Chuyên đề Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam- Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH 3

I. Những vấn đề cơ bản về BHXH. 3

1. Tính tất yếu khách quan của BHXH. 3

2. Khái niệm BHXH. 4

3. Bản chất và chức năng của BHXH. 5

3.1. Bản chất của BHXH. 5

 3.2. Chức năng của BHXH. 6

4. Nguyên tắc hoạt động của BHXH. 7

5. Các chế độ của BHXH. 8

6. Quỹ BHXH và phân loại quỹ BHXH. 9

6.1. Quỹ BHXH. 9

6.2. Phân loại quỹ BHXH: 11

II. Quản lí tài chính BHXH. 12

1. Khái niệm chung về quản lí tài chính BHXH. 12

2. Nội dung quản lí tài chính BHXH. 14

2.1.Quản lí thu BHXH. 14

2.2. Quản lí chi BHXH. 15

2.3. Quản lí hoạt động đầu tư nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ. 16

2.4. Quản lí hoạt động cân đối quỹ. 17

3.Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lí tài chính BHXH. 17

III. Kinh nghiệm của một số nước về quản lí tài chính BHXH. 18

1. Quản lí tài chính BHXH của Cộng hoà Liên bang Đức. 19

2. Quản lí tài chính BHXH của Trung Quốc. 20

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH TẠI VIỆT NAM 22

I. Giới thiệu chung về BHXH Việt Nam. 22

1. Khái quát về sự hình thành và quá trình phát triển của BHXH Việt Nam 22

1.1.BHXH Việt Nam giai đoạn trước 1995. 22

1.2. BHXH Việt Nam giai đoạn sau 1995. 23

2. Chính sách BHXH Việt Nam từ năm 1995 đến nay. 25

3. Cơ cấu tổ chức, quản lí của BHXH Việt Nam. 27

II. Thực trạng của công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam. 30

1. Công tác quản lí thu. 30

1.1.Quản lí đối tượng tham gia. 30

1.2. Quản lí quỹ lương của doanh nghiệp. 34

1.3. Quản lí tiền thu BHXH. 35

2. Quản lí chi BHXH. 38

2.1. Chi các chế độ BHXH. 38

2.1.1. Phân cấp chi trả. 39

2.1.2. Phương thức chi trả. 39

2.1.3. Quản lí đối tượng được hưởng và số tiền chi trả. 40

2.2. Chi quản lí hoạt động bộ máy. 42

3. Quản lí hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ. 43

3. Quản lí hoạt động cân đối quỹ BHXH. 45

III. Đánh giá chung về công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam. 48

1. Những kết quả đạt được. 48

1.1. Hình thành hệ thống pháp lí làm cơ sở cho cơ chế quản lí tài chính BHXH: 48

1.2. Hình thành quỹ BHXH được quản lí tập trung và độc lập với NSNN. 48

1.3. Công tác thu được phân cấp, tổ chức thu hợp lí an toàn qua hệ thống tài khoản thu BHXH Việt Nam. 49

1.4. Thực hiện chi trả các chế độ vừa nhanh chóng, kịp thời vừa đảm bảo tính chính xác. 49

1.5. Quỹ đã có thu từ hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ, giảm được nhược điểm của cơ chế quản lí PAYGO. 50

2. Những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân. 50

2.1. Việc số người tham gia còn ít đặc biệt là tình trạng trốn tham gia, trốn đóng, nợ đọng phí BHXH còn rất phổ biến. 50

2.2. Trong công tác chi trả BHXH Việt Nam còn nhiều hiện tượng sai sót trong xét duyệt, tình trạng tồn đọng trong giải quyết chế độ vẫn tồn tại. 51

2.3. Công tác đầu tư bảo tồn và phát triển quỹ tuy đã có thu nhưng còn hạn chế lợi nhuận từ đầu tư còn rất nhỏ. 51

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÔNG TÁC QUẢN LÍ TÀI CHÍNH BHXH VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ TỚI 53

I. Những quan điểm chủ yếu về vấn đề quản lí tài chính BHXH Việt Nam trong giai đoạn tới. 53

1. Quan điểm trong xây dựng chính sách BHXH. 53

2. Những quan điểm cụ thể trong công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam trong giai đoạn tới. 53

II. Giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lí tài chính BHXH trong gian đoạn tới. 54

1. Bài học kinh nghiệm từ hệ thống BHXH CHLB Đức và Trung Quốc. 54

2. Những giải pháp cụ thể. 55

2.1. Giải pháp cho công tác quản lí thu BHXH. 55

2.2. Giải pháp cho công tác quản lí chi các chế độ BHXH. 57

2.3. Giải pháp cho công tác chi quản lí. 58

2.4. Giải pháp đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH. 59

2.5. Giải pháp về quản lí cân đối quỹ. 60

3. Một số kiến nghị. 62

3.1. Kiến nghị về phía Nhà nước. 62

3.2. Kiến nghị về phía BHXH. 62

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

 

doc66 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1212 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luật. Người lao động làm việc trong các cơ sở ngoài công lập được tham gia và hưởng mọi quyền lợi về BHXH như người lao động trong các đơi vị công lập. Đối với người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài phải tham gia BHXH bắt buộc và được hưởng các chế độ BHXH hưu trí và tử tuất. Điều này được quy định trong Nghị định số 52/1999/ NĐ- CP ban hành ngày 20/9/1999. Ngày 15/12/2000 Chính phủ ban hành Nghị định số 77/2000/NĐ- CP về việc điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu, mức trợ cấp, và sinh hoạt phí đối với các các đối tượng hưởng lương, phụ cấp, trợ cấp và sinh hoạt phí. Trong đó có quy định tăng mức tiền lương tối thiểu từ 180 000 đồng lên 210 000 đồng/ tháng. Cùng năm đó Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 71/2000/ NĐ-CP quy định việc kéo dài thời gian công tác của cán bộ công chức đến độ tuổi nghỉ hưu. Tức là cán bộ công chức đến tuổi nghỉ hưu được xem xét kéo dài thêm thời gian công tác đối với các đối tượng làm công tác nghiên cứu, những người có học vị tiến sĩ, chức danh Giáo sư, Phó giáo sư, những người có tài năng. Thời gian kéo dài có thể từ 1 đến 5 năm với điều kiện cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng có nhu cầu và cán bộ, công chức đó tự nguyện và có đủ sức khoẻ để làm việc. Năm 2001 Chính phủ tiếp tục ra hai Nghị định 04/2001/NĐ-CP và 61/2001/NĐ-CP. Nghị định 04 quy định chi tiết về một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam năm 1999 về chế độ chính sách đối với sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ, sĩ quan chuyển sang quân nhân chuyên nghiệp hoặc công chức quốc phòng. Nghị định 61 quy định về tuổi nghỉ hưu của người lao động khai thác hầm lò. Tuổi nghỉ hưu là 50, đủ 20 năm đóng BHXH và có ít nhất 15 năm làm công việc nêu trên. Tuổi nghỉ hưu có thể tăng lên nhưng không quá 55 khi người lao động không đủ số năm đóng BHXH. Nghị định 100/ 2002/ NĐ- CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của BHXH Việt Nam. Trong đó nêu rõ các vị trí, chức năng, có 19 điểm quy định quyền hạn và nhiệm vụ của BHXH Việt Nam. Ngày 9/9/2003 Chính phủ ban hành Nghị định số 01/2003/NĐ- CP đã sửa đổi, bổ xung một số điều của Điều lệ BHXH Việt Nam. 3. Cơ cấu tổ chức, quản lí của BHXH Việt Nam. Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ thực hiện việc quản lí Nhà nước về BHXH: xây dựng và trình ban hành pháp luật về BHXH; ban hành các văn bản pháp quy về BHXH thuộc thẩm quyền; hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện BHXH. Chính phủ thành lập hệ thống tổ chức BHXH thống nhất để quản lí quỹ và thực hiện các chế độ, chính sách về BHXH theo quy định của pháp luật. Theo điều 3, Nghị định số 100/2002/ NĐ- CP có quy định: BHXH Việt Nam được tổ chức, quản lí theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ Trung ương tới địa phương, gồm có ba cấp: Cấp Trung ương là BHXH Việt Nam. Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( gọi chung là BHXH tỉnh) trực thuộc BHXH Việt Nam. Cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ( gọi chung là BHXH huyện) trực thuộc BHXH tỉnh. BHXH Việt Nam được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương xuống địa phương. Cơ quan quản lí là Hội đồng quản lí BHXH Việt Nam, chịu trách nhiệm trực tiếp trước Thủ tướng Chính phủ về các hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản lí của mình. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của BHXH Việt Nam, do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Hội đồng quản lí. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng quản lí về thực hiện chính sách, chế độ BHXH và quản lí quỹ BHXH theo quy định của pháp luật. Giúp việc cho tổng giám đốc là các Phó tổng giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ chuyên môn. Bộ máy quản lí giúp việc cho Tổng giám đốc tại BHXH Việt Nam hiện nay gồm có: Ban Chế độ chính sách BHXH. Ban Kế hoạch- Tài chính. Ban thu BHXH. Ban chi BHXH. Ban BHXH tự nguyện. Ban giám định Y tế. Ban tuyên truyền BHXH. Ban Hợp tác quốc tế. Ban Tổ chức cán bộ. Ban kiểm tra. Văn phòng. Trung tâm Nghiên cứu khoa học BHXH. Trung tâm Công nghệ thông tin. Trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ BHXH. Trung tâm lưu trữ. Báo BHXH. Tạp chí BHXH. Theo điều 9 Nghị định 100/2002/NĐ- CP, tổ chức BHXH tỉnh và BHXH huyện được tổ chức và hoạt động theo quy định của Tổng giám đốc. BHXH tỉnh, BHXH huyện cũng có tư cách pháp nhân, có dấu, có tài khoản và trụ sở riêng. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí BHXH Việt Nam (Theo Nghị định số 100/2002/CP- NĐ ngày 6/12/2002 của Chính Phủ) Chính phủ Hội đồng quản lý Tổng giám đốc Các Phó tổng giám đốc - Ban chế độ, chính sách BHXH - Ban Kế hoạch - Tài chính - Ban Thu BHXH - Ban Chi BHXH - Ban BHXH tự nguyện - Ban Giám định y tế - Ban Tuyên truyền BHXH - Ban Hợp tác quốc tế - Ban Tổ chức - Cán bộ - Ban Kiểm tra - Văn phòng - Trung tâm Nghiên cứu khoa học BHXH - Trung tâm CNTT - Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng NVBHXH - Trung tâm lưu trữ - Báo BHXH - Tạp chí BHXH - Đại diện BHXHVN tại TP. HCM Giám đốc Các Phó giám đốc - Phòng Chế độ, chính sách - Phòng Kế hoạch - Tài chính - Phòng Thu - Phòng Giám định chi - Phòng Bảo hiểm tự nguyện - Phòng CNTT - Phòng Kiểm tra - Phòng Tổ chức - Hành chính Giám đốc Các Phó giám đốc Các công chức - viên chức Bảo hiểm xã hội Việt Nam Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh Bảo hiểm xã hội cấp huyện II. Thực trạng của công tác quản lí tài chính BHXH Việt Nam. 1. Công tác quản lí thu. Quản lí thu BHXH Việt Nam bao gồm: quản lí đối tượng tham gia, quản lí quỹ lương của các đơn vị, quản lí tiền thu BHXH. 1.1.Quản lí đối tượng tham gia. Đối tượng tham gia là những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm đóng góp để tạo lập quỹ BHXH. Hiện nay BHXH hiện chia các đối tượng này thành hai loại là: đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: là những người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia đóng góp BHXH theo pháp luật BHXH. Hiện nay đối tượng áp dụng BHXH bắt buộc gồm: Người lao động làm việc theo hợp động lao động có thời hạn đủ ba tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau: + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước. + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động thẹo Luật Doanh nghiệp. + Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. + Doanh nghiệp của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội. + Hộ sản xuất, kinh doanh cá thể, tổ hợp tác. + Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị- xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang. + Cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể dục, thể thao và các ngành sự nghiệp khác. + Trạm y tế xã, phường, thị trấn. +Cơ quan tổ chức nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế tại Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước ta kí kết hoặc tham gia có quy định khác. + Các tổ chức khác có sử dụng lao động. Cán bộ, công chưc, viên chức theo Pháp lệnh Cán bộ, công chức. Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật Hợp tác xã. Người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức theo các hợp đồng có thời hạn dưới ba tháng khi hết hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng mới đối với doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan đó thì phải tham gia BHXH bắt buộc. Người lao động ở trên đi thực tâp, học, công tác, điều dưỡng trong và ngoài nước mà vẫn hưởng tiền lương hoặc tiền công thì cũng thuộc đối tượng thực hiện BHXH bắt buộc. Các đối tượng lao động tại các doanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp được hưởng tiền công, tiền lương theo hợp đồng lao động từ đủ ba tháng trở lên.( Đối với các lao động làm việc tại các doanh nghiệp nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp đã thực hiện giao khoán đất có quy định riêng). Đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: là người lao động và người sử dụng lao động không thuộc đối tượng quy định bắt buộc nhưng tự nguyện tham gia BHXH cho chính họ và người lao động của họ. Họ có những đặc điểm sau: + Những người này thường thuộc khu vực lao động phi chính thức. + Công việc của họ phần lớn là thất thường và rất lưu động. Thu nhập nhìn chung là thấp và không ổn định. + Vì không có người sử dụng lao động nên việc tham gia BHXH của những đối tượng này hoàn toàn không có sự đóng góp của ai khác ngoài chính bản thân họ. Vì vậy những đối tượng này thường khó quản lí và khó thực hiện các công tác thu nộp cũng như chi trả cho các đối tượng. Việc triển khai thực hiện BHXH đối với các đối tượng này còn gặp nhiều khó khăn, song với mục tiêu tiến đến thực hiện BHXH toàn dân, BHXH Việt Nam đang nghiên cứu trển khai và áp dụng những biện pháp hữu hiệu đối với loại đối tượng này. BHXH Việt Nam có những biện pháp quản lí các đối tượng tham gia thông qua việc cấp sổ BHXH. Đây không chỉ là cách quản lí về số lượng mà còn quản lí cả thời gian công tác, ngành nghề công tác, mức đóng, từ đó làm căn cứ để chi trả cho các đối tượng. Việc quản lí cấp sổ được thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước, các thông tin trong sổ mang tính chính xác. Quản lí việc cấp sổ là trách nhiệm của cả người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Về phía người sử dụng lao động là việc quản lí danh sách người lao động được cấp sổ cùng với mức lương làm căn cứ xác định mức đóng BHXH và thực hiện báo cáo định kì về sự biến động số lượng lao động. Về phía cơ quan BHXH là theo dõi việc cấp phát sổ BHXH theo phân cấp và thực hiện báo cáo định kì lên cơ quan BHXH cấp trên về tình hình cấp sổ. Theo quy định của Việt Nam hiện nay quy trình cấp sổ do cơ quan BHXH cấp tỉnh thực hiện gồm sáu bước, đảm bảo tính thống nhất trong toàn quốc, tránh những hiện tượng khai man, trường hợp giả giấy tờ để trục lợi từ BHXH. Cụ thể: Bước 1: Lập và kiểm tra danh sách người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia theo luật định. Bước 2: Chuẩn bị sổ cả về số lượng, chất lượng, đóng dấu giáp lai và ghi sổ BHXH. Bước 3: Cơ quan BHXH chịu trách nhiệm phổ biến cho người lao động linh hoạt kê khai một cách thống nhất. Bước 4: Xét duyệt và ghi sổ ban đầu. Bước 5: Kí nhận của người lao động. Bước 6: Kí xác nhận của người sử dụng lao động và cơ quan BHXH. Chúng ta có thể tìm hiểu công tác quản lí đối tượng tham gia thông qua bảng số liệu 1: Bảng 1: Tình hình tham gia BHXH Việt Nam giai đoạn 1995- 2004. Năm Tổng số người tham gia BHXH ( người) Tốc độ tăng tuyệt đối số người tham gia ( người) Tốc độ tăng tương đối số người tham gia (%) 1995 2.275.998 --- --- 1996 2.821.444 545.446 23,97 1997 3.162.352 340.908 12,08 1998 3.392.224 229.872 7,27 1999 3.579.397 187.173 5,52 2000 3.771.390 191.993 5,36 2001 4.075.925 340.535 8,07 2002 4.564.400 488.475 11,98 2003 5.070.433 506.033 11,09 2004 6.344.508 1.274.075 25,13 ( Nguồn BHXH Việt Nam) Qua bảng 1 ta thấy số người tham gia BHXH ngày càng tăng đây cũng là một kết quả tốt của BHXH Việt Nam. Năm 1995 mới chỉ có 2.275.998 người tham gia đến nay BHXH Việt Nam đã có 6.344.508 người tham gia (ngày 31/12/2004), như vậy là chỉ trong 10 năm số người tham gia đã tăng lên gấp gần 3 lần. Đặc biệt là năm 2004 số người tham gia tăng 25,13% so với năm 2003, qua bảng trên ta có thể nhận thấy số người tham gia BHXH Việt Nam ngày càng tăng. Trong đó số lao động tham gia BHXH bắt buộc đạt 5,7 triệu người; tăng 406.000 người (tăng 8%) so với năm 2003. Trong đó có 122.000 người làm việc trong các doanh nghiệp quốc doanh ( tăng 23%), 115.000 người làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàI (tăng 16%) và 3.723 người làm việc trong các hợp tác xã ( tăng 40%). Số người tham gia BHYT tự nguyện đạt 6,2 triệu, tăng 28% so với năm 2003, trong đó có 5,9 triệu học sinh, sinh viên và 300 ngàn người là thành viên hộ gia đình, các hội đoàn thể. Như vậy là việc quản lí đối tượng tham gia có hiệu quả, sau đổi mới người lao động ý thức được tầm quan trọng cũng như những lợi ích mà họ nhận được. Tuy số người tham gia tăng nhanh song nhìn chung tại các địa phương thì công tác mở rộng đối tượng tham gia là còn nhiều hạn chế. Đặc biệt là các đối tượng lao động trong tổ hợp tác, hộ sản xuất kinh doanh cá thể thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Nhưng theo thống kê, hiện nay chỉ có khoảng 300.000 đơn vị tổ hợp tác nhỏ ( chỉ sử dụng bình quân khoảng 3 lao động) trong số 405.562 đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh, do vậy quản lí đối tượng tham gia này gặp rất nhiều khó khăn. 1.2. Quản lí quỹ lương của doanh nghiệp. Với hai loại đối tượng tham gia BHXH ở nước ta hiện nay, phương thức thu nộp được chia thành hai loại: Thứ nhất là thu trực tiếp: Theo phươngthưc này cán bộ chuyên trách thu của cơ quan BHXH sẽ trực tiếp thu những đóng góp của những người tham gia BHXH. Hình thức này hay được áp dụng cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, không có chủ sử dụng lao động. Thứ hai là thu gián tiếp qua đại lí thu: Đây là phương thức thu chủ yếu của BHXH Việt Nam. Đại lí thu của BHXH chủ yếu là các chủ sử dụng lao động. Trước tiên chủ sử dụng lao động thu của người lao động sau đó chuyển toàn bộ đóng góp của cả người lao động và người sử dụng lao động cho cơ quan BHXH. Thực hiện như vậy là rất thuận tiện cho cơ quan BHXH, vì chính chủ sử dụng lao động quản lí trực tiếp lao động của mình, thông qua quỹ lương của doanh nghiệp người sử dụng lao động khấu trừ luôn phần phí đóng BHXH của người lao động theo % mức tiền lương của họ. Đại lí cũng có thể là cơ quan, tổ chức, hiệp hội, đoàn thể có liên quan như bưu điện, ngân hàng, ... song các đại lí thu này không phổ biến. Như vậy quản lí quỹ lương của doanh nghiệp vừa quản lí được đối tượng tham gia vừa quản lí được số thu của BHXH Việt Nam. Tiền thu sẽ được trích theo % tổng quỹ lương của doanh nghiệp, sau đó trực tiếp chuyển khoản lên tài khoản của cơ quan BHXH. Đây cũng là phương thức nộp phổ biến nhất hiện nay. Quy định hiện nay sau khi chính thức chuyển BHYT về BHXH, tổng mức phí thu hiện nay là 23% tổng quỹ lương của doanh nghiệp. Trong đó, đóng BHXH là người lao động 5%, người sử dụng lao động 15%; đóng BHYT bắt buộc là người lao động 1%, người sử dụng lao động 2%. 1.3. Quản lí tiền thu BHXH. Tại Việt Nam hiện nay hình thức thu nộp chủ yếu là chuyển khoản thông qua ngân hàng. BHXH Việt Nam hình thành các “tài khoản chuyên thu”, các tài khoản này được mở tại các NHNN hoặc tại Kho bạc. Tuỳ theo thực tế của từng địa phương mà cơ quan BHXH sẽ mở tài khoản có thể là ở cấp tỉnh hoặc cả cấp huyện. Về cơ bản BHXH sẽ không thu nộp bằng tiền mặt, ngân phiếu hay hiện vật, trong trường hợp đặc biệt người sử dụng lao động nộp bằng tiền mặt hoặc ngân phiếu thì cơ quan BHXH phải có hướng dẫn cụ thể để người sử dụng lao động nộp trực tiếp vào tài khoản chuyên thu BHXH. Định kì hàng tháng người sử dụng lao động sau khi trả lương cho người lao động sẽ nộp tiền BHXH bằng cách chuyển tiền từ tài khoản của họ ở một ngân hàng hay kho bạc sang tài khoản chuyên thu BHXH. Sau đó cơ quan BHXH cấp huyện và cấp tỉnh sẽ phải chuyển số thu này lên cơ quan BHXH cấp trên mà không được sử dụng tiền thu để chi bất cứ việc gì. BHXH huyện sẽ chuyển khoản vào ngày 10 và 25 hàng tháng, ngày làm việc cuối cùng của năm phải chuyển toàn bộ số thu lên BHXH tỉnh. BHXH tỉnh định kì chuyển số thu lên BHXH Việt Nam vào ngày 10, 20 và ngày cuối cùng của tháng. BHXH Việt Nam định kì chuyển toàn bộ số thu vào quỹ BHXH mở tại kho bạc Nhà nước. Theo điều 11, chương hai của Quy chế quản lí tài chính BHXH Việt Nam có quy định: “ Quỹ BHXH được quản lí thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam, được hạch toán riêng và cân đối thu chi theo từng quỹ thành phần (quỹ hưu trí và trợ cấp, quỹ khám chữa bệnh tự nguyên, quỹ khám chữa bệnh bắt buộc).” Số dư trên tài khoản tiền gửi của quỹ BHXH tại ngân hàng hay kho bạc Nhà nước được hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng và kho bạc Nhà nước. Để đảm bảo thu đúng thời hạn BHXH Việt Nam có quy định kể từ ngày hạn nộp trong vòng 30 ngày người tham gia BHXH phải nộp BHXH. Khoảng thời gian 30 ngày này là khoảng thời gian ân hạn, nếu quá thời gian ân hạn mà chưa chuyển tiền thì được coi là vi phạm pháp luật BHXH và sẽ bị sử phạt. Hiện nay có những trường hợp vi phạm sau đây: Nợ ( Chậm đóng BHXH): Đây là trường hợp vi phạm mà người tham gia BHXH tính đến thời điểm quy định vẫn chưa đóng BHXH. Nợ được chia làm ba loại: + Nợ gối đầu: là trường hợp nợ mà số tiền nợ nhỏ hơn số tiền đóng BHXH bình quân một tháng. + Nợ chậm đóng: là trường hợp mà số tiền nợ lớn hơn số tiền đóng BHXH bình quân một tháng và nhỏ hơn số tiền đóng BHXH bình quân ba tháng. + Nợ đọng: là trường hợp mà số tiền nợ lớn hơn số tiền đóng BHXH bình quân ba tháng. Hiện nay có một số biện pháp thực hiện nhằm kiểm soát, đôn đốc người tham gia BHXH thực hiện nghĩa vụ của mình như sau: Cơ quan BHXH phải tăng cường xuống tận đơn vị sử dụng lao động để nhắc nhở. Nhắc nhở bằng văn bản. Nếu sau một thời gian người tham gia BHXH có biểu hiện chậm nộp thường xuyên hoặc khi có nợ tồn đọng phát sinh cơ quan BHXH sẽ có biện pháp sử lí nghiêm khắc hơn và quyết định sử phạt theo luật định. Trốn đóng BHXH: đây là trường hợp tương đối phổ biến thường xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như: khai giảm số lượng lao động, khai giảm thu nhập của người lao động. Truy thu và sử phạt là hai hình thức được cơ quan BHXH áp dụng nhiều nhất hiện nay. Truy thu đảm bảo cho pháp luật BHXH được tuân thủ, cụ thể là cơ quan BHXH được phép yêu cầu kho bạc hoặc ngân hàng trích chuyển từ tài khoản của người sử dụng lao động sang tài khoản chuyên thu của BHXH bao gồm cả tiền lãi mà không cần sự chấp thuận thanh toán của người sử dụng lao động. Xử phạt được BHXH thực hiện và xác định theo tỉ lệ % so với tiền đóng BHXH hàng tháng dựa trên cơ sở tích luỹ. Nhìn chung các chế tài sử phạt của Việt Nam hiện nay chưa thực sự nghiêm khắc, mới chỉ mang tính hành chính chưa đủ để ngăn chặn hành vi vi phạm trên. Kết quả thu BHXH qua mười năm từ năm 1995- 2004 được thực hiện ở bảng 2. Bảng 2: Tình hình thu BHXH Việt Nam giai đoạn 1995- 2004. Năm Số thu BHXH ( triệu đồng) Tốc độ tăng tuyệt đối (triệu đồng) Tốc độ tăng thu tương đối (%) 1995 788.486 --- --- 1996 2.569.733 1.781.247 225,90 1997 3.514.226 944.493 36,75 1998 3.875.956 361.730 10,29 1999 4.186.055 310.009 8,00 2000 5.198.222 1.012.167 24,18 2001 6.334.650 1.136.428 21,86 2002 6.790.795 456.145 7,20 2003 11.654.660 4.863.865 71,62 2004 13.168.500 1.513.840 12,99 ( Nguồn BHXH Việt Nam) Như vậy số thu của BHXH những năm qua đã đạt được những kết quả đáng kể, số thu năm sau luôn cao hơn năm trước. Có thể thấy, ngay sau khi đổi mới BHXH Việt Nam đã đi vào hoạt động ổn định và có hiệu quả. Như trong bảng 2 thì số thu có tỉ lệ tăng hầu hết trong các năm là hai con số, đặc biệt là năm 2003 có số thu tăng rất cao do BHYT chính thức sát nhập vào BHXH. Và BHXH thực hiện thu cả phí BHYT của các lao động tham gia BHXH như vậy thực sự thuận tiện cho cả bên thu lẫn bên nộp. BHXH Việt Nam sau đổi mới đã chuyển từ đơn vị không có thu (thu không đáng kể) chuyển sang đơn vị có thu. Trong mười năm thực hiện, số thu năm 2004 là 13.168.500 triệu đồng so với 788.486 triệu đồng của năm 1995. Như vậy chỉ trong mười năm mà số thu đã tăng lên gần 20 lần, đây là con số quả không nhỏ đặc biệt là so với số tăng gần 3 lần của số người tham gia. Việc tốc độ tăng thu BHXH lớn hơn tốc độ tăng của người tham gia cho chúng ta thấy phần lớn việc tăng quỹ là do tăng mức đóng góp trên đầu người. Vấn đề tăng thu làm tăng quỹ, từ đó giảm gánh nặng của NSNN, tăng nguồn quỹ nhàn rỗi để tăng đầu tư cung cấp cho thị trường vốn thông qua hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ. Việc này không những góp phần phát triển quỹ mà còn đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Bên cạnh đó tình trạng trốn đóng của BHXH Việt Nam không phải là ít. Đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các đơn vị kinh tế nhỏ lẻ sử dụng ít lao động thường xuyên trốn đóng. Tình trạng nợ đọng kéo dại ở một số địa phương, một số đơn vị sử dụng lao dộng vẫn còn. Theo báo cáo, tính đến ngày 3/9/1999, tổng số nợ đọng trên cả nước lên tới 418.144 triệu đồng (bình quân số nợ này tương đương với việc các đơn vị sử dụng lao động trong toàn quốc đóng chậm BHXH 1,6 tháng). Như vậy tình hình nợ đọng hiện nay là rất lớn. Đến những năm gần đây tình trạng nợ đọng BHXH trong công tác thu được phần nào cải thiện tình hình. Hàng năm số đơn vị lao động tiếp tục tham gia BHXH tại các địa phương ngày càng gia tăng. Năm 2003 trên toàn quốc có 17.437 đơn vị và 474.887 người tham gia. Đặc biệt trong năm 2003, số nợ của BHXH của các đơn vị đã giảm rõ rệt. Nếu so với số thu như thời kì trước thì số nợ chậm đóng chỉ bằng 0,49 tháng bình quân tiền thu BHXH ( tương đương với số thu bình quân trong 15 ngày). Trong đó số nợ chậm đóng của năm 2002 tương đương với 0,78 tháng bình quân tiền thu BHXH. Theo các báo cáo thì số nợ chậm đóng của năm 2003 chủ yếu là của các doanh nghiệp đang trong quá trình đổi mới, sắp xếp lại hoặc doanh nghiệp bị phá sản hay giải thể. Quản lí chi BHXH. Chi các chế độ BHXH. Chi trả trợ cấp cho các chế độ BHXH hiện nay được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau, tuy vào các góc độ mà người ta có thể xem xét các vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau. Có bốn cách phân loại chi trợ cấp BHXH như sau: Chi trợ cấp định kì thường xuyên và trợ cấp một lần. Phương thức thanh toán trợ cấp bằng tiền hay hiện vật. Nguồn chi từ NSNN hay từ quỹ BHXH. Chi theo trợ cấp ngắn hạn hay dài hạn. Hiện nay BHXH Việt Nam đang thực hiện chi cho các chế độ sau: + Trợ cấp ốm đau. + Trợ cấp thai sản. + Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. + Trợ cấp hưu trí. + Trợ cấp tử tuất. + Chi dưỡng sức phục hồi sức khoẻ. Để quản lí chi trợ cấp cho các chế độ của BHXH Việt Nam cần chú ý đến những nội dung sau đây: Phân cấp chi trả. Cũng như quản lí thu, quản lí chi cũng theo phân cấp theo đó cơ quan BHXh cấp tỉnh, huyện có trách nhiệm thực hiện kịp thời đầy đủ cho các đối tượng hưởng BHXH kịp thời, đầy đủ, đúng đối tượng và đúng chế độ chính sách. Theo quy định cơ quan BHXH cấp tỉnh chỉ chịu trách nhiệm chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và trợ cấp một lần cho các đối tượng hưởng mà đơn vị sử dụng mà cơ quan BHXH cấp tỉnh đã thu đóng góp. Cơ quan BHXH cấp huyện chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và các trợ cấp một lần cho các đơn vị sử dụng lao động mà cơ quan BHXH cấp huyện đã thu đóng góp. BHXH huyện cũng chi trợ cấp định kì liên quan đến các chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu tuổi già, tử tuất cho các đối tượng trên địa bàn quản lí và chi trả trợ cấp cho cán bộ xã phường thị trấn đã tham gia BHXH. Như vậy là đã có sự phân cấp cụ thể cho từng cấp quản lí, ngoài ra để thực hiện quản lí việc chi trả trợ cấp cơ quan BHXH các cấp còn phải lập các báo cáo và tổng hợp các khoản chi trợ cấp để nộp lên cơ quan BHXH cấp trên theo định kì. Dựa vào các báo cáo này mà cơ quan BHXH cấp trên sẽ thực hiện thẩm định, xét duyệt chi trợ cấp BHXH theo đúng quy định hiện hành. Phương thức chi trả. Như chúng ta đã biết việc chi trả trợ cấp hiện nay có hai phương thức chính để chi trả, mỗi phương thức đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh mà chúng ta nên lựa chọn cho phủ hợp. Tại Việt Nam hiện nay phương thức chi trả gián tiếp thông qua hệ thốnh đại lí chi trả là phổ biến nhất. Hệ thống đại lí chi trả hầu hết là quan hệ dựa trên hợp đồng lao động và thường là chính người sử dụng lao động, cán bộ xã phường, bưu điện hoặc ngân hàng. Thường các đại lí chi trả là người sử dụng lao động được BHXH Việt Nam sử dụng cho việc chi trả cho các trợ cấp ngắn hạn như ốm đau, tai nạn, bệnh nghề nghiệp... rất tiện lợi. Các đại lí còn lại phù hợp hơn với các chế độ dài hạn. Với điều kiện như hiện nay của Việt Nam thì phương thức chi trả như vậy là hợp lí, chi phí thấp, tiện lợi đối với người được hưởng trợ cấp. Cùng với sự phát triển của nước ta như hiện nay BHXH cũng cần nghiên cứu và xem xét tới các phương thức thanh toán khác như chi trả gián tiếp qua hệ thống tài khoản ngân hàng. Với sự phát triển của hệ thống ngân hàng như hiện nay thì tại các thành phố có thể nghiên cứu và ứng dụng chó phương pháp chi trả hiện đại này. Ưu điểm lớn nhất của phương thức này là nhanh chóng và tiết kiệm chi phí. Quản lí đối tượng được hưởng và số tiền chi trả. Quản lí chi trả trợ cấp BHXH yêu cầu cơ quan BHXH quản lí đối tượng được hưởng theo từng loại chế độ, tình hình biến động tăng giảm và kiểm tra xác định đúng đối tượng hưởng, quản lí số tiền chi trả theo từng kì thanh toán và đảm bảo an toàn nguồn tiền mặt trong suốt quá trình chi trả. Quản lí người phụ thuộc: ngay từ khi thực hiện việc đăng kí tham gia BHXH và ghi hồ sơ, phải cập nhật các thông tin chính xác về đối tượng phụ thuộc đủ điều kiện hưởng trợ cấp. Lập báo cáo thống kê định kì về đối tưọng hưởng BHXH riêng cho từng loại trợ cấp định kì hay một

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3869.doc