Chuyên đề Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN I: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ VIỆC LÀM 3

I, Lao động và nguồn lao động: 3

1, Lao động: 3

2, Nguồn nhân lực và nguồn lao động: 4

3, Vai trò của nguồn lao động đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội: 4

II, Việc làm và thất nghiệp: 6

1, Việc làm: 6

2, Tình trạng việc làm và thất nghiệp: 6

2.1, Việc làm đầy đủ: 6

2.2, Việc làm hợp lý và việc làm hiệu quả: 7

2.3, Thiếu việc làm: 7

2.4, Thất nghiệp: 7

3, Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề việc làm: 12

3.1, Số lượng chất lượng nguồn lao động và cơ cấu đào tạo: 12

3.2, Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng năng suất lao động 12

3.3, Sự ổn định kinh tế chính trị: 13

4.4. Sự di chuyển lao động: 13

3.5, Cơ chế, chính sách và các biện pháp phát triển kinh tế xã hội: 14

3.6, Hỗ trợ cộng đồng và dịch vụ việc làm: 14

3.7, Trợ giúp Quốc tế và giải quyết việc làm: 14

III, Ý nghĩa của vấn đề việc làm đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế xã hội: 15

1.Về mặt kinh tế: 15

2, Về mặt xã hội: 16

IV, Vai trò của nhà nước và xã hội trong lĩnh vực giải quyết việc làm: 17

V, Sự cần thiết khách quan của tạo việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Đan Phượng: 18

PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO MỞ VIỆC LÀM CỦA HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA. 20

I, Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Đan Phượng: 20

1, Đặc điểm về vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên của huyện: 20

2, Đặc điểm về kinh tế-xã hội, thành tựu đã đạt được và mục tiêu trong những năm tới: 20

II, Thực trạng lao động huyện Đan Phượng: 21

1, Về số lượng: 21

2, Về chất lượng: 24

III, Thực trạng về công tác tạo mở việc làm trong những năm gần đây: 27

1, Thực trạng: 27

2, Đánh giá công tác giải quyết và tạo mở việc làm của huyện Đan Phượng trong thời gian qua: 37

PHẦN III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 41

I, Mục tiêu đặt ra: 41

II. Một số giải pháp nhằm làm cho công tác giải quyết và tạo việc làm có hiệu quả hơn trong thời gian tới : 42

1,Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền địa phương: 42

2, Về phát triển cụm điểm công nghiệp – làng nghề: 42

3, Phát triển thưong mại - dịch vụ: 43

4, Về phát triển nông nghiệp, nông thôn: 43

5, Về đào tạo nghề: 44

6, Về giáo dục: 44

7, Về vay vốn, giải quyết việc làm: 45

8, Về hợp tác lao động nước ngoài: 45

9, Thực hiện cơ chế, chính sách đối với hộ nông dân giao đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi: 46

10, Huy động các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các công ty đóng trên địa bàn huyện hoạt động thuận lơi: 47

III, Một số kiến nghị: 47

1, Đối với các cơ quan quản lý của huyện Đan Phượng: 47

2, Đối với các cơ quan quản lý cấp trên: 48

KẾT LUẬN 49

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

 

 

docx50 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2291 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiếu việc làm càng cao thì vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực giải quyết và tạo việc làm sẽ càng lớn. Nhà nước có thể đưa ra nhiều chính sách và biên pháp khác nhau để giải quyết việc làm. Nhà nước tạo ra khuôn khổ pháp lý để giải phóng sức lao động, khuyến khích toàn dân tham gia vào phát triển sản xuất, tự tạo việc làm, khuyến khích các đơn vị kinh tế thu hút thêm nhiều lao động. Nhà nước sử dụng công cụ tài chính, phát huy vai trò của bộ máy Nhà nước, các đoàn thể xã hội để thực hiện các chính sách, biện pháp đưa ra như cho các đối tượng vay vốn với lãi suất thấp (hoặc ưu đãi), phát triển các dịch vụ việc làm và dạy nghề, tạo chỗ làm mới trong các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế…Kết quả giải quyết việc làm ở các quốc gia sẽ phụ thuộc rất lớn vào mức độ quan tâm của Nhàn nước cũng như các chính sách và biện pháp mà Nhà nước đã thực thi. Việc làm có mối quan hệ mật thiết tới chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Vì vậy, giải quyết việc làm không những là nhiệm vụ cuả Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mọi người lao động và toàn xã hội. Trong đó các tổ chức kinh tế xã hội, các đoàn thể quần chúng đóng vai trò tích cực trong việc hướng dẫn giúp đỡ người lao động trang bị kiến thức nghề nghiệp, tìm việc làm và tạo việc làm cho họ. Sự tham gia của các tổ chức, đoàn thể này sẽ góp phần quan trọng cùng với Nhà nước giải quyết có hiệu quả những vấn đề lao động, việc làm đang được đặt ra. Đối với Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định: Nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, do đó, Nhà nước và các đoàn thể xã hội cần phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong lĩnh vực giải quyết việc làm, một trong những vấn đề kinh tế xã hội cấp bách hiện nay. V, Sự cần thiết khách quan của tạo việc làm và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Đan Phượng: Sự phát triển kinh tế - xã hội phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác, quản lý và sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực của đất nước bao gồm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn, trình độ khoa học, kỹ thuật công nghệ và tiềm lực về con người hay nguồn nhân lực. Việc tạo việc làm nhằm khai thác có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên sẵn có trên địa bàn huyện, đồng thời, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp và các tệ nạn xã hội hiên đang có xu hướng gia tăng do hiện tượng thất nghiệp gây ra. Trong khoảng 8-10 năm trở lại đây, huyện Đan Phượng đang chuyển mình mạnh mẽ cùng hoà nhịp với quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá của đất nước. Cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế của huyện đang ngày càng được hiện đổi mới theo hướng hiện đại hoá, trong khi đó trình độ nguồn nhân lực của huyện lại chưa theo kịp được với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội. Để phục vụ cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá trên địa bàn huyện, có một diện tích lớn đất sản xuất nông nghiệp được chuyển thành khu công nghiệp, kéo theo nhiều lao động hoạt động trong lĩnh vực này lâm vào tình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm. Từ các nguyên nhân trên cho thấy công tác giải quyết việc làm và tạo việc làm cho người lao động huyện Đan Phượng là một yêu cầu cần thiết khách quan và đóng vâi trò hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TẠO MỞ VIỆC LÀM CỦA HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRONG NHỮNG NĂM VỪA QUA. I, Giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Đan Phượng: 1, Đặc điểm về vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên của huyện: Huyện Đan Phượng nằm về phía Tây Bắc tỉnh Hà Tây, phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Cách trung tâm tỉnh khoảng 20 km, là huyện đồng bằng có diện tích tự nhiên khoảng 76.82 km2; diện tích đất canh tác là 3.600 ha. Giáp với các huyện Phúc Thọ, Quốc Oai của tỉnh ở phía Tây, Vĩnh Phúc ở phía Bắc, Hà Nội và huyện Hoài Đức ở phía Đông. Với vị trí địa lý là cửa ngõ của thủ đô như vậy đã tạo cho huyện nhiều cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá hiện nay. 2, Đặc điểm về kinh tế-xã hội, thành tựu đã đạt được và mục tiêu trong những năm tới: Trong những năm vừa qua (từ năm 2002-2007) các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong huyện Đan Phượng đã quán triệt, vận dụng sáng tạo các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước để lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, tạo những bước tiến quan trọng, những khâu đột phá mang tính quyết định, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động; thu ngân sách khá và tăng dần hàng năm; giảm mạnh tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng được tăng cường, nhất là hệ thống đường giao thông nông thôn và các công trình phúc lợi công cộng, an ninh quốc phòng được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Cụ thể như sau: - Tổng sản phẩm GDP năm 2007 ước thực hiện 645 tỷ đồng bằng 116.85% so với năm 2006. - Tổng giá trị sản xuất ước thực hiện 1312 tỷ đồng bằng 112,33% năm 2006. Cơ cấu ngành: nông nghiệp thuỷ sản chiếm 21,4%; công nghiệp xây dựng chiếm 39,6% và dịch vụ chiếm 39% - Giá trị sản xuất bình quân 1 hecta canh tác đạt 52 triệu đồng. bình quân thu nhập đầu người năm 2007 là 7 triệu 610 nghìn đồng trên một người bằng 126,35% so với năm 2006. - Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn ước đạt 138 tỷ 115 triệu đồng tăng 149,2% so với năm 2006. Hiện nay trên địa bàn huyện có 19 khu công nghiệp vừa và nhỏ thu hút hơn 160 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài đang trong quá trình hoạt động và đầu tư cơ sở hạ tầng đi vào hoạt động Bên cạnh đó hệ thống điện đường trường trạm của huyện đang được đầu tư xây dựng tạo cở sở vật chất tốt nhất phục vụ cho phát triển kinh tế. Hiện nay huyện Đan Phượng đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế: hệ thống đường xá được mở rộng và hiện đại hoá, nhiều khu công nghiệp mới được thành lập ở các xã. Diện tích đất sản xuất nông nghiệp thu hẹp do bị thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, các công trình kinh tế xã hội. Bộ mặt của huyện hiện nay đang chuyển biến mạnh mẽ từng ngày theo hướng hiện đại hoá nhằm khai thác tốt hơn các nguồn tiềm năng của huyện: Đất đai, nguồn lao động, nguồn vốn đầu tư…Tuy nhiên, tốc độ tăng tưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm so với lợi thế về điều kiện tự nhiên và vị trí của huyện ven đô, tình trạng thiếu việc làm vẫn còn là vấn đề nan giải ở địa phương. II, Thực trạng lao động huyện Đan Phượng: 1, Về số lượng: Theo tổng điều tra dân số ngày 01/07/2007 toàn huyện Đan Phượng có 141.993 người với 31.966 hộ dân phân bố ở 15 xã và thị trấn.Là một huyện đồng bằng đất chật người đông, diện tích tự nhiên 76.57 km2, mật độ dân số trung bình 1854 người/1km2. Tỷ lệ tăng dân số hàng năm là 1.36%, chủ yếu là tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ tăng dân số cơ học chỉ chiếm một con số rất nhỏ không đáng kể, so với trung bình của cả nước là 1.3 % (năm 2007) là khá cao, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc gia tăng nguồn nhân lực trong những năm tới, đồng thời làm gia tăng sức ép về giải quyết việc làm cho các cơ quan quản lý nhà nước. Tính đến ngày 1/7/2007 dân số của huyện Đan Phượng là 141.993 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 77.085 người chiếm 56,7% so với tổng số dân của huyện trong đó lao động nữ là 41048 người chiếm tỷ lệ 53.25% so với tổng số lao động. Số người bước vào độ tuổi lao động hàng năm vào khoảng 2.115 người. Lực lượng lao động phân bổ trong các lĩnh vực gồm 63.485 người, trong đó: + Lao động nông nghiệp, thuỷ sản: 48.950 chiếm 77,1% + Lao động công nghiệp – xây dựng: 5.850 chiếm 9.2% + Lao động dịch vụ - thương mại: 5.855 chiếm 9,2% + Lao động hành chính sự nghiệp: 2.830 chiếm 4,5% + Lao động tại các xã không có việc làm: 4.500 + Số đến tuổi lao động nhưng đang học ở các trường: 6500. Sơ đồ thể hiện cơ cấu lao động theo ngành nghề Như vậy, lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ lệ lớn nguyên nhân là do Đan Phượng là một huyện thuần nông với sản xuất nông nghiệp là chủ yếu (Chiếm tới 45%), hiện nay đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu nên vẫn còn một số lượng lớn lao động vẫn còn hoạt động trong lĩnh vực này. Nó cũng đặt ra thách thức lớn về tạo việc làm và giải quyết việc làm cho số lượng lao động này khi huyện thu hẹp dần diện tích đất sản xuất nông nghiệp Theo cuộc tổng điều tra dân số và lao động việc làm do phòng Thống kê kết hợp với phòng Nội vụ - Lao động và Xã hội thực hiện và tổng kết kết quả vào tháng 7/2007 thì toàn huyện có khoảng 46.254 người trong độ tuổi lao động có độ tuổi từ 18-35 tuổi (chiếm 60%), còn lại có độ tuổi từ 35 – 60 tuổi chiếm khoảng 40%. Điều này cho thấy lực lượng lao động của huyện rất trẻ, năng động và có tiềm năng đóng góp công sức vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện là vô cùng to lớn. Lao động trẻ là một trong những điều kiện thuận lợi của huyện, vì chỉ có lực lượng lao động trẻ mới có điều kiện về tri thức và sức khoẻ cần thiết để nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại, khả năng thích ứng với cơ chế thị trường đầy biến động nếu được định hướng và quan tâm đúng mức của gia đình và các cơ quan quản lý Nhà nước. Bảng 1: Tốc độ tăng nguồn nhân lực của Đan Phượng giai đoạn từ năm 2002-2007 Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Nguồn nhân lực(Người) 50.982 54.367 58.589 65.848 72.105 77.085 Tốc độ tăng NNL (%) 1.18 1.07 1.08 1.12 1.1 1.07 (Nguồn:PhòngThống kê huyện Đan Phượng) Như vậy trong sáu năm qua nguồn nhân lực của huyện liên tục tăng và tăng với tốc độ khá ổn định trung bình khoảng 1.1%/ 1năm. Với quy mô nhân lực như hiện tại, cùng với tốc độ tăng của nguồn nhân lực cho thấy Đan Phượng là một huyện có quy mô nguồn nhân lực tương đối lớn. Do đó cần phải có chính sách ổn định dân số bằng cách giảm tỷ lệ sinh, thực hiện kế hoạch hoá gia đình để hạn chế tốc độ gia tăng nguồn nhân lực đảm bảo hoàn thành kế hoạch tăng trưởng kinh tế. 2, Về chất lượng: * Trình độ văn hóa: Trong những năm gần đây, do mức sống của người dân trong huyện được nâng cao nên sức khoẻ của nguồn nhân lực trong huyện cũng được cải thiện đáng kể. Năm 2007,theo báo cáo cuối năm của huyện uỷ huyên Đan Phượng tỷ lệ trẻ em bi suy dinh dưỡng là 15 % giảm 3% so với năm 2006, công tác tiêm chủng mở rộng được thực hiện tốt. Tạo ra nguồn nhân lực trong tương lai có nền tảng thể lực tốt, đáp ứng yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Nói chung Đan Phượng là huyện có mặt bằng trình độ văn hoá cao, tỷ lệ phổ cập giáo dục của đạt 96% (năm 2007). Lao động có trình độ cấp II, cấp III có xu hướng tăng lên cả về quy mô và tốc độ, năm 2000 tỷ lệ này là khoảng 70% con số này đã được tăng lên 84% năm 2007 (Theo báo cáo tổng hợp cuối năm 2007 của phòng Giáo dục huyện). Có được kết quả này là do Đảng uỷ và các cấp chính quyền và toàn xã hội đã có sự quan tâm đầu tư thích đáng cho công tác giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh phổ cập giáo dục các cấp, đặc biệt Đan Phượng là một trong những huyện đi đầu của tỉnh trong tỉnh về hoàn thành cong tác phổ cập giáo giục tiểu học của tỉnh. Điều này góp phần nâng cao dân trí, cải thiện chất lượng lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu kiến thức mới và nâng cao trình độ chuyên môn cho người lao động. * Trình độ chuyên môn: Hiện nay, hầu hết lao động của huyện làm việc trong các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, các làng nghề, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được đào tạo nghề dài hạn – làng nghề thuộc cấp độ II, hoặc được đào tạo nghề ngắn hạn – bán lành nghề thuộc cấp độ I, đến tháng 7-2007 số được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ 39.23% tổng số lao động; trong đó: - Trình độ đại học là 10.96% - Cao đẳng là 18.73% - Trung cấp chiếm 25.76% - Công nhân kỹ thuật, sơ cấp, chứng chỉ nghề chiếm 44.55% Sơ đồ thể hiện cơ cấu trình độ chuyên môn của lao động huyện Đan Phượng Nói chung chất lượng lao động của huyện như vậy là khá cao so với mặt bằng chung của cả nước, có thể tham gia lao động và đáp ứng được yêu cầu của người chủ sử dụng lao động. Đây là lợi thế rất lớn cho Đan Phượng có thể phát triền các ngành kinh tế một cách đa dạng, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững, đồng thời tạo đà nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong những năm tiếp theo.Tuy nhiên tỷ lệ hộ nông dân đã qua đào tạo thì lại thấp chỉ đạt 12.24%, bởi vậy công tác đào tạo cho người nông dân sau khi bị thu hồi đất hiện nay đang được huyện đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu. Tính đến tháng 12 năm 2007, trên huyện Đan Phượng, sau khi thực hiện các dự án đầu tư xây dựng các khu công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì nhu cầu lao động chuyển đổi nghề khi nhà nước thu hồi đất là: 29.4477 người (chủ yếu là các nghề may, dệt 3.311 người, dịch vụ 3.988 người, cơ khí 1.937 người, điện công nghiệp, dân dụng 1523 người…). nhu cầu đào tạo nghề hàng năm là khoảng 10000 người (chủ yếu là dệt may, điện và một số nghề khác…). Hơn nữa, do đặc điểm vị trí địa lý nằm gần thủ đô Hà Nội, ngoài những lao động đã có công việc tại các doanh nghiệp đóng trên địa bàn của huyện thì còn có một bộ phận lao động của huyện đã và đang có công việc tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ở Hà Nội, vì vậy họ có điều kiện được tiếp xúc với môi trường làm việc theo kiểu công nghiệp có áp lực cao, kỷ luật chặt chẽ. Tuy nhiên, giống như đặc điểm chung của lao động Việt Nam, vẫn còn một số lượng lao động không nhỏ của huyện vẫn còn tình trạng ý thức kỷ luật kém, thích làm thì làm không thích làm thì bỏ việc, không tích cực trang bị cho mình những kiến thức chung nhất về pháp luật lao động, nên đã gây ấn tượng không tốt cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ tiến hành thực hiện các dự án của mình trên địa bàn của huyện. *Một số đặc điểm khác: Về thu nhập bình quân hàng tháng: Thu nhập bình quân mà một lao động kiếm được vào khoảng 600.000-900.000 đồng/người. Mức thu nhập này vẫn còn thấp chưa đảm bảo được mức sống cho người lao động, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay giá cả của các mặt hàng tiêu dùng đang tăng nhanh do ảnh hưởng của sự biến động giá dầu trên thế giới. Lao động của huyện hoạt động chủ yếu là ở trong các làng nghề (nghề mộc, sản xuất gạch, thêu ren, sản xuất hương trầm…), buôn bán, một bộ phận khác làm việc trong các công ty trong các khu công nghiệp ( như công ty may, công ty dược phẩm..) Nhưng số này chiếm một tỷ lệ nhỏ vì hiện nay các khu công nghiệp đang trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản nên chưa có nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động. Mặt khác, là huyện cửa ngõ thành phố Hà Nội nên có một số lượng lớn lao động của huyện hàng ngày đổ về Thành phố để làm việc và buôn bán. Năm 2000 tỷ lệ lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế không có việc làm thường xuyên là 13% tương ứng với 6470 lao động, năm 2005 giảm xuống còn 7.5% tương ứng với 4197 lao động, tỷ lệ lao động thiếu việc làm hiện nay 2.48%. Tỷ lệ thời gian lao động khu vực nông thôn từ 64,5% năm 2000 tăng lên 83.6% năm 2005; thời gian nông nhàn giảm đi rõ rệt. III, Thực trạng về công tác tạo mở việc làm trong những năm gần đây: 1, Thực trạng: Trong giai đoạn từ năm 2002-2007, căn cứ vào thực trạng lao động trên địa bàn huyện, các cấp lãnh đạo mà cơ quan quản lý trực tiếp là phòng Nội vụ – Lao động và xã hội đã xây dựng chương trình việc làm, tích cực đưa vào thực hiện và thu được nhiều kết quả khả quan, làm giảm sức ép của xã hội về lao động việc làm, đem lại lợi ích cho người lao động, từng bước nâng cao đời sống cho đại đa số nhân dân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Trong năm năm từ 2002-2007, huyện Đan Phượng đã tích cực đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, sinh thái bền vững, duy trì tạo sự chuyển biến tích cực về cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp, tăng tỷ lệ lao động công nghiệp, dịch vụ, thương mại; hàng năm đã tổ chức giới thiệu việc làm mới cho các doanh nghiệp trên 1000 lao động trên địa bàn huyện và vùng lân cận với mức thu nhập ổn định từ 500.000- 800.000 đồng/người/tháng. Ngoài ra, cán bộ phòng còn tổ chức nghiên cứu, xây dựng các chương trình tạo mở việc làm mới thông qua các dự án, cụ thể như sau: * Xây dựng các dự án vay vốn, giải quyết và tạo việc làm: Nguồn vốn vay từ quỹ quốc gia giải quyết việc làm, từ Ngân hàng nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng chính sách xã hội, các quỹ tín dụng nhân dân; nguồn vốn vay từ các tổ chức đoàn thể đã phát huy hiệu quả trong việc hỗ trợ các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình sản xuất với số dư 230 tỷ đồng, giải quyết cho hơn 1 vạn hộ gia đình và nhiều tổ chức kinh tế vay vốn, tạo thêm việc làm tại chỗ cho 25.000 lao động/1 năm. Số tiền đươc vay người lao động sử dụng vào việc xây dựng kinh tế trang trại trồng cây nông nghiệp (nấm, mộc nhĩ…), cây ăn quả có giá trị như: bưởi Diễn,cam..., chăn nuôi các con giống cao sản (lợn siêu nạc, bò sữa, bò lai sin…) Một trong những nội dung của chương trình này là Dự án dạy nghề cho người nghèo, đối tượng được hướng đến là những người nghèo trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo nghề, người ở những địa phương chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp. Theo đó, người lao động được tham gia vào lớp học nghề của các cơ sở dạy nghề hoặc được dạy nghề gắn với tạo việc làm tại chỗ thông qua các doanh nghiệp, sau khi học nghề xong, người lao động được tiếp nhận vào làm việc ngay. Bằng chương trình này, năm 2007 huyện Đan phượng đã tổ chức đào tạo nghề được cho 280 người với mức kinh phí là 100 triệu đồng. Dự kiến trong năm 2008 huyên Đan Phượng sẽ phối hợp với các đoàn thể, doanh nghiệp để đào tạo cho khoảng 400 lao động thuộc diện đã nói ở trên với kinh phí khoảng 150 triệu đồng ở các nghề như: may công nghiệp, nghề tiện, lái xe, thêu ren… Bảng 3: Kết quả hoạt động cho vay vốn của huyện Năm Số dự án Số tiền cho vay (triệu) Số lao động được thu hút (người) 2003 35 1010 8065 2004 45 1355 8953 2005 48 1556 7883 2006 46 1650 6566 2007 50 1807 7443 (Nguồn: Báo cáo tổng hợp của ngân hàng chính sách huyện Đan Phượng) Dự án cho vay vốn từ ngồn quỹ quốc gia giải quyết việc làm không nhưng đã tạo mở thêm nhiều việc làm mới cho lao động của huyện mà còn góp phần quan trọng trong công tác xoá đói, giảm nghèo, khôi phục, giữ gìn và các ngành nghề truyền thống của huyện như: thêu ren, làm bánh kẹo, khảm trai, nghề mộc…đồng thời phát triển thêm nhiều ngành nghề mới. * Tạo thêm việc làm thông qua chương trình hợp tác lao động nước ngoài. Những năm về trước, việc tuyển lao động đi nước ngoài làm việc là do tự người dân liên hệ và tìm kiếm các công ty, tổ chức xuất khẩu lao động để đăng ký, điều đó dẫn đến tình trạng có nhiều người bị lừa đảo hoặc được đi ra nước ngoài làm việc nhưng phải chịu chi phí môi giới trung gian cao do gặp phải cò mồi, bị thiệt thòi nhiều quyền lợi. Trước tình hình đó, nhận thức được rằng việc tổ chức cho lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là hướng giải quyết việc là hiêụ quả bền vững đồng thời là nguồn bổ sung lao động có chất lượng cao cho địa phương và khu vực sau khi họ về nước; huyện đã tích cực tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác lao động nước ngoài. Cụ thể là phòng Lao động đã trực tiếp liên hệ với các công ty chuyên doanh xuất khẩu lao động có uy tín đưa lao động của huyện đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài với chi phí thấp mà đem lại thu nhập cao và ổn định như công ty SOVINACO (thuộc bộ Lao động Thương binh và Xã hội), Công ty hợp tác lao động nước ngoài, Công ty thương mại Hà Nội, Công ty xây lắp sản xuất vật liệu Bộ Quốc phòng… . Bình quân hàng năm, phòng đã phối hợp đưa được 205 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài dự kiến năm 2008 sẽ đưa được khoảng 450 người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Đối tượng lao động chủ yếu là người nông dân bị thu hồi đất, bộ đội xuất ngũ, thanh niên vừa ra trường chưa tìm kiếm được việc làm và các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khác. Về chi phí để được đi lao động nước ngoài, bên cạnh số tiền tự có của người lao động, huyện còn phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quỹ tín dụng xã và các tổ chức đoàn thể (Hội nông dân, hội Phụ nữ…) cho vay với lãi xuất thấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhiều người lao động có khả năng được ra nước ngoài làm việc. Để hỗ trợ về thông tin, huyện đã kết hợp với các công ty chuyên doanh về xuất khẩu lao động mở các cuộc họp tư vấn, tuyên truyền thông tin về xuất khẩu lao động. Ngành nghề chủ yếu mà lao động huyện Đan Phượng làm việc ở nước ngoài là: giúp việc gia đình, nghề mộc, công nhân may, công nhân chế biến thuỷ sản…ở các nước: Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc…Mặc dù được sự hỗ trợ lớn từ phía các cơ quan, đoàn thể của huyện nhưng số lượng lao động được ra nước ngoài làm việc như vậy là vẫn còn ít, chưa xứng đáng với tiềm năng lao động của huyện. Các nguyên nhân có thể đến như: + Giống như tình trạng chung của cả tỉnh Hà Tây, là một trong những tỉnh có số lao động làm việc bỏ trốn ra làm ngoài nhiều nhất cả nước, lao động của huyện bị mất uy tín với các nhà tuyển dụng nước ngoài, cho nên họ đòi hỏi các chế độ cam kết rất chặt chẽ như: Tăng tiền đặt cọc, hạn chế số lượng tuyển dụng … + Chất lượng lao động, trình độ tay nghề của huyện còn hạn chế do vậy phần lớn lao động của huyện ra nước ngoài làm công việc phổ thông, tiền lương thấp trong khi tiền đặt cọc và chi phí bỏ ra lại cao. + Kiến thức pháp luật và thông tin về công tác xuất khẩu lao động của người dân không được cập nhập thường xuyên và đầy đủ + Thị trường xuất khẩu lao động còn nhỏ chưa được quan tâm mở ộng. Tuy vậy nhưng xuất khẩu lao động cũng đã góp phần quan trọng vào việc giải quyết công ăn việc làm đáng kể cho người lao động và cần được chú ý phát triển hơn nữa trong thời gian tới. * Chương trình đào tạo nghề: Việc đào tạo nghề dài hạn luôn được các cấp uỷ, chính quyền và mỗi hộ gia đình quan tâm. Số lao động được đào tạo tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, các trường công nhân kỹ thuật trung bình đạt 630 người năm và tăng dần hàng năm. Bảng 4: Số lao động được đào tạo qua các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp: Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Số người 379 444 351 410 434 (Nguồn: Phòng Nội vụ Lao động và Xã hội huyện đan Phượng) Tính riêng số lao động được đào tạo nghề dài hạn có việc làm ổn định đạt trên 80%. Bên cạnh đó huyện còn tổ chức mở các lớp dạy nghề, mà kênh quan trọng nhất là phối hợp với các doanh nghiệp đầu tư vào huyện. Tính riêng 8 công ty có quy mô vừa, đã đào tạo cho 3185 lao động, trong đó các công ty: TNHH may Hà Đông, TNHH Tân Hoàng Long, TNHH Minh Phát, Dệt may Bắc Đô đã đào tạo 2015 công nhân may công nghiệp xuất khẩu. Công ty cổ phần ghạch Thạch Bàn II, Alpha đào tạo 560 công nhân sản xuất ghạch ngói. Công ty hoá dệt Hà Tây đào tạo được 650 công nhân sản xuất giày xuất khẩu, Công ty Nhật Hàn đào tạo 250 công nhân may thêu xuất khẩu. Hầu hết những lao động này đều là người địa phương và được tuyển dụng vào làm việc tại công ty. Với sự phối hợp giữa Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh, phòng Nội vụ - Lao động và Xã hội, phòng Công nghiệp Khoa học – Thương mại, Phòng hạ tầng kinh tế, Trạm khuyến huyện, các cơ sở sản xuất kinh doanh và UBND các xã - thị trấn đã tổ chức trên 50 lớp dạy nghề, với nhiều nghề khác nhau: - Dạy nghề may tại Phương Đình, Đan Phượng, Thọ Xuân, Thượng Mỗ, Tân Hội, Tân Lập…520 người. - Dạy nghề gò, hàn, nguội tại Tân Hội Tân Lập, Đồng Tháp, Thị trấn Phùng, Song Phượng 230 người - Dạy nghề xây dựng tại Tân Lập, Tân Hội 350 người. - Dạy nghề mộc dân dụng tại Liên Hà, Liên trung, Liên Hồng 370 người. -Dạy nghề thêu xuất khẩu tại Hạ Mỗ, Thượng Mỗ, Hồng Hà 95 người - Dạy nghề tết thảm bèo tây tại Thượng Mỗ, Đồng Tháp 90 người Số lao động được dạy nghề ngắn hạn tại các cơ sở trên 1600 người, bình quân 320 người/1 năm, tạo điều kiện thuận lợi cho lao động tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, hơn nữa vừa có thể đồng thời vừa làm nông nghiệp vừa có thể làm những công việc này vào những lúc nông nhàn. Mặt khác, công tác huấn luyện, thông tin chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp cho nông dân được chú ý, đã có trên 200 lớp tập huấn được tổ chức cho gần 2 vạn lượt nông dân, từ đó nhiều biện pháp kỹ thuật mới đã được áp dụng vào trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi. Góp phần tăng năng suất lao động, hiệu quả của cây trồng vật nuôi, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hoá. Trường Dân lập Bách nghệ Hà Tây có cơ sở tại huyện cũng đã tích cực tham gia đào tạo nghề cho lao động trong huyện và khu vực. Có 470 lao động (trong đó có 95% là người địa phương) đã và đang học nghề tại đây chủ yếu là nghề may công nghiệp, gò, hàn, điện dân dụng. Quân khu thủ đô mỗi năm dạy nghề cơ khí, điện tử, sửa chữa ô tô xe máy cho trên năm mươi quân nhân phục viên xuất ngũ. Phần lớn lao động của huyện sau khi tốt nghiệp các khoá học nghề do huyện tổ chức này đã được tuyển dụng vào l

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCông tác tạo việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện Đan Phượng – Hà Tây.docx
Tài liệu liên quan