Do đặc điểm công ty có nhiều chi nhánh được đặt tại các địa bàn khác nhau nên công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hệ thống tập trung. Các chi nhánh của công ty được tiến hành hạch toán độc lập toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở đơn vị mình. Định kỳ cuối năm, lập báo cào tài chính gửi về phòng kế toán công ty để kiểm tra, tổng hợp số liệu kế toán, lập báo cáo tài chính toàn doanh nghiệp.
Phòng kế toán của công ty có chức năng giúp giám đốc chỉ đạo thực hiện công tác kế toán thống kê, kiểm tra kiểm soát công tác tài chính của công ty, có trách nhiệm quản lý tài sản vốn, quỹ, bảo quản và sử dụng vốn có hiệu quả, thanh toán các hợp đồng kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh . Đồng thời tiến hành kế toán giá thành sản phẩm, doanh thu của công ty, cung cầo số liệu cho việc điều hành sản xuất, kiểm tra phân tích hoạt động tài chính làm báo cáo quyết toán hàng năm với các cấp.
75 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1455 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác kế toán vật liệu ở Công ty Cơ nhiệt và Điện lạnh Bách khoa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
định mức: ghi bình thường theo số ghi trên hoá đơn.
Thiếu ngoài định mức chưa rõ nguyên nhân:
Nợ TK 152 :giá trị vật liệu thực nhập
Nợ TK 1381 : số thiếu so với hoá đơn gồm cả VAT
Nợ TK 133(1331) :VAT đầu vào của vật liệu thực nhập
Có TK 111, 112, 331,...:tổng giá thanh toán.
Khi xử lý số thiếu :
Nợ TK 111, 112,334....số tiền thu khi xử lý vật liệu thiếu
Có TK 1381 : giá trị vật liệu thiếu được xử lý.
Vật liệu thiếu do người bán hàng chuyển tới cho doanh nghiệp
Phản ánh số hàng thực nhập :
Nợ TK 152 : giá trị vật liệu thực nhập
Nợ TK 1381 : giá trị vật liệu được xử lý.
Có TK 111, 112, 331,..: Tổng thanh toán
Người bán giao số hàng thiếu:
Nợ TK 152 : giá trị vật liệu thiếu nhập kho
Có TK 1381 : giá trị vật liệu được xử lý
Người bán không giao tiếp số hàng thiếu:
Nợ TK 111, 112 : số tiền người bán trả lại
Nợ TK 331 : trừ vào số tiền phải trả
Có TK 1381 : xử lý số vật liệu thiếu
Có TK 133 (1331) : Giảm VAT đầu vào của số hàng thiếu.
Trường hợp 2 : Hàng mua đi đường (hoá đơn về nhưng hàng chưa về):
Kế toán lưu hóa đơn vào hồ sơ hàng mua đang đi đường. Trong tháng, khi hàng về tiến hành ghi sổ bình thường.
Cuối tháng mà hàng chưa về kế toán ghi sổ theo hoá đơn.
Nợ TK 151 : Giá trị vật liệu mua đang đi đường
Nợ TK 133 (1331) : VAT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331, 141...: Tổng giá thanh toán.
Tháng sau khi hàng về kế toán ghi:
Nợ TK 152 : giá trị vật liệu nhập kho
Nợ TK 621, 627.. : hàng về xuất ngay cho bộ phận sản xuất
Có TK 151 : Giá trị vật liệu mua đi đường về.
Trường hợp 3: Hàng về nhưng hoá đơn chưa về.
+ Kế toán lưu phiếu nhập kho vào hồ sơ hàng chưa có hoá đơn, trong tháng hoá đơn về tiến hành ghi sổ bình thường.
+ Cuối tháng hóa đơn chưa về.
Tiến hành ghi theo giá tạm tính :
Nợ TK 152 : Gía trị vật liệu nhập kho theo giá tạm tính
Có TK 331 : Phải trả người bán
Sang tháng, hoá đơn về kế toán điều chỉnh giá tạm tính về giá thực tế bằng một trong ba cách :
Cách 1: xoá giá tạm tính bằng cách ghi đỏ rồi ghi lại bình thường.
Cách 2: dùng bút toán đảo ngược để xoá bút toán theo giá tạm tính, rồi ghi lại giá
thực tế như bút toán bình thường.
Cách 3: ghi điều chỉnh theo số chênh lệch:
Giá thực tế > Giá tạm tính: Ghi bổ sung theo số chênh lệch..
Giá thực tế < Giá tạm tính: Ghi đỏ ( ghi đảo ngược) phần chênh lệch.
Trường hợp 4: Nhập kho vật liệu thuê ngoài gia công hoặc tự chế biến:
Nợ TK 152 : Giá thành sản xuất thực tế
Có TK 154 : Vật liệu thuê ngoài gia công hoặc tự chế biến.
Trường hợp 5: Vật liệu xuất dùng cho sản xuất, kinh doanh không hết nhập trở lại kho.
Nợ TK152 : Giá trị thực tế vật liệu nhập kho.
Có TK 621, 627 : Giảm chi phí sản xuất kinh doanh trong kì
Trường hợp 6: Nhận lại vốn góp liên doanh
Nợ TK 152 : Giá trị thực nhập kho
Có TK 128, 222 : Nhận lại vốn góp liên doanh
Trường hợp 7 : Nhập kho phế liệu thu hồi :
Nợ TK 152 : Giá trị VL thu hồi
Có TK 154 : Giá trị VL thu hồi từ sản xuất
Có TK 711 : Giá trị VL thu hồi từ thanh lý TSCĐ
Trường hợp 8: Các trường hợp tăng khác .
Nợ TK 152 : Giá trị thực VL nhập kho.
Có TK 411 : VL được cấp, tài trợ, nhận vốn góp liên doanh
Có TK 412 : Tăng do đánh giá lại
Có TK 241 : Nhập kho VL thu hồi từ XDCB, sửa chữa lớn.
Có TK 632, 3381: Giá trị VL thừa phát hiện khi kiểm kê.
* Hạch toán các nghiệp vụ xuất kho (giảm) vật liệu.
Khi xuất kho vật liệu phải lập phiếu xuất kho hay phiếu xuất vật tư theo hạn mức. Thủ kho và người nhận phải làm thủ tục kiểm nhận lượng vật liệu xuât kho theo phiếu xuất.
Trường hợp 1: Xuất vật liệu cho sản xuất kinh doanh.
Nợ TK 621 : Xuất trực tiếp cho chế tạo sản phẩm
Nợ TK 627 : Xuất dùng cho phân xưởng, bộ phận sản xuất.
Nợ TK 641, 642 : Xuất cho bán hàng, quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 241 : Xuất cho XDCB hoặc sửa chữa lớn.
Có TK 152 : Giá trị thực tế VL xuất dùng
Trường hợp 2: Hàng mua nhập kho không đúng quy cách, chất lượng, không bảo đảm như hợp đồng, doanh nghiệp trả lại cho người bán:
Nợ TK 111,112 : Số tiền người bán trả lại
Nợ TK 331 : Trừ vào số tiền hàng phải trả.
Nợ TK 1388 : Số tiền được người bán chấp nhận trả lại.
Có TK152 : Giá trị VL trả lại người bán
Có TK 133 : Giảm VAT đầu vào.
Trường hợp 3: Xuất vật liệu để gia công, chế biến
Nợ TK 154 : Giá thực tế thuê ngoài chế biến
Có TK 152 : Giá thành thực tế vật liệu.
Trường hợp 4: Vật liệu xuất góp vốn liên doanh, trả vốn góp liên doanh
Nợ TK 222, 128 : Góp vốn liên doanh (Giá thoả thuận)
Nợ TK 411 : Trả vốn góp liên doanh
Nợ ( Có)TK 412 : Phần chênh lệch tăng( giảm)
Có TK 152 : Giá thực tế vật liệu xuất dùng
Trường hợp 5: Đánh giá giảm vật liệu:
Nợ TK 412 : Phần chênh lệch do đánh giá lại
CóTK 152 : Giá trị vật liệu giảm
Trường hợp 6: Vật liệu giảm do cho vay tạm thời.
Nợ TK 1388 : Cho đơn vị khác vay
Nợ TK 1368 : Cho vay nội bộ
Có TK 152 : Giá trị vật liệu cho vay
Trường hợp 7: Vật liệu giảm do những nguyên nhân khác
Nợ TK 632 : Thiếu trong định mức
Nợ TK1381 : Vật liệu thiếu không rõ nguyên nhân
Nợ TK1388 : Thiếu cá nhân phải bồi thường
Có TK 152 : Giá trị vật liệu thiếu
I.4.1.2. Đặc điểm hạch toán vật liệu trong doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp trực tiếp.
+ Với các đơn vị này, khi mua vật liệu về thì phần thuế GTGT được tính vào giá thực tế của vật liệu nhập kho.
+ Khi mua hàng về nhập kho kế toán ghi:
Nợ TK 152 : Giá thực tế VL mua vào bao gồm cả thuế
Có TK 111, 112... : Tổng giá thanh toán
+ Hàng mua được hưởng chiết khấu thanh toán, giảm giá hoặc bị trả lại:
Nợ TK 111,112,331... : Số tiền được hưởng
Có TK 152 : Giá trị vật liệu được hưởng giảm giá
+ Các trường hợp khác tương tự như trong đơn vị tính VAT theo phương pháp khấu trừ.
Sơ đồ 1.4 hạch toán VL trong DN tính VAT trực tiếp—
TK 627,641,642
TK 621
TK 152
TK 331,111,112,141,311
TK 151,411,222
Sơ đồ1.5 hạch toán vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên ( tính VAT theo phương pháp khấu trừ-
TK 331, 111, 333,
112, 141, 311... TK 152 TK621
TK1331 TK627, 641, 642,...
TK151
TK411 TK128, 222
TK632,3381 TK154
TK128, 222
TK412 TK412
TK 1331 ` TK331, 111, 112
I.4.2. Hạch toán tổng hợp vật liệu trong doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ (KKĐK).
Phương pháp KKĐK là phương pháp hạch toán phản ánh giá trị hàng tồn kho vật liệu vào đầu kỳ và cuối kỳ căn cứ vào kết quả kiểm kê cuối kỳ, từ đó tính ra lượng vật liệu xuất dùng trong kỳ cho sản xuất kinh doanh.
Giá trị VL xuất dùng trong kỳ
=
Giá trị VL
mua trong kỳ
+
Trị giá VL
tồn cuối kỳ
-
Trị giá VL
tồn cuối kỳ
-
Các khoản giảm gía VL khi mua
Theo phương pháp này, mọi biến động về tình hình vật liệu không được theo dõi, phản ánh trên TK152 “nguyên liệu, vật liệu” mà được phản ánh trên TK 611 “mua hàng”. Theo kết quả kiểm kê vật liệu tồn cuốikỳ kế toán phản ánh giá trị vật liệu tồn vào TK152, như vậy TK152 chỉ được sử dụng vào thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ hạch toán.
Ưu điểm: Giảm nhẹ khối lượng công việc cho kế toán trong việc hạch toán.
Nhược điểm: Độ chính xác về tính gía vật liệu xuất dùng trong kỳ phụ thuộc vào công tác quản lý tại kho, quầy, bến, bãi...
Hình thức này áp dụng với doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật liệu, quy cách, mẫu mã đa dạng, giá trị thấp và được xuất dùng V
* Tài khoản sử dụng
TK 152 ‘ nguyên liệu, vật liệu” : phản ánh giá trị tồn kho vật liệu
Bên Nợ: - Kết chuyển giá trị thực tế vật liệu tồn cuối kỳ
Bên Có: - Kết chuyênt giá trị thực tế vật liệu tồn đầu kỳ
Dư Nợ: - Giá trị thực tế vật liệu tồn kho.
TK 611 “ mua hàng”: theo dõi tình hình biến động của vật liệu trong kỳ.
Bên Nợ: - Trị giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ
Trị giá vật liệu mua trong kỳ
Trị giá vật liệu tăng khác
Bên Có : - Trị giá vật liệu xuất dùng trong kỳ
Trị giá vật liệu trả lại người bán hay được giảm giá
Trị giá vật liệu tồn cuối kỳ
TK611 không có số dư.
* Phương pháp hạch toán
Sơ đồ 1.6
Kế toán tổng hợp vật liệu theo phương pháp KKTX
(VAT theo phương pháp khấu trừ)
I.4.3.Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Dự phòng giảm giá vật liệu là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giảm giá vật liệu tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch.
ý nghĩa :
+ Bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật liệu tồn kho bị giảm giá.
+ Phản ánh giá trị thực tế của vật liệu
+ Đưa ra giá trị thực về tài sản của doanh nghiệp khi trích lập báo cáo tài chính cuối năm.
Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải có các điều kiện sau:
+ Có hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo qui định của Bộ tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn vật tư, hàng hóa tồn kho.
+ Là những vật tư thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập BCTC có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc ghi trên sổ kế toán. Vật tư tồn kho bị giảm giá so với giá gốcghi trên sổ kế toán bao gồm : Vật tư, hàng hoá tồn kho bị hư hỏng, kém, mất phẩm chất, bị lỗi thời hoặc giá bán bị giảm theo mặt bằng chung của thị trường.
+ Doanh nghiệp phải lập hội đồng để thẩm định mức độ giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho.
Phương pháp lập dự phòng giảm giá vật liệu:
+Doanh nghiệp phải căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng hàng tồn kho thực tế của từng loại vật tư, hàng hoá để xác định mức dự phòng theo công thức sau;
Mức dự phòng giảm giá VL cần lập cho năm nay
=
Số lượng VL tồn kho giảm giá tại thời điểm lập BCTC
x
Giá gốc trên sổ kế toán
-
Giá trị thuần có thể thực hiện tại thời điểm lập BCTC
+ Việc trích lập dự phòng vật tư phải lập riêng cho từng thứ vật tư nếu có bằng chứng tin cậy về sự giảm giá có thể xảy ra
Tài khoản sử dụng:
TK 159 “ dự phòng giảm giá hàng tồn kho”
Bên Nợ: Hoàn nhập dự phòng giảm giá VL vào giá vốn hàng bán
Bên Có : Trích lập dự phòng giảm giá VL tính vào giá vốn hàng bán
Dư có : giá trị dự phòng giảm giá VL cuối kỳ.
Cuối năm tài chính, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá hàng tồn kho ở thời điểm 31/12 tính toán khoản dự phòng phải lập dự phòng giảm giá cho VL tồn kho so sánh với số đã lập năm trước, xác định số chênh lệch phải lập thêm hoặc giảm đi ( nếu có).
- Trường hợp số dự phòng giàm giá hàng tồn kho năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối niên độ kế toán năm trước, thí số chênh lệch lớn hơn được lập thêm, ghi:
Nợ TK 632 : giá vốn hàng bán.
Có TK 159 : dự phòng giảm giá hàng tồn kho
-Trường hợp số dự phòng năm nay nhỏ hơn số dự phòng đã lập năm trước thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập, kế toán ghi:
Nợ TK 159 : dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Có TK 632 : giá vốn hàng bán.
Sơ đồ1.7.
Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho
TK159 TK632
Trích lập dự phòng
Hoàn nhập dự phòng
I.5- Tổ chức sổ sách kế toán:
Hình thức tổ chức sổ kế toán là hình thức kết hợp các loại sổ kế toán khác nhau về chức năng chi chép, về kết cấu, nội dung phản ánh theo một trình tự hạch toán nhất định trên cơ sở chứng từ gốc
Theo Quyết định 1141/TC/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ tài chính ban hành thì hiện nay ở nước ta hiện nay có 4 hình thức sổ kế toán;
I.5.1. Hình thức Nhật ký chung.
Theo hình thức này, tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được ghi vào sổ Nhật ký theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào sổ cái từng nghiệp vụ
Sơ đồ 1.9
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặ biệt
Nhật ký chung
Sổ ( thẻ) kế toán chi tiết VL
Sổ cái TK 152, 151,(611)
Bảng cân đối tài khoản
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi tiết nguyên, vật liệu
Các sổ kế toán để hạch toán theo hình thức Nhật ký chung bao gồm: sổ Nhật ký chung, sổ Cái TK152,151(611), sổ chi tiết vật liệu
Ưu điểm : Ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, kiểm tra, dễ đối chiếu, cho phép phân công lao động kế toán trong đơn vị, thuận tiện ứng dụng máy tính.
Nhược điểm: Sổ Nhật ký và sổ Cái sử dụng riêng nên khối lượng ghi chép còn trùng lắp nhiều.
Vì vậy, hình thức này phù hợp với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, loại hình kinh doanh đơn giản, có nhu cầu phân công lao động kế toán.Đặc biệt phù hợp với doanh nghiệp áp dụng máy tính.
I.5.2.Hình thức Nhật ký - sổ cái.
Theo phương pháp này việc ghi chép được tiến hành theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên một quyển sổ kế toán duy nhất là Nhật ký – sổ cái.
Hệ thống sổ bao gồm: Nhật ký- sổ cái TK 151,152 (611), sổ kế toán chi tiết vật liệu, bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn.
Ưu điểm: phương pháp hạch toán đơn giản, khối lượng công việc ít, dễ dàng đối chiếu, kiểm tra.
Nhược điểm: ghi chép trùng lắp trên một dòng ghi; sử dụng một sổ nên không có cơ hội phân công lao động kế toán, và lượng tài khoản mở được ít.
Hình thức sổ này thích hợp với đơn vị có quy mô nhỏ, loại hình kinh doanh đơn giản, thực hiện một loại hoạt động sử dụng ít tài khoản.
Sơ đồ 1.10
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật ký - sổ cái
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết
Nhật ký – sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
I.5.3. Hình thức chứng từ ghi sổ .
Được ghi theo trình tự thời gian trên sổ Đăng kí chứng từ ghi sổ và ghi theo nội dung kinh tế theo sổ cái .
Các sổ kế toán áp dụng: Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ, sổ cái TK152,151,(611) , sổ chi tiết vật liệu, Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn.
Ưu điểm: Khá đơn giản, dễ đối chiếu, kiểm tra, sổ nhật ký tờ rời cho phép thực hiện chuyên môn hoá lao động kế toán.
Nhược điểm:Ghi chép trùng lắp.
Hình thức này thích hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, loại hình kinh doanh đơn giản, có nhu cầu phân công lao động kế toán.
Sơ đồ 1.11
Trình tự ghi sổ theo hình thức Chứng từ ghi sổ
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ(thẻ) kế toán chi tiết vật liệu
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái TK 152
Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
I.5.4. Hình thức nhật kí chứng từ.
Tiến hành ghi chép, tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có của các tài khoản, kết hợp với phân tích các nghiệp vụ kinh tế đó theo các tài khoản đối ứng Nợ. Các nghiệp vụ được ghi chép theo trình tự thời gian.
Các loại sổ sử dụng trong hạch toán vật liệu: Nhật ký chứng từ số 1, 2 ,5 ,7 , 10,...; Bảng kê số 4, 5, 6; sổ cái TK151, 152, 611.
Ưu điểm: Giảm khối lượng ghi sổ, chuyên môn lao động kế toán cao, tính đối chiếu kiểm tra cao do kết cấu theo nguyên tắc bàn cờ.
Nhược điểm: Kết cấu phức tạp số lượng nhiều, đòi hỏi trình độ kế toán cao, khó vận dụng máy vi tính vào cồng tác kế toán.
Sơ đồ 1.12
Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật kí chứng từ
Chứng từ gốc
Bảng kê số 3, 4, 5, 6
Nhật kí chứng từ
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái TK152,151(611)
Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày.
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Thích hợp với những doanh nghiệp lớn, loại hình kinh doanh phức tạp , thực tế kế toán chủ yếu lao động thủ công.
I.6- hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong 5 năm qua Nhà nước đã sửa đổi và ban hành nhiều cơ chế chính sách mới về chuẩn mực kế toán Việt Nam, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, về đất đai và Luật doanh nghiệp, cũng như chính sách khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, mở rộng liên doanh, liên kết, huy động vốn qua mua bán cổ phần. Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực tư nhân đã chiếm vị trí quan trọng và ngày càng quan trọng hơn trong nền kinh tế đất nước. Từ hơn 3 vạn doanh nghiệp tư nhân trong năm 1996 đến năm 2001 đã có 63 vạn 700 doanh nghiệp. Doanh nghiệp vừa và nhỏ từ chỗ chỉ có trên một tỷ đồng vốn nay đã tăng lên trên 10 tỷ đồng; lao động từ 100 người lên 300 người bình quân.
Tất cả những đổi mới trên đòi hỏi phải sửa đổi và hoàn thiện hơn cơ chế quản lý doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có chế độ kế toán.
Nhằm đáp ứng những yêu cầu đó ngày 23/12/1996, Bộ tài chính đã ký Quyết định số 1177TC/QĐ/CĐKT ban hành Chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng thống nhất trong cả nước từ ngày 01/01/1997 cho tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ,. Như vậy, ở nước ta hiện nay có hai Quyết định về chế độ kế toán cho các doanh nghiệp: QĐ 1141TC/QĐ- CĐKT áp dụng cho các doanh nghiệp có quy mô lớn và QĐ 1177TC/QĐ-CĐKT áp dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Do đặc điểm của mô hình các doanh nghiệp vừa và nhỏ có những nét khác so với các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nước vì vậy chế độ kế toán cũng có những nét khác nhau đó là:
Hệ thống tài khoản khác nhau.Số tài khoản kế toán sử dụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ ít hơn.Hiện nay số tài khoản sử đụng trong doanh nghiệp vừa và nhỏ có 52 tài khoản cấp 3 và 40 tài khoản cấp 4 trong khi theo QĐ 1141 thì số tài khoản các doanh nghiệp có quyền sử dụng là 82 tài khoản cấp 3 và 107 tài khoản cấp 4, một số tài khoản trùng tên nhưng phương pháp hạch toán khác nhau. Số tài khoản nhiều hay ít không nói lên là doanh nghiệp đó có kế toán hoàn thiện hơn hay không mà chỉ phản ánh quy mô hoạt động của doanh nghiệp.Cùng với đó hệ thống báo cáo tài chính và hệ thống chứng từ cũng khác về cách lập, số lượng. Nếu như các DNNN có thể áp dụng một trong 4 hình thức ghi sổ thì các DN vừa và nhỏ không sử dụng hình thức Nhật ký chứng từ, bởi hình thức sổ này phức tạp và không cần thiết...
Từ những khác nhau trong quy định của chế độ đã dẫn đến trong quá trình hạch toán cũng có sự khác nhau.Trong bài viết này em xin trình bày những điểm khác biệt trong quá trình hạch toán tổng hợp vật liệu, điểm khác biệt này chủ yếu là do sự khác nhau về hệ thống tài khoản.
+ Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không sử dụng TK 151 để theo dõi hàng mua đi đường, nên trong trường hợp mua vật liệu hoá đơn về nhưng hàng chưa về thì kế toán khi đó lưu hoá đơn vào một tập hồ sơ riêng “ Hàng mua đang đi trên đường” chờ đến khi hàng về nhập kho sẽ ghi sổ bình thường.
+ Số chiết khấu thanh toán được hưởng không theo dõi trên TK515 mà theo dõi trực tiếp trên TK511 theo bút toán:
Nợ TK 111, 112 : Số tiền được người bán trả lại.
Nợ TK 331 : Trừ vào số tiền hàng phải trả.
Nợ TK 1388 : Số tiền khách hàng
Có TK 511 : Số chiết khấu được hưởng.
Việc tham gia hoạt động đầu tư tài chính ngắn hay dài hạn được phản ánh trên TK121, TK 221, nên khi xuất vật liệu tham gia liên doanh kê toán ghi:
Nợ TK 121,221 : đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn
Có TK 152 : Giá trị vật liệu ghi sổ(KKTX)
Có TK611 : Giá trị vật liệu ghi sổ(KKĐK)
Nợ ( có)TK4112 :số chênh lệch giá trị ghi sổ vớigía chấp nhận
Khi nhận lai vốn góp liên doanh bằng vật liệu kế toán ghi:
Nợ TK 152 : Giá trị thực tế vật liệu nhập kho(KKTX)
Nợ TK 611 : Giá trị thực tế vật liệu nhập kho(KKĐK)
Có TK 221,121 :Đầu tư tài chính dài hạn, ngắn hạn.
+ Chi phí sản xuất ở các DN lớn được theo dõi chi tiết trên các TK 621,627,641,642 nhưng ở DN vừa và nhỏ thì mọi chi phí sản xuất đều được tập hợp trên TK 154, chi phí bán hàng , chi phí quản lý DN hạch toán trên TK642. Do đó khi xuất vật liệu cho sản xuất sản phẩm kế toán ghi:
Nợ TK 154 : chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Nợ TK 642 : chi phí quản lý kinh doanh
Nợ TK 241 : chi phí XDCB
Có TK152 : nguyên liêu, vật liệu (KKTX)
Có TK 611 :mua hàng (KKĐK)
+ Khi đánh giá lại giá trị tài sản cố định hay hàng tồn kho thì chênh lệch được phản ánh vào TK4112 chư không phản ánh vào TK412 như tronQĐ1141.
+ Trích lập dự phòng được theo dõi qua TK1593 theo bút toán:
Nợ TK 632 : Gía vốn hàng bán
Có TK 1593 : Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Chương II- Thực trạng công tác tổ chức hạch toán nguyên vật liệu tại công ty Cơ nhiệt và điện lạnh Bách khoa Hà Nội.
II.1- đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động của công ty polyco.
II.1.1- Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty cơ nhiệt và Điện lạnh Bách khoa Hà Nội (polytechnical, mechanical, thermal, electrical and refrigeration engineering co.,ltd) là một công ty TNHH thành lập năm 1995 theo giấy phép thành lập số 1823/GPUP do UBND Thành phố Hà Nội cấp ngày 5/5/ 1995.Công ty hoạt động theo giấy đăng ký kinh doanh số 054705 do Uỷ ban kế hoạch Thành phố cấp ngày 14/5/1998.
Tên gọi chính thức: Công ty Cơ nhiệt và Điện lạnh Bách khoa Hà Nội.
Tên giao dịch: POLYCO.
Giám đốc: TS. Đinh Văn Thuận.
Trụ sở chính: 767- đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Mã số thuế: 0100520122-1
Tài khoản: 431101000218- sở giao dịch I- Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Điện thoại: (04).864.1540
Fax: (04).864.3779.
Ban đầu thành lập vốn điều lệ của công ty là 550 triệu, sau một năm hoạt động số vốn đó đã là 1 tỷ đồng và 6 tháng sau là 3 tỷ, cho tới hiên nay thì số vốn điều lệ đã lên tới 15 tỷ đồng. Qua hơn 7 năm hoạt động công ty càng ngày càng lớn mạnh trong lĩnh vực cơ khí. Từ chỗ công ty chi có vài chục công nhân đến nay số lao động đã là 300 tới 400 công nhân tuỳ từng thời kỳ. Năm 2000 công ty đạt giải nhất giải thưởng “ Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam” ( VIFOTECH 2000) và được đánh giá là công ty hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực thiết kế, chế tạo, lắp đặt các thiết bị nhiệt lạnh, và các thiết bị thực phẩm trong các nhà máy bia, nhà máy sữa...
*Các lĩnh vực hoạt động của công ty.
Công ty cơ nhiệt và điện lạnh Bách khoa Hà Nội ( Polyco) là công ty chuyên thiết kế, chế tạo, cung cấp, lắp đặt, tư vấn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực chuyên ngành sau:
Thiết bị áp lực: thiết kế, chế tạo và lắp đặt các thiết bị áp lực, các bình tách dầu, tách lỏng, bình chứa ga, bình chứa khí nén, các tank lên men bia, bồn chứa, các thiết bị trao đổi nhiệt...
Lò hơi: Thiết kế, chế tạo và lắp đặt các lò hơi đốt dầu tự động, lò hơi đốt than có công xuất nhỏ vừa và lớn.
Điện lạnh: Thiết kế, chế tạo và cung cấp, lắp đặt các hệ thống lạnh có công suất đến hàng triệu Kcal/ h cho các nhà máy bia, nhà máy sữa, hệ thống cấp đông nhanh và các nhà máy sản xuất nước đá.
Thiết bị chế biến thực phẩm: Thiết kế, chế tạo, cung cấp và lắp đặt toàn bộ và dây chuyển giao công nghệ ( theo phương thức chìa khoá trao tay) cho các nhà máy bia, cồn, rượu, sữa, hoa quả, chế biến thực phẩm.
Điều hoà không khí: Thiết kế, chế tạo, cung cấp và lắp đặt các hệ thống điều hoà không khí và thông gió cho các nhà hàng, khách sạn, nhà cao tầng hiện đại, hội trường và các nhà máy xí nghiệp.
Điện, đo lường và tự động hoá: Thiết kế, chế tạo, cung cấp và lắp đặt các hệ thống điện, đo lường và tự động hoá (thông qua máy tính hệ PLC) cho các hệ thống lò hơi, máy lạnh, điều hoà không khí cho các nhà máy bia, rượu, hoa quả, chế biến thực phẩm.
Các lĩnh vực khác: Thiết kế và lắp đặt các hệ thống xử lý nước, xử lý nước thải, hệ thống khí nén, hệ thống thu hồi CO2 và hệ thống chiết chai.
*Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.
Từ các lĩnh vực hoạt động trên ta cũng có thể nhận thấy đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty Polyco. Sản phẩm chủ yếu của công ty là các tank lên men , tank chứa và xử lý nước...Một mặt, công ty cung cấp các sản phẩm này trên thị trường, mặt khác trực tiếp lắp đặt cho khách hàng và mục tiêu chính của công ty là lắp đặt cho khách hàng. Việc lắp đặt cho khách hàng thông qua hợp đồng giữa khách hàng và công ty. Đối với những hợp đồng nhỏ thì công ty có thể đạt được thông qua thoả thuận, đơn đặt hàng. Nhưng đối với những công trình lớn thì công ty phải tham gia các cuộc đấu thầu.Trong 3 năm trở lại đây trung bình mỗi năm công ty ký được trên 60 hợp đồng, hợp đồng thấp nhất là 10 triệu và cao nhất hiện nay là 1.5 tỷ đồng, thời gian hoàn thành một công trình là từ 2 tháng tới 16 tháng.
*Thị trường của công ty.
Tính đến nay thị trường của công ty Polyco đã mở rộng ra khắp cả nước từ Hà Nội tới TP. Hồ Chí Minh. Ngoài phân xưởng sản xuất chính tại Hà Nội – Polyco còn có 6 chi nhánh và đại diện ở một số tỉnh dọc theo chiều dài của đất nước để tiện cho việc phục vụ khách hàng, mỗi chi nhánh này đều có giám đốc riêng và hạch toán một cách độc lập. Tại Hà Nội xưởng sản xuất đặt tại khu công nghiệp Vĩnh Tuy – quận Hai Bà Trưng, trụ sở giao dịch: 767 đường Giải Phóng- quận Hai Bà Trưng-TP Hà Nội.
Sau đây là một số công ty đã đang là khách hàng của Polyco.
Công ty bia Quy Nhơn.
Công ty đường Quảng Ngãi.
Công ty bia và nước giải khát Quảng Ninh.
Công ty bia ong Thái Bình .
Công ty sữa Việt Nam (VINAMILK)
Công ty công nghiệp thực phẩm Nam Định
Công ty rượu bia Việt Trì - (Bia VIGER)
Công ty bia Đông Hà - Quảng Trị.
Công ty bia Hải Phòng.
Công ty thực phẩm công nghiệp Hà Đông.
Công ty cổ phần bia Nghệ An.
Công ty bia Hoà Bình
Nhà máy rượu Sake Huế.
Nhà máy bia Hà Thành – Công ty POLYCO.
...
Tình hình hoạt động của công ty POLYCO được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:
( Trích tài liệu Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2002 của công ty POLYCO)
Đơn vị: đồng
Chỉ tiêu
Số tiền
Tổng doanh thu
1. Doanh thu thuần
2. Giá vốn hàng bán
3. Lợi nhuận gộp
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp
5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
6. Thu nhập từ hoạt động tài chính
7. Tổng lợi nhuận trước thuế
8. Thuế thu nhập doanh nghiệp
9. Lợi nhuận sau thuế
45.875.594.723
45.875.594.723
45.435.424.109
440.170.614
21.892.000
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33563.doc