Chuyên đề Công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex

Hàng hoá tiêu thụ trong kỳ được tính bằng chỉ tiêu hiện vật phản ánh số lượng hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ của từng mặt hàng trong doanh nghiệp. Số lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ quyết định đến tổng doanh thu tiêu thụ và ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh cuối cùng của công ty. Qua đó việc phân tích tình hình tiêu thụ hàng hoá qua chỉ tiêu hiện vật có vai trò rất quan trọng giúp cho các nhà phân tích có thể biết được tình hình tiêu thụ cụ thể của từng mặt hàng, biết được mặt hàng nào dược thị trường ưa chuộng để có biện pháp tăng cường, còn đối với những mặt hàng không tiêu thụ được thì tìm hiểu nguyên nhân để tăng lượng hàng tiêu thụ.

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1679 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác quản lý và hạch toán tiêu thụ sản phẩm Gas tại công ty cổ phần Gas Petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất, phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ bia của công ty như : chất lượng sản phẩm, giá cả, thị hiếu và thu nhập của người tiêu dùng, thời tiết, yeus tố thị trường và các đối thủ cạnh tranh của công ty. Do quy mô thị trường tiêu thụ liên tục được mở rộng nên lượng bia tiêu thụ với số lượng ngày càng lớn. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ bia như: ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu, phát triển mở rộng thị trường, giải pháp định giá sản phẩm, giải pháp vè nhân lực, về vốn, hoàn thiện mạng lưới bán hàng. 3. Vũ Hoàng Phong, 2003, đã nghiên cứu : ” Tìm hiểu tình hình tiêu thụ và các yếu tố ảnh đến kết quả hoạt động tiêu thụ chè của công ty cổ phần chè Kim Anh ” tác giả đã thấy được rằng: Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có thực hiện tốt thì mới có điều kiện để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Một quy trình sản xuất chè thành phẩm bao gồm các công đoạn : công đoạn sấy, sàng, cắt, tách râu xơ, đấu trội, sao tẩm hương, đong gói và bảo quản. Trong những năm qua công ty đã có khả năng tìm hiểu và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm trực tiếp với các đối tác nước ngoài. Nhìn chung lượng tiêu thụ qua 3 năm 2000,2001,2002 đều giảm. Kết quả xuất khẩu qua 3 năm đều biến động là do khó khăn về thị trường, do công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khảu của công ty chưa theo mong muốn. Đánh giá cong tác tiêu thụ qua 3 năm 100% sản phẩm sản xuất đã được tiêu thụ hết, hệ thống các đại lý cửa hàng đã được xây dựng tại các khu vực thị trường lớn ở trong nước. hoạt động tiêu thụ ngày càng đạt hiệu quả cao. 4. Giáo trình thương mại doanh nghiệp : ” Quản trị tiêu thụ sản phẩm và quản trị vật tư ” PGS. PTS. Đặng Đình Thao cho rằng: Vai trò của tiêu thụ là đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng về các sản phẩm, đảm bảo tính liên tục trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, tiết kiệm và nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ thương mại. Ở các daong nghiệp tiêu thụ sản phảm đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Thông qua tiêu thụ sản phẩm có thể dự đoán nhu cầu tiêu dùng cảu xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tieenshanhf thường xuyên và liên tục thì hieuj quả công tác tiêu thụ sản phẩm phải được tổ chức tốt. Việc quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở các doanh nghiệp thường tiến hành dựa trên cơ sở các chứng từ nhập kho, xuất kho thành phẩm. Nội dung của quản trị thiêu thụ: quản trị khâu nghiên cứu và xác định nghiên cứu thị trường về sản phẩm, nghiên cứu nhằm trả lời câu hỏi sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? quản trị việc lựa chọn sản phẩm thích ứng, thực hiện đơn đặt hàng và tiến hành tổ chức sản xuất. Quản trị dữ trự sản phẩm ở các doanh nghiệp và khâu định giá sản phẩm. 5. Trần thị Hải Huyền,2008, đã nghiên cứu: ”Quản trị và hạch toán tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH giống rau quả Minh Tiến ” tác giả đã thấy được rằng: Tiêu thụ là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi thông qua cá phương tiện thanh toán để thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm hàng hóa.Qua tiêu thụ hàng hóa chuyển từ hình thái vật chất sang hình thái tiền tệ và dòng chu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn thành.Nội dung cảu quản trị tiêu thụ gồm: Điều tra nghiên cứu thị trường. lựa chọn kênh phân phối, các chính sách bán hàng, quảng cáo xúc tiến bán hàng, quá trình bán hàng. Các phương thức và hình thức tiêu thụ hàng hóa như phương thức bán buôn, phương thức bán lẻ, phương thức bán hàng gửi đại lý ký gửi, phương thức bán hàng trả góp. Thị trường tiêu thụ và khách hàng, do mặt hàng của công ty phục vụ cho ngành nông nghiệp nên khách hàng tiềm năng chính là những người sản xuất nông nghiệp nên công ty đã nhanh chong tạo được chỗ đứng của mình trên thị trường và rất có uy tín với khách hàng nội địa và mặc dù mới thành lập được 3 năm nhưng lượng sản phẩm tiêu thụ khá lớn tăng nhanh qua các năm. 6. Trương Đắc Lộc, 2008, đã nghiên cứu: ” Phân tích công tác quản trị và hạch toán kế toán tiêu thụ sản phẩm tại nhà máy thức ăn chăn nuôi Minh Hiếu ” tác giả đã thấy được rằng: Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp tổ chức tieeut hụ sản phẩm kém hiệu quả thì sẽ dẫn đến không luân chuyển được vốn, không đủ khả năng tái sản xuất kinh doanh, chính vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhận thức đầy đủ hơn về vấn đề tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức công tác quản trị tiêu thụ sản phẩm bao gồm lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, tổ chức thực hiện tiêu thụ, đánh giá công tác tiêu thụ. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm như chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, tổ chức bán hàng của doanh nghiệp, nhân tố kinh tế, nhân tố xã hội, nhân tố chính trị xá hội. xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong công ty bao gồm: nghiên cứu thị trường, phân đoạn lựa chọn thị trường mục tiêu, đánh giá khả năng thực hiện, xây dựng chiến lược maketing, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá. PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty a. Việc thành lập : Giai đoạn từ năm 1998 trở về trước, các Công ty xăng dầu trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đều hoạt động kinh doanh Gas thông qua các Xí nghiệp Gas trực thuộc. Từ năm 1999 trở đi, nền kinh tế đất nước phát triển mạnh, như cầu sử dụn Gas trong công nghiệp và dân dụng tăng mạnh và trên thị trường đã hình thành ngành kinh doanh Gas độc lập với tốc độ tăng trưởng của thị trường khá cao; Trước tình hình đó, Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đã quyết định tách bộ phận kinh doanh Gas thành đơn vị kinh doanh độc lập để chuyên doanh mặt hàng này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh trong toàn công ty; theo đó ngày 25/12/1998, Bộ trưởng Bộ Thương Mại đã kí quyết định số 1653/QĐ-BTM thành lập Công ty Gas Petrolimex trực thuộc Tổng công ty xăng dầu việt Nam. Công ty Gas là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, thực hiện hạch toán độc lập, có con dấu riêng, có tài khoản tiền Việt Nam và tài khoản ngoại tệ tại ngân hàng. Chuyển đổi sở hữu thành Công ty cổ phần: Ngày 03/12/2003, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã kí quyết định số 1669/2003/QĐ-BTM về việc chuyển Công ty Gas thành Công ty cổ phần Gas Petrolimex. Giấy phép kinh doanh số 0103003549 đăng kí lần đầu ngày 14/01/2004 do Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hà Nội cấp với vốn điều lệ ban đầu là: 150.000.000.000 đồng (Một trăm năm mươi tỷ đồng chẵn). Niêm yết : Ngày 24/11/2006, Công ty cổ phần Gas Petrolimex chính thức niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM ( Nay là Sở giao dịch chứng khoán TPHCM) theo quyết định số 65/GPNY-UBCK ngày 20/10/2006 do Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cấp, mã chứng khoán là PGC với 20.000.000 cổ phần mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần được niêm yết. Năm 2007, Công ty đã phát hành và niêm yết thành công 5.000.000 cổ phần tương ứng với 50 tỷ đồng mệnh giá cổ phiếu 10.000 đ/cổ phần. Tại thời điểm 31/12/2007, vốn điều lệ của công ty là 250 tỷ đồng. Quá trình phát triển Công ty có trụ sở chính đặt tại 775 Giải Phóng, Hà Nội; các Công ty thành viên đặt tại các thành phố lớn là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh . Hiện nay, Công ty là một trong những đơn vị có hệ thống kho đầu mối với sức chứa lớn,công nghệ tồn trữ và đóng nạp hiện đại ngang tầm với các nước trong khu vực. Tổng sức chứa hiện tại của các kho dầu mối là 4200 tấn, được phân bổ như sau : -Kho Nhà Bè ( Sài Gòn ) : 2000 tấn -Kho Thượng Lý ( Hải Phòng ) : 1000 tấn -Kho Nại Hiên ( Đà Nẵng ) : 700 tấn -Kho Trà Nóc ( Cần Thơ ) : 500 tấn Tổng công suất đóng nạp qua các kho hiện nay đạt mức 60 000 tấn/năm Bên cạnh đó, Công ty còn mạng lưới kho chứa tại các khách hàng, các trạm nạp cấp 3 với tổng lượng chứa gần 1000 tấn . Hệ thống kho tồn trữ và dây chuyền đóng nạp hiện đại được bố trí tại các thị trường trọng điểm đã tạo cho Công ty có được lợi thế cạnh tranh so với nhiều công ty cùng kinh doanh ngành hàng trên thị trường . Bên cạnh ngành hàng kinh doanh chính, Công ty đã thực hiện đa dạng hóa ngành hàng và đa dạng hóa sở hữu. Tham gia thành lập các công ty : Công ty TNHH Taxi Gas, Sản xuất vỏ bình PMG . Petrolimex Gas được đánh giá là một trong những thương hiệu uy tín nhất trên thị thường Việt Nam với thị phần 20% và là một trong 3 công ty dẫn đầu về sản lượng bán trên tổng số 20 thương hiệu đã được xác lập trên thị trường. Mạng lưới phân phối của Công ty rộng khắp trên 64 tỉnh thành cả nước, bao gồm trên 40 Công ty, Chi nhánh Xăng dầu thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam và các Tổng đại lý, đại lý ngoài ngành xăng dầu . Cùng với sự lớn mạnh của đẩt nước, Công ty Cổ phần Gas Petrolimex cũng không ngừng hoàn thiện, đầu tư đổi mới hệ thống công nghệ, nâng cao chất lượng dịch vụ bán hàng và sau bán hàng để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, Gas Petrolimex đã có mặt ở khắp mọi nơi, phục vụ trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, thương mại và tiêu dùng của xã hội . Trong sản xuất công nghiệp : Phục vụ cho ngành hàng sản xuất vật liệu xây dựng như các nhà máy Creamic, Granit, nhà máy thủy tinh, chế tạo cơ khí, công nghiệp đóng tàu ... Đó là : Vật liệu xây dựng Việt Trì, Gạch ốp lát Thăng Long, Creamic Thanh Hóa, Xây dựng Trung Đô, Gạch Đồng Tâm, Gốm sứ Giang Tây, Gạch Hoàng Gia, Bóng đèn Điện Quang, Thủy tinh San – Miguel Hải Phòng … Trong ngành công nghiệp thực phẩm : Công ty Sữa Việt Nam, Công ty Bia Sài Gòn, Cà phê Trung Nguyên và các nhà máy chế biến thủy hải sản tại miền Trung và Nam Bộ . Trong ngành thương mại: Nhà hàng, khách sạn trên toàn quốc. Trong ứng dụng dân dụng được sử dụng qua các hình thức : Gas bình, hệ thống kho trung tâm trong các khu chung cư cao tầng. Ý thức được trách nhiệm của doanh nghiệp đối với môi trường, PGC đã thử nghiệm thành công chuyển đổi xe chạy xăng sang sử dụng nhiên liệu LPG. Hiện đã triển khai ứng dụng xe chạy LPG ( Taxi Gas ) tại TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, đồng thời Công ty đang triển khai đầu tư hệ thống trạm cấp LPG cho ô tô tại các thành phố nói trên . 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Công ty cổ phần Gas Petrolimex có chức năng xuất nhập khẩu và kinh doanh Gas hóa lỏng; Kinh doanh kho bãi, vận tải, vật tư thiết bị, phụ kiện; Tư vấn đầu tư, chuyển giao công nghệ, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt các dịch vụ thương mại và dịch vụ có liên quan đến phục vụ kinh doanh Gas theo quy định của pháp luật; Dịch vụ thương mại; Kinh doanh địa ốc và bất động sản (không bao gồm hoạt động tư vấn về giá đất) 3.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC CÔNG TY LIÊN DOANH, LIÊN KẾT CÁC CÔNG TY CON PHÒNG BAN & ĐƠN VỊ QUẢN LÝ Công ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phòng Công ty CP taxi Gas Sài Gòn Petrolimex phòng XNK phòng kinh doanh gas công nghiệp Công ty TNHH Gas Petrolimex Đà Nẵng Công ty TNHH cơ khí Gas PMG phòng kinh doanh gas dân dụng Công ty TNHH Gas Petrolimex Sài Gòn phòng tổ chức hành chính phòng tài chính kế toán Công ty TNHH Gas Petrolimex Cần Thơ phòng công nghệ đầu tư kho gas Đức Giang chi nhánh gas & cửa hàng tại tỉnh hệ thống cửa hàng bán lẻ Hà Nội Sơ đồ 9: Bộ máy quản lý của công ty Theo điều lệ hoạt động của công ty Cổ phần Gas Petrolimex thì bộ máy quản lý công ty bao gồm: - Hội đông quản trị: Có vai trò quyết định mọi việc điều hành mọi hoạt động SXKD của công ty. - Ban kiểm soát: có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra và giám sát toàn bộ hoạt động của các phòng ban nhằm đưa ra những đánh giá chính xác về quá trình hoạt động của từng phòng ban. - Ban tổng giám đốc: Có trách nhiệm lập báo cáo tài chính hợp nhất hàng năm phản ánh một cách trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của công ty trong năm. Ban tổng giám đốc bao gồm: + Tổng giám đốc: Là người chịu trách nhiệm pháp lý, chịu trách nhiệm chung về các hoạt động SXKD của công ty và chịu trách nhiệm trước nhà nước về hoạt động SXKD cảu đơn vị mình. + Giúp việc cho tổng giám đốc là 3 phó tổng giám đốc phụ trách kế hoạch sản xuất và chịu trách nhiệm hành chính, kinh doanh và quản trị. - Các phòng ban và các đơn vị quản lý có nhiệm vụ chấp hành và kiểm tra việc chấp hành các chỉ tiêu, kế hoạch, các chế độ chính sách của nhà nước, các chế độ nội quy của công ty và chỉ thị mệnh lệnh công tác của Giám đốc công ty. Đồng thời có nhiệm vụ đề xuất với giám đốc những chủ trương, biện pháp để giải quyết khó khăn rong công tác kinh doanh và tăng cường công tác quản lý của công ty. Các phòng ban bao gồm: + Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ xây dựng, thực hiện chiến lược và kế hoạch về mạng lưới đại lý, chính sách tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng và thực hiện kế hoạch tháng năm về tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện chính sách chăm sóc khách hàng, chịu trách nhiệm trước giám đốc trong các công việc được giao và báo cáo về kết quả thực hiện công việc. Bao gồm phòng kinh doanh Gas công nghiệp và phòng kinh doanh Gas dân dụng. + Phòng tài chính kế toán: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc, tham mưu tài chính cho giám đốc, quan hệ chức nawg với các phòng ban khác trong lĩnh vực tài chính kế toán, thống kê, tiền lương. + Phòng công nghệ đầu tư: Có nhiệm vụ theo dõi các hoạt động đầu tư và xây dựng các chiến lược kinh doanh áp dụng các quy trình công nghệ kinh doanh. - Các công ty con và công ty liên doanh, liên kết, các đại lý, cửa hàng bán lẻ có nhiệm vụ kinh doanh dưới sự chỉ đạo của công ty chuyên phân phối các sản phẩm cảu công ty đến với người tiêu dùng. 3.1.4 Đặc điểm bộ máy kế toán của công ty Công ty kinh daonh mặt hàng mang tính đặc trưng do vậy để có thể phản ánh một cách toàn diện và chính xác hoạt động kinh doanh của đơn vị thì chế độ kế toán đòi hỏi phải được thiết kế một cách phù hợp, đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty nói riêng, của Tổng công ty Xăng dầu nói chung và đảm bảo không trái với chế độ hiện hành. Xuất phát từ thực tế và được sự chấp thuận của bộ tài chính tại công văn số 7180 TC/CĐKT ngày 27/6/2002, Hội đồng quản trị Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam đã ra quyết định số 480 XD – QĐ – HĐQT ngày 29/11/2002 ban hành chế độ kế toán áp dụng tại Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. 3.1.4.1 Hình thức và mô hình tổ chức bộ máy kế toán * Hình thức tổ chức bộ máy kế toán Do công ty có quy mô lớn, địa bàn hoạt động rộng, có các chi nhánh trực thuộc mà mức độ phân cấp quản lý kinh tế, tài chín nội bộ công ty khác nhau nên công ty lựa chọn tổ chức công tác kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. Các công việc kế toán như phản ánh, ghi chép, lưu trữ chứng từ, hệ thông sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo tài chính… được thực hiện tại phòng tài chính kế toán văn phòng công ty và tại phòng tài chính kế toán các chi nhánh. Báo cáo quyết toán công ty được lập trên cơ sở tổng hợp báo cáo quyết toán khối văn phòng công ty với báo cáo quyết toán của các chi nhánh trực thuộc. * Mô hình tổ chức bộ máy kế toán KẾ TOÁN TRƯỞNG CÔNG TY Tổ chức khoa học và hợp lý bộ máy kế toán là điều kiện cần thiết để có thể đảm bảo được chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ở doanh nghiệp. Theo hình thức ké toán áp dụng tại công ty, mô hình tổ chức bộ máy kế toán được minh họa qua sơ đồ sau: PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN CÔNG TY PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN Kế toán chi tiêt Quản trị tài chính Kiểm tra kế toán kế toán tổng hợp Kế toán chi tiêt Quản trị tài chính Phòng kế toán chi nhánh Đà Nẵng Phòng kế toán chi nhánh Hải Phòng phòng kế toán chi nhánh Cần Thơ Phòng kế toán chi nhánh Sài Gòn Nhân viên kinh tế các cửa hàng bán lẻ Nhân viên kinh tế kho Đức Giang Sơ đồ 10: bộ máy kế toán tại công ty 3.1.4.2 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ kế toán Hình thức kế toán mà công ty áp dụng là hình thức Nhật ký- chứng tù. Ngoài các sổ kế toán chi tiết để theo dõi sát sao tình hình hoạt động của công ty. Với sự trợ giúp của chương trình phần mềm kế toán, hệ thống sổ sách kế toán của công ty đã thu thập, phân loại và cung cấp cho nhà quản lý rất nhiều thông tin quản trị hữu ích. Quá trình ghi sổ với sự trợ giúp của máy tính được thể hiện qua sơ đồ dươí đây: Các chứng từ gốc Máy tính Bảng kê Bảng kê chứng từ Sổ chi tiết các TK Nhật ký – chứng từ Sổ cái các TK Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo kế toán Sơ đồ 11: kế toán máy Sổ sách của công ty được lưu giữ ở 2 dạng: - Lưu dữ trên phần mềm máy tính - In và đóng thành cá tập sổ kế toán 3.1.5 Đặc điểm kinh tế xã hội của công ty 3.1.5.1 Tình hình lao động của công ty Công ty Cổ phần Gas Petrolimex gồm nhiều phòng ban nên số lượng lao động trong công ty là khá lớn. Lao động trong công ty được phân thành hai bộ phận chính là bộ phận lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Bộ phận lao động trực tiếp làm việc trong các phân xưởng nên số lượng lao động nhiều hơn bộ phận lao động gián tiếp. Tuy nhiên do quy mô của công ty khá lớn nên số lượng lao động gián tiếp tại công ty cũng lớn. Lao động gián tiếp chủ yếu làm việc tại văn phòng công ty làm công tác quản lý và một số làm việc tại các đại lý, cửa hàng bán lẻ của công ty. Để thấy rõ hơn tình hình lao động của công ty ta nhìn vào bảng sau : Bảng 1: Tình hình lao động của công ty Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh(%) SL(ng) CC(%) SL(ng) CC(%) SL(ng) CC(%) 07/06 08/07 Tổng số lao động 776 100 810 100 830 100 104.3 102.4 1. Phân theo tc LĐ Lao động gián tiếp 340 43.81 357 44.07 368 44.34 105 103 Lao động trực tiếp 436 56.19 453 55.93 462 55.66 103.9 101.9 2. Phân theo trình độ Trên đại học 09 1.16 11 1.36 13 1.57 122.2 118.1 Đại học 331 42.65 346 42.72 355 42.77 104.5 102.6 Trung cấp 99 12.76 105 12.96 109 13.13 106.1 103.8 Sơ cấp và CNKT 337 43.43 348 42.96 353 42.53 103.2 101.4 ( Nguồn phòng tổ chức hành chính ) Từ bảng số liệu ta thấy: Tổng số lao động tại công ty qua 3 năm đều tăng lên nhưng với tỷ lệ khác nhau, trong đó năm 2007 tăng 34 người so với năm 2006, năm 2008 tăng 20 người so với năm 2007. Ngoài ra ta cũng thấy rằng số lao động có trình độ tại công ty chiếm tỷ lệ lớn và không ngừng tăng lên qua các năm, cụ thể : Năm 2006 trên đại học là 1.16%, đại học 42.65%, trung cấp là 12.76%, sơ cấp và công nhân kỹ thuật là 43.43%. Năm 2007: trên đại học là 1.36%,đại học là 42.72%, trung cấp là 12.96%, sơ cấp là 42.96%. Năm 2008 trên đại học là 1.57%, đại học 42.77%, trung cấp là 13.13%, sơ cấp và CNKT là 42.53%. Công ty đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là về kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn đối với nhân viên nghiệp vụ tại các đơn vị. Việc đào tạo tại công ty được thực hiện theo hướng sau: - Đối với lao động trực tiếp: Công ty thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng tại chỗ để nâng cao trình độ tay nghề và sự hiểu biết của người lao động về ngành hàng. Công ty tiến hành đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao hiệu quả lao động của các lao động hiện có. Người lao động cũng luôn được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia các lớp đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học. - Đối với lao động tại các phóng chuyên môn nghiệp vụ: Công ty luôn tạo điều kiện cho tham gia học cả trong và ngoài nước về các ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc, tham gia các lớp học bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn về các chế độ, chính sách của nhà nước...Những cán bộ công nhân viên do công ty cử đi học được thanh toán chi phí học tập và được hưởng lương theo kết quả học tập. 3.1.5.2 Tình hình tài sản nguồn vốn của công ty Trong mhững năm qua do tình hình thị trường có nhiều biến động nên đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty làm cho tài sản nguồn vốn của công ty có sự biến động về số lượng và cơ cấu. Để nắm được chính xác tình hình tăng giảm của từng loại tài sản, nguồn vốn và xu hướng biến động của chúng ta có bảng số liệu về tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty như sau: Qua bảng số liệu ta thấy: Tổng tài sản, nguồn vốn của công ty qua 3 năm 2006– 2008 lần lượt là 690.314.281 nghìn đồng, 843.083.031nghìn đồng, 748.967.919 nghìn đồng. Để hiểu rõ hơn ta xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản và từng loại nguồn vốn như sau: Về tài sản: TS của công ty được phân thành TSNH và TSDH - TSNH năm 2007 là 466.081.828 nghìn đồng tăng 22,96% so với năm 2006, đến năm 2008 lại giảm 27,62% so với năm 2007. Nguyên nhân là do có sự thay đổi của các yếu tố cấu thành nên TSNH, cụ thể: + Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2006 là 22.838.362 nghìn đồng đến năm 2007 tăng lên là 51.045.819 nghìn đồng nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống chỉ còn 23.019.013 nghìn đồng. + Các khoản đầu tư tài chính năm 2007 là 88.000.000 nghìn đồng tăng hơn so với 2006 nhưng đến năm 2008 lại giảm xuống rất nhiều và chỉ đạt 31.502.875 nghìn đồng. Do đó làm tổng TSNH năm 2008 giảm nhiều so với các năm trước. + Hàng tồn kho cũng có sự biến động lớn qua 3 năm: Năm 2006 giá trị hàng tồn kho là 80.162.443 nghìn đồng, năm 2007 là 104.223.074 nghìn đồng tăng 30,01% so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 lượng hàng tồn kho giảm chỉ còn là 62.425.475 nghìn đồng. Lượng hàng tồn kho giảm có thể lượng hàng tiêu thụ tăng nhưng lượng hàng dự trữ cho kì tiếp theo chưa đảm bảo dễ dẫn đến rủi ro thiếu hàng. + Một nhân tố nữa có ảnh hưởng lớn tới giá trị tài sản là các khoản phải thu, đây là nhân tố quyết định rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty. Qua bảng số liệu ta thấy các khoản phải thu nhăm 2007 tăng 8,49% so với năm 2006, nhưng đến năm 2008 các khoản phải thu lại giảm 2,04% so với năm 2007. Đây cũng là nhân tố làm tổng TSNH năm 2008 giảm. - TSDH bao gồm phải thu dài hạn, TSCĐ, đầu tư tài chính dài hạn, TSDH khác. Trong đó các khoản phải thu dài hạn là các khoản thu từ kí cược vỏ bình gas, nhưng chỉ có năm khoản này chưa thu hết và còn phải thu là 185.454 nghìn đồng còn năm 2007, 2008 đã thu hết được trong năm. + TSCĐ cũng có sự biến động lớn do công ty đã tiến hành mua sắm và xây dựng các công trình kho bãi nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh. Giá trị TSCĐ năm 2007 tăng 4,63%, năm 2008 tăng 29,7% so với năm 2007. Năm 2008 TSCĐ tăng nhiều là do tổ chức triển khai thi công cao ốc văn phòng tại 322 Điện Biên Phủ TP Hồ Chí Minh. Ngoài ra công ty cũng tiến hành đầu tư vào các công ty liên kết do đó các khoản đầu tư dài hạn khác cũng tăng lên. Về nguồn vốn từ năm 2006- 2008 cũng có nhiều biến động là do sự thay đổi của các yếu tố cấu thành nên nó: - Các khoản nợ phải trả của công ty giảm dần từ 341.836.515 nghìn đồng năm 2006 xuống 295.806.883 nghìn đồng năm 2007 và đến năm 2008 chỉ còn 236.716.146 nghìn đồng. Trong đó các khoản nợ ngắn hạn có chiều hướng giảm nhưng các khoản nợ dài hạn lại có sự biến động không đều: Năm 2007 giảm 21,92 so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 lại tăng 47,09% so với năm 2007. - Ngoài ra n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50. dcương so bo moi.doc
Tài liệu liên quan