MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: Thực trạng công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I 2
1.1. Tổng quan về Sở Giao Dịch I –Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam 2
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Sở Giao Dịch 2
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban tại Sở Giao Dịch I 2
1.1.3. Một số hoạt động chủ yếu tiến hành tại Sở Giao Dịch I trong thời gian vừa qua 14
1.2. Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án này tại Sở Giao Dịch I 17
1.2.1.Khái niệm và vai trò của các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước được thẩm định tại Sở Giao Dịch I 17
1.2.2. Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước 20
1.3. Thực trạng công tác tổ chức thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I 22
1.3.1. Quy trình và thời gian thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước 22
1.3.2. Phương pháp thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước 25
1.3.3. Nội dung công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước 29
1.3.4. Ví dụ minh hoạ công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I : Dự án đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Trung Sơn 46
1.4. Đánh giá công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước của Sở Giao Dịch I trong thời gian vừa qua 74
1.4.1. Đánh giá công tác thẩm định dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy xi măng Trung Sơn ” tại Sở Giao Dịch I 74
1.4.2. Đánh giá công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I 75
Chương II: Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I trong thời gian tới 87
2.1. Định hướng phát triển của Sở Giao Dịch I 87
2.1.1. Phương hướng phát triển của Sở Giao Dịch I 87
2.1.2. Định hướng đối với công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước 90
2.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I trong thời gian tới 90
2.2.1. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư 91
2.2.2. Hoàn thiện phương pháp thẩm định dự án đầu tư 93
2.2.3. Hoàn thiện nội dung thẩm định dự án đầu tư 95
2.2.4. Nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ thẩm định 97
2.2.5. Đảm bảo thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời cho công tác thẩm định 98
2.2.6. Tăng cường hoạt động hỗ trợ công tác thẩm định dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước 99
2.3. Một số kiến nghị của bản thân 100
2.3.1. Đối với Bộ Tài chính 100
2.3.2. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư 100
2.3.3. Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam 101
2.3.4. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung Ương 101
KẾT LUẬN 102
116 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1667 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước tại Sở Giao Dịch I –Ngân Hàng Phát Triển Việt Nam. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh. Vốn điều lệ theo đăng ký kinh doanh thay đổi lần 5 ngày 30/11/2007 là 500 tỷ đồng.
Công ty được phép kinh doanh: Xây dựng dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện cao thế, hạ thế đến 35KV, xây dựng hệ thống cấp thoát nước, sản xuất vật liệu xây dựng, du lịch sinh thái, thăm dò, khai thác….Người đại diện theo pháp luật của Công ty là Ông: Phùng Văn Đệ - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc.
U Năng lực và kinh nghiệm chuyên môn của lãnh đạo đơn vị:
Theo báo cáo về năng lực và uy tín của Chủ đầu tư ngày 06/08/2008.
* Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám Đốc
+ Họ tên: Phùng Văn Đệ
+ Năm sinh: 1965
+ Trình độ chuyên môn: Quản trị kinh doanh
+ Thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động là 18 năm
* Kế toán trưởng
+ Họ tên: Phùng Văn Phán
+ Năm sinh: 1965
+ Trình độ chuyên môn: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
+ Thời gian công tác và quản lý trong lĩnh vực đang hoạt động là 14 năm
Tổng số lao động đang làm việc tại Công ty là 258 người. Công ty hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần, có con dấu riêng.
Đầu tư xây dựng Nhà máy xi măng Trung Sơn là bước chuyển của Công ty sang lĩnh vực sản xuất xi măng theo đăng ký kinh doanh. Việc xây dựng, vận hành Nhà máy xi măng Trung Sơn cũng nhận được sự hợp tác, trợ giúp kỹ thuật từ bạn hàng; bản thân Công ty đã tham gia xây dựng một số hạng mục Nhà máy xi măng Hữu Nghị; nguyên vật liệu đầu vào sẵn có, sản phẩm đầu ra sẽ cung cấp cho chính các công trình xây dựng của Công ty và thị trường bên ngoài.
b. Năng lực tài chính và tình hình SXKD của Chủ đầu tư.
Căn cứ Báo cáo tài chính năm 2006 và năm 2007 của Chủ đầu tư đã được Công ty kiểm toán độc lập kiểm toán và cán cứ vào báo cáo tài chính quý II/2008 do Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh lập, tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh của Công ty như sau:
U Chỉ tiêu về tình hình tài chính
Bảng 1.5. Năng lực tài chính của Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh từ năm 2006 đến hết quý II năm 2008
STT
Các chỉ tiêu tài chính
Năm 2006
Năm 2007
Quý II/08
1
Khả năng thanh toán
1.1
Khả năng thanh toán tổng quát (Ktq)
1,264
1,996
2,901
1.2
Khả năng thanh toán ngắn hạn
0,76
1,09
1,88
1.3
Khả năng thanh toán nhanh (Knh)
0,05
0,01
0,07
2
Hệ số nợ
2.1
Hệ số nợ so với nguồn vốn CSH (Ncsh) %
379,30
102,06
53,33
2.2
Hệ số vốn chủ sở hữu (Vcsh)
0,208
0,49
0,65
3
Hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời
3.1
Hiệu quả sử dụng tài sản (DTts)
0,44
0,58
0,47
3.2
Vòng quay hàng tồn kho (V)
1,41
2,50
2,49
3.3
Kỳ thu tiền bình quân (N)
87
152
220
3.4
Tỷ suất lợi nhuận/Tổng vốn sử dụng (%)
0,40
4,9
4,85
3.5
Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (%)
1,82
13,02
8,07
3.6
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu (%)
0,9
8,47
10,26
4
Sức tăng trưởng
4.1
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu (%)
0,02
0,69
4.2
Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận (%)
0,51
14,85
Nguồn: Tính toán của Phòng Thẩm định -Sở Giao DịchI
U Nhận xét về các chỉ tiêu thể hiện trên Báo cáo tài chính năm 2006, 2007 và quý II/2008 như sau:
* Về hệ số khả năng thanh toán và tự tài trợ
+ Năm 2006 khả năng thanh toán tổng quát thấp so với chỉ tiêu so sánh của các doanh nghiệp cùng ngành. Nhưng năm 2007 và Quý II/2008 khả năng thanh toán tổng quát đã được cải thiện hơn so với năm 2006, phù hợp với chỉ tiêu so sánh của ngành.
+ Khả năng thanh toán ngắn hạn được cải thiện dần qua các năm và phù hợp với chỉ tiêu so sánh của các doanh nghiệp cùng ngành.
+ Khả năng thanh toán nhanh thấp và không đều qua các năm.
+ Hệ số nợ năm 2006 là 379,30% cao so với chỉ tiêu so sánh của các doanh nghiệp cùng ngành nhưng sang năm 2007 hệ số nợ là 102,06%, quý II/2008 là 53,33% thuộc các chỉ tiêu so sánh của ngành. Đây là do doanh nghiệp tăng vốn chủ sở hữu trong năm 2007 và 2008.
+ Hệ số vốn chủ sở hữu thấp nhưng được cải thiện dần qua các năm. Vốn chủ sở hữu tăng từ 46.001.110.859 đồng năm 2006 lên 151.561.154.416 đồng năm 2007 và 491.561.154.416 đồng trong 6 tháng đầu năm 2008 do Công ty thực hiện tăng vốn điều lệ nhằm tăng dần khả năng tự chủ về tài chính.
* Về hiệu quả sử dụng vốn và khả năng sinh lời
+ Hiệu quả sử dụng tài sản nhìn chung là thấp so với chỉ tiêu so sánh của ngành.
+ Năm 2006 vòng quay hàng tồn kho là 1,41 thấp so với chỉ tiêu so sánh của các doanh nghiệp cùng ngành. Tuy nhiên, năm 2007 và Quý II/2008 vòng quay hàng tồn kho phù hợp với chỉ tiêu so sánh của ngành. Chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động ngày càng hiệu quả.
+ Kỳ thu tiền bình quân tương đối cao và tăng qua các năm. Năm 2006 là 87, năm 2007 là 152 và Quý II/2008 là 220, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thấp, vòng quay các khoản phải thu chậm, còn ứ đọng vốn trong thanh toán.
+ Các tỷ suất lợi nhuận năm 2006 thấp so với chỉ tiêu chung của ngành, sang năm 2007 và Quý II/2008 tăng cao so với năm 2006 phù hợp với chỉ tiêu chung của ngành.
Các khoản phải thu của Công ty tăng là do Công ty sử dụng vốn lưu động hiệu quả chưa cao, tiến độ quyết toán các công trình nội bộ còn chậm, khách hàng nợ lớn, thời gian thu tiền còn chậm. Đây cũng là tình trạng chung của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng của Việt Nam.
* Về sức tăng trưởng
Tỷ lệ tăng trưởng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận nhanh. Năm 2006 doanh thu là 93 tỷ đồng, doanh thu năm 2007 là 157 tỷ đồng tăng 1,6 lần so với năm 2006; lợi nhuận năm 2006 là 604 triệu đồng, lợi nhuận năm 2007 là 9.581 triệu đồng tăng 15,8 lần so với năm 2006 nguyên nhân là do 23.882.919.000 đồng doanh thu năm 2007 nhưng chi phí hoạch toán vào năm 2006 và năm 2007 được bù tăng giá vật liệu. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế đến 31/12/2007 của Công ty là 6.812 triệu đồng và đến Quý II/2008 là 21.778 triệu đồng.
Đây là do Công ty đã chú trọng tăng vốn chủ sở hữu để cải thiện khả năng tự chủ về tài chính. Tuy nhiên Công ty cần chú ý tăng hiệu quả sử dụng tài sản bằng cách thu hồi nhanh các khoản công nợ, đẩy nhanh tiến độ quyết toán các công trình xây dựng nội bộ, đồng thời tăng khả năng thanh toán của Công ty.
c. Uy tín của Chủ đầu tư đối với các Tổ chức tín dụng và với Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
U Công ty không có quan hệ vay vốn với NHPT
U Đối với các tổ chức tín dụng khác: Hiện nay Công ty có quan hệ tín dụng với Ngân hàng NN&PTNT –Chi nhánh Sơn Tây và Công ty cho thuê tài chính –Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Dư nợ ngắn hạn đến ngày 30/06/2008 là 34.197.788.549 đồng, dư nợ dài hạn đến ngày 30/06/2008 là 16.358.418.237 đồng; không có nợ quá hạn.
1.3.4.4. Thẩm định dự án vay vốn
a. Kiểm tra các căn cứ pháp lý xây dựng dự án
U Quyết định số 108/2005/QĐ-TTg ngày 16/5/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
U Công văn số 535/TTg-CN ngày 06/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc cho phép đầu tư dự án Nhà máy xi măng Trung Sơn.
U Các văn bản có liên quan của các Bộ, ngành và của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, các Sở, Ban ngành tỉnh Hoà Bình.
Nhận xét: Dự án phù hợp với các quy định hiện hành. Các Bộ, ngành liên quan đã có ý kiến về dự án bằng văn bản, cơ bản nhất trí chủ trương đầu tư và các chỉ tiêu chủ yếu đã trình bày trong dự án.
b. Thẩm định sự cần thiết của dự án đầu tư
Hiện nay, theo tiến độ triển khai đầu tư các dự án xi măng, năm 2009 sẽ hoàn thành và đưa vào sản xuất 17 dự án với tổng công suất 19,43 triệu tấn; năm 2010 sẽ hoàn thành và đưa vào sản xuất 18 dự án với tổng công suất 13,96 triệu tấn. Trên cơ sở cân đối cung cầu chung của cả nước năm 2009 khả năng sản xuất trong nước sẽ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, không phải nhập khẩu clanhke; Năm 2010 nguồn cung trong nước sẽ cao hơn nhu cầu 4,7 triệu tấn; năm 2011 là 16,7 triệu tấn; năm 2015 là 17,6 triệu tấn. Trước tình hình đó, Bộ Xây Dựng đề nghị Ủy ban Nhân dân các tỉnh không đăng ký đầu tư thêm các dự án xi măng trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, nhằm phát huy hết công suất thiết kế các dự án xi măng đang triển khai đầu tư và nâng cao tính hiệu quả. Dự án nhà máy xi măng Trung Sơn đã nằm trong quy hoạch cần phải được đầu tư đảm bảo tiến độ nhằm thực hiện tốt Quy hoạch xi măng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Nhà máy xi măng Trung Sơn nằm tại tỉnh Hòa Bình thuộc vùng Tây Bắc của nước ta. Đặc biệt là Hà Nội hiện nay (đã sáp nhập cả tỉnh Hà Tây, 4 xã của tỉnh Hòa Bình và huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc) là thị trường lớn rất đáng quan tâm vì có vị trí liền kề với khu vực nhà máy và giao thông thuận lợi trên trục đường Q16 và đường Hồ Chí Minh. Quan trọng hơn khi Hà Nội đã được mở rộng, chắc chắn tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa và đầu tư cơ sở hạ tầng diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn tạo điều kiện cho thị trường tiêu thụ xi măng của dự án càng thêm thuận lợi. Tỉnh Hòa Bình hiện có 3 nhà máy xi măng với tổng công suất thiết kế 230.000 tấn/năm (Công ty xi măng Hòa Bình, Công ty xi măng Sông Đà, Công ty xi măng X18 Bộ Quốc Phòng). Sản phẩm của 3 nhà máy này tiêu thụ tốt ở trong tỉnh và các vùng lân cận cho thấy thị trường tiêu thụ xi măng trong tỉnh tương đối tốt. Bên cạnh đó, các nhà máy này đã đi vào hoạt động từ năm 1995 –1997, nhưng nhà máy xi măng Trung Sơn ra đời với công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm đảm báo sẽ tăng khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường.
Ngoài việc bán xi măng ra thị trường, với lợi thế là một nhà thầu xây dựng với sản lượng xây dựng cơ bản hàng năm tương đối lớn, một phần xi măng được chính Chủ đầu tư tiêu thụ cho các công trình mình thi công cũng đã là một thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của dự án.
Cuối cùng, việc đầu tư nhà máy xi măng Trung Sơn công suất 2.500 tấn clanhke/ngày phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
c. Thẩm định thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự án
U Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất
* Về nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu
Các nguyên vật liệu chính để sản xuất ra Clanhke và xi măng bao gồm: Đá vôi, đất sét, thạch cao và phụ gia.
+ Đá vôi: được khai thác tại mỏ đá vôi Lộc Môn, xã Trung Sơn, Lương Sơn, Hoà Bình nằm cạnh nhà máy. Chất lượng đá vôi ở đây đáp ứng yêu cầu cho sản xuất xi măng, thành phần CaO 51,16%, MgO là 1,74%. Tổng trữ lượng mỏ theo tính toán khoảng 271 triệu tấn, nếu đạt trữ lượng này nhà máy có thể hoạt động hàng trăm năm. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp giấy phép theo đó cho phép Chủ đầu tư tham dò đá vôi làm nguyên liệu xi măng với diện tích khu vực tham dò là 92,9ha.
+ Đất sét: được khai thác tại mỏ sét Phương Viên, xã Tân Thành, huyện Kim Bôi cách nhà máy khoảng 2km. Mỏ này có chất lượng tương đối đồng đều với hàm lượng SiO2 trung bình là 62,04%, Al2O3 là 18,79% đạt yêu cầu làm nguyên liệu cho sản xuất xi măng. Trữ lượng cấp triển vọng của toàn mỏ sét Phương Viên khoảng 11,3 triệu tấn đảm bảo cho nhà máy hoạt động trên 60 năm. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản cho phép Chủ đầu tư thăm dò đá sét làm nguyên liệu xi măng với diện tích tham dò là 39,8ha.
+ Quặng sắt: sử dụng quặng sắt Thái Nguyên làm nguyên liệu điều chỉnh.
+ Thạch cao: được nhập từ Trung Quốc cho sản xuất tại Lào Cai và được vận chuyển theo các tuyến: đường sắt Hà Nội –Lào Cai (300km); đường bộ Hà Nội –Nhà máy (68km).
+ Nhiên liệu cho sản xuất: tham cám được mua của Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam, xuống hàng tại Quảng Ninh, vận chuyển đường thuỷ đến cảng Tế Tiêu và vận chuyển bằng đường bộ theo Quốc lộ 21 về nhà máy.
+ Nguồn nước: lấy từ suối Lộc Môn nằm sát hàng rào nhà máy và đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hoà Bình thoả thuận cấp thoát nước dự án nhà máy xi măng Trung Sơn.
+ Nguồn điện: Nhà máy lấy điện từ tuyến cao thế 110 KV từ Hoà Bình đi Hà Đông, điểm đầu nối cách nhà máy khoảng 17km, phương án cấp điện cho nhà máy đã được Công ty điện lực Hoà Bình chấp thuận.
+ Các loại nhiên liệu, vật tư phụ tùng khác: được nhập khẩu hoặc mua trực tiếp từ thị trường nội địa.
Nhận xét: Sau khi tiến hành kiểm tra nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho dự án Phòng Thẩm định -Sở Giao Dịch I thấy rằng nguồn nguyên, nhiên liệu chính để sản xuất ra Clanhkevà xi măng đảm bảo chất lượng và số lượng. Tuy nhiên để đảm bảo cho dự án hoạt động ổn định lâu dài thì chủ đầu tư cần có thoả thuận/hợp đồng với các nhà cung cấp các nguồn nguyên liệu như quặng sắt, phụ gia xi măng…
* Về nguồn nhân lực
Chủ đầu tư chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư trong lĩnh vực sản xuất kinh nghiệm lớn như ngành xi măng. Để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình với hệ thống thiết bị và thiết kế công trình do nhà thầu nước ngoài cung cấp. Chủ đầu tư sẽ thuê chuyên gia nước ngoài của nhà cung cấp thiết bị thực hiện giám sát xây dựng, giám sát và hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành chạy thử hệ thống thiết bị của nhà máy, sau đó chuyển giao từng bước cho đội ngũ nhân viên của Nhà máy. Số lượng và loại hình chuyên gia nước ngoài thuê theo các công việc dự kiến như sau:
Bảng 1.6. Số lượng chuyên gia nước ngoài thuê theo các công việc dự kiến
THị TRƯờNG
Chuyên môn
Sô người
Thời gian (tháng)
1
Kỹ sư trưởng
1
3
2
Kỹ sư quá trình
3
3
3
Kỹ sư cơ khí
3
3
4
Kỹ sư điện
1
3
5
Kỹ sư tự động hoá
1
3
6
Kỹ sư hoá
1
3
7
Vận hành CCR
3
3
Nguồn: Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh
Nhu cầu và bố trí nhân lực trong điều kiện sản xuất ổn định dự kiến như sau:
Bảng 1.7. Nhu cầu nhân lực dự kiến phục vụ hoạt động sản xuất
Tên đơn vị
Nhân sự
Chuyên viên, kỹ sư chính
Chuyên viên, kỹ sư chính
Trung cấp, công nhân lành nghề
Công nhân, nhân viên
Tổng Cộng
Khối lãnh đạo
5
3
3
2
13
Khối sản xuất
48
130
120
66
364
Khối kinh doanh
6
24
5
5
40
Khối nghiệp vụ
8
38
12
10
68
Tổng cộng
67
195
140
83
485
Nguồn: Kế hoạch của Công ty Cổ phần tập đoàn Xây dựng và Du lịch Bình Minh
Nhận xét: Theo đánh giá của cán bộ Phòng Thẩm định dự án đã xây dựng khá chi tiết về cơ cấu tổ chức, cơ cấu lao động và các yêu cầu cần thiết để vận hành, quản lý nhà máy khi đi vào hoạt động. Tuy nhiên, dự án nhà máy xi măng Trung Sơn là một dự án xi măng đầu tư mới, có công nghệ và thiết bị hiện đại cũng như mức độ tự động hoá cao đòi hỏi Chủ đầu tư có kế hoạch cụ thể hơn nữa về đào tạo và sử dụng lao động như lựa chọn nhân sự, thời gian đào tạo… cũng như các phương án đảm bảo an toàn lao động cho người lao động. Đảm bảo sự gắn kết lâu dài giữa người lao động với nhà máy cũng như tăng hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của dự án.
U Khả năng và phương án tiêu thụ sản phẩm đầu ra của dự án
* Thị trường xi măng trong nước
+ Sản xuất: trong những năm qua loại xi măng chất lượng cao PCB40 được sử dụng tương đối phổ biến, tuy nhiên sản lượng sản xuất xi măng trong cả nước không đáp ứng đủ nhu cầu xây dựng ngày càng tăng do đó phải nhập khẩu xi măng để bù đắp phần thiếu hụt trong nước. Với đà phát triển như hiện nay, đến năm 2010 Việt Nam sẽ trở thành nước có công suất và sản lượng xi măng lớn nhất khu vực Đông Nam Á, ngành xi măng hoàn toàn có khả năng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Nhà máy xi măng Trung Sơn đã nằm trong quy hoạch, cần phải được đầu tư đảm bảo tiến độ nhằm thực hiện tốt quy hoạch xi măng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
+ Nhu cầu: theo dự báo nhu cầu xi măng trong giai đoạn 2005 -2020 như sau:(Đơn vị: triệu tấn)
Bảng 1.8. Dự báo nhu cầu xi măng giai đoạn 2005 -2020
Năm
Mức dao động
Mức trung bình
2005
27,5 – 30,5
29
2010
42,2 – 51,4
46,8
2015
59,5 – 65,6
62,5
2020
68 – 70
Nguồn: Tổng Công ty Xi măng Việt Nam
Dự báo cho thấy trong thời gian tới nhu cầu xi măng của thị trường Việt Nam rất lớn; giai đoạn 2005 – 2010 tốc độ tăng từ 10 – 15%/năm; giai đoạn 2011 – 2015 tốc độ tăng từ 8 – 10%/năm; giai đoạn 2015 – 2020 tốc độ tăng từ 2,5 – 3%/năm. Có thể khẳng định rằng mặc dù có những biến động nhất định về cân đối cung cầu xi măng trong nước trong thời gian tới. Tuy nhiên, thị trường xi măng trong nước hiện nay vẫn tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định. Các doanh nghiệp trong nước có cơ hội phát triển vì tiềm năng thị trường vẫn còn rất lớn.
* Thị trường xi măng trong khu vực dự án
Nhà máy xi măng Trung Sơn thuộc vùng Tây Bắc của nước ta. Vị trí địa lý, điều kiện giao thông vận tải trong khu vực tác động đến chi phí vận tải xi măng đi tiêu thụ nên có ý nghĩa lớn đến công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của Nhà máy.
Đặc biệt là Hà Nội (hiện nay đã sáp nhập cả tỉnh Hà Tây cũ, 4 xã của Hoà Bình và huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc) là thị trường lớn rất đáng quan tâm vì có vị trí liền kề với khu vực nhà máy. Khi Hà Nội được mở rộng, chắc chắn tốc độ công nghiệp hoá, đô thị hoá và đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ diễn ra nhanh hơn tạo điều kiện cho thị trường tiêu thụ xi măng của dự án càng thêm thuận lợi.
Nhà máy xi măng Trung Sơn ra đời với công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm đảm bảo sẽ tăng khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Khu vực Tây Bắc cũng là thị trường mà Nhà máy hướng đến nhằm tranh thủ lợi thế về vận tải cũng như các yếu tố về công nghệ sản xuất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, với lợi thế là một nhà thầu xây dựng với sản lượng xây dựng cơ bản hàng năm tương đối lớn, một phần xi măng được chính Chủ đầu tư tiêu thụ cho các công trình mình thi công cũng là một thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm của dự án.
* Kế hoạch tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm
Để có thể thâm nhập và phát triển riêng thị trường của mình, Chủ đầu tư cũng dự kiến kế hoạch tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở cân nhắc diễn biến về thị trường và điều kiện thực tế. Chủ đầu tư đưa ra kế hoạch tương đối cụ thể về giá cả; lưu thông phân phối; khuyến mại, quảng cáo; tư vấn tiêu dùng nhằm từng bước chiếm lĩnh và mở rộng thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh để đảm bảo hiệu quả của dự án.
+ Giá bán sản phẩm: thị trường tiêu thụ xi măng hiện nay đang giao động với giá bán xi măng ở các tỉnh phía Bắc từ 900.00 – 1.000.000 đồng/năm; tại các tỉnh phía Nam giá bán phổ biến là 1,2 – 1,5 triệu đồng/tấn. Giá bán sản phẩm dự kiến của dự án: giá xi măng bao PCB40 trước thuế GTGT là 810.000 đồng/tấn, sau thuế GTGT là 891.000 đồng/tấn; Giá xi măng rời PCB40 trước thuế GTGT là 720.000 đồng/tấn, sau thuế GTGT là 792.000 đồng/tấn. So với mặt bằng giá xi măng hiện nay thì giá bán sản phẩm hoàn toàn có lợi thế cạnh tranh so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.
d. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án
U Về địa điểm đầu tư
Dự án thực hiện tại xã Trung Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình. Diện tích đất sử dụng là 547.534,5m2, địa điểm thực hiện dự án nằm trên trục đường Hồ Chí Minh và đường quốc lộ 6, thuận lợi về việc cung cấp nguyên liệu chính để sản xuất, thuận lợi về giao thông đường bộ, gần thị trường tiêu thụ lớn là Hà Nội. Đồng thời, điều kiện mặt bằng này cũng đảm bảo cho khả năng có thể mở rộng trong tương lai khi có yêu cầu.
U Về quy mô, công suất
Nhà máy được xây dựng với công suất 2.500 tấn Clanhke/ngày, tương đương 910.000 tấn xi măng/năm. Đây là quy mô trung bình và phù hợp với nhu cầu thị trường xi măng trong nước trong những năm tới; phù hợp với năng lực sản xuất kinh doanh và tài chính của Chủ đầu tư.
Nhận xét: Với công suất lựa chọn nêu trên và với việc lựa chọn nguồn cung cấp thiết bị từ chế tạo tạo trong nước kết hợp với nhập khẩu thiết bị cần thiết từ nước ngoài góp phần làm giảm suất đầu tư của dự án.
U Về công nghệ, thiết bị
+ Về công nghệ: dự án lựa chọn công nghệ sản xuất xi măng tiên tiến đang được sử dụng phổ biến trên thế giới.
+ Về thiết bị: thiết bị của dự án dự kiến được nhập khẩu và mua sắm trong nước có mức độ tự động hoá cao đảm bảo sản xuất ổn định, đạt năng suất cao, chất lượng sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn. Để bảo đảm thiết bị trong nhà máy hoạt động đồng bộ ổn định với năng suất cao giảm tiêu hao năng lượng đồng thời có mức đầu tư hợp lý, việc lựa chọn cung ứng và xuất xứ thiết bị thông qua đấu thầu quốc tế.
Nhận xét: Chủ đầu tư cần làm rõ thêm về nguồn cung cấp của thiết bị cũng như xuất xứ thiết bị, đồng thời cần có sự tham gia của cơ quan chuyên môn về các thiết bị có liên quan.
U Về giải pháp xây dựng công trình
Mặt bằng xây dựng nhà máy bố trí trên khu đất là cùng ruộng canh tác của dân và vùng đồi thuộc xã Trung Sơn, đường Hồ Chí Minh phân khu vực xây dựng Nhà máy thành 2 khu. Đảm bảo được hướng tuyến vận tải, cự ly vận chuyển thuận lợi, khu hành chính được bố trí gần đường nối từ đường Hồ Chí Minh vào nhà máy đảm bảo yêu cầu quản lý cũng như thuận lợi cho giao dịch.
e. Thẩm định các yếu tố liên quan khác có ảnh hưởng đến dự án.
Theo phân tích trong thuyết minh dự án và các tài liệu hiện có, hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, khí hậu, thổ nhưỡng tại địa điểm thực hiện dự án tương đối thuận lợi cho việc triển khai dự án.
Về môi trường: Chủ đầu tư đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường, theo đó xây dựng chi tiết cụ thể và có cơ sở khoa học, các phương án xử lý có tính khả thi và theo các tiêu chuẩn quy định TCVN, phù hợp với điều kiện thực tế. Báo cáo cũng đã mô tả được hiện trạng môi trường tại khu vực triển khai dự án, xác định được các nguồn gây ô nhiễm; dự toán được những tác động tiêu cực đến môi trường và đã đề xuất được các phương án xử lý, giảm thiểu những tác động của dự án đến môi trường trong quá trình xây dựng dự án cũng như khi dự án đi vào hoạt động.
Về phòng cháy chữa cháy: Công an tỉnh Hoà Bình đã cấp Giấy chứng nhận số 32/GDN –PC23 ngày 19/72006 thoản thuận sơ bộ bước đầu bố trí mặt bằng về phòng cháy đối với công trình Nhà máy xi măng Trung Sơn.
Ngoài ra, yếu tố khác có liên quan như thực hiện Luật Di sản văn hoá cũng đã được Bộ Văn hoá – Thông tin thoả thuận địa điểm tham dò đá vôi, sét tại khu vực nguyên liệu và dự án.
Nhận xét: Sau khi tiến hành thẩm định cán bộ thẩm định thấy rằng nhìn chung các yếu tố khác có liên quan ảnh hưởng đến dự án đã được xem xét, tính toán đánh giá tương đối kỹ lưỡng và đã có các cơ quan có liên quan có ý kiến chính thức bằng văn bản.
f. Thẩm định khía cạnh tài chính của dự án
U Thẩm định tổng mức đầu tư dự án
* Tổng mức đầu tư dự án thời điểm năm 2006 được xác định:1.284.293,434 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn cố định: 1.194.293,434 triệu đồng
- Chi phí xây dựng: 414.012,258 triệu đồng
- Chi phí thiết bị: 519.207,756 triệu đồng
- Chi phí khác: 78.576,721 triệu đồng
- Dự phòng: 107.899,458 triệu đồng
- Lãi vay trong thời gian xây dựng: 74.597,213 triệu đồng
+ Vốn lưu động: 90.000,000 triệu đồng
* Tổng mức đầu tư được điều chỉnh lại theo báo cáo điều chỉnh dự án và quyết định số 108/QĐ –HĐQT ngày 08/8/2008 của Chủ tịch HĐQT Công ty về phê duyệt điều chỉnh dự án tổng mức đầu tư được xác định lại là: 1.446.868,958 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn cố định: 1.383.868,958 triệu đồng
- Chi phí xây dựng: 492.450,830 triệu đồng
- Chi phí thiết bị: 678.136,899 triệu đồng
- Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng: 8.837,801 triệu đồng
- Chi phí QLDA: 2.000,000 triệu đồng
- Chi phi tư vấn đầu tư: 15.780,156 triệu đồng
- Chi phí khác: 156.877,447 triệu đồng
- Dự phòng: 94.785,824 triệu đồng
+ Vốn lưu động: 63.000,000 triệu đồng
Dự án đã tính đầy đủ các khoản mục chi phí trong tổng mức đầu tư của dự án. Sau khi xem xét, tính toán lại, tổng mức đầu tư của dự án theo tính toán của Phòng thẩm định như sau (kèm theo phụ lục 01).
Tổng mức đầu tư của dự án: 1.477.253,894 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn cố định: 1.414.253,894 triệu đồng
- Chi phí xây dựng: 492.450,830 triệu đồng
- Chi phí thiết bị: 678.136,899 triệu đồng
- Chi phí đền bù, giải phóng mặt bằng: 8.837,801 triệu đồng
- Chi phí QLDA: 2.000,000 triệu đồng
- Chi phi tư vấn đầu tư: 15.780,156 triệu đồng
- Chi phí khác: 5.681,884 triệu đồng
- Dự phòng: 94.785,824 triệu đồng
- Lãi vay trong thời gian xây dựng: 116.580,500 triệu đồng
+ Vốn lưu động: 63.000,000 triệu đồng
Tổng mức đầu tư có thay đổi (tăng thêm 30.384,936 triệu đồng) là do tính toán lại lãi vay trong thời gian xây dựng trên cơ sở kế hoạch hoá nhu cầu sử dụng vốn theo quý.
U Thẩm định nguồn vốn tham gia đầu tư dự án
Trên cơ sở tổng mức đầu tư nêu trên và phù hợp với đề xuất của chủ đầu tư cũng như quy định hiện hành của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, xác định nguồn vốn tham gia đầu tư dự án như sau:
* Vốn vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam: tối đa 691 tỷ đồng tương đương 48,8% tổng mức đầu tư tài sản cố định của dự án là phù hợp với quy định hiện hành về số vốn cho vay tối đa với dự án nhóm B.
* Vốn vay NHTM: Sở Giao Dịch – Ngân hàng No&PTNTVN cam kết cho vay tối đa 35% tổng mức đầu tư của dự án (theo tính toán nêu trên thì số tiền vay tối đa là 513.000,000 triệu đồng bao gồm cả vốn lưu động). Vì vậy khả năng huy động nguồn vốn này là có thể thực hiện được.
* Vốn tự có: tối thiểu 273.253,894 triệu đồng, tương đương 19,3% tổng mức đầu tư vốn đầu tư tài sản cố định, phù hợp với quy định hiện hành. Theo kết quả phân tích tài chính và cam kết của Chủ đầu tư nguồn vốn này là có khả năng đảm bảo.
Như vậy, Chủ đầu tư có đủ nguồn vốn để thực hiện đầu tư xây dựng khi:
+ Chủ đầu tư đảm bảo đủ vốn tự có thực hiện đầu tư để hoàn thành dự án đúng tiến độ như những cam kết.
+ Ngân hàng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21339.doc