MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP 3
I/Khái niệm, phân loại vốn trong doanh nghiệp: 3
1. Khái niệm vốn trong doanh nghiệp: 3
2. Vai trò của vốn: 3
3. Phân loại vốn: 3
II. Vốn cố định: 4
1. Khái niệm vốn cố định: 4
1.1. Khái niệm: 4
1.2. Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định: 4
1.3. Nguồn hình thành vốn cố định: 5
1.3.1. Nguồn vốn bên trong doanh nghiệp: 5
1.3.2. Nguồn vốn bên ngoài của doanh nghiệp: 7
1.4. Vai trò, tầm quan trọng của vốn cố định: 9
2. Quản lý vốn cố định: 10
2.1. Khái niệm: 10
2.2. Vai trò: 10
2.3. Mục tiêu: 11
2.4. Nội dung : 11
2.4.1. Hao mòn và khấu hao tài sản cố định: 11
2.4.2. Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định: 14
2.4.3. Bảo toàn và phát triển vốn cố định: 16
2.4.4. Sửa chữa tài sản cố định: 18
2.5. Hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp: 19
2.5.1. Hiệu quả kinh doanh: 20
2.5.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định: 21
2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn cố định trong doanh nghiệp: 22
2.6.1. Các nhân tố khách quan: 22
2.6.2. Các nhân tố chủ quan: 23
PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT HẠ TẦNG SỐ 68. 26
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68: 26
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68: 26
1.2:Nguồn nhân lực: 27
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý: 28
II. Thực trạng công tác quản lý vốn tại doanh nghiệp: 31
1. Thực trạng nội dung quản lý vốn tại công ty: 31
1.1. Tình hình thực hiện khấu hao tài sản cố định của công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68: 31
1.2.Tình hình lập kế hoạch khấu hao của công ty: 33
1.3. Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định của công ty: 33
1.4.Tình hình sửa chữa tài sản cố định của công ty: 34
2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68: 35
Chênh lệch 36
3. Đánh giá về công tác quản lý vốn cố định tại công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68: 39
3.1. Những mặt mạnh và ưu điểm trong công tác quản lý vốn cố định , tài sản cố định mà công ty đạt được: 39
3.2. Những tồn tại trong công tác quản lý vốn cố định, tài sản cố định của công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68: 39
4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác quản lý vốn cố định của công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68: 40
4.1. Các yếu tố khách quan: 40
4.2. Các nhân tố chủ quan: 41
PHẦN III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP 42
VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT HẠ TẦNG SỐ 68: 42
I.Định hướng hoàn thiện quản lý vốn cố định tại công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68: 42
1. Định hướng phát triển chung của công ty: 42
2. Định hướng hoàn thiện quản lý vốn cố định của công ty: 43
II. Một số giải pháp: 44
1. Tăng cường công tác mở rộng thị trường là giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định: 44
2. Tăng cường việc đầu tư đổi mới , bổ sung và tìm nguồn tài trợ cho TSCĐ 46
3. Cải tiến ph ương pháp khấu hao tài sản cố định: 47
4. Thanh lý bớt một số tài sản đã quá cũ hoặc không còn phù hợp với yêu cầu của quá trình kinh doanh: 47
5. Hoàn thiện công tác hạch toán kế toán: 49
6. Coi trọng công tác bồi dưỡng , đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao trình độ sử dụng và quản lý tài sản cố định: 51
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI CƠ QUAN CHỨC NĂNG. 53
1. Đối với Bộ chủ quản. 53
2. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước. 54
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4305 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác quản lý vốn cố định tại công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tương quan giữa kết quả thu được của phương án kinh doanh đó với chi phí bỏ ra khi thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của chủ thể. Hiệu quả tuyệt đối là hiệu số giữa kết quả nhận được và chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh doanh= Kết quả nhận được – chi phí bỏ ra
+ Hiệu quả tương đối: Đây là một chỉ tiêu so sánh , là căn cứ để đánh giá mức độ hiệu quả của các phương án kinh doanh có lợi nhất của chủ thể và được tính bằng tỷ lệ giữa kết quả nhận được và chi phí bỏ ra.
Hiệu quả kinh doanh =
Kết quả nhận được
Chi phí bỏ ra
Trong các chỉ tiêu tính toán hiệu quả kinh doanh kết quả đầu ra được đo bằng giá trị tổng sản lượng , tổng doanh thu , lợi nhuận. Còn các yếu tố đầu vào bao gồm nhiều loại như lao động, tư liệu lao động, đối tượng lao động…Một cách chung nhất , kết quả mà chủ thể nhận được theo hướng mục tiêu kinh doanh càng lớn hơn chi phí bỏ ra bao nhiêu thì càng có lợi bấy nhiêu.
2.5.2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
Như đã nói ở trên: tài sản cố định là hính thái vật chất của vốn cố định . Do đó khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định người ta thường xem xét thông qua hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Xuất phát từ việc coi tài sản cố định là một yếu tố đầu vào của doanh nghiệp ta sẽ tiến hành đánh giá bằng việc so sánh nó với các kết quả thu được trong chu kỳ kinh doanh.
Có những chỉ tiêu biểu đạt hiệu quả sử dụng tài sản cố định( vốn cố định) như sau:
* Chỉ tiêu 1: Sức sinh lợi của tài sản cố định
Công thức tính:
Sức sinh lợi của TSCĐ =
Lợi nhuận tronh năm
Nguyên giá TSCĐ sử dụng b/q năm
Ý nghĩa: chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ sử dụng trong năm đem lại mấy đồng lợi nhuận.
* Chỉ tiêu 2: Sức sản xuất của tài sản cố định.
Công thức tính:
Sức sản xuất của TSCĐ =
Tổng doanh thu năm
Nguyên giá TSCĐ sử dụng b/q năm
Ý nghĩa: chỉ tiêu này phản ánh một đồng giá trị bình quân TSCĐ bỏ ra kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng doanh thu.
* Chỉ tiêu 3: Suất hao phí của tài sản cố định:
Công thức tính:
Suất hao phí của TSCĐ =
Nguyên giá TSCĐ sử dụng b/q năm
Tổng doanh thu năm
Ý nghĩa : chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu thì cần bỏ vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng nguyên giá tài sản cố định.
* Chỉ tiêu 4: Hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Công thức tính:
Hiệu quả sử dụng VCĐ =
Tổng doanh thu hoặc Lợi nhuận năm
Vốn cố định bình quân trong năm
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho thấy để có một đồng doanh thu hoặc lợi nhuận trong năm doanh nghiệp phải bỏ vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng vốn cố định.
Sau khi đã tính được các chỉ tiêu nêu trên , người ta tiến hành so sánh chúng giữa các năm vơi nhau để thấy vốn cố định ( hoặc TSCĐ) sử dụng có hiệu quả hay không. Người ta cũng có thể so sánh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành , một lĩnh vực để xem xét khả năng cạnh tranh , tình trạng sử dụng và quản lý kinh doanh có hiệu quả hay không.
2.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn cố định trong doanh nghiệp:
2.6.1. Các nhân tố khách quan:
- Chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước: Trên cơ sở pháp luật kinh tế và hành lang cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động đó theo kế hoạch kinh tế vĩ mô. Với bất cứ một sự thay đổi nào trong chế độ chính sách hiện hành đều chi phối các mảng hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với vấn đề quản lý vốn cố định của doanh nghiệp thì các văn bản pháp luật về tài chính , kế toán thống kê, về quy chế đầu tư , gây ảnh hưởng lớn trong quá trình kinh doanh, nhất là các quy định về cơ chế giao vốn, đánh giá tài sản cố định , về trích khấu hao , tỷ lệ trích lập các quỹ , cũng như các văn bản về thuế vốn, khuyến khích nhập một số máy móc, thiết bị nhất định đều có thể làm tăng hay giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định.
- Tác động của thị trường: Tùy theo mỗi loại thị trường mà doanh nghiệp tham gia tác động đến hiệu quả sử dụng vốn cố định là phải phục vụ những gì mà thị trường cần căn cứ và nhu cầu hiện tại và tương lai. Sản phẩm cạnh tranh phải có chất lượng cao , giá thành hạ mà điều này chỉ xảy ra khi doanh nghiệp tích cực nâng cao hàm lượng công nghệ kỹ thuật của tài sản cố định.điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có kế hoạch đầu tư cải tạo, đầu tư mới tài sản cố định trước mắt cũng như lâu dài. Nhất là những doanh nghiệp hoạt động trong môi trường cạnh tranh cao , tốc độ thay đổi công nghệ nhanh như ngành kiến trúc, thiết kế, thi công xây dựng…
Bên cạnh đó, lãi suất tiền vay cũng là một nhân tố ảnh hưởng quan trọng. Lãi suất tiền vay ảnh hưởng đến chi phí đầu tư của doanh nghiệp . Sự thay đổi lãi suất sẽ kéo theo những biến đổi cơ bản của đầu tư mua sắm thiết bị, tài sản cố định.
- Các nhân tố khác: Các nhân tố này có thể được coi là nhân tố bất khả kháng như thiên tai , dịch họa có tác động trực tiếp lên hiệu quả sử dụng vốn cố định( tài sản cố định) của doanh nghiệp. Mức độ tổn hại về lâu dài hay tức thời là hoàn toàn không thể biết trước, do vậy công tác quản lý vốn cố định chỉ có thể đề phòng trước nhằm giảm nhẹ thiên tai mà thôi.
2.6.2. Các nhân tố chủ quan:
Đây là nhân tố chủ yếu quyết định đến hiệu quả sử dụng các tài sản cố định, vốn cố định và qua đó ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn cố định của doanh nghiệp. Nhân tố này gồm nhiều yếu tố cùng tác động trực tiếp đến kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh cả trước mắt cũng như lâu dài. Bởi vậy, việc xem xét đánh giá và ra quyết định đối với các yếu tố này là điều cực kỳ quan trọng. Thông thường người ta thường xem xét những yếu tố sau:
- Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Nhân tố này tạo ra điểm xuất phát cho doanh nghiệp cũng như định hướng cho nó trong suốt quá trình tồn tại . Với một ngành nghề kinh doanh đã được lựa chọn , chủ doanh nghiệp buộc phải giải quyết những vấn đề đầu tiên về tài chính gồm:
+ Cơ cấu vốn cố định của doanh nghiệp thế nào là hợp lý, khả năng tài chính của công ty ra sao.
+ Cơ cấu tài sản được đầu tư ra sao , mức độ hiện đại hóa nói chung so với các đối thủ cạnh tranh đến đâu.
+ Nguồn tài trợ cho những tài sản cố định đó được huy động từ đâu , có đảm bảo lâu dài cho sự hoạt động an toàn của doanh nghiệp hay không.
- Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất kinh doanh :
Các đặc điểm riêng về kỹ thuật sản xuất tác động liên tục tới một số chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định như hệ số đổi mới máy móc thiết bị , hệ số sử dụng về thời gian công suất … Nếu kỹ thuật sản xuất giản đơn , doanh nghiệp chỉ có điều kiện sử dụng máy móc , thiết bị nhưng lại luôn phải đối phó với các đối thủ cạnh tranh với các yêu cầu của khách hàng về vấn đề chất lượng. Do vậy , doanh nghiệp dễ dàng tăng được lợi nhuận trên vốn cố định nhưng khó giữ được chỉ tiêu này lâu dài . Nếu kỹ thuật sản xuất phức tạp , trình độ máy móc thiết bị cao. Doanh nghiệp có lợi thế lớn trong cạnh tranh , song đòi hỏi tay nghề công nhân cao có thể sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định.
- Trình độ tổ chức quản lý , tổ chức kinh doanh , hạch toán nội bộ doanh nghiệp:
Để có hiệu quả cao thì bộ máy tổ chức quản lý , tổ chức sản xuất phải gọn nhẹ , ăn khớp nhịp nhàng với nhau.
Với mỗi phương thức sản xuất và loại hình sản xuất sẽ có tác động khác nhau tới tiến độ sản xuất, phương pháp và quy trình vận hành máy móc , số bộ phận phục vụ sản xuất kinh doanh.
Mặt khác, đặc điểm của công ty hạch toán , kế toán nội bộ doanh nghiệp(luôn gắn bó với tính chất của tổ chức sản xuất và quản lý trong cùng doanh nghiệp ) sẽ có tác động không nhỏ. Công tác kế toán đã dùng những công cụ của mình (bảng biểu, khấu hao , thống kê, sổ cái…) để tính toán hiệu quả sử dụng vốn cố định và kế toán phải có nhiệm vụ phát hiện những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn và đề xuất những biện pháp giải quyết.
- Trình độ lao động, cơ chế khuyến khích và trách nhiệm vật chất trong doanh nghiệp.
Để phát huy được hết khả năng của dây chuyền công nghệ , máy móc thiết bị phục vụ sản xuất kinh doanh đòi hỏi trình độ quản lý và sử dụng máy móc thiết bị của công nhân cao.Song trình độ của lao động phải được đặt đúng chỗ , đúng lúc , tâm sinh lý …
Để sử dụng tiềm năng lao động có hiệu quả cao nhất doanh nghiệp phải có một cơ chế khuyến khích vật chất cũng như trách nhiệm một cách công bằng. Ngược lại , nếu cơ chế khuyến khích không công bằng, quy định trách nhiệm không rõ ràng dứt khoát sẽ cản trở mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
PHẦN II
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT HẠ TẦNG SỐ 68.
Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68:
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68:
Công ty Cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68 được thành lập theo quyết định 90 của Thủ Tướng Chính Phủ năm 1996. Từ khi mới thành lập, công ty đã tham gia đấu thầu thi công rất nhiều công trình lớn. Chất lượng công trình và tiến độ thi công luôn đảm bảo là tiêu chí hoạt động của Ban lãnh đạo và toàn thể Cán bộ công nhân viên của công ty ngay từ những ngày đầu mới thành lập. Điều đó mang lại uy tín với khách hàng và các đối tác, giúp cho Công ty Cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68 không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh.
Để đáp ứng nhu cầu xây dựng và cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế nước nhà, và từng bước trở thành Nhà thầu lớn trên thị trường xây dựng trong và ngoài nước. Công ty không ngừng mở rộng hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cấp thiết bị, đào tạo bổ sung đội ngũ kỹ thuật, thành lập các công ty thành viên.
Công ty Cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68 được thành lập ngày 09 tháng 02 năm 2006.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103017362 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 09 thàng 02 năm 2006.
Tên công ty: Công ty Cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68
Mã số thuế: 0102000111
Trụ sở giao dịch: số 160/175 đường Hồng Hà-phường Phúc Xá-Ba Đình-Hà Nội
Điện thoại: 04.37166556 Fax: 04.37166556
Vốn điều lệ: 20.000.000.000 ( hai mươi tỷ đồng)
1.2:Nguồn nhân lực:
Công ty Cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68 là tập hợp đông đảo đội ngũ cán bộ kỹ sư, cử nhân được đào tạo chuyên ngành trong nước, dày dặn kinh nghiệm trong tổ chức quản lý thi công các công trình xây dựng hay trực tiếp thi công , cùng với đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề,đủ sức thi công những công trình đòi hỏi quy trình công nghệ phức tạp và yêu cầu kỹ mỹ thuật cao.
Ngoài ra với đội ngũ kỹ sư hiện có, công ty có khả năng lập hồ sơ dự án ,thiết kế và tổng dự toán cho các loại công trình xây dựng với chất lượng cao.
Bảng 1: Cán bộ quản lý chuyên môn và kỹ thuật:
TT
Phân loại theo ngành nghề
Số lượng
Số năm kinh nghiệm
1
Kỹ sư xây dựng
5
3 ¸ 14 năm
2
Kiến trúc sư
2
4 ¸ 10 năm
3
Kỹ sư điện
2
5 ¸ 12 năm
4
Kỹ sư giao thông
2
5 ¸ 15 năm
5
Kỹ sư máy xây dựng
1
5 năm
6
Kỹ sư thông gió cấp nhiệt
1
5 ¸ 10 năm
7
Kỹ sư cấp thoát nước
2
4 ¸ 8 năm
8
Kỹ sư đo đạc
2
10 ¸ 14 năm
9
Cử nhân tài chính-kế toán
2
7 ¸ 14 năm
10
Cao đẳng+trung cấp các ngành
4
4 ¸ 8 năm
Tổng cộng
23
(nguồn:công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68)
Bảng 2: công nhân kỹ thuật:
TT
Phân loại theo nghành nghề
Số lượng
Bậc thợ
1
Công nhân vận hành máy xây dựng
3
2¸7/7
2
Công nhân lắp máy
3
2¸7/7
3
Công nhân điện
10
2¸7/7
4
Công nhân hàn
5
2¸7/7
5
Công nhân lắp đặt thiết bị cơ điện lạnh
6
2¸7/7
6
Công nhân nề
25
2¸7/7
7
Công nhân bê tông
10
2¸7/7
8
Công nhân sắt
15
2¸7/7
9
Công nhân cốp pha
15
2¸7/7
10
Công nhân mộc
10
2¸7/7
11
Công nhân trắc đạc
3
2¸7/7
12
Công nhân kỹ thuật khác
10
2¸7/7
13
Lái xe
2
2¸7/7
Tổng cộng
128
(nguồn:công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68)
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý:
Do các công trình có địa điểm thi công khác nhau nên lực lượng lao động của công ty tổ chức thành các đội sản xuất, mỗi đội phụ trách một công trình.
Trong mỗi đội lại tổ chức thành các tổ, nhóm thi công nhỏ để tạo điều kiện quản lý chặt chẽ về mặt kinh tế cũng như kỹ thuật cho từng đội thi công, từng tổ công trình. Qua đó cũng thuận lợi cho công ty ký kết hợp đồng và giao khoán cho từng đội thi công, còn bộ máy điều hành thì có thể quan sát xuống dưới được dễ dàng.
Công ty đã bố trí hợp lý mô hình tổ chức theo hình thức trực tuyến chức năng. Cụ thể được thể hiện ở sơ dồ dưới đây:
Sơ đồ 1:SƠ ĐỒ BỘ MÁY ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT HẠ TẦNG SỐ 68
Giám đốc
Công ty
Phó Giám đốc
Tài chính
Phó giám đốc
thi công
Phòng
Tổ chức
hành chính
Phòng
kế toán
Tài chính
Phòng
đầu tư
Phòng
kinh tế
kỹ thuật
Ban điều hành, các đội sản xuất
*) Chức năng của từng bộ phận:
Ban giám đốc: Gồm một Giám đốc và hai Phó giám đốc.
- Giám đốc công ty: Người lãnh đạo cao nhất có quyền quyết định, chỉ đạo mọi hoạt động của doanh nghiệp, chịu trách nhiêm mọi hoạt động và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phó giám đốc thi công: Có trách nhiệm chỉ đạo và kiểm tra việc tổ chức sản xuất của các đội, các xưởng và triển khai các dự án đầu tư. thiết kế kỹ thuật, quy trình công nghệ của các mặt hàng theo đúng hợp đồng.
- Phó giám đốc Tài chính: Chỉ đạo và hướng dẫn kiểm tra các đơn vị về mặt tài chính, luân chuyển và sử tiền cũng như hình thúc tài sản liên quan. Ngoài ra còn phải điều tra thị trường cuối kỳ báo cáo tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho Giám đốc.
- Phòng tổ chức – hành chính: Phòng có chuyên môn nghiệp vụ nghiên cứu thực hiện chức năng quản lý về tổ chức - lao động - tiền lương - thi đua - hành chính - quản trị - bảo vệ và thanh tra - pháp chế.
- Phòng tài chính – kế toán: Là phòng chuyên môn tham mưu , giúp việc cho giám đốc thực hiện chức năng quản lý về tài chính , kế toán trong công ty. Xây dựng kế hoạch, Theo dõi và quản lý tình hình sử dụng các nguồn vốn, phân tích hoạt động kinh tế phục vụ cho quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Tổ chức điều hành công tác kế toán, xây dựng thực hiện hồ sơ, sổ sách chứng từ kế toán, Xây dựng tổ chức hệ thống luân chuyển chứng từ kế toán phục vụ công tác hạch toán kế toán và thống kê của công ty. Kiểm tra, kiểm soát chứng từ kế toán đảm bảo các nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà Nước và công ty. Lập và gửi báo cáo tài chính theo đúng quy định của nhà nước.
- Phòng đầu tư: Thực hiện chức năng quản lý trong lĩnh vực đầu tư xây dựng các dự án và đầu tư tài chính của công ty.
- Phòng kinh tế - kỹ thuật: Phòng có chuyên môn nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật , kinh tế, kế hoạch, thị trường và vật tư.
* Ban điều hành, các đội thi công:
- Điều hành quản lý mọi hoạt động của các công trình bao gồm con người và tài sản.
- Trực tiếp thực hiện thi công các công trình xây dựng theo dự toán thiết kế kỹ thuật đã ký trong hợp đồng xây dựng, đảm báo chất lượng, tiến dộ thi công .
-Chịu trách nhiệm quản lý tài sản thiết bị, máy móc, dụng cụ thi công và các phương tiện phục vụ thi công.
- Chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp tình hình và tính kết quả thực hiện nhiệm vụ thi công xây lắp trên công trình để báo cáo về công ty.
- Thực hiện đúng các biện pháp về an toàn lao động.
II. Thực trạng công tác quản lý vốn tại doanh nghiệp:
Thực trạng nội dung quản lý vốn tại công ty:
Tình hình thực hiện khấu hao tài sản cố định của công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68:
Công ty đã căn cứ vào tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định để xác định thời gian sử dụng tài sản cố định. Đồng thời công ty đã đăng ký với nhà nước về thời gian sử dụng của từng loại tài sản cố định để căn cứ trích khấu hao.
Bảng 3: Bảng đăng ký khâu hao tài sản cố định của công ty
(đã đăng ký với nhà nước)
Loại tài sản cố định
Số năm sử dụng
Tỷ lệ khấu hao năm
1- Nhà cửa, vật kiến trúc
20
5%
2- Máy móc thiết bị
5
20%
3- Thiết bị dụng cụ quản lý
4
25%
4- Phương tiện vận tải
6
16,67%
(nguồn:công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68)
Hiện nay, công ty trích khấu hao theo phương pháp tuyến tính . Do vậy , tỷ lệ khấu hao và mức khấu hao của từng loại tài sản cố định hàng năm không thay đổi, chi phí khấu hao phân bổ vào giá thành sản xuất tương đối ổn định. Về việc tính toán đơn giản , dễ làm , giúp tổng hợp số liệu hao mòn lũy kế, tính toán giá trị còn lại của tài sản cố định kịp thời , chính xác , hỗ trợ cho công tác lập kế hoạch đổi mới tài sản cố định. Mức khấu hao tài sản cố định được xác định theo từng tháng, sau đó trên cơ sở máy hoạt động để xác định mức khấu hao phân bổ cho sản xuất. Việc xác định một cách chính xác số khấu hao lũy kế và giá trị còn lại của tài sản cố định để điều chỉnh cơ cấu tài sản cố định cũng như cơ cấu đầu tư ở từng điểm hợp lý. VÌ vậy , quản lý tốt cơ cấu khấu hao tài sản cố định cũng là một yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.
Bảng 4: Tình hình khấu hao tài sản cố định của công ty cổ phần xây lắp
và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68
(tính đến 0 giờ ngày 31/12/2009)
Đơn vị tính:triệu đồng
Nhóm TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Khấu hao luỹ kế
Giá trị còn lại
Số tiền
Số tiền
1- Nhà cửa vật kiến trúc
90
18
72
2- Máy móc thiết bị
140
112
28
3- Phơng tiện vận tải
129
86
43
4- Thiết bị dụng cụ quản lý
11
11
0
Cộng
370
227
143
(nguồn :công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68)
Tính đến cuối năm 2009 số khấu hao lũy kế đã lên tới 227 triệu đồng , chiếm 38,65% nguyên giá tài sản cố định.
Nhìn chung, tài sản cố định của công ty có hệ số hao mòn khá cao . Hầu hết tài sản cố định đều khấu hao trên 50%. Đặc biệt là thiết bị dụng cụ quản lý đã khấu hao hết, do vậy cần thanh lý và mua sắm thiết bị dụng cụ quản lý mới. Mặt khác, máy móc thiết bị đã khấu hao gần hết . Do vậy , cần có kế hoạch thanh lý và đầu tư mua sắm để đảm bảo an toàn cho người lao động đồng thời tăng cường công tác bảo quản sửa chữa để duy trì năng lực sản xuất.
1.2.Tình hình lập kế hoạch khấu hao của công ty:
Cứ mỗi tháng, mỗi quý mỗi năm công ty đều lập kế hoạch khấu hao cho từng loại tài sản. Tùy từng loại tài sản, từng tỷ lệ khấu hao theo quy định mà có những kế hoạch trích khấu hao khác nhau. Ban quản lý thường xuyên theo dõi biến động của giá cả, sự hao mòn của tài sản, nghiên cứu dự báo những ảnh hưởng của môi trường xung quanh tác động lên sự hao mòn của tài sản để từ đó đề ra các mục tiêu cụ thể cũng như những giải pháp nhằm hạn chế sự hao mòn cho tài sản cố định. Và lập kế hoạch khấu hao một cách chính xác phù hợp với điều kiện hoạt động của công ty.
1.3. Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định của công ty:
Bảo toàn và phát triển vốn cố định là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển vốn sản xuất kinh doanh . Hàng năm các doanh nghiệp nhà nước sau khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố hệ số điều chỉnh giá trị tài sản cố định của từng ngành kinh tế , kỹ thuật sẽ tiến hành điều chỉnh , tăng giá trị tài sản cố định, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn cố định. Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định của công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68 được trình bày ở bảng sau:
Bảng 5: Tình hình bảo toàn và phát triển vốn cố định của công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68:
Đơn vị tính:triệu đồng
Chỉ tiêu
Giá trị
(Nguyên giá)
Trong đó:
Ngân sách
Tự bổ sung
Vốn khác
1. Số VCĐ phải bảo toàn đầu năm.
280
93,7
99,8
86,5
2. Số VCĐ phải bảo toàn cuối năm.
370
93,7
99,8
176,5
3. Số VCĐ thực tế đã bảo toàn.
370
93,7
99,8
176,5
4. Chênh lệch số vốn đã bảo toàn và số vốn phải bảo toàn.
0
0
0
0
(nguồn: Phòng kế toán – tài chính công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68)
Trên cơ sở số liệu ở bảng 4 ta thấy trong năm 2008 công ty đã bảo toàn được vốn cố định. Theo tính toán tổng cố vốn cố định thực tế công ty đã bảo toàn là 370 triệu đồng đúng bằng số vốn phải bảo toàn cuối kyd. Trong đó các chỉ tiêu thành phần như VCĐ được ngân sách cấp , VCĐ tự bổ sung , VCĐ khác cũng được bảo toàn trong thực tế.
Trong thời gian tới công ty cần tiếp tục thực hiện tốt công tác bảo toàn và phát triển vốn . Phấn đấu phát triển vốn cố định, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng.
1.4.Tình hình sửa chữa tài sản cố định của công ty:
Vì công ty chuyên về xây lắp, xây dựng do vậy việc sử dụng tài sản cố định thường xảy ra các hư hỏng cần được sửa chữa. Nhất là các tài sản như máy móc thiết bị, nhà cửa kiến trúc là những tài sản lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động của công nhân, những người trực tiếp sử dụng tài sản cố định đó . Máy móc thiết bị, tài sản cố định nếu bị hư hỏng thì cần được sửa chữa nâng cấp ngay và thường xuyên được bảo trì ,bảo dưỡng để đảm bảo an toàn cho người lao động sử dụng nó. Do vậy cứ mỗi tháng tùy vào công tác dự báo những tài sản nào cần được sửa chữa công ty cũng đã có một khoản tiền được trích ra để dùng cho việc sửa chữa , bảo trì bảo dường tài sản cố định bị hư hỏng trong tháng đó. Các nhà quản lý cũng tùy từng loại tài sản cố định mà có kế hoạch dự báo cụ thể. Đối với những tài sản bị hư hỏng mà phát sinh chi phí nhỏ thì doanh nghiệp cũng đã tiến hành sửa chữa được một cách nhanh chóng để đảm bảo tiến độ làm việc cho người lao động, cho quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.
Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68:
Để thấy được hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty , chúng ta hãy xem xét hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty trong hai năm 2008-2009 qua bảng sau:
Bảng 6:Hiệu quả sử dụng vốn cố định ở công ty cổ phần xây lắp
và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68.
Đơn vị tính:triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Chênh lệch
Số tuyệt đối
%
1- Doanh thu thuần
233,74
484,851
251,111
51,79
2- Lợi nhuận trước thuế
89,7
163,189
73,489
45
3- Lợi nhuận sau thuế
69
125,530
56,53
45,03
4- Vốn cố định bình quân
140
175
35
20
5- Nguyên giá TSCĐ
280
370
90
24,32
6- Số khấu hao luỹ kế
170,25
227
56,75
25
7- Hiệu suất sử dụng vốn cố định (7) = (1) : (4)
1,67
2,77
1,1
41,2
8- Hàm lượng vốn cố định (8) = (4) : (1)
0,6
0,36
-0,24
66,67
9- Tỷ suất lợi nhuận(trước thuế) vốn cố định (9) = (2)/(4)
0,64
0,93
0,29
31,18
10- Tỷ suất lợi nhuận(sau thuế) vốn cố đinh
(10) = (3)/(4)
0,49
0,72
0,23
31,94
11 Hệ số hao mòn tài sản cố định (11 = (6) : (5)
0,608
0,614
0,006
0,977
12 Hiệu suất sử dụng TS cố định (12 = (1) : (5)
0,83
1,31
0,48
36,64
(nguồn: công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68)
Từ bảng 5 cho ta thấy vốn cố định bình quân năm 2009 tăng lên 20% so với năm 2008 và hiệu suất sử dụng vốn cố định cũng tăng lên 41,2%. Nếu năm 2008 để tạo ra một đồng doanh thu thuần cần 0,6 đồng vốn cố định thì năm 2009 con số này là 0,36. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định trước thuế năm 2009 tăng 31,18%, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định sau thuế tăng 31,94% so với năm 2008. Để đạt được điều này công ty đã phải nỗ lực sản xuất và hạn chế vay ngân hàng .
Năm 2009 nguyên giá tài sản cố định tăng 24,32% .Điều đó cho thấy công ty đã hết sức cố gắng trong việc đổi mới trang bị phương tiện làm việc nhằm nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản xuất.
Năm 2009 hiệu suất sử dụng tài sản cố định tăng 36,64% so với năm 2008.
*/ Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
=
Hiệu suất sử dụng VCĐ
Trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ
Nguyên giá TSCĐ trong kỳ
==1,67 (năm 2008)
Như vậy năm 2008 cứ 1 đồng VCĐ sẽ tạo ra 1,67 đồng doanh thu trong kỳ
Và năm 2009 cứ 1 đồng vốn cố định sẽ tạo ra 2,77 đồng doanh thu thuần trong kỳ.
*/ Hàm lượng VCĐ:
Hàm lượng vốn cố định =
1
Hiệu suất sử dụng VCĐ
== 0,6 (năm 2008)
Như vậy trong năm 2008 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần trong kỳ cần 0,6 đồng VCĐ. Còn ở năm 2009 để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần cần 0,36 đồng VCĐ.
*/ Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:
Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =
Lợi nhuận sau thuế
VCĐ bình quân
==0,49 (năm 2008)
Năm 2008 cứ 1 đồng VCĐ bình quân trong kỳ sẽ tạo ra 0,49 đồng lợi nhuận sau thuế.
Năm 2009 cứ 1 đồng VCĐ bình quân trong kỳ sẽ tạo ra 0,72 đồng lợi nhuận sau thuế.
*/ Hệ số hao mòn TSCĐ:
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá
Tổng NG – TSCĐ ở thời điểm đánh giá
==0,608 (năm 2008)
*/ Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuần trong kỳ
Nguyên giá TSCĐ trong kỳ
==0,83 (năm 2008)
Trong năm 2008 cứ 1 đồng NG -TSCĐ trong kỳ tham gia tạo ra 0,83 đồng doanh thu thuần.
Năm 2009 cứ 1 đồng NG – TSCĐ trong kỳ tham gia sẽ tạo ra 1,31 đồng doanh thu thuần.
Đánh giá về công tác quản lý vốn cố định tại công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 68:
Những mặt mạnh và ưu điểm trong công tác quản lý vốn cố định , tài sản cố định mà công ty đạt được:
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường thì đều yêu cầu sống còn là phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong đó cơ cấu vốn cố định đóng vai trò quan trọng trong tổng vốn kinh doanh . Xuất phát từ điều đó công ty cổ phần xây lắp và phát triển kỹ thuật hạ tầng số 6
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26750.doc