Chuyên đề Công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC SƠ ĐỒ 4

LỜI MỞ ĐẦU 5

PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DỊCH VỤ TƯ VẤN TÀI CHÍNH KẾ TOÁN VÀ KIỂM TOÁN (AASC) 8

1.1. Một vài nét cơ bản về công ty: 8

1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty: 9

1.3. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty AASC. 10

1.4. Một số kết quả đạt được trong những năm gần đây. 12

1.5. Quy trình kiểm toán. 15

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY AASC 23

2.1. Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại AASC 23

2.1.1 Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại AASC 23

2.1.2 Vai trò của công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại AASC. 24

2.2 Thực trạng công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty AASC. 25

2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán. 25

2.2.1.1. Gửi thư chào hàng 25

2.2.1.2 Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán 26

2.2.1.3 Lựa chọn nhóm kiểm toán 31

2.2.1.4 Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán 31

2.2.2 Lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch kiểm toán cụ thể 31

2.2.2.1 Thu thập thông tin KH 32

2.2.2.2 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của KH 33

2.2.2.3 Tìm hiểu hệ thống KSNB của KH 36

2.2.2.4 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ 45

2.2.2.5 Đánh giá trọng yếu và rủi ro 48

2.2.3 Thiết kế chương trình kiểm toán 50

2.2.3.1 Tổng hợp các rủi ro kiểm toán có thể xảy ra và sai sót tiềm tàng tương ứng. 56

2.2.3.2 Xác định phương pháp kiểm toán. 58

2.2.3.3 Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán. 59

PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BCTC. 61

3.1 Đánh giá về công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại công ty. 61

3.1.1 Đánh giá về quy định lập kế hoạch kiểm toán 61

3.1.2 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán chiến lược và lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 63

3.1.2.1 Tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB 63

3.1.2.2 Đánh giá rủi ro 64

3.1.2.3 Các thủ tục phân tích 65

3.1.3 Giai đoạn thiết kế chương trình kiểm toán. 66

3.2 Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán BCTC tại Công ty. 66

3.2.1 Hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán chiến lược và lập kế hoạch kiểm toán tổng thể 66

3.2.2 Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống KSNB trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 68

3.2.3 Hoàn thiện việc thiết kế chương trình kiểm toán 69

KẾT LUẬN 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 71

 

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Dịch vụ Tư vấn tài chính Kế toán và Kiểm toán AASC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho con người. Ngoài ra, Công ty còn sản xuất mỹ phẩm, dược liệu, tinh dầu, nhập khuẩ nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế. Những năm trước, Công ty đã từng là KH của AASC. Do đó, việc tìm hiểu tương đối nhanh hơn thông qua hồ sơ chung được lập và liên hệ với KTV tiền nhiệm. Kết quả đánh giá rủi ro kiểm toán tổng quát của Công ty XYZ được lưu trong hồ sơ chung cùng những cập nhật mới. Bảng kết quả tóm lược về đánh giá rủi ro kiểm toán của hai công ty như sau: Bảng 2.1. Bảng kết quả đánh giá rủi ro tổng quát Tên KH Công ty ABC Công ty XYZ Tổng số điểm 100/380 150/380 Người thực hiện 1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Kinh doanh Gas, khí đốt SXKD thuốc, cho thuê kho bãi, nhà xưởng 2. Tình hình sở hữu Công ty TNHH Công ty Cổ phần (30% vốn Nhà nước) 3. Chính sách kế toán của công ty Thống nhất theo quy định của Bộ tài chính và tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam Thống nhất theo quy định của Bộ tài chính và tuân theo chuẩn mực kế toán Việt Nam 4. Cơ cấu quản lý Được tổ chức tốt Được tổ chức tốt 5. Hệ thống KSNB của công ty xét trên khía cạnh chung nhất Chưa hợp lý Hợp lý 6. Quy mô KH Doanh thu của công ty 245.752.512.068 đồng Tổng tài sản ban đầu 13.900.000.000 đồng 7. Mức độ các khoản nợ và khả năng tăng trưởng Trung bình Thấp 8. Quan hệ của công ty và KTV Tốt Tốt 9. Khả năng công ty báo cáo sai các kết quả tài chính và tài sản ròng Thấp Thấp 10. KH có ý định lừa dối KTV Cung cấp đầy đủ thông tin yêu cầu của KTV Cung cấp khá đầy đủ thông tin yêu cầu của KTV 11. Mức độ chủ quan trong xác định kết quả Thấp Trung bình 12. Năng lực của Ban Giám đốc điều hành và Giám đốc tài chính Tương đối phù hợp với yêu cầu hoạt động của công ty Chưa phù hợp với yêu cầu hoạt động của công ty 13. Khả năng KH bị vướng vào các vụ kiện Không áp dụng Thấp 14. KTV có băn khoăn về liên tục hoạt động Không Có Kết luận: - Công ty TNHH ABC thuộc nhóm KH có rủi ro ở mức thông thường. - Công ty CP XYZ vào nhóm KH có mức rủi ro có thể kiếm soát được. Do đó Chủ nhiệm kiểm toán chấp nhận kiểm toán cho cả hai KH. 2.2.1.3 Lựa chọn nhóm kiểm toán Mặc dù Công ty có sự phân chia các phòng ban, tuy nhiên các phòng nghiệp vụ chỉ có tính chất tương đối. Các phòng kiểm toán đều có thể tiến hành kiểm toán các KH thuộc các loại hình kinh doanh khác nhau. Tuỳ vào quy mô, loại hình và tính chất phức tạp của KH, Công ty lựa chọn số lượng KTV tham gia cuộc kiểm toán đó. Nhóm kiểm toán thường từ 3 đến 5 người, một Trưởng nhóm kiểm toán (thường là KTV cao cấp hoặc Phó phòng) là người có trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm, các KTV và trợ lý kiểm toán. Các KTV được lưa chọn phải có kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh của KH. Đối với Công ty cổ phần XYZ là KH thường niên nên nhóm kiểm toán được lựa chọn thường là nhóm đã thực hiện kiểm toán năm trước, tạo điều kiện cho công việc kiểm toán được tiến hành nhanh chóng và tiết kiệm về thời gian và chi phí. Còn đối với công ty TNHH ABC, các KTV có nhiều năm kinh nghiệm kiểm toán trong lĩnh vực kinh doanh của công ty hoặc những ngành nghề tương tự sẽ được lựa chọn. 2.2.1.4 Thiết lập các điều khoản trong hợp đồng kiểm toán Sau khi chấp nhận kiểm toán và lựa chọn được nhóm kiểm toán thích hợp, Ban Giám đốc tiến hành thảo luận trực tiếp với KH về các điều khoản có trong hợp đồng kiểm toán. Sau khi hai bên thống nhất, AASC soạn thảo hợp đồng theo mẫu hợp đồng kiểm toán của công ty AASC (Phụ lục). Tiếp đó, Chủ nhiệm kiểm toán tiến hành lập kế hoạch về nhân sự và thời gian tiến hành kiểm toán và thông báo cho nhóm kiểm toán và KH. 2.2.2 Lập kế hoạch chiến lược và kế hoạch kiểm toán cụ thể Nhằm mục đích tuân thủ đúng các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, tăng sức cạnh tranh, AASC quy định các phòng ban phải lập kế hoạch kiểm toán và gửi về phòng kiểm soát chất lượng trước khi thực hiện một cuộc kiểm toán BCTC. Qua đó lấy ý kiến tham gia và chuẩn bị công việc kiểm soát chất lượng. Bước công việc này yêu cầu KTV phải có kinh nghiệm, chuyên môn, đã trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán trong lĩnh vực kinh doanh tương ứng. Theo quy định chung của AASC, lập kế hoạch kiểm toán gồm 6 bước sau: Thu thập thông tin về KH. Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của KH Tìm hiểu hệ thống KSNB của KH Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ Xác định mức độ trọng yếu Đánh giá rủi ro kiểm toán đối với số dư đầu năm của các khoản mục trên BCTC. Đặc thù của hai công ty đang xem xét là những DN có quy mô không quá lớn và tính chất không quá phức tạp, nên AASC không tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chiến lược mà gộp vào bước cuối cùng và thực hiện như kế hoạch kiểm toán tổng thể. 2.2.2.1 Thu thập thông tin KH Đây là công việc đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng thực hiện kiểm toán sau này. Dựa vào các thông tin thu thập được, KTV lập ra một kế hoạch kiểm toán, xác định những nội dung cần kiểm toán. Tài liệu thu thập bao gồm: Các thông tin chung: đặc điểm ngành nghề kinh doanh, bộ máy tổ chức, Ban Giám đốc, quá trình kinh doanh, đối tác thường xuyên... Các tài liệu pháp lý bao gồm: điều lệ công ty, giấy phép thành lập, giấy phép đăng ký hợp đồng liên doanh, bố cáo thành lập DN, biên bản họp Hội đồng quản trị, ban lãnh đạo, nhiệm kỳ lãnh đạo, biên bản họp Đại hội cổ đông, sự thay đổi ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ,… Các tài liệu về thuế: các quyết toán thuế hàng năm, biên bản kiểm tra thuế, các văn bản có yếu tố có liên quan đến việc tính thuế và đặc thù của DN. Các tài liệu nhân sự: hợp đồng lao động, các quy trình về quản lý và sử dụng quỹ lương, các quy định trong điều lệ, biên bản kiểm tra nhân sự... Các tài liệu kế toán: báo cáo kiểm toán (nếu có), BCTC, thư quản lý, chế độ và nguyên tắc kế toán mà DN áp dụng. Các tài liệu về hợp đồng: hợp đồng kiểm toán, hợp đồng bảo hiểm, hợp đồng tín dụng... KTV có thể trao đổi trực tiếp với Ban Giám đốc công ty KH, quan sát thực tế, gửi thư yêu cầu, cung cấp tài liệu, xem xét các tài liệu do KH cung cấp để thu thập các thông tin cần thiết. Đối với KH thường niên như công ty XYZ, các thông tin đã có trong Hồ sơ kiểm toán chung. Tuy nhiên, KTV vẫn phải cập nhật thêm những thông tin mới và những thay đổi (nếu có) từ KH. Sự thay đổi có thể là về ngành nghề kinh doanh, chế độ kế toán, ban quản lý hoặc chính sách nhân sự. Còn đối với công ty ABC, KTV sử dụng các kỹ thuật trong việc thu thập thông tin như: phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu những tài liệu được cung cấp. Do công ty ABC những năm trước chưa thực hiện kiểm toán nên không thể thu thập qua báo cáo năm trước cũng như liên hệ với KTV tiền nhiệm. Sau khi đã thu thập đầy đủ những thông tin cần thiết, KTV thảo luận về kế hoạch kiểm toán tổng quát. 2.2.2.2 Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của KH Việc tìm hiểu rõ hoạt động kinh doanh giúp KTV lập kế hoạch và thực hiện công việc kiểm toán có hiệu quả, đưa ra xét đoán có tính chuyên môn. Với KH mới như công ty ABC, KTV sẽ tiến hành trao đổi với KH, quan sát thực tế, báo cáo quản trị nội bộ, xem xét tài liệu và thu thập các thông tin từ bên ngoài. Từ đó hình thành nên Hồ sơ kiểm toán, làm tài liệu cho kiểm toán các năm sau (nếu trở thành KH thường niên). Bảng 2.2. Tóm tắt đặc điểm của công ty Cổ phần XYZ TÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP Tên DN: Công ty Cổ phần Dược phẩm XYZ. Hình thức pháp lý: Công ty Cổ phần Thành lập theo quyết định số 8103/QĐUB ngày 27/11/2002 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội về việc chuyển DNNN Xí nghiệp Dược phẩm XYZ thành Công ty Cổ phần Dược phẩm XYZ Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh, phòng bệnh, phục vụ sức khoẻ cho con người. Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất kinh doanh thuốc chữa bệnh, phòng bệnh phục vụ sức khoẻ cho con người. Sản xuất mỹ phẩm Sản xuất dược liệu, tinh dầu, dược phẩm Nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu, bao bì, thuốc thành phẩm, thuốc thực phẩm, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế. Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103001695 (đăng ký thay đổi lần 3 ngày 04/10/2006) Vốn điều lệ của công ty là: 13,9 tỷ đồng. Trong đó vốn nhà nước là 3,16 tỷ đồng, vốn các cổ đông 10,7 tỷ đồng. Trụ sở chính: 170 Phố X - Ba Đình- Hà Nội Ban Giám đốc: Tổng Giám đốc: Bà Phạm Thị X Phó Giám đốc: Ông Trần Hoàng Y Đối với KH thường niên như công ty XYZ, KTV đánh giá các thông tin có trong Hồ sơ kiểm toán chung và Hồ sơ kiểm toán năm trước. Từ đó, phát hiện các thay đổi phát sinh sau lần kiểm toán trước và lập bản tóm tắt về đặc điểm của KH. Bảng 2.3. Tóm tắt đặc điểm của công ty TNHH ABC (được thu thập từ hồ sơ chung) TÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DOANH NGHIỆP Tên DN: Công ty TNHH ABC. Hình thức pháp lý: Công ty TNHH Ngành nghề kinh doanh: Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (máy móc, thiết bị ngành xây dựng, giao thông, hàng điện tử, điện lạnh, phương tiện vận tải…) Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá Đại lý rượu bia, nước giải khát Kinh doanh gas và các sản phẩm liên quan đến gas Vận tải hàng hoá Chiết nạp khí đốt hoá lỏng Sản xuất, lắp ráp đồ gia dụng Sản xuất buôn bán trang thiết bị viễn thông Lĩnh vực sản xuất kinh doanh: Sản xuất, dịch vụ Giấy đăng ký kinh doanh số 0102001223 (đăng ký thay đổi lần 6 ngày 20/01/2004) do Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp. Vốn điều lệ của công ty là: 30 tỷ đồng. Trụ sở chính: 300 phố X- Hai Bà Trưng- Hà Nội Ban Giám đốc: Tổng Giám đốc: Ông Trần Văn A Phó Giám đốc: Bà Nguyễn Thị B 2.2.2.3 Tìm hiểu hệ thống KSNB của KH Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống KSNB là một bước quan trọng trong giai đoạn lập và thực hiện kế hoạch kiểm toán. Qua đó, KTV quyết định nên tăng cường hay giảm thiểu số lượng công việc cần thực hiện. Tại AASC, xem xét, đánh giá hệ thống KSNB trên các khía cạnh sau: Đánh giá về các thủ tục quản lý, cơ cấu tổ chức, các vấn đề nhân sự, hệ thống thông tin quản lý và các thủ tục, chính sách… Phát hiện các rủi ro trong từng khoản, từng công việc nhằm xác định các thủ tục kiểm toán thích hợp để loại bỏ hoặc hạn chế các rủi ro đó Kỹ thuật thường được AASC sử dụng là quan sát, phỏng vấn, kiểm tra tài liệu và được tiến hành qua các bước: Tìm hiểu môi trường kiểm soát Tìm hiểu hệ thống kế toán và chính sách kế toán Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát Cụ thể: Tìm hiểu môi trường kiểm soát: Môi trường kiểm soát của KH được xem xét qua: - Phong cách điều hành của ban lãnh đạo. - Quy trình kiểm soát có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh. Qua đó, KTV đánh giá tổng quát về thái độ, nhận thức và hoạt động của ban lãnh đạo KH và khẳng định tính hợp lý, độ tin cậy của hệ thống KSNB. Đối với KH mới, các KTV tiến hành tìm hiểu thông tin về KH và “tích” vào câu trả lời câu hỏi trong “Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB” do AASC cung cấp. Ví dụ: Đối với khoản mục tiền, ta có thể lập Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống kiếm soát nội bộ như sau: Bảng 2.4. Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB của khoản mục tiền Bước công việc Có Không Không áp dụng Ghi chú Công việc thủ quỹ và kế toán tiền mặt có do một người đảm nhận không? Hàng tháng kế toán tiền mặt có đối chiếu với thủ quỹ không? Việc kiểm kê quỹ tiền mặt có được thực hiện thường xuyên không? Các khoản thu tiền về có được gửi ngay vào Ngân hàng không? Việc đối chiếu với Ngân hàng có được thực hiện hàng tháng, hàng quý không? Các khoản tiền ngoại tệ có được theo dõi riêng không? Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được ghi chép dựa trên chứng từ không? Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có được ghi sổ đúng kỳ không? Kết luận: Hệ thống KSNB của các khoản tiền: Khá Trung bình Yếu Ghi chú: Qua những “Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB”, KTV có một cái nhìn khái quát về hệ thống KSNB. Từ đó, đưa ra những nhận xét về độ tin cậy của hệ thống này. Theo thông tin thu thập được, KTV nhận định: ban lãnh đạo công ty TNHH ABC là những người có tác phong quản lý tốt, cơ cấu tổ chức của công ty ABC là phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Đồi với KH thường niên, KTV có thể sử dụng “Bảng câu hỏi đánh giá hệ thống KSNB” năm trước và cập nhật thêm những thông tin liên quan đến sự thay đổi của KH so với năm trước. Trong năm vừa qua, công ty XYZ có sự thay đổi nhân sự trong ban lãnh đạo. Sự thay đổi này có thể làm tăng rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Vì vậy, KTV thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ nhằm đưa ra nhận xét thái độ của ban giám đốc mới có ảnh hưởng đến hệ thống KSNB như thế nào? Tìm hiểu hệ thống kế toán: Việc tìm hiểu hệ thống kế toán của KH là hết sức quan trọng trong khâu lập kế hoạch kiểm toán nói riêng và trong quy trình kiểm toán nói chung. Bởi vì, luật kế toán và chế độ kế toán Việt Nam hiện nay thay đổi liên tục để phù hợp hơn với chế độ kế toán quốc tế. Trong khi đó, kế toán của các công ty thường không theo kịp các thay đổi này. Đặc biệt năm 2006, Bộ tài chính ra Quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20 tháng 3 năm 2006. Vì vậy, KTV cần đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu trong hệ thống kế toán để xác định mức độ tin cậy vào hệ thống kế toán. Từ đó, xác định rủi ro trong các phần hành để có thể tăng hoặc giảm các thử nghiệm cơ bản. Các kỹ thuật được sử dụng trong công việc này, bao gồm: phỏng vấn, quan sát và thu thập tài liệu trong quá trình soát xét hệ thống kế toán. Các bước công việc KTV cần thực hiện như sau: KTV yêu cầu kế toán trưởng cung cấp các tài liệu về chính sách, hệ thống tài khoản và sơ đồ hạch toán của đơn vị (Bộ Tài chính phê duyệt). Phỏng vấn kế toán trưởng và kế toán viên về quy trình hạch toán, hình thức ghi chép, việc lưu trữ, bảo quản chứng từ, sổ sách, sự phân công nhiệm vụ của nhân viên kế toán. Quan sát hệ thống chứng từ kế toán, sổ sách và quá trình ghi chép, sử dụng hệ thống máy tính của nhân viên kế toán để đánh giá việc hạch toán này có tuân thủ quy định của Bộ tài chính không? Tại công ty XYZ: Chế độ kế toán: Công ty XYZ đang áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐBTC của Bộ tài chính. Bộ máy kế toán: Được tổ chức gọn nhẹ, logic. Đội ngũ nhân viên đều tốt nghiệp Đại học và thành thạo công việc. Sơ đồ 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty XYZ KẾ TOÁN TRƯỞNG KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO KẾ TOÁN TIỀN MẶT- TGNH, KẾ TOÁN THUẾ KẾ TOÁN MUA HÀNG- THANH TOÁN KẾ TOÁN BÁN HÀNG- THANH TOÁN KẾ TOÁN TỔNG HỢP - Niên độ kế toán: bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc vào 31/12 hàng năm. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam (VNĐ). Hình thức kế toán: áp dụng tại công ty là hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Quá trình ghi chép như sau: Sơ đồ 2.3. Trình tự ghi sổ của công ty XYZ Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Đối chiếu Chứng từ gốc Sổ chi tiết Tổng hợp chi tiết BCTC BCĐ tài khoản SỔ CÁI Đăng ký CT- GS Lập CT- GS Các chính sách kế toán áp dụng: Đối với khoản mục tiền và các khoản tương đương: Nguyên tắc, phương pháp chuyển đổi ngoại tệ: + Tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ, tỷ giá quy đổi là tỷ giá giao dịch của NH Ngoại thương Hà Nội. + Tại thời điểm cuối năm, tỷ giá quy đổi là tỷ giá bình quân liên ngân hàng do NHNN Việt Nam công bố vào ngày 31 tháng 12. Chênh lệch tỷ giá thực tế phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại số dư các khoản mục tiền tệ tại thời điểm cuối năm được tính vào doanh thu hoặc chi phí tài chính trong năm tài chính. Đối với hàng tồn kho: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Công ty đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên. Hàng tồn kho nhập trong kỳ được tính theo giá gốc: + Hàng tồn kho mua ngoài: Giá nhập bao gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua hàng và các chi phí khác liên quan trực tiếp đến việc mua hàng tồn kho. + Hàng tồn kho do đơn vị tự sản xuất (hàng sơ chế): Giá nhập kho bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Giá trị hàng tồn kho xuất trong kỳ được tính theo phương pháp bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ. Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (chi tiết cho từng loại hàng) được lập vào thời điểm cuối năm và số cần lập là số chênh lệch giữa giá gốc hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Sản phẩm dở dang cuối kỳ được đánh giá theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Những chi phí không được tính vào giá gốc hàng tồn kho: + Chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua do mua hàng không đúng quy cách, phẩm chất. + Chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí sản xuất kinh doanh khác phát sinh trên mức bình thường. + Chi phí bảo quản hàng tồn kho, chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Đối với tài sản cố định: Nguyên tắc ghi nhận tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình: theo giá gốc. Trong quá trình sử dụng tài sản cố định được ghi nhận theo nguyên giá, hao mòn luỹ kế và giá trị còn lại. Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định là phương pháp đường thẳng. Thời gian tính khấu hao đối với từng loại TSCĐ như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc: 15-25 năm Máy móc thiết bị: 6-10 năm Phương tiện giao thông vận tải: 10 năm Thiết bị văn phòng: 4-7 năm Nguyên tắc vốn hoá các khoản chi phí đi vay và các chi phí khác: Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ phát sinh trừ khoản chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang cơ bản đủ điều kiện vốn hoá. Phân phối lợi nhuận: Nguyên tắc trích lập các khoản dự trữ, các quỹ từ lợi nhuận sau thuế: Quỹ dự phòng tài chính: 5% Quỹ đầu tư phát triển: 10% Quỹ khen thưởng phúc lợi: 5% ( trong đó để ra 20% chi tiền sửa chữa nhà theo tiêu chuẩn xét của Xí nghiệp B) Sau khi trích lập các quỹ trên, số còn lại được chia cho các cổ đông Nguyên tắc ghi nhận doanh thu: Nguyên tắc ghi nhận doanh thu bán hàng: Xác định theo giá trị hợp lý của các khoản đã thu hoặc sẽ thu được. Doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn các điều kiện sau: Phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá đã được chuyển giao cho người mua. Công ty không còn quyền quản lý hàng hoá cũng như sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá. Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Công ty đã thu hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng Doanh thu cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi kết quả của giao dịch đã được ghi nhận một cách đáng tin cậỵ. Trường hợp việc cung cấp dịch vụ có liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp dịch vụ được xác định khi thoả mãn các điều kiện sau: Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đó Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cân đối kế toán. Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí đề hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí tài chính: Chi phí tài chính được ghi nhận khi có chứng từ ngân hàng xác định rõ lãi tiền vay phải trả hàng tháng và khoản vay cán bộ công nhân viên phải trả lãi vào cuối tháng. Đối với công ty ABC, trình tự đánh giá chu trình kế toán áp dụng cũng tương tự như công ty XYZ. Qua những thông tin thu thập được, KTV đưa ra nhận xét ban đầu như sau: Tổ chức công tác hạch toán kế toán của công ty cổ phần XYZ không có gì thay đổi so với các năm trước. Các thông tin về hệ thống kế toán được chuyển từ hồ sơ kiểm toán năm trước sang năm nay. Đối với công ty thương mại ABC có một số nghiệp vụ liên quan đến xuất khẩu nên cần phải xem xét về việc hạch toán, chuyển đồi ngoại tệ. Tại công ty, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được quy đổi ra Việt Nam đồng theo tỷ giá thực tế do liên ngân hàng công bố. Chênh lệch tỷ giá cuối kỳ được sử lý theo thông tư số 55/2002/TT-BTC ngày 26/6/2002 của Bộ tài chính. Hàng tồn kho tại công ty ABC được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Giá trị hàng mua bao gồm giá mua cộng với các khoản chi phí liên quan và các khoản thuế không được hoàn lại. Đối với việc hạch toán tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty ABC được phản ánh theo nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm các chi phí bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản sẵn sàng vào sử dụng. Khấu hao tài sản cố định hữu hình theo phương pháp đường thẳng với tỷ lệ khấu hao quy định tại quyết định 206/QĐBTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính. Tìm hiểu các thủ tục kiểm soát Khi xem xét các thủ tục kiểm soát, KTV cần phải xem các thủ tục này có dựa trên các nguyên tắc cơ bản không như nguyên tắc phân công phân nhiệm rõ ràng, nguyên tắc bất kiêm nhiệm, nguyên tắc uỷ quyền và phê chuẩn… Tại công ty ABC, KTV nhận thấy có sự hiện hữu của thủ tục kiểm soát như: việc ban hành các quy chế tài chính, các quy định cụ thể về quản lý hàng tồn kho, các giao dịch thương mại. Tuy nhiên, việc hạch toán doanh thu tại công ty ABC còn chồng chéo, trùng lặp. Đối với công ty XYZ, KTV cũng tiến hành nhận diện các thủ tục kiểm toán tương tự. Ngoài ra, công ty còn thành lập ban kiểm soát nhằm đảm bảo việc thực hiện các quy chế đặt ra. Ví dụ: Đối với khoản mục tiền, KTV cần tìm hiểu sự đầy đủ về thủ tục, các yếu tố bắt buộc phải có trên chứng từ chi tiền hoặc việc kiểm kê định kỳ qũy tiền mặt… KTV tiến hành phỏng vấn người chịu trách nhiệm kiểm soát hoặc ban hành các quy định. Các câu hỏi sẽ phải có các câu trả lời tương ứng như: Có: có áp dụng thủ tục kiểm soát Không: thủ tục kiểm soát là cần thiết với hoạt động của DN mà không được áp dụng. Không áp dụng bằng: thủ tục kiểm soát là không cần thiết với hoạt động của DN. Kết quả của việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát sẽ được tóm tắt trong “Bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống KSNB” do AASC thiết kế. Đối với công ty XYZ là KH thường niên, cho nên KTV có thể sử dụng bảng câu hỏi đánh giá từ năm trước và cập nhật các thay đổi trong năm kiểm toán. Xem xét các sửa đổi, đồng thời tiến hành kiểm tra các vấn đề từ các năm trước đã được tiến hành xử lý chưa. Qua việc tìm hiểu các thủ tục kiểm soát, KTV có thể đưa ra ý kiến về độ tin cậy của thủ tục KSNB. 2.2.2.4 Thực hiện các thủ tục phân tích sơ bộ KTV sử dụng các kỹ thuật trong phương pháp phân tích ngang (phân tích xu hướng) đối với BCTC của KH như sau: So sánh số dư đầu kỳ- cuối kỳ: KTV so sánh các trị số các chỉ tiêu đó rồi thông qua mối quan hệ các chỉ tiêu đó để phân tích tìm ra nguyên nhân và đánh giá xem sự biến động có hợp lý không. Bên cạnh cách thức trên, KTV còn có thể sử dụng phương pháp so sánh số liệu thực tế với số liệu dự toán hoặc số liệu ước tính của KTV. So sánh dữ kiện của công ty KH với dữ liệu chung của ngành Hiện nay, việc xem xét và phân tích BCTC tại AASC mới chỉ dừng lại ở so sánh số dư đầu kỳ với số dư cuối kỳ để thấy được những biến động bất thường và xác định các lĩnh vực cần quan tâm. Đối với công ty ABC: Đây là KH mới của Công ty. Các thông tin, tài liệu của các năm trước là do Công ty ABC cung cấp. Do đó, nhóm kiểm toán phải tiến hành phân tích sơ bộ BCTC của năm trước nhằm phát hiện ra những biến động bất thường, đánh giá khái quát tình hình tài chính và đảm bảo sự chính xác tương đối của số liệu. Bảng 2.5. Phân tích bảng cân đối kế toán của công ty A PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tên KH: Công ty TNHH ABC Đơn vị tính: đồng Việt Nam TÀI SẢN Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Số tiền % I. TSLĐ&Đầu tư ngắn hạn 133.076.189.269 133.298.234.201 -222.044.932 -0,17 1. Tiền mặt 84.789.247 163.206.366 -78.417.119 -48,05 2. TGNH 44.209.342.055 7.631.349.036 36.577.993.019 479,31 3. Đầu tư tài chính ngắn hạn 4. Dự phòng giảm giá CKĐTNH 5. Phải thu của KH 32.531.693.492 21.671.875.867 10.859.817.625 50,11 6. Các khoản phải thu khác 41.294.741.495 24.475.061.356 16.819.680.139 68,72 7. Dự phòng phải thu khó đòi 8. Thuế GTGT được khấu trừ 1.545.345.552 852.800.392 692.545.160 81,21 9. Hàng tồn kho 13.410.277.428 78.503.941.184 -65.093.663.756 -82,92 10. Dự phòng giảm giá HTK 11. Tài sản lưu động khác II. TSCĐ&Đầu tư dài hạn 72.378.695.636 29.330.522.408 43.048.173.228 146,77 1.TSCĐ 37.939.230.023 22.025.175.361 15.914.054.662 72,25 - Nguyên giá 41.857.085.875 23.413.902.470 18.443.183.405 78,77 - Giá trị hao mòn luỹ kế -3.917.855.852 -1.388.727.109 -2.529.128.743 182,12 2. Đầu tư tài chính dài hạn 3. Dự phòng giảm giá CKĐTDH 4. Chi phí XDCB dở dang 6.701.755.584 6.885.384.084 -183.628.500 -2,67 5. Chi phí trả trước dài hạn 27.737.710.030 419.962.963 27.317.747.066 6504,80 TỔNG TÀI SẢN 205.454.884.906 162.628.756.609 42.826.128.296 26,33 NGUỒN VỐN Chỉ tiêu Số đầu năm Số cuối năm Số tiền % I. Nợ phải trả 175.616.836.721 132.808.703.071 42.808.133.650 32,23% 1. Nợ ngắn hạn 169.039.720.721 132.258.699.343 36.781.021.378 27,81% Vay ngắn hạn 26.733.526.873 16.944.000.000 9.789.526.873 57,78% Phải trả người bán 65.726.973.501 82.320.709.039 -16.593.735.538 -20,16% Thuế và các khoản phải nộp NN 8.206.010.994 1.930.654.760 6.275.356.234 325,04% Phải trả người lao động Các khoản phải trả ngắn hạn khác 68.373.209.353 31.063.335.544 37.309.873.810 120,11% 2. Nợ dài hạn 6.577.116.000 5

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11803.doc
Tài liệu liên quan