Chuyên đề Công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Cục thuế tỉnh Hải Dương

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ THUẾ GIA TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ. 3

1.1. Hộ kinh doanh cá thể và thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể. 3

1.1.1. Hộ kinh doanh cá thể. 3

1.1.2. Nội dung cơ bản của thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể. 3

1.2. Công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể. 5

1.2.1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu của công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể. 5

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể. 7

1.2.2.1. Hệ thống chính sách thuế. 7

1.2.2.2. Cơ quan quản lý thu thuế. 7

1.2.2.3. Sự tự nguyện, ý thức chấp hành của đối tượng nộp thuế. 8

1.2.2.4. Quy mô, mức độ tập trung của các hộ kinh doanh cá thể. 8

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ 11

GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CỤC THUẾ TỈNH HẢI DƯƠNG. 11

2.1. Tình hình phát triển của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh. 11

2.2. Tổ chức quản lý thu thuế GTGT tại Cục thuế tỉnh Hải Dương. 15

2.2.1. Hệ thống các văn bản pháp quy được áp dụng. 15

2.2.2. Bộ máy thu thuế tại Cục thuế Tỉnh Hải Dương. 16

2.2.3. Thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể 23

2.3. Những đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại cục thuế tỉnh Hải Dương. 31

2.3.1. Những thành tựu đạt được. 31

2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục. 35

2.3.3. Nguyên nhân gây thất thu thuế. 36

CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG. 38

3.1. Phương hướng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Cục thuế tỉnh Hải Dương. 38

3.1.1. Nâng cao tổ chức bộ máy cục thuế và ý thức trách nhiệm của bộ máy quản lý thuế. 40

3.1.2. Quản lý đối tượng nộp thuế: 40

3.1.3. Quản lý khâu kê khai, nộp thuế. 41

3.1.4. Quản lý căn cứ tính thuế: 41

3.1.5. Chấn chỉnh lại công tác quản lý hóa đơn chứng từ: 43

3.1.6. Tăng cường thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế. 43

3.2.7. Hiện đại hóa cơ sở vật chất kinh tế cho ngành thuế. 43

3.1.8. Phát triển các dịch vụ tư vấn thuế. 44

3.1.9. Vận động tuyên truyền pháp luật về thuế. 45

3.2. Kiến nghị thực hiện giải pháp. 45

3.2.1. Kiến nghị với ngành thuế Tỉnh. 45

3.2.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính, Tổng cục thuế. 46

KẾT LUẬN 48

 

 

doc53 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5556 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại Cục thuế tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp luật thuế trong nội bộ ngành; xây dựng các biện pháp quản lý và hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra kết quả triển khai công tác quản lý thuế tại các Chi cục thuế; tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn; chỉ đạo, hướng dẫn, xây dựng và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố; Nhiệm vụ cụ thể: - Xây dựng và giao dự toán thu NSNN; Tổ chức thực hiện dự toán trên địa bàn tỉnh, thành phố. - Xây dựng tiêu thức phân cấp quản lý đối với tổ chức, cá nhân nộp thuế tại địa phương. - Hướng dẫn các bộ phận trong cơ quan thuế thực thi các văn bản pháp luật về thuế và giải quyết các vấn đề về thuế đảm bảo đúng qui định của pháp luật, của ngành; - Hỗ trợ các phòng, Chi cục trả lời các vấn đề liên quan đến chính sách thuế đối với các trường hợp phức tạp; - Thẩm định các văn bản trả lời, hướng dẫn về thuế do các phòng chức năng của Cục Thuế, Chi cục thuế soạn thảo; đề xuất biện pháp và trình Lãnh đạo Cục Thuế xử lý đối với các trường hợp phát hiện văn bản sai so với qui định; - Thẩm định hồ sơ và thực hiện thủ tục xem xét giải quyết miễn, giảm thuế, hoàn thuế đối với các trường hợp đặc biệt không kê khai trong tờ khai thuế và toàn bộ hồ sơ hoàn thuế do Chi cục Thuế kiểm tra xác minh để nghị Cục Thuế thực hiện các thủ tục hoàn thuế hoặc do vượt quá thẩm quyền của Chi cục thuế đề nghị Cục Thuế giải quyết hoặc một số đề nghị khác về thuế của tổ chức và cá nhân nộp thuế. - Xây dựng các chương trình, kế hoạch triển khai công tác quản lý thu thuế trên địa bàn; phối hợp với các cấp, các ngành có liên quan triển khai các biện pháp quản lý thu thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố; xây dựng và thực hiện chỉ đạo, đề ra các giải pháp, biện pháp quản lý thuế, phí, lệ phí... phù hợp với từng địa bàn và ngành nghề kinh doanh đối với khu vực ngoài quốc doanh. - Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục thuế triển khai các qui định của ngành, các biện pháp chỉ đạo của Tổng cục Thuế, Cục Thuế trong công tác quản lý thuế; triển khai công tác uỷ nhiệm thu các khoản thu về đất đai, phí, lệ phí và thuế đối với khu vực hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn; - Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị thuộc Cục Thuế, các Chi cục thuế thực hiện chế độ báo cáo kế toán- thống kê thuế và các chế độ thông tin báo cáo khác theo quy định của ngành; - Cung cấp thông tin số liệu tổng hợp về kết quả thu thuế cho các cơ quan, ban ngành liên quan và UBND tỉnh (thành phố); tham gia với các ngành, các cấp về chủ trương biện pháp khuyến khích phát triển kinh tế địa phương, chống buôn lậu, chống kinh doanh trái phép... - Thu thập thông tin, phân tích tình hình và khả năng thu NSNN của cấp Cục, cấp Chi cục, dự báo kết quả thu NSNN theo định kỳ của địa phương; - Theo dõi, tổng hợp, đánh giá kết quả và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ thu NSNN của Cục Thuế theo định kỳ, đột xuất, báo cáo tổng hợp các chuyên đề (Thông qua xử lý tờ khai, thu nợ, thanh tra, kiểm tra) theo qui định. - Tổ chức công tác sơ kết, tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ quản lý thu thuế và thu khác của Cục Thuế; - Biên soạn và tham gia biên soạn tài liệu, tập huấn cho cán bộ thuế về các nghiệp vụ quản lý thu thuế tại các chi cục thuế theo chỉ đạo của Tổng cục thuế; - Thực hiện việc bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý của Phòng theo quy định; - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. + Ở cấp Thành phố, huyện, thị xã : có 12 chi cục Chi cục thuế Thành phố Hải Dương Chi cục thuế Thị xã Chí Linh Chi cục thuế Huyện Bình Giang Chi cục thuế Huyện Cẩm Giàng Chi cục thuế Huyện Gia Lộc Chi cục thuế Huyện Kim Thành Chi cục thuế Huyện Kinh Môn Chi cục thuế Huyện Nam Sách Chi cục thuế Huyện Ninh Giang Chi cục thuế Huyện Thanh Hà Chi cục thuế Huyện Thanh Miện Chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ Các chi cục thuế các huyện, thị xã có nhiệm vụ quản lý và tổ chức thu tất cả các nguồn thuế, lệ phí và các nguồn thu khác phát sinh trên địa bàn mình quản lý; tổ chức triển khai thực hiện chính sách, chế độ thuế trên địa bàn như: tổ chức các biện pháp thu thuế, tổ chức công tác kiểm tra, chống khai man, lậu thuế…; tổ chức công tác thống kê, kế toán, thông tin. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ngành thuế tỉnh Hải Dương C ục trưởng cục thuế Lê Thị Dương P. Tổ chức cán bộ P. Kiểm tra nội bộ P.Tổng hợp & dự toán Chi cục TX Chí Linh Phó cục trư ởng Nguyễn Đức Khoáng Phó cục tr ưởng Phạm Thị Mai Phó cục trưởng Hoàng Hoa Bắc P. Tin học Tin h ọc P. hành chính-tài vụ-ấn chỉ HC t ài v ụ ấn ch ỉ Chi cục TP Hải Dương Chi cục KMôn, KTh,NSách, THà P. Kiểm tra thuế Chi cục C. Giàng, B. Giang P. Tuyên truyền & hỗ trợ NNTNNT P. Kê khai và kế toán thuế P. QL nợ và cưỡng chế nợ P. Thanh tra thuế Chi cục GLộc, TKỳ ,NG, TMiện P. QL thuế thu nhập cá nhân * Thực trạng đội ngũ cán bộ ngành thuế Hàng năm, Cục thuế Tỉnh có trên 80% số cán bộ công chức được tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ và được cập nhật các chế độ, chính sách mới. Cục thuế đã và đang đẩy mạnh công tác đào tạo cán bộ thuế theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu. Năm 2008, ngành thuế Hải Dương đã bồi dưỡng, đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ cho 686 lượt cán bộ, công chức; tổ chức kiểm tra trình độ cán bộ công chức với trên 90% cán bộ công chức thuế đạt kết quả khá, giỏi. Đến nay, cán bộ có trình độ đại học chiếm 51%, số còn lại là trình độ trung cấp. Năm 2009, được Tỉnh uỷ quan tâm, Cục thuế đã cử 4 đồng chí đi học cao học, 3 đồng chí học cao cấp chính trị; chủ động tổ chức 15 lớp đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng quản lý và ứng dụng tin học trong quản lý thuế…với sự tham gia của 734 lượt cán bộ công chức trong toàn Cục. Bảng 2.3: Số liệu tình hình trình độ, chuyên môn CBCC ngành thuế Chỉ tiêu Năm 1990 Năm 2008 Đại học 16,24% 46% Trung cấp 58.52% 52% Sơ cấp 25.24% 0,2% (Nguồn: phòng Tổ chức cán bộ) Như vậy có thể thấy từ năm 1990 đến nay, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ ngành thuế đã tăng lên đáng kể, từ 16,24% đại học năm 1990 đến năm 2008 đã lên tới 46%, sơ cấp thì chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ, không đáng kể. Có thể nói, trình độ về học vấn, chuyên môn của công chức ngành thuế Hải Dương đã được nâng cao dần, nhưng để đáp ứng được yêu cầu thực tế trong điều kiện hội nhập kinh tế toàn cầu thì vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục như: hiểu biết về quản lý nhà nước, lý thuyết tài chính tiền tệ chưa sâu rộng nên công tác tuyên truyền giáo dục đối với các hộ kinh doanh chưa có sức thuyết phục; chưa nắm bắt kịp thời, còn lung túng khi xử lý các chính sách, điều luật … * Kết quả thu Ngân sách trong những năm gần đây Kết quả thu Ngân sách trong những năm gần đây của ngành thuế tỉnh Hải Dương đã hoàn thành vượt mức nhiệm vụ được giao. Trong 5 năm trở lại đây, thu ngân sách đã tăng nhanh, đặc biệt với kết quả năm 2008 thu Ngân sách của Tỉnh Hải Dương (thu nội địa) là 2241 tỷ đồng, đạt 176% doanh thu và tăng 81% so cùng kỳ, đây là năm Tỉnh đã hoàn thành khá toàn diện các chỉ tiêu và là năm có số thu ngân sách lớn nhất từ trước tới nay, năm có tỷ lệ vượt dự toán và tăng so với cùng kỳ cao nhất và là năm hết sức có ý nghĩa đã đưa tỉnh ta gia nhập Câu lạc bộ các tỉnh có số thu trên 1 ngàn tỷ đồng. Những kết quả trên đánh dấu bước ngoặt lớn trong công tác thu Ngân sách của tỉnh Hải Dương trong thập kỷ qua. 2.2.3. Thực trạng quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể * Quản lý đối tượng nộp thuế: Trong luật thuế giá trị gia tăng đã quy định rõ như sau: tất cả các cơ sở kinh doanh , các chi nhánh, cửa hàng trực thuộc cơ sở kinh doanh chính phải có trách nhiệm kê khai, đăng ký nộp thuế với cơ quan trực tiếp quản lý theo quy định của Nhà nước. Qua đó các cơ quan thuế thống kê được cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Từ đó phân loại để có biện pháp quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế. Thông qua cấp mã số thuế, cơ quan thuế tiến hành quản lý giao dịch đối tượng nộp thuế , theo dõi số liệu, tiến hành kiểm tra,. kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế để có thể quản lý được hết các hộ kinh doanh. Mục tiêu của công tác quản lý đối tượng nộp thuế là phấn đấu đưa ra 100% đối tượng kinh doanh ( bao gồm cả kinh doanh cố định, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ) vào diện quản lý thu thuế và chấm dứt tình trạng thất thu về đối tượng nộp thuế. Mục tiêu này tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tế lại có những vướng mắc nhất định. Tình hình quản lý đối tượng nộp thuế trên địa bàn tỉnh được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.4: Tình hình quản lý hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Đơn vị tính: số hộ kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch ( tăng, giảm ) Tuyệt đối Tương đối Tổng số hộ quản lý 16.069 16.399 330 2,05 Số hộ chưa quản lý 765 641 -124 -6 Tổng số hộ kinh doanh thực tế 15.621 15.746 129 0,82 Số hộ ghi thu 6.518 6.493 -25 -0,36 Số hộ thực thu theo ghi thu 6.216 6.031 -185 -2,5 Số hộ nợ đọng 525 614 93 0,18 (Nguồn: phòng Tổng hợp và dự toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy qua mỗi năm, số hộ kinh doanh thực tế ngày càng tăng lên, từ 16069 hộ trong năm 2008, sang năm 2009 lên 16399 hộ, tăng 330 hộ. Điều này cho ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh mỗi năm trên địa bàn tỉnh ngày càng sôi động; điều này cũng đồng nghĩa với trách nhiệm của cán bộ quản lý ngày càng nặng nề hơn. Họ phải sát sao đến từng ngóc ngách trên địa bàn tỉnh mình quản lý để nắm chắc tình hình thực tế, phấn đấu đưa được 100% số hộ kinh doanh thực tế vào diện nộp thuế. So sánh số hộ thực tế kinh doanh với số hộ đưa vào quản lý ta thấy vẫn còn tồn tại tình trạng hộ chưa quản lý được. Trong năm 2008 có 765 hộ chưa quản lý được, sang năm 2009 chỉ còn 641 hộ chưa quản lý, như vậy giảm 124 hộ thuộc hộ chưa quản lý được. Đây là con số đáng mừng, phán ánh phần nào sự cố gắng của cná bộ ngành thuế Tỉnh Hải Dương trong việc làm giảm bớt số hộ chưa quản lý. Số hộ chưa quản lý được chủ yếu hoạt động trong ngành thương nghiệp, buôn bán hang rong, địa điểm kinh doanh không ổn định, không kinh doanh liên tục, thường có thu nhập thấp và thuộc diện chờ giải quyết miễn thuế. Đây là những hộ chưa đăng ký kinh doanh hoặc vừa đăng ký kinh doanh đã thôi không kinh doanh nữa, nhưng lại vẫn hoạt động thêm. Có thể nói, nguyên nhân một phần xuất phát từ phía cán bộ thuế chưa bám sát địa bàn, mới chỉ quan tâm đến các ngành hang, mặt hang lớn mà sao nhãng các ngành hang, mặt hang nhỏ. Các cán bộ mới chỉ làm trong giờ hành chính nên chưa quan tâm đến hoạt động của các hộ kinh doanh sớm tối. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa các biện pháp kiểm tra giám sát tình hình hoạt động của các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn quản lý. Một hiện tượng cần được quan tâm trong khâu quản lý đối tượng nộp thuế chính là việc “ nghỉ giả”, nghĩa là các hộ xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế thì vẫn hoạt động kinh doanh. Theo quy định, các hộ kinh doanh nghỉ từ 15 ngày trở lên thì được giảm 50% thuế phải nộp của tháng, còn nếu nghỉ cả tháng thì được miễn nộp thuế của tháng đó. Mục đích của chủ trương này là tạo điều kiện cho những hộ có hoàn cảnh dặc biệt phải xin nghỉ kinh doanh. Song không ít trường hợp đã lợi dụng chủ trương này mà trốn thuế. Các hộ nghỉ tạm thời, nghỉ hẳn chủ yếu tập trung ở ngành thương nghiệp và dịch vụ. Đây là hai ngành có số hộ kinh doanh đông nhất, nhất là ngành thương nghiệp do quy mô nhỏ và trải rộng khắp địa bàn tỉnh nên dễ di chuyển địa điểm kinh doanh, gây khó khăn cho công tác quản lý đối với những hộ này. Chính vì vậy, một yêu cầu đặt ra là phải tăng cường biện pháp thanh tra, kiểm tra đối với các hộ nghỉ kinh doanh hơn nữa để tránh gây thất thoát nguồn thu đối với các đối tượng này. * Quản lý căn cứ tính thuế: Để nâng cao chất lượng thu ngân sách, cơ quan thuế không chỉ tập trung quản lý tốt đối tượng nộp thuế, mà cần phải quản lý tốt căn cứ tính thuế nữa. Để làm tốt được điều này,cơ quan thuế phải xác định chính xác doanh thu tính thuế, đảm bảo thu sát với doanh thu thực tế kinh doanh. Doanh thu thực tế của các hộ kinh doanh là cơ sở để xác định số thuế phải nộp. Hiện nay, quản lý doanh thu tính thuế dựa vào hai hình thức là ấn định doanh số và thu thuế theo kê khai. Ngoài các quy định trong luật thuế, cơ quan thuế áp dụng quy trình quản lý thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể để tiến hành quản lý căn cứ tính thuế theo các bước đúng theo quy trình : hướng dẫn hộ kê khai doanh thu, điều tra doanh thu thực tế, dự kiến doanh thu tính thuế cho từng hộ, xử lý giấy nộp tiền và lập báo cáo thống kê thuế. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương hiện nay, đa số là các hộ nộp thuế rheo hình thức ấn định doanh thu. Năm 2008, Cục thuế tỉnh quản lý 16069 hộ trong đó có 15619 hộ nộp thuế theo phương pháp ấn định doanh thu, chiếm 97,2%; chỉ có 450 hộ nộp thuế theo kê khai, chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng số hộ quản lý. Đến năm 2009, số hộ quản lý thu thuế tăng lên 16399 hộ, nhưng số hộ nộp thuế theo hình thức ấn định doanh thu vẫn chiếm một tỷ trọng lớn ( 95,78%). Điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh chủ yếu là buôn bán nhỏ, chưa thực hiện tốt chế độ hóa đơn chứng từ nên phải áp dụng phương pháp ấn định trên doanh thu. Các hộ kinh doanh thu theo phương pháp này đã nhiều gây ảnh hưởng đến việc thu đúng, thu đủ và dễ gây thất thu thuế cho Nhà nước do ý thức chấp hành và hiểu biết hiểu biết về pháp luật chưa cao. Mặt khác, đối với những hộ kinh doanh nộ thuế theo phương pháp ấn định trên doanh thu, Cục thuế đã yêu cầu các chi cục điều tra, khảo sát doanh số của các hộ kinh doanh trên địa bàn mình quản lý. Tuy nhiên, việc điều tra doanh số chưa được thực hiện một cách sâu rộng mà mới chỉ thực hiện ở một số hộ điển hình, cao cấp. Công tác điều tra ấn định doanh thu còn gặp nhiều khó khăn do chưa xác định được doanh số thực của từng hộ cụ thể nên áp dụng chung một mức cho những hộ có tình trạng kinh doanh không giống nhau. Bảng 2.5: Số hộ cá thể quản lý theo các phương pháp thu thuế Đơn vị tính: số hộ kinh doanh Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Số hộ Tỷ trọng Số hộ Tỷ trọng Tổng số hộ QL thu thuế 16.069 100 16.399 100 Số hộ nộp theo kê khai 450 2,8 692 4,22 Số hộ nộp theo ấn định 15.619 97,2 15.707 95,78 ( Nguồn: phòng Tổng hợp và dự toán) Sau đây là tình hình quản lý đối với hai loại đối tượng trên: - Đối với những hộ nộp thuế theo kê khai: Như đã nói ở trên, số hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai trên địa bàn tỉnh Hải Dương rất ít. Nhưng đây chủ yếu là những hộ kinh doanh lớn, thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ. Những hộ nộp thuế theo phương pháp kê khai sẽ được nộp thuế tùy thuộc thực tế kinh doanh. Những hộ này phải có trách nhiệm kê khai trung thực trong quá trình kê khai, nộp thuế. Cơ quan thuế chỉ kiểm tra, giám sát sổ sách kế toán và các hóa đơn, chứng từ của hộ để lấy làm căn cứ tính thuế. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại tình trạng trốn thuế do lợi dụng kẽ hở của cơ chế tự khai, tự nộp với rất nhiều thu đoạn như: khai doanh thu thấp so với thực tế, bán hàng không xuất hóa đơn, hoặc chỉ xuất hóa đơn khi khách hàng có nhu cầu, xuất hóa đơn nhưng không chỉ rõ nội dung hàng hóa, ghi tăng thuế đầu vào để được khấu trừ thuế, mua bán hóa đơn khống… Qua bảng số liệu về tình hình biến động của doanh thu tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể dưới đây, ta có thể biết được công tác quản lý doanh thu kê khai trên địa bàn tỉnh như thế nào. Bảng 2.6: Tình hình quản lý doanh thu tính thuế đối với hộ kinh doanh cá thể nộp thuế theo phương pháp kê khai. Đơn vị tính: nghìn đồng Ngành nghề Năm 2008 Năm 2009 So sánh (tăng, giảm) Tuyệt đối Tương đối Sản xuất 9.121.499 9.123.644 2.145 0,024 Vận tải 588.642 1.571.999 983.359 168 Thương nghiệp 101.613.570 129.224.999 27.611.431 28 Ăn uống 33.255.526 51.698.167 18.442.941 55,5 Dịch vụ 4.717.400 6.782.946 2.065.638 43,9 Tổng 149.296.545 198.401.759 49.105.214 33.05 (Nguồn: phòng Tổng hợp và dự toán) Qua bảng trên ta thấy doanh thu tính thuế năm 2009 tăng 49105214 nghìn đồng, tương đương 33,05% so với năm 2008. Cụ thể: + Ngành sản xuất tăng 2.145 nghìn đồng, tương đương 0,024%. +Ngành vận tải tăng 938.359 nghìn đồng, tương đương 168%. + Ngành thương nghiệp tăng 27.611.431 nghìn đồng, tương đương 28%. + Ngành ăn uống tăng 18.442.941 nghìn đồng, tương đương 55,5%. + Ngành dịch vụ tăng 2.065.638 nghìn đồng, tương đương 43,9%. Việc tăng doanh thu ở tất cả các ngành chủ yếu là do tăng số hộ kinh doanh và quy mô kinh doanh. Ngành vận tải có doanh thu nhiều là do trong năm 2009 số hộ tăng gấp 3 lần số hộ năm 2008. Đây chủ yếu là các xe chở khách nên doanh thu tăng nhiều. Ngành ăn uống và dịch vụ là hai ngành mà doanh thu tính thuế tăng nhiều do trong vài năm trở lại đây việc kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn trong toàn tỉnh có xu hướng phát triển mạnh, tập trung nhiều là khu vực thành phố Hải Dương. - Đối với hộ nộp thuế theo hình thức ấn định doanh thu: Do điều kiện kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương xuất phát điểm còn thấp nên đa số các hộ kinh doanh trên địa bàn đều là vừa và nhỏ. Vì vậy, trong hai năm gần đây có khoảng 96% số hộ thu thuế rheo hình thức khoán. Việc quản lý các hộ như vậy tương đối phức tạp và phương pháp này cũng đã bộc lộ một số nhược điềm như : mang tính áp đặt, thiếu công bằng, khó thu thuế cho phù hợp với sự biến động của giá cả và tình hình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, nhiệm vụ đặt ra đối với các cán bộ thuế tỉnh hải Dương là phải xác định doanh thu ấn định chính xác và điều chỉnh doanh thu kịp thời, tránh xảy ra sự chênh lệch quá lớn giữa doanh thu thực tế và doanh thu tính thuế. Mỗi cán bộ thuế quản lý hộ kinh doanh cá thể được phân công quản lý trên địa bàn phải tiến hành điều tra để nắm bắt tất cả các hộ thực tế kinh doanh để đưa vào sổ bộ quản lý. Đội thuế chọn ra một số hộ kinh doanh đại diện cho từng ngành nghề, từng quy mô kinh doanh để điều tra làm căn cứ đánh giá tính chính xác của tờ khai. Bảng 2.7: Điều tra về doanh thu thực tế và doanh thu ấn định Đơn vị tính : triệu đồng Tên hộ Ngành nghề DT ấn định DT thực tế So sánh Tuyệt đối Tương đối Hoa Hợp Cửa hàng điện tử 3 4,2 1,2 40 Văn Lâm Bán phở 1,6 2,4 0,8 50 Mạnh Hùng Bán sim điện thoại 2,5 3,2 0,7 28 ( Nguồn : phòng Thanh tra Thuế) Qua điều tra ta thấy doanh thu ấn định chưa được sát với thực tế. Điều này một phần là do thời gian đầu kinh doanh, doanh thu của các hộ chưa ổn định, gặp nhiều khó khăn thế nên công tác ấn định doanh thu chưa có đủ cơ sở. Vì vậy cần phải thường xuyên điều tra, nắm bắt doanh thu để điều chỉnh doanh thu sát với thực tế, tránh thất thoát ngân sách Nhà nước. Các hộ kinh doanh thường tìm mọi cách để che đậy doanh thu thực tế của mình và thường không bằng lòng với các mức doanh thu điều chỉnh mới. Vì vậy, đòi hỏi các cán bộ thuế cần phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có trách nhiệm với công việc thì mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ và giải thích cho các hộ kinh doanh cũng như toàn dân hiểu và làm theo. * Quản lý khâu thu nộp tiển thuế: Đây là khâu thiết thực và cũng là khâu cuối cùng đem lại nguồn thu thực tế cho Ngân sách Nhà nước. Vì vậy ngành thuế tỉnh Hải Dương đã hoạt động tích cực trong công tác thu nộp tiền thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể để đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời thuế GTGT để nộp vào Ngân sách Nhà nước. Cứ hết một tháng, cán bộ thuế lại tổng hợp lại các hộ nộp thuế và ra thông báo nộp thuế. Đối với các hộ kinh doanh lớn thì tự nộp trực tiếp vào kho bạc, còn những hộ nhỏ thì phải thu trực tiếp. Trong quá trình thu nộp tiền thuế, có nhiều hộ còn chây ỳ, chưa chịu nộp tiền thuế. Vì vậy, cán bộ thuế phải đến tuyên truyền, vận động để thu trực tiếp hoặc phải kết hợp với Ủy ban Nhân dân các phường, xã và phương tiện thông tin đại chúng để đẩy nhanh tốc độ thu nộp tiền thuế. Bảng 2.8: Tình hình thu nộp thuế GTGT của hộ kinh doanh cá thể Đơn vị tính: nghìn đồng Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Số thuế đã nộp vào kho bạc 7.408.059 10.120.129 Số thuế ghi thu 7.945.215 10.545.694 So sánh với số ghi thu - Số tuyệt đối ( nợ đọng) -537.156 -425.565 - Số tương đối -6,9% -4.2% (Nguồn: phòng Tổng hợp và dự toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy số thuế đã nộp vào ngân sách trong 2 năm đều nhỏ hơn số thuế ghi thu. Nhưng năm 2009 số thuế phải nộp vào kho bạc Nhà nước tăng 2.712.070 nghìn đồng, tương đương tăng 36,6% so với năm 2009. Điều này chứng tỏ các cán bộ thuế đã làm tương đối tốt công việc thu nộp thuế. Số thuế nợ đọng của năm 2009 cũng đã giảm so với năm 2008 mặc dù năm 2009 số hộ kinh doanh tăng lên và đa số các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn là hộ nhỏ nên phải tiến hành thu trực tiếp tại cơ sở. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho thấy sự nỗ lực trong công tác quản lý thuế của các cán bộ ngành thuế tỉnh Hải Dương. 2.3. Những đánh giá chung về công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể tại cục thuế tỉnh Hải Dương. 2.3.1. Những thành tựu đạt được. - Cùng với sự phát triển kinh tế của tỉnh, nguồn thu trên địa bàn tỉnh Hải Dương cũng tăng lên đáng kể. Số thu thuế GTGT đối với hộ kin hdoanh cá thể trong 2 năm 2008, 2009 hoàn thành vượt dự toán mà Hội đồng Nhân dân tỉnh giao, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Bảng 2.9: Tổng hợp thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể Đơn vị tính : Nghìn đồng Ngành Năm 2008 Năm 2009 Sản xuất 332.144 394.353 Vận tải 153.062 120.197 Thương nghiệp 4.424.015 5.630.267 Ăn uống 1.624.595 2.530.303 Dịch vụ 874.247 1.445.013 Tổng số thu thuế 7.408.063 10.120.133 Số dự toán 6.750.102 9.550.000 (Nguồn: phòng Tổng hợp và dự toán) Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2008 số thu vượt dự toán 9,8%; năm 2009 vượt dự toán 5,95% do năm 2009 số thu đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhiều hơn số hộ cá thể vì vậy tỷ lệ vượt dự toán ít hơn năm 2008. Số thuế GTGT thu được nhiều nhất từ ngành thương nghiệp do số hộ trong ngành này tăng và có số hộ kinh doanh đông nhất; sau đó đến ngành ăn uống do việc mở rộng quy mô kinh doanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân. Nhận xét chung: Từ những kết quả phân tích thực trạng quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể ở trên, đối chiếu với những tiêu chí đánh giá quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ cá thể đã nêu ở phần I, ta có thể thấy: công tác quản lý thu thuế giá trị gia tăng đối với hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đạt được tính hiệu quả, tính linh hoạt và công bằng theo chiều ngang. Cụ thể như sau: - Hiệu quả thể hiện ở chỗ: + Nhà nước ta đã có một hệ thống chính sách thuế tương đối hoàn chỉnh; tổ chức thực hiện được tiến hành một cách đồng bộ, có chuyển biến tích cực và đạt hiệu quả cao. Mở rộng hình thức thu theo kê khai, thực hiện quy trình nghiệp vụ theo hướng đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự tính thuế và chủ động nộp thuế theo thông báo hàng tháng của cơ quan thuế, nhằm tăng cường sự giám sát để đảm bảo thực hiện đúng chính sách pháp luật và hạn chế những tiêu cực. + Quản lý chặt chẽ được việc kê khai thuế: rút ngắn thời gian cấp mã số thuế; ứng dụng và triển khai có hiệu quả công nghệ mã vạch hai chiều… kịp thời hướng dẫn đôn đốc nộp tờ khai đúng kỳ hạn. + Đã duy trì được hệ thống mạng nội bộ ngành thuế, vận hành thông suốt giữa Cục thuế và các chi cục và tổng cục thuế. Các phần mềm ứng dụng tin học đã được cài đặt và sử dụng hiệu quả. Đã có các sáng kiến xây dựng phần mềm quản lý thuế nhà đất và trang thông tin điện tử ngành thuế đã đem lại hiệu quả thiết thực trong công tác quản lý thuế. Đến nay đã có khoảng hơn 90% cán bộ ngành thuế sử dụng được tương đối thành thạo máy vi tính, phục vụ tích cực cho công tác quản lý thuế. Từ đó đã giúp cải thiện được công tác thu thuế, giúp việc quản lý thu thuế nhanh, tiết kiệm được chi phí và đạt được hiệu quả cao. + Năm 2007, tổ chức bộ máy theo chức năng đã hoạt động ổn định, tạo điều kiện giúp cho các cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Ngành thuế tỉnh đã tích cực đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ thuế bằng nhiều hình thức. Do đó, những năm gần đây, đội ngũ cán bộ thuế thực sự đã có nhiều chuyển biến về nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm hơn đối với nhiệm vụ được giao. Cục thuế tỉnh đã thường xuyên phát động các phong trào thi đua, khen thưởng tạo động lực, thúc đẩy các cán bộ thuế thực hiện tốt trong công tác của mình. + Đã phần nào thực hiện được cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận một cửa; với việc bố trí cán bộ có tinh thần trách nhiệm, có năng lực trình độ, có địa điểm thuận tiện cùng với trang thiết bị hiện đại đã tránh được tình trạng gây phiền hà, sách nhiễu…;đã rút ngắn được thời gian giải quyết công việc và các thủ tục về thuế như: kê khai, khấu trừ thuế, nộp thuế, miễn giảm thuế…tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ kinh doanh cá thể phát triển sản xuất kinh doanh và hoàn thành nghĩa vụ về thuế. + Tăng cường biện pháp quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý nợ đọng thuế. Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ + Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế rất được coi trọng. Ngành thuế tỉnh đã phối hợp với ban tuyên giáo Tỉnh Ủy, Đài phát thanh truyền hìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25684.doc
Tài liệu liên quan