MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 3
DANH MỤC VIẾT TẮT 5
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIỀN LƯƠNG 6
1.1. Khái quát về tiền lương 6
1.1.1. Khái niệm tiền lương 6
1.1.2. Bản chất của tiền lương 7
1.1.3. Chức năng của tiền lương 9
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương 11
1.2. Các nguyên tắc trả lương trong doanh nghiệp 12
1.2.1. Nguyên tắc 1: Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau trong doanh nghiệp. 12
1.2.2. Nguyên tắc 2: Đảm bảo năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân: 12
1.2.3. Nguyên tắc 3: Phân phối theo số lượng và chất lượng lao động 12
1.2.4. Nguyên tắc 4: Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động trong các điều kiện khác nhau. 12
1.3. Các hình thức trả lương trong doanh nghiệp 12
1.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian 12
1.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 14
1.3.2. Trả lương khoán 19
1.4. Vai trò và ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động và đối với doanh nghiệp 20
1.4.1. Đối với người lao động 20
1.4.2. Đối với doanh nghiệp 20
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TM KHÁNH MAI 22
2.1. Khái quát về Công ty TNHH TM Khánh Mai 22
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH TM Khánh Mai 22
2.1.2. Đặc điểm của Công ty TNHH TM Khánh Mai 23
2.1.3. Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty trong một số năm vừa qua 29
2.2. Phân tích công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH TM Khánh Mai 30
2.2.1. Nguyên tắc trả lương 30
2.2.2. Tổ chức thực hiện 31
2.3. Các hình thức trả lương tại Công ty TNHH TM Khánh Mai 37
2.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian 37
2.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 41
2.4. Đánh giá công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH TM Khánh Mai 45
2.4.1. Ưu điểm 45
2.4.2. Nhược điểm 45
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TM KHÁNH MAI 46
3.1. Đánh giá chung 46
3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH TM Khánh Mai 46
3.2.1. Biện pháp hoàn thiện xây dựng quỹ lương kế hoạch 46
3.2.2. Biện pháp xây dựng định mức lao động 47
3.2.3. Biện pháp khen thưởng 48
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
54 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1968 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác quản lý tiền lương tại công ty TNHH thương mại Khánh Mai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động, Tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
Tiền lương theo sản phẩm lũy tiến
Đây là hình thức trả lương dùng bằng hai loại đơn giá.
- Đơn giá cố định dùng để trả lương cho những sản phẩm thực tế đã hoàn thành.
- Đơn giá lũy tiến dùng để tính lương cho những sản phẩm vượt định mức, bằng đơn giá cố định nhân với tỉ lệ tăng đơn giá hoặc tỉ lệ đánh giá được quy đổi.
Ltt = Q1 * ĐG1 + (Q1 – Q0) * ĐG2
Công thức:
Trong đó:
Ltt: Tiền lương thực tế
Q1: Sản lượng thực tế
Q0: Sản lượng định mức
ĐG1: Đơn giá cố định
ĐG2: Đơn giá lũy tiến
Đơn giá lũy tiến ĐG2 = ĐG1 * K
Trong đó: K là tỉ lệ tăng đơn giá hoặc tỉ lệ đánh giá được quy đổi do công ty quy định
Hình thức này áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp cần hoàn thành gấp một số công việc trong khoảng thời gian nhất định. Với cách trả lương này, tốc độ tăng tiền lương có thể tăng nhanh hơn tốc độ tăng năng suất và gây ra tình trạng vượt chi quỹ lương.
1.3.2. Trả lương khoán
Hình thức này áp dụng với các công việc đơn giản, có tính chất đột xuất. Áp dụng đối với những doanh nghiệp mà quy trình sản xuất trải qua nhiều giai đoạn công nghệ, khuyến khích người lao đông quan tâm đến sản phẩm cuối cùng. Thường áp dụng trong xây dựng cơ bản, trong nông nghiệp và sửa chữa cơ khí.
Ltt = ĐG * Q
Công thức tính:
Trong đó: Ltt: Tiền lương thực tế của công nhân
ĐG: Đơn giá khoán cho một sản phẩm hoặc công việc
Q: Số lượng sản phẩm, công việc hoàn thành
1.4. Vai trò và ý nghĩa của tiền lương đối với người lao động và đối với doanh nghiệp
1.4.1. Đối với người lao động
Đối với người lao động, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu, là yếu tố để đảm bảo tái sản xuât sức lao động, một bộ phận đặc biệt của sản xuất xã hội. Nó được dùng để mua sắm tư liệu sinh hoạt, các dịch vụ và nhu cầu cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày của người lao động như ăn, ở, đi lai. Tiền lương không chỉ đảm bảo cho cuộc sống vật chất mà còn đảm bảo cho đời sống tinh thần như văn hóa văn nghệ, du lịch, nghỉ ngơi... Nó đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế gia đình. Vì vậy nếu tiền lương đảm bảo được các nhu cầu tối thiểu của người lao động thì nó mới thực sự có vai trò quan trọng kích thích lao động nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lao động đối với quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội. Đồng thời, chế độ tiền lương phù hợp với sức lao động đã hao phí sẽ đem lại sự lạc quan tin tưởng vào doanh nghiệp và chế độ họ đang sống.
1.4.2. Đối với doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp, tiền lương là một yếu tố của chi phí sản xuất, là yếu tố đầu vào quan trọng, trở thành một khoản mục lớn trong giá thành sản phẩm. Với ý nghĩa này tiền lương không chỉ mang bản chất chi phí mà nó trở thành phương tiện tạo ra giá trị mới, hay nói đúng hơn nó là nguồn cung ứng sự sáng tạo, sức sản xuất, năng lực của người lao động trong quá trình sinh ra giá trị gia tăng.
Tiền lương có vai trò khuyến khích người lao động làm việc hiệu quả hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn trong công việc. Khi lợi ích của người lao động được đảm bảo bằng các mức lương thỏa đáng, nó sẽ tạo ra sự gắn kết cộng đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động, tạo cho người lao động có trách nhiệm hơn trong công việc, tự giác hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà các nhà kinh tế gọi là “phản ứng dây chuyền tích cực của tiền lương”.
Tuy nhiên tiền lương là một phần chi phí mà mục đích của bất cứ doanh nghiệp nào cũng là giảm chi phí, còn đối với người lao động họ luôn mong muốn được trả lương xúng đáng với những gì họ đã bỏ ra. Chính vì sự mâu thuẫn này mà tiền lương luôn là vấn đề quan trọng trong tất cả các doanh nghiệp và cũng như toàn xã hội.
Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH TM KHÁNH MAI
2.1. Khái quát về Công ty TNHH TM Khánh Mai
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH TM Khánh Mai
Tên công ty: Công ty Trách nhiệm hưu hạn Thương mại Khánh Mai
Tên giao dịch: Khanh Mai Limited Trading Company
Tên viết tắt: Công ty TNHH TM Khánh Mai
Số Đăng ký kinh doanh: 1802000458 – CTTNHH – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Phú Thọ
Mã số thuế: 2600319024
Số tài khoản ngân hàng: 102010000814683 - Ngân hàng TM CP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đền Hùng
Trụ sở chính: Số nhà 205, khu 15, thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ
Số điện thoại: (0210) 3 786559 – 3 786126 – 3 738889
Công ty TNHH Thương mại Khánh Mai là doanh nghiệp được thành lập năm 2005, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng. Công ty được hình thành trên cơ sở ban đầu là Đại lý Gas Dũng Lương, và Đại lý Chăn ga gối đệm Dũng Lương, được cấp giấy phép kinh doanh từ năm 1998. Hiện tại, ngoài 2 của hàng đại lý trên công ty còn có 2 cửa hàng Xăng dầu số 1 và số 2 lần lượt được khai trương vào tháng 8 năm 2008 và tháng 6 năm 2010, tại khu 4 xã Xuân Huy và khu 15 thị trấn Hùng Sơn huyện Lâm Thao. Ngoài ra còn có 5 ô tô loại 3,5 tấn và 5 tấn và 8,5 tấn phục vụ chuyên chở hàng từ kho tới các đại lý và dịch vụ vận tải, và kho hàng tại khu 15 thị trấn Hùng Sơn huyện Lâm Thao.
2.1.2. Đặc điểm của Công ty TNHH TM Khánh Mai
2.1.2.1. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh
Theo giấy phép đăng kí kinh doanh số 1802000458 – CTTNHH – Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Phú Thọ, Công ty TNHH TM Khánh Mai được phép kinh doanh các loại sản phẩm, dịch vụ như sau:
Các loại khí gas hóa lỏng, bếp gas
Chăn, ga, gối, đệm
Xăng dầu
Đồ điện gia dụng
Dịch vụ vận tải
Doanh nghiệp có địa bàn kinh doanh chủ yếu là trong phạm vi huyện Lâm Thao. Đối tượng khách hàng chủ yếu là người dân sinh sống trong phạm vi trên. Công ty hiện đang mở rộng phạm vi ra một số huyện lân cận như Tam Nông, Phù Ninh, Thanh Sơn, Cẩm Khê...
Đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, vì vậy nhu cầu cũng ngày một phát triển. Hiểu dược điều này, Công ty luôn tìm kiếm và đưa ra kinh doanh thêm nhiều mặt hàng mới. Các mặt hàng kinh doanh của Công ty đa dạng về chủng loại, mẫu mã, phong phú về hình thức, luôn đáp ứng được nhu cầu và thỏa mãn được yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Một số mặt hàng kinh doanh của Công ty như sau:
Bảng 1: Một số mặt hàng kinh doanh của Công ty TNHH TM Khánh Mai
STT
Mặt hàng
Đơn vị
Loại
Giá (VNĐ/ 1 đơn vị)
1
Gas Petro
Bình
12kg
354.000
2
Gas Petro
Bình
45kg
1.340.000
3
Gas Hồng Hà
Bình
12kg
360.000
4
Gas Hồng Hà
Bình
45kg
1.345.000
5
Bếp gas Goldsun
Bếp
Bếp đơn
450.000
6
Bếp gas Goldsun
Bếp
Bếp đôi
1.735.000
7
Bếp gas Rinnai
Bếp
Bếp đôi
1.530.000
8
Bếp gas Rinnai
Bếp
Bếp âm
1.780.000
9
Bình lọc nước RO
Chiếc
5 lõi
3.200.000
10
Bình lọc nước RO
Chiếc
7 lõi
4.100.000
11
Chăn Đông Sông hồng
Chiếc
200 x 220
1.800.000
12
Chăn Xuân hè Sông hồng
Chiếc
150 x 190
950.000
13
Quạt sưởi Samsung
Chiếc
800W
350.000
14
Quạt tích điện Sunca
Chiếc
635.000
15
Quạt tích điện Sunhouse
Chiếc
720.000
16
Xăng A92
Lít
19.300
17
Dầu Diezel
Lít
0,25S
14.550
2.1.2.2. Đặc điểm về nguồn vốn
Công ty TNHH TM Khánh Mai được thành lập với số vốn điều lệ là 8.000.000.000VNĐ (Tám tỷ VNĐ) trong đó
Số vốn cố định là 5.000.000.000 VNĐ (Năm tỷ VNĐ), chiếm 62,5%.
Số vốn lưu động là 3.000.000.000 VNĐ (Ba tỷ VNĐ), chiếm 37.5%
Vốn cố định được sử dụng để xây dựng, cải tạo các cửa hàng, mua sắm ô tô, xe gắn máy và các tài sản cố định khác.
Vốn lưu động ở đây là vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, trong đó vốn vật tư hàng hóa chiếm 3/4, là số vốn nằm trong các mặt hàng, các sản phẩm kinh doanh của doanh nghiêp và được thu hồi khi mặt hàng đó được tiêu thụ. Vốn bằng tiền chiếm 1/3, số vốn này dùng để mua bán hàng hóa, trả lương cho cán bộ nhân viên và dùng trong các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Ngoài số vốn chủ sở hữu được trên, vốn kinh doanh của công ty còn bao gồm cả vốn đi vay. Hệ số nợ của công ty là 0,41 , tức là tổng nợ vay bằng 41% tổng vốn kinh doanh của công ty, bằng khoảng 4,92 tỷ VNĐ. Trong đó nợ dài hạn chiếm 60% , là 3 tỷ VNĐ. Số vốn này được đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. Còn 40% là vốn vay ngắn hạn, tương đương khoảng 2 tỷ VNĐ được dùng để thanh toán các khoản đầu tư tài sản ngắn hạn, mua hàng hóa,…
2.1.2.3. Đặc điểm về bộ máy tổ chức
Do đặc điểm của ngành nghề kinh doanh nên cơ cấu lao động và bộ máy tổ chức của doanh nghiệp có những đặc điểm riêng so với các công ty TNHH khác.
Là Công ty TNHH một thành viên do cá nhân thành lập, công ty có 1 Giám đốc là bà Lê Thị Lương, quản lý chung toàn bộ công việc trong công ty.
Ban điều hành chịu sự quản lý trực tiếp của giám đốc, thay mặt giám đốc quản lý công việc tại các cửa hàng, kho và đội xe. Ban điều hành cũng tham mưu cho giám đốc trong quá trình quản lý Công ty.
Bộ phận Tài chính – Kế toán làm việc tại các cửa hàng và kho, dưới sự điều hành, quản lý của Giám đốc và Ban điều hành. Có nhiệm vụ thống kê hoạt động kinh doanh trong ngày, báo cáo với ban điều hành, và tham mưu cho Giám đốc về việc sử dụng nguồn vốn, khai thác khả năng nguồn vốn để đạt hiệu quả cao.
Bộ phận Bán hàng và Lái xe làm việc tại các của hàng và đội xe, làm việc theo sự phân công của ban điều hành.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty TNHH TM Khánh Mai như sau:
GIÁM ĐỐC
Lê Thị Lương
BAN ĐIỀU HÀNH
BP TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN
Cửa hàng số 2
Cửa hàng số 3
Cửa hàng số 4
Đội xe
Kho
BP BÁN HÀNG, LÁI XE
Cửa hàng số 1
Sơ đổ 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức Công ty TNHH TM Khánh Mai
2.1.2.4. Đặc điểm về lao động
Từ khi đi vào kinh doanh năm 1998, Đại lý gas Dũng Lương và Đại lý chăn ga gối đệm Dũng Lương với quy mô nhỏ, kinh doanh chủ yếu phục vụ nhu cầu của người dân trong khu vực, chỉ có 8 lao động, bao gồm 2 nhân viên bán hàng kiêm kế toán và 6 nhân viên giao hàng. Đến năm 2005, Công ty TNHH TM Khánh Mai chính thức ra đời, cùng với việc đi vào hoạt động của hai cửa hàng xăng dầu, kho hàng và đội xe thì số lượng nhân viên tăng lên đáng kể. Hiện nay Công ty có 47 lao động làm việc ở các cửa hàng, kho và đội xe. Cơ cấu lao động của Công ty như sau:
Ban điều hành gồm có 6 người, được phân đều về các cửa hàng, đội xe và kho, chịu sự quản lý trực tiếp của Giám Đốc, bao gồm các Cửa hàng trưởng, thủ kho, đội trưởng đội xe.
Bộ phận Tài chính – Kế toán có 6 người, gồm 1 kế toán trưởng và 5 nhân viên kế toán tài chính tại các cửa hàng và kho.
Bộ phận Bán hàng – Lái xe có 30 người, trong đó nhân viên bán hàng 23 người, lái xe 7 người.
Ngoài ra, ở các cửa hàng và kho có 5 nhân viên bảo vệ
Cơ cấu lao động của Công ty TNHH TM Khánh Mai năm 2010:
- Căn cứ theo tính chất lao động: Lao động trực tiếp: 30 người
Lao động gián tiếp: 17 người
- Cơ cấu theo giới tính: Nữ 16 người, chiếm 34%
Nam 31 người, chiếm 66%
- Cơ cấu theo độ tuổi: Dưới 35 tuổi có 29 người, chiếm 61,7%
Từ 35 đến 50 tuổi có 14 người, chiếm 29,8%
Trên 50 tuổi có 4 người, chiếm 8,5%
- Cơ cấu theo trình độ: Trình độ Đại học 4 người
Trình độ Cao đẳng 4 người
Trình độ Trung cấp 7 người
Trình độ Phổ thông 32 người
Dựa vào các số liệu về lao động trong các năm 2008 -2010, ta có bảng sau:
Bảng 2: Cơ cấu lao động tại Công ty TNHH TM Khánh Mai năm 2008 -2010
Đơn vị: Người
STT
CHỈ TIÊU
2008
2009
2010
1
Tổng số lao động
34
44
47
2
Căn cứ theo tính chất công việc
Lao động trực tiếp
23
29
30
Lao động gián tiếp
11
15
17
3
Cơ cấu theo giới tính
Nữ
10
13
16
Nam
24
31
31
4
Cơ cấu theo độ tuổi
Dưới 35 tuổi
10
28
29
Từ 35 – 50 tuổi
12
12
14
Trên 50 tuổi
2
4
4
5
Cơ cấu theo trình độ
Đại học
2
3
4
Cao đẳng
3
3
4
Trung cấp
5
7
7
Phổ thông
24
31
32
Nhìn vào bảng cơ cấu lao động của Công ty TNHH TM Khánh Mai năm 2008 – 2010 ta thấy số lượng lao động của công ty tăng lên qua các năm, điều này cho thấy sự phát triển về quy mô của công ty. Vì hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên tỉ lệ lao động gián tiếp chiếm 1/3 tổng số lao động trong công ty, dù số lượng lao động tăng lên nhưng tỉ lệ này gần như không đổi qua các năm. Từ năm 2008 đến 2010 số lao động nữ của công ty đã tăng thêm 6 người, hầu hết là những người trẻ, có trình độ, được tuyển dụng để làm kế toán, hoặc nhân viên bán hàng tại các cửa hàng. Cho thấy vị trí của lao động nữ ngày càng được cải thiện trong công ty.
Nhìn vào bảng trên ta thấy rằng lực lượng lao động của công ty ngày càng được trẻ hóa với trình độ ngày càng được nâng cao. Đây sẽ là cơ sở để công ty phát triển xa hơn trong tương lai sắp tới.
2.1.3. Kết quả hoạt đông kinh doanh của công ty trong một số năm vừa qua
Dựa vào các Báo cáo tài chính tổng hợp của công ty từ năm 2008 dến 2010, ta có bảng sau:
Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty TNHH TM Khánh Mai năm 2008 - 2010
Đơn vị:VNĐ
STT
CHỈ TIÊU
2008
2009
2010
1
Tổng doanh thu
55.948.000.000
86.450.000.000
97.200.000.000
Doanh thu từ hoạt động kinh doanh BH
53.279.000.000
83.696.840.000
93.571.450.000
Doanh thu khác
2.669.000.000
2.753.160.000
3.628.550.000
2
Tổng chi phí
51.713.000.000
74.639.000.000
85.120.000.000
Chi phí cho hoạt động kinh doanh
36.915.700.000
70.236.250.000
79.885.000.000
Chi phí cho quản lý doanh nghiệp và chi đầu tư
14.573.000.000
4.318.000.000
5.100.000.000
Chi phí khác
224.300.000
84.750.000
135.000.000
3
Lợi nhuận trước thuế
4.235.000.000
11.811.000.000
12.080.000.000
4
Thuế thu nhập phải nộp
1.158.750.000
2.952.750.000
3.020.000.000
5
Lợi nhuận sau thuế
3.176.250.000
8.858.250.000
9.060.000.000
Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh thu hàng năm tăng lên với tốc độ khá cao với tôc độ tăng doanh thu bình quân là 133,45%, trong đó Tổng doanh thu năm 2009 so với năm 2008 là 154,5%, còn Tổng doanh thu năm 2010 so với năm 2009 là 112,4%.
Doanh thu tăng làm cho lợi nhuận cũng tăng lên. Lợi nhuận trước thuế của Công ty năm 2009 là 11.811.000.000 VNĐ, tăng 7.576.000.000 VNĐ so với năm 2008, tương ứng 78.9%. Tỷ lệ đó của năm 2010 so với năm 2009 là 2.3%.
Sở dĩ có sự chênh lệch về Tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2008 so với năm 2009 và 2010 như trên là do Năm 2008, Công ty đã đầu tư xây dựng để cho đi vào hoạt động Cửa hàng Xăng dầu số 2, tại khu 15 thị trấn Hùng Sơn, Lâm Thao với số tiền đầu tư lên tới trên 10.000.000.000 VNĐ (10 Tỷ VNĐ). Sau khi đi vào hoạt động mỗi năm Cửa hàng Xăng dầu số 2 đã mang về cho Công ty khoảng 20.000.000.000 VNĐ tiền doanh thu, góp một phần không nhỏ trong tổng doanh thu và lợi nhuận của Công ty.
Từ việc làm ăn có lãi, hàng năm công ty đã đóng thuế thu nhập doanh nghiệp đầy đủ, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước
2.2. Phân tích công tác quản lý tiền lương tại Công ty TNHH TM Khánh Mai
2.2.1. Nguyên tắc trả lương
Bất cứ doanh nghiệp nào khi thực hiện trả lương đều phải dựa trên một số văn bản, nghị định, quy định của Nhà nước, và quy định trong điều lệ của công ty:
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật Lao động sửa đổi, bổ sung ngày 02 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 86/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về quy định lao động và tiền lương trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
Căn cứ Điều lệ Công ty TNHH TM Khánh Mai
Quy định các nguyên tắc trả lương trong công ty như sau
Phải tuân thủ theo quy định của pháp luật nhà nước.
Trả lương phải căn cứ theo kết quả kinh doanh.
Phân phối theo lao động.
Trả lương phải căn cứ vào ngày làm thực tế và hiệu quả làm việc của từng cá nhân, bộ phận.
Tốc độ tăng tiền lương phải thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.
Phân phối tiền lương, một phần phải phân phối theo mức lương cơ bản.
Ngoài tiền lương, các khoản phụ cấp, tiền thưởng được quy định rõ ràng.
Công khai quỹ lương, bảng lương hàng tháng, hàng quý.
2.2.2. Tổ chức thực hiện
2.2.2.1. Xây dựng quỹ lương
Quỹ lương là tổng số tiền mà doanh nghiệp hay một đơn vị kinh tế sử dụng để trả cho người lao động. Việc xây dụng quỹ lương là cần thiết và quan trọng vì thu nhập của người lao động phụ thuộc vào quỹ tiền lương. Nếu sản xuất kinh doanh có lãi thì quỹ tiền lương lớn và thu nhập của người lao động sẽ cao. Quỹ lương và hiệu quả lao động có mối quan hệ với nhau, là cơ sở để xác định lương cho người lao động. Quỹ tiền lương do doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng.
Quỹ tiền lương bao gồm:
Tiền lương cơ bản theo quy định của Nhà nước và công ty (còn gọi là tiền lương cấp bậc hay tiền lương cố định).
Tiền lương biến đổi, gồm có các khoản phụ cấp, tiền thưởng ... mang tính chất lương.
Quỹ lương được chia thành các loại như sau:
Quỹ lương theo kế hoạch: là tổng số tiền lương dự tính theo tiền lương cố định và các khoản phụ cấp thuộc quỹ tiền lương dùng để trả cho cán bộ nhân viên theo số lượng và chất lượng lao động khi người lao động hoàn thành kế hoạch sản xuất trong điều kiện bình thường.
Quỹ lương báo cáo: là tổng số tiền thực đã chi để trả lương cho người lao động trong đó có những khoản đã được lập kế hoạch và những khoản không có trong kế hoạch chi trả cho người lao động làm viêc trong điều kiện sản xuất không bình thường nhưng khi lập kế hoạch không tính đến.
Căn cứ vào tính chất và đặc điểm về ngành nghề kinh doanh của Công ty TNHH TM Khánh Mai là công ty thương mại do cá nhân làm chủ, hoạt đông kinh doanh là cung cấp các sản phẩm khí hóa lỏng, xăng dầu, chăn ga gối đệm... và dịch vụ vận tải, do vậy công ty đã chọn kết quả kinh doanh làm cơ sở để xây dựng quỹ lương.
Quỹ tiền lương của Công ty bao gồm:
Quỹ tiền lương cơ bản bao gồm tiền lương cấp bậc hay tiền lương cố định.
Quỹ tiền lương biến đổi bao gồm các khoản phụ cấp, tiền thưởng... mang tính chất lương nhưng không nằm trong đơn giá tiền lương
Quỹ tiền lương làm thêm là tiền lương phải trả cho thời gian làm ngoài giờ, ngày nghỉ, ngày lễ, tết ... của người lao động.
Quỹ tiền lương bổ xung là khoản tiền được trích từ lợi nhuận của công ty
Được tính theo công thức:
Qtl = Qcb + Qbđ + Qlt + Qbx
Trong đó:
Qtl: Tổng quỹ tiền lương của công ty
Qcb: Quỹ tiền lương cơ bản
Qbđ: Quỹ tiền lương biến đổi
Qlt: Quỹ tiền lương làm thêm
Qbx: Quỹ tiền lương bổ xung
Quỹ lương của Công ty TNHH TM Khánh Mai qua các năm như sau:
Bảng 4: Quỹ lương kế hoạch của Công ty TNHH TM Khánh Mai năm 2008 - 2010
Đơn vị: VNĐ
STT
CHỈ TIÊU
2008
2009
2010
1
Tổng quỹ tiền lương
628.582.500
1.176.512.000
1.389.000.000
2
Quỹ tiền lương cơ bản
469.200.000
913.440.000
1.099.800.000
3
Quỹ tiền lương biến đổi
81.600.000
121.440.000
141.000.000
4
Quỹ tiền lương làm thêm
46.080.000
53.100.000
57.600.000
5
Quỹ lương bổ xung
31.702.500
88.532.500
90.600.000
6
Tiền lương bình quân người/ tháng
1.550.000
1.730.000
1.950.000
7
Tổng số lao động
34
44
47
Nhìn vào bảng trên ta thấy tổng quỹ tiền lương năm 2008 là 628.582.500 VNĐ. Năm 2009 là 1.176.512.000 VNĐ, tăng 548.929.500 VNĐ, tương ứng 87,2%. Quỹ lương năm 2010 là 1.389.000.000 VNĐ, tăng 212.488.000 VNĐ, tương ứng 18,06%. Tổng quỹ tiền lương thay đổi là do số lượng lao động của công ty hàng năm tăng lên, tiền lương bình quân tăng làm cho quỹ tiền lương cơ bản tăng. Quỹ tiền lương biến đổi, quỹ tiền lương làm thêm và quỹ tiền lương bổ xung cũng tăng lên.
Trong đó:
Quỹ lương cơ bản của công ty được xác định theo hai cách như sau:
Xác định quỹ lương theo tiền lương bình quân và số lao đông bình quân:
Công thức tính:
Qcb = S * Lbqt *12
Trong đó:
Qcb: Quỹ tiền lương năm kế hoạch
S: Số lao động bình quân của công ty
Lbqt: Lương bình quân tháng theo đầu người
12: Số tháng trong năm
Quỹ lương cơ bản năm 2008:
Qcb 08 = 34 * 1.550.000 * 12 = 469.200.000 (VNĐ)
Quỹ lương cơ bản năm 2009:
Qcb 09 = 44 * 1.730.000 * 12 = 913.440.000 (VNĐ)
Quỹ lương cơ bản năm 2010:
Qcb 10 = 47 * 1.950.000 * 12 = 1.099.800.000 (VNĐ)
Quỹ lương cơ bản năm 2009 tăng 444.240.000 VNĐ so với năm 2008, tương ứng 94,6%. Do tiền lương bình quân tăng từ 1.550.000 VNĐ năm 2008 lên 1.730.000 VNĐ năm 2009, tăng 11,6 %, và số lượng lao động năm 2009 cũng tăng thêm 10 người, tương ứng 29,4 % so với năm 2008. Năm 2010, quỹ lương cơ bản là 1.099.800.000 VNĐ, tăng 196.360.000 VNĐ, tương ứng 20,6%, so với năm 2009. Có tỉ lệ này là do tiền lương bình quân năm 2010 là 1.950.000 VNĐ, tăng 220.000 VNĐ, tương ứng 12,7% so với năm 2009, và số lao động cũng tăng thêm 3 người, tương ứng 7% so với năm 2009.
Ta có thể thấy, tiền lương bình quân của người lao động tăng lên qua các năm với mức tăng khá. Điều này là do các quy định của Nhà nước về việc điều chỉnh tiền lương của người lao động trong doanh nghiệp. Hơn nữa, là do sự chênh lệch giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế, do việc giá cả sinh hoạt không ngừng tăng lên cũng như sự mất giá của đồng tiền. Vì vậy để đảm bảo đời sống người lao động, công ty đã tiến hành nâng mức tiền lương bình quân của người lao động.
Xác định quỹ tiền lương dựa vào khối lượng sản xuất kinh doanh
Qcb = ĐG * K
Công thức:
Trong đó:
Qtl: Quỹ tiền lương năm kế hoạch
ĐG: Đơn giá tiền lương định mức
K: Số lượng, khối lượng sản phẩm kinh doanh trong năm kế hoạch
Cách này thường ít áp dụng vì sản phẩm kinh doanh của công ty đa dạng về chủng loại và đơn vị tính nên phức tạp trong việc xác định đơn giá và khối lượng sản phẩm kinh doanh.
Quỹ tiền lương biến đổi được tính bằng công thức:
Qbđ = (Pbq + Tbq) * S
Trong đó:
Qbđ: Quỹ tiền lương biến đổi
Pbq: Phụ cấp bình quân người/ năm
Tbq: Tiền thưởng bình quân người/ năm
S: Số lao động bình quân năm
Theo bảng trên, quỹ tiền lương biến đổi năm 2008 là 81.600.000 VNĐ. Với 34 lao động thì tiền phụ cấp và tiền thưởng bình quân người/ năm là 2.400.000 VNĐ. Số tiền này trong năm 2009 là 2.760.000 VNĐ, nên quỹ tiền lương biến đổi năm 2009 là 121.440.000 VNĐ, tăng 48, 82% so với năm 2008. Quỹ tiền lương biến đổi năm 2010 là 141.000.000 VNĐ, tăng 16,1% so với năm 2009, do phụ cấp và tiền thưởng bình quân đầu người năm 2010 là 3.000.000 VNĐ, tăng 8,6% so với năm 2009 và số lao động năm 2010 là 47 người, tăng 6,8% so với năm 2009
Quỹ tiền lương làm thêm được xác định theo kế hoạch, tính bằng số giờ làm thêm bình quân nhân với tiền lương giờ làm thêm bình quân.
Công thức:
Qlt = Glt * Llt
Trong đó:
Qlt: Quỹ tiền lương làm thêm
Glt: Số giờ làm thêm bình quân kế hoạch
Llt: Tiền lương giờ làm thêm bình quân
Với tiền lương 1 giờ làm thêm bình quân là 15.000 VNĐ và số giờ làm thêm bình quân là 3.205 giờ, quỹ tiền lương làm thêm của công ty năm 2008 là 48.080.000 VNĐ. Năm 2009, quỹ tiền lương làm thêm là 53.100.000 VNĐ, tăng 5.020.000 VNĐ, tương ứng 10,44% so với năm 2009 là do số giờ làm thêm bình quân năm 2009 là 3.540 giờ, tăng 335 giờ, tương ứng 10,45% so với năm 2008. Số giờ làm thêm của năm 2010 là 3.840 giờ, tăng 300 giờ, tương ứng 8,47% so với năm 2009, điều này làm cho quỹ tiền lương làm thêm năm 2010 cũng tăng 8,47%, tương ứng 4.500.000 VNĐ, từ 53.100.000 VNĐ năm 2009 lên 57.600.000 VNĐ năm 2010.
Quỹ lương bổ xung được trích từ lợi nhuận sau thuế của công ty sau khi đã thanh toán lãi vay các loại, quỹ này thường dùng để làm tiền thưởng cuối năm hoặc tiền lương tháng 13.
Công thứcQbx = t% * LNst
:
Trong đó:
Qbx : Quỹ tiền lương bổ xung
t%: Tỉ lệ trích lợi nhuận
LNst: Lợi nhuận sau thuế
Với t% = 1% lợi nhuận sau thuế thì khi hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả cao, lợi nhuận càng cao thì quỹ tiền lương bổ xung cũng càng cao và thu nhập của người lao động cũng được nâng cao. Trích 1% từ lợi nhuận sau thuế, quỹ tiền lương bổ xung năm 2008 là 31.702.500 VNĐ, năm 2009 là 88.532.500 VNĐ và năm 2010 là 90.600.000 VNĐ. Tỉ lệ tăng tương ứng với tỉ lệ tăng lợi nhuận hàng năm của công ty.
Tóm lại, các quỹ tiền lương và tiền lương bình quân tháng của người lao động tăng lên qua các năm cho thấy sự phát triển của công ty. Công ty cũng ngày càng quan tâm đến đời sống người lao động, làm cho người lao động có đời sống ổn định, tạo động lực kích thích người lao động hăng say lao động, tăng năng suất lao động. Tuy nhiên mức tăng của quỹ tiền lương và tiền lương bình quân vẫn nhỏ hơn mức tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, đảm bảo thực hiện đúng theo nguyên tắc trả lương của công ty.
2.2.2.2. Xây dựng đơn giá tiền lương
Công ty TNHH TM Khánh Mai xây dựng đơn giá tiền lương theo phương pháp đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu kế hoach trừ tổng chi phí kế hoạch (lợi nhuận kế hoạch).
Đơn giá tiền lương được xác định như sau:
Qtl
ĐG =
Tổng doanh thu kế hoạch – Tổng chi phí kế hoạch
Trong đó:
ĐG: Đơn giá tiền lương
Qtl: Quỹ tiền lương kế hoạch
Tổng doanh thu kế hoạch: tổng doanh thu kế hoạch bao gồm toàn bộ số tiền thu được từ sản phẩm,hàng hóa, dịch vụ kinh doanh chí và phụ theo quy định của Nhà nước.
Tổng chi phí kế hoạch: tổng chi phí kế hoạch bao gồm toàn bộ các khoản chi phí hợp lệ, hợp lý (chưa có tiền lương) và các khoản phải nộp ngân sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Ta có bảng đơn giá tiền lương kế hoạch năm 2011 của Công ty TNHH TM Khánh Mai như sau:
Bảng 5: Kế hoạch tiền lương năm 2011
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kế hoạch
1
Quỹ tiền lương
VNĐ
1.417.200.000
2
Đơn giá tiền lương
%
13,54
3
Tiền lương bình quân
VNĐ/tháng
2.000.000
4
Số lao động bình quân
Người
47
Trong đó:
Quỹ tiền lương kế hoạch năm 2011 của công ty T
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Công tác quản lý tiền lương tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Khánh Mai.doc