng.
67 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp cơ khí 79, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sử dụng vốn và nguồn vốn sản xuất kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh dưới hình thức vốn, tiền tệ cùng với việc tính toán phân phối kết quả kinh doanh của Xí nghiệp.
+ Phòng cơ điện
+ Phòng KCS
* Các phân xưởng:
+ Phân xưởng CK1: sản xuất các mặt hàng cơ khí
+ Phân xưởng CK2: sản xuất các sản phẩm cơ khí và các trang thiết bị công nghệ phục vụ sản xuất
+ Phân xưởng CK3: sản xuất các mặt hàng cơ khí và làm công tác sửa chữa
+ Phân xưởng đúc
+ Phân xưởng GCN
2.1.3. Đặc điểm qui trình công nghệ
XN cơ khí 79 là một đơn vị chuyên sản xuất các mặt hàng cơ khí, tổ chức sản xuất từ khâu tạo phôi qua cơ khí đến xử lý bề mặt và hoàn chỉnh sản phẩm nên QTCNSX ở nhà máy là qui trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục, sản phẩm phải trải qua nhiều công đoạn, chu kỳ sản phẩm kéo dài do việc sản xuất 1 sản phẩm được chuyển qua nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng có nhiệm vụ gia công, chế tạo một phần nào đó của sản phẩm.
Sản phẩm ở đơn vị tuy có nhiều chủng loại nhưng đều được chế tạo từ nguyên liệu chủ yếu là sắt, thép nên QTCN tương đối giống nhau. Luận văn này xin được đề cập đến QTCN sản xuất bánh răng côn xoắn Ben La (sơ đồ 2-2)
2.1.4. Tổ chức công tác kế toán của xí nghiệp
Xí nghiệp cơ khí 79 tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Kế toán trưởng có nhiệm vụ trực tiếp hướng dẫn điều hành các nhân viên kế toán của mình không qua khâu trung gian nhận lệnh. Chính vì vậy, các mối quan hệ phụ thuộc trong bộ máy kế toán rất đơn giản, tạo độ linh hoạt cao và chính xác cao.Với mô hình này toàn bộ công tác kế toán ở mọi phần hành từ khâu thu nhận, ghi sổ đến xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo đều được tiến hành ở phòng kế toán
Số lượng nhân viên kế toán là 4 người. Mỗi người thực hiện nhiệm vụ riêng và phải chịu trách nhiệm về phần hành kế toán mà họ đảm nhận. Mô hình này được thể hiện qua sơ đồ 2-1.
Sơ đồ 2-1: Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
Kế toán về giá thành, tiền lương, BHXH XĐKQ tiêu thụ, các khoản chi trả ngân sách
Kế toán về vốn bằng tiền, thanh toán tạm ứng, thanh toán với người mua, người bán và các khoản phải trả khác trả
Kế toán về NVL, CCDC, TSCĐ
Thủ kho,Thống kê phân xưởng
Kế toán trưởng thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp chỉ đạo thực hiện các phần hành kế toán theo đúng quy định của nhà nước về chế độ kế toán tài chính, là người chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước về công tác kế toán.
Các bộ phận kế toán khác:
+ Bộ phận kế toán vật liệu, TSCĐ: chuyên ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển bảo quản nhập xuất tồn kho NVL, CCDC và phân bổ CCDC: theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, ghi chép phản ánh tình hình khấu hao tài sản, xây dựng cơ bản và phân bổ khấu hao
+ Bộ phận kế toán vốn bằng tiền, thanh toán tạm ứng, thanh toán với người mua, người bán và các khoản phải trả khác : theo dõi tất cả các khoản thu chi tiền mặt, ghi sổ quỹ,lập báo cáo quỹ; các khoản chi, hoàn nhập tạm ứng; theo dõi các khoản còn phải thu, phải trả người bán trên các sổ chi tiết TK131,331 và căn cứ vào đó để lập NKCT số 5 và bảng kê số 11
+ Bộ phận kế toán tiền lương và BHXH, kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành, Kế toán thành phẩm và xác định kết quả tiêu thụ: Thu chi tính toán theo dõi và thanh toán tiền lương và các khoản phụ cấp cho CBCNV, trích BHXH theo qui định; theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho thành phẩm trên sổ chi tiết TK155, cuối tháng vào Bảng kê số 8 và lập Báo cáo nhập xuất tồn kho thành phẩm. Lãi lỗ của hoạt động kinh doanh được xác định dựa trên sổ chi tiết và sổ tổng hợp các TK511,521,531,532.
2.1.4.2. Hình thức kế toán:
Xí nghiệp sử dụng hình thức Nhật kí chứng từ, trình tự ghi chép được thể hiện qua sơ đồ
*Các chế độ kế toán được áp dụng tại đơn vị:
+ Niên độ kế toán được bắt đầu vào 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm
+ Doanh nghiệp áp dụng QĐ 1141TC/CĐ kế toán ban hành ngày 1/11/2005
+ Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán là VNĐ
+ Hình thức sổ kế toán: Nhật kí chứng từ
+ Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên
+ Nguyên tắc đánh giá TSCĐ: theo nguyên giá và giá trị còn lại
2.2. Thực tế tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Xí nghiệp cơ khí 79
2.2.1.Tổ chức kế toán tập hợp CPSX ở Xí nghiệp
2.2.1.1. Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành sản phẩm dựa trên đặc điểm QTCN của từng loại sản phẩm.
Đối với sản phẩm nhỏ, lẻ, QTCN giản đơn, phạm vi phát sinh chi phí là từng phân xưởng thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là từng loại sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng còn đối tượng tính giá thành tương ứng là theo từng loại sản phẩm hoặc theo từng đơn đặt hàng.
Đối với sản phẩm sản xuất theo kế hoạch, QTCN phức tạp , phải qua nhiều công đoạn ở các phân xưởng khác nhau như bánh răng, trục con lăn.. thì đối tượng kế toán tập hợp CPSX theo từng phân xưởng. Với trường hợp các mặt hàng sản xuất theo đơn đặt hàng thì đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng chi tiết đến từng địa điểm phát sinh chi phí đó là các phân xưởng. Tại các phân xưởng thì chi phí lại được tập hợp qua rất nhiều giai đoạn như tiện, phay, mài, nhiệt luyện …do vậy đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm hoàn thành hoặc bán thành phẩm ở các giai đoạn công nghệ. Điển hình của nhóm sản phẩm này là bánh răng côn xoắn Benla. Quá trình chế tạo của nó được diễn ra tại 2 phân xưởng đó là PXGCN và PXCK3. Tại PXGCN, chi phí được tập hợp cho các giai đoạn cắt phôi, rèn, ủ phôi, phay, nhiệt luyện…Bán thành phẩm sau đó sẽ được nhập kho bán thành phẩm hoặc giao trực tiếp cho PXCK3 để tiếp tục chế biến. Tại phân xưởng này, chi phí lại được tập hợp qua các giai đoạn như mài, rà tinh…khi sản phẩm hoàn thành sẽ được nhập kho thành phẩm.
2.2.1.2.Kế toán CPNVLTT
Là một doanh nghiệp cơ khí, cơ cấu sản phẩm tại xí nghiệp rất đa dạng cả về số lượng và đặc tính kĩ thuật cho nên nguyên vật liệu ở đây cũng khá phong phú:
- Nguyên vật liệu chính dùng cho sản xuất chủ yếu:
+ Các kim loại màu: đồng thau, đồng đỏ, nhôm thiếc
+ Các loại thép : thép ống ( 84, 89, 140…) thép lá (tráng thiếc, mạ kẽm, chịu nhiệt..), thép tấm
Bên cạnh đó còn có các bán thành phẩm mua ngoài hoặc tự chế cũng được sử dụng như nguyên liệu chính cho quá trình sản xuất như: phôi ty sứ (10kV, 15kV, 35kV), phanh hãm vòng bi; vòng bi 6205; phôi con lăn, phôi bánh răng côn xoắn.
Vật liệu phụ: hoá chất HCL, NH4CL, Na0H, tạp phẩm: chổi sơn, xô nhựa, vật liệu cách điện, băng dính, keo dán..
Nhiên liệu: than hoa, dầu máy, các loại xăng A76,A92.
Toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp phục vụ cho sản xuất được xí nghiệp tập hợp vào TK621-CPNVLTT. Xí nghiệp sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ để tính giá trị NVL xuất dùng. Hàng tháng phòng kế hoạch lập kế hoạch sản xuất trong đó có kế hoạch vật tư xuất dùng cho sản xuất. Các phân xưởng sản xuất theo kế hoạch này sẽ nhận nguyên vật liệu từ kho về để phục vụ sản xuất thông qua Phiếu xuất kho vật tư trên phiếu này chưa ghi đơn giá mà chỉ đến cuối kì khi kế toán tính giá vật tư mới viết vào và tính trị giá của vật tư xuất kho.Đơn giá bình quân được tính cho từng thứ vật tư.(Biểu số 2-3 và 2-4) . TK152 được sử dụng để theo dõi tình hình biến động của nguyên vật liệu (TK này được chi tiết thành 6 TK cấp 2).
1521: Nguyên liệu chính+ bán thành phẩm mua ngoài
1522: Nguyên vật liệu phụ
1523: Nhiên liệu
1524: Phụ tùng thay thế
1525: Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản
1526: Phế liệu
Định kì (15 ngày) khi nhận được các PNK,PXK vật tư do bộ phận vật tư và thống kê các phân xưởng gửi lên, kế toán vật liệu vào sổ chi tiết vật liệu (Biểu 2-5).Sổ này theo dõi cả về mặt hiện vật, giá trị và được mở cho từng danh điểm vật tư.
Cuối tháng kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết vật tư với thẻ kho của phân xưởng và lập bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật liệu. (Biểu 2-6)
Phương pháp tập hợp để tính giá thành Đối với phần NVL tính vào giá thành, kế toán tiến hành theo trình tự sau:
+ Tập hợp và phân loại PXK theo từng phân xưởng sau đó lập Bảng tổng hợp vật tư nhập xuất cho các phân xưởng rồi tiến hành định khoản trên Phiếu Định Khoản ( biểu2-7.)
Biểu 2-7: Phiếu định khoản
Trích yếu
Tên tài khoản
Số trang sổ cái
Số tiền
Nợ
Có
Nợ
Có
Xuất vật tư cho phân
xưởng cơ khí 3
621CK3
90446970
1521
88756320
1522
865000
1523
825650
Cộng
90446970
+ Những vật liệu xuất dùng liên quan trực tiếp đến sản phẩm nào thì tập hợp trực tiếp ngay cho sản phẩm đó. Nếu vật liệu xuất dùng liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí mà không thể tập hợp riêng đựoc thì phải áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp để phân bổ chi phí cho các sản phẩm có liên quan. Các vật liệu chính luôn được tập hợp chi tiết cho từng đối tượng, chỉ có một số vật liệu phụ và nhiên liệu phát sinh phải phân bổ gián tiếp và tiêu thức phân bổ ở đây là theo vật liệu chính tiêu hao.
Ví dụ: Theo số liệu tháng 5 năm 2005, tại phân xưởng cơ khí 2(đvt: VNĐ)
- Chi phí vật liệu phụ : 607.640
- Chi phí vật liệu chính tiêu hao : 78.952.100
+ Nắp chụp côn ty sứ: 12.630.810
+ Mũi khoan 65:10.978.000
+ Ty sứ 10kV: 15.210.300
+ Ty sứ 35kV: 12.326.000
….
Việc phân bổ chi phí vật liệu phụ được tiến hành như sau:
Hệ số phân bổ
=
Chi phí vật liệu phụ
S Giá trị vật liệu chính tiêu hao
=
607.640
78.952.100
=0.0077
Chi phí vật liệu phụ được phân bổ cho từng loại sản phẩm:
Nắp chụp côn ty sứ: 12.630.810x0.0077=97257,24
Mũi khoan 65: 10.978.000x0.0077=84530,6
Ty sứ 10kV: 15.210.300x0.0077= 117119,3
Ty sứ 35kV: 12.326.000x0.0077=94910,2
Trường hợp sản xuất theo đơn đặt hàng thì chi phí NVL trực tiếp cũng được tiến hành tương tự như với sản phẩm nghĩa là chi phí liên quan đến Đơn đặt hàng nào thì tập hợp thẳng cho đơn đặt hàng đó . Nếu chi phí liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì kế toán tiến hành phân bổ theo NVL chính tiêu hao.
Cuối tháng, từ các Phiếu định khoản và các số liệu chi phí tập hợp, kế toán lập Bảng phân bổ nguyên vật liệu ( Biểu 2-8). Bảng này cho biết toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo từng phân xưởng, số liệu của bảng là căn cứ để kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng.
2.2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Tại xí nghiệp, việc tính và trả lương tuỳ theo đặc điểm tính chất công việc:
* Đối với công nhân trực tiếp sản xuất tại các phân xưởng xí nghiệp trả lương theo sản phẩm . Quỹ tiền lương được lập trên cơ sở tiền lương sản phẩm, tiền lương thời gian và tiền phụ cấp được hưởng:
Tiền lương CNTTSX= TSP + TTG +TPC
TSP = Đơn giá tiền lương * Số lượng SP hoàn thành
TSP : tiền lương sản phẩm
TTG : tiền được hưởng trong ngày lễ, tết, việc công, đi học, họp hoặc tham gia các hoạt động văn hoá thể thao.
TPC : tiền phụ cấp
Trong đó : Đơn giá tiền lương sản phẩm được xác định trên cơ sở định mức trung bình tiên tiến , cấp bậc công việc và mức lương tối thiểu theo qui định và được lập riêng cho từng loại sản phẩm công việc, số lượng sản phẩm hoàn thành : căn cứ vào phiếu nhập kho thành phẩm tức là khi sản phẩm đã qua kiểm nghiệm đảm bảo chất lượng và có xác nhận của thủ kho.
Có 2 trường hợp:
TH1: tiền lương sản phẩm được xác định theo từng tổ sản xuất (tổ trưởng là người đứng ra theo dõi, ghi nhận công việc của từng người cũng như việc bàn giao khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành cho bộ phận kiểm nghiệm hoặc kho) –áp dụng đối với những phân xưởng có tính chuyên môn hoá theo giai đoạn công nghệ, cuối tháng căn cứ vào khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành và đơn giá định mức thống kê phân xưởng sẽ lập Phiếu thanh toán lương sản phẩm của từng tổ có xác nhận của thủ kho hoặc các bên liên quan.( biểu 2-9).
TH2: Phiếu thanh toán lương sẽ được lập cho từng người trong trường hợp sản phẩm hoàn thành không phải qua nhiều giai đoạn phức tạp, ở những phân xưởng sản xuất có tính chất đơn lẻ theo các đơn đặt hàng (mỗi người có một sổ theo dõi sản phẩm riêng), mỗi người tự chịu trách nhiệm về phần việc của mình từ khi nhận nguyên liệu sản xuất ở các kho phân xưởng cho đến lúc kiểm nghiệm sản phẩm nhập kho.
Hàng tháng, kế toán tiền lương căn cứ vào các phiếu thanh toán lương sản phẩm để tính ra tiền lương phải trả công nhân trực tiếp sản xuất thông qua Bảng thanh toán lương bộ phận trực tiếp sản xuất.( Biểu 2-10)
Phần BHXH kế toán căn cứ vào phiếu nghỉ hưởng BHXH của từng cá nhân để lên bảng thanh toán BHXH cho từng phân xưởng, phòng ban. Bảng thanh toán lương và thanh toán BHXH là cơ sở để kế toán trả lương cho công nhân viên chức. Việc thanh toán lương được chia làm 2 kì: kì 1 tạm ứng, kì 2 nhận nốt số còn lại.
Tiếp đó kế toán sẽ lập ra Bảng thanh toán lương của toàn doanh nghiệp. Để tiện cho việc theo dõi và kiểm tra, bảng này được chia làm 2 phần theo dõi trong 2 quyển trả lương: một cho khối phòng ban và một cho khối phân xưởng sản xuất. Số liệu để lập bảng này là lấy từ bảng thanh toán lương của từng phân xưởng, phòng ban.
Cuối tháng căn cứ các Bảng này để phân bổ tiền lương thực trả vào các khoản chi phí liên quan. Việc phân bổ theo đúng qui định
(Biểu số 2-11)
Số liệu của bảng này được dùng để ghi vào các bảng kê, NKCT và các sổ sách liên quan trong quá trình tập hợp chi phí toàn doanh nghiệp và theo từng phân xưởng.
2.2.1.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Để theo dõi các khoản chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627, tài khoản này được mở chi tiết cho từng phân xưởng, bao gồm các tiểu khoản:
+6271: Tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên quản lý phân xưởng
+6272:Chi phí vật liệu( chi phí dầu giẻ, phụ tùng thay thế sửa chữa nhỏ, chi phí sửa chữa lớn, chi phí nhà xưởng, chi phí khác..)
+6273: Dụng cụ sản xuất ( thiết bị công nghệ gá lắp, chi phí dụng cụ đo kiểm..)
+6274: Khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng
+6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài( điện dùng cho sản xuất…)
+6278: Chi phí bằng tiền khác( chi hội họp, phép, chi bảo hộ lao động, nước công nghiệp, vải quốc phòng..)
*Chi phí nhân viên phân xưởng: phản ánh những khoản như lương, phụ cấp và các khoản đóng góp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ trích 19% lương cấp bậc của các nhân viên gián tiếp tại xưởng như quản đốc, thống kê…
Lương của nhân viên gián tiếp phân xưởng được trả theo hình thức kết hợp giữa lương thời gian và kết quả lao động sản xuất kinh doanh của toàn nhà máy. Theo đó ta có công thức tính lương nhân viên gián tiếp:
K =
QTLGT
Tổng tiền lương CMNV của lao động gián tiếp
K1 =
Tổng lương sản phẩm của CNTTSX
x HSSDLĐ
Tổng lương cấp bậc của CNTTSX
QTLGTTTế =Tổng lương LĐGT x K
Lương LĐGT = ni x li x k +TTG + TPC
Trong đó : ni : số ngày công trong tháng
Li : tiềnlương ngày của người i
li = HS lương người i được hưởng x mức lương tối thiểu : 26
So sánh K với K1 nếu k>k1 hoặc k=k1 thì lấy k=k1,còn nếu k<k1 hoặc k=k1thì lấy k. Việc này sẽ do phòng tổ chức lao động tính rồi nộp lên giám đốc để xin xét duệt. HSLGT sau khi được xét duyệt chuyển về phòng kế toán để kế toán tính tiền lương gián tiếp cho các bộ phận hưởng lương gián tiếp.
Với hệ số tiền lương gián tiếp đã xác định, căn cứ vào số ngày công thực tế và lương cấp bậc, kế toán tính ra tiền lương của từng người:
Ví dụ: Căn cứ vào bảng chấm công của phòng lao động kế toán tính lương gián tiếp cho ông Trần Văn Minh là quản đốc như sau:
+Họ tên: Trần Văn Minh
+ Chức vụ: quản đốc
+ Số công hưởng lương thời gian:26(trong đó có 1L)
+ Lương cấp bậc: 1337000
l = 3,82 x 350000 : 26 = 51423,07
T = ni x li x k + ttg + tpc
=25 x 51423.07 x 1.1 + 1,1 x 1337000 =2884834
Toàn bộ chi phí nhân viên phân xưởng được tập hợp vào bên Nợ TK6271, cuối tháng sẽ được phân bổ cho các sản phẩm chịu chi phí.
*Khấu hao máy móc thiết bị nhà xưởng:
Toàn bộ TSCĐ tại xí nghiệp được theo dõi chi tiết cả về nguyên giá , khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại theo từng phân xưởng và bộ phận sử dụng. TSCĐ ở các phân xưởng được chia làm :
+TSCĐ dùng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh
+ TSCĐ chờ sử dụng
+ TSCĐ chờ thanh lý
Việc phân chia này xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị. Các máy móc thiết bị hầu hết đã sử dụng từ rất lâu, thường hỏng hóc và hiệu quả rất thấp. Bên cạnh đó, việc thay đổi cơ cấu sản xuất cũng làm cho qui trình công nghệ thay đổi, nhiều loại máy chuyên dụng không còn phù hợp vói qui trình công nghệ mới nên trở nên mất tác dụng.
Dưới sự cho phép của Tổng cục công nghiệp quốc phòng, kế toán đơn vị chỉ trích khấu hao cho các tài sản sử dụng trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, điều này nhằm tránh cho giá thành phải chịu chi phí khấu hao quá cao.
Đơn vị áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng, mức trích khấu hao trung bình được xác định theo công thức:
Giá trị còn lại trên sổ kế toán
Mức khấu hao TSCĐ =
Bình quân năm Thời gian sử dụng còn lại
Mức khấu hao TSCĐ bình quân năm
Mức khấu hao TSCĐ =
Bình quân tháng 12 tháng
Ví dụ: số liệu trong sổ theo dõi chi tiết TSCĐ của máy tiện 1K62
+Nguyên giá: 40289000
+ Số khấu hao luỹ kế: 34073650
+ Giá trị còn lại: 6215350
6215348
= = 310767,4
20
+ Số năm còn sử dụng : 20 năm
Mức K hao bình quân năm là :
310767,4
= = 25897,3
12
Mức khấu hao bình quân tháng là:
Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán theo dõi chi tiết TSCĐ, kế toán lập bảng tổng hợp về khấu hao TSCĐ chi tiết theo từng phân xưởng, từ đó tiến hành định khoản trên phiếu định khoản và lập Bảng phân bổ số 3- Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ ( Biểu 2-12)
* Các khoản chi phí sản xuất chung khác được kế toán giá thành theo dõichi tiết trong sổ TK627
Khi thực hiện tính giá thành, kế toán tập hợp tất cả chi phí sản xuất chung theo từng phân xưởng sau đó phân bổ cho các sản phẩm chịu chi phí ở từng phân xưởng theo tiêu thức tiền lương :
Hệ số PBCPSXC =
SCPSXC
S tiền lương CNSXSP
CPSXC spi = Hệ số phân bổ CPSXC x Tiền lương CN sản xuất sản phẩm
2.2.1.5.Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn xí nghiệp
TK154 được sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
1541: sản xuất hàng quốc phòng
1542: sản xuất hàng kinh tế
1543: sản xuất phụ
( ngoài ra còn có TK1545 : bán thành phẩm tự chế nhưng chỉ để phục vụ cho kinh doanh nên không được dùng để tập hợp chi phí )
Thực tế chỉ có TK1542 được sử dụng để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm vì hiện nay hầu như nhà máy không có bộ phận sản xuất phụ và mặt hàng quốc phòng theo pháp lệnh của cấp trên. Cuối tháng kế toán căn cứ vào các NKCT, bảng kê, bảng phân bổ và sổ chi tiết liên quan để lập bảng kê số 4- Tập hợp CPSX theo phân xưởng ( Biểu 2-13) Và NKCT số 7- Tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp ( Biểu 2-14). Sau đó từ NKCT để vào Sổ Cái. Phương pháp ghi sổ như sau:
+ Bảng kê số 4:
- Căn cứ vào bảng phân bổ số 1- bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số2-11), phần cộng có các TK334,338 đối ứng Nợ với các TK 622,627 để vào cột TK334,338 trong bảng kê số 4
- Căn cứ vào bảng phân bổ NVL, CCDC ( Biểu 2-8), phần cộng Có các TK 152,153,1545 đối ứng Nợ với các TK621,627,1542 để vào các cột TK152,153,1545 trong Bảng kê số 4.
- Căn cứ vào Bảng kê số 5, 6 để vào các cột TK142,335,241
- Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ( biểu số 2-12) để ghi vào cột TK214 đối ứng Nợ với TK627.
- Căn cứ vào các NKCT số 1,2,5,10 để ghi vào các cột tương ứng trong Bảng kê số 4
+ Nhật kí chứng từ số 7:
Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp ( Biểu 2-14a)
Lấy số liệu dòng Nợ của các TK 1542,621,622,627 trên bảng kê số 4 để ghi vào các dòng TK1542,621,627.
Lấy số liệu từ Bảng kê số 5-phần ghi Nợ các TK2413,641,642 để ghi vào các dòng liên quan.
Lấy số liệu từ Bảng kê số 6- phần ghi Nợ các TK142,335 để ghi vào dòng Nợ TK142,335 của phần này.
Căn cứ vào Sổ chi tiết TK1542 phần ghi Có để ghi vào cột TK1542 cho các dòng TK152,153,1545,155…; căn cứ vào các bảng phân bổ, NKCT và các chứng từ liên quan để ghi vào các dòng phù hợp trên mục B
Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố ( Biểu số 2-14b)
Trong phần này, chi phí sản xuất kinh doanh được phân theo các yếu tố chi phí : NVL; Nhiên liệu động lực; Tiền lương và các khoản phụ cấp ,BHXH, BHYT, KPCĐ; khấu hao TSCĐ; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác.
Cơ sở để ghi phần này là mục A phần I trên NKCT số 7 và các bảng kê, sổ chi tiết, các NKCT 1,2,5,10…có liên quan.
Phần III: Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ( Biểu2-14c)
Phần này phản ánh số chi phí luân chuyển nội bộ doanh nghiệp cần phải loại trù khỏi chi phí sản xuất kinh doanh chung để tránh tính trùng chẳng hạn như: giá trị sản phẩm lao vụ phục vụ lẫn nhau, giá trị chi phí kết chuyển để tính giá thành…
Số liệu ghi vào phần này căn cứ vào số phát sinh bên Có cuả các TK1542,621,622,627,641,642,335 đối ứng với bên Nợ của một trong những TK trên đã được phản ánh trong phần I, mục A, NKCT số 7
+ Sổ cái TK621( biểu số 2-17) Căn cứ vào số phát sinh Có của các TK152,153… đối ứng Nợ với TK621
+ Sổ Cái TK622 : Căn cứ số phát sinh Có của TK334 đối ứng Nợ với TK622 trong NKCT 7 để ghi vào dòng TK334
+ Sổ CáiTK627 ( Biểu2-17): Lấy SPS Có của TK152,153 đối ứng Nợ với TK627 trong NKCT số 7 để ghi vào các dòng KT1521…tương ứng.
Lấy SPS Có của TK1542,214,331,334,338 đối ứng Nợ với TK627 trong NKCT số 7 để ghi vào các dòng 1542… tương ứng.
+ Sổ Cái TK154 ( Biểu 2-18)
2.2.2.Kiểm Kê đánh giá sản phẩm dở dang tại Xí nghiệp
Cuối tháng, xí nghiệp tiến hành kiểm kê đánh giá sản phẩm. Những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn chế biến còn đang nằm trên các giai đoạn công nghệ đều được tính là sản phẩm dở dang. Bởi các sản phẩm là cá mặt hàng cơ khí nên chi phí NVL chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất sản phẩm. Do vậy, sản phẩm dở dang cuối kì được đánh giá theo chi phí nguyên vật liệu chính:
Giá trị sản Giá trị Chi phí vật Giá trị vật
Phẩm dở dang = sản phẩm + liệu chính - liệu chính
Cuối kì dở dang phát sinh tiêu hao
đầu kì trong kì trong kì
Vật tư chính tiêu hao
=
Vật tư chính tồn đầu kỳ
+
Vật tư chính nhập trong kỳ
x
Số lượng SP hoàn thành
Số lượng vật tư chính tồn đầu kỳ
+
Số lượng vật tư chính
nhập trong kỳ
Ví dụ: (Biểu 2-15a): Bảng thanh toán hợp đồng sản xuất và giá thành sản phẩm của phân xưởng Gia công nóng, dòng 1-rèn bánh răng côn xoắn BenLa:
Số lượng Tiền
+ Tồn đầu kì: 5 7.250.000
+ Vật tư chính nhập trong kì 20 25.525.000
+ Số lượng hoàn thành 22
7.250.000+25.525.000
+ Chi phí vật liệu chính tiêu hao = x 22
5 + 20
= 28.842.000
giá trị DD cuối ki = 7.250.000+25.525.000-28.842.000 = 3.933.000
Ta có: Tồn cuối kì của sản phẩm đó là: * SL : 1bộ
* Tiền : 1.025.000
Chi phí sản xuất dở dang của từng loại sản phẩm được theo dõi chi tiết trên Bảng Thanh Toán Hợp Đồng sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các phân xưởng. Số lượng sản phẩm làm dở của các phân xưởng được theo dõi chi tiết trên sổ chi tiết TK154-mở cho từng phân xưởng.
2.3. Tổ chức công tác tính giá thành tại Xí Nghiệp
2.3.1.Đối tượng tính giá thành
Tại doanh nghiệp, đối với những sản phẩm nhỏ lẻ, qui trình công nghệ giản đơn thì đối tượng giá thành là từng loại sản phẩm hay từng đơn đặt hàng.
Đối với các sản phẩm sản xuất theo kế hoạch, với qui trình công nghệ phức tạp mà trong đó đặc trưng là sản phẩm bánh răng côn xoán BenLa thì đối tượng tính giá thành lại là nửa thành phẩm ở từng giai đoạn công nghệ hoặc thành phẩm ở giai đoạn cuối. Bảng thanh toán hợp đồng và tính giá thành phân xưởng được dùng để tính giá thành nửa thành phẩm hoàn thành theo phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm. Tuy nhiên Bảng TTHĐ và tính giá thành phân xưởng chỉ tập hợp chi phí vật fư chính tiêu hao,vật tư phụ, TBCN, chi phí khác tự thu mua và tiền lương CNSX. Còn việc tính chi phí quản lý phân xưởng sẽ được tập hợp theo các phân xưởng có thực hiện việc sản xuất sản phẩm đó,sau đó phân bổ cho các sản phẩm chịu chi phí theo tiêu thức tiền lương. Kế toán kết hợp chi phí quản lý phân xưởng để tính giá thành sản phẩm nhập kho (Biểu 2-16)
2.3.2. Kì và đơn vị tính giá thành sản phẩm.
Xuất phát từ thực tế đơn vị là các sản phẩm có chu kỳ ngắn, quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên, liên tục và xen kẽ nhau nên kỳ tính giá thành ở xí nghiệp là tháng. Mỗi tháng kế toán tiến hành tính giá thành sản phẩm một lần vào cuối tháng. Những sản phẩm, chi tiết hoặc đơn đặt hàng chưa hoàn thành, đang được chế biến ở các giai đoạn công nghệ được coi là sản phẩm dở dang và sẽ được tính giá thành trong kì hoàn thành.
Xí nghiệp hiện tại sử dụng đơn vị tính giá thành là cái, kg, bộ…
2.3.3.Phương pháp tính giá thành sản phẩm tại nhà máy.
Bởi qui trình công nghệ của các loại sản phẩm rất đa dạng nên phương pháp tính giá thành có thể theo công việc hoặc hoặc theo quá trình sản xuất. Tại đây kĩ thuật tính giá thành là kĩ thuật tổng cộng chi phí.
Ví dụ : Đối với sản phẩm bánh răng côn xoắn Benla phuơng pháp là tính giá thành theo quá trình sản xuất . Các chi phí liên quan đến sản phẩm này sẽ được tập hợp theo phân xưởng gia công nóng và phân xưởng cơ khí 3
Giá thành sản phẩm được tính theo cách sau:
_ Theo HĐTT và giá thành phân xưởng thì giá thành BTP và sản phẩm hoàn thành được tính như sau:
Giá thành BTP = S Chi phí sản xuất sản phẩm
(PXGCN) phát sinh tại PXGCN
GTSP hoàn thành = Giá thành BT
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32598.doc